Tải bản đầy đủ (.ppt) (38 trang)

SỐT DO NHIỄM TRÙNG và sốt CHƯA rõ NGUYÊN NHÂN (BỆNH TRUYỀN NHIỄM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 38 trang )


Mục tiêu học tập
1. Định nghĩa được sốt, sốt chưa rõ nguyên nhân; phân

biệt được sốt và tăng nhiệt
2. Trình bày được nguyên nhân và sinh bệnh học của

sốt, tác dụng của các loại thuốc hạ sốt
3. Vẽ được các kiểu sốt trong trường hợp sốt kéo dài

chưa rõ nguyên nhân
4. Nêu được phương pháp chẩn đốn sốt cấp tính và sốt

kéo dài
5. Trình bày được cách xử trí, điều trị các trường hợp

sốt, nhất là sốt chưa rõ nguyên nhân


I. ĐỊNH NGHĨA

1. Sốt (fever) :
Tăng thân nhiệt bệnh lý do sự rối loạn của trung tâm

điều nhiệt ở vùng dưới đồi dưới tác dụng của các yếu
tố gọi là tác nhân (chất) gây sốt, khiến nó phải tăng đến
một điểm-định nhiệt mới  Thân nhiệt tăng do cả sinh
nhiệt tăng và thải nhiệt giảm.
Sốt được xác định như một dấu đặc hiệu của nhiễm

trùng nhưng sốt không đồng nghĩa với nhiễm trùng.




Bình thường:

Thân nhiệt căn bản là 37oC (98,6oF) đo ở miệng.
Nhưng chính xác hơn là thay đổi trong ngày:
o Sáng sớm khoảng 36,1oC (97oF)
o Tăng dần lên khoảng 37,2oC (99oF) lúc 18-22giờ.
Trường hợp bệnh:

Sốt cũng thay đổi trong ngày:
o Sáng sớm thấp hoặc bình thường (> 37,3oC)
o Chiều tối cao (> 37,5oC). Hiếm khi sốt > 41oC(106oF).

Nhiệt độ ở trực tràng cao hơn ở miệng khoảng 0,6oC (1oF).


2. Tăng nhiệt (hyperthermia)

Tăng thân nhiệt đến trên điểm-định nhiệt vùng

dưới đồi. (sinh nhiệt quá mức hoặc mất khả năng
thải nhiệt dù có sự kiểm sốt thân nhiệt)  mơi
trường, cường giáp, thuốc.
Thân nhiệt tăng quá 41oC kéo dài gây tổn
thương não vĩnh viễn, trên 43oC gây tử vong
cao.
Không đáp ứng một cách đặc biệt với các loại
thuốc hạ nhiệt.



Phân biệt giữa sốt và tăng nhiệt:
Bệnh sử lâm sàng thường đóng vai trị quan trọng.

Trong những hội chứng say nóng và người dùng thuốc
ngăn chặn mồ hơi, da rất nóng nhưng khơ.
Thuốc hạ nhiệt như aspirin, acetaminophen (có tác
dụng hạ thấp điểm định nhiệt độ) hiệu quả trong điều
trị sốt, nhưng không làm giảm nhiệt trong tăng nhiệt
(nên phải áp dụng các biện pháp vật lý để hạ nhiệt)


Sốt chưa rõ nguyên nhân (fever of unknown origin = FUO)
Định nghóa FUO (theo Petersdorf và Beeson -1961):
- Sốt nhiều lần T0 > 38,30 (>1010F)
- Thời gian sốt > 3 tuần
- Không tìm ra chẩn đoán sau 1 tuần nằm viện
Định nghóa (theo Durack và Street) đề nghị định

nghóa mới-1991*):
- FUO cổ điển
- FUO ở bệnh nhân đang nằm bệnh viện
- FUO ở bệnh nhân giảm BC hạt
- FUO ở người nhiễm HIV



II. SINH BỆNH HỌC CỦA SỐT
a. Tác nhân (chất) gây sốt
Tác nhân gây sốt ngoại sinh: xuất phát từ bên ngoài ký


chủ, và đại đa số chúng là sản phẩm vi sinh, độc tố hoặc
chính vi sinh vật.
o Vi khuẩn Gr(-): lipopolysaccharide, vi khuẩn Gr (+)acid

lipoteichoic, peptidoglycans, polypeptide.
o Ngoài ra cịn có các tác nhân gây tổng hợp và phóng thích

các cytokine gây sốt như: virus, vi khuẩn, nội độc tố, ngoại
độc tố, tuberculin, phức hợp kháng nguyên-kháng thể,
thành phần bổ thể (C5a, C3a), steroid gây sốt
(etiocholanolone, muối mật), thuốc (penicillin, leomycin…)


III. SINH BỆNH HỌC CỦA SỐT
Chất gây sốt nội sinh:
o Những polypeptide sản xuất bởi nhiều loại tế bào ký

chủ, đặc biệt là đơn bào/đại thực bào.
o Được tạo ra bởi ký chủ để đáp ứng với nhiễm trùng,

tổn thương, viêm hoặc sự kích thích của kháng
nguyên.
Các polypeptide này gây sốt nhờ khả năng châm

ngòi cho những thay đổi sinh hóa ở vùng dưới đồi


III. SINH BỆNH HỌC CỦA SỐT



III. SINH BỆNH HỌC CỦA SỐT
b. Tác dụng của thuốc hạ sốt:
Các chất ngăn chặn hệ thống men cyclooxygenase (chặn

đứng sự tổng hợp prostaglandin) là những thuốc hạ sốt mạnh.
o Acetaminophen: được oxýt-hố, và thể oxýt-hóa ngăn chặn

hoạt động của cyclooxygenase.
o Các loại kháng viêm không phải corticosteroid (NSAID).
o Corticosteroid cũng là thuốc hạ sốt có hiệu quả. Tuy nhiên

chúng tác dụng ở hai nơi: (1) ngăn chặn cyclooxygenase làm
giảm sự tổng hợp PGE2 và (2) chặn đứng bản sao của mRNA
cho các cytokine gây sốt.


b. Tác dụng của thuốc hạ sốt:
Các loại thuốc cản trở sự co mạch

(ví dụ, phenothiazines) cũng tác dụng như thuốc hạ
nhiệt. Tuy nhiên, chúng không phải hạ sốt thật sự
vì cũng có thể làm giảm thân nhiệt cốt lõi độc lập
với sự kiểm soát của vùng dưới đồi


II. NGUN NHÂN
Sốt cấp tính mới đây: Sốt trong vịng 5 ngày đầu
• Sốt đơn độc chịu đựng được, thường nhất do nhiễm
siêu vi theo mùa. Bệnh tự khỏi < 1 tuần.

• Vài tình trạng khẩn cấp: hơn mê hoặc hội chứng
màng não, ban xuất huyết tối cấp, nhiễm trùng huyết
có hay khơng suy tuần hồn cấp, sốt rét nặng, bụng
ngoại khoa cấp cứu …
• Ổ nhiễm trùng cấp: tai mũi họng, răng, phế quản
phổi, màng phổi, trong ổ bụng (gan, mật, tiêu hoá,
màng bụng …), tim mạch, tiết niệu sinh dục, nãomàng não, da hoặc dưới da, hạch bạch huyết,
xương hay khớp.


II. NGUYÊN NHÂN
Sốt kéo dài, chưa rõ nguyên nhân
Thuộc 4 nhóm bệnh chính sau:
a. Nhiễm trùng:
 Vi khuẩn và rickettsia: thương hàn, lao, viêm nội tâm

mạc nhiễm trùng, áp-xe sâu (dưới hoành, gan, thận …),
bệnh nhiễm rickettsia.
 Virus: CMV, EBV, HIV.
 Ký sinh trùng và vi nấm: bệnh sốt rét, bệnh amibe, bệnh

nhiễm cryptococcus, …


NGUYÊN NHÂN
Sốt kéo dài, chưa rõ nguyên nhân
b. Bệnh ác tính:
Bệnh Hodgkin, lymphoma khơng phải Hodgkin,

leukemia.

Ung thư: gan, thận, ống tiêu hố, buồng trứng.

c. Bệnh tự miễn (bệnh mơ liên kết, bệnh tạo keo):
Lupus ban đỏ (SLE).
Viêm nút quanh động mạch (PAN).
Bệnh Horton (viêm động mạch thái dương).
Thấp khớp cấp, viêm đa khớp dạng thấp, bệnh Still.


NGUYÊN NHÂN
Sốt kéo dài, chưa rõ nguyên nhân

d. Nguyên nhân linh tinh khác
Thuốc: kháng sinh, quinidine, hydantoine, iode, …
Viêm gan hạt (granulomatous hepatitis). Sarcoidosis.
Bệnh Crohn, Whipple, …
Khối máu tụ (hematoma) sâu.
Sốt giả, …


Một số nghiên cứu về nguyên nhân của FUO cổ điển cho

kết quả


• Một số nghiên cứu về nguyên nhân của FUO cổ điển
cho kết quả:


IV. CÁC KIỂU SỐT

• Sốt gián đoạn (intermittent fever):
• Thân nhiệt lên xuống khoảng rộng (0,3-1,4oC) và trở về

bình thường ít nhất một lần trong 24 giờ
• Do áp-xe sinh mủ, và do dùng thuốc hạ nhiệt không đều,
lao lan toả, viêm đài bể thận cấp với nhiễm trùng huyết,
sốt rét


Sốt nối cơn (remittent fever)
Tương tự sốt gián đoạn, nhưng thân nhiệt khơng trở
về bình thường. Đây là kiểu sốt thường gặp nhất tại
khoa nhiễm:
o Nhiễm siêu vi hô hấp cấp, viêm phổi do Mycoplasma.
o Sốt rét do Plasmodium falciparum.


Sốt bừng hoặc sốt nhiễm trùng (hectic or septic fever)
Có thể là sốt gián đoạn hoặc sốt nối cơn, với chênh

lệch giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từ 1,4oC trở
lên. Gặp trong:
o Nhiễm trùng sinh mủ (đặc biệt là áp-xe).
o Lao kê, các lymphoma.


Sốt cao liên tục (sustained or continuous fever)
Thân nhiệt cao đều, kéo dài, với dao động tối thiểu

(≤ 1oC). Gặp trong:

o Viêm phổi do vi khuẩn gram âm, do phế cầu, thương
hàn, sốt rét ác tính.
o Sốt vẹt, nhiễm rickettsia và hôn mê với tổn thương
thần kinh trung ương


Sốt hồi quy (relapsing or recurrent fever)
Thời kỳ sốt và thời kỳ thân nhiệt bình thường luân

phiên theo chu kỳ. Trong giai đoạn sốt, sốt có thể
theo bất cứ kiểu nào trên đây. Gặp trong:
o Sốt chuột cắn, sốt dengue và các lymphoma


Sốt cao ác tính (hyperpyrexia)
Thân nhiệt rất cao, có thể quá 41oC. Ít gặp trong

bệnh nhiễm, thường gặp trong:
o Nhiễm trùng huyết do vi khuẩn gram âm, viêm màng

não nhiễm khuẩn, viêm não siêu vi, thương hàn, sốt
rét, trẻ em nhiễm siêu vi hơ hấp.
o Say nóng, xuất huyết trong não, viêm tuỵ xuất huyết.
o Tăng nhiệt ác tính kết hợp với thuốc gây mê, an

thần.


×