Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Thành lập bản đồ số hiện trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt khu vực thành phố long xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 66 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ - MÔI TRƢỜNG


THÀNH LẬP BẢN ĐỒ SỐ
HIỆN TRẠNG THU GOM
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
KHU VỰC THÀNH PHỐ LONG XUYÊN

NHÓM NGHIÊN CỨU

AN GIANG, THÁNG 02 NĂM 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KĨ THUẬT – CÔNG NGHỆ - MÔI TRƢỜNG


THÀNH LẬP BẢN ĐỒ SỐ
HIỆN TRẠNG THU GOM
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
KHU VỰC THÀNH PHỐ LONG XUYÊN

Sinh viên thực hiện
1. CAO SƠN ĐẠI HẢI

DQM135494

2. PHẠM KIM NGÂN

DQM135105



3. LÊ THỊ NHƢ Ý

DQM135107

GVHD: ThS. Trần Ngọc Châu

AN GIANG, THÁNG 02 NĂM 2017


Đề tài nghiên cứu khoa học “Thành lập bản đồ số hiện trạng thu gom chất thải
rắn sinh hoạt khu vực thành phố Long Xuyên”, do nhóm sinh viên lớp DH14QM
thực hiện dưới sự hướng dẫn của Trần Ngọc Châu. Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên
cứu và được Hội đồng Khoa học và Đào tạo thông qua ngày 07/03/2017.

Thƣ ký

Phản biện 1

Phản biện 2

Cán bộ hƣớng dẫn

Chủ tịch hội đồng


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu chân thành cám ơn Ban Giám hiệu trường
Đại học An Giang đã tạo điều kiện cho chúng em tiến hành nghiên cứu trong
thời gian vừa qua.

Chúng em cũng không quên gửi lời tri ân sâu sắc đến Quý Thầy cô Khoa
Kỹ thuật – Công nghệ - Môi trường và Bộ môn Môi trường và Phát triển bền
vững đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn để chúng em có thể hồn thành tốt bài
nghiên cứu khoa học của mình. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến Thầy Trương Đăng Quang và Cô Trần Ngọc Châu đã trực tiếp hỗ
trợ cho nhóm trong suốt q trình nghiên cứu.
Xin cám ơn Cơng ty TNHH MTV Môi trường Đô thị An Giang đã cung
cấp thơng tin và số liệu cho nhóm hồn thành bài nghiên cứu.
Cuối cùng, nhóm xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến Ban Giám hiệu nhà
trường, Quý Thầy cô và Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị An Giang.
Trân trọng kính chào!

Long Xuyên, ngày 09 tháng 02 năm 2017
Ngƣời đại diện

Cao Sơn Đại Hải


LỜI CAM KẾT
Nhóm nghiên cứu xin cam đoan kết quả nghiên cứu là do nhóm thực
hiện. Các số liệu trong đề tài có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa
học của cơng trình nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất cứ cơng trình
nghiên cứu khác.
Long Xuyên, ngày 09 tháng 02 năm 2017
Ngƣời đại diện

Cao Sơn Đại Hải


TĨM TẮT


Ngày nay, với sự phát triển khơng ngừng của hệ thống thông tin địa
lý; con người đã ứng dụng GIS thành công và vượt bậc trong rất nhiều
lĩnh vực khác nhau như: nông nghiệp, y tế, giao thông vận tải,.... Đề tài
“Thành lập bản đồ số hiện trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt khu vực
thành phố Long Xuyên” - là một ứng dụng khác trong lĩnh vực mơi
trường.
Nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm mở QGIS vạch tuyến hiện
trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt; Từ đó, đánh giá hiệu quả cơng tác
thu gom, đề xuất tuyến thu gom vừa mang lại hiệu quả, vừa phù hợp với
kinh tế của tỉnh nhà. Ngoài việc ứng dụng GIS, một số phương pháp hỗ
trợ trong quá trình nghiên cứu như: phương pháp thu thập số liệu,
phương pháp khảo sát thực tế, phương pháp phân tích và số hóa bản đồ.
Q trình nghiên cứu đã thành lập thành cơng bản đồ hiện trạng thu
gom chất thải rắn sinh hoạt khu vực thành phố Long Xuyên và vạch
tuyến thu gom rác thải sinh hoạt phát sinh từ các chợ trên địa bàn thành
phố. Bên cạnh đó, phần mềm sử dụng trực tuyến nên có thể dễ dàng cập
nhật dữ liệu liên tục qua vệ tinh; Tuy nhiên, người dùng phải kết nối
Internet để số hóa, chỉnh sửa và cập nhật dữ liệu bản đồ.
Từ khóa: GIS, QGIS, tuyến thu gom, số hóa bản đồ.


DANH SÁCH BẢNG
Danh sách bảng
Bảng 1. Danh sách xe ép rác tham gia thu gom rác sinh hoạt ........................... 21
Danh sách biểu đồ
Biểu đồ 1. Biểu đồ thể hiện khối lượng rác phát sinh tại thành phố Long Xuyên
năm 2013 .................................................................................................................. 20
Biểu đồ 2. Biểu đồ thể hiện khối lượng thu gim rác của từng phường tại thành
phố Long Xuyên năm 2013....................................................................................... 22


i


DANH SÁCH HÌNH

Hình 1. Bản đồ thể hiện ranh giới Việt Nam ............................................................. 3
Hình 2. Sơ đồ vận chuyển rác từ nguồn phát sinh đến bãi rác Bình Đức ............... 23
Hình 3. Bản đồ tuyến thu gom rác thải sinh hoạt của xe 67L 2008 ........................ 24
Hình 4. Bản đồ tuyến thu gom rác thải sinh hoạt của xe 67C 026.22 ..................... 24
Hình 5. Bản đồ tuyến thu gom rác thải sinh hoạt của xe 67L 4853 ........................ 25
Hình 6. Bản đồ tuyến thu gom rác thải sinh hoạt của xe 67L 015.71 ..................... 25
Hình 7. Bản đồ tuyến thu gom rác thải sinh hoạt của xe 67L 3629 ........................ 26
Hình 8. Bản đồ tuyến thu gom rác thải sinh hoạt của xe 67L 015.35 ..................... 26
Hình 9. Bản đồ tuyến thu gom rác thải sinh hoạt của xe 67C 025.00 ..................... 27
Hình 10. Bản đồ tuyến thu gom rác thải sinh hoạt của xe 67L 026.79 ................... 27
Hình 11. Bản đồ tuyến thu gom rác sinh hoạt tại các chợ trên địa bàn thành phố
Long Xuyên .............................................................................................................. 36

ii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTR

Chất thải rắn

CNTT

Công nghệ thông tin


Cty TNHH MTV

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TP

Thành phố

GIS/HTTTĐL

Hệ thống thông tin địa lý

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

HCM

Hồ Chí Minh

CSDL

Cơ sở dữ liệu

GVHD

Giáo viên hướng dẫn

UBND


Ủy ban nhân dân

BVMT

Bảo vệ môi trường

iii


MỤC LỤC
__________________________________________________ Trang
DANH SÁCH BẢNG............................................................................................ i
DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. iii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết đề tài ................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài................................................................................... 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 2
1.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 2
1.5. Những đóng góp của đề tài ..................................................................... 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 3
2.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu .................................................................. 3
2.2. Lược khảo vấn đề nghiên cứu................................................................. 3
2.2.1. Tổng quan về thành phố Long Xuyên................................................ 3
2.2.2. Tổng quan quản lý chất thải rắn ......................................................... 8
2.2.3. Tổng quan hệ thống thông tin địa lý ................................................ 10
2.2.4. Giới thiệu phần mềm QGIS ............................................................. 14
2.2.5. Các cơng trình nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong
hệ thống thu gom chất thải rắn ................................................................................. 14

2.3. Câu hỏi nghiên cứu hoặc giả thuyết nghiên cứu ................................. 15
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 16
3.1. Mẫu nghiên cứu ..................................................................................... 16
3.2. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 16
3.2.1. Dữ liệu không gian........................................................................... 16
3.2.2. Dữ liệu thuộc tính ............................................................................ 17
3.3. Cơng cụ nghiên cứu ............................................................................... 17
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................... 17
3.3.2. Phương pháp khảo sát thực tế .......................................................... 18
3.3.3. Phương pháp sử dụng phần mềm ..................................................... 18
3.3.4. Phương pháp phân tích, số hóa bản đồ ............................................ 18
3.3.5. Phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia ........................ 18
3.4. Tiến trình nghiên cứu ............................................................................ 19


3.5. Phân tích dữ liệu .................................................................................... 19
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 20
4.1. Kết quả .................................................................................................... 20
4.1.1. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt khu vực thành phố Long Xuyên 20
4.2. Thảo luận ................................................................................................ 32
4.2.1. Đánh giá công tác thu gom CTR SH khu vực thành phố Long Xuyên
.................................................................................................................................. 32
4.2.2. Đánh giá phần mềm QGIS trong vạch tuyến thu gom CTR SH tại
thành phố Long Xuyên ............................................................................................. 34
4.2.3. Đề xuất tuyến thu gom CTR SH hiệu quả ....................................... 35
4.2.4. Đánh giá hiệu quả công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại thành
phố Long Xuyên ....................................................................................................... 37
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................ 39
5.1. Kết luận .................................................................................................. 39
5.2. Hạn chế ................................................................................................... 39

5.3. Khuyến nghị ........................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 40
PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................ 41
PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................ 47


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Mơi trường đóng vai trị rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con
người. Vì vậy, bảo vệ mơi trường không phải là sự lựa chọn mà là nhiệm vụ của tất
cả các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, mơi trường tồn thế giới đang phải đối mặt
với những thách thức lớn là: biến đổi khí hậu tồn cầu, hiệu ứng nhà kính gia tăng, lỗ
thủng tầng ơzơn, cạn kiệt tài nguyên hay mất cân bằng sinh thái. Nguyên nhân chủ
yếu là do lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều mà công tác quản lý, bảo vệ môi
trường chưa được quan tâm một cách đúng mức.
Việt Nam là một quốc gia đang ngày càng vững bước trên con đường hội nhập
quốc tế với hàng loạt những ưu tiên cho phát triển về kinh tế. Q trình cơng nghiệp
hóa và đơ thị hóa diễn ra ngày càng nhanh: các nhà máy được mọc lên ngày càng
nhiều; các khu đơ thị được hình thành với quy mơ lớn hơn, với số lượng dân cư đông
hơn; việc phát triển các khu vui chơi giải trí cũng được mở rộng hơn. Bên cạnh
những mặt tích cực thì những hoạt động này đã gây ảnh hưởng không tốt tới môi
trường với việc thải bỏ ra một lượng lớn chất thải rắn qua quá trình sử dụng.
Rác thải - đặc biệt rác thải sinh hoạt là sản phẩm tất yếu của cuộc sống. Hầu
hết các đô thị Việt Nam rác thải sinh hoạt không được phân loại tại nguồn mà tập
trung lẫn lộn, sau đó được vận chuyển đến bãi rác (bãi lộ thiên). Với nhiều lý do:
mạng lưới thu gom chưa phủ kín được địa bàn quản lý; dụng cụ thu gom và chun
chở rác cịn thơ sơ cộng với ý thức của người dân trong giữ gìn vệ sinh mơi trường
đơ thị chưa cao nên hiện tượng đổ rác bừa bãi mang tính phổ biến. Cùng sự phát triển
của cơng nghệ thơng tin,Việt Nam đang dần tin học hóa; nhiều văn bản pháp lý đang

mở đường cho ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực và quan trọng nhất
là lĩnh vực môi trường.
Long Xuyên - là một thành phố trực thuộc tỉnh An Giang; là nơi tập trung
nhiều bệnh viện lớn của tỉnh, là trung tâm buôn bán, khu vui chơi giải trí nên điều
kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố có nhiều thuận lợi; việc phát sinh chất
thải rắn sinh hoạt không thể tránh khỏi. Theo thống kê của Cty TNHH MTV Môi
trường đô thị n iang năm 2013, lượng chất thải rắn phát sinh hằng ngày là 145
tấn/ngày; nhưng công tác thu gom chỉ đạt khoảng 70%. Vậy câu hỏi đặt ra, liệu 30%
trên tổng lượng rác phát sinh sẽ “tuồn” vào đâu? Bên cạnh đó, cơng tác quản lý chất
thải rắn sinh hoạt ở thành phố Long Xuyên vẫn chủ yếu dựa vào phương pháp truyền
thống; các cơ sở dữ liệu quản lý tập trung chủ yếu trên giấy, xử lý số liệu chậm, công
tác thu gom, vận chuyển chưa được quản lý chặt chẽ. Nếu tình trạng này tiếp diễn
trong thời đại ngày nay, liệu công tác bảo vệ môi trường ở thành phố Long Xun
cịn hiệu quả hay khơng? Trong khi đó, nhiều địa phương đã ứng dụng hệ thống
1


thông tin địa lý trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường rất thành công. Hệ
thống thông tin địa lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nhận, lưu trữ, tìm kiếm,
trao đổi thơng tin cũng như đưa ra một bức tranh tổng hợp trên cơ sở tích hợp nhiều
loại số liệu thuận lợi cho cơng tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong khu vực.
Để giải quyết những bất cập trên, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Thành
lập bản đồ số hiện trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt khu vực thành phố Long
Xuyên”, ứng dụng hệ thống thông tin địa lý như một công cụ trong công tác quản lý
hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh nhà.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
ập bản đồ hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt thành phố ong Xuyên.
1.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Long Xuyên.
Tình trạng của các thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại

thành phố Long Xuyên.
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Thu thập dữ liệu;
hảo sát hiện trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt;
Thu thập dữ liệu bản đồ nền;
Tiến hành số hóa bản đồ.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá hiện trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở TP. Long Xuyên.
Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong công tác quản lý cơ sở dữ liệu chất
thải rắn, giúp truy vấn dữ liệu cần thiết nhanh hơn, số liệu được cập nhật thường
xuyên.

2


CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chất thải rắn sinh hoạt luôn là bài tốn khó đối với nhà quản lý ở Việt Nam nói
chung và An Giang nói riêng. Thành phố Long Xuyên - đô thị loại II , cũng là nơi
sầm uất thứ hai ở ĐBSC chỉ sau thành phố Cần Thơ; Hằng ngày, khoảng 145 tấn
rác thải ra môi trường, được Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị An Giang thu
gom bằng xe ép rác và xe đẩy tay. Tuy nhiên, Cty chỉ quản lý tuyến thu gom bằng
giấy, không thể cập nhật liên tục các tuyến đường mới mở hay địa điểm mới có phát
sinh CTR SH; đó chính là hạn chế. Với sự phát triển không ngừng của GIS, việc áp
dụng GIS hay phần mềm mở QGIS làm công cụ quản lý trong lĩnh vực môi trường
thật sự cần thiết.
Vạch tuyến thu gom CTR SH bằng phần mềm Q IS, giúp người dùng hạn chế
thời gian trong việc truy xuất, cập nhật dữ liệu; Đồng thời, người sử dụng phát hiện

ra những hạn chế trong tuyến thu gom. Từ đó, người dùng có thể vạch lại tuyến thu
gom mới phù hợp hơn, hiệu quả hơn vì mục đích chung là bảo vệ môi trường.
2.2. LƢỢC KHẢO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2.1. Tổng quan về thành phố Long Xuyên
Bản đồ thể hiện ranh giới Việt Nam trên bản đồ thế giới:

Hình 1. Bản đồ thể hiện ranh giới Việt Nam

3


2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Long Xuyên là một thành phố trực thuộc tỉnh n iang, đồng thời cũng là một
trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của vùng đồng
bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Thành phố lớn và sầm uất thứ hai ĐBSC .
Thành phố Long Xuyên nằm bên hữu ngạn sông Hậu, trong vùng trung tâm
ĐBSC , có tọa độ địa lý 10018’ – 10026’ vĩ độ Bắc và 105021’ – 105030’ kinh độ
Đơng, có giới hạn như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Châu Thành, đường ranh giới dài 12,446 km.
- Phía Đơng tiếp giáp với huyện Chợ Mới.
- Phía Tây giáp huyện Thoại Sơn với chiều dài đường ranh giới là 10,054 km.
- Phía Nam giáp quận Thốt Nốt của thành phố Cần Thơ và huyện Thạnh Hưng
– Đồng Tháp.
Thành phố Long Xuyên nằm trên các trục hành lang kinh tế đô thị quốc gia và
quốc tế: đường cao tốc HCM – Cần Thơ – Phnôm Pênh, Quốc lộ 91 và sơng Hậu,
đường N2. Vị trí này tạo thuận lợi cho Thành phố Long Xuyên kết nối với các vùng
quốc gia và quốc tế về đường bộ và đường thủy.
Diện tích tự nhiên 115,35 km2 với dân số trung bình khoảng 400.000 người
(2015), mật độ dân số 2,450 người/km2. Các đơn vị hành chính trực thuộc gồm:

Phường Mỹ Bình, Mỹ ong, Đơng Xun, Mỹ Xun, Bình Đức Bình Khánh, Mỹ
Phước, Mỹ Quý, Mỹ Thới, Mỹ Thạnh, Mỹ Hòa và 2 xã: Mỹ Khánh, Mỹ Hòa Hưng.
b. Địa hình
Địa hình Thành phố Long Xuyên bằng phẳng nhưng cao độ mặt đất tương đối
thấp: cao độ mặt đất trung bình từ 1 - 2,5 m. Khu vực có cao độ mặt đất từ 2 - 3 m là
khu vực nội ơ gồm 2 phường Mỹ Long, Mỹ Bình và ven trục quốc lộ 91. Khu vực có
cao độ mặt đất từ 1,5 - 2,5 m phần lớn là ven các sơng rạch chính như sơng Hậu, rạch
Long Xun và ven các trục lộ.
Các khu ruộng trũng có cao độ nhỏ hơn 1,5 m. Do địa hình thấp và nằm trong
vùng lũ nên ngoài khu vực trung tâm thành phố có cao độ vượt lũ khơng bị ngập, các
khu vực cịn lại bị ngập hàng năm.
c. Địa chất
Trầm tích hỗn hợp sơng-biển
Các trầm tích Holocen trung và thượng nguồn gốc sôn, biển phân bố khá rộng
rãi hai bờ sông Hậu dưới dạng đồng bằng thấp, khá bằng phẳng, độ cao tuyệt đối 1 ÷
3 m. Trầm tích có thành phần tương đối đồng nhất gồm sét bột lẫn ít cát, phần trên
4


chứa ít mùn thực vật. Liên quan tới các trầm tích này đã phát hiện được các điểm sét
gạch, ngói phân bố ở khu vực Bình Đức,…
Trầm tích sơng
Các trầm tích sơng phân bố khá rộng rãi và liên tục tạo nên các bãi bồi thấp, đê
bồi, cù lao và doi cát, các bãi cát ngầm ở sông Hậu và ở các kênh rạch trong tỉnh.
Thành phần trầm tích gồm cát, bột, sét, di tích thực vật. Bề dày 1 ÷ 5 m. Ở sơng Hậu
có nhiều bãi cát ngầm hiện đang được khai thác làm vật liệu xây dựng.
d. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu Thành phố Long Xuyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nóng và ẩm, một năm chia làm hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11.

- Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau.


Nhiệt độ khơng khí

Nhiệt độ trung bình năm rất điều hịa, chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các
tháng nóng nhất và lạnh nhất không lớn (khoảng 250C).
- Nhiệt độ trung bình nhiều năm: 27,327,90C.
- Tháng nóng nhất là tháng 5, nhiệt độ lên đến 29,70C.
- Tháng ít nóng nhất là tháng 1, nhiệt độ xuống cịn khoảng 24,60C.
Nhiệt độ khơng khí ảnh hưởng trực tiếp đến q trình phát tán chất ơ nhiễm
trong khí quyển. Nhiệt độ khơng khí càng cao thì tốc độ phân hủy và chuyển hóa
chất ơ nhiễm càng lớn. Ngồi ra, nhiệt độ khơng khí cũng là yếu tố quan trọng tác
động đến môi trường; nhất là, phát tán mùi hôi và là điều kiện phát sinh mầm dịch
bệnh có trong rác thải sinh hoạt.


Chế độ gió

Gió là yếu tố đóng vai trị quan trọng nhất trong việc lan truyền chất ơ nhiễm
khơng khí. Tốc độ gió càng lớn thì chất ơ nhiễm được vận chuyển càng xa nguồn gây
ô nhiễm và nồng độ các chất ơ nhiễm càng được pha lỗng bởi khơng khí sạch. Khi
tốc độ gió nhỏ gần bằng 0 hoặc lặng gió thì các chất ơ nhiễm sẽ khơng được vận
chuyển đi xa mà tập trung rơi xuống mặt đất, gây nên tình trạng ơ nhiễm cao nhất tại
khu vực. Vì vậy, khi đánh giá tốc độ ô nhiễm cần quan tâm đến tốc độ gió. Hướng
gió chủ đạo:
- Gió Tây Nam: Từ tháng 5 ÷ 10. Hướng gió Tây Nam là hướng chủ đạo trong
năm.
- Ngồi ra có ió Đơng Bắc: Từ tháng 12 ÷ 1 năm sau; gió Đơng Nam: tháng
2, 3 năm sau.


5


Giông xảy ra khá nhiều trong năm, hàng năm từ 100 đến 140 ngày có giơng,
tập trung nhiều vào tháng 7, tháng 8.


Bức xạ mặt trời

Số giờ chiếu sáng và bức xạ mặt trời đạt cao nhất là giai đoạn gần cuối mùa
khô (tháng 3). Số giờ chiếu sáng thấp nhất vào tháng 9 của năm.


Mưa
Chế độ mưa trong khu vực hàng năm phân bố theo 2 mùa rõ rệt:

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 ÷ 12, số ngày mưa chiếm 86% và lượng mưa
chiếm từ 90% ÷ 93% tổng lượng mưa hàng năm.
Mùa khơ từ tháng 12 ÷ 4 năm sau. ượng mưa chiếm từ 7% ÷ 10% tổng lượng
mưa trong năm. Số ngày mưa có tháng chỉ có 1 ÷ 3 ngày (tháng 1, 2, 3) điển hình
cho tính chất khơ hạn ở đồng bằng sơng Cửu ong (ĐBSC ).
Vào những ngày mưa, các tuyến thu gom bị trì hỗn, rác sinh ra mùi khó chịu
(do lẫn nước mưa) ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhân viên thu gom.


ượng bốc hơi và độ ẩm khơng khí

ượng bốc hơi nước tại ong Xuyên cũng chịu ảnh hưởng theo mùa. Mùa khô
lượng bốc hơi rất lớn thường chiếm 2/3 lượng bốc hơi cả năm, mà cao nhất là vào

tháng 3 (hơn 160 mm) lượng bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 9 và tháng 10 là tháng có
mưa nhiều và độ

6


Chất thải nguy hại có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau nhưng hầu hết
chúng có nguồn gốc từ khu công nghiệp. Những nguồn phát sinh chất thải phi cơng
nghiệp bao gồm hộ gia đ ình, các cơ quan và các khu buôn bán, thương mại.
Các chất thải nguy hại là những chất có thể gây nguy hiểm cho con người hoặc
các tổ chức sống khác vì các chất thải này có tính chất độc hại, ăn mịn, dễ cháy nổ,
dễ gây phản ứng hoặc có tính chất bệnh lý.
2.2.2.2. Các nguồn phát sinh chất thải rắn
Có nhiều cách phân loại nguồn gốc phát sinh chất thải rắn khác nhau nhưng
phân loại theo cách thông thường nhất là: khu dân cư, khu thương mại, cơ quan, công
sở, khu xây dựng và phá hủy các cơng trình xây dựng, khu công cộng, nhà máy xử lý
chất thải, công nghiệp, nông nghiệp.
2.2.2.3. Phân loại chất thải rắn
Phân loại dựa vào nguồn gốc phát sinh: rác thải sinh hoạt, văn phòng, thương
mại, cơng nghiệp, đường phố, chất thải trong q trình xây dựng hay đập phá nhà
xưởng.
Phân loại dựa vào đặc tính tự nhiên: các chất hữu cơ, vơ cơ, chất có thể cháy
hoặc khơng có khả năng cháy.
Phân loại dựa vào đặc điểm chất thải: chất thải đô thị, chất thải công nghiệp và
chất thải nguy hại.
Phân loại theo mức độ nguy hại: chất thải nguy hại và chất thải không nguy
hại.
2.2.2.4. Thành phần chất thải rắn
Thông thường trong rác thải đô thị, rác thải từ các khu dân cư và thương mại
chiếm tỉ lệ cao nhất từ 50-75%. Phần trăm đóng góp của mỗi thành phần chất thải

rắn, giá trị phân bố sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào sự mở rộng các hoạt động xây dựng,
sữa chữa, sự mở rộng của các dịch vụ đô thị cũng như công nghệ sử dụng trong xử lý
nước.
Thành phần riêng biệt của chất thải rắn thay đổi theo vị trí địa lý, thời gian, mùa
trong năm, điều kiện kinh tế và tùy thuộc vào thu nhập của từng quốc gia (Nguyễn
Văn Phước, 2006).
2.2.2.5. Tác hại của chất thải rắn
Chất thải rắn gây hại cho sức khỏe cộng đồng: gây nên nhiều bệnh tật, nhiều
lúc trở thành dịch.
Ảnh hưởng đầu tiên lớn nhất là mùi hơi thối, đặc biệt là gây ảnh hưởng khó
chịu đến công nhân và khu vực dân cư xung quanh. Việc hít thở khí bãi chơn lấp có
ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người.

9


Ngồi ra cịn có những vấn đề về ảnh hưởng khu vực là sự phát thải khí CH4
làm tăng hiệu ứng nhà kính.
Chất thải rắn làm ơ nhiễm mơi trường nước: chất thải hữu cơ trong môi trường
nước sẽ phân hủy một cách nhanh chóng, gây mùi thối và là độc chất. Nếu rác thải là
kim loại nặng sẽ gây nên hiện tượng ăn mịn trong mơi trường nước.
Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường đất: các chất thải hữu cơ được phân hủy
trong môi trường đất trong hai điều kiện yếm khí và háo khí. Nếu là háo khí khi có
độ ẩm thích hợp để rồi qua hàng loạt sản phẩm trung gian cuối cùng tạo ra H2O, CO2.
Nếu là yếm khí thì sản phẩm cuối cùng chủ yếu là CH4, H2O, CO2, gây độc cho môi
trường.
- Nếu nước rỉ rác do các chất độc hại phân hủy thành, lâu ngày thấm dần vào
đất làm đất nơi đây bị nhiễm độc hoặc bị ô nhiễm trầm trọng.
- Theo quan sát môi trường thực địa cho thấy, tại bãi đổ khơng có cây nào có
thể sinh trưởng được kể cả cỏ.

- à nơi lưu trú thích hợp cho các tổ chức sinh vật gây bệnh. Tuy chúng có chu
trình sống ngắn nhưng mức độ sinh sản cao nên chúng nhanh chóng lan tỏa và ảnh
hưởng đến khu vực dân cư xung quanh. Cơ thể chủ (con người, vật nuôi) là nguồn
mang các tổ chức gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, sán. Các tổ chức gây
bệnh này là ngun nhân chính của các bệnh về hơ hấp, tiêu hố, mắt và da.
Chất thải rắn làm ơ nhiễm mơi trường khơng khí: chất thải rắn có thể bay hơi
và mang theo mùi hơi ơ nhiễm khơng khí; trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích
hợp sẽ có quá trình biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật.
2.2.3. Tổng quan hệ thống thông tin địa lý
2.2.3.1. Khái niệm
Hệ thống thông tin địa lý (HTTTĐ ) ra đời vào thập kỷ 70 của thế kỷ XX và
ngày càng phát triển trên nền tảng của tiến bộ công nghệ máy tính, đồ họa máy tính,
phân tích dữ liệu khơng gian và quản lý dữ liệu. Hệ IS đầu tiên được ứng dụng
trong công tác quản lý tài nguyên ở Canada với tên gọi là “Canadian Geographic
Information System” bao gồm các thông tin về nông nghiệp, lầm nghiệp, sử dụng đất
và động vật hoang dã. Từ những năm 80 trở lại đây cơng nghệ đã có sự nhảy vọt về
vật chất, trở thành một công cụ hữu hiệu trong công tác quản lý và trợ giúp quyết
định.
HTTTĐ ( eographic Information System – IS) được định nghĩa như là một
thu thập có tổ chức của phần cứng, phần mềm, dữ liệu địa lý và con người được thiết
kế nhằm nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, sử dụng, phân tích và hiển thị các thơng tin liên
quan đến địa lý. Mục đích đầu tiên của GIS là xử lý không gian hay các thông tin
liên quan đến địa lý.
2.2.3.2. Thành phần
10


Hệ thống thông tin địa lý được tiếp cận nghiên cứu dựa trên mơ hình hệ thống
thơng tin địa lý gồm 5 thành phần: con người, dữ liệu, phương pháp phân tích, phần
mềm, phần cứng.

a. Dữ liệu
Dữ liệu: là thành phần cơ bản của hệ thống bao gồm:
• Dữ liệu khơng gian: mơ tả về mặt địa hình như hình dáng, vị trí của đặc trưng
bề mặt trái đất.
• Dữ liệu thuộc tính: mơ tả về tính chất và giá trị địa hình như hình dáng, vị trí
của đặc trưng nào đó (ví dụ: việc sử dụng đất, người chủ sở hữu, giá trị khu đất,…).
b. Phần cứng
Phần cứng bao gồm các thiết bị kỹ thuật cần thiết để hệ thống thông tin địa lý
vận hành, bao gồm hệ thống máy tính đủ mạnh để chạy phần mềm, đủ bộ nhớ để lưu
trữ một lượng lớn dữ liệu; các thiết bị giúp nhập dữ liệu như máy quét, bàn số hóa,
máy thu GPS; và các thiết bị giúp xuất dữ liệu như máy in, máy vẽ.
c. Phần mềm
Phần mềm được sử dụng để tạo, quản lý, và phân tích dữ liệu địa lý. Phần mềm
GIS bao gồm năm nhóm cơng cụ cơ bản: công cụ nhập và biên tập dữ liệu, hệ thống
quản lý cơ sở dữ liệu, công cụ truy vấn và hiển thị dữ liệu, công cụ phân tích dữ liệu,
hệ giao tiếp đồ họa với người sử dụng.
d. Phương pháp phân tích
IS được điều hành bằng các hàm, thủ tục và các quyết định. Đó chính là kinh
nghiệm của con người là phần không thể thiếu được của hệ thống thông tin địa lý.
e. Con người
Con người là thành phần quan trọng nhất, là nhân tố thực hiện các thao tác điều
hành sự hoạt động của hệ thống thơng tin địa lý.
Có thể chia thành các nhóm chính: người xem, người sử dụng chuyên ngành,
chuyên gia về hệ thống thông tin địa lý.
2.2.3.3. Chức năng
Bất cứ hệ thống thơng tin địa lý nào cũng cần phải có những khả năng thực
hiện các phép toán cơ bản giúp tìm ra các giải pháp cho các vấn đề trong thế giới
thực, các chức năng đó là: thu thập dữ liệu, xử lý sơ bộ dữ liệu, lưu trữ và truy cập dữ
liệu, tìm kiếm và phân tích khơng gian, hiển thị đồ họa và tương tác.
2.2.3.4. Cơ sở dữ liệu

Cấu trúc dữ liệu của hệ thống thông tin địa lý gồm 2 phần cơ bản là dữ liệu
không gian (dữ liệu bản đồ) và dữ liệu thuộc tính (dữ liệu phi không gian).
11


a. Dữ liệu không gian
Cơ sở dữ liệu không gian chứa đựng những thông tin định vị của các đối tượng,
cho biết vị trí, kích thước, hình dạng, sự phân bố… của các đối tượng. Các đối tượng
không gian được định dạng về 3 loại: đối tượng dạng điểm, dạng đường và dạng
vùng. Dữ liệu khơng gian có hai mơ hình lưu trữ: mơ hình dữ liệu raster và mơ hình
dữ liệu vector.
• Mơ hình dữ liệu Vector: thơng tin về điểm, đường, vùng được mã hóa và lưu
dưới dạng tập hợp các tọa độ x,y. Đối tượng dạng điểm lưu dưới dạng tọa độ (x,y).
Đối tượng dạng đường như đường giao thông, sông suối… được lưu dưới dạng tập
hợp các toạ độ điểm x1y1,x2y2, …, xnyn hoặc là một hàm tốn học, tính được chiều
dài. Đối tượng dạng vùng như khu vực buôn bán, nhà cửa, thủy hệ… được lưu như
một vịng khép kín của các điểm tọa độ, tính được chu vi và diện tích vùng.
• Mơ hình dữ liệu Raster: Trong cấu trúc dữ liệu Raster, đối tượng được biểu
diễn thông qua các ô (cell) hay ô ảnh (pixel) của một lưới các ơ. Trong máy tính, các
ô lưới này được lưu trữ dưới dạng ma trận trong đó mỗi ơ lưới là giao điểm của một
hàng và một cột trong ma trận. Điểm được xác định bởi một pixel (giá trị nhỏ nhất
trong cấu trúc Raster), đường được xác định bởi một chuỗi các ơ có cùng thuộc tính
kề nhau có hướng nào đó, cịn vùng được xác định bởi một số các pixel cùng thuộc
tính phủ lên trên một diện tích nào đó.
b. Dữ liệu thuộc tính
Cơ sở dữ liệu thuộc tính lưu trữ các số liệu mơ tả các đặc trưng, tính chất,…
của đối tượng nghiên cứu. Các thơng tin này có thể là định tính hay định lượng, được
lưu trữ trong máy tính như là tập hợp các con số hay ký tự; ở dạng văn bản và bảng
biểu. Thông thường, dữ liệu thuộc tính là các thơng tin chi tiết cho đối tượng hoặc
các số liệu thống kê cho đối tượng. Các dữ liệu thuộc tính chủ yếu được tổ chức

thành các bảng dữ liệu, gồm có các cột dữ liệu (trường dữ liệu): mỗi cột diễn đạt một
trong nhiều thuộc tính của đối tượng; và các hàng tương ứng với một bản ghi: gồm
tồn bộ nội dung thuộc tính của một đối tượng quản lý.
2.2.3.5. Hệ thống thông tin địa lý và các phương pháp cổ điển
HTTTĐL
Bản đồ

Phương pháp cổ điển

Chuẩn hố và tích hợp

Tỷ lệ khác nhau cho ngưỡng
chuẩn khác nhau

Cơ sơ dữ liệu số

Bản đồ giấy, biểu thống kê, bảng

Lấy thơng tin

Tìm qua máy tính, nhanh

Tìm bằng mắt, chậm

Cập nhật

Mang tính hệ thống

Phí tổn cao và tốn thời gian


Chồng lớp

Rất nhanh

Tốn thời gian và tốn năng lượng

Phân tích khơng
gian

Tích hợp nhiều, dễ dàng, lặp
đi, lặp lại

Xử lý lượng thông tin ít, khó khăn

ưu trữ

12


Hiển thị

Đắt và chậm

Rẻ và nhanh

2.2.3.6. Một số ứng dụng HTTTĐL vào quản lý môi trường và tài nguyên thiên
nhiên
* Ứng dụng trong quản lý môi trường
Các ứng dụng hệ thống thông tin địa lý được liên tục phát triển trong lĩnh vực
quản lý và bảo vệ môi trường. Từ chương trình kiểm kê nguồn tài nguyên thiên nhiên

của Canada trong những năm 1960, đến các chương trình hệ thống thông tin địa lý
cấp bang của Mỹ bắt đầu vào cuối những năm 1970, đến mơ hình hóa quản lý các sự
cố môi trường hiện đang được phát triển, công nghệ hệ thống thông tin địa lý đã cung
cấp các phương tiện để quản lý và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường
ngày càng hữu hiệu hơn.
Xu hướng hiện nay trong quản lý môi trường là sử dụng tối đa khả năng cho
phép của hệ thống thông tin địa lý. Sự phát triển của phần cứng làm cho máy tính có
nhiều khả năng hơn, mạnh hơn và các ứng dụng hệ thống thông tin địa lý cũng trở
nên thân thiện hơn với người sử dụng bởi các khả năng hiển thị dữ liệu ba chiều, các
công cụ phân tích khơng gian và giao diện tùy biến.
Nhờ khả năng xử lý các tập hợp dữ liệu lớn từ các cơ sở dữ liệu phức tạp, nên
hệ thống thông tin địa lý thích hợp với các nhiệm vụ quản lý mơi trường. Các mơ
hình phức tạp cũng có thể dễ dàng cập nhật thông tin nhờ sử dụng hệ thống thông tin
địa lý.
Hệ thống thông tin địa lý được sử dụng để cung cấp thông tin nhanh hơn và
hiệu quả hơn cho các nhà hoạch định chính sách. Các cơ quan chính phủ dùng hệ
thống thơng tin địa lý trong quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong các hoạt
động quy hoạch, mơ hình hóa và quan trắc.
Hệ thống thông tin địa lý cũng được sử dụng để đánh giá các sự cố mơi trường.
Các cơ quan chính phủ và địa phương phải đối phó nhanh chóng với thiên tai, các rủi
ro trong công nghiệp và các sự cố môi trường. Thông tin địa lý là những thông tin
quan trọng để đưa ra những quyết định một cách nhanh chóng. Các phân tích hệ
thống thơng tin địa lý phụ thuộc vào chất lượng, giá trị và tính tương thích của các
dữ liệu địa lý dạng số.
Việc chia sẻ dữ liệu sẽ kích thích sự phát triển các nhu cầu về sản phẩm và dịch
vụ hệ thống thông tin địa lý. Các nguồn dữ liệu tăng thêm nhờ sự kết hợp của hệ
thống thông tin địa lý với hệ thống định vị tồn cầu (GPS) và cơng nghệ viễm thám,
đã cung cấp các công cụ thu thập dữ liệu hiệu quả hơn.
Các ngành điển hình: Quản trị rừng (theo dõi sự thay đổi, phân loại...); Quản trị
đường di cư và đời sống động vật hoang dã; Quản lý và quy hoạch đồng bằng ngập

lũ, lưu vực sơng; Phân tích các biến động khí hậu, thuỷ văn.; Quản lý chất lượng
nước; Quy hoạch và đánh giá sử dụng đất đai,...
13


* Quản lý hệ thống thu gom chất thải rắn
Quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTR SH).
Thiết kế bản đồ hệ thống thu gom.
Đánh giá hiện trạng thu gom CTR SH.
Đề xuất tuyến đường thu gom phù hợp.
Đề xuất biện pháp quản lý CTRSH.
2.2.4. Giới thiệu phần mềm QGIS
Quantum GIS (QGIS) là một hệ thống thông tin địa lý nguồn mở thân thiện
với người dùng (GIS) chạy trên Linux, Unix, Mac OSX và Windows. Đối với người
dùng Mac, lợi thế của QGIS qua GRASS GIS là nó khơng u cầu X11 hệ thống cửa
sổ để chạy, và giao diện là nhiều sạch hơn và nhanh hơn. Q IS cũng có thể được sử
dụng như một giao diện người dùng đồ họa để GRASS. QGIS có một kích thước tập
tin nhỏ so với thương mại IS và địi hỏi ít bộ nhớ RAM và sức mạnh xử lý; do đó
nó có thể được sử dụng trên phần cứng cũ hoặc chạy đồng thời với các ứng dụng
khác, nơi mà sức mạnh của CPU có thể được hạn chế.
Chức năng Q IS: Tương tự như các hệ thống phần mềm GIS khác, QGIS cho
phép người dùng tạo ra các bản đồ với nhiều lớp sử dụng khác nhau. Bản đồ có thể
được biểu diễn trong các định dạng khác nhau và cho các mục đích khác nhau. Q IS
cho phép bản đồ được tạo thành từ raster hay vector lớp. Điển hình cho loại phần
mềm, dữ liệu vector được lưu trữ như là một trong hai điểm, đường hoặc đa giác feature. Các loại khác nhau của hình ảnh raster được hỗ trợ, và các phần mềm có thể
georeference hình ảnh.
2.2.5. Các cơng trình nghiên cứu ứng dụng hệ thống thơng tin địa lý trong hệ
thống thu gom chất thải rắn
Việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong quản lý đã được áp dụng trong
rất nhiều lĩnh vực. Trong đó có việc ứng dụng hệ thống thơng tin địa lý trong quản lý

môi trường đang được quan tâm nhiều hơn. hi ứng dụng hệ thống thông tin địa lý
vào công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt TP.Thái Nguyên (Nguyễn
Thanh Hải, 2013) đã xây dựng được bản đồ các điểm hẹn, điểm dọc tuyến, thùng rác
công cộng, hệ thống quản lý thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố
Thái Nguyên; Xây dựng bản đồ lộ trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
cho Thành phố Thái Nguyên. Kết quả mang lại bước đầu đã đạt được những hiệu quả
như đánh giá được lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh, tình hình thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, tăng hiệu quả thu gom, giảm chi phí trong
q trình thu gom chất thải rắn….. Bên cạnh những hiệu quả vẫn còn tồn tại những
hạn chế như chưa đưa ra được điểm mạnh, điểm yếu của việc sử dụng hệ thống thông
tin địa lý trong quản lý chất thải rắn so với phương pháp lập bản đồ truyền thống. Ở

14


các huyện, rác thải đang được chôn lấp thủ công tại các bãi chơn lấp tạm thời, chưa
có đơn vị chuyên trách đứng ra thu gom và xử lý.
Thành phố Đà Nẵng và thành phố Đà ạt - nơi tập trung rất nhiều lượt khách
du lịch, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hằng ngày rất nhiều; Vì vậy, việc ứng dụng
tin học môi trường phục vụ công tác quản lý chất thải rắn ở thành phố Đà Nẵng
(Trần Văn Mại, 5/2009) và ứng dụng phần mềm Waste quản lý chất thải rắn đô thị
thành phố Đà ạt (Luận văn thạc sĩ) đã xây dựng thành công bản đồ quản lý chất thải
rắn cho thành phố Đà Nẵng và Đà ạt bằng phần mềm W STE; nhưng vẫn còn tồn
tại những hạn chế như chưa thấy rõ được điểm mạnh, điểm yếu của việc sử dụng
công cụ truyền thống và công cụ GIS trong công tác quản lý. Cũng với phần mềm
WASTE, ứng dụng tin học môi trường Quản lý chất thải rắn đơ thị cho quận Bình
Thạnh (Trương Thị Ánh Nga, 2007) đã khái quát được hiện trạng hệ thống quản lý,
thu gom và vận chuyển chất thải rắn đơ thị quận Bình Thạnh; Xây dựng được cơ sở
dữ liệu môi trường hỗ trợ công tác báo cáo; Vận hành phần mềm W STE_BT đưa ra
đánh giá, phân tích độ hiệu quả của công tác quản lý, thu gom và vận chuyển chất

thải rắn. Song song đó, vẫn cịn khuyết điểm là chưa xem xét đến bài toán tối ưu vận
chuyển rác từ điểm tập kết về bãi rác.
Đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, ứng dụng GIS và GPS hỗ trợ công
tác quan trắc và quản lý hệ thống thu gom – trung chuyển chất thải rắn đô thị ở thành
phố Cần Thơ (Nguyễn Thị Lành, Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Phúc Thanh và cs,
2011) bước đầu đạt được những kết quả: đánh giá được hiện trạng thu gom của các
xe kéo tay: thời gian, khoảng cách, vận tốc, số tuyến; Mặc dù, thấy được thời gian di
chuyển khá dài dễ phán tán chất gây ô nhiễm mơi trường, nhưng chưa có biện pháp
khắc phục tạm thời và lâu dài.
2.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU HOẶC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Hiện nay, công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt khu vực thành phố Long
Xuyên như thế nào?
Các tuyến thu gom được bố trí ra sao?
Các tuyến đường xe có thể thu gom và khơng thể thu gom?
Chất thải rắn phát sinh bao nhiêu tấn/ngày? Những nơi nào thường phát sinh
chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố?
Quản lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công cụ gì?
Hệ thống thơng tin địa lý có thể ứng dụng như thế nào vào mơi trường điển
hình là hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt?

15


CHƢƠNG 3

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. MẪU NGHIÊN CỨU
Hiện trạng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt khu vực thành phố Long
Xuyên.

Phạm vi nghiên cứu: phường Mỹ Bình, Mỹ ong, Đơng Xun, Mỹ Xun,
Bình Đức, Bình Khánh, Mỹ Phước, Mỹ Quý, Mỹ Thới.
3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2.1. Dữ liệu không gian
3.2.1.1. Cơ sở dữ liệu nền
Tiến hành thu thập bản đồ nội ô thành phố Long Xuyên trực tuyến thông qua
Openstreetmap.
3.2.1.2. Cơ sở dữ liệu chuyên ngành
Bản đồ hiện trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt khu vực thành phố Long
Xuyên được thiết lập với 4 lớp dữ liệu: lớp bãi đổ, lớp điểm trung chuyển, lớp nhà xe
và lớp xe thu gom. Ngoài ra, lớp xe thu gom được chia thành 2 lớp dữ liệu: lớp điểm
thu gom và lớp tuyến thu gom. Sơ đồ các lớp dữ liệu được thể hiện trong bản đồ sau:

Lớp bãi đổ
Lớp nhà xe
Lớp điểm trung chuyển
Lớp nhà xe

Lớp tuyến thu gom
Lớp xe thu gom
Lớp điểm thu gom

16


×