Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Phân tích và đánh giá tương tác giữa kiểu gen và môi trường của các giống đậu xanh vigna radiata có triển vọng tại an giang vụ đông xuân năm 2009 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
________________

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GEN
VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC GIỐNG ĐẬU XANH
(Vigna radiata) CĨ TRIỂN VỌNG TẠI AN GIANG
VỤ ĐƠNG XN NĂM 2009-2010

Chủ nhiệm đề tài: Ts. TRƯƠNG BÁ THẢO

Long Xuyên, tháng 4 năm 2011

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
________________

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GEN
VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC GIỐNG ĐẬU XANH
(Vigna radiata) CĨ TRIỂN VỌNG TẠI AN GIANG
VỤ ĐƠNG XN NĂM 2009-2010


BAN GIÁM HIỆU

TRƯỞNG KHOA CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
NN-TNTN

Long Xuyên, tháng 4 năm 2011

2


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng được
sự động viên, giúp đỡ của Ban giám hiệu, quý đồng nghiệp khoa NN-TNTN, các em
sinh viên đã giúp tơi có động lực để vượt qua khó khăn trong q trình thí nghiệm.
Tơi xin trân trọng gởi lời cám ơn đến:
- Trường Đại học An Giang đã cấp kinh phí cho tơi thực hiện đề tài khoa học
này.
- Ban chủ nhiệm Khoa Nông nghiệp-TNTN trường Đại học An Giang đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài.
- Các đồng nghiệp Bộ mơn Cơng nghệ sinh học đã hết lịng hỗ trợ, giúp đỡ tơi
trong suốt q trình hồn thành đề tài.
- Các em sinh viên lớp ĐH5SH, ĐH7SH của khoa Nơng nghiệp-TNTN đã
tham gia, góp sức cùng tơi hồn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
Long Xuyên, ngày 20 tháng 04 năm 2011

i


TĨM TẮT


Thí nghiệm đánh giá năng suất và khả năng thích nghi của 15 giống đậu xanh ở 3 địa
điểm Long Xuyên, Tri Tôn và Chợ Mới trong vụ Đông Xuân 2009 – 2010. Tại 3
điểm này, thí nghiệm đều được bố trí theo thể thức khối hồn tồn ngẫu nhiên
(RCBD) 1 nhân tố gồm 15 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Mỗi nghiệm thức là một
giống được gieo thành 5 hàng và mỗi hàng dài 5m với khoảng cách gieo 40 x 15cm.
Một hốc gieo 3 hạt sau đó tỉa lại cịn 2 cây trên hốc (mật độ 42 cây/m2). Các chỉ tiêu
theo dõi gồm: chỉ tiêu sinh trưởng, chỉ tiêu hình thái, chỉ tiêu nơng học, chỉ tiêu sâu
bệnh gây hại ( các loại sâu hại chính, các loại bệnh chính) và đánh giá tương tác giữa
kiểu gen và môi trường lên năng suất của 15 giống đậu xanh thí nghiệm ( chỉ số thích
nghi và chỉ số ổn định).
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
- 15 giống đậu xanh thí nghiệm sinh trưởng, phát triển tốt ở các địa điểm thí nghiệm.
- Sâu hại: Đánh giá theo AVRDC, các giống đều có tính kháng tốt với dịi đục thân
(Ophiomyia phaseoli), sâu xanh (Spodoptera sp.), sâu ăn tạp (Spodoptera litura) và sâu đục
trái (Etiella zinckenella).
- Bệnh: Hầu hết các giống đều thể hiện tính kháng đối với các bệnh héo cây con (Rhizoctonia
solani), bệnh đốm lá (Cercospora canescens), bệnh khảm (Mosaic virus).

- Năng suất bình quân của các giống tại 3 địa điểm đạt từ 1,89 – 2,19 tấn.ha-1. Năng
suất của các giống là tương đương nhau và khơng khác biệt nhau qua phân tích thống
kê. Đậu xanh trồng tại Tri Tơn có xu hướng cho năng suất cao hơn (2,446 tấn.ha-1)
và khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% so với 2 địa điểm còn lại là Long Xuyên và Chợ
Mới (2,015 và 1,785 tấn.ha-1).
- Cả 15 giống đều có khả năng tương đương nhau khi so sánh về chỉ số ổn định ( )
và chỉ số thích nghi (bi) cho thấy các giống đều có khả năng như nhau khi canh tác
tại 3 địa điểm trên.

ii



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Các nghiên cứu về chọn tạo giống đậu xanh
2. Sự tương tác giữa kiểu gen và mơi trường hay tính thích nghi của giống
với các điều kiện sinh thái khác nhau
3. Phương pháp đánh giá sự tương tác giữa kiểu gen và mơi trường
4. Sự thích nghi và tính ổn định của giống
5. Mơ hình hiệu ứng cộng tính và tương tác phức hợp của các kiểu gen với
môi trường
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Địa điểm và mùa vụ thí nghiệm
2. Vật liệu
2.1 Giống
2.2 Phân bón – thuốc bảo vệ thực vật
3. Phương pháp
3.1. Cách bố trí thí nghiệm
3.2. Các chỉ tiêu theo dõi
3.3. Phương pháp phân tích thống kê
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
1. Tình hình chung
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.2. Tình hình sinh trưởng của đậu xanh
2. Kết quả ghi nhận đặc tính hình thái
2.1. Màu thân cây con
2.2. Màu lá lúc trổ
2.3. Màu hoa
2.4. Màu hạt

3. Tình hình sâu bệnh
3.1. Sâu hại
3.2. Bệnh
4. Kết quả so sánh các thành phần năng suất và năng suất đậu xanh tại 3 điểm
Tri Tôn, Long Xuyên và Chợ Mới
4.1. Số trái trên cây
4.2. Số hạt trên trái
4.3. Trọng lượng 1000 hạt
4.4. Năng suất thực tế
5. Kết quả đánh giá tương tác giữa kiểu gen và môi trường lên năng suất của
15 giống đậu xanh
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG

Trang
1
3
3
4
4
5
11
14
14
14
14
14

15
15
15
20
21
21
21
21
22
22
23
23
23
24
24
25
26
26
26
28
29
30
35
35
35
36
39

iii



DANH SÁCH HÌNH
Tên hình
Hình 1: Đồ thị tương tác AMMI2 của 12 giống ở 6 vùng gieo

Trang
8

trồng
Hình 2: Sơ đồ bố trí các giống đậu xanh trong thí nghiệm
Hình 3: Giản đồ tương tác của năng suất 15 giống đậu xanh trên 3 địa
điểm Tri Tôn, Chợ Mới và Long Xuyên

16
34

DANH SÁCH BẢNG
Tên bảng
Bảng 1: Danh sách giống trong thí nghiệm
Bảng 2: Thời gian sinh trưởng (ngày) của 15 giống đậu xanh trong thí
nghiệm
Bảng 3: Thời gian bắt đầu trổ hoa (ngày) của 15 giống đậu xanh trong
thí nghiệm
Bảng 4: Các chỉ tiêu hình thái của 15 giống đậu xanh
Bảng 5: Đánh giá cấp gây hại của sâu
Bảng 6: Đánh giá cấp gây hại của bệnh
Bảng 7: Số trái/cây của 15 giống đậu xanh tại 3 điểm thí nghiệm
Bảng 8: Số hạt/trái của 15 giống đậu xanh tại 3 điểm thí nghiệm
Bảng 9: Trọng lượng 1000 hạt của 15 giống đậu xanh tại 3 điểm thí
nghiệm

Bảng 10: Năng suất thực tế của 15 giống đậu xanh tại 3 địa điểm thí
nghiệm
Bảng 11: Năng suất trung bình của 3 điểm thí nghiệm
Bảng 12. Chỉ số môi trường của các giống tại 3 điểm thí nghiệm
Bảng 13: Chỉ số ổn định ( ) và chỉ số thích nghi (bi) của 15 giống
đậu xanh
Bảng 14: Bảng phân tích phương sai các thành phần AMMI

Trang
15
21
22
23
24
25
27
28
29
30
31
31
32
33

iv


MỞ ĐẦU
Đậu xanh (Vigna radiata) là loại cây trồng quen thuộc lâu đời của nơng dân
ta, chúng có nhiều giá trị kinh tế và sử dụng, dễ tiêu thụ, thời gian sinh trưởng ngắn,

thích hợp với nhiều cơng thức ln canh tăng vụ, nhưng nó chỉ được xem là cây
trồng phụ nên công tác nghiên cứu để chọn tạo giống mới chưa được quan tâm đầy
đủ. Do đó muốn đẩy mạnh phát triển đậu xanh, trước hết cần phải thay thế dần giống
cũ có năng suất thấp bằng các giống mới có năng suất cao, ổn định, và thích nghi tốt
với điều kiện sinh thái ở từng vùng, từng vụ đã được so sánh và chọn lọc từ các nhà
khoa học.
Khi một giống được đưa vào sử dụng ở một vùng nào đó khơng phải là do sự
ngẫu nhiên mà có q trình so sánh để lựa chọn cho chắc chắn (Phạm Văn Thiều,
2003). Để có thể chọn lựa được một giống tốt thì việc đánh giá tính ổn định của
giống thơng qua những mơi trường khác nhau đóng một vai trò quan trọng (Yan và
Hunt, 2001). Nhà chọn giống cần phải thực hiện thí nghiệm ở nhiều vụ, thu thập dữ
liệu ở nhiều nơi và phân tích các dữ liệu đã thu thập được. Trong đó việc phân tích
dữ liệu giữ vai trị rất quan trọng. Nếu thí nghiệm được thực hiện một cách rõ ràng,
dữ liệu được thu thập một cách chính xác mà khơng được phân tích bằng các phương
pháp thống kê thích hợp thì độ tin cậy của thí nghiệm ấy có thể bị nhiều hạn chế, dẫn
đến việc đưa ra những kết luận thiếu chính xác.
Trước đây, việc phân tích dữ liệu thường bị giới hạn do thiếu phương tiện.
Ngày nay nhờ sự phát triển cơng nghệ thơng tin và các phần mềm phân tích số liệu
đã giúp cho các nhà khoa học thuận lợi hơn trong việc phân tích dữ liệu. Hiện nay,
trên thế giới có nhiều phần mềm thống kê được xây dựng, ở nước ta nhiều phần mềm
thống kê như SAS, SPSS, Stagraphic, Statistica,… đã được sử dụng ở các trường đại
học, các cơ sở nghiên cứu và các cơ quan quản lý.
Từ những vấn đề trên đề tài “Phân tích và đánh giá tương tác giữa kiểu
gen và môi trường của các giống đậu xanh (Vigna radiata) có triển vọng” được
thực hiện nhằm mục đích:
- Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong việc so sánh và đánh giá sự tương tác
giữa kiểu gen và môi trường để bổ sung vào các phương pháp đánh giá trước đây.
- Dựa vào sự phân tích sẽ chọn ra được một số giống tốt cho năng suất cao,
ổn định và thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên từng vùng.
¾ Mục tiêu của đề tài

- Đánh giá được khả năng thích nghi của từng giống trên từng vùng đất khác
nhau. Từ đó chọn ra được các giống đậu xanh tốt, cho năng suất cao .
- Chọn được giống đậu xanh ít nhiễm sâu bệnh.
¾ Nội dung nghiên cứu của đề tài

1


- Trồng và khảo sát bộ giống gồm 15 giống đậu xanh có triển vọng nhận được
từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau quả châu Á (AVRDC) và trường Đại học
Cần Thơ.
- Khảo sát các đặc tính nơng học, năng suất, thành phần năng suất cùng các chỉ
tiêu kháng sâu bệnh chính của các giống đậu xanh có triển vọng tại huyện Tri Tôn,
Chợ Mới và thành phố Long Xun – An Giang.
- Sử dụng các mơ hình để đánh giá sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường
để xác định giống đậu xanh phù hợp với từng địa bàn nghiên cứu.

2


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Các nghiên cứu về chọn tạo giống đậu xanh
Cây đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczeck) thuộc họ Papilionaceae, bộ
Leguminosales, có nguồn gốc ở Ấn Độ và Đông Nam Á (PROSEA, 1996). Cây đậu
xanh là cây đậu đỗ quan trọng, trong nhóm cây đậu đỗ ăn hạt thì nó đứng hàng thứ ba
sau các cây đậu tương và lạc.
Các nghiên cứu về giống đậu xanh rất được chú trọng tại các quốc gia trên
thế giới. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau quả châu Á (AVRDC) đóng tại
Đài Loan là tổ chức giữ bộ sưu tập giống đậu xanh lớn nhất (6000 mẫu vật), sau đó

là Bộ Nơng Nghiệp Hoa Kỳ có 3500 mẫu vật, Đại học Nông Nghiệp Pungiáp,
Ludhiana, Ấn Độ (3000 mẫu); CASS, Bắc Kinh, Trung Quốc (3000 mẫu). Cũng có
vài bộ sưu tập nhỏ hơn nhưng là các bộ sưu tập có ích tại các viện nghiên cứu ở
Đông Nam Á: FCRI (Bangkok), MARIF ở Indonesia và IPB (Philippines)
(PROSEA, 1996).
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau quả Á Châu (AVRDC) đã có rất
nhiều chương trình nghiên cứu nhằm tạo ra giống đậu xanh cho năng suất cao và
kháng nhiều loại sâu bệnh chính trên đồng ruộng.
Chương trình trắc nghiệm giống đậu xanh thế giới (1979-1980) của AVRDC
tại 22 điểm với 13 giống và 7 dòng lai triển vọng. Kết quả cho thấy tất cả các giống
đậu xanh đề cho năng suất cao hơn so với các giống địa phương (đối chứng).
Trong chương trình nghiên cứu nhằm tạo giống kháng bệnh, cho năng suất
cao, AVRDC đã chuyển gen kháng đốm lá từ đậu giá (Vigna mungo) vào đậu xanh
(Vigna radiata) với cây đậu xanh làm mẹ, đậu giá làm cha. Tại trung tâm này cũng
đã chuyển gen kháng dòi đục thân từ đậu gạo (Vigna umbellata) vào đậu xanh
(AVRDC, 1978).
Năm 1981, AVRDC đã lấy các dịng đậu xanh có triển vọng đem trồng ở 6
địa phương của nhiều nước. Kết quả cho thấy dòng VC-1560D và dòng VC-1279A
kháng mạnh với bệnh đốm lá (Cercospora leaf spot), đốm phấn (Powdery mildew),
cho năng suất cao và có đặc tính nơng học tốt.
Thí nghiệm 12 giống đậu xanh, 8 giống từ AVRDC, 4 giống từ Thái Lan. Kết
quả cho thấy có 2 giống VC 3945A và VC 3746A cho năng suất cao 1.97 tấn.ha-1 và
1.95 tấn.ha-1. Hai giống này cũng kháng được với bệnh đốm lá và đốm phấn (Lê Trần
Tùng, 1992).
Thí nghiệm 24 giống đậu xanh, 21 giống từ AVRDC, 2 giống từ Việt Nam và
1 giống từ Campuchia. Kết quả cho biết có giống DO 44 và DVL 1 cho năng suất
cao nhất hơn 2,4 tấn.ha-1, V 6370-92 thấp nhất chỉ 1,3 tấn.ha-1 (Kunthea, 1998).

3



Tại Việt Nam, Dương Minh (1999) cho biết đậu xanh là một trong những cây
họ đậu có khả năng luân canh trên đất lúa, cây đậu xanh ngày càng được trồng rộng
rãi tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Các giống ĐX208, ĐX102a, ĐX113, ĐX91 với
năng suất cao đã thay thế dần các giống địa phương như Mỡ An Giang, Mốc Long
Khánh…
Năm 2003 công ty giống cây trồng miền Nam đã chọn tạo và đưa ra thị
trường giống đậu xanh V91-15 sinh trưởng mạnh, thích nghi rộng, chống chịu tốt với
bệnh vàng lá và bệnh đốm lá, chín tập trung, năng suất cao 2-2.5 tấn.ha-1.
2. Sự tương tác giữa kiểu gen và mơi trường hay tính thích nghi của giống với
các điều kiện sinh thái khác nhau
Tương tác giữa kiểu gen và môi trường là sự phản ứng khác nhau của kiểu
gen khi điều kiện môi trường thay đổi. Do ảnh hưởng của môi trường làm cho quan
hệ giữa kiểu gen và kiểu hình bị che lấp từng phần hoặc hồn tồn, khi đó kiểu hình
khơng biểu hiện đúng kiểu gen nó mang (Trần Đình Long và ctv., 1997). Hay nói
cách khác, một giống có năng suất cao trong mơi trường này nhưng lại có thể thấp ở
mơi trường khác.
3. Phương pháp đánh giá sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường
Để đánh giá sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường một số phương pháp
đã được các nhà thống kê học đưa ra và được ứng dụng bởi các nhà chọn giống.
Trương Trọng Ngơn (2002) khi phân tích thống kê sự tương tác giữa kiểu gen
và môi trường, nhà phân tích thường muốn biết 2 vấn đề:
- Sự tương tác giữa kiểu gen và mơi trường có ý nghĩa thống kê hay không.
- Nếu sự tương tác giữa kiểu gen và mơi trường có ý nghĩa và phương sai mơi
trường do những nhân tố khơng tiên đốn được, thì giống nào là ổn định khi điều
kiện mơi trường thay đổi.
a. Phân tích phương sai
Đây là bước sơ khởi để đánh giá sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường
qua nhiều nơi, nhiều vụ. Tuy nhiên, giống mới trước khi được phóng thích, nhà chọn
giống cần hiểu rõ tính ổn định của nó.

b. Phân tích tính ổn định
Tính ổn định về năng suất hoặc các đặc điểm nông học khác của giống trong
các điều kiện môi trường khác nhau là một chỉ tiêu quan trọng trong chương trình
chọn giống. Có những giống có thể thích nghi với phạm vi mơi trường rộng trong khi
đó một số giống khác chỉ thích nghi với phổ mơi trường tương đối hẹp (Trương
Trọng Ngôn, 2002).

4


Thơng thường có 3 cách để phân tích tính ổn định:
* Phân tích tính ổn định dựa trên phân tích hồi quy
Chủ yếu dựa vào hệ số hồi quy giữa năng suất giống với các chỉ số môi
trường. Phương pháp này do Finlay, K. W và Wilkinson, G. N (1963) đề nghị để đo
tính ổn định qua các tham số thống kê.
* Phân tích tính ổn định dựa trên hệ số CV
Phương pháp phân tích tính ổn định dựa trên hệ số CV do Francis và
Kannenberg (1978) đề nghị. Đối với mỗi giống ta có thể tính được năng suất trung
bình cũng như hệ số biến thiên của từng giống, từ đó ta dựa vào hệ số biến thiên để
phân tích tính ổn định.
* Phân tích tính ổn định dựa vào phương pháp AMMI (Additive Main effect
and Multiplicative Interactions).
Phương pháp AMMI được sử dụng rộng rãi cho việc khảo sát sự tương tác
giữa kiểu gen và mơi trường. Nó được ứng dụng trong việc đánh giá sự thích nghi và
chọn lọc mơi trường. Kết quả phân tích AMMI giúp nhà chọn giống tìm ra được
những giống thích nghi ở những mơi trường riêng (Gauch và Zobel, 1997). Kết quả
này có thể được biểu thị trên đồ thị 2 chiều và nó chỉ ra cả hai ảnh hưởng chính và
ảnh hưởng tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
Hiểu được nguyên nhân gây ra sự tương tác giữa kiểu gen - môi trường và
việc đánh giá sự tương tác này giúp xác định chiến lược chọn giống tối ưu và đưa ra

những giống có khả năng thích nghi với mơi trường gieo trồng (Yan và Hunt, 2001).
4. Sự thích nghi và tính ổn định của giống
Theo Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2003; Phan Thanh Kiếm, 2007. Sự
thích nghi là kết quả của một quá trình thay đổi chức năng nào đó của sinh vật, đảm
bảo cho nó sinh trưởng, phát triển trong các mơi trường sống nhất định, cịn tính
thích nghi biểu hiện khả năng thích ứng của sinh vật với những môi trường cụ thể.
Theo Juchenko, 1980 ( do Phan Thanh Kiếm, 2007 trích dẫn), tính thích nghi có 2
loại: thích nghi di truyền và thích nghi khơng di truyền (thích nghi thường biến).
Thích nghi di truyền liên quan đến sự thay đổi vật chất di truyền, làm cho cơ thể sinh
vật thích ứng với mơi trường sống mới. Thích nghi thường biến là phản ứng của cơ
thể trước những thay đổi của điều kiện sống, không liên quan đến sự thay đổi vật
chất di truyền, gồm 2 loại. Loại thứ nhất, giá trị tạo bởi kiểu gen (genotype value)
khơng làm thay đổi giá trị kiểu hình (phenotype value) trước sự thay đổi của môi
trường sống. Loại thứ hai, tùy theo sự biến động của môi trường mà giá trị do gen tạo
ra là thay đổi giá trị kiểu hình. Giống có biểu hiện phản ứng loại thứ nhất được đánh
giá là có tính ổn định, cịn loại thứ hai là không ổn định. Một khi biết được tính ổn
định của giống, ta có thể xác định được mức đội thích nghi của nó.

5


Đánh giá tính ổn định và thích nghi của cây trồng đã được nhiều tác giả
nghiên cứu với nhiều phương pháp đánh giá khác nhau. Wricke, 1962 ( do Phan
Thanh Kiếm, 2007 trích dẫn) sử dụng phương pháp phân tích phương sai, Eberhart
và Russell, 1966 ( do Phan Thanh Kiếm trích dẫn) với phương pháp hồi quy tuyến
tính, Perkins, 1972 ( do Phan Thanh Kiếm, 2007 trích dẫn) với phương pháp phân
tích thành phần chính vv…Trong các phương pháp trên thì phương pháp phân tích
hồi quy tuyến tính của Eberhart và Russel là phương pháp thống kê mang tính sinh
học hợp lý về việc giải thích và mơ tả phản ứng năng suất của các kiểu gen đối với
các môi trường khác nhau, đã được nhiều người áp dụng.

Phản ứng năng suất cây trồng với môi trường :mối quan hệ giữa năng suất
cây trồng với mơi trường nói chung, dinh dưỡng nói riêng là mối quan hệ phức tạp.
Với dinh dưỡng, bức tranh chung nhất là khi tăng lượng dinh dưỡng thí năng suất cây
trồng tăng theo, đến một mức nào đó thì ứng lại rồi giảm dần. Phương trình tốn học
biểu thị mối quan đó tùy thuộc cụ thể vào loại cây trồng và từng loại dinh dưỡng. Đối
với từng yếu tố dinh dưỡng, các mơ hình thường được mơ tả bằng phương trình phi
tuyến tính. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy khi sử dụng phép thử bình phương
tối thiểu, mơ hình gồm 2 đường tuyến tính cắt nhau ít sai số và hợp lý hơn mơ hình
phi tuyến tính.
Khi xem tồn bộ các yếu tố mơi trường là tổng thể, tức là dùng chỉ số sinh
học để đo mức độ thuận lợi hay khó khăn của mơi trường là tổng thể, tức là dùng chỉ
số sinh học để đo mức độ thuận lợi hay khó khăn của mơi trường thì mơ hình tuyến
tính y = a + bE là thích hợp. Nó khơng những đơn giản về mặt tốn học, tiện lợi và
dễ phân tích kết quả, mà còn phù hợp về mặt sinh học khi biểu thị quan hệ giữa năng
suất cây trồng với tổng thể mơi trường. Mơ hình này được Eberhart và Russel ,1966 (
do Phan Thanh Kiếm, 2007 trích dẫn) sử dụng để xây dựng phương pháp đánh giá
tính ổn định và thích nghi về năng suất của giống cây trồng, sẽ được trình bày dưới
đây.
Mơ hình quan hệ giữa năng suất các giống với chỉ số môi trường.
Năng suất của giống i tại môi trường j (yij) gồm ba thành phần: phần đóng
góp của genotype (µi), phần đóng góp của mơi trường trong quan hệ tuyến tính (βiIj)
và phản ứng tương tác giữa kiểu gen với mơi trường (δij). Mơ hình tổng quát được
viết như sau:

yij = μi + β i I j +δ ij

(6-1)

Trong thực nghiệm mơ hình được viết lại như sau:


yij = yi + bi I j + S 2 di

(6-2)

trong đó: yi là giá trị trung bình thực nghiệm của giống i từ j môi trường;

6


bi là hệ số góc của đường thẳng hồi quy:
L

bi =

∑y I
ij

j =1
L

∑I
j =1

j

2
j

Ij là chỉ số môi trường (đã nói),
V


ej =

V

V

∑y

ij

i =1

ΣIj = 0;

V

−m=

∑y

ij

i =1

V



L


∑∑ y
j =1 j =1

ij

VL

Kỳ vọng giá trị trung bình của một giống từ các môi trường khác nhau được
gọi là giá trị kiểu gen (genotype value), ký hiệu là µi hay yi .
L

μi =

∑y
j =1

ij

L

Và, độ lệch giữa giá trị kiểu gen đó với giá trị trung bình chung (m) của tất cả
các giống từ tất cả các điểm nghiên cứu là hiệu ứng của kiểu gen đó, ký hiệu là g hay
gi.Tùy mức độ biểu hiện của mỗi giống mà µi có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn m, tức là
gi có thể mang dấu dương (+) hay âm (-).
L

g i = μi − m =

∑y

j =1

V

ij

L



L

∑∑ y
i =1 j =1

ij

VL

Với Σej = 0 ; Σgi = 0

S 2 d i là độ lệch của yij với đường hồi quy:
S 2di =

∑δ

2
ij

j


L−2



Se2
, trong đó:
r

7


2



⎜ ∑ yij ⎟


2
2
⎠ và S 2 =
⎝ j
δ
y
=

∑j ij ∑j ij
e
L


∑ (df × MSe )
, (df
∑ df
L

L

j

L

× MSeL ) là tích của độ

L

j

tự do và sai số của mỗi điểm, ΣdfL tổng số độ tự do của tất cả các điểm.
¾ Đánh giá tính ổn định và tính thích nghi của các giống theo mơ hình:

-

Về tính ổn định

Từ phương trình (6-2) có thể thấy:
Nếu S2di=0 và bi=0, khi đó: yij= yi , tức là giá trị kiểu hình là một hằng số
không đổi trước biến động của môi trường (yij=constant). Ta nói: giống ổn định tuyệt
đối.
Trong chọn giống và thực tiễn sản xuất rất cần có những loại giống này, nói

cách khác ta cần những giống khơng biến động lớn khi thay đổi điều kiện gieo trồng,
đặt biệt trước những biến đổi bất thường của khí hậu thời tiết hàng vụ. Các giống
truyền thống, các giống địa phương được hình thành lâu đời, nói chung, đáp ứng
được u cầu này. Vì vậy, cần được khai thác các giống này trong chương trình tạo
giống vả cải lương giống cho các vùng sinh thái không thuận lợi.
Nếu S2di=0 và bi=1, khi đó: yij= yi + Ij, tức là giá trị kiểu hình thay đổi theo
chỉ số mơi trường ( yi lớn hơn rất nhiều so với Ij). Với bi=1, giá trị kiểu hình năng
suất của giống nằm trên đường hồi quy giữa chỉ số môi trường với năng suất. Ta nói:
giống ổn định tương đối. Các giống kiểu này có phản ứng chặt chẽ với mức độ thuận
lợi của điều kiện gieo trồng, đặc biệt về dinh dưỡng và vì vậy thích hợp cho các khả
năng đầu tư thâm canh khác nhau. Thông thường khi chọn giống chịu được mức độ
phân bón cao để đạt năng suất cao. Nhưng cần phải xác định ở mức đầu tư nào giống
cho hiệu quả kinh tế cao. Trong nhiều trường hợp năng suất tăng không được năng
suất không tương xứng với việc tăng đầu tư phân bón và vì vậy khơng mang lại hiệu
quả kinh tế. Ở khía cạnh khác, chúng ta cần những giống đầu tư phân bón khơng
nhiều nhưng vẫn cho năng suất cao và hiệu quả kinh tế cao.
-

Về tính thích nghi

Nếu S2di=0 và bi=0, quan hệ giữa giá trị kiểu hình với chỉ số mơi trường là
quan hệ tuyến tính. Khi đó tính thích nghi của giống được xác định như sau:


Thích nghi rộng và ổn địng tương đối: khi bi=1;



Thích nghi với mơi trường thuận lợi (giàu): khi bi>1;




Thích nghi với mơi trường khó khăn (nghèo): khi bi<1.
-

Về tính khơng ổn định:

8


Giống được coi là không ổn định khi S2di>0. Trong trường hợp này, giá trị
kiểu hình khơng chỉ do giá trị kiểu gen và giá trị môi trường tạo ra, mà cịn có cả
thành phần tương tác kiểu gen mơi trường. Mối quan hệ giữa kiểu hình và chỉ số môi
trường không cafon là quan hệ đường thẳng hồi quy. Khi đó, bi khơng cịn được sử
dụng để đánh giá tính thích nghi của giống.
Trình tự phép phân tích số liệu
Yêu cầu về bố trí thí nghiệm và thu thập số liệu
1)
Một sơ đồ thí nghiệm giống nhau về kiểu gen, lần lặp lại và
kiểu bố trí được áp dụng cho các điểm nghiên cứu.
2)

Số liệu được thu thập và tính bình qn cho từng ơ.

Trình tự phép phân tích số liệu
Trước hết, phải phân tích ANOVA từng thí nghiệm ở các điểm để xác định sự
tồn tại do sai khác giữa các giống qua phép thử F. Bảng phân tích từng điểm có dạng:
NguồnĐộ tự do

Tổng BP


Phương sai

Lần lặp lạir - 1

SSr

MSr

σ e2 + vσ r2

Giống

SSv

MSv

σ e2 + rσ v2

Sai số( r - 1)(v - 1)

SSe

MSe

σ e2

Tổng số vr - 1

SSt


v-1

Kỳ vọng phương sai

Tiếp theo, tiến hành phân tích ANOVA giữa các điểm để kiểm tra sự tồn tại
do sai khác giữa các số trung bình kiểu gen, giữa các điểm nghiên cứu, sự tồn tại
tương tác kiểu gen mơi trường qua phép thử F. Bảng phân tích từng điểm có dạng:
Nguồn

Độ tự do

Điểm

Tổng BP

L-1

Phương sai

SSL

MS5

SSR/L

MS4

SSV


MS3

Kỳ vọng phương sai

σ e2 + vσ r2/ L + vrσ L2
LLL/Điểm L(r - 1)

σ e2 + vσ r2/ L
Giống

(v - 1)

σ e2 + rσ vL2 + rLσ v2
Giơng × Điểm(v - 1)(L - 1)SSVL

MS2

σ e2 + rσ vL2

Sai số

MS1

σ e2

Tổng số

L(r - 1)(v - 1)

SSe


vr - 1

SSt

9


-

Phép thử F:

+ Cho điểm nghiên cứu: F=MS5/MS4 với df là (v-1)(L-1) và L(v-1)(r-1);
+ Cho giống: F=MS3/MS2 với df là (v-1) và (v-1)(L-1);
+ Cho tương tác giống × điểm: F=MS2/MS1 với df là (L-1) và L(r-1)
-

Trắc nghiệm độ tin cậy của bi và S2di

Xác nhận bi khác biệt với 1 qua phép thử t:
t=

bi − 1
, trong đó: S b =
Sb

MS D
với df=L-2
∑ I 2j


MSD là trung bình độ lệch chuẩn so với đường hồi quy cho từng giống.
-

Xác nhận S2di khác biệt với 0 qua phép thử F:

⎛ ∑ δ ij2 ⎞
⎜ j
⎟ ⎛ S e2 ⎞
F =⎜
⎟ / ⎜⎜ ⎟⎟ với df là (L-2) và L(v-1)(r-1)
⎜ L−2 ⎟ ⎝ r ⎠


Xếp nhóm giống
Từ kết quả phân tích thống ke ta có thể xếp các giống thành ba nhóm năng
suất: nhóm năng suất cao ( các giống năng suất cao hơn có ý nghĩa so với trung bình
năng suất các giống), nhóm có năng suất thấp (các giống có năng suất thấp hơn có ý
nghĩa so với trung bình năng suất) và các giống có năng suất khơng khác biệt có ý
nghĩa với giá trị trung bình năng suất các giống được xếp vào nhóm có năng suất
trung bình. Hệ số hồi quy bi cũng được xếp thành ba nhóm tương ứng với ba kiểu
thích nghi khác nhau: bi>1, bi=1, bi<1.
Một sơ đồ sau đây được phát họa, trong sơ đồ này những nhóm được in đậm
là cần thiết cho sản xuất.
Hệ số thích
nghi bi
bi>1

Năng suất thấp, thích Năng suất vừa phải, thích Năng suất cao, thích
nghi mơi trường tốt
nghi mơi trường tốt

nghi mơi trường tốt

bi=1

Năng suất thấp, thích Năng suất vừa phải, thích Năng suất cao, thích
nghi mơi trường rộng
nghi môi trường rộng
nghi môi trường rộng

bi<1

Năng suất thấp, thích Năng suất vừa phải, thích Năng suất cao, thích
nghi môi trường xấu
nghi môi trường xấu
nghi môi trường xấu
yij< y

yij= y

yij> y

10


5. Mơ hình hiệu ứng cộng tính và tương tác phức hợp của các kiểu gen với mơi
trường
a. Mơ hình cộng tính

Các phương pháp phân tích truyền thống về tương tác giữa G × E chủ yếu tập
trung việc đánh giá sự ổn định, hơn là sự thích nghi. Ngồi việc chỉ tập trung phân

tích tính ổn định, các mơ hình này cịn nhiều hạn chế trong việc tính tốn kiểu tương
tác.
Có n giống (kiểu gen) được thử nghiệm trong L mơi trường, theo mơ hình
cộng tính, chúng ta có thể biểu thị giá trị năng suất của giống i trong mơi trường j
(yij) như sau:
yij=µ + gi + ej + dij

(6-3)

trong đó: µ là năng suất trung bình chung, gi là độ lệch giữa các giá trị trung
bình kiểu gen i với µ, ej là độ lệch giữa mơi trường j với µ và dij là độ lệch cịn lại
khơng phân tích được cho các thành phần µ, gi và ej.
Câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu biến cấu trúc hay hệ thống có trong độ lệch dij?
Một cách để biết điều này là xem dij cấu tạo bởi:
dij=cij + εij

(6-4)

trong đó cij là biến ngẫu nhiên biểu thị cho sự tương tác giữa n kiểu gen và L
mơi trường với giá trị trung bình bằng 0 và phương sai là σc2. εij là số dư với giá trị
trung bình bằng 0 và phương sai σ2.
Một mơ hình linh hoạt hơn cho những tình huống thử nghiệm trong phạm vi
rộng đã được đề xuất bởi Kempthorne ,1984; Crossa, Gauch và Zobel ,1989 và
Gauch ,1992 ( do Phan Thanh Kiếm, 2007 trích dẫn). Theo mơ hình này, trong
phương trình tổng qt, ngồi thành phần chính của hiệu ứng cộng tính cổ điển kiểu
gen và mơi trường, cịn các số hạng tương tác bao gồm bởi các thành phần phức hợp.
Vì vậy, chúng được xem như là mơ hình hiệu ứng chủ yếu của cộng tính và tương tác
phức hợp (AMMI). Mơ hình hồi quy ổn định truyền thống như là một trường hợp đặt
biệt trong đó.
b. Tương tác phức hợp giữa kiểu gen với mơi trường


Trong mơ hình AMMI, ma trận D, gọi là dij, (D=[dij]) được phân tích thành
tổng của các số hạng phức hợp:
q

d ij = ∑ λk uik• v •jk

(6-5)

k =1

Trong đó: q là số số hạng của ma trận D; λ1,λ2,…λq là các giá trị của D với thứ
tự giảm dần, uik• phần tử thứ i của vectơ đơn k phía bên trái của D, vik• là phần tử thứ j
của vectơ đơn k phía bên phải của D.

11


Và phương trình (6-3) trở thành:
m

yij = μ + g i + e j + ∑ λk uik• v •jk + ε ij

(6-6)

k =1

Dạng tổng qt mơ hình AMMI được viết:
Yge = μ + α g + β e + ∑ λnγ gnσ en + θ ge


(6-7)

Trong đó:
Yge là giá trị kiểu gen g ở mơi trường e;
µ là giá trị trung bình chung;
αg là giá trị do kiểu gen g tạo ra;
βe là giá trị do môi trường e tạo ra;
Σλnγgnσen là giá trị do tương tác giữa kiểu gen và môi trường tạo ra;
θge sai số tạo ra (giá trị còn lại).
Đồ thị AMMI là một dạng đồ thị biểu thị sự đáp ứng của mỗi kiểu gen trong
mỗi môi trường:

yij = μ + g i + e j + ulj vlj

(6-8)

Trong đó µ + gi là tọa độ trên trục X của kiểu gen i, µ + gi là tọa độ trên trục
X của vùng j biểu thị hiệu ứng cộng tính (hiệu ứng chính) của kiểu gen và của mỗi
mơi trường, cịn ulj và vlj là tọa độ tương ứng trên trục Y của kiểu gen i và vùng j
biểu thị hiệu ứng do tương tác giữa kiểu gen với môi trường.
Trong đồ thị AMMI1 nếu các điểm kiểu gen hoặc các điểm môi trường hoặc
cả hai tạo thành một đường thẳng chỉ ra một mô hình tương thích tồn tại.
Đồ thị AMMI2 là dạng đồ thị có các đường thẳng các vùng (mơi trường)
được nối với nhau từ một tâm điểm. Các vùng được biểu thị bằng các đoạn ngắn
không gây ra tương tác mạnh với các kiểu gen, còn các vùng với các đoạn dài thì
ngược lại.
Sự tương tác của các kiểu gen với các vùng có thể được đọc trực tiếp từ đồ thị
bằng cách kẻ đường chiếu từ các điểm của kiểu gen đến các đường thẳng vùng. Nếu
điểm kiểu gen nằm càng gần một đường thẳng vùng hoặc gần ở phần kéo dài của
đường thẳng đó xa hơn tâm điểm, hoặc nằm ngay trên đường thẳng thì kiểu gen này

được cho là thích hợp với vùng đó. Ngược lại, để gặp đường chiếu từ điểm của giống
đến đường thẳng vùng, phải kéo đường thẳng ngược lại qua tâm điểm, thì tương tác
giữa kiểu gen này tới vùng đó là tương tác bất lợi.
Căn cứ vào vị trí các điểm sắp xếp kiểu gen có thể đánh giá tính ổn định dưới
ảnh hưởng đa dạng của mơi trường. Những giống có vị trí tâm điểm của các đường

12


thẳng vùng có tính ổn định hơn là các giống nằm xa tâm. Tức là, những giống này
thích hợp cho nhiều vùng
17

A

10
º

C

1
º

10

6
º

2
º


11
º

3

7
º

F

B
3
º
-4

9
º

12
º

Các giống:
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7,
8, 9, 10, 11, 12.
Các vùng:
A, B, C, D, E, F

8
º

-11
4
º
E
-18

5
º
-18.2

D
-9.4

-0.6

8.2

17

Hình 1: Đồ thị tương tác AMMI2 của 12 giống ở 6 vùng gieo trồng

13


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Địa điểm và mùa vụ thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Đông Xuân năm 2009 - 2010 tại 3 địa điểm:

(1) Ấp Sà Lôn – xã Lương Phi - huyện Tri Tôn: điều kiện đất ở đây là đất cát núi.
Nguồn nước tưới là hệ thống máy bơm nước từ sông theo hệ thống kênh mương dẫn
vào.
(2) Xã Hội An – huyện Chợ Mới: điều kiện đất ở đây là đất phù sa nhưng nằm trong
vùng chuyên canh rau màu, với hệ thống đê bao khép kín. Nguồn nước tưới là hệ
thống máy bơm nước từ sông theo hệ thống kênh mương dẫn vào.
(3) Thới An A – Phường Mỹ Thạnh - Tp. Long Xuyên - An Giang: điều kiện đất ở
đây là đất phù sa do sông Hậu bồi đắp hằng năm. Nguồn nước tưới là hệ thống máy
bơm nước từ sơng Hậu dẫn vào.
2. Vật liệu
2.1. Giống

Thí nghiệm sử dụng 15 giống đậu xanh với 11 giống từ AVRDC và 4 giống đang
canh tác phổ biến hiện nay ở địa phương để làm đối chứng (1 giống của Trường
ĐHCT, 1 giống của Thái Lan, 1 giống của IRRI và 1 giống của Đài Loan) (Bảng 1).
2.2. Phân bón – thuốc bảo vệ thực vật

- Phân bón được áp dụng theo công thức 60 – 60 – 40 với 3 loại phân Urea
(46 % N), super lân (18 % P), clorua kali (60 % K).
- Phân được chia làm 2 lần bón:
+ Bón lót: Tồn bộ lượng super lân và clorua kali lúc 1 ngày trước khi
gieo.
+ Bón thúc: lần 1 lúc 15 – 20 ngày sau khi gieo với ½ lượng urê.

lần 2 lúc 30 – 35 ngày sau khi gieo với ½ lượng urê.
- Thuốc trừ sâu, bệnh: sử dụng một số loại thuốc trừ sâu bệnh phổ biến hiện
nay như Basudin, Peran 50EC, Captan, Kitazin 50ND, Sherpa…

14



Bảng 1: Danh sách giống trong thí nghiệm
Mã số

Tên giống

Nguồn cung cấp

Xuất xứ

1

AV001

AVRDC

AVRDC

2

ĐX208

Trường ĐHCT

Trường ĐHCT

3

ĐX Thái Lan


Cty 2 mũi tên đỏ

Thái Lan

4

HL 89-E3

Cty BVTV An Giang

IRRI

5

AV002

AVRDC

AVRDC

6

AV003

AVRDC

AVRDC

7


AV004

AVRDC

AVRDC

8

AV005

AVRDC

AVRDC

9

V91-15

Cty BVTV An Giang

AVRDC

10

V87-13

Cty BVTV An Giang

AVRDC


11

AV006

AVRDC

AVRDC

12

AV007

AVRDC

AVRDC

13

AV008

AVRDC

AVRDC

14

TW01

ĐH Chung Hsing, ĐLoan


ĐH Chung Hsing, ĐLoan

15

AV009

AVRDC

AVRDC

3. Phương pháp
3.1. Cách bố trí thí nghiệm

Tại cả 3 điểm Tri Tơn, Chợ Mới và Long Xuyên, thí nghiệm đều được bố trí theo thể
thức khối hồn tồn ngẫu nhiên (RCBD) 1 nhân tố gồm 15 nghiệm thức và 3 lần lặp
lại. Mỗi nghiệm thức là một giống được gieo thành 5 hàng và mỗi hàng dài 5m với
khoảng cách gieo 40 x 15cm. Một hốc gieo 3 hạt sau đó tỉa lại còn 2 cây trên hốc
(mật độ 42 cây/m2).
3.2. Các chỉ tiêu theo dõi
3.2.1. Chỉ tiêu sinh trưởng

1. Ngày mọc mầm: Quan sát và ghi nhận khi 50 % số cây trên lơ có 2 tử diệp nhơ lên
mặt đất
2. Ngày trổ hoa: Ghi nhận khi 50 % số cây trong lơ bắt đầu trổ hoa đầu tiên trên thân
chính hoặc cành.
3. Thời gian kéo dài trổ hoa: Từ ngày trổ hoa cho đến 50 % số cây trong lô có hoa
trên ngọn dứt trổ.
15



REP I

REP II

REP III

3

5

13

5

6

15

9

4

7

1

12

9


2

15

14

8

10

6

11

3

1

14

9

12

4

8

10


7

2

5

12

7

8

6

1

11

10

14

3

15

13

4


13

11

2

Hình 1: Sơ đồ bố trí các giống đậu xanh trong thí nghiệm

4. Ngày chín: Quan sát 95 % số cây mang trái chín (vỏ trái chuyển sang màu đặc
trưng của giống).
5. Thời gian sinh trưởng: tính từ ngày gieo ngày chín.
3.2.2. Chỉ tiêu hình thái

1. Màu thân cây con: Được ghi nhận vào giai đoạn 5 NSKG.
2. Màu lá lúc trổ: xanh đậm hoặc xanh vàng.
3. Màu hoa: xanh tím, vàng nhạt.
16


4. Màu hạt: xanh lục hoặc vàng nâu.
3.2.3. Chỉ tiêu nơng học

1. Chiều cao lúc trổ và chín (cm): Đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của 5 cây được
chọn ngẫu nhiên ở giai đoạn trổ và thu hoạch đợt 1.
2. Chiều cao gia tăng (cm): Chiều cao lúc chín trừ chiều cao lúc trổ.
3. Chiều dài trái (cm): Đo lấy giá trị trung bình của 10 trái chín ngẫu nhiên.
4. Số cành hữu hiệu: Đếm cành mang trái khơng kể thân chính (cành mang trái được
tính khi có trên 1 lóng và độ dài mỗi lóng trên 5cm).
5. Số đốt trên thân chính: Đếm từ đốt của lá mầm (tử diệp) đến đốt cuối cùng trên
thân chính. Đo lúc thu hoạch.

6. Số trái trên chùm hoa: Đếm số trái trên thân chính và trên cành lúc trái chín
3.2.4. Thành phần năng suất và năng suất

1. Số trái trên cây: Đếm trên 5 cây mẫu và lấy trung bình của 5 cây.
2. Số hạt trên trái: Lấy số hạt trung bình trên 10 trái đã đo chiều dài.
3. Số hạt trên m2: Số hạt.cây-1 x số cây.m-2.
4. Trọng lượng 1000 hạt (g): Cân trọng lượng 1000 hạt ngẫu nhiên và qui về ẩm độ
chuẩn 12%.

W(100 − H0 )
W(12%) =
88
Trong đó: W: trọng lượng hạt lúc cân;
ẩm độ).

Ho: ẩm độ hạt lúc cân (đo bằng máy đo

5. Năng suất lý thuyết (g.cây-1): Cân trọng lượng hạt trung bình của 5 cây qui về ẩm
độ 12%.
6. Năng suất thực tế (tấn.ha-1):

10
100 − H0
Năng suất hạt (kể cả hạt xấu) = P (kg) x
x
dt(lơ)
88
Trong đó

P: trọng lượng hạt của lơ lấy mẫu.

dt (lơ): diện tích lơ lấy mẫu.
Ho: ẩm độ hạt lúc cân.

17


3.2.5. Các chỉ tiêu sâu bệnh
™ Các loại sâu hại chính

Ghi nhận và đánh giá mức độ gây hại của các lồi sâu hại thường xun xuất hiện
như: Dịi đục thân (Ophiomyia phaseoli), sâu đục trái (Etiella zinckenella), sâu xanh
(Spodoptera), sâu ăn tạp (Spodoptera litura). Mức độ gây hại được đánh giá theo 5
cấp của AVRDC như sau:
ƒ

Cấp 1: Không bị sâu phá hại.

ƒ

Cấp 2: Nhẹ, có 1 – 10 % lá bị sâu phá hại (hoặc số cây chết trong lơ).

ƒ

Cấp 3: Vừa, có 11 – 50 % lá bị sâu phá hại (hoặc số cây chết trong lô).

ƒ

Cấp 4: Nặng, có 51 – 75 % lá bị sâu phá hại (hoặc số cây chết trong lô).

ƒ


Cấp 5: Rất nặng, có 76 – 100 % lá bị sâu phá hại (hoặc số cây chết trong lơ).

¾ Dịi đục thân: Đếm số cây chết trong lô vào giai đoạn 15 NSKG sau đó suy ra số
cây chết và đánh giá theo AVRDC:

− Cấp 1: 0 – 5 %, kháng.
− Cấp 2: 6 – 10 %, hơi kháng.
− Cấp 3: 11 – 25 %, hơi nhiễm.
− Cấp 4: 26 – 50 % nhiễm.
− Cấp 5: > 50 %, rất nhiễm.
¾ Sâu đục trái: Đếm ngẫu nhiên trên 100 trái xem có bao nhiêu trái bị sâu gây hại
suy ra % trái bị đục và đánh giá theo AVRDC:

− Cấp 1: Không bị hại, kháng.
− Cấp 2: 1 – 10 %, hơi kháng.
− Cấp 3: 11 – 50 %, hơi nhiễm.
− Cấp 4: 51 – 75 % nhiễm.
− Cấp 5: > 75 %, rất nhiễm.
¾ Sâu ăn tạp và sâu xanh: Cách đánh giá theo AVRDC

− Cấp 1: Không bị hại.
− Cấp 2: Rải rác 1 vài lá đến ¼ lá bị hi.
Cp 3: ẳ ẵ din tớch lỏ b hi.
Cp 4: ẵ ắ din tớch lỏ b hại.
− Cấp 5: > ¾ diện tích lá bị hại.

18



™ Các loại bệnh chính

Ghi nhận và đánh giá mức độ gây hại của các loại bệnh chính như bệnh héo cây con
(Rhizoctonia solani), bệnh đốm lá (Cercospora canescens), bệnh khảm (Mosaic
virus), bệnh phấn trắng (do nấm Oidium sp.). Mức độ bệnh được đánh giá theo 5 cấp
của AVRDC như sau:
¾ Bệnh héo cây con: Ghi nhận ở giai đoạn cây con đến cuối giai đoạn sinh
trưởng, đếm số cây chết trên giống sau đó suy ra số cây chết và đánh giá theo
AVRDC:

− Cấp 1: Không bị hại, kháng.
− Cấp 2: 1 – 3 %, hơi kháng.
− Cấp 3: 4 – 8 %, hơi nhiễm.
− Cấp 4: 9 – 20 %, nhiễm.
− Cấp 5: > 20 %, rất nhiễm.
¾ Bệnh đốm lá: Đếm số lá có vết bệnh và diện tích vết bệnh trên diện tích vào
giai đoạn 50 – 60 NSKG, cách đánh giá theo AVRDC

− Cấp 1: Lá khơng có vết bệnh, rất kháng.
− Cấp 2: Lá có vết bệnh nhỏ rải rác đến ¼ diện tích lá, kháng.
− Cấp 3: Lá có vết bệnh chiếm ¼ – ½ diện tích lá, hơi kháng.
− Cấp 4: Lá cú vt bnh chim ẵ ắ din tớch lỏ, nhiễm vừa.
− Cấp 5: Trên ¾ diện tích lá, rất nhiễm.
¾

Bệnh khảm: Đếm số cây bị bệnh trên giống

− Cấp 0: Không bị hại, rất kháng
− Cấp 1: 1 – 5 %, kháng.
− Cấp 2: 6 – 15 %, hơi kháng.

− Cấp 3: 16 –25 %, hơi nhiễm.
− Cấp 4: 26 – 40 %, nhiễm.
− Cấp 5: > 40 %, rất nhiễm.
¾
Bệnh phấn trắng: đếm số lá có vết bệnh và diện tích vết bệnh trên diện tích
là vào giai đoạn 50- 60 NSKG, cách đánh giá theo AVRDC

- Cấp 1: lá khơng có vết bệnh, rất kháng.
- Cấp 2: lá có vết bệnh nhỏ rải rác đến ¼ diện tích lá, kháng.
- Cấp 3: lá có vết bệnh chiếm ¼ - ½ diện tích lá, hơi kháng.

19


×