Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Kĩ năng viết chữ của sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học an giang thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.25 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM

BÁO CÁO ĐỀ TÀI NCKH CẤP KHOA

KĨ NĂNG VIẾT CHỮ
CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
– THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chủ nhiệm đề tài: Th.S Hoàng Thị Hồng Phương

AN GIANG, THÁNG 03 NĂM 2020


1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM

BÁO CÁO ĐỀ TÀI NCKH CẤP KHOA

KĨ NĂNG VIẾT CHỮ
CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
– THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chủ nhiệm đề tài: Th.S Hoàng Thị Hồng Phương

AN GIANG, THÁNG 03 NĂM 2020



1


TRANG CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG

Đề tài nghiên cứu khoa học “Kĩ năng viết chữ của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu
học Trường Đại học An Giang – thực trạng và giải pháp” do tác giả Hồng Thị
Hồng Phƣơng, cơng tác tại bộ môn Giáo dục Tiểu học, Khoa Sƣ phạm thực hiện. Tác
giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và đƣợc Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa Sƣ
phạm, Trƣờng Đại học An Giang thông qua ngày ............................

Thư kí

TS. Nguyễn Văn Mện
Phản biện 1

Phản biện 2

Th.S Nguyễn Nguyệt Nga

Th.S Trương Chí Hùng

Chủ tịch hội đồng

........................................

i


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học An Giang, Ban chủ
nhiệm Khoa Sƣ phạm đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi tiến hành nghiên cứu và hoàn
thành đề tài.
Cám ơn quý thầy cô trong Bộ môn Giáo dục Tiểu học đã tận tình giúp đỡ, đóng
góp những ý kiến thiết thực và quý giá cho đề tài của tôi.
Đặc biệt, chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp DH16GT, DH17GT,
DH18GT, DH19GT, CD41GT, CD42GT, CD43GT đã dành thời gian thực hiện các
phiếu khảo sát, nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ tơi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin trân trọng cám ơn!
Đại học An Giang, ngày 15 tháng 3 năm 2020
Tác giả

Hoàng Thị Hồng Phương

ii


TÓM TẮT

Kĩ năng viết chữ là một kĩ năng quan trọng và là một trong những yêu cầu nghề
nghiệp của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, trong
thực tế, sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học khi viết cịn mắc nhiều lỗi về trình bày
trang, hình thức chữ viết nhƣ sai mẫu, khơng đúng khoảng cách, chữ không liền
mạch,... Theo kết quả khảo sát, kĩ năng viết chữ của sinh viên ở các khóa có sự chênh
lệch với nhau. Sinh viên năm nhất có tỉ lệ viết tốt, khá tƣơng đối ít (Tốt: DH19DT:
2,3%; CD43GT: 0%; Khá: DH19DT: 2,3%; CD43GT: 0% ); tỉ lệ trung bình và yếu
cao (Trung bình: DH19DT: 18,6%; CD43GT: 36,8%; Yếu: DH19DT: 76,8%;
CD43GT: 63,2% ). Sinh viên năm hai có tỉ lệ Tốt, Khá cao hơn (Tốt: DH18GT: 60%,
CD42GT: 36,8%; Khá: DH18GT: 30%, CD42GT: 39,5%), sinh viên viết đạt trung
bình, yếu chiếm tỉ lệ tƣơng đối thấp (Trung bình: DH18GT: 6%, CD42GT: 13,2%;

Yếu: DH18GT: 4%, CD42GT: 10,5%). SV năm ba, năm tƣ, tỉ lệ viết Khá, Tốt ngày
càng giảm, tỉ lệ Trung bình, Yếu ngày càng tăng. Thực trạng này ảnh hƣởng không
nhỏ đến kết quả học tập, kiến tập, thực tập và công việc giảng dạy của sinh viên sau
khi tốt nghiệp. Từ thực trạng trên, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kĩ
năng viết chữ của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, Trƣờng Đại học An Giang.
Những giải pháp đƣợc đề ra đó là: trang bị những kiến thức cơ bản về chữ viết, kĩ
thuật viết từ cơ bản đến nâng cao; hoàn thành tốt học phần Tiếng Việt thực hành, mở
thêm các học phần về chữ viết, luyện chữ viết và tăng cƣờng nhận thức về tầm quan
trọng của kĩ năng viết chữ đối với sinh viên, ý thức tự rèn luyện của sinh viên.
Từ khóa: kĩ năng viết chữ, lỗi viết chữ, giải pháp khắc phục lỗi viết chữ, sinh viên
ngành Giáo dục Tiểu học

iii


ABSTRACT

Hand-writing is an important skill and one of the career requirements of primary
education students after graduation. However, in reality, students of Primary
Education when writing still make many mistakes about page layout, form of writing
such as the wrong form, incorrect spacing, uneven words, and so on. According to
the survey, the hand-writing skills of students from different courses are different.
Freshman has low level of good and fair hand-writing rate (Good: DH19GT: 2.3%;
CD43GT: 0%; Fairly: DH19GT: 2.3%; CD43GT: 0%); The average and weak rate
are high (Average: DH19GT: 18.6%; CD43GT: 36.8%; Weak: DH19GT: 76.8%;
CD43GT: 63.2%). Second year students have a higher ratio of good, fair (Good:
DH18GT: 60%, CD42GT: 36.8%; Fairly: DH18GT: 30%, CD42GT: 39.5%),
students with hand-writing are average, weak are at relatively low proportion
(Average: DH18GT: 6%, CD42GT: 13,2%; Weak: DH18GT: 4%, CD42GT: 10,5%).
Students in third and fourth years, hand-writing rate of good, fair is declining, the

ratio of average and weak is increasing. This situation has a significant impact on the
learning outcomes, internships, internships and teaching jobs of students after
graduation. From the above situation, the thesis proposes a number of solutions to
improve the hand-writing skills of students in Primary Education, An Giang
University. The proposed solutions are (1) equipped with basic knowledge about
hand-writing, hand-writing techniques from basic to advanced; (2) successfully
complete the practical Vietnamese module; open more modules on hand-writing and
practice hand-writing; (3) increase awareness about the importance of hand-writing
skills for students and self-discipline of students.
Key words: hand – writing skills, writing errors, solutions for writing errors,
students of Primary Education major

iv


LỜI CAM KẾT

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu
trong báo cáo này là số liệu khảo sát từ thực tế do chính bản thân tơi thực hiện.
Những kết luận của đề tài là những điều mới mẻ và chƣa đƣợc cơng bố trong bất kì
bài báo hay cơng trình nghiên cứu nào khác.
Đại học An Giang, ngày 15 tháng 3 năm 2020
Tác giả

Hoàng Thị Hồng Phương

v


MỤC LỤC


Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ....................................................................
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................
1.3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .............................................
1.4. Nội dung nghiên cứu ..............................................................
1.5. Những đóng góp của đề tài ....................................................
Chƣơng 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................
2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ......................................................
2.2. Một số vấn đề lý luận liên quan đến nghiên cứu ....................
2.2.1. Chữ viết và vai trò của chữ viết ...................................
2.2.2. Nguồn gốc và đặc điểm của chữ viết tiếng Việt ..........
2.2.3. Dạy học Tập viết ở Tiểu học .......................................
2.2.4. Một số vấn đề cơ bản về chữ viết và kĩ thuật viết chữ
2.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................
Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................
3.1. Mẫu nghiên cứu ......................................................................
3.2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................
3.3. Công cụ nghiên cứu ................................................................
3.4. Tiến trình nghiên cứu ..............................................................
Chƣơng 4: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ....................................
4.1. Thực trạng về kĩ năng viết chữ của sinh viên ngành Giáo
dục Tiểu học Trƣờng Đại học An Giang ................................

Trang
1
1
1
2
2

2
3
3
4
4
5
9
27
30
31
31
31
32
32
33
33

4.2. Một số giải pháp nâng cao kĩ năng viết chữ cho sinh viên
ngành Giáo dục Tiểu học Trƣờng Đại học An Giang.............

42

4.2.1. Trang bị những kiến thức cơ bản về chữ viết, kĩ thuật
viết từ cơ bản đến nâng cao .............................................

43

4.2.2. Hoàn thành tốt học phần Tiếng Việt thực hành; mở
thêm các học phần về chữ viết, luyện chữ viết ................


49

4.2.3. Tăng cƣờng nhận thức về tầm quan trọng của kĩ năng
viết chữ đối với SV, ý thức tự rèn luyện của SV .............
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................
5.1. Kết luận ...................................................................................
5.2. Kiến nghị .................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi

50
52
52
52


DANH SÁCH BẢNG

Trang
Bảng 2.1.

Bảng nội dung chƣơng trình dạy Tập Viết ở Tiểu học ...........

10

Bảng 2.2.

Bảng chữ cái tiếng Việt ..........................................................


11

Bảng 2.3.

Cấu tạo, quy trình viết chữ thƣờng .........................................

12

Bảng 2.4.

Cấu tạo, quy trình viết chữ hoa...............................................

17

Bảng 2.5.

Các nét cơ bản ........................................................................

28

Bảng 4.1.

Nhận thức của SV về yêu cầu viết chữ đẹp (HỆ ĐẠI HỌC) .

30

Bảng 4.2.

Nhận thức của SV về yêu cầu viết chữ đẹp (HỆ CAO

ĐẲNG)

31

Bảng 4.3.

Kết quả tự đánh giá chữ viết của SV (HỆ ĐẠI HỌC)............

32

Bảng 4.4.

Kết quả tự đánh giá chữ viết của SV (HỆ CAO ĐẲNG) .......

33

Bảng 4.5.

Kết quả kiểm tra kĩ năng viết chữ của sinh viên ngành Giáo
dục Tiểu học (HỆ ĐẠI HỌC) .................................................

34

Kết quả kiểm tra kĩ năng viết chữ của sinh viên ngành Giáo
dục Tiểu học (HỆ CAO ĐẲNG) ............................................

35

Kết quả định lƣợng kĩ năng viết chữ của SV ngành Giáo dục
Tiểu học ..................................................................................


37

Bảng 4.6
Bảng 4.7

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

Bộ Giáo dục & Đào tạo

Bộ GD&ĐT

2

Đại học An Giang

ĐHAG

3

Đƣờng kẻ


ĐK

4

Giáo dục Tiểu học

GDTH

5

Giáo viên

GV

6

Học sinh

HS

7

Sinh viên

SV

VIẾT TẮT

viii



Chƣơng 1
GIỚI THIỆU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sống trong xã hội, con người luôn luôn giao tiếp với nhau, đó là một nhu cầu
tất yếu. Giao tiếp là sự tiếp xúc giao lưu giữa người với người trong xã hội, qua đó
để bộc lộ và truyền đạt cho nhau những nhận thức, tư tưởng, tình cảm... Và vì thế
ngơn ngữ xuất hiện. Cùng với ngơn ngữ, người ta cịn dùng những phương tiện thô
sơ, đơn giản như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, hình vẽ để phụ giúp cho ngôn ngữ biểu lộ
những cảm xúc, truyền đạt những thông tin cho nhau và cuối cùng chữ viết xuất hiện.
Đó là bước ngoặt lịch sử văn minh của loài người. Chữ viết trở thành cơng cụ quan
trọng trong việc hình thành phát triển văn hóa văn minh của từng dân tộc.
Chữ viết là phương tiện giao tiếp giữa con người với con người. Trên thế giới
có nhiều hệ thống chữ viết khác nhau. Song, dù có là kiểu chữ viết nào thì u cầu
quan trọng nhất đó vẫn là sự chuẩn xác. Sự chuẩn xác của chữ viết giúp người đọc
không hiểu sai nội dung, sai ý người viết. Do đó, u cầu viết đúng, viết đẹp ln
được đặt ra ở bất kì hệ thống ngơn ngữ nào. Đồng thời, chữ viết đúng, viết đẹp dễ
gây thiện cảm cho người đọc và phần nào nó phản ánh ý thức rèn luyện, óc thẩm mỹ
và tính nết của người viết bởi “nét chữ là nết người”.
Trong nhà trường tiểu học, không chỉ là phương tiện giao tiếp, chữ viết còn là
một trong những công cụ dạy học của giáo viên. Muốn dạy học sinh (HS) viết chữ
trong các phân môn Học vần, Tập viết, Chính tả địi hỏi giáo viên (GV) không chỉ
nắm được mẫu chữ, kĩ thuật viết chữ mà cịn phải viết mẫu và phân tích mẫu chữ cho
HS. Như vậy, ngoài kiến thức về chữ viết, giáo viên Tiểu học phải có khả năng viết
đúng mẫu chữ, cỡ chữ; viết nhanh, viết đẹp để làm mẫu cho HS trên bảng lớp và
trong vở ô li.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy một bộ phận không nhỏ sinh viên viết chữ sai mẫu,
viết không đúng cỡ chữ theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục & Đào tạo (Bộ GD
& ĐT); nhiều sinh viên (SV) viết chữ còn thiếu nét, viết xấu và viết rất chậm. Trong

những năm gần đây, các báo cáo của các trường Tiểu học mà sinh viên tham gia kiến
tập, thực tập ln ln có những nhận xét: “Chữ viết của sinh viên chưa đúng mẫu.”,
“Sinh viên cần rèn luyện thêm về chữ viết” hay “Sinh viên trình bày bảng chưa đẹp,
cần rèn luyện thêm”,.... Trước tình trạng trên, nghiên cứu về kĩ năng viết chữ của
sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học (GDTH), Trường Đại học An Giang (ĐHAG) là
một vấn đề cấp thiết.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài nhằm các mục tiêu cụ thể sau đây:
- Khái quát những kiến thức cơ bản về chữ viết; mẫu chữ hiện hành.
1


- Khảo sát thực trạng chữ viết của sinh viên ngành GDTH Trường ĐHAG, từ
đó phân tích ngun nhân chủ quan và khách quan dẫn đến thực trạng trên.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng viết chữ
đúng, đẹp của sinh viên ngành GDTH, Trường ĐHAG.
1.3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Kĩ năng viết chữ của SV ngành GDTH, Trường ĐHAG.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Sinh viên ngành GDTH, Trường ĐHAG.
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau:
- Khảo sát thực trạng chữ viết của sinh viên ngành GDTH, Trường ĐHAG.
- Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng viết chữ
đúng, đẹp của sinh viên ngành GDTH, Trường ĐHAG.
1.5. NHỮNG ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Đóng góp về mặt khoa học
Đề tài nhằm góp phần nhận diện một cách đúng đắn và kịp thời về kĩ năng viết

chữ của SV ngành GDTH, Trường ĐHAG.
1.5.2. Đóng góp cơng tác đào tạo
- Góp phần cung cấp những thơng tin cần thiết cho việc đào tạo đội ngũ giáo
viên GDTH của Trường ĐHAG trong nghiên cứu khoa học và trong thực tế giảng
dạy.
- Giúp cho sinh viên ngành Sư phạm GDTH hoàn thiện hơn kĩ năng viết chữ.

2


Chƣơng 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việc vận dụng các phương pháp, biện pháp dạy học sao cho việc rèn chữ viết
đạt hiệu quả là vấn đề mà các nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Đã có rất nhiều các
cơng trình nghiên cứu, chúng tơi chia các cơng trình nghiên cứu thành hai mảng sau
đây:
Mảng thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu là sách, giáo trình, tài liệu giảng dạy.
Năm 2003, tác giả Lê A đã nghiên cứu và nêu ra những định hướng để viết chữ
đúng, đẹp trong quyển Chữ viết và dạy chữ viết ở Tiểu học. Quyển sách gồm hai
phần: phần thứ nhất khái lược về sự ra đời, phát triển của chữ viết nói chung và chữ
viết tiếng Việt nói riêng; phần thứ hai tác giả đi sâu vào việc trình bày u cầu, tính
chất, nội dung, nhiệm vụ và cách thức dạy chữ viết ở Tiểu học. Theo tác giả, GV
luyện chữ, dạy chữ cho HS cần phải luyện tập từ các nét cơ bản, sau đó tập viết chữ
theo các nhóm chữ đồng dạng, cuối cùng luyện viết liền nét giữa các chữ cái để tạo
thành chữ ghi tiếng.
Năm 2005, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học (Tài liệu đào tạo giáo
viên tiểu học trình độ cao đẳng và đại học sư phạm) đã dành chủ đề 3 để giới thiệu về
dạy học Tập viết ở tiểu học. Tài liệu đã khái quát mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung,
nguyên tắc và các phương pháp dạy học Tập viết ở Tiểu học. Bên cạnh đó, tài liệu

còn giới thiệu hệ thống nét chữ cơ bản, nét chữ bổ sung trong tiếng Việt, cấu tạo và
cách viết hệ thống chữ cái, chữ số. Tài liệu cũng chú ý kĩ năng cần rèn luyện trong
phân môn Tập viết, đó là: tư thế ngồi viết, cách cầm viết, kĩ thuật viết chữ.
Năm 2009, tác giả Đặng Thị Trà, nhận thức được tầm quan trọng của việc
luyện chữ, dựa trên kinh nghiệm thực tiễn dạy học ở Tiểu học, kết hợp sử dụng một
số tài liệu về phương pháp dạy học Tiếng Việt, tác giả đã biên soạn quyển sách
Hướng dẫn luyện viết chữ đẹp. Nội dung sách gồm ba phần. Phần một, tác giả giới
thiệu chung về nguyên tắc, phương pháp luyện viết chữ đẹp. Phần hai, tác giả nêu
cấu tạo chữ viết tiếng Việt và hướng dẫn viết. Phần ba, tác giả đề xuất một số bài tập
ứng dụng.
Năm 2010, Dạy và học Tập viết ở Tiểu học do nhóm tác giả Trần Mạnh
Hưởng (chủ biên) – Nguyễn Hữu Cao – Phan Quang Thân gồm hai phần cơ bản: Dạy
Tập viết ở tiểu học; Luyện viết chữ đẹp. Ở phần Dạy Tập viết ở tiểu học, tác giả đề
cập đến vấn đề mục đích, nhiệm vụ, nội dung yêu cầu và phương pháp dạy học phân
môn Tập viết ở các lớp 1, 2, 3 theo Chương trình Tiểu học mới. Phần thứ hai, tác giả
đã giới thiệu một số nội dung và biện pháp luyện chữ đẹp đối với giáo viên.

3


Năm 2013, Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học I (Giáo
trình dành cho hệ đào tạo Cử nhân Giáo dục Tiểu học) đi sâu vào nghiên cứu những
vấn đề chung của phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học (đối tượng, nhiệm vụ,
cơ sở khoa học của việc dạy tiếng Việt, đặc điểm tâm, sinh lí của HS lớp 1...). Đặc
biệt tác giả Lê A đã đề cập đến phương pháp dạy học Tập viết trong đó đi sâu nghiên
cứu cơ sở khoa học của việc dạy Tập viết, nội dung dạy học Tập viết.
Mảng thứ hai, các cơng trình nghiên cứu là các sáng kiến kinh nghiệm của giáo
viên tiểu học. Đây cũng là mảng có nhiều đóng góp trong việc rèn chữ đẹp cho HS.
Có thể kể đến một số sáng kiến kinh nghiệm như: Một số biện pháp rèn chữ viết cho
học sinh lớp 3 (Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, Đăk Lăk) của tác giả Phạm Thị

Phượng (2015), iện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp (Trường tiểu học Quảng
Lộc, Quảng Bình) của tác giả Trần Thị Lệ Hằng (2017); Một số giải pháp giúp học
sinh rèn viết chữ đẹp, giữ vở sạch bậc tiểu học (Trường Tiểu học số 2, Mỹ Thành,
Bình Định) của Nguyễn Hải Tường (2017); Rèn chữ đúng và đẹp cho học sinh lớp
5 (Trường Tiểu học Nam Hồng, Nam Định) của tác giả Hoàng Thị Hạnh (2017),
Chuyên đề rèn chữ viết cho học sinh tiểu học (Trường Tiểu học Quảng Đơng,
Quảng Bình) của tác giả Nguyễn Phương Thảo (2017), iện pháp rèn viết chữ đúng
và đẹp cho học sinh lớp 4 (Trường Tiểu học Trung Thành, Nam Định) của Trần Thị
Thúy Huyền (2018),... Đa số các sáng kiến kinh nghiệm này tập trung nghiên cứu
vào thực trạng viết chữ của HS, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục thực trạng
trên. Các giải pháp đưa ra tập trung vào các nhóm giải pháp sau: Thứ nhất, vai trò,
trách nhiệm và năng lực của GV đứng lớp. Theo các tác giả, để HS có thể viết đúng,
đẹp thì yêu cầu thì GV phải là “mẫu” để HS noi theo bởi HS Tiểu học rất hay bắt
chước. GV phải nắm chắc kiến thức, viết đúng, viết đẹp mẫu chữ quy định để dạy
học sinh, khi hướng dẫn phải cụ thể, tỉ mỉ, ngôn ngữ phải rõ ràng, dễ hiểu. Mặt khác
GV phải tìm hiểu kĩ đặc điểm của từng HS để nắm được trình độ chữ viết cũng như
sở thích, tâm lí của các em để có biện pháp cụ thể, phù hợp. Thứ hai, GV cần rèn
cho HS thói quen, bồi dưỡng cho các em sự say mê rèn luyện chữ viết. Bất kỳ việc gì
nếu có lịng say mê thì việc thực hiện mới có kết quả cao. Thứ ba, cần rèn cho HS kĩ
năng viết, bao gồm: tư thế ngồi viết, kĩ thuật viết nối nét, khoảng cách giữa các con
chữ,...
Có thể thấy, có nhiều cơng trình nghiên cứu về chữ viết và kĩ năng viết chữ cho
HS. Tuy nhiên, đối với đối tượng là sinh viên ngành GDTH – những người sẽ rèn
chữ viết cho HS tiểu học thì lại chưa được chú ý đến.
2.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU
2.2.1. Chữ viết và vai trò của chữ viết
Chữ viết là một thuật ngữ dùng để chỉ chung hệ thống kí hiệu dùng để ghi lại
ngơn ngữ. Chữ viết và ngơn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng chúng
không đồng nhất với nhau. Một người nào đó khơng biết chữ nhưng họ vẫn có ngơn
ngữ bình thường, vẫn có thể sử dụng ngơn ngữ để giao tiếp với mọi người xung

4


quanh. Theo Lê A (2014), “về mặt lịch sử, ngôn ngữ xuất hiện cùng với xã hội loài
người, nhưng cho đến nay nhiều ngơn ngữ vẫn chưa có chữ viết. Chữ viết chỉ ra đời
khi loài người đã phát triển tới trình độ cao.”
(Lê A, 2014, tr.7)
Trong sự phát triển của xã hội lồi người, chữ viết có một vai trị to lớn. Ngơn
ngữ âm thanh trong một thời gian rất dài đã trở thành công cụ duy nhất để con người
có thể truyền đạt thơng tin, chia sẻ nhận thức, tình cảm,... Tuy nhiên, việc sử dụng
ngơn ngữ âm thanh có những hạn chế về mặt khơng gian. Khi hai người giao tiếp
bằng lời, ảnh hưởng của ngôn ngữ âm thanh chỉ có hiệu lực trong một phạm vi nhất
định. Ngồi phạm vi ấy, người này khơng thể nghe được tiếng nói của người kia. Mặt
khác, ngơn ngữ âm thanh cũng không vượt qua được cái hố ngăn cách của thời gian
bởi “lời nói gió bay”, mỗi lời nói chỉ được thu nhận vào đúng lúc nó được phát ra.
Hết thời điểm ấy, nó khơng tồn tại nữa. Khả năng nhận thức của mỗi người khác
nhau và trí nhớ của con người cũng có hạn nên tình trạng "tam sao thất bản" không
thể nào tránh khỏi. Như vậy, ngôn ngữ âm thanh bị hạn chế cả không gian lẫn thời
gian. Chữ viết dựa trên ấn tượng về thị giác nên có thể vượt qua hạn chế khơng gian,
thời gian và hiện tượng “tam sao thất bản”. Nhờ chữ viết, người đời sau hiểu được
người đời trước, người đời trước có thể nhắn nhủ người đời sau. Nhờ chữ viết, con
người có thể kế thừa và học tập lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực hoạt động, từ lĩnh
vực văn hoá, lịch sử đến lĩnh vực khoa học kĩ thuật.
Vai trò của chữ viết còn thể hiện trong quan hệ với ngơn ngữ. Khi chưa có chữ
viết hoạt động ngơn ngữ chỉ dừng lại ở dạng nói, tức là nghe và nói. Chữ viết xuất
hiện, hoạt động ngơn ngữ có thêm một dạng mới - dạng viết: viết và đọc. Hoạt động
viết và đọc ngày càng cần thiết, là tiêu biểu cho hoạt động ngơn ngữ văn hố. Chữ
viết góp phần vào sự phát triển của chính bản thân ngơn ngữ. Chữ viết góp phần cố
định hố ngơn ngữ âm thanh, lưu giữ những sáng tạo kì diệu về mặt ngôn ngữ của
các thế hệ trước cho các thế hệ sau kế thừa và phát triển. Chữ viết còn là phương tiện

làm cho việc giáo dục ngôn ngữ được thực hiện thuận lợi. Chính vì thế mà ở bậc
Tiểu học, việc học đọc, học viết là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.
Ngồi những vai trị trên, chữ viết cịn có thể biểu đạt một số ý nghĩa bổ sung
thêm bằng hình thức của nó: một số chữ hoa để tỏ lịng kính trọng, một nét hoa mỹ
để làm dun, những chữ viết nghiêng hay tô đậm để nhấn mạnh. Chữ viết cịn thể
hiện thái độ, tính cách của người viết. Khơng thể tự nhiên mà một số người có thể
dựa vào chữ viết của người khác mà đốn tính cách vận mệnh của người đó. Nét chữ
là nết người. Thậm chí trong ba tiêu chí kiểm tra, đánh giá của giáo dục chữ viết là
một phần quan trọng trong tiêu chuẩn giáo dục HS. Đa số những HS viết chữ đẹp
thường rất cẩn thận, có trách nhiệm sạch sẽ gọn gàng, có khiếu thẩm mỹ.
2.2.2. Nguồn gốc và đặc điểm của chữ viết tiếng Việt
2.2.2.1. Nguồn gốc của chữ viết tiếng Việt

5


Chữ viết ra đời theo yêu cầu của xã hội lồi người, hình thành trên cơ sở những
thành quả lao động chân tay và trí óc. Tiền thân gần gũi của nó chính là những hình
vẽ mang ý nghĩa thực thể hoặc tượng trưng. Tuy nhiên do những hạn chế của hình vẽ
khơng thể diễn tả được hết những khái niệm trừu tượng. Do khơng cố định, hình vẽ
có thể có nhiều kích cỡ, nhiều cách vẽ khác nhau. Nhiều khi người đọc hiểu không
đầy đủ hoặc hiểu sai ý người vẽ. Chính vì lý do đó người xưa đã gắn cho mỗi hình vẽ
với một kết cấu ngữ âm để biểu thị một từ nhất định trong ngôn ngữ để hình vẽ trở
nên cố định hơn. Đó chính là dạng chữ viết đầu tiên (chữ tượng hình). Tuy nhiên,
kiểu chữ tượng hình cũng khơng thể giúp con người ghi được hết các khái niệm, đặc
biệt là các khái niệm trừu tượng, hơn nữa, số chữ rất nhiều gây khó khăn cho việc ghi
nhớ của con người. Sau rất nhiều sự điều chỉnh, thay đổi như hội ý (ghép chữ, chữ
nơm), chuyển chú (gần hoặc có mối liên hệ về nghĩa), giả tá (đồng âm, gần âm),
người ta thấy hệ thống chữ ghi ý vẫn cồng kềnh. Do đó nhiều ngôn ngữ đã chuyển
sang một loại chữ khác - chữ ghi âm. Chữ ghi âm là chữ không biểu hiện ý nghĩa của

từ mà biểu hiện tín hiệu chuỗi âm thanh nối tiếp ở trong từ. Chữ quốc ngữ thuộc loại
chữ ghi âm, bắt nguồn từ hệ thống chữ Latin.
Tiếng Việt hình thành cách đây gần 3.000 năm, song hệ thống chữ viết tiếng
Việt lại trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, chịu nhiều ảnh hưởng của lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc Việt. Lịch sử tiếng Việt xuất phát từ ngơn ngữ Việt Mường, được hình thành do kết quả của quá trình cộng cư giữa người Môn - Khmer
với người Tày cổ thành một cộng đồng dân cư mới ở tam giác châu thổ sông Hồng,
sông Mã. Ngôn ngữ Việt - Mường gồm hai phương ngữ chính là tiếng Kẻ Chợ ở
đồng bằng và tiếng Miền Ngược ở trung du miền núi.
Có thuyết cho rằng người Việt đã có chữ viết từ thời Hùng Vương, là loại chữ
được các tài liệu về sau gọi là chữ nòng nọc (khoa đẩu) hay chữ lửa (hỏa tự). Sau
nhiều năm nghiên cứu, nhà giáo Đỗ Văn Xuyền đã lập được một bộ chữ cái của loại
chữ viết trên cùng một bảng song ngữ với chữ cái Latinh. Thuyết này chưa được
công nhận rộng rãi.
Khi nhà Hán đặt ách thống trị ở Giao Chỉ (đồng bằng Bắc Bộ) vào năm 111 sau
Công nguyên, cư dân ở đồng bằng đã tiếp xúc với văn hóa Hán thơng qua bộ máy cai
trị của các quan Thái thú. Do ảnh hưởng 1.000 năm đô hộ của người Trung Hoa mà
tiếng kẻ chợ đã trở thành tiếng Việt và tiếng miền ngược trở thành tiếng Mường ngày
nay. Đến thế kỷ thứ 10, khi người Việt giành được độc lập và dựng nên quốc gia Đại
Việt, tiếng Việt trở thành tiếng phổ thông và tách khỏi tiếng Mường.
Từ sau thế kỷ thứ X, tuy Việt Nam giành được độc lập tự chủ, thoát khỏi ách
thống trị của phong kiến phương Bắc nhưng chữ Hán vẫn được dùng làm quốc tự
trong triều đình, trong thi cử, trong văn chương bác học. Song song với nó, tiếng Việt
tồn tại rộng rãi trong quần chúng nhân dân.
Một văn tự ngoại lai khơng thể đáp ứng, thậm chí bất lực trước yêu cầu ghi
chép hay diễn đạt lời ăn tiếng nói, tâm tư, suy nghĩ và tình cảm của người Việt.
6


Chính vì vậy chữ Nơm đã ra. Chữ Nơm thực ra là một loại văn tự xây dựng trên cơ
sở chữ Hán để ghi âm Việt và diễn đạt theo ngữ pháp Việt. Quá trình hình thành và

phát triển của chữ Nơm có thể chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn đầu, gọi là giai
đoạn "đồng hóa chữ Hán", tức là dùng chữ Hán để phiên âm các từ Việt thường là
tên người, tên vật, tên đất, cây cỏ chim muông, đồ vật... xuất hiện lẻ tẻ trong văn bản
Hán. Những từ chữ Nôm này xuất hiện vào thế kỷ đầu sau Công nguyên (đặc biệt rõ
nét nhất vào thế kỷ thứ 6). Giai đoạn sau, bên cạnh việc tiếp tục dùng chữ Hán để
phiên âm từ tiếng Việt, đã xuất hiện những chữ Nôm tự tạo theo một số nguyên tắc
nhất định. Loại chữ Nôm tự tạo này, sau phát triển theo hướng ghi âm, nhằm ghi
chép ngày một sát hơn, đúng hơn với tiếng Việt. Từ thời Lý thế kỷ thứ XI đến đời
Trần thế kỷ XIV, hệ thống chữ Nơm mới thực sự hồn chỉnh. Đến thế kỷ XVIII XIX, chữ Nôm đã phát triển tới đỉnh cao, át cả địa vị chữ Hán. Các tác phẩm như
Hịch Tây Sơn, Truyện Kiều của Nguyễn Du, bản dịch Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị
Điểm, thơ Hồ Xuân Hương... đều được viết bằng chữ Nôm. Tuy nhiên hạn chế lớn
nhất của loại chữ này là chưa thống nhất về cách ghi, mỗi người có thể ghi khác
nhau. Điều đó lý giải tại sao cùng một tác phẩm chữ Nôm lại có nhiều cách "luận" và
hiểu khác nhau. Hơn thế, do không được giai cấp thống trị ủng hộ, lại là loại chữ khó
học nên chữ Nơm chỉ tồn tại hạn hẹp trong một bộ phận nhỏ của dân chúng, cuối
cùng đã chấm dứt với những truyền đơn vận động quần chúng làm cách mạng vào
năm 1930 - 1931.
Khi thực dân Pháp thiết lập nền đô hộ ở nước ta, chữ Nơm đi vào thời kì suy
tàn và thay vào đó là sự ra đời của chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ không phải do
người Việt sáng tạo ra mà do tập thể các nhà truyền giáo người châu Âu sáng tạo ra.
Trong tập thể các nhà truyền giáo ấy, công lao đầu tiên phải nhắc đến các giáo sĩ
người Bồ Đào Nha mà người tiên phong là cha Francisco de Pina. Ông sống và
truyền giáo ở Việt Nam từ năm 1617 đến khi mất năm 1625. Francisco de Pina
không để lại một cơng trình nghiên cứu cụ thể nào mà chủ yếu chỉ được nhắc đến
trong các cơng trình của các giáo sĩ đến sau như trong cơng trình của các giáo sĩ
người Ý, F. Busomi (1624), Baldinotte (1629), Ch. Bori (1631) hay trong cơng trình
của giáo sĩ người Pháp Alexandre de Rhodes với tư tưởng ông là một người cha nhiệt
huyết và khá thông thạo tiếng Việt. Tư tưởng và nhiệt huyết của Pina được rất nhiều
giáo sĩ thời bấy giờ ủng hộ. Họ bắt tay vào việc ghi chép, sưu tầm và nghiên cứu
tiếng Việt. Công việc nghiên cứu của họ bước đầu có phần tản mạn. Mãi đến khi

Gaspar de Amral và Antonio de Barbosa – hai giáo sĩ người Bồ Đào Nha đến Việt
Nam và bắt tay soạn từ điển Việt - Bồ và Bồ - Việt (khoảng những năm 1646 – 1647)
thì chúng ta mới thực sự có những cơng trình nghiên cứu bước đầu. Cơng trình
nghiên cứu có giá trị và được nhiều người nhắc đến là từ điển Việt - Bồ - La của giáo
sĩ người Pháp Alexandre de Rhodes (xuất bản tại Roma năm 1651). Tiếp tục là cơng
trình viết tay của Pigneau de Behayne, từ điển Việt - La (1772) ở đó chữ Quốc ngữ
phần nào đã được hồn thiện. Kế thừa cơng trình của Behayne, một giám mục người
Pháp khác có tên là Taberd soạn từ điển song ngữ Việt - Latin có tên Việt Nam

7


dương hiệp tự vị (1838) trong đó hình thức chữ viết gần giống như chữ Việt của
chúng ta ngày nay.
Chữ Quốc ngữ ở thời buổi đầu chưa phản ánh một cách khoa học cơ cấu ngữ
âm tiếng Việt, còn chịu nhiều ảnh hưởng của cách ghi âm theo tiếng nước ngồi. Tuy
nhiên, nhờ có chữ Quốc ngữ của thời buổi đó, chúng ta cũng đã thấy được một số nét
cổ xưa của tiếng Việt đương thời.
Trải qua bao công sức của nhiều thế hệ người Việt, qua nhiều giai đoạn cách
tân hợp lí hóa lối ghi tự mẫu Latinh của các cha cố phương Tây, chữ Quốc ngữ đã tỏ
rõ sức mạnh thần kì của nó khi biểu thị cách phát âm đa cung bậc (có 6 thanh), trình
bày được tư tưởng cùng bộc bạch mọi tâm trạng cảm xúc của người Việt. Như A.G.
Haudricout đã chứng minh rằng: “Tiếng Việt đã trải qua một q trình phát triển từ
khơng có thanh điệu dẫn tới có một hệ thống thanh điệu như hiện nay”. Chữ Quốc
ngữ là chữ đơn giản về hình thể kết cấu, tiện lợi về mặt hành chức, sử dụng các chữ
cái Latinh hầu như đã thông dụng trên toàn thế giới. Ở chữ Quốc ngữ, giữa chữ và
âm, giữa cách viết và cách đọc có sự phù hợp ở mức độ khá cao.
Chữ Quốc ngữ được phổ biến vào nửa cuối thế kỉ XIX, mà mốc quan trọng là
ngày 30 tháng 01 năm 1882, thống đốc Nam kỳ Le Myre de Vilers ra nghị định công
nhận chữ Quốc ngữ và buộc dùng chữ Quốc ngữ thay cho chữ Hán và chữ Nơm.

Như vậy, từ khi hình thành vào những năm đầu thế kỉ thứ 17 đến khi được
cơng nhận vào năm 1882, q trình xây dựng chữ Quốc ngữ trải qua một thời gian
dài với gần hai thế kỉ. Trong q trình xây dựng và hồn thiện, chữ Quốc ngữ đã
chứa trong mình nó những ưu điểm và hạn chế nhất định.
2.2.2.2. Đặc điểm của chữ viết tiếng Việt
Chữ viết tiếng Việt hiện nay đang được sử dụng là chữ Quốc ngữ. Đó là chữ
theo nguyên tắc ghi âm vị. Nghĩa là, căn cứ để viết chữ là âm thanh chứ không phải ý
nghĩa của tiếng, từ. Việc nhận thức một tiếng, một tập hợp tiếng có phải là từ hay
khơng rất quan trọng đối với việc dùng từ và tiếp thu nội dung ý nghĩa của câu. Mặt
khác, mỗi kí hiệu chữ viết (gọi tắt là chữ cái) dùng để ghi một âm vị. Muốn ghi âm
tiết hay từ thì phải kết hợp các chữ cái để ghi các âm vị trong thành phần của âm tiết
hay từ đó. Chữ viết tiếng Việt gồm 3 đặc điểm:
 Đặc điểm ngữ âm
Khác với từ của một số ngôn ngữ Châu Âu như tiếng Anh, Nga, Pháp hình
thức âm thanh của tiếng Việt cố định, khơng biến đổi trong mọi hoàn cảnh. Từ tiếng
Việt dù thuộc kiểu cấu tạo nào (từ đơn hay phức, từ ghép hay từ láy), dù giữ chức vụ
ngữ pháp nào, dù đứng ở vị trí nào trong câu, dù thuộc từ loại nào cũng chỉ có một
hình thức ngữ âm duy nhất.
Ví dụ:
- Tơi thích đọc sách1.

8


- Sách2 mang đến cho con người nhiều kiến thức bổ ích.
Ví dụ trên cho ta thấy, vị trí, chức năng ngữ pháp của từ sách khác nhau (sách1
đứng cuối câu, làm bổ ngữ; sách2 đứng đầu câu, làm chủ ngữ) nhưng nó chỉ có một
hình thái duy nhất.
Đặc điểm này của từ tiếng Việt dẫn đến một hiện tượng khá phổ biến là hiện
tượng chuyển loại, chuyển ý nghĩa ngữ pháp khái quát của từ.

 Đặc điểm từ vựng
Mỗi tiếng là một yếu tố nghĩa. Tiếng là đơn vị cơ sở của hệ thống các đơn vị có
nghĩa của tiếng Việt. Từ tiếng, người ta tạo ra các đơn vị từ vựng khác để định danh
sự vật, hiện tượng Sự tạo từ chủ yếu do phương thức láy, phương thức ghép và
phương thức chuyển nghĩa.
 Đặc điểm ngữ pháp
Từ tiếng Việt khơng biến đổi hình thái, đặc điểm ngữ pháp của từ khơng bộc lộ
ở chính bản thân từ mà bộc lộ chủ yếu ở ngoài từ, trong mối quan hệ với các từ khác.
Ví dụ:
Nhìn các danh từ: học sinh, chiến sĩ, nhà, sách ta khó xác định được số của nó,
ý nghĩa về số chỉ được xác định khi xét trong mối quan hệ với từ đứng trước như:
những, các, một, hai.
Nhìn các động từ: đi, đọc, ăn , uống... ta khó xác định được thời của các động
từ này chỉ được xác định trong mối quan hệ với các từ đứng trước nó như: đã , đang ,
sẽ...
Việc sắp xếp các từ theo một trật tự nhất định là cách chủ yếu để biểu thị các
quan hệ cú pháp. Trật tự chủ ngữ đứng trước, vị ngữ đứng sau là trật tự phổ biến của
kết cấu câu trong tiếng Việt.
Phương thức hư từ cũng là phương thức ngữ pháp quan trọng trong tiếng Việt.
Hư từ cùng với trật tự từ cho phép tiếng Việt tạo ra nhiều câu cùng nội dung thông
báo nhưng khác nhau về sắc thái.
2.2.3. Dạy học Tập viết ở Tiểu học
2.2.3.1. Mục đích, nhiệm vụ của dạy học Tập viết
Chữ viết là một công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện
để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hoá, khoa học và đời sống. Do vậy, ở
trường tiểu học, việc dạy HS biết chữ và từng bước làm chủ được công cụ chữ viết
để phục vụ cho việc học tập và giao tiếp hằng ngày là yêu cầu quan trọng hàng đầu
của môn Tiếng Việt.
Căn cứ mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt trong Chương trình Tiểu học, mục
đích, nhiệm vụ chủ yếu của phân môn Tập viết ở các lớp 1, 2, 3 (giai đoạn đầu của

cấp Tiểu học) được xác định như sau:
9


1. Rèn kĩ năng viết chữ cho HS theo đúng mẫu quy định, cụ thể:
a) Viết các chữ cái (viết thường, viết hoa) và chữ số theo đúng quy định về
hình dáng, kích cỡ, thao tác (đưa bút theo đúng quy trình viết).
b) Viết các chữ (ghi vần – tiếng, ghi từ ngữ và câu – bài ứng dụng) liền mạch
(biết nối nét), đúng khoảng cách, thẳng hàng, đặt dấu thanh đúng vị trí, trình bày hợp
lí.
2. Kết hợp việc dạy kĩ thuật viết chữ với việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả,
mở rộng vốn từ ngữ phục vụ cho học tập và giao tiếp; phát triển tư duy.
3. Góp phần rèn luyện và hồn thiện những phẩm chất tốt đẹp cho HS như: tính
cẩn thận, lịng u thích cái đẹp, tinh thần trách nhiệm, ý thức tự trọng và thái độ tôn
trọng người khác (thể hiện qua chữ viết).
2.2.3.2. Nội dung chương trình dạy học Tập viết ở Tiểu học
Theo quy định của Chương trình Tiểu học, nội dung dạy kĩ năng viết chữ (phân
môn Tập viết) được đặt ra chủ yếu đối với giai đoạn đầu của cấp Tiểu học (lớp 1, lớp
2, lớp 3). Ở lớp 1, yêu cầu dạy viết chữ gắn liền với dạy kĩ năng đọc và phục vụ chủ
yếu cho HS rèn kĩ năng viết chính tả. Ở các lớp 2, 3, yêu cầu dạy viết chữ vừa củng
cố kĩ năng đọc vừa phục vụ cho HS rèn kĩ năng viết chính tả và viết đoạn văn, bài
văn ngắn. Căn cứ vào Chương trình Tiểu học, có thể xác định nội dung, yêu cầu dạy
học phân môn Tập viết ở các lớp 1, 2, 3 như sau:
Bảng 2.1. Bảng nội dung chƣơng trình dạy Tập Viết ở Tiểu học
Lớp

Nội dung, yêu cầu dạy học Tập viết

1


- Viết các chữ cái cỡ vừa; viết các vần, tiếng - từ ứng dụng cỡ vừa và
nhỏ. Tô các chữ hoa và viết các chữ số theo cỡ vừa.
- Biết viết đúng và rõ ràng các chữ thường; ghi dấu thanh đúng vị trí.

2

3

- Tập viết chữ hoa cỡ vừa và nhỏ. Luyện viết chữ thường cỡ nhỏ.
- Biết viết đúng và đều nét các chữ thường, chữ hoa: viết liền mạch và
để khoảng cách hợp lí giữa các chữ ghi tiếng.
- Viết đúng và nhanh các kiểu chữ thường và chữ hoa cỡ nhỏ; viết rõ
ràng, đều nét một đoạn văn ngắn.
- Bước đầu hoàn thiện kĩ năng viết chữ ở giai đoạn thứ nhất (lớp 1, 2, 3)
của Chương trình Tiểu học.

Những nội dung, u cầu nói trên sẽ được cụ thể hố thành các bài học trong
sách giáo khoa Tiếng Việt và vở Tập viết ở các lớp 1, 2, 3 theo bảng mẫu chữ viết
dùng trong các trường tiểu học do Bộ GD&ĐT ban hành.
2.2.3.3. Mẫu chữ viết trong trường Tiểu học
Trước cải cách giáo dục năm 1981, mẫu chữ viết (chữ Quốc ngữ) được dạy và
học ở trường tiểu học về cơ bản là mẫu chữ phổ biến, thường dùng trong xã hội. Hầu

10


hết các chữ viết thường, chữ viết hoa trong bảng chữ mẫu có chiều cao 1 đơn vị và 2
đơn vị, chữ viết có nét thanh nét đậm.
Trong cải cách giáo dục, từ năm 1981 đến tháng 9/1986, mẫu chữ viết được
dạy ở trường Tiểu học có nhiều điểm thay đổi so với mẫu chữ thường dùng nên dư

luận xã hội xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều xung quanh những thay đổi này.
Từ năm học 1986 - 1987, Bộ Giáo dục ra Thông tư số 29/TT (ngày 25/9/1986)
về việc nâng cao chất lượng dạy và học viết chữ ở trường phổ thơng cơ sở. Theo đó,
Bảng chữ cái và chữ số vẫn giữ lại được chiều cao các con chữ như trước nhưng điều
chỉnh lại hầu hết các chữ cái viết thường trở lại có “nét bụng”, “nét hất”; riêng các
chữ viết hoa đơn giản và chữ số hầu như khơng có gì thay đổi so với chữ trong
Chương trình cải cách giáo dục.
Ngày 14/6/2002, Mẫu chữ viết trong trường tiểu học được chính thức ban hành
kèm theo Quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Mẫu
chữ được thể hiện ở 4 dạng: chữ viết đứng, nét đều; chữ viết đứng, nét thanh nét
đậm; chữ viết nghiêng (150), nét đều; chữ viết nghiêng (150), nét thanh nét đậm.
Trong trường tiểu học, HS viết chữ viết thường, chữ số và chữ viết hoa theo kiểu chữ
viết đứng, nét đều là chủ yếu. Ở những nơi có điều kiện thuận lợi, giáo viên có thể
dạng thêm các kiểu khác.
Mẫu chữ viết hiện hành trong nhà trường Tiểu học gồm 29 chữ cái sau:
Bảng 2.2. Bảng chữ cái tiếng Việt
TT

Chữ cái

Tên
chữ

Âm

TT

Chữ cái

Tên

chữ

Âm

1

a

A

a

a

16

n

N

en-nờ

nờ

2

ă

Ă


á

á

17

o

O

o

o

3

â

Â





18

ơ

Ơ


ơ

ơ

4

b

B



bờ

19

ơ

Ơ

ơ

ơ

5

c

C




cờ

20

p

P



pờ

6

d

D



dờ

21

q

Q


quy

cu

7

đ

Đ

đê

đờ

22

r

R

e-rờ

rờ

8

e

E


e

e

23

s

S

ét-xì

sờ

9

ê

Ê

ê

ê

24

t

T




tờ

10

g

G

giê

gờ

25

u

U

u

u

11

h

H


hát

hờ

26

ư

Ư

ư

ư

12

i

I

i

i

27

v

V




vờ

11


13

k

K

ca

ca

28

x

X

ích-xì

xờ

14

l


L

en-lờ

lờ

29

y

Y

y

y dài

15

m

M

emmờ

mờ

Mẫu chữ viết hiện hành trong nhà trường Tiểu học có đặc điểm như sau:
Chữ cái viết thƣờng
- Các con chữ: b, h, k, l, g, y được viết với chiều cao 2,5 đơn vị.

- Chữ cái t được viết với chiều cao 1,5 đơn vị.
- Chữ cái r, s được viết với chiều cao 1,25 đơn vị.
- Chữ cái d, đ, p, q được viết với chiều cao 2 đơn vị.
- Các chữ cái cịn lại: o, ơ, ơ, a, ă, â, e, ê, i, u, ư, c, n, m, v, x được viết với
chiều cao 1 đơn vị.
- Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh là 0,5 đơn vị.
Cấu tạo, quy trình viết các con chữ cụ thể như sau:
Chữ cái

Bảng 2.3. Cấu tạo, quy trình viết chữ thƣờng
Đặc điểm
Cấu tạo
Cách viết
- Cao 2 li.
- Nét 1: cong kín. – Nét 1: đặt bút dưới đường kẻ
- Viết 2 nét. - Nét 2: móc (ĐK) 3 một chút, viết nét cong
ngược phải.
kín (từ phải sang trái).
– Nét 2: từ điểm dừng bút của
nét 1, lia bút lên ĐK3 viết nét
móc ngược (phải) sát nét cong
kín, đến ĐK2 thì dừng lại.
- Cao 2 li.
– Nét 1, nét 2: – Nét 1, nét 2: viết như chữ a.
- Viết 3 nét. như chữ a.
– Nét 3: từ điểm dừng bút của
– Nét 3: nét cong nét 2, lia bút lên viết nét cong
dưới (nhỏ) trên dưới (nhỏ) trên đầu chữ a (dấu á)
đỉnh đầu chữ a vào khoảng giữa của ĐK3 và
(dấu á).

ĐK4.
- Cao 2 li.
– Nét 1, nét 2: - Nét 1, nét 2: viết như chữ a.
- Viết 4 nét. như chữ a.
- Nét 3, nét 4: từ điểm dừng bút
– Nét 3, nét 4: là của nét 2, lia bút lên viết nét
2 nét thẳng xiên thẳng xiên ngắn (trái) nối với nét
ngắn nối nhau, thẳng xiên ngắn (phải) tạo dấu
tạo nét gẫy, nhọn mũ trên đầu chữ a, vào khoảng
ở phía trên (dấu giữa của ĐK3 và ĐK4.
mũ).

12


Chữ cái

Đặc điểm
- Cao 5 li.
- Viết 1 nét.

- Cao 2 li.
- Viết 1 nét.

Cấu tạo
Nét viết chữ b là
kết hợp của 2 nét
cơ bản: khuyết
xi và móc
ngược (phải) có

biến điệu (cuối
nét kéo dài rồi
lượn vào, tạo
vòng xoắn nhỏ).
Nét viết chữ c là
nét cong trái.

Cách viết
Đặt bút trên ĐK2 viết nét khuyết
xuôi (đầu nét khuyết chạm ĐK6)
nối liền với nét móc ngược phải
(chân nét móc chạm ĐK1), kéo
dài chân nét móc tới gần ĐK3
thì lượn sang trái, tới ĐK3 thì
lượn bút trở lại sang phải, tạo
vòng xoắn nhỏ ở cuối nét, dừng
bút gần ĐK3.
Đặt bút dưới ĐK3 một chút, viết
nét cong trái đến khoảng giữa
ĐK1 ĐK2 thì dừng lại.

- Nét 1: cong kín. – Nét 1: đặt bút dưới ĐK3 một
- Nét 2: móc chút viết nét cong kín (từ phải
ngược (phải).
sang trái).
– Nét 2: từ điểm dừng bút của
nét 1 lia bút lên ĐK5 viết nét
móc ngược (phải) sát nét cong
kín; đến ĐK2 thì dừng lại.
- Cao 4 li

- Nét 1, nét 2: - Nét 1, nét 2: viết như chữ d.
- Viết 3 nét. giống chữ d.
- Nét 3: từ điểm dừng ở nét 2, lia
- Nét 3: thẳng bút lên ĐK4 viết nét thẳng
ngang.
ngang ngắn (trùng ĐK) để thành
chữ đ.
- Cao 2 li.
Nét viết chữ e là Đặt bút phía trên ĐK1 một chút,
- Viết 1 nét. kết hợp của 2 nét viết nét cong phải tới ĐK3 rồi
cơ bản: nét cong chuyển hướng viết tiếp nét cong
phải và nét cong tạo vòng khuyết ở đầu chữ; dừng
trái tạo vòng bút ở khoảng giữa ĐK1 và ĐK2.
khuyết ở đầu chữ.
- Cao 2 li.
– Nét 1: như chữ – Nét 1: viết như chữ e.
- Viết 3 nét. e.
– Nét 2, nét 3: từ điểm dừng của
– Nét 2, nét 3: là nét 1, lia bút lên đầu chữ e để
2 nét thẳng xiên viết dấu mũ (ở khoảng giữa ĐK3
ngắn (dấu mũ).
và ĐK4) tạo thành chữ ê.
- Cao 5 li: 2 – Nét 1: cong kín. – Nét 1: đặt bút dưới ĐK3 (trên)
li trên, 3 li – Nét 2: khuyết một chút, viết nét cong kín (từ
dưới.
ngược.
phải sang trái).
- Viết 2 nét.
– Nét 2: từ điểm dừng bút của
nét 1, lia bút lên ĐK3 (trên), viết

nét khuyết ngược (kéo dài xuống
ĐK4 phía dưới); dừng bút ở
ĐK2 (trên).
- Cao 4 li
- Viết 2 nét.

13


×