Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.69 KB, 43 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN
I. Thực trạng về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm công nghiệp tại công ty cp đầu tư và xây dựng bưu điện
1. Sự cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm công nghiệp tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng bưu điện
Trong mỗi doanh nghiệp, việc tính và xác định các loại giá phí, giá
thành có vai trò rất quan trọng. Thông qua việc tính toán giá thành, các nhà
quản trị có thể xác định được giá trị của sản phẩm chế tạo, hay giá trị mà
Công ty cung cấp cho khách hàng. Giá thành cũng là căn cứ để lập mức giá
bán sao cho phù hợp với yêu cầu của thị trường mà vẫn đảm bảo đem lại lợi
nhuận cho nhà sản xuất.
Kế toán chi phí và tính giá thành có vai trò tiên quyết đối với chất
lượng của công tác quản trị chi phí và giá thành tại doanh nghiệp. Đối với
một đơn vị kinh doanh trong nhiều lĩnh vực như Công ty, kế toán chi phí và
tính giá thành sản phẩm công nghiệp càng có vai trò quan trọng do SPCN
mang tính đơn chiếc, khối lượng sản xuất lớn, doanh thu tiêu thụ và chi phí
sản xuất lại chiếm phần lớn trong cơ cấu doanh thu và chi phí của Công ty.
Trong khi đó, việc hạch toán chi phí và tính giá thành của SPCN tại Công ty
còn gặp phải nhiều khó khăn do chi phí sản xuất phát sinh đa dạng với quy
mô lớn, bộ máy kế toán chưa được tổ chức đầy đủ và phù hợp, công tác kế
toán còn tồn tại nhiều điểm chưa phù hợp so với chế độ...
Như vậy, làm sao để làm tốt công tác kế toán tập hợp chi phí và tính
giá thành nhất thiết phải trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản
trị doanh nghiệp.
1
SV: Đặng Thị Ngọc Quỳnh MSSV: 05A08265N
2. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
công nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng bưu điện


2.1 Những mặt tích cực trong kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
công nghiệp
• Bộ máy kế toán:
- Tổ chức nhân sự trong bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện
được tổ chức theo mô hình kế toán hỗn hợp. Mô hình này phù hợp với quy
mô hoạt động và cơ cấu tổ chức quản lý hỗn hợp của Công ty. Kế toán chi phí
- giá thành do một nhân viên đảm nhiệm. Đây là một kế toán viên có trình độ
và năng lực nghề nghiệp, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kế toán xây
lắp và công nghiệp.
- Công nghệ thông tin trong kế toán:
+ Công tác kế toán tại Công ty đã sớm có sự ứng dụng của công nghệ
thông tin, với phần mềm kế toán máy được thiết kế riêng, làm giảm thiểu
khối lượng công tác kế toán thủ công, tăng tính chính xác và kịp thời của
thông tin kế toán.
• Công tác kế toán:
- Hệ thống tài khoản kế toán: kế toán Công ty đã có sự vận dụng linh
hoạt hệ thống tài khoản “cứng” theo CĐKT vào thực trạng công tác kế toán
tại Công ty. Do hoạt động trong nhiều lĩnh vực gồm xây lắp, công nghiệp,
thương mại và dịch vụ cho nên kế toán Công ty không chi tiết các tài khoản
chi phí theo các tài khoản cấp hai như CĐKT, mà chi tiết các tài khoản này
theo sản phẩm. Ví dụ Tài khoản 627 được chi tiết thành Tài khoản 6271 -
“CPSXC hàng công nghiệp”, Tài khoản 6272 - “CPSXC hàng xây lắp”…,
Điều này tạo ra sự thuận tiện khi theo dõi, tổng hợp chi phí phát sinh và tính
giá thành cho từng loại sản phẩm.
2
SV: Đặng Thị Ngọc Quỳnh MSSV: 05A08265N
- Hệ thống chứng từ kế toán: hệ thống chứng từ của Công ty được sử
dụng theo đúng các quy định về biểu mẫu và ghi chép, đối chiếu và kiểm tra.
Việc luân chuyển chứng từ cũng theo đúng quy trình chung.

- Hệ thống sổ sách kế toán:
+ Hình thức Chứng từ ghi sổ đang được áp dụng tại Công ty là khá phù
hợp với mật độ và số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày. Hình
thức kế toán này còn cho phép tập hợp, lưu trữ tài liệu kế toán theo từng
Chứng từ ghi sổ, giúp cho việc kiểm tra, đối chiếu dễ dàng hơn.
Việc lựa chọn đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm ống
nhựa PVC, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cũng phù hợp với đặc
điểm riêng có của đơn vị, thuận lợi cho công tác kế toán chi phí và tính giá
thành tại Công ty.
2.2 Những mặt tồn tại trong kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
công nghiệp
2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý
Là một Công ty có nhu cầu lớn về thanh tra, kiểm soát hoạt động tài
chính - kế toán ở khối văn phòng và các đơn vị trực thuộc, tuy nhiên Công ty
chưa có bộ phận kiểm toán nội bộ hoặc bộ phận kiểm tra kế toán riêng.
2.2.3. Tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm công
nghiệp
a) Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
• Tài khoản kế toán:
Toàn bộ giá trị nguyên vật liệu xuất cho nhà máy từ kho Công ty hoặc
nhập xuất thẳng đều được hạch toán vào Tài khoản 6211 - Chi phí NVL trực
tiếp cho SPCN mà không phân chia thành nguyên liệu chính và vật liệu phụ.
• Hạch toán chi phí mua NVL, CCDC:
Các chi phí thu mua vật tư do phòng Cung ứng TTTM báo về gồm: chi
phí giao dịch, chi phí vận chuyển, bốc xếp... Khi phát sinh nghiệp vụ mua
hàng, Kế toán Công ty đưa toàn bộ các khoản chi phí này vào chi phí sản xuất
chung cho SPCN. Cách hạch toán này có thể sẽ dẫn đến sai lệch tổng chi phí
NVL trực tiếp và tổng chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, mặt khác có
3
SV: Đặng Thị Ngọc Quỳnh MSSV: 05A08265N

thể làm tăng giá thành sản phẩm công nghiệp nếu như vật tư mua về không
xuất hết cho nhà máy trong khi chi phí thu mua đã tính cả vào chi phí sản xuất.
b) Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
• Hạch toán lương khoán theo sản phẩm:
Tổng lương khoản theo sản phẩm trả cho nhà máy hàng tháng được tính
dựa trên định mức khoán và Bảng tổng hợp sản phẩm. Bảng tổng hợp sản phẩm
này thống kê toàn bộ lượng phế liệu, không phân biệt phế liệu trong hay ngoài
định mức. Điều này tỏ ra không hợp lý vì chi phí nhân công trực tiếp phải là
những chi phí tạo ra sản phẩm cuối cùng (ống nhựa PVC) và sai hỏng chỉ có thể
chấp nhận trong định mức. Cách hạch toán như vậy một mặt làm tăng CPNCTT,
do đó làm tăng giá thành sản phẩm, mặt khác không khuyến khích người lao
động tăng năng suất, tiết kiệm nguyên vật liệu và hạn chế phế liệu.
• Hạch toán các khoản trích theo lương:
Hiện nay cơ sở để tính các khoản trích theo lương cho nhân công nhà
máy là quỹ lương cơ bản (lương hệ số cấp bậc), không phải là tiền lương thực
tế Công ty trả cho nhà máy (theo chế độ khoán). Cách làm này là trái với
quy định tại Luật lao động và CĐKT về các khoản BHXH, BHYT và KPCĐ.
Nếu tính các khoản trích như hiện nay, do lương hệ số thường nhỏ hơn lương
khoán làm cho chi phí nhân công trực tiếp bị giảm.
c) Kế toán chi phí sản xuất chung
• Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ:
Để tính khấu hao TSCĐ cho sản xuất ống nhựa hàng tháng, kế toán
vẫn sử dụng cách tính khấu hao tròn tháng theo quy định cũ, nhưng đối với
các TSCĐ tăng hoặc giảm trong tháng thì lại tính khấu hao tròn ngày.
• Hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:
Toàn bộ các chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dùng trong nhà máy, dù trong
hay ngoài kế hoạch đều được kế toán hạch toán vào CPSXC trong kỳ. Điều này
có thể làm cho giá thành của kỳ tăng đột biến, làm sai lệch kết quả hoạt động.
d) Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệp
• Kỳ tính giá thành sản phẩm công nghiệp:

Hiện nay kế toán Công ty chọn kỳ tính giá thành SPCN là theo quý.
4
SV: Đặng Thị Ngọc Quỳnh MSSV: 05A08265N
Tuy nhiên kỳ tính giá thành như vậy là chưa hợp lý vì:
+ Phương pháp kế toán hàng tồn kho mà Công ty đăng ký là phương
pháp kê khai thường xuyên, nhưng do kỳ tính giá thành là hàng quý nên cuối
quý mới có sự kiểm kê vật tư tồn kho tại nhà máy. Điều này dễ dẫn đến hao hụt,
thất thoát vật tư ngoài kế hoạch, gây ra lãng phí và tăng giá thành sản phẩm.
+ Các kế toán viên thường dồn chứng từ lại cuối tháng hoặc cuối quý
mới nhập vào máy khiến cho công việc bị ứ đọng, gây chậm trễ trong thông
tin kế toán.
+ Có thể xảy ra các nghiệp vụ bán SPCN trong quý ngoài kế hoạch khi
sản phẩm đem bán chưa được tính giá thành. Điều này gây ảnh hưởng tới các
quyết định về giá vốn sản phẩm và doanh lợi được hưởng.
II. Một số ý kiến của em nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác kế
toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm công nghiệp tại công ty
Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Bưu Điện.
1. Tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán Công ty cần xây dựng bộ phận kế toán quản trị. Bộ phận này
có thể do phó phòng kiêm kế toán tổng hợp và nhân viên kế toán chi phí - giá
thành phụ trách, tuy nhiên những nhân viên này cũng cần nâng cao thêm kiến
thức chuyên ngành về kế toán quản trị.
Do kế toán chi phí và tính giá thành gần như là khâu “chốt” trong
chuỗi mắt xích công việc của kế toán, cho nên phòng TC - KT cần có thêm
một nhân viên chia sẻ trách nhiệm phần hành này, tức là sẽ có một nhân viên
chuyên kế toán chi phí và tính giá thành hàng xây lắp và hỗ trợ kế toán tổng
hợp quyết toán các công trình xây lắp; một nhân viên đảm nhiệm kế toán chi
phí và tính giá thành hàng công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Có như vậy
thì Công ty mới tránh được tình trạng quyết toán chậm hàng năm như hiện
nay, đồng thời cung cấp thông tin kịp thời cho kế toán quản trị nhất là khi

Công ty đang ngày một mở rộng quy mô và lĩnh vực hoạt động.
2. Tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm công nghiệp
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
5
SV: Đặng Thị Ngọc Quỳnh MSSV: 05A08265N
• Tài khoản kế toán:
Kế toán Công ty nên chi tiết Tài khoản 6211 - Chi phí NVL trực tiếp
cho SPCN thành: Tài khoản 6211.1 - Chi phí nguyên liệu chính trực tiếp cho
SPCN và Tài khoản 6211.2 - Chi phí vật liệu phụ trực tiếp cho SPCN.
Tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu cũng nên chi tiết thành: Tài
khoản 1521 - Nguyên liệu chính, Tài khoản 1522 - Vật liệu phụ và Tài khoản
1523 - Phế liệu.
Nếu chi tiết như trên, kế toán sẽ theo dõi được lượng tồn kho và sự
biến động của từng loại vật tư, giúp ích cho việc lập các định mức và kế
hoạch sử dụng vật tư.
• Hạch toán chi phí mua NVL, CCDC:
Kế toán Công ty cầm phải đưa toàn bộ các khoản chi phí thu mua vật
tư cho sản xuất Công nghiệp vào giá trị hàng mua. Khi phát sinh nghiệp vụ
mua vật tư:
Nợ TK 152 : Giá mua + Chi phí mua - Chiết khấu, giảm giá (nếu có)
Nợ TK 153 : (như trên)
Nợ TK 133 : thuế GTGT
Có TK 1111, 311...
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
• Chứng từ kế toán:
Tuy Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương nhà máy cho từng nhân
công trong nhà máy không phải là căn cứ hạch toán chi phí lương nhưng lại
là các bằng chứng để kiểm tra việc thực hiện chính sách lương cho nhà máy,
cho nên cuối tháng, nhà máy cần gửi các chứng từ này lên phòng TC - KT.
Các chứng từ này sẽ được dùng khi đối chiếu với Bảng thanh toán lương theo

sản phẩm, Bảng tính và phân bổ tiền lương, sau đó được lưu trữ cũng với
Chứng từ ghi sổ hạch toán lương.
• Hạch toán lương khoán theo sản phẩm:
6
SV: Đặng Thị Ngọc Quỳnh MSSV: 05A08265N
Kế toán cần loại bỏ giá trị phế liệu ngoài định mức ra khỏi tổng giá trị
thành phẩm khi tính lương khoán cho nhà máy hàng tháng. Trong Bảng tổng
hợp sản phẩm nên chi tiết phế liệu thành phế liệu trong định mức và phế liệu
ngoài định mức. Tổng lương trả cho nhà máy chỉ nên tính trên sản lượng
thành phẩm và số lượng phế liệu trong định mức. Hạch toán như vậy sẽ làm
giảm chi phí nhân công không đáng có, hạ giá thành sản phẩm và khuyến
khích tiết kiệm vật tư.
Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệp
• Kỳ tính giá thành sản phẩm công nghiệp:
Kế toán Công ty nên chọn kỳ tính giá thành SPCN theo tháng. Việc
tổng hợp chi phí và tính giá thành hàng tháng là hoàn toàn có thể, bởi vì:
- Chứng từ gốc - căn cứ ghi sổ chi phí sản xuất tại nhà máy được
chuyển về phòng TC - KT ngay sau khi nghiệp vụ phát sinh hoặc cuối tháng.
- Các khoản chi phí sản xuất quan trọng như chi phí NVL, chi phí
lương, khấu hao TSCĐ... đều được tập hợp, tính và phân bổ hàng tháng.
- Quá trình tính toán, kết chuyển số liệu và tập hợp chứng từ để lên các
Bảng kê chứng từ được hỗ trợ rất nhiều bởi kế toán máy. Các Chứng từ ghi sổ
hiện nay thường được lập vào cuối tháng.
Khi thực hiện việc tính giá thành sản phẩm ống nhựa PVC theo tháng, thì
các kế toán viên phần hành cũng cần phải nhập chứng từ vào máy ngay khi có
thể, không để công việc bị dồn cục, gây ảnh hưởng tới phần hành khác, nhờ vậy
công tác lập báo cáo tài chính hàng quý sẽ trở nên đơn giản hơn.
• Bảng tính giá thành sản phẩm công nghiệp:
Khi đánh giá SPDD cuối kỳ, kế toán cần phải tách riêng từng loại chi
phí nằm trong SPDD cuối kỳ. Căn cứ vào các định mức tiêu hao chi phí, kế

toán sẽ tính được chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung trong
phế liệu và bột đã trộn do các SPDD này đã qua chế biến. Nếu phân tách rõ
ràng như vậy, kế toán có thể sử dụng Bảng tính giá thành SPCN với kết cấu
7
SV: Đặng Thị Ngọc Quỳnh MSSV: 05A08265N
và nội dung như sau:
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP
Tháng... năm...
ST
T
Khoản mục chi
phí
CP
SXKD
DD đầu
kỳ
CPSX
phát sinh
trong kỳ
CP
SXKD
DD cuối
kỳ
Tổng
giá thành
A B (1) (2) (3)
(4)=(1)+(2)-
(3)
1
Chi phí NVL trực

tiếp
2
Chi phí NC trực
tiếp
3 Chi phí SXC
Tổng cộng
Việc tính giá thành đơn vị sản phẩm theo mét ống vẫn được tiến hành
theo các công thức đang sử dụng nhưng kế toán cần phải xác định lại tổng giá
trị cần phân bổ của từng loại chi phí.
- Đối với chi phí NVL trực tiếp:
Chi phí NVLTT
cần phân bổ
=
CP NVLTT
dở dang đầu kỳ
CP NVLTT
phát sinh trong kỳ
+
-
8
SV: Đặng Thị Ngọc Quỳnh MSSV: 05A08265N
CP NVLTT
dở dang cuối kỳ
- Đối với chi phí sản xuất chung, tổng CPSXC cần phân bổ được xác
định tương tự như đối với chi phí NVL trực tiếp.
- Đối với chi phí nhân công trực tiếp, tổng CPSXC cần phân bổ sẽ được chia
cho các loại sản phẩm dựa trên mức lương khoán theo từng loại sản phẩm.
9
SV: Đặng Thị Ngọc Quỳnh MSSV: 05A08265N
KẾT LUẬN

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu kinh tế cơ bản
phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Tổ
chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính xác, kịp
thời nhằm kiểm soát chi phí, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao lợi nhuận
luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi nhà quản lý, trong đó có các nhà
quản trị của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện.
Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, từ một đơn vị xây dựng
chuyên ngành, hoạt động trong cơ chế kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp,
giờ đây Công ty đã trở thành một doanh nghiệp lớn với lĩnh vực kinh doanh
đa dạng, đang cố gắng từng bước đi lên trong nền kinh tế thị trường. Trong
xu thế phát triển chung đó, hệ thống kế toán của Công ty cũng ngày một được
hoàn thiện. Tuy nhiên, sau một năm hoạt động kể từ thời điểm chuyển sang
hình thức công ty cổ phần, tổ chức kế toán của Công ty, đặc biệt là kế toán
chi phí và tính giá thành sản phẩm công nghiệp vẫn còn chứa đựng những
hạn chế cần sớm được giải quyết.
Do trình độ bản thân còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa có
nên trong luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định về
cả nội dung và hình thức trình bày. Em xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới
thầy giáo TS.Phạm Ngọc Quyết đã giúp đỡ em để luận văn được hoàn thiện
hơn. Em xin cảm ơn các anh chị phòng kế toán Công ty cổ phần đầu tư và
xây dựng Bưu Điện đã cung cấp số liệu để luận văn được hoàn thành.
SV: Đặng Thị Ngọc Quỳnh MSSV: 05A08265N
PHỤ LỤC
TK 152 (611)
TK 621(chi tiết…)
Trị giá NVL xuất dùng
cho sản xuất sản phẩm
Kết chuyển CP NL, VL trực
Trị giá NVL mua ngoài
Dùng ngay cho SX SP

Trị giá NL, VL không dùng
hết, trị giá phế liệu thu hồi
Chi phí NL, VL trực tiếp
vượt trên mức bình thường
Thuế GTGT
Được khấu trừ
tiếp để tính giá thành SP
TK 152 (611)
TK 632
TK 133
SV: Đặng Thị Ngọc Quỳnh MSSV: 05A08265N
TK 111,112,331…
TK 154 (631)

Phụ Lục 01: Sơ đồ kế toán hạch toán chi phí Nguyên Vật Liệu trực tiếp
TK 622 ( chi tiết…)
TK 154 ( 631)
TK 334, 338
Lương, các khoản trích theo
Lương phải trả của CNSX
Cuối kì kết chuyển CPNC
trực tiếp để tính giá thành SP
TK 335
Trích trước tiền lương nghỉ
phép của CNSX
CP nhân công trên
mức bình thường
TK 632
Phụ Lục 02: Sơ đồ kế toán hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
SV: Đặng Thị Ngọc Quỳnh MSSV: 05A08265N

Phụ Lục 03: Sơ đồ kế toán hạch toán chi phí sản xuất chung
TK 154 “Chi phí sx kinh doanh dở dang”
TK 621
TK 622
TK 627
SV: Đặng Thị Ngọc Quỳnh MSSV: 05A08265N
TK 627
TK 154
TK 334, 338
Cuối kì kết chuyển
chi phí SX chung để
tính giá thành SP
Lương, các khoản trích theo lương
của phân xưởng, tổ, đội SX phải trả
TK 152, 153 (611), 142,
Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ
TK 214
chi phí khấu hao TSCĐ…
Kết chuyển CPSX
chung cố định
không phân bổ
TK 632
TK 111, 112, 331
Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 111, 112
TK 111, 112
Các khoản giảm
chi phí bằng tiền khác
TK 133
TK 111, 112, 335, 142, 242

chi phí đi vay phải trả
( nếu được hòa vốn)
TK 333
TK 632,157
TK 155
TK 138, 152
Cuối kỳ kết chuyển CPNVLTT
Kết chuyển giá thành thực tế
Cuối kỳ kết chuyển CPNCTT
Giá thành SP bán, gửi bán
Cuối kỳ kết chuyển CP sản
Trị giá phế liệu thu hồi, SP
hàng không sửa chữa được
không qua kho
Của sản phẩm nhập kho
để tính giá thành
để tính giá thành
xuất chung để tính giá thành
Trị giá NVL, hàng hóa gia
công xong nhập lại kho
TK 152
Phụ Lục 04: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí theo phương pháp
Kê khai thường xuyên
TK 631” Giá thành sản xuất”
TK 154
TK 621
TK 622
TK 154
TK 611
TK 138

Trị giá SPDD đầu kì
Trị giá SPDD cuối kì
Kết chuyển CP NVL trực tiếp
Trị giá phế liệu thu hồi
Kết chuyển CPNC trực tiếp
Các khoản bồi thường do SP
TK 627
Kết chuyển CPSX chung
Giá thành thực tế của Sp
TK 632
sản xuất trong kì
SV: Đặng Thị Ngọc Quỳnh MSSV: 05A08265N
hỏng không sửa chữa được
Phụ Lục 05: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí theo pp Kiểm kê định kỳ
1)Giai đoạn 1
( PX 1)
Chi phí NVL chính
+
Chi phí khác gđ 1
=>
Giá thành NTP 1
2) Giai Đoạn 2
( PX 2)
3) Giai Đoạn n
( PX n)
Chi phí NTP 1
+
Chi phí khác gđ II
=>
Giá thành NTP 2

Chi phí NTP n-1
Chi Phí khác gđ n
+
=>
Giá thành thành phẩm
Phụ Lục 06:Sơ đồ phương pháp phân bước có tính giá thành NTP
SV: Đặng Thị Ngọc Quỳnh MSSV: 05A08265N
Gđ1
Tổng CPSX gđ1 theo các KM
=>
CPSX gđ1 trong TP
Gđ2
Gđn
Tổng CPSX gđ2
CPSX gđ2 trong TP
=>
Tổng giá thành TP
Tổng CPSX gđn
CPSX gđn trong TP
=>
Phụ Lục 07: Sơ đồ phương pháp phân bước không tính NTP
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Năm 2007/2006
SV: Đặng Thị Ngọc Quỳnh MSSV: 05A08265N

×