Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY CƠ KHÍTRẦN HƯNG ĐẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.56 KB, 16 trang )

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY CƠ KHÍTRẦN HƯNG ĐẠO.
Tên gọi: Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo
Tên giao dịch quốc tế: Mechannical Company
Tên giao dịch: Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo
Điện thoại: 04.9762737 – 04.9762736
Fax: 04.762172
Địa điểm:114 Mai Hắc Đế – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Tính đến thời điểm hiên nay công ty có:
- Tổng số nhân viên: 588
Trong đó: số công nhân gián tiếp 261
số công nhân trực tiếp là 327.
- Tổng số vốn hiện nay là 16 194 241 000
Trong đó: vốn nhà nước cấp: 13 601 580 802
vốn tự bổ sung: 2 592 660 802
- Lương bình quân công nhân là 480.000 đ/công nhân.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo thuộc tổng công ty Máy động lực và máy
Nông nghiệp - Bộ Công nghiệp. Được thành lập ngày 19 tháng 4 năm 1947 tại xã
Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang và do cố chủ tịch nước Nguyễn
Lương Bằng trực tiếp chỉ đạo. Năm 1957, nhà máy chuyển về 114 Mai Hắc Đế –
Hà Nội hiện nay.
Năm 1960 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và những
năm tiếp theo, do nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, Nhà máy chuyển sang sản
xuất động cơ Điêzen 20HP và phụ tùng ô tô. Động cơ D20 với số lượng hàng ngàn
chiếc đã cung cấp cho nông dân miền Bắc máy bơm nước chống hạn, chống úng,
lắp máy xay sát gạo và máy nghiền thức ăn gia súc…
Từ năm 1970 đến nay, sản phẩm chủ yếu của công ty là động cơ Điêzen
12HP, 15HP và các lại hộp số thủy D9_D12_D15. Năm sản xuất cao nhất đạt gần
5.000 động cơ/năm và hàng chục tấn phụ tùng. Sản phẩm động cơ Điêzen và hộp
số thuỷ hàng năm được cải tiến, nâng cao chất lượng, mở rộng tính năng và được
tiêu thụ rộng rãi trong cả nước. Ngoài ra, công ty đã sử dụng hàng loạt bơm cao áp,


kim phun là những sản phẩm siêu chính xác để lắp vào động cơ Điêzen. Đồng thời
công ty cũng đã sản xuất thành công các loại động cơ Điêzen 6HP, 48HP, 80HP và
120HP.
Từ khi đất nước bước vào đổi mới ( từ năm 1986 đến nay ), Đảng và Nhà
nước ta chủ trương nền kinh tế quản lý hành chính tập trung quan liêu bao cấp sang
cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa
với nền kinh tế mở cửa với nhiều thành phần kinh tế.
Công ty được thành lập tại quyết định số 324 – QĐ/TCNSĐT ngày
27/5/1993 của Bộ công nghiệp nặng ( nay là Bộ công nghiệp ). Để phù hợp với cơ
chế thị trường gắn liền với sản xuất kinh doanh, từ tháng 10/1995 Nhà máy được
đổi tên thành Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo.
Đó là bối cảnh khó khăn của ngành cơ khí nói chung và Công ty cơ khí Trần
Hưng đạo nói riêng của thời kỳ đầu bước vào cơ chế thị trường. Đầu năm 1998,
Chính phủ ra quyết định số 29/1998/QĐ - TTG ngày 9/2/1998 về giải pháp hỗ trợ
phát triển một số lĩnh vực thuộc ngày cơ khí. Dự án đầu tư “ phục hồi và phát triển
sản xuất giai đoạn I ” của công ty được Bộ trưởng Bộ công nghiệp phê duyệt tại
quyết định số 521/QĐ/HHĐT ngày 31/3/1998 với mục đích đầu tư, cải tạo, nâng
cấp nhà xưởng, thiết bị và các công trình hạ tầng sẵn có, bổ xung thiết bị…
Sản lượng dự kiến đầu tư:
* Động cơ D12 – D15: 7500 chiếc
* Hộp số thuỷ D9 – D12 D15: 8000 chiếc
* Phụ tùng động cơ 2000 bộ
Tổng vốn vay ưu đãi đầu tư là 17 tỷ 400 triệu đồng vay trong thời gian 5
năm và phải hoàn trả dần trong 10 năm cả vốn lẫn lãi.
2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất của công ty.
Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo là một đơn vị sản xuất công nghiệp nặng sản
phẩm chủ yếu của công ty là sản phẩm về cơ khí chế tạo, bao gồm:
- Chế tạo, lắp ráp kinh doanh các loại động cơ Điêzen D15 (D16).
- Sản xuất các loại phụ tùng động cơ.
Để thực hiện sản xuất các loại sản phẩm trên công ty đã bố trí cơ cấu day

truyền hợp lý, chuyên môn hoá sản xuất để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động của phân xưởng, tổ, đội sản xuất. Cụ thể, sơ đồ qui trình sản xuất:
SƠ ĐỒ SẢN XUẤT
Kho thành
phẩm
Xuất bán
Phân xưởng
dụng cụ
Phân xưởng
rèn
Hệ thống kho
vật tư
Kho mẫu
Phân xưởng
lắp ráp
Phân xưởng
nhiệt luyện
Kho bán
thành phẩm
Phân xưởng
cơ điện
Phân xưởng
cơ khí
Kho phân
phối
Phân xưởng
đúc
Sản phẩm của công ty phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất mới hoàn
thành, phân xưởng đúc và phân xưởng rèn là hai phân xưởng sản xuất phôi cho
toàn bộ hệ thống các phân xưởng, các bộ phận khác ở phía sau. Sau khi hai phân

xưởng này sản xuất xong, phôi nhập vào kho phôi rồi cung cấp cho các phân
xưởng như: phân xưởng cơ khí, phân xưởng cơ điện, phân xưởng dụng cụ. Không
những phôi ở kho phôi cung cấp cho các phân xưởng này mà các nguyên vật liệu
không phải qua chế biến, phôi đi thẳng tới các phân xưởng này để sản xuất ngay.
Sau khi qua các phân xưởng này vào kho bán thành phẩm, nếu không phải
qua nhiệt luyện thì các bán thành phẩm sẽ qua phân xưởng nhiệt luyện rồi mới vào
kho bán thành phẩm.
Bước tiếp theo là xuất bán thành phẩm cho phân xưởng lắp ráp thành phẩm.
Các thành phẩm sau khi lắp ráp hoàn chỉnh được kiểm tra đủ tiêu chuẩn sẽ nhập
kho thành phẩm.
3. Đặc điểm tổ chức và phân cấp quản lý của công ty:
Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Máy
động lực và Máy Nông nghiệp – Bộ Công nghiệp Việt Nam nhưng qua hạch toán
độc lập và có bộ máy quản lý riêng, tổ chức quản lý theo kiểu một cấp gọn nhẹ.
Đứng đầu công ty là Giám đốc, dưới là các Phó Giám đốc, các phòng ban
trực thuộc và các phân xưởng sản xuất.
- Giám đốc công ty là người phụ trách chung toàn bộ tình hình hoạt động của
công ty.
- Ba Phó giám đốc là:
+ Phó giám đốc kinh tế: thay mặt Giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh
của công ty như giải quyết vấn đề đầu vào, đầu ra của sản phẩm.
+ Phó giám đốc kỹ thuật: quản lý các vấn đề như kỹ thuật sản xuất.
+ Phó giám đốc sản xuất: thay mặt Giám đốc điều hành một số công việc sản
xuất ở các phân xưởng…
- Các phòng ban chức năng:
+ Phòng tổ chức lao động: có nhiệm vụ giúp Giám đốc trong các công tác tổ
chức lao động, điều hành lao động hay công tác cán bộ nhân viên.
+ Phòng kế toán tài chính: có nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin
cho Giám đốc, phục vụ cho công tác quản lý kinh tế.

×