Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.84 KB, 15 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN
HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DO AISC THỰC HIỆN
3.1. Tính tất yếu phải hoàn thiện kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo
cáo tài chính do AISC thực hiện
3.1.1. Yêu cầu của quá trình hội nhập và phát triển
Theo nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật, cho thấy
trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan
điểm phát triển. Quan điểm phát triển đòi hỏi khi nhận thức, khi giải quyết một
vấn đề nào đó con người phải đặt chúng ở trạng thái động, nằm trong khuynh
hướng chung là phát triển. Quan điểm phát triển đòi hỏi không chỉ nắm bắt
những cái hiện đang tồn tại ở sự vật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát
triển trong tương lai của chúng, phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như
những biến đổi có tính chất thụt lùi. Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển
còn phải biết phân chia quá trình phát triển của sự vật ấy thành những giai đoạn.
Trên cơ sở ấy để tìm ra phương pháp nhận thức và cách tác động phù hợp nhằm
thúc đẩy sự vật tiến triển nhanh hơn.
Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật phát triển đó, hội nhập kinh tế
với khu vực và quốc tế là xu thế khách quan, yêu cầu tất yếu và là một trong
những nguồn lực để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong
những cam kết ASEAN về dịch vụ hỗ trợ kinh doanh (phân ngành dịch vụ, kế
toán, kiểm toán và tư vấn thuế), thời gian đầu, Việt Nam chỉ cho phép 06 công
ty dịch vụ kế toán, kiểm toán nước ngoài hiện đang hoạt động tại Việt Nam
cung cấp dịch vụ, không cho phép thành lập thêm công ty có vốn đầu tư nước
ngoài. Các công ty kiểm toán 100% vốn nước ngoài trước hết chỉ được phép
cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và dự án do
nước ngoài tài trợ vốn. Các cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm
toán hoặc tư vấn tài chính phải đăng ký hành nghề tại một tổ chức kế toán, kiểm
toán độc lập hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, có chứng chỉ CPA hoặc kiểm
toán viên cấp quốc gia được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận và đăng ký trong
danh sách kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính.


Còn theo cam kết trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết năm
2000 và chính thức có hiệu lực vào tháng 12/2001, Việt Nam đã mở cửa thị
trường kế toán- kiểm toán cho liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài của Mỹ sau 03 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực; bỏ giới hạn phạm vi
hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sau 03 năm tiếp theo kể
từ khi Hiệp định có hiệu lực. Sau 02 năm, các công ty Hoa Kỳ sẽ được phép
kinh doanh trong các lĩnh vực bình đẳng như các doanh nghiệp kế toán- kiểm
toán trong nước.
Việt Nam đã trải qua quá trình đàm phán lâu dài và chính thức trở thành
thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) vào đầu năm
2007. Việt Nam đã cam kết không hạn chế, không ngoại trừ về dịch vụ kế toán -
kiểm toán. Để được thành lập, hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước
ngoài, phải có ít nhất 05 người có chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính
Việt Nam cấp và đã hành nghề ở Việt Nam trên một năm, không hạn chế đối xử
quốc gia.
Trong vòng một năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các công ty cung
cấp dịch vụ có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ cho các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các dự án có sự tài trợ của nước ngoài tại
Việt Nam.
3.1.2. Yêu cầu từ thực tiễn kiểm toán hàng tồn kho tại AISC
Công ty Kiểm toán AISC – Chi nhánh Hà Nội được thành lập năm 2001,
thời gian hoạt động không dài nhưng cũng không phải là ngắn. AISC vẫn đang
dần hoàn thiện các Chương trình kiểm toán của mình, nhằm phù hợp với cơ chế
mới, từ đó một mặt nhằm đảm bảo cung cấp cho khách hàng một chất lượng
dịch vụ tốt nhất với một mức phí kiểm toán cạnh tranh, mặt khác tăng cường vị
thế của Công ty trên thị trường kiểm toán ngày càng sôi động và mang tính cạnh
tranh ở Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy để chất lượng dịch vụ Công ty cung
cấp cho khách hàng ngày một nâng cao đòi hỏi Công ty phải không ngừng học
hỏi, đúc rút kinh nghiệm từ thực tế nhằm hoàn thiện hơn nữa Chương trình kiểm
toán của mình.

Hiện nay phần lớn khách hàng của AISC là các doanh nghiệp sản xuất
(điển hình là các công ty thuộc Tập đoàn than – khoáng sản Việt Nam), giá trị
cũng như số lượng hàng tồn kho rất lớn, nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho
xảy ra thường xuyên, việc tính giá hết sức phức tạp. Bởi vậy, AISC phải không
ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính trong đó có kiểm toán
hàng tồn kho để đáp ứng được yêu cầu mà các nhà quản lý đặt ra.
Thêm vào đó hàng tồn kho là một khoản mục quan trọng không chỉ riêng
cho doanh nghiệp sản xuất mà ngay cả đối với doanh nghiệp thương mại, dịch
vụ. Các khoản mục hàng tồn kho có ảnh hưởng trực tiếp đến Báo cáo kết quả
kinh doanh cũng như Bảng cân đối kế toán của Công ty khách hàng. Bởi vậy
kiểm toán hàng tồn kho phải được thực hiện một cách thận trọng thích đáng.
Kết quả kiểm toán hàng tồn kho cũng có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả chung
của cuộc kiểm toán do đó nâng cao chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính nói
chung không thể không chú trọng đến chất lượng kiểm toán hàng tồn kho.
Từ thực tế kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại hai
công ty khách hàng, có thể thấy quy trình kiểm toán hàng tồn kho của AISC vẫn
còn rất nhiều mặt hạn chế, cần được hoàn thiện.
Qua các khía cạnh xem xét ở trên, thiết nghĩ hoàn thiện công tác kiểm toán
Báo cáo tài chính nói chung cũng như hoàn thiện kiểm toán hàng tồn kho nói
riêng là hết sức cần thiết.
Phương hướng hoàn thiện: Từ những yêu cầu nêu trên, có thể đề ra những
phương hướng hoàn thiện kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài
chính của AISC như sau:
Trước yêu cầu của nền kinh tế chuyển đổi và trong tiến trình hội nhập quốc
tế, hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán Việt Nam được xây dựng và phát triển
cùng với việc tiếp tục tạo lập hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý, tăng cường hoạt
động các tổ chức nghề nghiệp. Một mặt, Việt Nam phải tiếp tục phát triển về số
lượng, quy mô các tổ chức dịch vụ, phát triển loại hình dịch vụ và phạm vi cung
cấp, đồng thời phải tăng cường, thúc đẩy chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt
động, tăng cường quản lý nhằm phát triển các hoạt động kế toán, kiểm toán, đáp

ứng yêu cầu tăng trưởng và ổn định kinh tế. Mặt khác, phải đồng thời chú trọng
phát triển các hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán theo xu hướng phát triển của
các nước trong khu vực và quốc tế, tạo dựng và mở rộng giao lưu nghề nghiệp.
Sự phát triển cả về số lượng, chất lượng, nâng cao năng lực nghề nghiệp sẽ từng
bước khẳng định vị trí hoạt động nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam
trong khu vực và quốc tế thông qua hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp kế
toán (hội kế toán, kiểm toán), tổ chức tư vấn nghề nghiệp.
Để bước tiến hội nhập xa hơn nữa thì Việt Nam còn nhiều mục tiêu và
công việc phải phấn đấu mà trước mắt là đổi mới các chính sách, các quy định
pháp luật sao cho phù hợp chung với các quy tắc, chuẩn mực quốc tế nhằm đáp
ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới.
Các bộ luật, các quy định đã được phê chuẩn, ban hành, mặc dù đã có
những đổi mới nhất định nhưng hệ thống kế toán của chúng ta còn nhiều điểm
hạn chế, không nhất quán với nhau cũng như không thống nhất với các quy tắc
và chuẩn mực chung trên thế giới. Có thể nói hoàn thiện hệ thống chuẩn mực tài
chính, kế toán là công việc đóng vai trò quan trọng hàng đầu để tạo nên bước
chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động kinh tế của đất nước.
3.2. Những giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại AISC
Với những hạn chế trong kiểm toán hàng tồn kho được nêu ở trên, em xin
được đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình kiểm toán hàng tồn kho
trong kiểm toán Báo cáo tài chính do AISC – Chi nhánh Hà Nội thực hiện.
Thứ nhất: Về tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB
Quá trình tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm
soát là bước đầu tiên và hết sức quan trọng của giai đoạn thực hiện kiểm toán.
Dựa vào những hiểu biết sâu sắc và đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ, công
ty sẽ đánh giá rủi ro kiểm soát trên phương diện thiết kế và thực tế áp dụng. Từ
đó kiểm toán viên sẽ quyết định có tiếp tục hợp đồng hay không. Kết quả của
quá trình này cũng ảnh hưởng đến các bước tiếp theo của cuộc kiểm toán. Đây
là cơ sở để kiểm toán viên thiết lập các thủ tục phân tích và thiết kế; thực hiện
các thử nghiệm cơ bản nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng cần thiết. Do đó,

quá trình này không chỉ thể hiện sự tuân thủ chuẩn mực, mà còn góp phần làm
cho cuộc kiểm toán hữu hiệu và hiệu quả hơn.
Trong thực tế khách hàng của AISC hiện nay phần lớn là những doanh
nghiệp sản xuất, công ty chú trọng vào việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản
hơn là đi sâu đánh giá hệ thống KSNB của doanh nghiệp.
Công ty nên thiết kế chương trình đánh giá hệ thống KSNB. Để có được
một chương trình đánh giá hiệu quả, khoa học công ty nên thuê chuyên gia giỏi
trong lĩnh vực này cùng với những nhân viên giỏi của công ty.
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả cho kiểm toán hàng tồn kho nói
chung cũng như công tác đánh giá hệ thống KSNB nói riêng, kiểm toán viên
nên mở rộng các kỹ thuật tìm hiểu về hệ thống này. Chẳng hạn kiểm toán viên
có thể thành lập thành lưu đồ hoặc bảng câu hỏi theo từng dấu hiệu của KSNB
để đánh giá sự có mặt hay thiếu vắng các hoạt động KSNB. Bảng câu hỏi có thể
được xây dựng như sau:
Bảng số 20: Bảng câu hỏi nhận biết hệ thống KSNB của khách hàng
Câu hỏi Có Không Không áp dụng
1. Có một bộ phận riêng biệt độc lập với các bộ phận
khác, chuyên mua sắm các loại vật tư không?
2. Hàng hóa, vật tư khi nhập kho có được kiểm nghiệm
chất lượng bởi một bộ phận chuyên trách không?
3. Có thực hiện kiểm kê hàng tồn kho theo đúng quy
định không?
4. Có trường hợp mang hàng tồn kho đi thế chấp vay
vốn không?
5. Địa điểm bố trí kho có an toàn không?
6. Có lý do nào băn khoăn về tính trung thực của thủ
kho hay không?
7. Có thực hiện phân loại hàng tồn kho chậm luân
chuyển, hư hỏng và lỗi thời không?
8. Hệ thống thẻ kho có được duy trì đầy đủ không?

9. Các phiếu nhập, xuất kho có được ghi sổ kịp thời
không?
10. Việc tính giá hàng tồn kho có nhất quán với năm
trước không?
11. Khách hàng có xác định dự phòng giảm giá hàng tồn
kho chưa?

Kết luận:
Hệ thống KSNB với hàng tồn kho
Rủi ro kiểm soát đối với hàng tồn kho
Trong đó: Có là khách hàng có thực hiện thủ tục kiểm soát.
Không là khách hàng không thực hiện thủ tục kiểm soát.
Không áp dụng là thủ tục kiểm soát là rất cần thiết mà khách
hàng không áp dụng.
Bên cạnh việc sử dụng các câu hỏi đóng, kiểm toán viên nên thiết kế các
câu hỏi mở để thu được những thông tin đa dạng hơn. Các thông tin thu được
kiểm toán viên nên tóm tắt và ghi trong giấy làm việc để lưu trong hồ sơ kiểm
toán giúp công tác kiểm tra và quản lý được thuận lợi.
Đánh giá được hệ thống KSNB để từ đó kiểm toán viên quyết định nên hay
không nên dựa vào hệ thống KSNB của khách hàng, nếu hệ thống KSNB của
khách hàng được đánh giá là tồn tại và hoạt động có hiệu quả, kiểm toán viên có
thể dựa vào, từ đó giảm được khối lượng công việc của kiểm toán viên rất
nhiều. Tuy nhiên do phải thuê chuyên gia bên ngoài nên chi phí cho công việc
này tương đối lớn, công ty cần có chính sách đầu tư chi phí hợp lý.
Thứ hai: Về thực hiện thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC được thực hiện xuyên suốt trong
cuộc kiểm toán. Đây là một bước công việc hết sức quan trọng, một phương
pháp kiểm toán cơ bản trong kiểm toán BCTC. Đối với hàng tồn kho việc thực
hiện các thủ tục phân tích là hết sức cần thiết do hàng tồn kho với sự đa dạng về
chủng loại; số lượng cũng như tần suất các nghiệp vụ nhập, xuất, sản xuất, tiêu

×