Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Phật giáo hòa hảo trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân an giang hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 147 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CH MINH

ANH TH

PHậT GIáO HòA HảO
TRONG ĐờI SốNG VĂN HóA TINH THầN
CủA NGƯờI DÂN AN GIANG HIệN NAY

Chuyờn ngnh : Văn hóa học
Mã số
: 60 31 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS VÕ VĂN THẮNG

HÀ NỘI - 2010


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn có xuất xứ rõ
ràng. Những kết luận mới về khoa học của luận văn
chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nào.
TÁC GIẢ

Đỗ Anh Thư


MỤC LỤC


Trang
MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ
BẢN CỦA PHẬT GIÁO HÒA HẢO

8

1.1. Phật giáo Hòa Hảo từ quá khứ đến hiện tại

8

1.2. Những đặc điểm cơ bản làm nên sức sống của Phật giáo
Hòa Hảo

27

Chƣơng 2: PHẬT GIÁO HÒA HẢO TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
TINH THẦN CỦA NGƢỜI DÂN AN GIANG HIỆN NAY

50

2.1. Đời sống văn hóa tinh thần và thực trạng đời sống văn hóa
tinh thần của người dân An Giang hiện nay

50

2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo Hòa Hảo trong đời sống văn

hóa tinh thần của tín đồ Phật giáo Hịa Hảo

56

2.3. Quan niệm hiện nay của những người ngoài đạo về
Phật giáo Hòa Hảo

80

Chƣơng 3: XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY
NHỮNG MẶT TÍCH CỰC CỦA PHẬT GIÁO HỊA HẢO

3.1. Xu hướng phát triển của Phật giáo Hịa Hảo

89
89

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những mặt tích
cực của Phật giáo Hịa Hảo

96

KẾT LUẬN

113

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

115


PHỤ LỤC

122


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PGHH : Phật giáo Hòa Hảo
XH

: xã hội


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Trang
Biểu 2.1:

Lý do tín đồ PGHH tin tưởng Đức Huỳnh Giáo chủ

56

Biểu 2.2:

Lý do theo đạo của tín đồ PGHH

58

Biểu 2.3:

Các hình thức thờ cúng khác của tín đồ PGHH


59

Biểu 2.4:

Tỉ lệ những tín đồ PGHH đã từng làm việc thiện

60

Biểu 2.5:

Lý do làm việc thiện của tín đồ PGHH

61

Biểu 2.6:

Thái độ của tín đồ PGHH về hoạt động xã hội từ thiện
của nền đạo

62

Biểu 2.7:

Những hoạt động từ thiện được tín đồ PGHH đánh giá cao

63

Biểu 2.8:


Sự hài lịng của tín đồ PGHH đối với nền đạo theo ưu
tiên số một
Thái độ của tín đồ PGHH đối với cuộc sống hiện tại

Biểu 2.9:

Biểu 2.10: Lý do tín đồ PGHH khơng hài lịng đối với cuộc sống
hiện tại
Biểu 2.11: Tỉ lệ những người ngoài đạo tại Long Xuyên biết và
không biết PGHH
Biểu 2.12: Các nguồn người ngồi đạo tiếp cận để biết về PGHH

63
65
66
81
82

Biểu 2.13: Góc nhìn của người ngồi đạo về PGHH

87

Bảng 2.1: Nguyện vọng của tín đồ PGHH đối với nền đạo

67

Bảng 2.2: Sự hiểu biết của người ngồi đạo về vị trí của PGHH
trong những tôn giáo ở Việt Nam
Bảng 2.3: Tỉ lệ những người ngồi đạo biết và khơng biết Đức
Huỳnh Giáo chủ là người có cơng khai đạo PGHH

Bảng 2.4: Sự quan tâm của người ngoài đạo đến PGHH theo ưu
tiên số một
Bảng 2.5: Mức độ ảnh hưởng của PGHH đối với cuộc sống của
người ngoài đạo
Bảng 2.6: Những phương diện ảnh hưởng của PGHH đến cuộc
sống của người ngoài đạo

83
83
84
85
86


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
An Giang là vùng đất dung hợp nhiều tôn giáo bản địa đã một thời in
dấu ấn mạnh mẽ đến cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bửu Sơn Kỳ
Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, PGHH và một số tín ngưỡng dân gian khác đã
từng nảy sinh tại nơi này. Theo dòng chảy của lịch sử, một số giáo phái dần
dần nhạt phai theo năm tháng, song cũng có những tơn giáo ngày càng khẳng
định vị thế, trong đó có PGHH. Khơng biết bao nhiêu bút mực đã tô vẽ nên sự
ly kỳ của tơn giáo này, thần bí hóa nó và đặt nó vào một khơng gian riêng,
mang tính chất huyền hoặc. Là một trong 6 tôn giáo lớn của Việt Nam, PGHH
đã có một sức hấp dẫn đặc biệt, khơng chỉ đối với vùng đất An Giang, mà còn
mở rộng ra ở một số vùng khác trong cả nước.
Nhắc đến PGHH, người ta thường nhớ đến những biến cố thăng trầm
đã xảy ra trong quá khứ và đã có một số người có thành kiến sâu đậm với nó.
Nhưng trong cuộc sống hiện đại đang diễn ra ồ ạt, với những cách suy nghĩ

mới, với tầm nhìn rộng mở thì cần phải nhìn nhận rằng, PGHH dù có những
khúc quanh, những đoạn khúc khuỷu trên chặng đường phát triển của mình,
nhưng hiện tại, tơn giáo nội sinh này đang có những bước chuyển mình mạnh
mẽ, làm đổi thay diện mạo cả vùng thánh địa. Tôn giáo không phải lúc nào
cũng gieo rắc sự mê muội như có người thường nghĩ mà là điểm tựa, là nhu
cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần con người, nó nảy nở và phát
triển theo thời gian, theo sự tiến bộ của xã hội. Những tôn giáo nào lành
mạnh, chứa đựng những giá trị nhân văn, tiến bộ thì sẽ trường tồn. PGHH
cũng khơng vượt ra khỏi những quy luật chung ấy. Trong cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ An Giang,
đồng bào PGHH đã chung tay góp sức góp phần làm nên thắng lợi của cuộc
cách mạng. Chính vì thế, PGHH, cũng như một số tôn giáo yêu nước thời bấy


2
giờ đã thổi một luồng sinh khí vào cuộc sống tăm tối, bần cùng của người
nông dân Nam Bộ, hun đúc lòng yêu nước, tạo nên sự cố kết cộng đồng mạnh
mẽ. Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng nhận định: “khơng địa phương nào có
nhiều đạo như An Giang - đạo ở đây không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo hay mê
tín dân gian, mà cịn là nơi ni dưỡng hồn nước qua hàng thế kỷ” [79, tr.15].
Nghiên cứu PGHH, đặc biệt trên phương diện văn hóa là góp phần tơ
điểm thêm nét đẹp văn hóa dân tộc, khắc phục việc lợi dụng tôn giáo, làm nổi
bật những giá trị nhân văn, để nhìn nhận PGHH một cách đầy đủ hơn, khơng
phải với những biến tướng của nó mà xem xét nó dưới lăng kính của một tơn
giáo lưu tâm hết mực đến cuộc sống nhân sinh, thể hiện sâu sắc mối quan hệ
giữa đạo và đời trên cơ sở những viên ngọc trí tuệ của Phật giáo. Nghiên cứu
PGHH cũng góp phần tạo nên sắc thái của vùng đất An Giang, vùng đất của
những con người nhân hậu, quả cảm với những bước chân không mỏi ngay
từ những ngày đầu tiên đi mở cõi. Vì thế, việc chọn đề tài Phật giáo Hịa
Hảo trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân An Giang hiện nay làm

luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học đối với tác giả có một sức hấp
dẫn đặc biệt.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Giai đoạn trước 1975:
Giai đoạn này, những tác phẩm viết về PGHH thường quan tâm thân
thế, nhân cách, thần cách, công đức truyền giáo của Đức Huỳnh Giáo chủ,
trên cơ sở đó đề cao tính nhập thế và khẳng định bản sắc dân tộc của PGHH,
bao gồm: Nhận thức Phật giáo Hòa Hảo (1969) [34], Năm cuộc đối thoại về
Phật giáo Hòa Hảo (1973) [35] của Nguyễn Văn Hầu; Đức Huỳnh Giáo Chủ
(1974) của Vương Kim [48]; Tiểu luận Cao học Xã hội (1974): Sinh hoạt
Phật giáo Hòa Hảo trong cộng đồng quốc gia của tác giả Lê Thành Thảo
[66]. Tuy nhiên, những tác phẩm này thường thiên về xu hướng chính trị.


3
Giai đoạn sau 1975:
Du khảo về An Giang nhiều lần, tận mắt chứng kiến sự đổi thay của
làng Hòa Hảo trong những khoảng thời ngắn ngủi nhưng nhà nghiên cứu
Phan Quang đã có những trang viết khá sâu sắc về vùng thánh địa trong tác
phẩm Đồng bằng sông Cửu Long (1981) [61]. Đối với tác giả, cảm giác mỗi
lần ghé thăm nơi đây là sự “gần gũi với thực tại” bởi lẽ mỗi cách tu hành, mỗi
cách ứng xử ở đời cực kỳ giản dị, phù hợp với nếp sống chân chất, hồn hậu
của người dân nông thôn.
Mô tả tổng quát bối cảnh XH trước khi PGHH ra đời, chú trọng đến
cuộc đời hành đạo của Đức Giáo chủ PGHH, đặt PGHH trong mối liên hệ với
quân sự, chính trị có các tác phẩm: Phật giáo Hịa Hảo trong dịng lịch sử
dân tộc (1991) của Nguyễn Long Thành Nam [57]; Bồ tát Huỳnh Phú Sổ và
Phật giáo thời đại (1995) của Lê Hiếu Liêm [51].
Nghiên cứu PGHH dưới góc độ lịch sử, nhìn nhận sự đóng góp tích cực
của đồng bào PGHH An Giang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

và vai trò của Đảng bộ An Giang trong cơng tác Hịa Hảo vận có các cơng
trình: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử (1997): Đảng bộ An Giang vận
động tín đồ Hịa Hảo tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)
[28] và Luận án Tiến sĩ Lịch sử (2002): Đồng bào Phật giáo Hòa Hảo An
Giang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) [29] của tác
giả Bùi Thị Thu Hà. Dưới góc độ triết học, Luận án Tiến sĩ Triết học (1999):
Đạo Hịa Hảo và ảnh hưởng của nó ở Đồng bằng sơng Cửu Long của tác giả
Nguyễn Hồng Sa nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất của đạo Hòa Hảo, lý giải
sự tác động mạnh mẽ của giáo lý PGHH đến đời sống tinh thần của các tín đồ ở
vùng Đồng bằng sông Cửu Long [62]; Luận văn Thạc sĩ Triết học (2006):
Công tác tôn giáo đối với Phật giáo Hòa Hảo hiện nay của tác giả Bùi Văn Hải
tìm hiểu q trình thực thi cơng tác tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta đối với
PGHH trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [31].


4
Ở phần thứ nhất, chương III trong Văn hóa tâm linh Nam Bộ (1997), tác
giả Nguyễn Đăng Duy tiếp cận PGHH dưới góc độ văn hóa tâm linh, trong đó,
tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến khía cạnh quan hệ XH, ý nghĩa thực tiễn của
giáo lý Học Phật, Tu nhân - một quan niệm tu hành gần gũi với trần thế, phản
ảnh đặc điểm coi trọng hiếu nghĩa tổ tiên ở người nông dân Nam Bộ [16].
Nghiên cứu PGHH theo quan điểm của lực lượng cơng an có Đề tài
khoa học cấp Bộ: Đạo Hòa Hảo – Những vấn đề đặt ra cho công tác an ninh
trật tự hiện nay (1997) của Trung tá Trương Như Vương [85].
Viết về Làng Hòa Hảo xưa và nay (1999), trên cơ sở mô tả dân tộc học
về sinh thái nhân văn, thành phần dân tộc, tổ chức XH… của làng Hòa Hảo, tác
giả Phạm Bích Hợp khắc họa rõ nét cấu trúc tinh thần của tín đồ theo đạo, bao
gồm các giá trị cơ bản như: thờ cúng tổ tiên, tu tại gia, các giá trị liên quan đến
quan hệ về giới… [41]. Trong một tác phẩm khác: Người Nam Bộ và tôn giáo
bản địa (Bửu Sơn Kỳ Hương - Cao Đài - Hịa Hảo) (2007), tác giả Phạm Bích

Hợp tiếp tục phân tích theo hướng chuyên sâu đặc điểm tâm lý của người Việt
ở Nam Bộ trong mối quan hệ tương tác với các tơn giáo bản địa [42].
Nhìn nhận PGHH như là một hệ phái của Phật giáo, góp phần làm nên
sự đa dạng, phong phú của Phật giáo Việt Nam có các bài nghiên cứu: Bản
sắc riêng của Phật giáo miền Nam (trong đó có Phật giáo Sài Gịn - Gia
Định) sau ba trăm năm tồn tại và phát triển trong quyển Truyền thống văn
hóa và Phật giáo Việt Nam (2003) của tác giả Minh Chi [10]; Tính đa dạng
trong tín ngưỡng tơn giáo ở Việt Nam trong quyển Nam Bộ, Dân tộc và Tôn
giáo (2005) của TS. Trần Hồng Liên [53].
Nhấn mạnh vai trị của tơn giáo nội sinh (Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân
Hiếu Nghĩa, Cao Đài, Hịa Hảo) với văn hóa và phát triển ở Nam Bộ thông
qua việc cố kết cộng đồng, khai hoang lập ấp, giáo dục lối sống… có tác
phẩm Tơn giáo trong mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt Nam (2004)
của tác giả Nguyễn Hồng Dương [17].


5
Ở phần 3 trong Các tôn giáo trên thế giới và Việt Nam, tập 3 (2006),
tác giả Mai Thanh Hải phác họa những nét đặc sắc về hình thức tổ chức, giáo
lý, giáo luật,… của PGHH trong quan hệ với Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân
Hiếu Nghĩa [32].
Trên bình diện lý luận, nghiên cứu về tơn giáo Việt Nam nói chung,
phân tích cụ thể q trình hình thành, đặc điểm, vai trị của tơn giáo đối với
đời sống XH, quan điểm Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo
cũng như chính sách tơn giáo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay…
xuất hiện một số cơng trình có giá trị sau: Về tín ngưỡng tơn giáo Việt Nam
hiện nay (1998), GS. Đặng Nghiêm Vạn chủ biên [81]; Lý luận về tơn giáo và
tình hình tơn giáo ở Việt Nam (2001) của GS. Đặng Nghiêm Vạn [82]; Tơn
giáo và chính sách tơn giáo ở Việt Nam (2006), Nguyễn Thanh Xuân chủ biên
[86]; Lý luận về tôn giáo và chính sách tơn giáo ở Việt Nam (2007) do PGS.

TS Nguyễn Đức Lữ chủ biên [56]; tập thể tác giả: TS. Dỗn Hùng, TS.
Nguyễn Thanh Xn, TS. Đồn Minh Huấn chủ biên cơng trình Một số
chun đề về tơn giáo và chính sách tơn giáo ở Việt Nam (2007) [43]. Năm
2008, tác giả Nguyễn Thanh Xuân cho ra đời tập biên khảo Một số tôn giáo ở
Việt Nam giới thiệu cặn kẽ về giáo lý, giáo luật, cơ cấu tổ chức Giáo hội…
của 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo,
Cao Đài và PGHH [87].
Gần đây nhất, tiếp cận trên cơ sở những lý luận chung về văn hóa tơn
giáo, trong Luận án Tiến sĩ Triết học (2008): Ảnh hưởng của Văn hóa tơn
giáo trong đời sống tinh thần xã hội Việt Nam hiện nay, tác giả Lê Văn Lợi có
đề cập những giá trị văn hóa mang tính “hỗn dung” của PGHH và sự đóng
góp của nó vào dịng văn hóa tơn giáo của dân tộc [54].
Điểm qua các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố, có thể thấy rằng
PGHH là một đề tài chứa đựng nhiều sức hấp dẫn. Kế thừa thành quả của
những người đi trước, tác giả hy vọng sẽ góp phần nhỏ cơng sức của mình
nhằm phác họa thêm diện mạo của PGHH dưới góc độ văn hóa.


6
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Thơng qua những đặc điểm tiêu biểu của PGHH trong quá khứ cũng
như hiện tại, luận văn làm rõ những giá trị nhân văn của tôn giáo này, đồng
thời đánh giá một cách đầy đủ về sự ảnh hưởng của PGHH đối với đời sống
văn hóa tinh thần của người dân An Giang hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Nghiên cứu khái quát quá trình hình thành và phát triển của PGHH; đi sâu
khảo sát mức độ ảnh hưởng của PGHH đối với đời sống văn hóa tinh thần trên
địa bàn tỉnh An Giang. Trên cơ sở đó, luận văn phân tích xu hướng phát triển, đề
xuất phương hướng và giải pháp phát huy những mặt tích cực của PGHH.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
PGHH và ảnh hưởng của nó trong đời sống văn hóa tinh thần của người
dân An Giang nói chung, của tín đồ PGHH nói riêng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về khơng gian: Luận văn tập trung nghiên cứu những ảnh hưởng của
PGHH trong đời sống văn hóa tinh thần của tín đồ PGHH tại hai huyện: Phú
Tân và Chợ Mới, đồng thời khảo sát mức độ ảnh hưởng của tôn giáo này đối
với những người ngoài đạo tại huyện Phú Tân và địa bàn TP. Long Xuyên,
tỉnh An Giang.
Về thời gian: Nghiên cứu chủ yếu từ năm 1999 cho đến nay, kể từ khi
Ban Tơn giáo Chính phủ ban hành Quyết định số 21/QĐ/TGCP ngày
11/06/1999 về việc chấp thuận tổ chức và hoạt động của Ban Đại diện PGHH.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề


7
văn hóa, vấn đề tơn giáo và đồn kết tơn giáo. Luận văn cịn kế thừa có chọn
lọc thành quả của những người đi trước trong các cơng trình nghiên cứu về
tơn giáo nói chung, về PGHH nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp: chuyên ngành và liên
ngành, lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, thống kê, điều tra xã hội học;
trong đó, phương pháp chính là phương pháp phân tích và tổng hợp.
6. Đóng góp mới về mặt khoa học
Trên cơ sở khái quát quá trình hình thành và phát triển của PGHH,
những đặc điểm cơ bản làm nên sức sống của nó, luận văn góp phần làm rõ

những ảnh hưởng của PGHH đối với tín đồ trên phương diện tư tưởng, đạo
đức lối sống,… đồng thời tìm hiểu và phân tích cặn kẽ quan niệm hiện nay
của những người ngoài đạo về PGHH.
Từ việc khảo sát, đánh giá nhận thức của tín đồ PGHH và những người
ngồi đạo tại An Giang về PGHH, luận văn phân tích xu hướng phát triển của
PGHH trong tương lai và đưa ra một số giải pháp khả thi nhằm giữ gìn, phát
huy những mặt tích cực của tơn giáo này.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng để tham khảo
trong cơng tác nghiên cứu, giảng dạy văn hóa học và các vấn đề có liên quan
đến tơn giáo, văn hóa tơn giáo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.


8
Chương 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN
CỦA PHẬT GIÁO HÒA HẢO
1.1. PHẬT GIÁO HÒA HẢO TỪ QUÁ KHỨ ĐẾN HIỆN TẠI

1.1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội trước khi Phật giáo Hòa Hảo ra đời
Thế kỷ XVII là thế kỷ đánh dấu sự di cư mạnh mẽ của những người dân
từ miền Ngũ Quảng đến vùng đất Nam Bộ. Dân chúng lâm vào cảnh lầm than
do ảnh hưởng của cuộc phân tranh Trịnh – Nguyễn. Bị quan lại ức hiếp, địa
chủ bóc lột nặng nề, người dân chỉ cịn cách đi xa xứ mong tìm một lối thốt,
bởi vùng dậy đấu tranh trong tình cảnh ấy xem ra chỉ là vô vọng. Khai hoang
mở đất là một công việc tốn nhiều thời gian và công sức, bởi xưa kia, vùng đất
Nam Bộ vốn còn hoang vu, rừng rậm, có nơi giồng cao, nhưng cũng có nơi chỉ
tồn đất mặn, đất nhiễm phèn. Vậy mà có khơng ít người sẵn sàng dấn thân

đến nơi này. Sự khao khát tự do, khao khát đổi đời cũng là một trong những
động lực khiến lưu dân chấp nhận hoàn cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên. Đã
khổ thì nơi nào cũng khổ, chỉ cần được yên ổn về mặt tinh thần thì tương lai
cũng khơng đến nỗi nào. Ngồi lớp lưu dân ấy, cịn có những người lính thú
nơi miền biên cương xa xôi hiểm trở, những tội đồ được chiêu mộ vào Nam để
góp sức giữ gìn biên ải bên cạnh việc lập ruộng vườn. Các chúa Nguyễn còn
thực hiện chính sách dinh điền, khuyến khích những người có của cải bỏ tiền
ra chiêu mộ dân nghèo khẩn hoang lập ấp.
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, khởi đầu ở Đà
Nẵng. Một năm sau, Pháp chuyển hướng tấn công sang Nam Kỳ và chiếm
được thành Gia Định. Sau khi hòa ước 1862 được ký kết, Triều Nguyễn dâng
ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp. Đến năm 1867, ba tỉnh miền Tây Nam
Kỳ cũng rơi vào tay Pháp. Khi áp đặt bộ máy cai trị tại Nam Kỳ, thực dân
Pháp đặc biệt chú ý đến vùng đất An Giang màu mỡ, phì nhiêu, giàu tiềm


9
năng về ruộng đất. Những ruộng đất còn bỏ hoang, chưa được khai phá dần
dần rơi vào tay bọn tư bản Pháp và một số địa chủ giàu có. Việc khai thác đất
hoang gắn liền với quyền lợi kinh tế của thực dân Pháp, làm tăng thêm ảnh
hưởng của Pháp tại Nam Kỳ.
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp bắt đầu khai thác thuộc địa lần thứ
nhất. Tư bản Pháp và điền chủ ra sức chiếm đoạt ruộng đất. Nông thôn An
Giang lâm vào cảnh tiêu điều. Sưu thuế nặng nề, thiên tai dồn dập đã khiến
người nông dân lâm vào cảnh bần cùng hóa. Mâu thuẫn giữa thực dân, địa chủ
với nơng dân trở nên khơng thể điều hịa nổi. Người dân nhận ra rằng, “mất
nước là mất luôn ruộng đất, mất quyền độc lập dân tộc là mất quyền làm
người” [79, tr.244]. Các cuộc khởi nghĩa, phong trào yêu nước vì thế diễn ra
khắp nơi. Nhưng do sự chênh lệch trong tương quan lực lượng, nhận thức hạn
hẹp, phong trào phần lớn còn tự phát, lẻ tẻ… nên hầu hết những cuộc đấu

tranh ấy đều bị dìm trong bể máu.
Sau chiến tranh Thế giới thứ Nhất, Pháp tiến hành khai thác thuộc địa
lần thứ hai để khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Nhiều đồn
điền được khai mở. Thuế khóa tăng cao. Sự phân hóa các giai tầng XH ngày
càng sâu sắc. Nỗi đau bị áp bức bóc lột hịa quyện với nỗi đau mất nước trở
thành tâm trạng chung của người dân An Giang trong bối cảnh ấy:
Ngó lên Châu Đốc ngó xuống Vàm Nao,
Thấy tàu giặc chạy như dao cứa lòng [Ca dao].
Lưu tán đến “vùng đất hứa” với mong muốn có một tương lai sáng sủa,
nhưng niềm mơ ước đó nhanh chóng bị dập tắt trước những cuộc xâm lược ồ
ạt của kẻ thù. Khát vọng tự do vừa được nhen nhóm chưa kịp thành ngọn lửa
thì đã bị vùi dập thành đống tro tàn. Mất phương hướng, lòng người áo não,
người ta càng muốn tìm đến tơn giáo. Nhưng niềm tin của họ liệu phải đặt ở
đâu khi các tôn giáo chính của đất nước đang trên đà suy vi?!


10
Sự suy thoái của Phật giáo manh nha khi thực dân Pháp áp đặt bộ máy
cai trị lên đất nước ta. Sinh hoạt tín ngưỡng bị đảo lộn. Thực dân Pháp kiểm
soát gắt gao hoạt động của đạo Phật, chiếm chùa chiền để làm đồn bót, buộc
các nhà sư đi lính, phá hủy các chùa lớn nhằm xóa đi đức tin vốn đã tồn tại
trong cộng đồng người Việt, hướng họ đến một đức tin mới là Thiên Chúa
giáo. Đầu TK XX, Phật giáo từ chỗ là chỗ dựa tinh thần của người dân đã
chuyển sang giai đoạn suy thoái nghiêm trọng. Phật pháp suy đồi, nội bộ tăng
ni, phật tử chia rẽ, mất đồn kết, trình độ tu học của tăng ni cịn kém nên một
bộ phận khơng nhỏ tăng ni tỏ ra hoang mang, dao động, chưa nhận thức đúng
trước nạn xâm lăng. Khủng hoảng chủ yếu diễn ra trên các phương diện: giáo
lý, kinh sách, tổ chức,…
Lão giáo thời kỳ này nặng về mê tín, sử dụng bùa ngãi, phù phép,
hướng con người đến những niềm tin thần bí, truyền bá những điều tà mị.

Niềm tin của nhân dân về Nho giáo cũng lung lay. Lòng trung quân làm sao
tồn tại được một khi triều đình phong kiến chỉ là hư danh, chỉ còn tồn tại trên
danh nghĩa?! Người dân trông chờ vào sự đổi thay của thời cuộc, vào một
điều gì đó mới mẻ hơn cái thực tế phũ phàng mà họ đang chịu đựng. Khoảng
trống tâm linh trong tâm hồn họ cần phải được bù đắp bằng một tư tưởng,
niềm tin mới để xoa dịu những bất an, thống khổ trong hiện tại. Dẫu đó khơng
phải là lối thốt duy nhất nhưng vẫn là tâm lý chung, là niềm mong đợi thiết
tha của những con người đã bị dồn đến chân tường. Cảnh sống lắt lay đã tạo
điều kiện cho tâm thế sẵn sàng đón nhận những tôn giáo mới.
Bửu Sơn Kỳ Hương ra đời khi thực dân Pháp chưa xâm chiếm đất nước
ta. Mặc dù vậy, Bửu Sơn Kỳ Hương đã có ảnh hưởng rất sâu rộng đến những
người đi khai hoang thời ấy. Cố cư sĩ Nguyễn Long Thành Nam lý giải:
Trên bình diện văn hóa xã hội, sự xuất hiện của tơn giáo này được
xem như là phản ứng văn hóa của khối người Việt đến khai khẩn và
định cư tại một vùng đất lạ. Phản ứng văn hóa ấy phát sinh khi cái gia


11
tài văn hóa mà khối di dân từ Đàng Ngồi vào đây đã cọ xát với một
trạng thái xã hội mới hình thành, cịn sơ khai, và đầy bấp bênh, trong
một khung cảnh địa lý xa lạ và hiểm trở, trong cuộc sống nhiều tội ác và
xáo trộn. Cái gia tài văn hóa Việt mới bắt rễ trong bối cảnh xã hội, nếu
không lấy sức lại, không gượng dậy, không phản cơng ngược lại hồn
cảnh, thì nó có thể bị suy trầm băng hoại theo đà xuống dốc của xã hội
[57, tr.94].
Giáo tổ tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương là Đức Phật Thầy Tây An (1807
– 1856), nguyên quán ở làng Tòng Sơn (nay là xã Mỹ An Hưng, huyện Lấp
Vò, tỉnh Đồng Tháp). Tuổi thơ và thời niên thiếu của Ngài khơng ai rõ, chỉ
biết là thời gian đó Ngài vân du nhiều nơi. Đầu năm 1849, Ngài trở lại làng
Tịng Sơn và trú tại ngơi đình Tịng Sơn. Khi nạn dịch tả hoành hành, Ngài ra

tay chữa trị và cứu sống được nhiều mạng người. Ngài còn chữa lành nhiều
bệnh hiểm nghèo khác, khiến người dân từ chỗ xem thường đến tỏ ra ngạc
nhiên, thán phục. Song song đó, Ngài cịn thuyết pháp. Những ai tình nguyện
quy y đều được phát cho một mảnh giấy màu vàng gọi là “lịng phái”, trên có
bốn chữ “Bửu Sơn Kỳ Hương’. Tên gọi “Bửu Sơn Kỳ Hương” (hương thơm lạ
nơi núi báu) ngồi việc đánh dấu dấu tích của vùng núi Thất Sơn, nơi Đức
Phật Thầy đã từng vân du trước khi mở đạo, còn là một biểu tượng cho sự
chuyển biến, thay đổi, đem lại tiếng thơm cho đời. Tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương
tu tại gia với lễ thức khá đơn giản: chỉ thờ cúng ông bà cha mẹ và thờ Trần
điều nơi ngôi Tam bảo, không thờ tượng cốt, khơng tụng kinh gõ mõ. Chính
quyền đương nhiệm tỏ ý nghi ngờ hoạt động của Đức Phật Thầy. Sợ Ngài xúi
dân làm loạn như một số tăng sãi, đạo sĩ thời bấy giờ, chính quyền bắt Ngài về
Châu Đốc thẩm vấn. Chẳng bao lâu sau, thấy khơng có chứng cớ gì để buộc
tội Ngài là một nhà tu hành khơng chân chính, Ngài được phóng thích. Nhưng
kể từ đây, mọi hoạt động của Ngài đều bị kiểm soát. Ngài phải về chùa Tây
An, một ngôi chùa của phái Thiền Lâm Tế được xây dựng năm 1847 tại núi


12
Sam (Châu Đốc) để tu hành theo sự sắp đặt của chính quyền. Ngài lập trại
ruộng, tiếp tục nhẫn nhịn chờ thời cơ. Năm 1851, nhằm che mắt chính quyền,
các đại đệ tử của Ngài đến những vùng xa xôi hẻo lánh, tiếp tục sự nghiệp
truyền giáo. Ngày 12 tháng 8 năm Bính Thìn (1856), Phật Thầy viên tịch. Sự
nghiệp của Phật Thầy khơng vì thế mà kết thúc, vì theo Ngài quy y mộ đạo,
ngồi tín đồ, cịn có biết bao đệ tử, nhưng được dân gian nhắc đến nhiều nhất
là Thập nhị hiền thủ, là 12 đại đệ tử có cơng rất lớn trong việc phổ truyền giáo
lý của Đức Phật Thầy, cũng là những người được Đức Phật Thầy truyền bí
pháp. Trong số đó khơng thể khơng kể đến Quản cơ Trần Văn Thành, người
đã ghi vào trang sử An Giang một mốc son chống Pháp. Năm 1867, Trần Văn
Thành âm thầm tiến hành xây dựng căn cứ kháng chiến tại rừng Bảy Thưa –

Láng Linh. Năm 1872, ông lãnh đạo nghĩa quân yêu nước phất cờ khởi nghĩa.
Năm 1873, cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa thất bại, Trần Văn Thành hy sinh và
được nhân dân tôn xưng là Đức Cố Quản, nêu cao tinh thần trung nghĩa mà
khi còn tại thế, Đức Phật Thầy đã tâm nguyện: “Hiếu trung trọn giữ một câu/
Bãi tiên suối hạc cầm câu đợi chờ” [36, tr.102].
Ngoài các đại đệ tử, Bửu Sơn Kỳ Hương cịn được kế tục thơng qua sự
cơ cảm, do tâm đắc giáo lý mà đại ngộ. Các vị kế truyền của Bửu Sơn Kỳ
Hương được bổn đạo xem như là một sự chuyển kiếp. Sự chuyển kiếp ấy được
tiếp nối bởi Đức Phật Trùm, Đức Bổn sư Ngô Lợi, Sư Vãi Bán khoai và cuối
cùng là Đức Huỳnh Giáo chủ. Họ đã “tự nhiên xuất hiện như một bực siêu
phàm đắc đạo và được tín đồ tơn sùng như một vị giáo chủ” [57, tr.108].
Đức Phật Trùm tên thật là Ta Paul, người Cao Miên, quê ở sóc Lương
Phi, núi Tà Lơn, tỉnh Châu Đốc (nay là tỉnh An Giang). Năm 1868, sau một
cơn bạo bệnh chết đi sống lại, Ngài tỏ ngộ, tự xưng là “Hồn trùm của Phật”
nên người đời gọi là Đức Phật Trùm. Ngài viết và rao truyền “Sấm giảng” theo
tinh thần của Bửu Sơn Kỳ Hương, phát lòng phái, chữa bệnh cho dân chúng


13
bằng nhiều phương pháp kỳ lạ, truyền đạo khuyến tu cho đến năm 1875 thì
viên tịch.
Đức Bổn sư (1831-1890) tên thật là Ngơ Lợi, cịn gọi là Năm Thiếp.
Ngơ Lợi bắt đầu truyền đạo năm 1867, ba năm sau lấy danh hiệu là Đức Bổn
sư, khuyến tu Tứ Ân Hiếu Nghĩa, dùng chiêu bài tôn giáo để che mắt giặc. Kế
thừa hình thức trại ruộng của Bửu Sơn Kỳ Hương, Đức Bổn sư Ngô Lợi lui về
núi Tượng (Tri Tôn), lập làng An Định – căn cứ chủ yếu của đạo, chờ thời cơ
thuận lợi để chống Pháp. Mặc dù bị thực dân Pháp đốt phá nhà cửa, chùa
chiền, nhưng tinh thần của những nghĩa quân theo Tứ Ân Hiếu Nghĩa vẫn
không hề nao núng. Tinh thần ấy đã khiến thực dân Pháp phải chùn bước,
nhượng bộ.

Sư Vãi Bán khoai tục danh là Mỹ. Từ năm 1901-1902, ông xuất hiện ở
vùng kinh Vĩnh Tế và Cao Miên, đi khắp nơi hoằng pháp, giả dạng người bán
khoai để cảnh tỉnh, chỉ phép tu, rao giảng quyến “Sám giảng người đời” gồm
11 thiên chứ khơng phát lịng phái như các vị khác. Sau khoảng thời gian ngắn
ngủi, người ta khơng cịn thấy ông xuất hiện nữa. Thế nhưng ân đức của ông
vẫn được truyền tụng mãi và kinh sách của Đức Huỳnh Giáo chủ sau này có
nhắc đến ơng với một thái độ trân trọng: “Cảm thương Ơng Lão Bán Khoai/
Vì u dân chúng chẳng nài nắng mưa” [25, tr.48].
1.1.2. Sự xuất hiện của Đức Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ
Cách đây 90 năm, tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc
(nay là Thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang), vào ngày 25/11 năm
Kỷ Mùi (tức 15/01/1920), một đấng sinh nhi tri (sinh ra đã biết) mượn xác
“Huỳnh danh thanh sắc trẻ” [25, tr.225] chào đời, để 19 năm sau trở thành
Đức Giáo chủ PGHH. Ngài sinh ra trong một gia đình trung nơng hiền đức,
tên thật của Ngài là Huỳnh Phú Sổ, con thứ tư của Đức Ơng Huỳnh Cơng Bộ
và Đức Bà Lê Thị Nhậm. Từ thơ bé, Ngài đã có lịng hiếu sanh, không nỡ sát
hại những sinh linh bé bỏng. Vì thế, những trị chơi thơng thường của trẻ em
nơng thôn như bắt bướm, bắt chuồn chuồn, chọi dế,… Ngài không muốn


14
tham gia. Bản tính Ngài điềm đạm, trầm tĩnh, tư chất thông minh sớm bộc lộ
từ nhỏ và sau này gặp điều kiện đã phát tiết.
Thuở nhỏ, con người tài hoa ấy đau ốm liên miên, Đức Ông và Đức Bà
âu sầu, lo lắng, đưa đi chạy chữa khắp nơi vẫn không khỏi, nên học xong bậc
tiểu học, Ngài nghỉ để chữa bệnh. Trong quá trình chữa bệnh, nhiều lần Ngài
lên vùng núi Thất Sơn (huyện Tri Tôn, tỉnh Châu Đốc). Tại đây, Đức Huỳnh
Giáo chủ học được nhiều bài thuốc Đông y và chú tâm tu hành theo giáo phái
Bửu Sơn Kỳ Hương. Năm 1937, Đức Huỳnh Giáo chủ hốt nhiên đại ngộ, trở
về làng Hịa Hảo, sử dụng tam độ nhất như (ba phương pháp cùng một mục

đích) để giáo hóa con người, đó là: thuyết pháp, viết kinh sách và chữa bệnh
cứu đời. Đến ngày 18/5 năm Kỷ Mão (tức 04/07/1939), với ao ước “gieo Đạo
khắp đại đồng, đưa nhơn loại đi vào vòng hạnh phúc” [25, tr.339], Đức
Huỳnh Giáo chủ làm lễ cáo Hoàng Thiên, khai sáng đạo PGHH. Dù mới ra
đời nhưng PGHH đã phát triển rực rỡ. Tiếng lành đồn xa, số người mộ đạo
quy căn ngày càng đông không kể xiết.
Tam độ nhất như là những phương pháp không mới mẻ nhưng hết sức
hữu hiệu để gây dựng lòng tin ở con người. Cũng như Đức Phật Thầy Tây An
và những vị kế truyền, trước tiên, Đức Huỳnh Giáo chủ “dùng huyền diệu của
Tiên gia độ bịnh để cho kẻ ít căn lành nhờ được mạnh mà cảm lòng từ bi của
Chư Vị với Trăm Quan” [25, tr.20]. Tương truyền, từ những bệnh nóng sốt
cảm mạo thơng thường đến những căn bệnh lạ, nguy kịch đến tính mạng,
Ngài đều chữa khỏi. Nước lã, giấy vàng hay bơng trang, bơng thọ, lá xồi, lá
ổi, lá mít.... dưới bàn tay của Ngài đều trở nên huyền diệu. Điều đặc biệt là
Đức Huỳnh Giáo chủ không bào chế những thứ “cây nhà lá vườn” trên thành
những thứ thuốc có sẵn. Tùy theo bệnh mà Ngài cho uống nước lã, nuốt giấy
vàng xé nhỏ hoặc tiện tay hái những thứ hoa lá quanh nhà đưa cho bệnh nhân
nhai. Ngồi ra, đối với một số bệnh khơng thể chữa theo phương pháp trên, dù
không bốc thuốc, Đức Huỳnh Giáo chủ vẫn có thể kê đơn như một lương y
thông thường. Tâm lý người bệnh cũng là một trong những nguyên nhân quan


15
trọng giúp bệnh tật sớm thuyên giảm, nên Ngài không qn dặn dị bệnh nhân
phải thành tâm niệm Phật vì:
Thành lịng nước lã nên hồ,
Hữu tâm chí đức cam lồ Phật ban [25, tr.286].
Khơng ít người tỏ ra nghi hoặc khi nghe những lời đồn thổi về cách
chữa bệnh mầu nhiệm ấy, nhưng khi họ được tận mắt chứng kiến hoặc trở
thành con bệnh thì những hồ nghi đó đều tan biến. Song song với chữa bệnh,

Đức Huỳnh Giáo chủ cịn thuyết pháp. Nhà Đức Ơng lúc nào cũng tấp nập
người ra kẻ vào. Đức Huỳnh Giáo chủ truyền đạt giáo lý nhà Phật, đạo lý làm
người bằng những lời lẽ hùng hồn, khi trầm bổng, lúc thanh tao. Đang ở tuổi
thanh niên, nên khơng thể nói Ngài là người từng trải, có nhiều kinh nghiệm,
thế nhưng những gì mà Ngài thuyết giảng lại hết sức sâu sắc, chứa đựng nhiều
minh triết, trí huệ. Lớn lên trong một thời điểm đầy biến động, lại có tấm lịng
bác ái, nên Ngài dễ dàng hiểu thấu tâm lý của người nông dân một nắng hai
sương thời ấy. Ngài đã mở ra một cánh cửa mới cho họ, cánh cửa của niềm tin
về một tương lai xán lạn.
Nhận thấy nhu cầu của tín đồ ngày càng lớn, Đức Huỳnh Giáo chủ bắt
tay vào viết kinh sách. Ngài không nghiền ngẫm nhiều mà ý tứ vẫn dào dạt,
văn chương vẫn lưu loát. Trong một khoảng thời gian ngắn, Ngài đã viết được
khá nhiều kinh sách:
Sấm giảng khuyên người đời tu niệm (Quyển nhứt): viết tại làng Hòa
Hảo năm 1939, sau khi làm lễ cáo Hoàng Thiên, gồm 912 câu, thể thơ lục bát.
Đức Huỳnh Giáo chủ bơn ba khắp nơi tìm hiểu nhân tình thế thái, từ đó dùng
lời lẽ mà cảm hóa trăm họ trước cảnh nhiễu nhương thế sự. Ngài đi nhưng giả
dạng dưới nhiều hình dáng khác nhau (người bán thuốc dạo, lão đưa đị,
người bán cá, người tàn tật, cơ gái bán cau,…) để dễ thâm nhập cuộc sống.
Kệ dân của người Khùng (Quyển nhì): viết vào ngày 12/09/1939 tại
làng Hịa Hảo, gồm 476 câu, thể thơ thất ngơn. Đức Huỳnh Giáo chủ bày tỏ
lịng thương cảm trước cảnh đói khổ lầm than, từ đó khuyên chúng sanh “tĩnh


16
tâm tìm Đạo”, “cải dữ về lành” [25, tr.53], chỉ ra con đường tu hành đúng
đắn, bài trừ mê tín dị đoan.
Sám giảng (Quyển ba): cũng viết tại làng Hòa Hảo năm 1939, gồm
612 câu, thể thơ lục bát, chủ yếu dạy về luân thường đạo lý.
Giác mê tâm kệ (Quyển tư): viết vào ngày 20/09/1939 tại làng Hòa

Hảo, gồm 846 câu, thể thơ thất ngôn. Đức Huỳnh Giáo chủ chỉ ra những điều
tinh túy của Phật pháp, khuyên con người ăn ở hiền lành.
Khuyến thiện (Quyển năm): viết tại Chợ Quán năm 1941, gồm 756
câu, phần đầu và phần cuối viết theo thể thơ lục bát, phần giữa là thể thơ thất
ngôn, chủ yếu khuyên trừ Thập ác, noi theo gương xả thân tầm đạo của Phật
Thích Ca, chỉ ra pháp môn cứu cánh là pháp môn Tịnh Độ.
Cách tu hiền và sự ăn ở của một người bổn đạo (Quyển sáu): viết tại
Sài Gòn vào tháng 05/1945, viết theo lối văn xuôi. Ngài khuyên con người
giữ vẹn Tứ ân, tránh Tam nghiệp và chừa Thập ác để đạt đến Thập thiện, tiến
tới thực hành Bát chánh. Quyển này còn đề cập đến nghi thức thờ phụng, cách
ăn ở, sinh hoạt,… của tín đồ.
Ngồi những tác phẩm trường thiên kể trên, Đức Huỳnh Giáo chủ còn
sáng tác rất nhiều thi văn giáo lý trong những hoàn cảnh khác nhau (từ 1939
– 1947). Trong đó, có những bài Ngài đáp họa người khác, có những bài
Ngài viết để dặn dị bổn đạo trước lúc đi xa, có những bài là lời kêu gọi, lời
hiệu triệu…
Như vậy, với tam độ nhất như, quá trình truyền đạo của Đức Huỳnh
Giáo chủ dẫn dắt con người đi từ cảm phục đến tin theo. Trị bệnh cứu đời là
nấc thang đầu tiên trên con đường hành đạo của Ngài, đồng thời là nấc thang
nền tảng để tiến lên hai nấc thang cao hơn là thuyết pháp và viết kinh sách.
Khi lòng tin của con người đủ mạnh, Đức Huỳnh Giáo chủ chú tâm vào hai
phương pháp còn lại. Hai phương pháp ấy đã theo dấu chân Ngài trên suốt
quãng đường truân chuyên hóa đạo. Ban đầu, nền đạo của Ngài thu hút đông


17
đảo tầng lớp nông dân tham gia. Về sau, những điền chủ, trí thức nho học và
tân học cũng nhiệt tình hưởng ứng.
1.1.3. Sơ lược quá trình phát triển của Phật giáo Hòa Hảo
Giai đoạn 1939 - 1947:

Đây là thời kỳ cực thịnh của PGHH, đặc biệt là giai đoạn 1939 – 1944,
vốn được xem là giai đoạn thuần tôn giáo. GS. Minh Chi rất tâm đắc về sự
thành công ngoạn mục của PGHH. Theo nghiên cứu của ông, các tài liệu
trong nước và nước ngoài đều thống nhất PGHH từ năm 1939 đến năm 1944
phát triển đến số lượng 5 triệu tín đồ [11, tr.23]. Nhưng cũng khơng phải bàn
nhiều đến mức độ chính xác của con số này, bởi vì “niềm tin tơn giáo là
chuyện sâu kín trong lịng mỗi người, khó mà thống kê chính xác” [11, tr.23].
Khi Đức Huỳnh Giáo chủ khai đạo được ít lâu thì chiến tranh Thế giới
thứ Hai bùng nổ. Đức Huỳnh Giáo chủ trở thành một mối họa lớn đối với
Pháp trong quá trình Pháp tăng cường đàn áp, khủng bố, tạo dựng thanh thế ở
miền Tây. Vì vậy, chúng tìm mọi cách để quản thúc Ngài.
Ngày 18/05/1940 (12/04 năm Canh Thìn), Đức Huỳnh Giáo chủ bị dời
đến Tịa bố Châu Đốc. Cũng trong ngày này, Ngài bị dời xuống Sa Đéc,
nhưng ảnh hưởng của Ngài đã khiến nhà cầm quyền nơi đây lo ngại, Ngài
được phép chọn chỗ lưu trú tiếp theo. Đến ngày 23/05/1940, Ngài bị dời sang
kinh xáng Xà No (Cần Thơ), lưu trú tại nhà ông Võ Mậu Thạnh, làng Nhơn
Nghĩa. Đức Huỳnh Giáo chủ có nguyện vọng về Bạc Liêu, nhưng nguyện
vọng đó khơng được đáp ứng. Ngày 28/07/1940, nhà cầm quyền Pháp đưa
Ngài vào nhà thương Cần Thơ, rồi 5 ngày sau ép Ngài vào nhà thương Chợ
Quán. Tại đây, Ngài tiếp tục thu nhận tín đồ, ảnh hưởng của Ngài ngày càng
lan rộng. Đến 13/06/1941 (19/05 năm Tân Tỵ), Đức Huỳnh Giáo chủ mới
được về Bạc Liêu.
Năm 1942, thực dân Pháp dự tính đưa Đức Huỳnh Giáo chủ sang Lào
để cách ly tín đồ đồng thời kéo Ngài ra khỏi tầm ngắm của Nhật, vốn đang


18
bành trướng thế lực tại Đông Dương. Nhưng kế hoạch chưa kịp tiến hành thì
ngày 12/10/1942, Nhật giải cứu được Đức Huỳnh Giáo chủ và rước Ngài về
Sở Hiến binh Nhật tại Sài Gòn. Trong mối quan hệ với Nhật, Ngài rất dè dặt.

Pháp sợ Nhật tranh thủ được ảnh hưởng của Đức Huỳnh Giáo chủ, có hại cho
đại sự nên bắt bớ, đàn áp tàn khốc tín đồ. Đức Huỳnh Giáo chủ vẫn ẩn nhẫn
chờ thời cơ.
Ngày 09/03/1945, Nhật đảo chánh Pháp. Thốt khỏi sự kìm kẹp của
Pháp, Đức Huỳnh Giáo chủ được tự do hoạt động. Ngài thành lập hai tổ chức:
“Việt Nam Độc lập vận động hội” và “Việt Nam Phật giáo Liên hiệp hội” với
mục đích củng cố nền độc lập nước nhà, xiển dương đạo Phật. Từ ngày
10/06/1945, theo yêu cầu của Nhật, Đức Huỳnh Giáo chủ đi khuyến nông tại
các tỉnh miền Tây. Mặc dù hiểu rõ thâm ý của Nhật muốn củng cố thiệt hại
nặng nề của chính quốc do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Thế giới thứ Hai,
nhưng nhận thấy việc khuyến nơng có lợi cho dân tộc mình nên Đức Huỳnh
Giáo chủ đã khơng từ chối. Trong vịng 2 tháng, Đức Huỳnh Giáo chủ một
mặt thực hiện công tác khuyến nông, kêu gọi đồng bào “Đứng lên đừng để
ruộng đồng bỏ hoang” [25, tr.422], mặt khác tranh thủ sự ủng hộ của đơng
đảo tín đồ, củng cố tổ chức.
Sau khi đi khuyến nông về, Đức Huỳnh Giáo chủ thành lập Đội Bảo an
và Đệ tứ Sư đoàn Dân quân Cách mạng nhằm giữ gìn trật tự và bảo vệ hương
thơn, làng xã, nhưng sâu xa hơn là để kịp thời ứng phó với những biến động
thời cuộc, bảo vệ đất nước. Võ trang tinh thần là nét đặc sắc tạo nên sức mạnh
của Đội Bảo an PGHH trong điều kiện vũ khí được trang bị cịn thơ sơ, chỉ có
gậy gộc, đao, kiếm và tầm vơng vạt nhọn. Hình thức võ trang tinh thần đó thể
hiện ở việc “Đồn ngũ hóa, gây ý thức con người, đưa cho con người ấy một
cây tầm vơng để tự tin rằng mình “được giao phó một nhiệm vụ thiêng liêng”,
một cơng việc nguy hiểm đến tính mạng, mà dù có chết cũng là đền đáp ơn


19
Đất nước, chết vinh quang để tròn nhiệm vụ ở cõi thế gian, mà được về cõi
Phật sau này” [57, tr.302-303].
Ngày 14/08/1945, Việt Nam Độc lập vận động hội tham gia vào Mặt

trận Quốc gia Thống nhất, một tổ chức chính trị quy hợp nhiều tơn giáo, đảng
phái, với mục đích chống đế quốc Pháp, chống họa thực dân, bảo vệ trị an, bài
trừ phản động [48, tr.135]. Nhật đầu hàng quân Đồng Minh một ngày sau đó,
tạo thế thuận lợi cho làn sóng yêu nước đang diễn ra mạnh mẽ. Ngày
21/08/1945, Mặt trận Quốc gia Thống nhất huy động trên 200.000 người tham
gia biểu tình tại Sài Gịn, dự định cướp chính quyền nhưng khơng thành cơng.
Đảng Cộng sản Đơng Dương lãnh đạo tồn dân tiến hành Tổng khởi nghĩa và
giành được thắng lợi.
Đất nước thốt khỏi xích xiềng nô lệ chưa được bao lâu, thực dân Pháp
quyết tâm chiếm nước ta lần nữa. Ngày 23/09/1945, chúng tái chiếm miền
Nam. Để ứng phó với Pháp, cuối năm 1945, Đức Huỳnh Giáo chủ thành lập
lực lượng Nghĩa quân Cách mạng Vệ quốc Liên đội Nguyễn Trung Trực gồm
4 chi đội. Về sau, lực lượng quân sự trên được cải tổ thành Chi đội Nguyễn
Trung Trực do Nguyễn Giác Ngộ nắm quyền chỉ huy. Ngày 20/04/1946, Mặt
trận Quốc gia Liên hiệp Việt Nam ra đời. Tổ chức này quy tụ nhiều đồn thể
chính trị, tơn giáo và cả lực lượng qn sự nhằm mục đích chống xâm lăng.
Đức Huỳnh Giáo chủ (bí danh Hồng Anh) giữ vai trị Chủ tịch. Pháp lo ngại,
bắt bớ những thành viên của Mặt trận, dùng cả thủy-lục- không quân để tấn
công vào các căn cứ. Mặt trận phải tạm giải tán. Sau một thời gian, trên cơ sở
rút ra những hạn chế của Mặt trận Quốc gia liên hiệp Việt Nam, Đức Huỳnh
Giáo chủ chủ xướng thành lập Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng (gọi tắt là
Đảng Dân xã - 21/09/1946), là một tổ chức liên hiệp chính trị với tham vọng
“đủ sức tranh đấu, chuyển được thế nước, đem lại thắng lợi cho quốc gia, và
đủ sức lãnh đạo nước nhà theo một chương trình cấp tiến, phù hợp với nguyện
vọng của tồn dân và tiến kịp trào lưu thế giới” [48, tr.161].


20
Để chia rẽ cách mạng với tôn giáo, Pháp mua chuộc một số phần tử
phản động trong lực lượng vũ trang PGHH. Được sự tiếp tay của Pháp, các

tướng lĩnh PGHH lộng quyền, thực hiện nhiều cuộc bắt bớ, chém giết. Khi ấy,
chính quyền cách mạng chưa nhận thức đúng tình hình, khơng sử dụng biện
pháp ơn hịa để đối phó, gây ra nhiều hiểu lầm đáng tiếc.
Tháng 10/1946, Đức Huỳnh Giáo chủ tham gia vào Ủy ban Hành chánh
Nam Bộ và trở thành Ủy viên đặc biệt. Thông qua đó, Đức Huỳnh Giáo chủ
muốn tỏ rõ thiện ý hợp tác với cách mạng, chứng tỏ PGHH khơng có tham
vọng chính trị hay tị hiềm riêng. Chi đội Nguyễn Trung Trực gia nhập vào lực
lượng vũ trang của ta, mang tên Chi đội 30 Vệ quốc đồn Việt Nam. Tình
hình xung đột giữa ta và PGHH tạm lắng dịu.
Trước sự kích động dồn dập của thực dân Pháp, các phần tử phản động
trong đạo lại tiếp tục làm điều phi nghĩa. Đầu tháng 12/1946, Đức Huỳnh
Giáo chủ gởi thư cho Trần Tín Nghĩa, Trưởng ban Quân sự Chi đội I, đề nghị
“điều tra tường tận… và thẳng tay trừng trị kẻ làm quấy” [35, tr.70]. Trong
thư, Đức Huỳnh Giáo chủ tỏ thái độ cương quyết:
Nếu lần này là lần cuối cùng mà các nơi không bỏ hành vi xấu
xa, tôi thề không đội trời chung với bọn mượn danh tôi mà làm điều
nhơ nhuốc cho nền Phật giáo.
Một là tôi đem binh về tiêu diệt bọn ấy.
Hai là tôi phải chết để tránh nỗi đau lòng!
Trước cảnh nước mất nhà tan, tại sao ta không tha thứ tội lỗi cho
nhau mà cịn có mối thù riêng giết nhau mãi mãi. Tu làm gì, ăn chay
niệm Phật làm gì mà khơng cắn rứt lương tâm? Kẻ đó là kẻ làm hoại
đạo [35, tr.69].
Cuối thư, Đức Huỳnh Giáo chủ còn nhấn mạnh: “Đừng tưởng cái công
nhỏ nhen của họ, đã lấp cái tội tày đình mà họ gây ra với đồng bào” [35, tr.70].


×