Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.54 KB, 17 trang )

THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY.
Qua nghiên cứu mô hình công ty chứng khoán ở một số nước trên Thế giới
có thể thấy sự thành lập, phát triển của các công ty chứng khoán gắn liền với
sự hình thành, phát triển của thị trường chứng khoán. Nó là một quá trình lâu
dài. Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán có nét đặc thù riêng, nó được hình
thành và phát triển theo định hướng của Nhà nước. Do vậy, quá trình thành
lập, hoạt động của các công ty chứng khoán cũng mang những đặc điểm riêng.
2.1. Quá trình thành lập các công ty chứng khoán.
2.1.1. Mục tiêu hoạt động của các công ty chứng khoán.
Trong 2-3 năm đầu, các công ty chứng khoán thuộc các ngân hàng chưa đặt
vấn đề nguồn thu lớn từ TTCK. Thị trường mới thành lập, quy mô nhỏ. Vì vậy,
mục tiêu trước mắt là tìm hiểu, thăm dò thị trường, tạo lập quan hệ khách
hàng, bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ và tích luỹ kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ
nhân viên. Trên cơ sở đó, xúc tiến, triển khai các phương án kinh doanh một
cách hoàn chỉnh. Để thực hiện điều này các công ty đã tiến hành một số biện
pháp như:
* Nắm bắt mọi động thái xu hướng phát triển, vận động của thị trường để
đánh giá và đúc rút những kinh nghiệm cần thiết ban đầu.
* Triển khai một số nghiệp vụ thí điểm có chọn lọc để tập dượt và đúc rút
những kinh nghiệm kinh doanh.
* Bảo toàn vốn tích cực.
* Xúc tiến các hoạt động quảng cáo, tiếp thị tạo lập quan hệ với khách hàng
tiền năng.
Trong thời gian đầu các công ty chứng khoán chuyên doanh vẫn chưa đặt
mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Trước mắt các công ty này tham gia thị
trường một cách thận trọng, lần lượt triển khai các nghiệp vụ với mục đích
làm quen với các hoạt động kinh doanh chứng khoán. Từ đó rút ra những kinh
nghiệm kinh doanh cần thiết ban đầu. Họ đặt mục tiêu bảo toàn vốn, cắt giảm
các chi phí không cần thiết, duy trì hoạt động động kinh doanh thật vững sau
đó mới mở rộng và phát triển thị trường.


2.1.2. Quá trình thành lập các công ty chứng khoán.
Ở Việt Nam, trong giai đoạn đầu phát triển TTCK, vì quy mô thị trường còn
nhỏ nên số lượng các công ty chứng khoán hiện nay còn ít. Điều này là phù hợp
nhằm giảm sự cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh chi phí ban đầu của các công
ty khi mới thành lập là rất lớn mà thu nhập còn nhỏ, chưa đủ khả năng bù đắp
chi phí. Ngoài ra, để đảm bảo nguyên tắc xây dựng thị trường chứng khoán
hiệu quả và an toàn ngay từ giai đoạn đầu, hiện nay chúng ta đã chọn ra các
công ty có quy mô lớn và chất lượng cao tham gia hoạt động kinh doanh
chứng khoán để giảm thiểu rủi ro. Khi thị trường đã phát triển hiệu quả, quy
mô và dung lượng thị trường đã lớn, số lượng công ty chứng khoán có thể sẽ
tăng lên để đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện nay có 07 công ty chứng khoán
đã thành lập và đi vào hoạt động.
Bảng 1: Danh sách các công ty chứng khoán.
Số
thứ
tự
Tên công ty
Vốn
ĐL (tỷ
VNĐ)
Các HĐ nghiệp
vụ
Số GP
HĐKDCK
Số NV
hành
nghề
01 CTCPCK Bảo
Việt
43

- Môi giới
- Tự doanh
- Quản lý DMĐT
- Bảo lãnh phát
hành
- Tư vấn đầu tư CK
01/GPHĐKD
26/11/1999
12
02 CTTNHHCK-
NHĐT và PT
Việt Nam
50 - Môi giới
- Tự doanh
- Quản lý DMĐT
- Bảo lãnh phát
hành
- Tư vấn đầu tư CK
02/GPHĐKD2
6/11/1999
08
03 CTCPCK- Sài
Gòn
06
- Môi giới
- Tư vấn đầu tư C K
03/GPHĐKD0
5/04/2000
08
04 CTCPCK-Đệ

Nhất
43
- Môi giới
- Tự doanh
- Quản lý DMĐT
- Bảo lãnh phát
hành
- Tư vấn đầu tư
CK
04/GPHĐKD0
8/04/2000
09
05 CTTNHHCK-
Thăng Long
09
- Môi giới
- Quản lý DMĐT
- Tư vấn đầu tư CK
05/GPHĐKD1
1/05/2000
07
06 CTTNHHCK-
ACB
43
- Môi giới
- Tự doanh
- Quản lý DMĐT
- Bảo lãnh phát
hành
- Tư vấn đầu tư CK

06/GPHĐKD2
9/06/2000
03
07
CTTNHHCK-
NHCTVN
55
- Môi giới
- Tự doanh
- Quản lý DMĐT
- Bảo lãnh phát
hành
- Tư vấn đầu tư CK
- Lưu ký chứng
khoán
07/GPHĐKD0
6/10/2000
20
2.2. Mô hình công ty chứng khoán ở Việt Nam.
Qua nghiên cứu mô hình công ty chứng khoán của các nước ta có thể nhận
thấy hầu như các thị trường từ các thị trường phát triển đến các thị trường
mới nổi đều cho phép các ngân hàng tham gia vào kinh doanh chứng khoán ở
mức độ và phạm vi khác nhau. Ngay cả những thị trường phát triển như Mỹ,
Nhật trước đây không cho phép các ngân hàng tham gia vào hoạt động chứng
khoán hiện đều có các quy định nới lỏng và có xu hướng chuyển dần từ mô
hình công ty chứng khoán chuyên doanh thuần tuý sang mô hình đa năng kiểu
Anh, tức là các ngân hàng được phép tham gia kinh doanh chứng khoán thông
qua các công ty con độc lập.
Ở Việt Nam hiện nay, ngành chứng khoán cũng như hoạt động kinh doanh
chứng khoán là hoàn toàn mới mẻ không những đối với dân chúng mà ngay cả

đối với các tổ chức kinh doanh ở nước ta. Việc tham gia của các tổ chức tín
dụng cụ thể là các ngân hàng thương mại vào kinh doanh chứng khoán trong
giai đoạn đầu của thị trường như hiện nay là hết sức cần thiết. Với đội ngũ cán
bộ đã được đào tạo và đã thông thạo việc kinh doanh các công cụ của thị
trường tiền tệ, có kinh nghiệm trong việc đánh giá các dự án đầu tư và với
mạng lưới hoạt động rộng rãi trên khắp cả nưóc, việc tham gia của các ngân
hàng sẽ góp phần phát triển thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Có thể nhận
thấy mô hình công ty chứng khoán ở Việt Nam hiện nay chính là sự kết hợp
giữa mô hình ngân hàng đa năng một phần và mô hình công ty chuyên doanh
chứng khoán. Chúng ta đã học tập và rút kinh nghiệm từ mô hình các nước và
hạn chế tiêu cực có thể phát sinh từ đó không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt
động của các công ty chứng khoán.
Các công ty chứng khoán với nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm nghề
nghiệp và bộ máy tổ chức thích hợp là người trung gian môi giới, mua bán,
bão lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư và thực hiện một số dịch vụ
khác cho cả người đầu tư và người phát hành trên thị trường chứng khoán.
Hoạt động của các công ty chứng khoán có ảnh hưởng lớn tới lợi ích của đông
đảo công chúng. Do đó, yêu cầu pháp lý đối với các công ty chứng khoán là rất
chặt chẽ.
2.3. Những quy định pháp lý đối với các công ty chứng khoán.
2.3.1. Hình thức pháp lý của các công ty chứng khoán.
Nghị định 48-1998-NĐ-CP ban hành ngày 11/07/1998 về chứng khoán và
TTCK quy định:
Công ty chứng khoán phải là các công ty cổ phần hoặc là công ty TNHH có
đủ các điều kiện:
* Có phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh
tế- xã hội.
* Có đủ cơ sở vật chất phục vụ cho việc kinh doanh chứng khoán.
* Có mức vốn pháp định theo từng loại hình kinh doanh:
+ Môi giới: 3 tỷ VNĐ.

+ Tự doanh: 12 tỷ VNĐ.
+ Quản lý danh mục đầu tư: 3 tỷ VNĐ.
+ Bảo lãnh phát hành: 22 tỷ VNĐ.
+ Tư vấn đầu tư chứng khoán: 3 tỷ VNĐ.
Công ty chứng khoán kinh doanh trên nhiều loại hình thì vốn pháp định là
tổng số vốn pháp định của từng loại hình kinh doanh đó.
* Giám đốc (Tổng giám đốc), các nhân viên kinh doanh (không kể nhân viên
kế toán, hành chính, thủ quỹ) của công ty chứng khoán phải có giấy phép hành
nghề kinh doanh chứng khoán do UBCKNN cấp.
Việc bắt buộc công ty chứng khoán phải là công ty cổ phần hoặc công ty
TNHH nhằm bảo vệ lợi ích khách hàng, tránh tình trạng thâu tóm, thao túng
doanh nghiệp phục vụ lợi ích của một số người. Ngoài ra, công ty cổ phần hay
công ty TNHH sẽ phải tuân thủ chế độ thông tin, báo cáo chặt chẽ hơn, cũng
như yêu cầu về quản lý phải cao hơn.
2.3.2. Sự tham gia kinh doanh chứng khoán của các tổ chức tín dụng,
công ty bảo hiểm và tổng công ty.
Các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, Tổng công ty muốn tham gia kinh
doanh chứng khoán phải thành lập công ty chứng khoán độc lập. Đây chính là
sự kết hợp giữa mô hình ngân hàng đa năng một phần và mô hình tự doanh
mà hiện nay đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Ngân hàng đa năng với
phạm vị kinh doanh rộng rãi do đa dạng hoá hoạt động kinh doanh có lợi thế
hơn hẳn so với các công ty chứng khoán đơn thuần trong việc san bằng chi phí
và phân tán rủi ro. Thu nhập của nó ổn định hơn và do đó các nguồn vốn của
nó cũng ổn định hơn. Vì vậy, các ngân hàng đa năng có khả năng chống đỡ cao
đối với những tiến triển không thuận lợi trên thị trường chứng khoán. Tuy
nhiên, mô hình đa năng cũng có những nhược điểm nhất định. Khi tham gia
vào hoạt động bão lãnh phát hành chứng khoán, các ngân hàng thương mại
phải đương đầu với mâu thuẫn lợi ích tiềm năng do sự lạm dụng trong kinh
doanh chứng khoán của họ. Có ngân hàng đứng ra bão lãnh các chứng khoán
mới phát hành đã bán các chứng khoán cho các quỹ tín thác do họ quản lý khi

họ không thể bán chúng cho người khác và các quỹ tín thác này thường xuyên
phải chịu lỗ khi các chứng khoán bán chậm hoặc chứng khoán không bán

×