Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tiết 9 hóa 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.2 KB, 4 trang )

Ngày soạn: 03/10/2020
Ngày giảng: 05/10/2020
TIẾT 9
CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ (Tiếp)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Học sinh biết được:
- Thứ tự mức năng lượng của các electron trong nguyên tử.
- Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử của 20
nguyên tố đầu tiên trong BTH.
- Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng: Lớp ngoài cùng có nhiều nhất là 8e (ns 2np6), lớp
ngồi cùng của ngun tử khí hiếm có 8e (riêng He có 2e). Hầu hết các nguyên tử kim
loại có 1, 2, 3 electron lở lớp ngoài cùng. Hầu hết các nguyên tử phi kim có 5, 6, 7
electron lớp ngồi cùng.
2. Kỹ năng:
- Viết được cấu hình electron nguyên tử của một số ngun tố hóa học.
- Dựa vào cấu hình electron lớp ngồi cùng của ngun tử suy ra tình chất hóa học cơ bản
của nguyên tố tương ứng.
3. Thái độ:
- Phát huy khả năng tư duy của học sinh
- Ham muốn tìm, trình bày, say mê khoa học.
4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Năng lực tính tốn hóa học.
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp kiểm chứng.
C. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:


- Giáo án giảng dạy, tài liệu, sách giáo khoa.
2. Học sinh:
- Học thuộc bài cũ, làm bài tập và nghiên cứu bài trước ở nhà để thảo luận.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép vào trong bài học
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Hoạt động khởi động (10’)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của
mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: Thuyết trình.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực nhận thức.
Gv cho HS ôn lại cách viết cấu hình electron nguyên tử và cho HS viết cấu hình
electron của các nguyên tử sau: N (Z=7), F (Z=9), Mg (Z=12), O (Z=8), K (Z=19), B


(Z=8), Ca (Z=20), S (Z = 16)
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (15’)
Mục tiêu:
- Thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử.
- Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron ngun tử.
- Đặc điểm cấu hình của electron lớp ngồi cùng.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp
thuyết trình.
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao
tiếp, năng lực nhận thức.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
2. Cấu hình electron nguyên tử của 20 2. Cấu hình electron nguyên tử của 20
nguyên tố đầu

nguyên tố đầu (SGK)
- GV yêu cầu HS xem SGK cấu hình
electron của 20 nguyên tố đầu.
3. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng 3. Đặc điểm của lớp electron ngồi cùng
- GV cho HS dựa vào cấu hình electron - HS: Các electron ở lớp K liên kết chặt
của Na và Cl, cho biết electron thuộc lớp chẽ với hạt nhân nhất….
nào ở gần hạt nhân nhất? xa hạt nhân
nhất? electron nào liên kết với hạt nhân
chặt chẽ nhất? kém chặt chẽ nhất?
- GV: Đàm thoại cho HS thấy được các - Các electron của lớp ngoài cùng quyết
electron ở lớp ngồi cùng quyết định tính định tính chất của các nguyên tố.
chất của các nguyên tố. Yêu cầu HS cho + Nguyên tử của các nguyên tố có tối đa 8
biết nguyên tử nào là của kim loại, của phi electron.
kim, của khí hiếm.
+ Ngun tửu có 8 electron ở lớp ngoài
cùng (Trừ He) rất bền vững, chúng hầu
như khơng tham gia phản ứng hóa học. Đó
là các ngun tử khí hiếm.
+ Ngun tửu có 1, 2, 3 electron ở lớp
ngoài cùng là các nguyên tử kim loại (Trừ
B, H, He).
+ Nguyên tửu có 5, 6, 7 electron lớp ngoài
cùng là các nguyên tử phi kim.
+ Nguyên tử có 4 electron ở lớp ngồi
cùng có thể là kim loại hoặc phi kim.
- GV: Dựa vào bảng cấu hình của 20 - HS đọc SGK và cho biết loại nguyên tửu
nguyên tố, cho HS nhận xét số lượng của ngun tố dựa vào cấu hình electron.
electron ở lớp ngồi cùng. Trong bảng trên
nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí
hiếm?

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10’)
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học.
Phương pháp: Giao bài tập.
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận


thức.
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Nguyên tử X có ký hiệu 2656X. Cho các phát biểu sau về X:
(1) Nguyên tử của ngun tố X có 8 electron ở lớp ngồi cùng.
(2) Nguyên tử của nguyên tố X có 30 nơtron trong hạt nhân.
(3) X là một phi kim.
(4) X là nguyên tố d.
Trong các phát biểu trên, những phát biểu đúng là?
A. (1), (2), (3) và (4).
B. (1), (2) và (4).
C. (2) và (4).
D. (2), (3) và (4).
Câu 2: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X có dạng [Ne]3s 23p3. Phát biểu
nào sau đây là sai?
A. X ở ô số 15 trong bảng tuần hoàn.
B. X là một phi kim.
C. Nguyên tử của nguyên tố X có 9 electron p.
D. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 phân lớp electron.
Câu 3: Cấu hình electron nào sau đây viết sai?
A. 1s22s22p5
B. 1s22s22p63s23p64s1
C. 1s22s22p63s23p64s24p5
D. 1s22s22p63s23p63d34s2
Cấu hình 1s22s2p63s23p64s24p5 thiếu phân lớp 3d. Trước khi electron được điền vào

phân lớp 4p phải điền vào phân lớp 3d.
Câu 4: Trong nguyên tử X, lớp có mức năng lượng cao nhất là lớp M. Phân lớp p của
lớp này có 4 electron. Số electron của nguyên tử X là
A. 6. B. 16. C. 18. D. 14.
Cấu hình electron phân lớp ngồi cùng của X là: 3p4.
Vậy cấu hình electron của X là: 1s22s2p63s23p4.
Số electron trong X là: 16.
Câu 5: Một nguyên tố có 3 lớp electron. Lớp ngồi cùng có 4 electron. Số hiệu nguyên
tử của nguyên tố này là
A. 6. B. 8. C. 12. D. 14.
Cấu hình electron lớp ngồi cùng là: 3s23p2.
Cấu hình electron ngun tử của ngun tố này là: 1s22s2p63s23p2.
Có 14 electron trong nguyên tử. Số hiệu nguyên tử là 14.
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập.
Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí


tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo.
Viết cấu hình electron của nguyên tử các cặp nguyên tố mà hạt nhân nguyên tử có số
proton là:
a) 1, 3.
b) 8, 16.
c) 7, 9.
Những nguyên tố nào là kim loại? là phi kim? Vì sao?
Dự kiến :
Hạt nhân nguyên tử cho biết số proton (nghĩa là cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân)
nên theo yêu cầu của đề bài ta có thể viết cấu hình electron của nguyên tử các cặp
nguyên tố như sau:

a) Z = 1 : 1s1 ; Z = 3 : 1s22s1;
b) Z = 8 : 1s22s22p4 ; Z = 16: 1s22s22p63s23p4;
c) Z = 7 : 1s22s22p3 ; Z = 9: 1s22s22p5.
Nguyên tố kim loại có 1, 2, 3 electron lớp ngồi cùng, nên ngun tố có Z = 3 là kim
loại, còn nguyên tố Z = 1 là H giống kim loại nhưng không phải là kim loại.
Nguyên tố phi kim có 5, 6, 7 electron ở lớp ngồi cùng nên các nguyên tố có Z = 8, 16,
7, 9 là phi kim.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tịi và mở rộng (1’)
Mục tiêu: Tìm tịi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã
học.
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: Tự chủ - tự học, tìm Trình bày tự nhiên và xã hội,
giải quyết vấn đề
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- HS về làm bài tập trong SGK và chuẩn bị nội dung bài mới.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×