Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Xác định nấm gây bệnh lem lép hạt trên lúa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

XÁC ĐỊNH NẤM GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT TRÊN LÚA
TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, CHÂU THÀNH, TRI TÔN
TỈNH AN GIANG VỤ THU ĐÔNG 2008

Chủ nhiệm đề tài: VĂN VIỄN LƯƠNG
BẰNG HỒNG LAM

Năm 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

XÁC ĐỊNH NẤM GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT TRÊN LÚA
TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, CHÂU THÀNH, TRI TÔN
TỈNH AN GIANG VỤ THU ĐÔNG 2008

BAN GIÁM HIỆU

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Năm 2011


CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI


TÓM LƯỢC

Đề tài “Xác định nấm gây bệnh lem lép hạt trên lúa tại huyện Chợ Mới, Châu
Thành, Tri Tôn – An Giang, vụ Thu Đông 2008” được thực hiện nhằm: (1) Đánh giá
mức độ thiệt hại do bệnh lem lép hạt gây ra trên 3 huyện Châu Thành, Tri Tôn và Chợ
Mới tỉnh An Giang trong vụ Thu Đông 2008; và (2) Xác định thành phần nấm gây hại
và thành phần nấm gây hại quan trọng cho từng địa phương.
Kết quả điều tra trên 120 ruộng tại ba huyện Chợ Mới, Châu Thành và Tri Tôn
cho thấy tỷ lệ bệnh lem lép hạt từ 14,01–19,38%, cao nhất là ở huyện Tri Tôn (19,38%),
Chợ Mới (14,12%) và thấp nhất là ở huyện Châu Thành (14,01%). Chỉ số bệnh từ 53,22
–59,33%, cao nhất là ở huyện Tri Tôn (59,33%), Châu Thành (54,02%) và thấp nhất là
ở huyện Chợ Mới (53,22%).
Nông dân phun thuốc hóa học phịng trừ bệnh lem lép hạt đã làm giảm 4,82% tỷ
lệ bệnh lem lép hạt và 5,19% chỉ số bệnh lem lép hạt.
Qua quá trình xác định thành phần nấm gây hại trên hạt lúa lem bằng phương
pháp Blotter cho kết quả như sau:
Tại huyện Chợ Mới trong vụ Thu Đông 2008 đã phát hiện 9 loại nấm gây hại
trên hạt lúa lem lép, trong đó Alternaria padwickii có tần suất xuất hiện cao nhất
(29,25%) kế đến là các loại nấm khác như Curvularia sp. (16,50%), Bipolaris oryzae
(6,50%), Fusarium sp. (5,00%), Tilletia barclayana (1,50%), Diplodina sp. (0,75%),
Trichothecium sp. (0,75%), Nigrospora sp. (0,50%) và Ustilaginoidea virens (0,25%).
Tại huyện Châu Thành trong vụ Thu Đông 2008 đã phát hiện 8 loại nấm gây hại
trên hạt lúa lem lép, trong đó Curvularia sp. có tần suất xuất hiện cao nhất (19,75%) kế
đến là các loại nấm khác như Alternaria padwickii (19,00%), Fusarium sp. (14,75%),
Bipolaris oryzae (4,75%), Tilletia barclayana (2,25%), Diplodina sp. (1,00%),
Trichothecium sp. (0,75%) và Ustilaginoidea virens (0,25%).
Và tại huyện Tri Tôn trong vụ Thu Đông 2008 cũng đã phát hiện 8 loại nấm gây

hại trên hạt lúa lem lép, trong đó Alternaria padwickii có tần suất xuất hiện cao nhất
(24,50%) kế đến là các loại nấm khác như Curvularia sp. (16,25%), Tilletia barclayana
(6,25%), Fusarium sp. (5,50%), Bipolaris oryzae (4,25%), Diplodina sp. (4,00%),
Trichothecium sp. (2,25%) và Nigrospora sp. (0,50%).

ii


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang phụ bìa
Tóm lược

ii

Mục lục

iii

Danh sách hình

vi

Danh sách bảng

vii


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1

1.1

Đặt vấn đề

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

1

1.3

Nội dung nghiên cứu của đề tài

1

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

2

2.1

Định nghĩa về bệnh lem lép hạt lúa


2

2.2

Một số loại nấm gây bệnh trên hạt

2

2.2.1

Alternaria padwickii

2

2.2.2

Fusarium sp.

3

2.2.3

Curvularia sp.

3

2.2.4

Phoma sp.


3

2.2.5

Pyricularia oryzae

4

2.2.6

Septoria sp.

4

2.2.7

Tilletia barclayana

4

2.2.8

Ustilaginoidea virens

4

2.2.9

Bipolaris oryzae


5

2.3

Các loại thuốc bảo vệ thực vật được nông dân dùng để phòng
trừ bệnh lem lép hạt

5

2.3.1

Nustar 40EC

5

2.3.2

Tilt supper 300EC

6

2.3.3

Superone 300EC

6

2.3.4

Anvil 5SC


6

2.3.5

Dovil 5SC

6

2.3.6

Annongvin 45SC

6

2.3.7

Nativo 750WG

7

2.3.8

Folicur 250EW

7

2.3.9

Nevo 330EC


7
iii


2.4

2.3.10 Viben 50BTN

7

Các loại thuốc bảo vệ thực vật được nông dân phối trộn với
thuốc trừ bệnh lem lép hạt

7

2.4.1

Beam 75WP

7

2.4.2

Fuan 40EC

8

2.4.3


Rabcide 30WP

8

2.4.4

Plant 50WP

8

2.4.5

Antracol 70WP

9

2.4.6

Topan 70WP

9

2.4.7

Kasumin 2L

9

2.4.8


Starner 20WP

9

2.4.9

Asusu 25WP

9

2.4.10 Flash 75WP

10

2.4.11 Trizole 75WP

10

2.4.12 Filia 525SE

10

2.4.13 Atonik 1,8DD

10

2.4.14 Siêu to hạt 25SP

10


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

11

3.1

Chọn điểm nghiên cứu

11

3.2

Phương pháp nghiên cứu

11

3.2.1

Điều tra nông dân

11

* Phương tiện

11

* Phương pháp

11


3.2.2

Đánh giá mức độ gây hại của bệnh

11

3.2.3

Xác định thành phần nấm gây bệnh trên hạt lúa

12

* Phương tiện

12

Bố trí ruộng thí nghiệm để đánh giá hiệu quả phịng trừ
bệnh lem lép hạt bằng thuốc hóa học của nơng dân

13

3.2.5

Phương pháp thu mẫu bệnh

13

3.2.6

Phương pháp xác định nấm gây bệnh


14

3.2.7

Phương pháp xác định tên nấm gây bệnh

14

3.2.8

Xác định tính ưu thế của các loài nấm

15

Phương pháp

15

Cách tiến hành

15

3.2.4

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

16
iv



4.1

4.2
4.3

4.4

4.5

Kết quả điều tra nông dân

16

4.1.1

Về giống lúa

16

4.1.2

Phương pháp gieo sạ

16

4.1.3

Liều lượng phân bón


16

4.1.4

Số lần phun thuốc phịng trừ bệnh lem lép hạt

17

4.1.5

Các loại thuốc được nông dân sử dụng để phòng trừ bệnh
lem lép hạt tại các huyện Chợ Mới, Châu Thành và Tri Tôn
tỉnh An Giang

17

Mức độ gây hại của bệnh lem lép hạt tại huyện Chợ Mới, Châu
Thành và Tri Tôn tỉnh An Giang vụ Thu Đông 2008

18

Kết quả khảo sát hiệu quả phòng trừ bệnh lem lép hạt bằng
thuốc hóa học của nơng dân ở huyện Chợ Mới, Châu Thành và
Tri Tôn tỉnh An Giang vụ Thu Đông 2008

18

Xác định thành phần nấm gây bệnh trên hạt lúa

19


4.4.1

Nấm Alternaria padwickii

20

4.4.2

Nấm Curvularia sp.

21

4.4.3

Nấm Bipolaris oryzae

21

4.4.4

Nấm Fusarium sp.

21

4.4.5

Nấm Tilletia barlayana

24


4.4.6

Nấm Trichothecium sp.

25

4.4.7

Nấm Diplodina sp.

26

4.4.8

Nấm Ustilaginoidea virens

27

4.4.9

Nấm Nigrospora sp.

28

Xác định tính ưu thế của các lồi nấm trên hạt lúa lem

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

29

31

5.1

Kết luận

31

5.2

Đề nghị

32

TÀI LIỆU THAM KHẢO

33

PHỤ CHƯƠNG

35

v


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình


Trang

1

Năm điểm được chọn để điều tra bệnh

11

2

Bố trí thí nghiệm khảo sát hiệu quả phịng trừ bệnh lem lép hạt bằng
thuốc hóa học của nơng dân

13

3

Sơ đồ các bước xác định bệnh do nấm

14

4

Xác định thành phần nấm trên hạt bằng phương pháp Blotter

15

5


Nấm Alternaria padwickii gây bệnh trên hạt lúa.

20

6

Nấm Curvularia sp. gây bệnh trên hạt lúa.

22

7

Nấm Bipolaris oryzae gây bệnh trên hạt lúa.

23

8

Nấm Fusarium sp. gây bệnh trên hạt lúa.

24

9

Nấm Tilletia barlayana gây bệnh trên hạt lúa.

25

10


Nấm Trichothecium sp. gây bệnh trên hạt lúa.

26

11

Nấm Diplodina sp. gây bệnh trên hạt lúa.

27

12

Nấm Ustilaginoidea virens gây bệnh trên hạt lúa.

28

13

Nấm Nigrospora sp. gây bệnh trên hạt lúa.

28

14

Hạt bệnhlem lép sau 7 ngày ủ ẩm.

29

15


Thành phần nấm gây hại trên hạt lúa lem tại huyện Chợ Mới, Châu
Thành và Tri Tôn

29

vi


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng

Trang

1

Phân cấp mức độ bệnh lem lép hạt trên lúa

12

2

Tỷ lệ phần trăm (%) các giống lúa được nông dân sử dụng tại các
huyện Chợ Mới, Châu Thành và Tri Tôn tỉnh An Giang vụ Thu
Đông 2008

16


Tỷ lệ phần trăm (%) các phương pháp gieo sạ được nông dân áp
dụng tại các huyện Chợ Mới, Châu Thành và Tri Tôn tỉnh An Giang
vụ Thu Đông 2008

16

Số lần phun thuốc phòng trừ bệnh lem lép hạt, tỷ lệ bệnh và chỉ số
bệnh lem lép hạt ở huyện Chợ Mới, Châu Thành và Tri Tôn

17

Tỷ lệ phần trăm (%) các hoạt chất và các loại thuốc được nông dân
sử dụng để phòng trừ bệnh lem lép hạt tại các huyện Chợ Mới, Châu
Thành và Tri Tôn tỉnh An Giang

18

Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh (%) của nghiệm thức phun thuốc và
khơng phun thuốc phịng trừ bệnh lem lép hạt tại các huyện Chợ
Mới, Châu Thành và Tri Tôn tỉnh An Giang, vụ Thu Đông 2008

19

Thành phần nấm gây hại trên hạt lúa lem tại huyện Chợ Mới, Châu
Thành và Tri Tôn tỉnh An Giang vụ Thu Đông 2008 (%)

30

3


4
5

6

7

vii


XÁC ĐỊNH NẤM GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT TRÊN LÚA TẠI HUYỆN CHỢ MỚI,
CHÂU THÀNH, TRI TÔN – AN GIANG, VỤ THU ĐƠNG 2008
Ths. Văn Viễn Lương*
*Bộ mơn Cơng nghệ Sinh học, Khoa NN & TNTN Email:
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lúa là cây lương thực được trồng rất phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ngày nay,
các giống lúa chất lượng cao đang được nông dân thâm canh tăng vụ để phục vụ cho nhu cầu
xuất khẩu. Chính vì thế làm cho tình hình dịch bệnh trên lúa ngày càng phức tạp: ngoài các dịch
rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, bệnh cháy lá….thì bệnh lem lép hạt cũng khá phổ biến.
Bệnh có xu hướng gia tăng cả về diện tích lẫn mức độ tác hại, mùa vụ nào chân ruộng nào cũng
có bệnh, chưa có giống lúa nào chống chịu được bệnh, tác nhân gây bệnh lại thay đổi nhiều theo
vùng miền và mùa vụ (Hồng Nga, 2007). Bệnh trên hạt ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng
như phẩm chất, giá trị thương phẩm của lúa gạo, ước tính thiệt hại có khoảng 20 – 25% do hạt
bị lép lửng (Nguyễn Văn Tuất, 1997 trích dẫn bởi Nguyễn Thị Xuân Huyền, 2006).
Bệnh trên hạt do nhiều loài nấm gây ra, thành phần nấm thay đổi nhiều tùy theo địa
phương và vụ lúa (Ou, 1983). Tính ưu thế của những nấm này trên hạt bệnh cũng thay đổi theo
địa phương (Võ Thanh Hồng, 1993). Muốn phịng trị hiệu quả bệnh này thì việc xác định thành
phần nấm gây hại chính trên từng địa phương là rất cần thiết. Chính vì vậy mà đề tài này được
thực hiện nhằm: Đánh giá tỷ lệ và chỉ số bệnh lem lép hạt trên 3 huyện Châu Thành, Tri Tôn và
Chợ Mới tỉnh An Giang trong vụ Thu Đông 2008; và xác định thành phần nấm gây hại quan

trọng cho từng địa phương.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện tại huyện Chợ Mới (xã An Thạnh Trung, Mỹ Hội Đông, Kiến
Thành và Nhơn Mỹ), Châu Thành (xã Vĩnh Hanh, Vĩnh Nhuận, Cần Đăng và An Hịa) và huyện
Tri Tơn (xã Lương An Trà, Lê Trì, Lương Phi và Châu Lăng) trong vụ Thu Đơng 2008.
2.2. Đánh giá mức độ gây hại của bệnh
Mỗi xã trong huyện chọn ngẫu nhiên 10 ruộng điều tra đánh giá mức độ gây hại của
bệnh (tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh), mỗi ruộng có diện tích tối thiểu là 1.000 m2. Trên mỗi ruộng
chọn 5 điểm trên 2 đường chéo góc, mỗi điểm có diện tích khoảng 30 m2. Quan sát tỷ lệ hạt bị
lem lép vào thời điểm 5 ngày trước khi thu hoạch. Trên mỗi điểm điều tra ngẫu nhiên 25 bơng
trên hai đường chéo góc, trên mỗi bông đếm tổng số hạt và số hạt bị lem. Dựa vào thang phân
cấp bệnh của IRRI (1996) để tính chỉ số bệnh.

Trong đó: N: là tổng số bông điều tra; n1-9: số bông bị bệnh tương ứng ở cấp 1-9
2.3. Xác định thành phần nấm gây hại chính trên hạt lúa lem tại huyện Châu Thành, Chợ
Mới và Tri Tôn tỉnh An Giang trong vụ Thu Đông 2008.
Phương pháp: Xác định tính ưu thế của các lồi nấm ký sinh trên hạt theo phương
pháp Blotter.
Cách tiến hành: Chọn 400 hạt từ mẫu bệnh thu về của mỗi huyện để kiểm tra thành
phần nấm xuất hiện trên hạt, đặt vào mỗi đĩa 5 lớp giấy thấm đã được làm ẩm bằng nước cất.
Đặt vào mỗi đĩa 25 hạt rồi đem ủ hạt trong điều kiện 28oC với chế độ ánh sáng 12 giờ sáng. Sau

1


7 ngày các đĩa đã ủ sẽ được quan sát dưới kính lúp soi nổi hoặc kính hiển vi để xác định thành
phần nấm xuất hiện. Từ đó, xác định phần trăm xuất hiện của các loài trên mẫu bệnh.
3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1. Mức độ gây hại của bệnh lem lép hạt tại huyện Chợ Mới, Châu Thành và Tri Tôn tỉnh

An Giang vụ Thu Đông 2008
Đã tiến hành điều tra thu mẫu ở 120 ruộng tại 3 huyện Chợ Mới, Châu Thành và Tri
Tôn tỉnh An Giang vụ Thu Đông 2008. Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh lem lép hạt cao nhất ở Tri
Tôn (19,38%) không khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với tỷ lệ bệnh lem
lép hạt ở Chợ Mới (14,12%) và Châu Thành (14,01%) (Bảng 1). Chỉ số bệnh lem lép hạt cao
nhất cũng ở huyện Tri Tôn (59,33%) khơng khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%
so với chỉ số bệnh lem lép hạt ở huyện Chợ Mới (53,22%) và Châu Thành (54,02%) (Bảng 1).
Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh lem lép hạt ở huyện Chợ Mới và Châu Thành không khác biệt qua
phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% (Bảng 1). Kết quả này phù hợp với nhận định của Võ
Thanh Hoàng (1993) khi cho rằng tỷ lệ hạt bị nhiễm bệnh trên bông khoảng 5 – 20%.
Bảng 1. Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh lem lép hạt ở huyện Châu Thành, Chợ Mới và Tri Tôn.
Huyện
Tỷ lệ bệnh lem lép hạt (%)
Chỉ số bệnh lem lép hạt (%)
Chợ Mới
14,12a
53,22a
Châu Thành
14,01a
54,02a
Tri Tôn
19,38a
59,33a
Mức ý nghĩa
ns
ns
CV (%)
30,54
9,28
Ghi chú: Trong cùng một cột, các trung bình có cùng mẫu tự theo sau không khác biệt ở mức ý

nghĩa 5% qua phép thử Duncan; ns: Khơng khác biệt qua phân tích thống kê.
3.2. Các lồi nấm gây hại chính trên hạt lúa lem tại huyện Chợ Mới, Châu Thành và Tri
Tôn tỉnh An Giang vụ Thu Đông 2008.
Từ 40 mẫu hạt bệnh thu tại huyện Chợ Mới trong vụ Thu Đông 2008 đã phát hiện 9 loại
nấm gây hại trên hạt lúa lem lép, trong đó Alternaria padwickii có tần suất xuất hiện cao nhất
(29,25%) kế đến là các loại nấm khác như Curvularia sp. (16,50%), Bipolaris oryzae (6,50%),
Fusarium sp. (5,00%), Tilletia barclayana (1,50%), Diplodina sp. (0,75%), Trichothecium sp.
(0,75%), Nigrospora sp. (0,50%) và Ustilaginoidea virens (0,25%) (Bảng 2).
Bảng 2. Thành phần nấm gây hại trên hạt lúa lem tại huyện Chợ Mới, Châu Thành và Tri
Tôn tỉnh An Giang vụ Thu Đông 2008 (%)
Thành phần nấm
Alternaria sp.
Bipolaris sp.
Curvularia sp.
Diplodina sp.
Fusarium sp.
Nigrospora sp.
Tilletia sp.
Trichothecium sp.
Ustilaginoidea sp.
Không xác định
Tổng cộng

Chợ Mới

Châu Thành

Tri Tôn

Tổng cộng


29,25
6,50
16,50
0,75
5,00
0,50
1,50
0,75
0,25
39,00

19,00
4,75
19,75
1,00
14,75
0
2,25
0,75
0,25
37,50

24,50
4,25
16,25
4,00
5,50
0,50
6,25

2,25
0
36,50

24,25
5,17
17,50
1,92
8,42
0,33
3,33
1,25
0,17
37,67

100

100

100

100

Từ 40 mẫu hạt bệnh thu tại huyện Châu Thành trong vụ Thu Đông 2008 đã phát hiện 8
loại nấm gây hại trên hạt lúa lem lép, trong đó Curvularia sp. có tần suất xuất hiện cao nhất

2


(19,75%) kế đến là các loại nấm khác như Alternaria padwickii (19,00%), Fusarium sp.

(14,75%), Bipolaris oryzae (4,75%), Tilletia barclayana (2,25%), Diplodina sp. (1,00%),
Trichothecium sp. (0,75%) và Ustilaginoidea virens (0,25%) (Bảng 2).
Và từ 40 mẫu hạt bệnh thu tại huyện Tri Tôn trong vụ Thu Đông 2008 cũng đã phát
hiện 8 loại nấm gây hại trên hạt lúa lem lép, trong đó Alternaria padwickii có tần suất xuất hiện
cao nhất (24,50%) kế đến là các loại nấm khác như Curvularia sp. (16,25%), Tilletia
barclayana (6,25%), Fusarium sp. (5,50%), Bipolaris oryzae (4,25%), Diplodina sp. (4,00%),
Trichothecium sp. (2,25%) và Nigrospora sp. (0,50%) (Bảng 2).

a

b

c

d

e

f

g
h
k
Hình 1. Các loại nấm gây hại trên hạt lúa lem lép, a: Alternaria padwickii, b: Curvularia
sp., c: Bipolaris oryzae, d: Fusarium sp., e: Tilletia barclayana, f: Trichothecium sp.,
g: Diplodina sp., h: Ustilaginoidea virens, k: Nigrospora sp.

3



Kết quả Bảng 2 cho thấy trong vụ Thu Đông 2008 tại 120 ruộng lấy mẫu ở huyện Chợ
Mới, Châu Thành và Tri Tôn đã phát hiện 9 loại nấm gây hại trên hạt lúa lem, trong đó
Alternaria padwickii có tần suất xuất hiện cao nhất (24,25%) kế đến là các loại nấm khác như
Curvularia sp. (17,50%), Fusarium sp. (8,42%), Bipolaris oryzae (5,17%), Tilletia barclayana
(3,33%), Diplodina sp. (1,92%), Trichothecium sp. (1,25%), Nigrospora sp. (0,33%) và
Ustilaginoidea virens (0,17%) (Hình 1). Và kết quả điều tra về thành phần nấm bệnh trên hạt
của Du et al. (2001) cũng có 9 lồi nấm hiện diện trên 60 mẫu hạt trên 12 giống lúa thu thập tại
Long An thì Curvularia sp. có tần suất cao nhất (13,44%) kế đến là Alternaria padwickii (12%),
Bipolaris oryzae (4,9%), Sacroccladium oryzae (1,9%), Fusarium graminum (1,5%), Tilletia
barclayana (0,16%), Phoma sorghina (0,1%), Cesphalosporium oryzae (0,34%), Ustilaginoidea
virens (0,05%) và tại Cần Thơ có 8 lồi nấm lưu tồn trên hạt, trong đó Alternaria padwickii có
tần suất cao nhất, kế đến là Bipolaris oryzae, Fusarium moniliforme, Fusarium pallidororium,
Fusarium subglutinans, Microdocchium oryzae, Phoma sp., Sacrocladium oryzae. Tại Viện Lúa
Đồng Bằng Sông Cửu Long có khoảng 14 loại nấm xuất hiện trên hạt bộ giống lúa (A0, A1, A2,
Đặc Sản và Nếp): Alternaria padwickii, Cuvurlaria lunata, Bipolaris oryzae, Fusarium
moniliforme, Aspergillus sp., Clasdosporium sphaerospermum, Fusarium sp., Nigrospora sp.,
Microchium oryzae, Pinatubo oryzae, Trichoderma sp., Tilletia barclayana, Rhizopus sp.,
Verticillium sp. (Nguyễn Thị Xuân Huyền, 2006). Các kết quả này đã chứng minh thành phần
nấm gây bệnh trên hạt thay đổi tùy theo các địa phương được lấy mẫu (Ou, 1983).
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
Tỷ lệ bệnh lem lép hạt cao nhất là ở huyện Tri Tôn (19,38%), Chợ Mới (14,12%) và
thấp nhất là ở huyện Châu Thành (14,01%). Chỉ số bệnh lem lép hạt cao nhất là ở huyện Tri
Tôn (59,33%), Châu Thành (54,02%) và thấp nhất là ở huyện Chợ Mới (53,22%).
Trong vụ Thu Đông 2008 tại 120 ruộng lấy mẫu ở huyện Chợ Mới, Châu Thành và Tri
Tôn đã phát hiện 9 loại nấm gây hại trên hạt lúa lem, trong đó Alternaria padwickii có tần suất
xuất hiện cao nhất (24,25%) kế đến là các loại nấm khác như Curvularia sp. (17,50%),
Fusarium sp. (8,42%), Bipolaris oryzae (5,17%), Tilletia barclayana (3,33%), Diplodina sp.
(1,92%), Trichothecium sp. (1,25%), Nigrospora sp. (0,33%) và Ustilaginoidea virens (0,17%).
4.2. Đề nghị

Tiến hành thử nghiệm hiệu quả của các loại thuốc trong điều kiện in vitro, nhà lưới và
ngoài đồng để xác định hoạt chất có hiệu quả phịng trị cao đối với bệnh lem lép hạt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Du, P. V., L. C. Loan, N. D. Cuong, H. V. Nghiep and N. V. Thach (2001), “Survey on seed
borne fungi and its effects on grain quality of common rice cultivars in the Mekong
Delta”, Omonrice 9: 107-113.
Hồng Nga (2007), Phòng trừ lem lép hạt lúa như nào cho có hiệu quả [trực tuyến], Báo Nông
thôn. Đọc từ: Http://www.nongthon.net/apm/modules.php?name=News (đọc ngày
18.03.2007).
IRRI (1996), Standard Evalution System for rice, IRRI, Philipines.
Nguyễn Thị Xuân Huyền (2006), Khảo sát bệnh trên hạt của bộ giống lúa (A0, A1, A2, Đặc sản
và Nếp), Luận văn tốt nghiệp cử nhân Công nghệ Sinh học, Khoa Nông nghiệp – Tài
nguyên Thiên nhiên, Trường Đại Học An Giang.
Ou, S. H. (1983), Bệnh hại lúa, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
Võ Thanh Hồng (1993), Bệnh hại cây lúa, Bộ mơn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông Nghiệp,
Trường Đại Học Cần Thơ.

4


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những thập niên vừa qua cũng như hiện nay, vấn đề “an ninh lương thực”
luôn làm đau đầu các nhà quản lý. Dân số ngày một tăng nhanh trong khi diện tích đất
canh tác có xu hướng ngày một thu hẹp. Để đối phó với tình hình đó, một trong những
hướng giải quyết của các nhà sản xuất là không ngừng thâm canh tăng vụ. Việc thâm
canh tăng vụ đòi hỏi phải sử dụng một lượng lớn phân bón và thuốc hóa học. Sự hiểu
biết về sâu bệnh và biện pháp phòng trừ của nơng dân cịn hạn chế đã làm cho dịch bệnh
phát triển, lưu tồn và gây hại ngày càng nghiêm trọng trên các cây trồng chính.
Lúa là cây lương thực được trồng rất phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Ngày nay, các giống lúa chất lượng cao đang được nông dân thâm canh tăng vụ để phục
vụ cho nhu cầu xuất khẩu. Chính vì thế làm cho tình hình dịch bệnh trên lúa ngày càng
phức tạp: ngoài các dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, bệnh cháy lá….thì bệnh
trên hạt cũng khá phổ biến. Bệnh có xu hướng gia tăng cả về diện tích lẫn mức độ tác
hại, mùa vụ nào chân ruộng nào cũng có bệnh, chưa có giống lúa nào chống chịu được
bệnh, tác nhân gây bệnh lại thay đổi nhiều theo vùng miền và mùa vụ (Hồng Nga,
2007). Tỷ lệ hạt bị nhiễm bệnh trên bơng khoảng 5 – 20% (Võ Thanh Hồng, 1993).
Bệnh trên hạt ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như phẩm chất, giá trị thương phẩm
của lúa gạo, ước tính thiệt hại có khoảng 20 – 25% do hạt bị lép lửng (Nguyễn Văn Tuất
,1997 trích dẫn bởi Nguyễn Thị Xuân Huyền, 2006).
Bệnh trên hạt do nhiều loài nấm gây ra, thành phần nấm thay đổi nhiều tùy theo
địa phương và vụ lúa (Ou, 1983). Tính ưu thế của những nấm này trên hạt bệnh cũng
thay đổi theo địa phương (Võ Thanh Hoàng, 1993). Kết quả giám định 23 mẫu lúa bệnh
thu trên hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp trong vụ Đông Xuân 2005 – 2006 và Hè Thu
2006 của Hồ Văn Thơ (2007) cho thấy có 11 loài nấm hiện diện trên hạt gồm Fusarium
sp., Helminthosporium sp., Curvularia sp., Trichoconis padwickii, Nigrospora sp.,
Cercospora oryzae, Trichothecium sp., Tilletia barclayana, Diplodina sp., Alternaria
sp. và Pyricularia oryzae. Hiện nay, để phịng trị bệnh này nơng dân đã sử dụng rất
nhiều loại thuốc hoá học và phun xịt rất nhiều lần.
Muốn phịng trị hiệu quả bệnh này thì việc đánh giá mức độ thiệt hại và xác định
thành phần nấm gây hại trên từng địa phương là rất cần thiết. Chính vì vậy mà đề tài
“Xác định nấm gây bệnh lem lép hạt trên lúa tại huyện Chợ Mới, Châu Thành, Tri
Tôn – An Giang, vụ Thu Đông 2008” được tiến hành.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá tỷ lệ và chỉ số bệnh lem lép hạt gây ra trên 3 huyện Châu Thành, Tri
Tôn và Chợ Mới tỉnh An Giang trong vụ Thu Đông 2008.
- Xác định thành phần nấm gây hại và thành phần nấm gây hại quan trọng cho
từng địa phương.
1.3. Nội dung nghiên cứu của đề tài:
- Đánh giá tỷ lệ và chỉ số bệnh tại các ruộng lấy mẫu.

- Xác định thành phần nấm gây bệnh lem lép hạt trên lúa trong vụ Thu Đông
2008 tại huyện Chợ Mới, Châu Thành và Tri Tôn tỉnh An Giang.
- Xác định tính ưu thế của các lồi nấm bằng phương pháp Blotter.

1


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1. Định nghĩa về bệnh lem lép hạt lúa
Bệnh lem lép hạt lúa là do một số nấm xâm nhập phá hại vỏ trấu tạo thành các
vết lem. Nấm gây hại chủ yếu khi bông lúa vừa trổ đến khi hạt có sữa, tức là khi vỏ trấu
cịn xanh, đó cũng là lúc nấm phát triển thuận lợi và gây tác hại nặng nhất, làm tăng tỉ lệ
hạt lép và lửng rất nhiều (Ou, 1983).
2.2. Một số loại nấm gây bệnh trên hạt
Bệnh lem lép hạt lúa là do một số nấm xâm nhập phá hại vỏ trấu tạo thành các
vết lem. Có nhiều nấm gây bệnh lem lép hạt, phổ biến hơn cả là Cochliobolus
miyabeanus (Helminthosporium oryzae) và các loại Helminthosporium sp. khác,
Pyricularia oryzae, Alternaria padwickii, Alternaria sp., Gibberella fujukuroi,
Nigrospora sp., Epicoccum sp., Curvularia sp. và Helicoceras oryzae. Thành phần nấm
gây bệnh trên hạt thay đổi tùy theo các địa phương được lấy mẫu (Ou, 1983).
Kết quả điều tra về thành phần nấm bệnh trên hạt có 9 lồi nấm hiện diện trên 60
mẫu hạt trên 12 giống lúa thu thập tại Long An, Curvularia sp. có tần suất cao nhất
(13,44%) kế đến là Alternaria padwickii (12%), Bipolaris oryzae (4,9%),
Sacroccladium oryzae (1,9%), Fusarium graminum (1,5%), Tilletia barclayana
(0,16%), Phoma sorghina (0,1%), Cesphalosporium oryzae (0,34%), Ustilaginoidea
virens (0,05%). Tại Cần Thơ có 8 lồi nấm lưu tồn trên hạt, trong đó Alternaria
padwickii có tần suất cao nhất, kế đến là Bipolaris oryzae, Fusarium moniliforme,
Fusarium pallidororium, Fusarium subglutinans, Microdocchium oryzae, Phoma sp.,
Sacrocladium oryzae (Du et al, 2001).
Tại Viện Lúa Đồng Bằng Sơng Cửu Long có khoảng 14 loại nấm xuất hiện trên

hạt bộ giống lúa (A0, A1, A2, Đặc Sản và Nếp): Alternaria padwickii, Cuvurlaria
lunata, Bipolaris oryzae, Fusarium moniliforme, Aspergillus sp., Clasdosporium
sphaerospermum, Fusarium sp., Nigrospora sp., Microchium oryzae, Pinatubo oryzae,
Trichoderma sp., Tilletia barclayana, Rhizopus sp., Verticillium sp. (Nguyễn Thị Xuân
Huyền, 2006).
Thành phần bệnh hại trên hạt giống lúa vùng Hà Nội phong phú bao gồm 23
bệnh nấm và bệnh vi khuẩn, trong đó có 18 bệnh hại do nấm (chiếm tỷ lệ 78,3%) và 5 bệnh
hại do vi khuẩn (chiếm tỷ lệ 21,7%) (Nguyễn Kim Vân và ctv., 2003).
Kết quả giám định 23 mẫu lúa bệnh thu trên hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp
trong vụ Đông Xuân 2005 – 2006 và Hè Thu 2006 của Hồ Văn Thơ (2007) cho thấy có
11 lồi nấm hiện diện trên hạt gồm Fusarium sp., Helminthosporium sp., Curvularia
sp., Trichoconis padwickii, Nigrospora sp., Cercospora oryzae, Trichothecium sp.,
Tilletia barclayana, Diplodina sp., Alternaria sp. và Pyricularia oryzae.
Kết quả giám định 20 mẫu lúa bệnh thu tại hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh trong
vụ Đông Xuân 2005 – 2006 và Hè Thu 2006 của Nguyễn Thị Hồng Diễm (2007) cho
thấy có 6 lồi nấm gây bệnh hiện diện trên hạt là Fusarium spp., Helminthosporium
spp., Curvularia spp., Trichoconis padwickii, Nigrospora spp., Diplodina sp..
2.2.1. Alternaria padwickii
Các vết bệnh hình trịn đến trịn trứng đường kính 3 - 9mm với một mép viền
nâu đậm và một trung tâm màu xám; Sợi nấm khá phát triển, rất phân nhánh, không

2


màu lúc còn non, màu vàng kem khi trưởng thành, dày 3,4 - 5,7µm, phân vách ở những
khoảng cách đều đặn 20 - 25µm.
Cành bào tử khơng phân biệt rõ ràng với các sợi nấm trưởng thành, phần nào
mọc thẳng, dài 100 - 175µm và rộng 3,4 - 5,7µm, đỉnh mang một bào tử. Bào tử hình
thoi chỉ thon dài với một bộ phận phụ dài ở đỉnh, cố định, 3 - 5 vách ngăn, màu vàng
kem, hơi thắt lại ở chỗ vách ngăn, vách dày, tế bào thứ hai hoặc thứ ba tính từ gốc lớn

hơn các tế bào cịn lại, dài 103,2 - 172,7µm kể cả bộ phận phụ, rộng 8,5 - 19,2µm, bộ
phận phụ ở đỉnh tế bào phần lớn có chiều dài bằng chiều dài của tế bào, cứng, có vách
ngăn, dày 2 - 5µm thẳng hoặc hơi cong (Ou, 1983).
2.2.2. Fusarium sp.
Lớp nấm sản sinh bào tử của giai đoạn bào tử vơ tính có màu sắc biến đổi từ
trắng đến hồng, vàng kim, vàng đỏ hoặc màu hung pha đỏ son, ít hoặc nhiều được bao
phủ một lớp sợi nấm nổi xốp hơi thắt lại, mọc thẳng ra từ cơ chất. Bào tử đôi khi ép lại
như trong trường hợp Fusarium culmorum, đôi khi dài hơn như các dịng của nấm này
hình con thoi hoặc lưỡi liềm, cong vừa phải, thon nhọn ở hai đầu, với một đỉnh nhọn
hình nón hoặc hình khía V và tế bào gốc dạng chân, 3 - 5 vách ngăn hoặc 6 - 9 vách
ngăn (Ou, 1983). Phần lớn các lồi Fusarium sp. sinh sản vơ tính, bào tử phân sinh bao
gồm 2 loại: tiểu bào tử và đại bào tử. Tiểu bào tử đơn bào có nhiều hình dạng khác nhau
như hình oval, hình thận, hình trứng ngược, hình quả lê, hình cầu. Tiểu bào tử thường
có từ 1 - 2 tế bào, kích thước nhỏ, khơng màu và khơng có vách ngăn ngang. Đại bào tử
có nhiều dạng nhưng điển hình và phổ biến nhất là hình lưỡi liềm hay thẳng, hai đầu
dẹp, thường có từ 3 – 5 vách ngăn ngang (Burgess et al., 1994).
2.2.3. Curvularia sp.
Phát hiện thấy trên 10 loại Curvularia ở các vùng khác nhau trên thế giới, phổ
biến nhất là C. lunata (Wakker) Boedijn và C. geniculata (Tr. và Earle) Boedijn, chúng
gây bệnh biến màu, và trong số đó một số gây mốc hạt. C. lunata: sợi nấm có vách
ngăn, phân nhiều nhánh, màu nhạt đến nâu sáng trong cơ chất, ở trên cơ chất có màu
nâu; đường kính sợi nấm đơn lẻ là 2 - 5µm. Cành bào tử màu nâu đậm, khơng phân
nhánh, có vách ngăn, gần đỉnh đơi khi cong xuống và có màu, 70 – 270 x 2 – 4 µm. Bào
tử mọc ở đỉnh thành một vịng chiếc nọ trên chiếc kia hoặc sắp xếp gần thành vịng xoắn
ốc; hình thuyền, đỉnh trịn, đại bộ phận hơi thắt lại ở gốc, có 3 vách ngăn; tế bào thứ hai
lớn và màu đậm hơn so với các tế bào khác, bào tử cong lại ở tế bào này; 19 – 30 x 8 16µm (Ou, 1983). Hạt bị bệnh nấm mọc thành lớp mốc màu xám đến nâu xám. Cành
bào tử phân sinh mọc đơn hoặc thành cụm 3 – 10 cành, đa bào màu nâu đậm, đỉnh hơi
trịn, kích thước 70 – 220 x 6 – 8 µm. Bào tử phân sinh đa bào có từ 1 – 5 vách ngăn, đa
số có 3 vách ngăn, hơi cong (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).
2.2.4. Phoma sp.

Có vách bào tử khí mỏng dạng màng, bào tử đều và xác định. Các bào tử khí lúc
đầu nằm dưới biểu bì, sau lộ ra và cuối cùng nổi trên bề mặt, mọc phân tán hoặc thành
đám, hình cầu hoặc hình gần cầu, 48 – 133 x 40 - 95µm, lỗ miệng lồi; lỗ miệng rộng
khoảng 10 - 18µm đường kính. Vách bào tử khí màu nâu đậm, phía dưới màu sáng hơn,
gốc màu nâu vàng nhạt, hợp bởi ba lớp tế bào, lớp ngoài cùng gồm những tế bào vách
dày và lớp trong cùng gồm những tế bào vách mỏng. Bào tử hình thon trịn đến hình
trứng, màu khói, 3 - 6 x 2 - 3µm (Ou, 1983).

3


2.2.5. Pyricularia oryzae
Nấm Pyricularia oryzae thuộc họ Moniliceae, bộ Moniliaces, lớp nấm bất tồn.
Cành bào tử phân sinh hình trụ, đa bào không phân nhánh, đầu cành thon và hơi gấp
khúc. Nấm thường sinh ra các cụm cành từ 3 - 5 chiếc. Bào tử phân sinh hình quả lê
hoặc hình nụ sen, thường có từ 2 - 3 ngăn ngang, bào tử khơng màu, kích thước trung
bình của bào tử nấm 19 - 23 x 10 -12 µm. Nhìn chung kích thước của bào tử nấm biến
động tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh khác nhau cũng như trên các giống lúa khác
nhau (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998). Còn theo Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen
(1993) thì bào tử của nấm có hình quả lê, với hai vách ngăn, kích thước trong khoảng 16
– 26 x 7 – 11 µm.
2.2.6. Septoria sp.
Trên lúa phát hiện thấy một số nấm Septoria. S. oryzae Gattaneo gây bệnh trên
lá, bẹ lá và hạt; và S. poae Gattaneo hại lá, gây các bệnh trắng nhạt đến xám nhạt.
Haskell (1962) báo cáo về S. oryzae trên hạt lúa ở Florida và gọi là bệnh đốm nhạt. S.
oryzae có các bào tử khí bẩm sinh lồi ra, màu đen, rất nhiều, mọc thành chùm, sắp xếp
song song giữa các gân, đường kính 80 - 120µm. Bào tử hình ống đến bầu dục thon dài,
thẳng hoặc hơi cong, hai đầu tròn, lúc đầu không màu và không vách ngăn, về sau trở
nên vàng đến nâu vàng nhạt và có 1 - 3 vách ngăn, 13 - 23 x 2 - 3,5µm (Ou, 1983).
S. poae có bào tử khí màu trắng, dạng thịt, mọc trên những vết bệnh hình vng

màu đen và xù xì, bào tử rất mảnh, dài 50µm, khơng màu đến màu vàng nhạt (Ou,
1983).
2.2.7. Tilletia barclayana
Các đảm bào tử dễ vụn thành bụi, màu đen, sản sinh ra ở trong bầu nhụy và vẫn
được vỏ hạt bao ở ngoài. Bào tử hình cầu trịn khơng đều, đơi khi hình bầu dục rộng.
Các bào tử trịn có đường kính 18,5 - 23µm, bào tử thon dài có kích thước 22,5 – 26 x
18 - 22µm. Vách bào tử màu nâu ơliu đậm, mờ đục, được phủ một lớp gai nổi và dày.
Gai khơng màu hoặc hơi có màu, đỉnh nhọn, hình đa giác, ít hoặc nhiều cong, cao 2,5 4,0µm và 1,5 - 2,0µm về phía các đầu tự do. Bào tử nhỏ (sporidia) hình sợi chỉ hoặc
hình kim, cong theo nhiều hướng khác nhau, số lượng 10 - 12 và dài 38 - 54µm (Ou,
1983).
2.2.8. Ustilaginoidea virens
Theo Ou (1983) thì Hashioka (1951) cho rằng Ustilaginoidea virens là tên được
công nhận chung cho nấm Ustilago virens. Các bào tử vách dày (Clamidospora) hình
thành trên khối bào tử sinh ra bên nách các sợi nấm tia trên những cuống nhỏ xíu.
Chúng có hình cầu trịn đến bầu dục, giống như mụn cơm, màu nâu ơliu, 3 - 5 x 4 6µm; các bào tử non hơn có kích thước nhỏ hơn, màu nhạt hơn và phần lớn trơn nhẵn.
Trong mẻ cấy các bào tử vách dày mọc mầm thành những ống mầm. Các ống đó tiếp
tục phân cách và hình thành cành bào tử, đỉnh thon nhọn và mang những bào tử. Các
bào tử này rất nhỏ và có hình trứng. Một số khối bào tử phát triển 1 hoặc 4 hạch ở trung
tâm. Các hạch đó qua đơng ngồi ruộng sản sinh ra các tản nấm có cuống trong mùa hè
hoặc mùa thu năm sau. Đỉnh cuống của tản nấm phình to thành hình cầu hoặc gần trịn,
và chứa các quả tử nang. Mỗi quả tử nang (perithecia) ở vòng ngoại vi. Mỗi quả tử nang
hình nậm rượu chứa 300 tử nang. Tử nang hình ống với một bộ phận phụ hình bán
nguyệt ở đỉnh, 180 – 220 x 4µm, và có 8 bào tử. Tử nang bào tử khơng màu, dạng sợi,
đơn bào, 120 – 180 x 0,5 - 1µm.

4


2.2.9. Bipolaris oryzae
Bipolaris oryzae (Breda de Haan) Shoem. có tên khác là Helminthosporium

oryzae Breda de Haan thuộc nhóm nấm bất tồn, giai đoạn sinh sản hữu tính thuộc lớp
nấm túi Ascomycetes có tên là Ophiobolus miyabeanus Ito and Kuribayashi. Sợi nấm đa
bào, phân nhánh, đường kính 4 – 8 µm màu nâu đến xám nhạt.
Cành bào tử phân sinh mọc thành cụm, đa bào, phần gốc lớn hơn phần đỉnh cành
và hơi gãy khúc. Bào tử phân sinh hình con nhộng thon dài thẳng hoặc hơi cong, hai đầu
trịn có từ 3 - 11 ngăn ngang. Kích thước bào tử biến động từ 15 - 170 x 7 – 26 µm,
phần gốc bào tử thon trịn. Trên mơi trường nhân tạo nấm có màu xám đến hơi đen. Bào
tử hữu tính ít gặp, bào tử hình sợi dài có từ 6 - 15 ngăn ngang, túi nằm trong quả thể và
mỗi túi có 8 bào tử. Quả thể hình nậm màu vàng nhạt, có thể tìm thấy trong rơm rạ.
Trên hạt giống mầm tồn tại trên vỏ hạt, ở mày hạt, giữa lớp mày và vỏ hạt, đôi khi ở nội
nhũ (Vũ Triệu Mân, 2007).
2.3. Các loại thuốc bảo vệ thực vật được nơng dân dùng để phịng trừ bệnh lem lép
hạt
Theo thống kê thì có đến trên 10 loại nấm khác nhau tấn cơng trên hạt lúa và
chính là nguyên nhân gây lem lép hạt quan trọng nhất. Việc xử lý hạt giống bằng thuốc
Carban 50 SC với nồng độ 3 ‰ không chỉ loại trừ được nấm gây bệnh lúa von mà còn
hạn chế đáng kể nhiều loại nấm khác gây bệnh lem lép hạt. Biện pháp phun xịt bằng
thuốc hóa học vẫn được xem là biện pháp hiệu quả nhất trong việc phòng trị bệnh lem
lép hạt. Bởi vì trên thực tế hầu như khơng có giống lúa nào, chân ruộng nào, ở thời vụ
nào mà không có bệnh lem lép hạt gây hại với mức độ ít hay nhiều. Trong việc dùng
thuốc, nên phòng là chính vì khi bệnh đã xâm nhập vào hạt lúa rồi thì việc phun thuốc
trị bệnh sẽ cho hiệu quả thấp, phải phun đi phun lại nhiều lần rất tốn kém. Do vậy, việc
chọn lựa đúng loại thuốc cũng như thời điểm phun thuốc là rất quan trọng (Ngọc
Quỳnh, 2007).
Theo Hồng Nga (2007) thì nên chọn thuốc trừ bệnh phổ rộng để phun như:
Vicarben 50HP (hoạt chất Carbendazim), Vivil 5SC (hoạt chất Hexaconazole), Vixazol
275SC (hoạt chất Carbendazim + Hexaconazole), Vitin-New 250EC (hoạt chất
Propiconazole), Viroval 50BTN (hoạt chất Iprodione), Workup 9SL (hoạt chất
Metconazole).
Nhiều năm qua, thuốc Tilt super vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của nông dân

trồng lúa trong việc phòng trừ bệnh lem lép hạt cũng như bảo vệ cho hạt lúa sáng, chắc,
bán được giá. Có 3 thời điểm để phun thuốc Tilt super đạt hiệu quả đó là: phun lần thứ
nhất khi lúa có tim đèn (tức là thời điểm khoảng 35 – 40 ngày sau khi sạ), đây là thời
điểm giúp cho cây lúa tạo hạt chắc ngay cả trong cậy. Phun Tilt super lần thứ hai và lần
cuối là trước khi lúa trổ và sau khi lúa trổ từ 5 – 7 ngày với liều lượng từ 8 - 10 ml/bình
8 lít, phun 3 - 4 bình/1000m2. Với hai lần phun thuốc sau sẽ đảm bảo việc ngăn ngừa rất
tốt các loại nấm bệnh tấn cơng trên hạt lúa và cịn giúp giữ cho bộ lá lúa xanh, tốt để
quang hợp cung cấp dưỡng chất nuôi hạt về sau (Ngọc Quỳnh, 2007).
2.3.1. Nustar 40EC
- Tên hoạt chất: Flusilazole.
- Tên hóa học: 1 - [(Bis - (4 - flourophenyl) methylsilyl) methyl] - 1H - 1, 2, 4 triazole.
- Công ty phân phối: DuPont Vietnam Ltd.

5


- Đối tượng phịng trừ: Thuốc trừ nấm có tác dụng lưu dẫn và nội hấp, phổ tác
dụng rộng dùng để phịng trừ bệnh lem lép hạt, đạo ơn, khơ vằn, vàng lá lúa. Liều
lượng: 0,15 – 0,3 lít/ha (Phạm Văn Biên và ctv., 2000).
2.3.2. Tilt super 300EC
- Thành phần:
+ Propiconazole…………………..150 g/l.
+ Difenoconazole…………………150 g/l.
+ Chất phụ gia và các chất khác… 700 g/l.
- Tên hoạt chất: Difenoconazole + Propiconazole.
- Hãng sản xuất: Syngenta – Thụy sĩ (Basel).
- Công ty phân phối: Syngenta Vietnam Ltd.
- Đối tượng phòng trừ: Thuốc trừ bệnh nội hấp. Đặc trị lem lép hạt, khô vằn (đốm
vằn), vàng lá hại lúa. Liều lượng: 0,25 – 0,3 lít/ha (Cơng ty cổ phần Bảo vệ thực vật An
Giang, 2000).

2.3.3. Superone 300EC
- Tên hoạt chất: Difenoconazole + Propiconazole.
- Công ty phân phối: Công ty trách nhiệm hữu hạn ADC.
- Đối tượng phịng trừ: Đặc trị lem lép hạt, khơ vằn (đốm vằn) (Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, 2010).
2.3.4. Anvil 5SC
- Tên hoạt chất: Hexaconazole.
- Tên hóa học: (RS) – 2 - (2, 4 - dichlorophenyl) – 1 - (1H - 1, 2, 4 – triazole – 1
- yl) hexan -2 - ol.
- Công ty phân phối: Syngenta Vietnam Ltd.
- Đối tượng phòng trừ: Thuốc trừ nấm, tác động nội hấp, phổ tác dụng rộng dùng
để phòng trừ bệnh khô vằn, lem hạt lúa. Liều lượng: 0,75 – 1,5 lít/ha (Trần Văn Hai,
2005).
2.3.5. Dovil 5SC
- Tên hoạt chất: Hexaconazole.
- Công ty phân phối: Công ty trách nhiệm hữu hạn Thạnh Hưng.
- Đối tượng phòng trừ: Phòng trừ bệnh khô vằn, lem hạt lúa (Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, 2010).
2.3.6. Annongvin 45SC
- Tên hoạt chất: Hexaconazole.
- Công ty phân phối: Công ty trách nhiệm hữu hạn An Nơng.
- Đối tượng phịng trừ: Phịng trừ bệnh lem hạt lúa (Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, 2008).

6


2.3.7. Nativo 750WG
- Thành phần:
+ Trifloxystrobin…… 25% (w/w).

+ Tebuconazole…….. 50% (w/w).
- Sản phẩm của Bayer CropScience.
- Sản xuất và phân phối: Cơng ty Bayer Việt Nam Ltd.
- Đối tượng phịng trừ: Nativo 750WG là thuốc trừ nấm bệnh cho lúa thế hệ mới.
Gồm hai thành phần hoạt chất tác động kép, hấp thu nhanh, lưu dẫn mạnh vào trong
cây. Liều lượng: 0,12 kg/ha phòng trừ bệnh lem lép hạt trên lúa (Bayer Cropsience,
2009).
2.3.8. Folicur 250EW
- Tên hoạt chất: Tebuconazole.
- Tên hóa học: α – [2 – (4 – chlorophenyl) ethyl] – α – (1, 1 – dimethylethyl) –
1H – 1, 2, 4 – Triazole – 1 – ethanol.
- Công ty phân phối: Bayer Vietnam Ltd.
- Đối tượng phòng trừ: Thuốc trừ nấm, tác động nội hấp, phổ tác dụng rộng, có
hiệu quả với nhiều loại nấm như Erysiphe, Puccinia, Rhizoctonia, Botrytis,
Mycosphaerella. Phịng trừ các bệnh khơ vằn, lem lép hạt, vàng lá lúa. Liều lượng: 0,3 –
0,4 lít/ha (Bayer Cropsience, 2009).
2.3.9. Nevo 330EC
- Tên hoạt chất: Cyproconazole + Propiconazole.
- Công ty phân phối: Syngenta Vietnam Ltd.
- Đối tượng phòng trừ: Phịng trừ bệnh khơ vằn, lem lép hạt, vàng lá lúa (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2010).
2.3.10. Viben 50BTN
- Thành phần:
+ Benomyl: 50%.
+ Phụ gia: 50%.
- Tên hoạt chất: Benomyl.
- Công ty phân phối: Công ty thuốc sát trùng Việt Nam.
- Đối tượng phòng trừ: Thuốc trừ nấm nội hấp (lưu dẫn), có phổ trừ nấm rộng,
phịng trừ bệnh đạo ôn và bệnh khô vằn hại lúa. Liều lượng: 0,8-1 kg/ha (Công ty thuốc
sát trùng Việt Nam, 2000).

2.4. Các loại thuốc bảo vệ thực vật được nông dân phối trộn với thuốc trừ bệnh
lem lép hạt
2.4.1. Beam 75WP
-Thành phần:
+ Tricyclazole … 75% (w/w).

7


+ Phụ gia ………. 25% (w/w).
- Tên hoạt chất: Tricyclazole.
- Tên hóa học: 5 – methyl – 1, 2, 4 – triazolo (3, 4 – b) – benzothiazole.
- Hãng sản xuất: Dow Agrosciences (USA).
- Công ty phân phối: Công ty cổ phần Nơng Dược Hai.
- Đối tượng phịng trừ: Beam 75WP là thuốc trừ nấm có tính nội hấp, hiệu quả
rất cao đối với bệnh đạo ôn (cháy lá) gây hại trên lá lúa, bênh đạo ôn cổ bông (thối cổ
gié) gây hại bơng lúa. Thuốc có hiệu lực kéo dài, tương đối bền vững đối với điều kiện
môi trường, sau phun một giờ nếu gặp mưa không giảm hiệu lực. Beam 75WP giúp cây
lúa phát triển tốt, gia tăng năng suất, hạt lúa bóng mẩy, chất lượng gạo tốt, ít bị gãy nát
khi xay xát (Phạm Văn Biên và ctv., 2000).
2.4.2. Fuan 40EC
- Thành phần:
+ Isoprothiolane…40%w/w.
+ Phụ gia………...60%w/w.
- Tên hoạt chất: Isoprothiolane.
- Tên hóa học: Di – isopropyl 1, 3 – dithiolan – 2 - ylidenemalonate.
- Công ty phân phối: Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang.
- Đối tượng phòng trừ: Thuốc trừ nấm, tác động nội hấp mạnh, chủ yếu phịng
trừ bệnh đạo ơn hại lúa, cịn có tác dụng với bệnh thối cổ bơng. Liều lượng: chế phẩm
sữa 40% hoạt chất dùng với liều lượng 1,0 – 1,5 lít/ha (Phạm Văn Biên và ctv., 2000).

2.4.3. Rabcide 30WP
- Tên hoạt chất: Fthalide.
- Tên hóa học: 4, 5, 6, 7 - tetrachlorophthalide.
- Công ty phân phối: Kureha Chemical Industry Co., Ltd.
- Đối tượng phòng trừ: Thuốc trừ nấm, tác động tiếp xúc, phổ tác dụng hẹp, bám
dính tốt, ít bị rửa trơi, hiệu lực kéo dài đặc trị bệnh đạo ôn trên lá, cổ bông. Liều lượng:
1,0 – 1,5 kg/ha (Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang, 2000).
2.4.4. Plant 50WP
- Thành phần:
+ Benomyl………….. 50% (w/w).
+ Chất phụ gia……… 50% (w/w).
- Nhà sản xuất: Monte Chemicals Pte Ltd. – Singapore.
- Công ty phân phối: Map Pacific Việt Nam.
- Đối tượng phòng trừ: Plant 50WP là thuốc trừ bệnh nội hấp được hấp thu qua
lá và rễ cây trồng, có tác dụng phịng và trị bệnh vàng lá trên lúa (Công ty Map Pacific
Việt Nam, 2006)

8


2.4.5. Antracol 70WP
- Tên hoạt chất: Propineb.
- Tên hóa học: {[(1 – methyl – 1, 2 – ethanediyl) bis (carbamo – dithioato)] (2 )} zinc homopolymer.
- Công ty phân phối: Bayer Vietnam Ltd.
- Đối tượng phòng trừ: Thuốc trừ nấm, tác động tiếp xúc, phổ tác dụng rộng, có
hiệu quả cao với các nấm Phytophthora, Alternaria, Septoria, Peronospora. Phòng trừ
các bệnh khô vằn, đạo ôn, lem lép hạt, vàng lá lúa. Liều lượng: 1,0 – 1,5 kg/ha (Bayer
Cropsience, 2009).
2.4.6. Topan 70WP
- Tên hoạt chất: Thiophanate – Methyl.

- Tên hóa học: Dimethyl [(1, 2 – phenylene) bis – (iminocarbo - nothioyl)] bis
(carbamate) hoặc dimethyl 4, 4’ – (0 – phenylenebis (3 – thioallophanate).
- Công ty phân phối: Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang.
- Đối tượng phòng trừ: Thuốc trừ nấm, tác động nội hấp, phổ tác dụng rộng.
Trên lúa dùng để trị các bệnh lem lép hạt, vàng lá, đốm vằn, đạo ôn, thối thân, đốm nâu.
Liều lượng: chế phẩm bột thấm nước 70% hoạt chất dùng liều lượng 0,4 – 0,6 kg/ha
(Phạm Văn Biên và ctv., 2000).
2.4.7. Kasumin 2L
- Tên hoạt chất: Kasugamycin.
- Công ty phân phối: Hokko Chem Ind Co. Ltd.
- Đối tượng phòng trừ: Phịng trừ bệnh đạo ơn, bệnh đốm vi khuẩn hại lúa (Trần
Văn Hai, 1998).
2.4.8. Starner 20WP
- Tên hoạt chất: Oxolinic acid.
- Tên hóa học: 5-Etyl-5,8-dihidro-8-oxo [1,3] dioxolo [4,5-g] quinoline-7cacboxylic axit1.
- Công ty phân phối: Sumitomo Chemical Co., Ltd.
- Đối tượng phòng trừ: Oxolinic acid là loại thuốc phòng và trừ vi khuẩn nội
hấp, diệt trừ vi khuẩn Gram âm như Xanthomonas sp., Pseudomonas sp., Erwinia sp..
Chế phẩm Starner 20WP dùng trừ bệnh thối đen lem hạt lúa, bệnh bạc lá lúa, đốm sọc vi
khuẩn hại lúa (Trần Quang Hùng, 1999).
2.4.9. Asusu 25WP
- Tên hoạt chất: Bismerthiazol.
- Công ty phân phối: Công ty trách nhiệm hữu hạn – thương mại Thái Nơng.
- Đối tượng phịng trừ: Phịng trừ bệnh bạc lá lúa (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, 2010).

9


2.4.10. Flash 75WP

- Tên hoạt chất: Tricyclazole.
- Công ty phân phối: Map Pacific Việt Nam.
- Đối tượng phòng trừ: Flash 75WP là thuốc đặc trị bệnh đạo ôn trên lúa từ giai
đoạn mạ tới khi thu hoạch. Liều lượng: 200-300 gram/ha (Công ty Map Pacific Việt
Nam, 2006).
2.4.11. Trizole 75WP
- Tên hoạt chất: Tricyclazole.
- Công ty phân phối: Công ty thuốc trừ sâu Sài Gòn.
- Đối tượng phòng trừ: Thuốc Trizole 75WP dạng bột thấm nước. Thuốc trừ
nấm, khả năng nội hấp mạnh. Trizole 75WP là thuốc đặc trị bệnh đạo ôn hại lúa
(Nguyễn Mạnh Chinh và Ký Văn Ngọt, 2002).
2.4.12. Filia 525SE
- Tên hoạt chất: Propiconazole + Tricyclazole.
- Công ty phân phối: Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang.
- Đối tượng phòng trừ: Thuốc Filia 525SE là thuốc đặc trị bệnh đạo ôn hại lúa
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2010).
2.4.13. Atonik 1,8DD
- Thành phần: Là hỗn hợp gồm 3 hoạt chất: Sodium-5-Nitroguaiacolate +
Sodium-O-Nitrophenolate + Sodium-P- Nitrophenolate.
- Tính chất: Thuốc rất dễ hấp thu và vận chuyển trong cây. Có tác dụng kích
thích hạt giống nảy mầm, kích thích ra rễ, ra hoa và đậu quả, làm tăng trọng lượng quả
và tăng năng suất cây trồng. Ngồi ra, cịn có tác dụng kích thích sự phát triển của vi
sinh vật đất, tăng độ màu mỡ của đất.
- Sử dụng: Pha nước nồng độ 0,1% (1ml thuốc trong 1 lít nước) phun cho mạ
trước khi nhổ cấy 2-3 ngày, cho lúa ở các giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng và khi bắt đầu
trổ, lúa sinh trưởng mạnh, hạt mẩy (Phạm Văn Biên và ctv, 2000).
2.4.14. Siêu to hạt 25SP
- Hoạt chất: Fugavic acid.
- Công ty phân phối: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại-sản xuất Phước
Hưng.

- Sử dụng: Kích thích sinh trưởng lúa, bắp, lạc, hồ tiêu (Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, 2010).

10


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Chọn điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại huyện cù lao thâm canh lúa 3 vụ Chợ Mới (xã An Thạnh
Trung, Mỹ Hội Đông, Kiến Thành và Nhơn Mỹ), huyện đồng bằng Châu Thành (xã
Vĩnh Hanh, Vĩnh Nhuận, Cần Đăng và An Hịa) và huyện miền núi Tri Tơn (xã Lương
An Trà, Lê Trì, Lương Phi và Châu Lăng) trong vụ Thu Đơng 2008.
Điều kiện khí tượng thủy văn trong vụ thu đông 2008: Nhiệt độ dao động từ 26,8
đến 28,10C, lượng mưa các tháng trong vụ dao động từ 230,1 đến 361,7mm, độ ẩm
trung bình các tháng trong vụ từ 81 đến 84%, số giờ nắng các tháng trong vụ từ 143,2
đến 195,1 giờ (Cục Thống Kê Tỉnh An Giang, 2009).
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Điều tra nông dân
* Phương tiện
Phiếu điều tra được soạn trước các câu hỏi phỏng vấn có liên quan đến các vấn
đề về kỹ thuật canh tác lúa như giống, biện pháp gieo sạ, số lượng, thời điểm bón phân,
số lần xịt thuốc phịng trị bệnh lem lép hạt, loại thuốc sử dụng để phòng trị bệnh này…..
(Phụ lục 1).
* Phương pháp
Chọn ngẫu nhiên nông dân trồng lúa trên địa bàn các huyện Chợ Mới (xã An
Thạnh Trung, Mỹ Hội Đông, Kiến Thành và Nhơn Mỹ), Châu Thành (xã Vĩnh Hanh,
Vĩnh Nhuận, Cần Đăng và An Hịa) và huyện Tri Tơn (xã Lương An Trà, Lê Trì, Lương
Phi và Châu Lăng) để tiến hành điều tra. Số phiếu điều tra cho mỗi huyện là 40 phiếu
(mỗi xã tương ứng 10 phiếu).
3.2.2. Đánh giá mức độ gây hại của bệnh

Mỗi xã trong huyện chọn ngẫu nhiên 10 ruộng điều tra đánh giá mức độ gây hại
của bệnh (tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh), mỗi ruộng có diện tích tối thiểu là 1.000 m2.
Trên mỗi ruộng chọn 5 điểm trên 2 đường chéo góc (Hình 1), mỗi điểm có diện
tích khoảng 30 m2.

Hình 1. Năm điểm được chọn để điều tra bệnh
Quan sát tỷ lệ hạt bị lem lép vào thời điểm 5 ngày trước khi thu hoạch. Trên mỗi
điểm khảo sát ngẫu nhiên 25 bơng trên hai đường chéo góc, trên mỗi bơng đếm tổng số
hạt và số hạt bị lem. Tương ứng 125 bông cho mỗi ruộng. Dựa vào thang phân cấp bệnh
của IRRI (1996) (Bảng 1) để tính chỉ số bệnh.

11


Bảng 1. Phân cấp mức độ bệnh lem lép hạt trên lúa.
Cấp bệnh
Mức độ bệnh
1
3
5
7
9

< 1% số hạt trên bông có vỏ trấu bị lem.
1 - 5% số hạt trên bơng có vỏ trấu bị lem.
6 - 25% số hạt trên bơng có vỏ trấu bị lem.
26 - 50% số hạt trên bơng có vỏ trấu bị lem.
> 50% số hạt trên bơng có vỏ trấu bị lem.

Trong đó: N: là tổng số bông điều tra; n1-9: số bông bị bệnh tương ứng ở cấp 1-9

3.2.3. Xác định thành phần nấm gây bệnh trên hạt lúa
* Phương tiện
Dụng cụ lấy mẫu: bao nylon, bao giấy để đựng mẫu, viết pentouch, viết….
Dụng cụ thí nghiệm: Kính hiển vi quang học, kính hiển vi soi nổi, ống nghiệm,
đĩa petri, bình tam giác, beaker, que cấy nấm, dụng cụ đục khoanh khuẩn ty, lame,
lamell, giấy thấm, giấy parafin, bơng gịn khơng thấm… và hố chất: calcium
hypochloride, cồn 960, xà bơng.….
Các mẫu nấm bệnh được quan sát bằng lactoglycerol hoặc nhuộm màu với màu
xanh Metyl blue trong lactoglycerol trước khi quan sát dưới kính hiển vi quang học.
Màu xanh Metyl blue trong lactoglycerol có công thức:
+ Lactic acid

20ml

+ Glycerin

60ml

+ Nước cất

20ml

+ Metyl blue

0.1g

Các mẫu bệnh không quan sát trực tiếp được đài và bào tử nấm, được nuôi cấy
trên môi trường PDA để phân lập tác nhân gây bệnh.
Mơi trường PDA có cơng thức:
+ Khoai tây


200g

+ Đường dextrose

20g

+ Agar

20g

+ Nước cất
+ Streptomycine sulfate
+ pH

1000ml
1 mg
6.8 – 7

12


3.2.4. Bố trí ruộng thí nghiệm để đánh giá hiệu quả phịng trừ bệnh lem lép
hạt bằng thuốc hóa học của nơng dân.
Mỗi huyện bố trí 20 ruộng thí nghiệm (mỗi xã bố trí 5 ruộng) nhằm khảo sát
hiệu quả phịng trừ bệnh lem lép hạt bằng thuốc hóa học của nơng dân và thu mẫu hạt
bệnh khơng có sử dụng thuốc trừ bệnh. Mỗi ruộng thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức:
nghiệm thức khơng phun thuốc phịng trừ bệnh lem lép hạt (Đối chứng) và nghiệm thức
phun thuốc hóa học (Tilt super 300EC) phòng trừ bệnh lem lép hạt theo tập quán phun
thuốc của nông dân (phun 2 lần: lần thứ nhất vào thời điểm trước khi lúa trổ 3 – 5 ngày,

phun lần thứ hai vào thời điểm lúa trổ đều). Mỗi nghiệm thức 500m2. Các kỹ thuật canh
tác khác của ruộng thí nghiệm được áp dụng theo tập qn canh tác của nơng dân (Hình
2).

Nghiệm thức đối chứng
Nghiệm thức phun thuốc hóa học
Hình 2. Bố trí thí nghiệm khảo sát hiệu quả phòng trừ bệnh lem lép hạt bằng thuốc
hóa học của nơng dân
3.2.5. Phương pháp thu mẫu bệnh
Mỗi huyện thu mẫu bệnh 5 lần (Do lịch xuống giống mỗi xã trong huyện khác
nhau nên chia thành 5 lần lấy mẫu), mỗi lần thu từ 20 - 40 mẫu hạt bệnh.
Mẫu hạt bệnh được thu ở các ruộng thí nghiệm và ruộng nơng dân trong vùng.
Mẫu hạt bệnh được thu ở ruộng nông dân từ lúc trước thu hoạch 5 ngày đến lúc
thu hoạch. Mẫu hạt bệnh được bỏ vào bao giấy và ghi ký hiệu mẫu, ngày thu mẫu, mô tả
triệu chứng bệnh… trên phiếu mẫu bệnh (Phụ lục 2).
Mẫu bệnh được mang về phịng thí nghiệm trường Đại Học An Giang để tiến
hành xác định thành phần nấm gây hại. Trong quá trình xác định nếu có vi mẫu đẹp,
quan sát rõ sẽ sử dụng để chụp hình vi mẫu.

13


×