Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Thiết kế các video clip song ngữ việt anh hỗ trợ dạy học vật lý phần quang học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 62 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƢ PHẠM

THIẾT KẾ CÁC VIDEO CLIP SONG NGỮ
VIỆT ANH HỖ TRỢ DẠY HỌC VẬT LÝ PHẦN
QUANG HỌC

Ths. Nguyễn Phạm Ngọc Thiện
Ths. Trần Khánh Trinh
Ths. Ngô Tú Trinh

AN GIANG, THÁNG 9 – NĂM 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƢ PHẠM

THIẾT KẾ CÁC VIDEO CLIP SONG NGỮ
VIỆT ANH HỖ TRỢ DẠY HỌC VẬT LÝ PHẦN
QUANG HỌC

Ths. Nguyễn Phạm Ngọc Thiện
Ths. Trần Khánh Trinh
Ths. Ngô Tú Trinh

AN GIANG, THÁNG 9 – NĂM 2018


Đề tài nghiên cứu khoa học “Thiết kế các video clip song ngữ Việt Anh hỗ trợ
dạy học Vật lý phần Quang học”, do các tác giả Nguyễn Phạm Ngọc Thiện, Trần
Khánh Trinh, Ngô Tú Trinh, công tác tại Khoa Sƣ phạm thực hiện. Tác giả đã báo


cáo kết quả nghiên cứu và đƣợc Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trƣờng Đại học An
Giang thông qua ngày……………….

Thƣ ký

Phản biện 1

Phản biện 2

Chủ tịch hội đồng

i


LỜI CẢM TẠ
Chúng tôi xin gửi lời cám ơn đến quý đồng nghiệp Bộ môn Vật lý cũng nhƣ
các em sinh viên ngành Sƣ phạm Vật lý đã hỗ trợ và chân thành góp ý chỉnh sửa và
tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Chúng tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến các em sinh viên đã có những phản hồi
tích cực để tơi chỉnh sửa các video hồn thiện hơn.

An Giang, ngày 21 tháng 9 năm 2018
Ngƣời thực hiện

ii


TĨM TẮT
Vật lý là một mơn khoa học thực nghiệm liên quan mật thiết tới cuộc sống. Các
hiện tƣợng quang học xảy ra nhiều trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, có

nhiều hiện tƣợng Quang học khơng thể dùng dụng cụ thí nghiệm để giảng dạy trên
lớp do cần có điều kiện đặc biệt để diễn ra hiện tƣợng. Bên cạnh đó, tiếng Anh đang
ngày càng trở thành ngơn ngữ toàn cầu nên triển khai việc dạy song ngữ Việt – Anh
mơn Vật lý nói chung và học phần quang học nói riêng là rất cần thiết. Do đó nhóm
tác giả tiến hành thiết kế các video clip song ngữ Việt Anh hỗ trợ dạy học Vật lý
phần Quang học.
Từ khóa: Vật lý, mắt ngƣời, nhật thực, nguyệt thực, dụng cụ quang học.

iii


ABSTRACT

Physics is an experimental science subject that is closely related to life. Optical
phenomena always occur in our life. However, it is difficult to use laboratory
instruments to teach many optical phenomena because of special conditions to occur
phenomenon. In addition, English has become an international language, so the
implementation of Vietnamese – English bilingual teaching in Physics in general and
also the optical module is very necessary. Therefore, we conducted design
Vietnamese – English bilingual video clips to support optical module teaching.
Keywords: physics, human eyes, solar eclipse, lunar eclipse, optical instruments.

iv


LỜI CAM KẾT
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của chúng tơi. Các
số liệu trong cơng trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về
khoa học của cơng trình nghiên cứu này chƣa đƣợc cơng bố trong bất kì cơng trình
khác.


An Giang, ngày 21 tháng 9 năm 2018
Ngƣời thực hiện

v


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………
1.Tính cần thiết của đề tài………..…………………………………………..
2. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu…………………………………………..
4. Nội dung nghiên cứu ……………………………………………………..
5. Giả thuyết đề tài ………………………………………………………….
6. Phƣơng pháp nghiên cứu …………………………………………………
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc……………………
8. Sản phẩm dự kiến ……………………………………………………….
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC
QUAN, CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TƢ DUY VÀ KÍCH THÍCH
HỨNG THÚ CHO NGƢỜI HỌC ………………………………………….
1.1. Khái niệm chung về phƣơng pháp dạy học……………………………..
1.1.1. Khái niệm về phƣơng pháp
1.1.2 Khái niệm về phƣơng pháp dạy học
1.1.3. Phân loại phƣơng pháp dạy học
1.2. Cơ sở lý luận của việc sử dụng phƣơng pháp dạy học trực quan..……..
1.2.1. Cơ sở triết học
1.2.2. Cơ sở tâm – sinh lý học
1.2.3. Vai trò của các giác quan trong phƣơng pháp dạy học trực quan

1.2.4. Tính hiệu quả của phƣơng tiện dạy học trong PPDH trực quan
1.3. Phƣơng pháp dạy học trực quan……………... ………………………..
1.3.1. Trực quan là gì?..............................................................................
1.3.2. Khái niệm phƣơng pháp dạy học trực quan…………………………..
1.3.3. Bản chất của phƣơng pháp dạy học trực quan…………………..........
1.3.4. Ƣu và nhƣợc điểm của phƣơng pháp dạy học trực quan…….............
1.3.5. Những yêu cầu cơ bản của việc sử dụng phƣơng pháp dạy học trực
quan………………………………………………………………………….
1.4. Các biện pháp phát triển tƣ duy của ngƣời học………………….…….
1.4.1. Tạo nhu cầu hứng thú, kích thích tính tị mị, ham hiểu biết của ngƣời
học…………………………………………………………………………..
1.4.2. Xây dựng một lôgic nội dung phù hợp với đối tƣợng ngƣời học……
1.4.3. Rèn luyện cho ngƣời học kĩ năng thực hiện các thao tác tƣ duy,
những hành động nhận thức phổ biến trong học tập vật lý…………………
1.4.4. Tập dƣợt để ngƣời học giải quyết vấn đề nhận thức theo phƣơng
pháp nhận thức của vật lý…………………………………………………..
1.4.5. Rèn luyện ngôn ngữ vật lý cho ngƣời học……………………………
1.5. Các biện pháp kích thích hứng thú cho ngƣời học Vật lý….. …………
1.5.1. Khái niệm hứng thú…………………………………………………..
1.5.2. Hứng thú nhận thức………………………………………………….
1.5.3. Vai trò của hứng thú nhận thức……………………………………….
1.5.4. Những yếu tố ảnh hƣởng tới sự hình thành và phát triển hứng thú nhận
thức…………………………………………………………………………..
1.5.5. Hứng thú học tập mơn Vật lý…………………………………………
1.5.6. Các biện pháp kích thích hứng thú học tập vật lý cho ngƣời học…….
1.5.7. Hình thành hứng thú nhận thức vật lý qua nội dung giảng dạy………
1.5.8. Hình thành hứng thú nhận thức vật lý qua tổ chức hoạt động nhận
vi

1

1
2
2
2
2
3
3
3

4
4
4
4
5
6
6
7
8
9
10
10
10
13
14
14
16
16
17
17
18

18
19
19
19
20
20
21
21
22
22


thức………………………………………………………………………….
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ CÁC VIDEO CLIP SONG NGỮ PHẦN
QUANG HỌC THUỘC VẬT LÝ HỌC…………………………………
2.1. Qui trình dựng video clip song ngữ Quang học…………………..…….
2.1.1 Xây dựng kịch bản……………………………………………………
2.1.2. Tiền kỳ………………………………………………………………
2.1.3. Sản xuất…………………………………………………………….
2.1.4. Hậu kỳ………………………………………………………………..
2.1.5. Phát hành……………………………………………………………
2.2. Sản phẩm nghiệm thu……….……….…………………………………
2.2.1. Video clip 1: Hiện tƣợng nhật thực và hiện tƣợng nguyệt thực……...
2.2.2. Video clip 2: Mắt ngƣời và các tật của mắt…………………………..
2.2.3. Video clip 3: Ứng dụng của các dụng cụ quang học…………………
2.2.4. Video clip 4: Hiện tƣợng Ảo ảnh quang học…………………………
CHƢƠNG 3. KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TÍNH ỨNG DỤNG VÀ KHẢ
THI CỦA CÁC VIDEO CLIP….…………………………………………..
3.1. Mục đích khảo sát………………………………………………………
3.2. Nhiệm vụ khảo sát……...…………..…………………………………..

3.3. Phƣơng pháp khảo sát…………………………………………………..
3.3.1. Chọn mẫu…………………………………………………………….
3.3.2. Phiếu khảo sát………………………………………………………...
3.3.3. Cách thức tiến hành khảo sát…………………………………………
3.3.4. Thời gian khảo sát…………………………………………………….
3.4. Kết quả khảo sát……….….……………………………………………
3.4.1. Về mặt định tính……………………………………………………...
3.4.2. Về mặt định lƣợng……………………………………………………
3.5. Kết luận…..……………………………………………………………..
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………..
PHỤ LỤC…………………………………………………………………..

vii

24
24
24
24
25
25
26
26
26
28
30
32
34
34
34
34

35
36
36
36
36
37
37
40
41
42


DANH SÁCH BẢNG

STT
1

TÊN BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại phƣơng pháp dạy học

viii

TRANG
5


DANH SÁCH HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

STT


TÊN HÌNH

TRANG

1
2
3

Hình 1.1. Q trình tiếp nhận thơng tin…………………………. 8
Hình 1.2. Sự tiếp nhận và sự lƣu thơng tin của các giác quan….. 8
Hình 1.3. Tháp hiệu quả sử dụng phƣơng tiện dạy học – q
trình hình thành kinh nghiệm (hay cịn gọi là tháp kinh nghiệm
của Dale…………………………………………………………. 9

4

Hình 2.1. Thực hiện video clip Hiện tƣợng nhật thực và hiện
tƣợng nguyệt thực ……………………………………………….

5
6
7
8
9
10

Hình 2.2. Thực hiện video clip Mắt ngƣời và các tật của mắt…..
Hình 2.3. Thực hiện video clip Ứng dụng của các dụng cụ
quang học………………………………………………………..
Hình 2.4. Thực hiện video clip Hiện tƣợng Ảo ảnh quang học….

Đồ thị 3.1. Khả năng tự giải thích hiện tƣợng của các clip……...
Đồ thị 3.2. Tính khoa học của các clip…………………………..
Đồ thị 3.3. Mức độ hữu ích của các clip…………………………

11

Đồ thị 3.4. Về chất lƣợng, hiệu ứng, kĩ thuật của các clip……..

ix

28
29
31
33
37
38
38
39


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4

Viết đầy đủ
Phƣơng pháp dạy học

Quá trình dạy học
Sinh viên
Trách nhiệm hữu hạn

Viết tắt
PPDH
QTDH
SV
TNHH

x


MỞ ĐẦU
1.Tính cần thiết của đề tài
Vật lý là mơn khoa học thực nghiệm, là ngành học liên quan mật thiết tới cuộc
sống. Vật lý góp phần giúp cho ngƣời học hiểu đƣợc bản chất của các hiện tƣợng xảy
ra trong đời sống hằng ngày. Rất nhiều hiện tƣợng xảy ra trong cuộc sống hằng ngày
có thể đƣợc giải thích bằng các nguyên lý, định luật, định lý… thuộc Vật lý học. Nếu
áp dụng các kiến thức Vật lý đã học để hiểu hơn về cuộc sống, cũng nhƣ lý giải các
hiện tƣợng xảy ra quanh ta thì Vật lý sẽ trở nên gần gũi, lý thú và dễ hiểu hơn. Nên
chúng tơi nhận thấy rằng trong q trình dạy học Vật lý, cần phải có sự kết hợp giữa
lý thuyết và phƣơng pháp dạy học trực quan. Điều này không những mang lại hiệu
quả trong hoạt động dạy học mà cịn góp phần tạo hứng thú cho ngƣời học.
Các hiện tƣợng quang học thuộc Vật lý học là một trong các loại hiện tƣợng
thƣờng thấy nhất trong cuộc sống hằng ngày. Vì sao khi nhìn xuống sơng suối, ta
thấy đáy nƣớc có vẻ rất gần nhƣng thực ra lại rất sâu? Vì sao ống hút trong ly nƣớc
có vẻ bị bẻ gãy ở mặt phân cách của nƣớc và khơng khí? Và cịn rất nhiều hiện tƣợng
khác nữa. Tuy nhiên, có nhiều hiện tƣợng Quang học nhƣ hiện tƣợng nhật thực,
nguyệt thực, các ảo ảnh quang học, các ứng dụng thƣờng thấy của các dụng cụ quang

học…không thể dùng dụng cụ thí nghiệm thật để giảng dạy trên lớp do cần có điều
kiện đặc biệt để diễn ra hiện tƣợng, môi trƣờng lớp học khác môi trƣờng tự nhiên và
phịng thí nghiệm dẫn tới hiện tƣợng xảy ra khơng chính xác, đơi khi mất q nhiều
thời gian chuẩn bị nhƣng kết quả không đạt nhƣ mong muốn. Khi dạy các nội dung
này, giảng viên chủ yếu dùng lời, tranh ảnh hoặc phƣơng pháp tƣơng tự để sinh viên
phần nào biết về hiện tƣợng. Để hỗ trợ quá trình dạy học phần Quang học, giúp cho
buổi học hiệu quả, sinh động hơn và sinh viên hiểu rõ hơn về hiện tƣợng, đồng thời
hỗ trợ tự học cho sinh viên, chúng tôi đề xuất sử dụng phƣơng pháp trực quan, dùng
các video clip mô tả, tái hiện lại các hiện tƣợng quang học, giải thích, tìm hiểu sâu
hơn để ngƣời học hiển rõ hiện tƣợng.
Bên cạnh đó, tiếng Anh đang ngày càng trở thành ngơn ngữ tồn cầu. Thực hiện
chủ trƣơng của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đẩy mạnh học ngoại ngữ qua hình
thức học sách song ngữ, một số nhà xuất bản đã xuất bản một số sách giáo khoa song
ngữ, tập trung chủ yếu là môn Toán, Hoá, Sinh… từ lớp 2 đến lớp 12. Đến thời điểm
này, đã có nhiều Sở Giáo dục, nhiều trƣờng triển khai dạy song ngữ cho học sinh.
Hơn nữa, chuẩn bị cho đề án ngoại ngữ 2020 về việc dạy tiếng Anh ở các môn
khoa học tự nhiên, nhiều trƣờng đã áp dụng hình thức dạy song ngữ cho học
sinh. Trƣớc xu thế đó, trƣờng Đại học An Giang cũng đã và đang triển khai dạy song
ngữ Việt – Anh ở một số học phần, trong đó có vài học phần của các giảng viên bộ
môn Vật lý. Tuy nhiên hiện nay, việc giảng dạy và học tập tiếng anh chuyên
ngành vẫn chƣa đáp ứng đƣợc những kỳ vọng đã đề ra vì so với tiếng anh giao

1


tiếp đơn thuần, tiếng anh chuyên ngành vẫn đƣợc coi là một mơn học khó đối
với ngƣời học lẫn ngƣời dạy.
Để góp phần ủng hộ chủ trƣơng của nhà trƣờng và giúp các em sinh viên tiếp cận
các hiện tƣợng, các thuật ngữ chuyên ngành bằng tiếng Anh phần Quang học dễ dàng
hơn, chúng tôi quyết định chọn thực hiện đề tài Thiết kế các video clip song ngữ Việt

Anh hỗ trợ dạy học Vật lý phần Quang học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Thiết kế bốn video clip hỗ trợ giảng dạy phần quang học thuộc Vật lý học, bao
gồm mơ tả hiện tƣợng, giải thích hiện tƣợng, các thuật ngữ chuyên ngành bằng tiếng
Việt và tiếng Anh về các nội dung
+ Mắt và các tật của mắt.
+ Hiện tƣợng nhật thực và nguyệt thực.
+ Hiện tƣợng Ảo ảnh quang học.
+ Ứng dụng của các dụng cụ quang học.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cứu
- Hiện tƣợng quang học thuộc Vật lý học.
- Tính ứng dụng và khả thi của các video clip về các hiện tƣợng quang học.
* Phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát khoảng 100 sinh viên ngồi ngành Sƣ phạm Vật lý, có học phần
Quang học trong học phần Vật lý đại cƣơng.
- Khảo sát khoảng 50 sinh viên ngành Sƣ phạm Vật lý các khóa 15,16,17.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về phƣơng pháp trực quan, các biện pháp thu hút sự chú ý, nâng
cao nhận thức cho ngƣời học Vật lý.
- Sự cần thiết khi giảng dạy Vật lý bằng tiếng Anh.
- Các hiện tƣợng Quang học thƣờng gặp trong đời sống hằng ngày và cách giải
thích các hiện tƣợng đƣợc nêu.
- Các thuật ngữ, cách sử dụng các thuật ngữ, các định nghĩa, định lý liên quan có
trong video bằng tiếng Anh.
- Khả năng ứng dụng của đề tài.
5. Giả thuyết đề tài
Nếu thiết kế đƣợc các video clip song ngữ có chất lƣợng nhằm hỗ trợ quá trình
dạy học phần Quang học và vận dụng vào quá trình dạy học khi dạy các học phần


2


liên quan đến Quang học sẽ tạo hứng thú cho ngƣời học, từ đó tác động tích cực đến
hiệu quả học tập đồng thời cũng giúp cho giờ học trở nên sinh động và hiệu quả hơn.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp khảo sát thực tế.
- Phƣơng pháp thu thập thông tin từ tài liệu, báo cáo.
- Phƣơng pháp điều tra, ph ng vấn.
- Phƣơng pháp thống kê toán học
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc.
Hiện nay, ngƣời dạy Vật lý đã sử dụng hoặc có tham khảo các phần mềm mơ
ph ng, các thí nghiệm ảo, các video clip có sẵn trong q trình dạy học phần Quang
học. Tuy nhiên, những phần mềm, video clip này cịn những hạn chế nhƣ các video
clip có sẵn đơi khi có thời lƣợng q ngắn hoặc q dài, trình bày, giải thích chƣa
đầy đủ hoặc dƣ thừa các hiện tƣợng và chất lƣợng hình ảnh đơi lúc bị mờ, âm thanh
khơng rõ, ví dụ nhƣ một số video có sẵn ở Youtube.
Bên cạnh đó ngƣời dạy hiện nay cũng có sử dụng các video clip hồn tồn
bằng tiếng anh nhƣ các video clip ở các website designmate.com,
cosmolearning.org, physicsclassroom.com…, do nƣớc ngồi thực hiện, trong q
trình dạy học Vật lý. Tuy nhiên, vẫn còn khuyết điểm là ngƣời học chƣa quen
với các thuật ngữ chuyên ngành nên chƣa thể tiếp cận đƣợc để nghe hết và hiểu
các giải thích về hiện tƣợng.
Tóm lại, việc tạo ra các video clip song ngữ phần Quang học thuộc Vật lý
học và đánh giá xem các video clip này có hỗ trợ q trình dạy học đƣợc hay
khơng chƣa đƣợc tìm hiểu, nghiên cứu chính thức.
8. Sản phẩm dự kiến
- Sản phẩm khoa học: bốn video clip về hiện tƣợng quang học thuộc Vật lý học; bài
tham luận trên tạp chí hoặc kỷ yếu trong nƣớc.
- Sản phẩm ứng dụng: các video chất lƣợng HD về các hiện tƣợng Quang học.


3


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC QUAN,
CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TƢ DUY VÀ KÍCH THÍCH
HỨNG THÚ CHO NGƢỜI HỌC
1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
1.1.1. Khái niệm về phƣơng pháp
Phƣơng pháp theo tiếng Hy Lạp (Methodos) có nghĩa là con đƣờng, cách thức
để đạt tới mục tiêu đề ra. Có hai loại phƣơng pháp: phƣơng pháp nhận biết thế giới
và phƣơng pháp cải biến thế giới (gắn liền với những kỹ năng, cách thức, phƣơng
tiện...).
Để thực hiện đƣợc mục đích đặt ra, con ngƣời phải tiến hành những hành động
nhất định, phƣơng pháp là tổ hợp những hành động tự giác liên tiếp của con ngƣời
nhằm đạt đƣợc mục đích dự kiến.
Tiêu chuẩn để đánh giá phƣơng pháp đó là sự hiểu biết chân thực về đối tƣợng,
sự đúng đắn của hành động. Sự hiểu biết chân thực về đối tƣợng sẽ dẫn đến hành
động đúng với đối tƣợng. Hai yếu tố này liên quan và tƣơng hỗ lẫn nhau. Ngƣời ta
chỉ hành động có phƣơng pháp chỉ khi có một biểu tƣợng về đối tƣợng, hoặc đã hiểu
và ý thức rõ mục đích đặt ra.
Mỗi lĩnh vực hoạt động có đối tƣợng và nội dung khác nhau nên đòi h i
phƣơng pháp phải thích hợp với yêu cầu của đối tƣợng. Phƣơng pháp bao giờ cũng
đƣợc xây dựng trên cơ sở của nhóm, đối tƣợng nhất định để đạt mục đích nhất định.
Hay nói cách khác, đối tƣợng nào phƣơng pháp ấy, khơng có phƣơng pháp vạn năng
cho mọi đối tƣợng.
1.1.2 Khái niệm về phƣơng pháp dạy học
Phƣơng pháp dạy học đƣợc xây dựng dựa trên đặc điểm của quá trình dạy học,
phƣơng pháp dạy học là thành tố của quá trình dạy học. Những phƣơng pháp đƣợc

vận dụng và tiến hành trong quá trình dạy học đƣợc gọi là phƣơng pháp dạy học.
Dƣới đây là một số quan điểm về phƣơng pháp dạy học theo những cách nhìn nhận
khác nhau:
Phƣơng pháp dạy học là những cách thức hoạt động tƣơng tác đƣợc điều chỉnh
của giáo viên và học sinh hƣớng vào việc giải quyết các nhiệm vụ giáo dƣỡng, giáo
dục và phát triển trong quá trình dạy học.
Phƣơng pháp dạy học là con đƣờng chính yếu, cách thức làm việc phối hợp,
thống nhất của thầy và trị, trong đó thầy truyền đạt nội dung giáo dục để trên cơ sở
đó và thơng qua đó mà chỉ đạo sự học tập của trị, cịn trị thì lĩnh hội và tự chỉ đạo sự
học tập của bản thân, để cuối cùng đạt tới mục đích dạy học.

4


Phƣơng pháp dạy học là tổng hợp các cách thức làm việc phối hợp thống nhất
của thầy và trò (trong đó thầy đóng vai trị chủ đạo, trị đóng vai trị tích cực, chủ
động) nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Nhƣ vậy phƣơng pháp dạy học bao
gồm cả phƣơng pháp dạy và phƣơng pháp học.
+ Phƣơng pháp dạy: là cách thức giáo viên trình bày tri thức, tổ chức và
kiểm tra hoạt động nhận thức và thực tiễn của học sinh nhằm đạt đƣợc các nhiệm vụ dạy
học.
+ Phƣơng pháp học: là cách tiếp thu, tự tổ chức và kiểm tra hoạt động
nhận thức và thực tiễn của học sinh nhằm đạt đƣợc các nhiệm vụ dạy học. Cũng
có thể nói phƣơng pháp học là cách thức tự thiết kế và thi cơng q trình học tập
của ngƣời học sinh nhằm đạt đƣợc các nhiệm vụ học, học phƣơng pháp, học thái
độ, đạo đức nghề nghiệp.
Các định nghĩa trên nêu lên một cách khái quát về PPDH với những dấu hiệu
đặc trƣng của nó. Mặc dù có nhiều quan điểm và cách định nghĩa về PPDH khác
nhau nhƣng các tác giả đều thừa nhận PPDH có những dấu hiệu đặc trƣng sau:
- PPDH phản ánh hình thức vận động của nội dung dạy học

- PPDH phản ánh sự vận động của quá trình nhận thức của học sinh nhằm
đạt đƣợc mục tiêu học tập.
- PPDH phản ánh cách thức hoạt động, tƣơng tác sự trao đổi thông tin dạy
học (truyền đạt và lĩnh hội) giữa thầy và trò.
- PPDH phản ánh cách thức tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của
thầy: kích thích và xây dựng động cơ, tổ chức các hoạt động nhận thức và kiểm tra,
đánh giá kết quả nhận thức của học sinh. Phản ánh cách thức tự tổ chức, tự điều
khiển, tự kiểm tra - đánh giá của học sinh.
Từ những phân tích trên, ta có thể đi đến định nghĩa về PPDH: phƣơng pháp
dạy học là tổ hợp cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong đó phƣơng
pháp dạy giữ vai trò tổ chức, chỉ đạo, phƣơng pháp học giữ vai trị tích cực, tự chỉ
đạo nhằm thực hiện mục tiêu dạy học.
1.1.3. Phân loại phƣơng pháp dạy học
Hiện nay chƣa có sự thống nhất về phân loại phƣơng pháp dạy học. Tùy theo
góc độ xem xét mà có những cách phân loại khác nhau. Dựa theo những cơ sở dƣới
đây ta có thể có phân loại phƣơng pháp dạy học nhƣ bảng sau:
Bảng 1.1. Phân loại phƣơng pháp dạy học
Căn cứ vào các giai
đoạn chính của
QTDH
Có:

Căn cứ vào sự tổ chức
q trình nhận thức
Có:

Căn cứ vào
phƣơng tiện hoạt
động
Có:


5

Căn cứ vào
logic của q
trình dạy học
Có:


+ Các phƣơng pháp + Phƣơng pháp thông + Phƣơng pháp + Phƣơng pháp
tri giác tài liệu mới.
báo.
dùng lời.
phân tích tổng
+ Các phƣơng pháp + Phƣơng pháp nêu vấn + Phƣơng pháp hợp.
củng cố, rèn luyện đề.
trực quan.
kỹ năng.
+ Phƣơng pháp hƣớng + Phƣơng pháp
+ Các phƣơng pháp dẫn nghiên cứu.
dạy thực hành.
kiểm tra đánh giá.
+ Phƣơng pháp
hoạt động tự lực
của học sinh.

+ Phƣơng pháp
so sánh.
+ Phƣơng pháp
trừu tƣợng hóa.

+ Phƣơng pháp
khái quát hóa.
+ Phƣơng pháp
quy nạp.
+ Phƣơng pháp
diễn dịch.

Theo cách phân loại phổ biến, phƣơng pháp dạy học gồm: nhóm phƣơng pháp
sử dụng ngơn ngữ, phƣơng pháp dạy học trực quan, phƣơng pháp dạy học thực hành
và các phƣơng pháp dạy học mới.
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PPDH TRỰC QUAN
1.2.1. Cơ sở triết học
Chúng ta đều biết rằng mọi lý thuyết bắt nguồn từ thực tiễn. Vì vậy lí luận về
nhận thức coi thực tiễn là cơ sở, là động lực, mục đích đồng thời là tiêu chuẩn kiểm
tra kiến thức.
Theo quan điểm duy vật biện chứng quá trình nhận thức trải qua ba giai đoạn:
giai đoạn nhận thức cảm tính, giai đoạn nhận thức lí tính, giai đoạn tái sinh cái cụ thể
và cái trừu tƣợng. Vấn đề này Lênin đã chỉ ra: "Từ trực quan sinh động đến tƣ duy
trừu tƣợng và từ tƣ duy trừu tƣợng đến thực tiễn đó là con đƣờng biện chứng của
nhận thức chân lí, nhận thức thực tại khách quan”.
Quan điểm này cho rằng trực quan là xuất phát điểm của nhận thức, tức là trực
quan là nguồn cung cấp tri thức. Sự trực quan sinh động đƣợc đặc trƣng bởi q trình
tâm lí đó là: cảm giác, tri giác biểu tƣợng, các quá trình tình cảm và ý chí. Sự nhận
thức này mới chỉ phản ánh đƣợc các thuộc tính bên ngồi, thuộc tính khơng bản chất.
Tuy nhiên, ở đây đã xuất hiện yếu tố cơ sở của tƣ duy (hình ảnh trực quan). Để nhận
thức đƣợc bản chất của sự vật và hiện tƣợng cần xử lí các thơng tin trong trí óc. Từ
hình tƣợng cảm tính thu đƣợc, loại b các khía cạnh ngẫu nhiên không bản chất ghi lại
những dấu hiệu cơ bản, giống nhau nghĩa là để nắm đƣợc bản chất cần có tƣ duy.
Nhƣ vậy trực quan sinh động - nhận thức cảm tính, tƣ duy trừu tƣợng và nhận
thức lí tính là những bộ phận hữu cơ của q trình lĩnh hội tri thức.


6


Tri thức cần phải kiểm tra và vận dụng qua thực tiễn, tức là kết quả cao nhất
của nhận thức. Thực tiễn cao hơn này lại tạo thành sự trực quan sinh động cao hơn
cho quá trình nhận thức mới. Quá trình nhận thức là sự thống nhất giữa trực quan
sinh động và tƣ duy trừu tƣợng với sự xâm nhập của thực tiễn vào cả hai.
1.2.2. Cơ sở tâm – sinh lý học
Quá trình dạy học là một quá trình nhận thức đƣợc tổ chức một cách đặc
biệt. Quá trình này theo thuyết duy vật biện chứng gồm ba giai đoạn kế tiếp nhau:
giai đoạn nhận thức cảm tính, giai đoạn nhận thức lí tính và giai đoạn tái sinh cái
cụ thể trong tƣ duy.
+ Nhận thức cảm tính: là giai đoạn phản ánh trong đầu óc con ngƣời những
sự vật hiện tƣợng với các thuộc tính của chúng trong mối quan hệ qua lại. Nhận thức
cảm tính nảy sinh do kết quả tác động trực tiếp của sự vật hiện tƣợng lên các giác
quan nhƣ thị giác, thính giác. Nhận thức cảm tính là giai đoạn thấp của q trình nhận
thức nhƣng nó giữ vai trị quan trọng vì từ đó tạo ra chất liệu cho q trình tƣ duy trừu
tƣợng. Khơng có nhận thức cảm tính thì sẽ khơng có q trình tƣ duy trừu tƣợng.
+ Nhận thức lý tính: là sự phản ánh trừu tƣợng khái quát dƣới dạng các khái
niệm, định luật, thuyết, ….
+ Tái sinh cái cụ thể trong tƣ duy là sự kiểm tra và vận dụng các tri thức
mới vào tình huống mới. Trong dạy học để tổ chức quá trình nhận thức đƣợc thuận
lợi ngƣời ta sử dụng phổ biến các phƣơng tiện trực quan.
Muốn có nhận thức lý tính sâu sắc → phải có nhận thức cảm tính đầy đủ →
giai đoạn nhận thức cảm tính rất quan trọng. Sử dụng phƣơng tiện trực quan nhằm
giúp làm tốt giai đoạn này.
Việc sử dụng các phƣơng tiện trực quan trong dạy học nhằm giúp ngƣời học
quan sát và từ đó giúp họ thu nhận các thông tin về những mặt, những thuộc tính,
những mối liên hệ – quan hệ của cái cụ thể hiện thực. Tuy vậy quan sát phải gắn bó

với tƣ duy trừu tƣợng, trên cơ sở khái quát hóa thì nó mới để lại dấu vết mạnh mẽ
trong ý thức của ngƣời học. Nhà giáo dục học Liên Xô Usinxki đã khẳng định rằng:
"Trong ý thức học sinh chỉ để lại dấu ấn sâu sắc nhất khi giáo viên tác động cùng lúc
đến nhiều giác quan học sinh, có nghĩa vừa giảng giải vừa đƣa cho học sinh xem
thậm chí cho học sinh cảm giác các sự vật cần nghiên cứu”. Vì vậy khi giảng bài
giáo viên vừa phải giảng bài vừa đƣa cho ngƣời học xem các tranh vẽ, mơ hình, các
video clip hay vật thật để tăng độ rõ của ấn tƣợng.
Những nghiên cứu về tâm lí trong dạy học cho thấy rằng mỗi giác quan của
con ngƣời có khả năng tri giác một khối lƣợng thông tin khác nhau trong cùng một
thời gian. Để đánh giá khả năng tri giác thông tin trong một đơn vị thời gian, ngƣời
ta đƣa ra khái niệm năng lực dẫn thông của đƣờng tiếp thu thông tin học tập. Năng
lực dẫn thông là khả năng tiếp nhận thông tin trong một đơn vị thời gian. Với các
giác quan cụ thể ngƣời ta đã rút ra đuợc: Năng lực dẫn thông của đƣờng tiếp thu

7


thông tin bằng thị giác là lớn hơn nhiều (khoảng 100 lần) so với thính giác. Điều đó
đƣợc giải thích là vì khác với lời nói (thơng tin đến với ngƣời học chậm, chủ yếu
theo con đƣờng thính giác một cách từ từ theo trình tự và ý nghĩa của từng từ, câu
nói), thơng tin truyền theo con đƣờng thị giác cùng một lúc cho một hình ảnh trọn
vẹn với tất cả các chi tiết của đối tƣợng nhận thức. Điều này nói lên đƣợc nhiều ƣu
điểm của phƣơng pháp dạy học trực quan so với phƣơng pháp dạy học dùng ngôn
ngữ nhƣng không thể coi là tối ƣu và vạn năng đƣợc, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khác.
Ngƣời ta đã tổng kết về mối quan hệ phƣơng tiện trực quan và tƣ duy con
ngƣời nhƣ sau:
Trừu tƣợng hóa

Cái cụ thể

hiện thực

Phƣơng tiện
trực quan

Cái trừu
tƣợng lý
thuyết

Cụ thể hóa
Hình 1.1. Q trình tiếp nhận thơng tin
Nhƣ vậy ngƣời giáo viên phải biết sử dụng hợp lý khả năng dẫn thông của
các đƣờng tiếp thu thông tin để ghi lại các thông tin học tập trong ý thức ngƣời học.
1.2.3. Vai trò của các giác quan trong phƣơng pháp dạy học trực quan
Các giác quan của con ngƣời là cơ quan tiếp nhận thơng tin, vậy nó có vai trị
gì đối với kết quả các thơng tin đó?
Theo Bruner (1974), ngƣời đã thực nghiệm và thấy rằng, nếu lƣợng thông tin
con ngƣời nhận đƣợc là 100% thì sự tham gia của mỗi cơ quan cảm giác là:

Hình 1.2. Sự tiếp nhận và sự lƣu thông tin của các giác quan
Qua hình 1.1 và 1.2 cho thấy rằng sự tiếp thu thông tin và hiệu quả tiếp nhận
thông tin thông qua việc nhìn đem lại hiệu quả cao nhất. Nếu chỉ sử dụng phƣơng
pháp thuyết trình cũng nhƣ các phƣơng pháp dạy học khác bằng cách chỉ sử dụng lời
8


nói mà khơng biết áp dụng phƣơng pháp dạy học trực quan kết hợp với tích cực hóa
ngƣời học thì ngƣời học sẽ khó tri giác, hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu cũng nhƣ
thành thạo đƣợc kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp.
1.2.4. Tính hiệu quả của phƣơng tiện dạy học trong PPDH trực quan


Q trình hình
thành kinh nghiệm

hiệu

Biểu
tƣợng

Chữ
viết
Tiếng
nói

hiệu
Sơ đồ
Ảnh tỉnh

- Khái quát trừu tƣợng

- Hình thành biểu tƣợng trực
quan

(Photo, Grafik,…)

Ảnh động

Giả
cách
Thật


(Film, Animation, ….)

Phim kết hợp với âm
thanh
Thí nghiệm
Đội tƣợng thật
(đối tƣợng, quá trình, ….)

Hoạt động gián tiếp

Hoạt động trực tiếp

Hiệu quả sử dụng
PTDH
Hình 1.3. Tháp hiệu quả sử dụng phƣơng tiện dạy học – quá trình hình thành kinh
nghiệm (hay cịn gọi là tháp kinh nghiệm của Dale.
Hình 1.3 đƣợc gọi là tháp hiệu quả sử dụng các loại phƣơng tiện dạy học.
Một số tài liệu còn đƣợc gọi là tháp mức độ trực quan của Dale
Trục đứng của tháp mô tả việc học bằng hành động kinh nghiệm đi từ hoạt
động trực tiếp đến gián tiếp rồi hình thành biểu tƣợng đến khái quát trừu tƣợng, tức
là đi từ cụ thể đến trừu tƣợng. Trục ngang mô tả sự lĩnh hội đƣợc của ngƣời học sau
khi học bằng các phƣơng tiện dạy học tƣơng ứng. Theo tháp này, khi trình bày một
vấn đề nên sử dụng vật thật là tốt nhất, cịn trình bày bằng lời và ký hiệu thì mức độ
thu nhận đƣợc ở học sinh là ít nhất. Sử dụng các phƣơng tiện ở nhóm ký hiệu khi
ngƣời học đã có biểu tƣợng về các đối tƣợng đó. Do vậy khi dạy học cần kết hợp sử
dụng các phƣơng tiện dạy học trực quan.
Từ đó, ta có thể thấy rằng phƣơng tiện dạy học trực quan có ý nghĩa to lớn đối
với phƣơng pháp dạy học trực quan.
- Giúp ngƣời học dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn.


9


- Phƣơng tiện dạy học trực quan tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên
cứu dạng bề ngoài của đối tƣợng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng.
- Phƣơng tiện dạy học trực quan giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tƣợng,
đơn giản hóa những máy móc và thiết bị quá phức tạp.
- Phƣơng tiện dạy học trực quan giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng
cao hứng thú học tập bộ mơn, nâng cao lịng tin ngƣời học vào khoa học.
- Phƣơng tiện dạy học trực quan còn giúp cho ngƣời học phát triển năng lực
nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tƣ duy (phân tích, tổng hợp các hiện tƣợng,
rút ra những kết luận có độ tin cậy...)
- Giúp giáo viên tiết kiệm đƣợc thời gian trên lớp trong mỗi tiết học. Giúp giáo
viên điều khiển đƣợc hoạt động nhận thức của ngƣời học, kiểm tra và đánh giá kết
quả học tập đƣợc thuận lợi và có hiệu suất cao.
Tóm lại, phƣơng pháp dạy học trực quan góp phần nâng cao hiệu suất lao động
của thầy và trò.
1.3. PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC QUAN
1.3.1. Trực quan là gì?
Trực quan là quá trình quan sát, nhận biết sự vật hiện tƣợng bằng các giác quan
của con ngƣời.
1.3.2. Khái niệm phƣơng pháp dạy học trực quan
Phƣơng pháp dạy học trực quan chính là hệ thống các phƣơng pháp cụ thể mà
giáo viên dùng khi sử dụng phƣơng tiện trực quan nhằm xây dựng cho học sinh
những biểu tƣợng về sự vật, hiện tƣợng, hình thành khái niệm thơng qua sự tri giác
trực tiếp bằng các giác quan của ngƣời học.
1.3.3. Phƣơng pháp dạy học trực quan
Phƣơng pháp dạy học trực quan gồm: phƣơng pháp quan sát và phƣơng pháp
trình bày trực quan.

1.3.3.1. Phương pháp quan sát
 Định nghĩa: Phƣơng pháp quan sát là phƣơng pháp giáo viên tổ chức
hƣớng dẫn ngƣời học tri giác một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm thu nhập
những sự kiện, hình thành những biểu tƣợng ban đầu về đối tƣợng học tập.
 Cơ sở lựa chọn:
- Xuất phát từ quy luật nhận thức chung của loài ngƣời.
- Khoa học tâm lý đã chỉ ra rằng: Quan sát là hình thức nhận thức cảm tính
tích cực nó tạo vật liệu cho tiến trình tƣ duy của ngƣời học. Ivan Petrovich Pavlov đã
chỉ rõ tầm quan trọng của quan sát: “Quan sát, quan sát, quan sát". Từ đó mà thấy
rằng việc học tập của ngƣời học phải xuất phát từ quá trình quan sát.

10


 Các hình thức quan sát: Trong dạy học, việc hƣớng dẫn ngƣời học quan
sát có thể diễn ra theo hai cách sau:
- Tổ chức quan sát trực tiếp: diễn ra khi giáo viên trình bày phƣơng tiện
dạy học trực quan hoặc khi giáo viên tiến hành các thao tác mẫu.
- Tổ chức quan sát gián tiếp: thông qua các phƣơng tiện nghe nhìn.
 Yêu cầu sƣ phạm:
- Xác định rõ mục đích và yêu cầu khi ngƣời học tiến hành quan sát trên
đối tƣợng học tập vận dụng qui luật tri giác để xác định rõ yêu cầu sƣ phạm khi vận
dụng.
- Hƣớng dẫn ngƣời học quan sát và yêu cầu họ biểu đạt bằng lời kết quả
quan sát.
1.3.3.2. Phương pháp trình bày trực quan
 Định nghĩa: Phƣơng pháp trình bày trực quan là phƣơng pháp dựa trên cơ
sở quan sát và việc sử dụng các loại phƣơng tiện dạy học có tính trực quan thích hợp
nhằm giúp cho ngƣời học có đƣợc biểu tƣợng rõ ràng, sống động về đối tƣợng học
tập.

 Cơ sở lý luận
- Dựa trên quy luật nhận thức của con ngƣời, dựa trên sự nhận thức độc
đáo của học sinh:
Trực quan sinh động → Tƣ duy trừu tƣợng → Thực tiễn
Nhƣ Lênin chỉ rõ: “Từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng, từ tƣ
duy trừu tƣợng đến thực tiễn là con đƣờng biện chứng của sự nhận thức chân lý,
nhận thức hiện thực khách quan".
- Dựa trên cơ sở khoa học của tâm lý học: khi huy động nhiều giác quan
tham gia vào hoạt động nhận thức thì hoạt động học tập của ngƣời học sẽ đƣợc tích
cực hóa.
 Các hình thức và phƣơng tiện trực quan:
Các hình thức và phƣơng tiện trực quan phong phú và đa dạng từ đơn giản
đến phức tạp đƣợc dùng trong quá trình dạy học để tăng hiệu quả của sự truyền đạt
và lĩnh hội kiến thức, kỹ năng. Trong thực tiễn dạy học, ngƣời ta thƣờng sử dụng bốn
hình thức và phƣơng tiện trực quan sau đây:
- Hình thức trực quan với sử dụng phƣơng tiện vật thật nhƣ thiết bị máy
móc đơn giản có ƣu điểm là việc sử dụng các vật thật giúp ngƣời học gần với thực
tiễn, dễ gây ấn tƣợng nhƣng khơng đƣợc sử dụng rộng rãi vì lý do kinh tế.
- Hình thức trực quan với sử dụng phƣơng tiện vật qui ƣớc nhƣ bản đồ, sơ
đồ, đồ thị, bảng biểu, bản vẽ kỹ thuật có ƣu điểm là phƣơng tiện vật qui ƣớc có thể
biểu diễn sự vật dƣới dạng khái quát và giản đơn. Từ đó ngƣời học dễ dàng chuyển
11


từ cái cụ thể sang cái trừu tƣợng tức là dễ dàng lĩnh hội khái niệm lý thuyết trừu
tƣợng.
- Hình thức trực quan với sử dụng phƣơng tiện các vật thay thế nhƣ tranh
ảnh, mơ hình (mơ hình tĩnh và mơ hình động) có ƣu điểm là các sự vật khó trơng
thấy trực tiếp, các sự vật khơng thể trơng thấy và các hiện tƣợng quá phức tạp.
- Hình thức trực quan với phƣơng tiện nghe nhìn nhƣ phim, máy tính và

các thiết bị kết nối với máy tính. Máy tính có thể minh họa một cách tốt nhất mơ hình
tĩnh và mơ hình động. Ứng dụng Multimedia trong dạy học thể hiện ngày càng nhiều
trong nhà trƣờng. Đặc biệt trong đó mơ ph ng là kỹ thuật đƣợc sử dụng ngày càng
nhiều trong dạy học nhất là mô ph ng trên máy tính.
Các phƣơng tiện dạy học ngày càng trở nên hiện đại hơn, hợp lý hơn và càng
gần với đối tƣợng nghiên cứu. Vì vậy, cách thức giáo viên và ngƣời học sử dụng các
phƣơng tiện dạy học cũng vô cùng phong phú và đa dạng.
 Sử dụng trực quan để dạy các thao tác kỹ thuật
Dùng tranh giáo khoa để mơ tả trình tự các thao tác kỹ thuật nhằm hồn
thành một cơng việc nào đó: tên gọi của thao tác, mục đích, yêu cầu kỹ thuật từng
thao tác, các điểm cần chú ý khi thực hiện thao tác và trình tự các thao tác.
 Cách thức thực hiện
Sử dụng trực quan nhằm vật chất hóa đƣợc khái niệm cần lĩnh hội, giúp
cho ngƣời học suy nghĩ, tiếp thu khái niệm và vận dụng tri thức đã tiếp thu đƣợc vào
thực tiễn. Để sử dụng tốt nhất các phƣơng tiện trực quan trong quá trình dạy học,
ngƣời giáo viên nên thực hiện theo các bƣớc sau đây:
- Lựa chọn các hình thức và phƣơng tiện trực quan sao cho phù hợp với
mục tiêu dạy học của bài học. Trƣớc đây, ngƣời ta hiểu giai đoạn đầu tiên của hoạt
động nhận thức thì cần trực quan làm điểm tựa đến khi hình thành khái niệm thì trực
quan biến mất. Với lứa tuổi nh phƣơng tiện trực quan là các vật thật nhƣng đến độ
tuổi học sinh, sinh viên thì sơ đồ, đồ thị, mơ hình là cần thiết.
- Trình bày các phƣơng tiện trực quan
+ Giải thích mục đích trình bày trực quan, hƣớng dẫn ngƣời học quan sát
chi tiết, bộ phận hay mối liên hệ nào của đối tƣợng quan sát.
+ Dùng đúng lúc đúng chỗ, theo một trình tự nhất định có kết hợp với lời
giải thích rõ ràng, dùng đến đâu thì đƣa ra đến đó một cách khéo léo.
+ Đảm bảo cho tất cả ngƣời học đƣợc quan sát, giáo viên có thể hƣớng
dẫn ngƣời học thao tác trên phƣơng tiện đó để lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng.
- Giáo viên hƣớng dẫn ngƣời học phát biểu và rút ra kết luận khi quan sát
hoặc đƣợc thao tác trên phƣơng tiện trực quan đó. Kết hợp phƣơng pháp dạy học trực


12


quan này với ngơn ngữ giàu hình tƣợng của giáo viên và kết hợp với các phƣơng
pháp dạy học khác.
 Ƣu nhƣợc điểm
- Ƣu điểm: Huy động đƣợc nhiều giác quan tham gia hoạt động nhận thức,
phát triển đƣợc năng lực quan sát cho ngƣời học, tạo điều kiện để họ liên hệ kiến
thức với thực tiễn đời sống.
- Nhƣợc điểm: Sử dụng không đúng phƣơng pháp và không đúng mức độ
sẽ khơng phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của ngƣời học và mất nhiều thời
gian. Dùng không đủ ngƣời học sẽ thiếu biểu tƣợng cụ thể phong phú để tìm ra cái
khái qt, cái chung, khơng giúp cho sự lĩnh hội tự giác. Dùng quá thừa sẽ phân tán
chú ý, hạ thấp tính tích cực của ngƣời học.
1.3.3. Bản chất của PPDH trực quan
Về bản chất, PPDH trực quan là phƣơng pháp sử dụng những phƣơng tiện trực
quan, phƣơng tiện kỹ thuật dạy học trong quá trình giảng dạy bài mới trong khi ơn
tập, củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
PPDH trực quan chính là cách thức tổ chức các hoạt động dạy và hoạt động
học tƣơng tác với các phƣơng tiện trực quan mang thông tin về nội dung dạy học, tùy
thuộc vào cách tƣơng tác giữa ba khách thể mà PPDH mang tính tích cực (hiểu theo
nghĩa là tích cực hóa hoạt động học) hay thụ động. Muốn cho PPDH mang tính tích
cực thì hoạt động học phải là chủ yếu: ngƣời học quan sát các phƣơng tiện trực quan,
tƣ duy để rút ra các thông tin về bản chất các sự vật và hiện tƣợng chứa đựng trong
các phƣơng tiện trực quan này. Khi đó hoạt động dạy chỉ đóng vai trị điều khiển
(đƣa các phƣơng tiện trực quan ra đúng lúc, hƣớng dẫn, gợi ý cho ngƣời học quan
sát). Sự can thiệp của việc dạy vào q trình này càng ít thì tính tích cực của PPDH
càng cao và ngƣợc lại. Ví dụ nhƣ khi dạy bài khúc xạ và phản xạ toàn phần, giáo
viên cho ngƣời học xem video clip cac hiện tƣợng vật lý xảy ra trong đời sống hàng

ngày để ngƣời học quan sát và rút ra các khái niệm thế nào là khúc xạ, phản xạ toàn
phần và các hiện tƣợng đó xảy ra khi nào thì ngƣời học đã tự chiếm lĩnh kiến thức
mới về khúc xạ và phản xạ toàn phần. Nếu sự dạy chủ yếu dùng trực quan với mục
đích minh họa cho bài giảng của mình thì PPDH mang tính thụ động truyền thống.
Ví dụ, sau khi giảng xong bài khúc xạ và phản xạ toàn phần, giáo viên chỉ cho ngƣời
học xem các hình ảnh minh họa thì hoạt động của ngƣời học ở đây chỉ là nghe và
xem khơng cần tƣ duy tích cực.
Một số cách sử dụng PPDH trực quan theo dạy học tích cực:
- Dùng khi đặt vấn đề bài dạy: tạo ra tình huống ngạc nhiên, trái với suy
nghĩ thơng thƣờng của ngƣời học và cho họ lý giải bằng kiến thức đã có của mình →
bế tắc → cần học kiến thức mới. Ví dụ: làm thí nghiệm cho ngƣời học dự đốn trƣớc
kết quả xảy ra → làm thí nghiệm → quan sát thấy ngƣợc với suy nghĩ (dự đoán) của
ngƣời học.

13


×