Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thắng cảnh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.33 KB, 4 trang )


Đền Chiêu Trưng


Đền Chiêu Trưng còn gọi là đền Võ Mục, thuộc xã Kim Đôi nay là xã
Thạch Bàn, huyện Thạch Hà. Đền xây dựng trên núi Long Ngâm ngọn núi
cuối cùng của dãy Nam Giới, từ đất liền uốn lượn ra biển làm bức bình
phong án ngữ phía đông cửa Sót. Ngọn Long Ngâm hình núi như trán con
rồng chúi xuống biển sâu "Ai biết núi Nam Giới. Đá cũng hoá ra rồng" (thơ
Bùi Dương Lịch).
Lê Khôi, thuỵ là Võ Mục con ông Lê Trừ anh thứ hai của Lê Lợi, cha mẹ
mất sớm ở với chú Lê Lợi tham gia nghĩa quân Lam Sơn từ ngày đầu cho
đến lúc giải phóng hoàn toàn đất nước, có tên trong Hội Thề Lũng Nhai và
danh sách 35 công thần khởi nghĩa. Lê Khôi làm quan trải 3 triều (Lê Thái
Tổ, Thái Tông, Nhân Tông) lên tới chức: Khâm sai tiết chế thủy lục như
dinh, Hộ vệ thượng tướng quân.
Năm 1443 ông được phái vào làm Tổng trấn Hoan Châu thời gian này ông
chú trọng phát triển nông nghiệp đắp đập khai hoang lập làng. Năm 1446
phụng mệnh vua Nhân Tông, cầm quân đi đánh Chiêm Thành, trên đường
trở về ông bị bệnh nặng, đoàn chiến thuyền đến Cửa Sót dưới chân núi
Nam Giới thì ông mất. Triều đình làm quốc tang thi hài ông an táng tại
chóp núi Long Ngâm và cho lập đền thờ tại đó hàng năm quốc tế truy
phong. Năm 1487 được vua Lê Thánh Tông tặng phong “ Chiêu Trưng đại
vương”.
Đền Chiêu Trưng gồm 3 toà được xây dựng năm Đinh Mão (1477) một
năm sau khi ông mất, đến nay sau nhiều lần trùng tu song vẫn giữ được
dáng vẻ ban đầu. Từ chân núi leo lên các bậc đá hai bên cây cối cổ thụ
um tùm sừng sững hai cột nanh của đền. Qua cổng và vọng lâu vào đền
Hạ là nơi đón tiếp quan khách về tế lễ, đền Hạ thoáng rỗng, đền Trung có
treo bức hoành đề bốn chữ “ Vạn khoảnh ân ba” (sóng ân muôn dặm). Một
số nhà nghiên cứu cho rằng các đường nét khắc chạm ở trung điện đền


Chiêu Trưng in đậm phong cách nghệ thuật điêu khắc đầu thế kỷ XVII đến
nay vẫn còn bảo tồn được.
Hai bên trung điện là hai cửa nách thấp hẹp phải cúi đầu mới được đi lên
Thượng điện, giữa Thượng điện trên hương án sơn son thiếp vàng là bức
tượng Chiêu Trưng Lê Khôi bằng gỗ sơn son, nét chạm đẹp trang nghiêm
phúc hậu.
Hàng năm vào ngày 1, 2, 3 tháng 5 âm lịch là ngày giỗ và hội đền Chiêu
Trưng, trước ngày chính giỗ thường có trận mưa rào chiều hoặc tối mồng
1. Nhân dân trong vùng nói rằng đó là trận mưa “ tắm tượng” “ rửa đền”
đón khách thập phương về tế lễ. Sau tế lễ có rước kiệu đua thuyền trên
sông từ Mai Phụ đến Cửa Sót



Đèo Ngang

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá đá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
Bà Huyện Thanh Quan


Đèo Ngang ở trên núi Hoành Sơn được tách ra từ dãy Trường Sơn, cao
256m, dồn đuổi nhau từ Tây sang Đông, chạy dài ra tận biển, trở thành
biên giới tự nhiên của hai quốc gia Đại Việt và Chiêm Thành ngày xưa, và

nay là mốc địa giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Theo sử cũ thì
đường thông qua Đèo Ngang đã có 1000 năm nay từ thời vua Lê Đại
Hành (980 - 1005) nhưng phải đến 500 năm đầu thì Hoành Sơn - Đèo
Ngang mới được biết đến nhiều và trở thành điểm xung yếu chia cắt Đàng
Ngoài - Đàng Trong. Từ thời vua Lâm ấp đã xây luỹ Lâm ấp để chống giữ
quân Tấn thì đến thế kỷ XVII, quân Trịnh lại một lần nữa xây dựng một hệ
thống đôn luỹ ở đây, gọi là luỹ Đèo Ngang hay luỹ ông Ninh.
Kể từ khi Quang Trung Nguyễn Huệ thống nhất đất nước, Đèo Ngang là
cửa ngõ vào Nam ra Bắc. Với vẻ đẹp thiên nhiên tạo cùng với những sự
kiện bi hùng của hàng ngàn năm lịch sử, Đèo Ngang là thắng cảnh nổi
tiếng của miền Trung.
Năm 1833, vua Minh Mạng cho xây Hoành Sơn Quan (cửa Hoành Sơn) ở
đỉnh Đèo Ngang, cao hơn 4 m, hai bên có thành đăng dài hơn 30m, ở trên
cửa đắp nổi ba chữ Hoành Sơn Quan. Hai phía Hoành Sơn Quan đào núi
thành 1000 bậc. Nay Hoành Sơn Quan vẫn còn, không nguyên vẹn nhưng
vẫn uy nghi, phong trần nơi đầu núi góc biển.
Dưới chân đèo về phía Bắc vốn xưa là cửa biển Xích Mộ. Cửa biển nay
đã bị bồi lấp, nhưng bù lại, ngược lên phía Tây, cùng dưới chân đèo, mộ
hồ khá lớn đã được xây dựng, quanh năm đầy nước.
Ngược về phía Bắc đèo khoảng 3km là con Đèo Con, tuy thấp hơn nhưng
lại nằm sát ngay trên biển Đá Nhảy. Gọi vậy vì ở đây một bãi đá khá lớn từ
núi ăn lan ra biển, to nhỏ, nhấp nhô với rất nhiều hình dạng khác nhau.
Sóng biển đập vào bãi đá, ta cứ có cảm giác đá và sóng cùng nhảy, cùng
nô đùa với nhau để cùng nhau tận hưởng vẻ đẹp kỳ thú của rừng và biển.
Và hình như ít nơi có được, suốt từ Đèo Ngang ra tận Đèo Con là một bãi
thật đẹp, cát trắng mịn màng, trời cao, đèo cao và biển mênh mông…
Theo quốc lộ 1 A đến với Đèo Ngang, Đèo Con bạn sẽ được ngắm nhìn
non nước kỳ vĩ quê tôi và nghe kể chuyện một địa danh mà sử sách từ
hơn ngàn năm trước đã ghi.


Hồ Kẻ Gỗ


Kẻ Gỗ vốn là tên của một làng Việt cổ ở xã Mỹ Duệ, nay thuộc xã Cẩm Mỹ
huyện Cẩm Xuyên. Kẻ Gỗ xưa nằm dọc theo hai bờ sông Rào Cái (còn
gọi là sông Ngàn Mọ). Rào Cái là dòng sông hội tụ của hàng trăm khe suối
từ dãy Trường Sơn đổ về. Mùa nắng thì Rào Cái khô hạn, mùa mưa thì
chảy quá nhanh, quá mạnh, trở thành tai ương cho cả vùng phía Nam Hà
Tĩnh.
Từ những năm đầu thế kỉ XX, người Pháp đã nghĩ đến việc đắp đập chế
ngự dòng sông này nhưng chưa thực hiện được.Cho đến ngày 26/3/1976,
khi đất nước đã thống nhất, công trình hồ Kẻ Gỗ mới được khởi công và
sau 11 tháng 6 ngày, ngày 3/2/1977, công trình được bắt đầu đưa vào sử
dụng. Hồ Kẻ Gỗ có chiều dài 29 km, có diện tích lòng hồ hơn 30 km2,
chứa 345 triệu m
3
nước. Hồ nằm ở độ cao 8m và mực nước hồ đạt đến độ
cao 37m. Nước ở hồ Kẻ Gỗ theo hệ thống kênh mương có độ dài gần
1000 km tưới tiêu cho hàng vạn hécta ruộng đồng của Cẩm Xuyên, Thạch
Hà. Nguồn lợi kinh tế của hồ Kẻ Gỗ đem lại cho người nông dân nơi đây
vô cùng to lớn. Xưa đồng đất hạn hán một màu cát trắng, nay quanh năm
đủ nước để cấy trồng, muôn cây xanh tốt.
Hồ Kẻ Gỗ ra đời góp phần quan trọng cải tạo môi trường sinh thái, cảnh
quan thiên nhiên của cả một vùng rộng lớn, đã trở thành một khu bảo tồn
thiên nhiên có giá trị, một điểm du lịch sinh thái lý thú. Bao quanh hồ là
rừng núi, có 11.811 ha rừng tự nhiên, 261 ha rừng trồng. Rừng ở đây có
trên 40 họ, 300 loài thân gỗ và nhiều động vật quý hiếm như trĩ sao, vượn
đen, voi, gà lôi hồng tía, đặc biệt là gà lôi lam mào đen.
Khí hậu vùng Kẻ Gỗ quanh năm mát mẻ. Điều lý thú là từ trên du thuyền
bơi trên mặt hồ nước trong veo du khách có thể chiêm ngưỡng và tận

hưởng được cái đẹp, cái nên thơ của sự giao hoà của mênh mông nước
và bạt ngàn rừng. Những dòng nước trắng xoá thả mình từ núi xanh
xuống lòng hồ in rõ bóng trời mây. Và về đêm dưới ánh trăng sao, không
gian huyền bí càng huyền bí hơn bởi âm thanh của sóng nước, gió rừng
và tiếng gầm, tiếng hú, tiếng gọi đàn của muôn loài cầm thú hoà quyện
vào nhau… Kẻ Gỗ - hồ và rừng - như một cảnh tiên trong cõi thực…


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×