Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.38 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
THỜI GIAN: 90 PHÚT
Câu 1: ( 1 điểm) Cho các từ sau: du lịch, du canh, du xuân, du kích, du cư, du khách, du
ngoạn, du mục, du học, du kí.
Xếp các từ vào hai nhóm sau:
a. Các từ trong đó có tiếng “du’ có nghĩa là “ đi chơi’
b. Các từ trong đó có tiếng “du’ có nghĩa là “ khơng cố định”
<b>Câu 2: : ( 2 điểm) Cho 1 số từ sau: thật thà, bạn bè, hư hỏng, san sẻ, bạn học, chăm chỉ,</b>
bạn đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn.
Hãy xếp các từ trên vào 3 nhóm:
a. Từ ghép có nghĩa tổng hợp.
b. Từ ghép có nghĩa phân loại.
c. Từ láy.
<b>Câu 3: : ( 2 điểm)</b>
Xác định từ loại của các từ trong các thành ngữ :
- Vụng chèo khéo chống
- Nước chảy bèo trôi.
<b>Câu 4: : ( 2 điểm) Xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ các câu sau:</b>
<b> a. Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.</b>
b. Hằng năm, vào mùa xuân, khi tiết trời ấm áp, đồng bào Ê đê, Mơ-nông lại tưng bừng
mở hội đua voi.
<b>Câu 5: : ( 1 điểm) Em hiểu như thế nào về nội dung câu tục ngữ: "Một con ngựa đau cả</b>
tàu không ăn cỏ".
<b> Câu 6. : ( 2 điểm) Trong bài Tiếng chim buổi sáng nhà thơ Định Hải viết:</b>
<i><b> “Tiếng chim lay động lá cành</b></i>
<i><b>Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng</b></i>
<i><b> Tiếng chim vỗ cánh bầy ong</b></i>
<i><b>Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm.”</b></i>
Theo em, nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả tiếng chim buổi
sáng? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em cảm nhận được tiếng chim buổi sáng có ý nghĩa
như thế nào?
7. Tập làm văn: : ( 8 điểm)
<b>ĐÁP ÁN:</b>
Câu 1:. Xếp các từ vào hai nhóm sau:
a.Các từ trong đó có tiếng “du’ có nghĩa là “ đi chơi’: ( 0,5 điểm)
du lịch, du xuân, du khách, du ngoạn, du kí.
b.Các từ trong đó có tiếng “du’ có nghĩa là “ khơng cố định”: ( 0,5 điểm)
du canh, du kích,, du cư, du mục, du học,
<b>Câu 2: Các từ trên vào 3 nhóm:</b>
a. Từ ghép có nghĩa tổng hợp: hư hỏng, san sẻ , giúp đỡ ( 0,75 điểm)
b. Từ ghép có nghĩa phân loại: bạn học, bạn đường, bạn đọc, ( 0,75 điểm)
c. Từ láy: thật thà, bạn bè, chăm chỉ , khó khăn. ( 0,5 điểm)
<b>Câu 3:</b>
<i> </i> - DT: <i><b>nước, bèo. </b></i>( 0,5 điểm)
- ĐT : <i><b>chảy, trôi, chèo, chống </b></i>( 1điểm)
- TT : <i><b>vụng, khéo </b></i>( 0,5 điểm)
<b>Câu 4: Xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ các câu sau:</b>
<b> a. Ngoài đường, tiếng mưa rơi //lộp độp//, tiếng chân người chạy //lép nhép. ( 1 điểm)</b>
TN CN1 VN1 CN2 VN2
b. Hằng năm//, vào mùa xuân//, khi tiết trời ấm áp//, đồng bào Ê đê, Mơ-nông// lại tưng
TN1 TN2 TN3 CN VN
bừng mở hội đua voi. ( 1 điểm)
<b>Câu 5: </b> "Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ". Sự thông cảm, yêu thương lẫn nhau của
những người trong gia đình đồng loại trong lúc hoạn nạn.
<b> Câu 6 . Trong bài Tiếng chim buổi sáng nhà thơ Định Hải viết:</b>
<i><b> “Tiếng chim lay động lá cành</b></i>
<i><b>Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng</b></i>
<i><b> Tiếng chim vỗ cánh bầy ong</b></i>
<i><b>Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm.”</b></i>
Tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá để miêu tả tiếng chim buổi sáng động từ lay,
đánh thức). (0,5đ)
Biện pháp nhân hoá giúp ta cảm nhận được tiếng chim buổi sáng có ý nghĩa thật sâu
sắc: Tiếng chim không chỉ làm cho những sự vật xung quanh trở nên tràn đầy sức sống (lay
động lá cành, đánh thức chồi xanh) mà cịn thơi thúc chúng đem lại những lợi ích thiết thực
cho mọi người (vỗ cánh bầy ong đi tìm mật cho đời, tha nắng rải đồng vàng thơm – làm
nên những hạt lúa vàng nuôi sống con người) (1,5đ)
7. Tập làm văn: Viết đầy đủ ba phần.