Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

De thi HK I Van12 so 33

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.04 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 THPT


Thời gian làm bài: 90 phút



---I- PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH :


Câu 1 (2 điểm): Anh (chị) hãy nêu những nét cơ bản về quan điểm sáng tác của
tác giả Hồ Chí Minh.


Câu 2 (3 điểm): Nhận xét về thực trạng giao thông của Việt nam, một người nước
ngồi đã nói một cách ngắn gọn: “ Tồi tệ và địa ngục”.


Hãy viết một đoạn văn không quá 15 câu để bày tỏ thái độ của anh (chị)
về nhận xét trên.


II- PHẦN RIÊNG :


Câu 3a (5 điểm) - Dành cho chương trình chuẩn :


Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau, trích trong bài thơ “Sóng “ của
Xn Quỳnh:


<i>Con sóng dưới lịng sâu</i>
<i>Con sóng trên mặt nước</i>
<i>Ơi con sóng nhớ bờ</i>


<i>Ngày đêm khơng ngủ được</i>
<i>Lịng em nhớ đến anh</i>
<i>Cả trong mơ còn thức </i>


Câu 3b (5 điểm) - Dành cho chương trình nâng cao :



Anh (chị) hãy phân tích những vẻ đẹp khác nhau của dịng sơng Hương
và đặt tên cho những vẻ đẹp ấy đã thể hiện qua bút kí “ Ai đã đặt tên cho dịng
<i>sơng ?” của Hồng Phủ Ngọc Tường . </i>




Hết


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>THI HỌC KỲ I</b>



<b>MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 THPT</b>




<b> Câu 1: Về quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh, nêu ngắn gọn được các ý sau: </b>


- Hồ Chí Minh xem văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ tốt cho sự nghiệp cách
mạng.


- Người ln coi trọng tính chân thật và tính dân tộc trong sáng tác văn học.
- Trước khi viết bao giờ Người cũng xác định đối tượng tiếp nhận (viết cho ai?)
và mục đích viết (Viết để làm gì?),để quyết định nội dung ( viết cái gì?) và hình thức
(viết như thế nào?) của tác phẩm.


<b>Biểu điểm: </b>


<b>- </b>Cho 2 điểm khi thí sinh nêu chính xác, ngắn gọn ba luận điểm cơ bản về quan
điểm sáng tác của Hồ Chí Minh. ( khơng cần dẫn chứng).


- Cho 1 điểm khi thí sinh nêu được hai luận điểm hoặc nêu được cả ba luận
điểm nhưng chưa đầy đủ.





<b>Câu 2: Viết đoạn văn bày tỏ thái độ trước một hiện tượng đời sống xã hội: viết</b>


đoạn văn nghị luận nhận xét về thực trạng giao thông Việt nam:


a) Mặt tích cực của ý kiến (lập luận đồng tình): Thực trạng giao thơng của
nước ta: Cơ sở vật chất (đường sá, phương tiện tham giao thơng chưa đảm bảo an
tồn...); Người tham gia giao thông thiếu ý thức, người điều khiển giao thông chưa
thật nghiêm minh. Vì thế, vấn đề giao thơng VN hiện nay là điều đáng quan ngại.
b) Mặt hạn chế của ý kiến (lập luận phản bác): Giao thông Việt nam cũng
khơng đến nỗi phải bi quan, có thể “tồi tệ” nhưng chưa đến mức “địa ngục“. Có người
nước ngồi đã nói: “Tơi có đi lại nhiều mới hiểu người Việt nam có cách đi của họ”.
Thực thế, người VN, ai cũng muốn an tồn cho mình và cho người khác khi giao
thơng : “Thượng lộ bình an”, “ đi đến nơi, về đến chốn”...


c) Hướng giải quyết: Trong lúc cơ sở vật chất và phương tiện giao thông chưa
cải thiện, điều có thể làm được là ý thức chấp hành luật giao thông của người tham gia
giao thông và sự nghiêm minh của người điều khiển giao thơng có thể chấn chỉnh, để
giảm thiểu tai nạn giao thông...


d) Về kỹ năng: Trình bày đoạn văn đủ ba thành phần, trong khoảng 15 câu
nhưng không quá dài hoặc quá ngắn hơn nhiều; lý lẽ, lập luận khúc chiết, có sức
thuyết và tỏ rõ được chính kiến.


<b>Biểu điểm:</b>


- Cho 3 điểm khi thí sinh về cơ bản viết được đoạn văn ba phần về nghị luận xã
hội đầy đủ các ý trên hoặc nêu ý (c) nhập trong (b), có ý thuyết phục (đồng tình hay
phản bác) và có thể nêu vài biểu hiện minh họa cho nhận xét.



- Cho 1- 2 điểm khi thí sinh đáp ứng nửa số yêu cầu trên. Hoặc cơ bản có đủ ý
nhưng cịn sơ lược.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>I- Yêu cầu chung</b>: Thí sinh nắm vững kỹ năng, phương pháp để làm bài văn
nghị luận văn học hoàn chỉnh. Cảm nhận được tâm trạng và cách bộc bạch tình yêu
cùng nghệ thuật diễn đạt của tác giả qua đoạn thơ.


<b>II. Yêu cầu cụ thể : </b>Bài viết cần đạt các nội dung và kỹ năng sau<b>:</b>


a) Giới thiệu đoạn thơ được trích trong Sóng - bài thơ tình u nổi tiếng của
Xn Quỳnh. Nêu bật được hình tượng của sóng biểu hiện cho <i><b>tình u và nỗi nhớ</b></i>


<i>qua đó nói lên khát vọng về tình yêu thủy chung, hạnh phúc, vững bền.</i>


b) Nỗi nhớ tình yêu thể hiện qua hình tượng sĩng: Mượn hình ảnh nhân
hĩa của sĩng để biểu hiện tình yêu nồng thắm, thuỷ chung, kín đáo, sâu sắc, ý nhị :
Có cả trên bề mặt, lẫn trong chiều sâu cõi lịng : “ Con sóng dưới lịng sâu, con
<i>sĩng trên mặt nước”. Có cả mức độ tha thiết, da diết: “nhớ bờ” ngày đêm khơng ngủ</i>
được.


c) Tình yêu bộc bạch trực tiếp một cách mạnh mẽ, bạo dạn nhưng vẫn đằm
thắm, dịu dàng, đầy nữ tính “ Lịng em nhớ đến anh”. Nó ẩn khuất cả trong ký ức,
tiềm thức “ trong mơ” và chất chứa trong ý thức “ cịn thức” .


d) Nhận xét chung: Ở đoạn thơ trước, tác giả muốn lý giải nguồn gốc tình
yêu: vì sao ta yêu nhau là điều bất khả giải. Ở đoạn thơ này, sự nhận chân tình yêu:
“Yêu là nhớ”, “yêu là tương tư” nhưng nỗi nhớ tình yêu rất khác biệt “ nhớ gì như nhớ
người yêu”, rất dịu dàng và cũng rất mãnh liệt, chi phối toàn bộ cuộc sống. Nỗi nhớ là
biểu hiện khát vọng về một tình yêu thủy chung, vững bền. Cách thể hiện nỗi nhớ tình


<i>yêu mới mẽ, ý nhị, sâu sắc và mang nét riêng của Xuân Quỳnh. </i>


e) Về kỹ năng phân tích đoạn thơ được thể hiện qua phát hiện hình ảnh, biện
pháp tu từ để lý giải, dẫn chứng. Đặc biệt là năng lực cảm thụ, rung cảm và giảng bình
nỗi nhớ về tình yêu.


<b>Biểu điểm:</b>


- 5 điểm : Bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên; có kỹ năng phân tích một
đoạn thơ sâu sắc, hệ thống thuyết phục và sáng tạo; văn viết mạch lạc, biểu cảm,
khơng mắc nhiều lỗi chính tả.


- 3- 4 điểm: Bài viết nắm được các yêu cầu đề, phân tích đầy đủ các biểu hiện
của vấn đề, tuy nhiên trình bày chưa thật sâu sắc, hệ thống; hành văn trơi chảy, có thể
cịn mắc một số lỗi chính tả.


- 2 điểm: Bài viết nêu được một số biểu hiện tuy chưa phải là cơ bản, chưa tạo
được hệ thống vấn đề. Hành văn còn vụng, chữ viết bài làm chưa sạch đẹp, có mắc lỗi
chính tả thơng thường.


- 1 điểm: Bài viết quá kém, sơ sài, kiến thức mơ hồ; văn lủng củng, chữ cẩu thả,
mắc nhiều lỗi dùng từ.


- 0 điểm: Bài viết nhìn chung khơng viết được gì, hoặc để giấy trắng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>I- Yêu cầu chung:</b> Thí sinh nắm vững kỹ năng, phương pháp để làm bài văn nghị
luận văn học hoàn chỉnh. Cảm nhận và phân tích vẻ đẹp của sơng Hương qua bút ký
và nghệ thuật miêu tả của nhà văn.


<b>II. Yêu cầu cụ thể : </b>Bài viết cần đạt các nội dung và kỹ năng sau<b>:</b>



a) Giới thiệu vẻ đẹp của sơng Hương và cách miêu tả của Hồng Phủ Ngọc
Tường qua bút ký “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” .


b) Vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên: Từ thượng nguồn có sức
sống mãnh liệt, hoang dại nhưng cũng đầy dịu dàng, say đắm. Chảy về đồng bằng
qua kinh thành Huế, Sơng Hương có vẻ đẹp đa chiều, đầy biến ảo, mang sắc màu triết
lí, cổ thi, trầm mặc. Chính vẻ đẹp của sơng Hương đã làm nên vẻ đẹp mê hồn, nên thơ
của miền đất kinh thành Huế.


c) Vẻ đẹp của sông Hương về văn hóa, thi ca: Dịng sơng Hương là dịng sơng
của thơ ca, nhạc, họa. Nhiều thi, nhạc phẩm viết về sông Hương. Sông Hương gắn
liền với âm nhạc cổ điển Huế.( Dẫn chứng).


d) Vẻ đẹp của sông Hương gắn với lịch sử: Cùng với những sự kiện thăng trầm
của đất nước, từ Linh Giang trong Dư địa chí, sơng Hương là điểm tựa, là vành đai
bảo vệ biên cương thời kỳ Đại Việt. Đến thế kỷ thứ 18, sông Hương gắn với tên tuổi
người anh hùng Nguyễn Huệ và nó đã sống hết lịch sử bi tráng của thế kỷ 19. Sông
Hương là chứng nhân lịch sử của Huế, của dân tộc đặc biệt là từ CM Tháng 8 đến nay.
e) Về kỹ năng phân tích tác phẩm văn xi thể loại bút ký được thể hiện qua
phát hiện phong cách miêu tả và cách sử dụng ngơn ngữ hình ảnh, biện pháp liên
tưởng của nhà văn để lý giải, dẫn chứng. Đặc biệt là năng lực cảm thụ, rung cảm và
giảng bình về vẻ đẹp của Sông Hương.


<b>Biểu điểm:</b>


- 5 điểm : Bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên; có vài sai sót nhỏ khơng
đáng kể, văn viết mạch lạc, biểu cảm.


- 3- 4 điểm: Bài viết đáp ứng tương đối các yêu cầu đề, phân tích đầy đủ các


biểu hiện của vấn đề tuy chưa thật sâu sắc và có hệ thống; hành văn trơi chảy.


- 2 điểm: Bài viết nêu được một số biểu hiện tuy chưa phải là cơ bản, chưa tạo
được hệ thống vấn đề. Hành văn còn vụng, chữ viết bài làm chưa sạch đẹp, có mắc lỗi
chính tả thơng thường.


- 1 điểm: Bài viết quá kém, sơ sài, kiến thức mơ hồ; văn lủng củng, chữ cẩu thả,
mắc nhiều lỗi dùng từ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×