Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Nuôi tép nước ngọt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.22 KB, 4 trang )

Nuôi tép nước ngọt

Nước:Kinh nghiệm cho thấy các loại tép nước ngọt thích hợp với nước cứng, tép
Châu Á thích PH từ 6.8-8, nếu thấp hơn, chúng dễ bị Stress và chết.
Nuôi chung với tép?
Tất nhiên là ta có thể nuôi chung cá với tép, nhưng vấn đề là, nếu cá dữ và lớn, thì nó
sẽ ăn những con tép nhỏ, thậm chí với tép lớn, nếu không bị ăn, thì luôn có xu hướng
trốn biệt tăm. vậy thì tốt nhất, ta nên nuôi các loại tép nhỏ với những thứ cá nhỏ hiền
lành như heterandra Formosa, Barbus Jae, cá tetra nhỏ, hay những con đại loại như
vậy. Tép có kích thước lớn chút như Amano(Cridina Japonica) hoặc kha khá như loài
Macrobachium(giống tép xanh VN) thì có thể nuôi chung với những loại cá lớn hơn
một chút, như cá kiếm, platy. Ngược lại, những con Macrobachium lớn như loại đốm
đỏ, càng đỏ, bắt buộc phải nuôi riêng, vì nó có thể gắp bắt, và ăn cá dễ như bỡn! một
trong những thứ cá đứng đầu danh sách cấm nuôi chung với tép là những con cichlid!
Hừm..nói đi nói lại, thì tốt nhất là nuôi tép trong hồ riêng!
Nuôi nhiều loại tép chung với nhau:
Nghe có vẻ dễ, nhưng thật ra, nuôi tép chung với nhau cũng khó chả kém gì việc đắn
đo và lựa chọn khi nuôi chung với cá! đơn giản nhất, ta có thể nghĩ rằng: để tránh việc
con lớn ăn thịt con nhỏ, thì ta nên nuôi những loại tép nhỏ chung với nhau! thế
nhưng....gay go nhất là tép có thể lai với nhau! Phân loại của lũ tép không đơn giản, và
thường rất khó xác định, vì có khi hai con cùng loài, nhưng nhìn khác nhau rất nhiều!
Lấy ví dụ: con Red Cherry và con Blue pale Taiwan là cùng loài(Neocaridina
denticulata sinensis var. red and Neocaridina denticulata sinensis, respectively), có thể
lai với nhau, con tép Ong và con Crystal red cũng là cùng loài(Neocardina serrata and
Neocardina serrata var. crystal red), và cũng có thể lai với nhau! Thật không lường
trước được là bao nhiu con tép nhìn khác nhau như thế có thể lai với nhau...nhưng một
khi con lai của nó thể hiện là một loại có càng(long-arm) thì thật là tai hoạ! loại tép có
càng(Macrobrachium spp.) nhanh chóng sẽ trở thành sát thủ trong bể, và sẽ ăn không
thương tiếc những con tép nhỏ khác!
hình ảnh một số loại:
Blue pale Taiwan:


Bumble bee: red & black:
Crystal Red:
Bể nuôi tép:
Thật ra mình có thể nuôi tép trong bất cứ bể nào, và bể không đòi hỏi phải lớn, chỉ
khoảng 2,5 gallon là okie! nếu tép lớn hơn thì đòi hỏi bể lớn hơn một chút! khi set up,
nên chú ý, cần có nhiều lũa, cây bụi, và rêu cá đẻ!thế là đủ!
Cho ăn:
Thật ra, thức ăn của tép phụ thuộc rất nhiều vào loài của chúng. Ngay cả khi ngoài
thiên nhiên, bọn này là thứ ăn tạp! Vậy thì ta nên chú ý:với những con trong nhóm
Cảidina/Neocaridina, ta nên hạn chế tối đa cho ăn thức ăn có màu xanh(rêu, tảo..túm
lại là những món có màu xanh^"^), con Pearl(tép trân châu: Macrobrachium
luzifugum) là một con ăn thức ăn tầng đáy cực tốt, ta có thể cho nó ăn mồi sống, hoặc
flake thì lý tưởng hơn! Những con tép có càng dài thì ta cho ăn trùn huyết là tốt nhất!
loại Atya là những con ăn bằng cách lọc nước qua miệng, vì thế, cho nó ăn với những
thức ăn nhỏ lơ lửng trong nước. Dù sao..đây cũng không phải quy tắc, ta nên tập cho
chúng ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, càng ăn được nhiều loại thức ăn, tép càng khỏe
mạnh.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×