Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cảnh giác với tiêu chảy cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.87 KB, 6 trang )

Cảnh giác với tiêu chảy cấp
Thức ăn đường phố mất vệ sinh là một nguyên nhân gây
bệnh tả.


Sau nhiều tháng im lặng, bệnh tiêu chảy cấp đã
xuất hiện trở lại tại Hà Nội sau ca bệnh dương
tính với phẩy khuẩn tả vừa được Cục Y tế dự
phòng và Môi trường - Bộ Y tế công bố. Các nhà
chuyên môn nhận định sự tái xuất hiện của bệnh
tả trong thời điểm thời tiết chuyển dần sang hè sẽ
có nhiều cơ hội phát tán nếu người dân không có
ý thức phòng bệnh hiệu quả.

Bệnh dễ lây truyền qua ăn uống không hợp vệ
sinh

Phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae) nhóm huyết thanh O1
bao gồm 2 týp sinh học cổ điển và El Tor, mỗi týp
sinh học gồm có các týp huyết thanh như Inaba,
Ogawa và Hikojima, nhưng Hikojima là týp huyết
thanh ít gặp.

Hình ảnh lâm sàng của bệnh tả do các týp gây ra
thường tương tự nhau vì chúng cùng tạo ra độc tố
ruột như nhau. Bên cạnh đó thì nhóm huyết thanh
O139 của Vibrio cholerae cũng làm xuất hiện một số
điểm dịch.

Hiện nay, týp sinh học El Tor là phổ biến ở các vụ
dịch tả trên thế giới. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, sự


tồn tại ổ chứa vi khuẩn tả trong môi trường của các
loài động vật thủy sinh và các động vật phù du sống
trong nước mặn và các vùng cửa sông. Đường lây
truyền bệnh qua ăn uống các thức ăn hoặc nước
uống có chứa vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt là ăn uống
những thức ăn chế biến từ hải sản có chứa vi khuẩn
tả mà không được nấu chín hay vệ sinh chế biến bảo
đảm chất lượng.

Những loài thủy sinh sống ở vùng cửa sông, ven biển
có khả năng tồn tại ổ chứa thiên nhiên của Vibrio
cholerae týp huyết thanh inaba. Bệnh sẽ trầm trọng
hơn và dễ bùng phát thành dịch nếu vi khuẩn gây
bệnh được phát tán ở nơi có điều kiện đời sống thấp.

Những người thiếu axít dịch vị có nguy cơ mắc bệnh
cao, trong khi trẻ đang bú mẹ thì được bảo vệ. Bệnh
tả thuộc thể nặng thường xảy ra nhiều hơn ở người
có nhóm máu O. Sau khi nhiễm khuẩn lâm sàng ban
đầu do Vibrio cholerae O1 týp sinh học cổ điển sẽ tạo
ra kháng thể với týp sinh học cổ điển và týp sinh học
El Tor, nhưng nếu nhiễm khuẩn lâm sàng ban đầu do
týp El Tor thì chỉ bảo vệ được týp này mà thôi. Những
nhiễm khuẩn ở chủng O1 không có khả năng bảo vệ
đối với chủng O139 và ngược lại.

Bệnh nhân có dương tính với vi khuẩn tả cũng là đối
tượng truyền bệnh nguy hiểm, kể cả khi đã bình phục
nhưng vi khuẩn còn tồn tại trong phân của người
bệnh vài ngày, thậm chí là vài tháng sau đó. Do đó,

bệnh rất dễ lây nếu không có cách phòng hiệu quả.

Theo kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ
Trung ương, vi khuẩn tả hiện nay ở nước ta vẫn
thuộc týp huyết thanh tả Ogawa, một týp cổ điển.

Phòng bệnh là biện pháp tốt nhất
Đối với người bệnh tả cần tiến hành tẩy sát khuẩn
phân, chất nôn, quần áo và đồ dùng cá nhân bằng
nhiệt độ cao, các chất diệt khuẩn đặc hiệu. Địa bàn
xảy ra dịch cũng cần được làm sạch môi trường bằng
thuốc diệt khuẩn. Những người từng ăn uống, tiếp
xúc với bệnh nhân cần được theo dõi sức khỏe. Điều
tra nguồn nước, nguồn thức ăn mà người bệnh sử
dụng trước khi phát bệnh để loại trừ triệt để nguồn
bệnh.

Trong điều trị phải bù dịch ngay số lượng đầy đủ các
dung dịch điện giải để điều chỉnh lượng nước mất, sự
toan hóa máu và hạ đường huyết. Những bệnh nhân
nhẹ có thể bổ sung lượng dịch bằng đường uống. Đi
liền với biện pháp bù dịch nhanh chóng là bệnh nhân
cần được sử dụng kháng sinh.

Tuy nhiên, khi dịch bệnh xảy ra không nên dùng
kháng sinh rộng rãi cho toàn thể cộng đồng nơi xảy ra
dịch mà chỉ dùng cho người bệnh và tùy theo từng

×