Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Vulnerability assessment for coastal community in phan thiet city under the effect of climate change

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.27 MB, 176 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA MƠI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUN

NGUYỄN GIA BẢO
ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƢƠNG
CỦA CỘNG ĐỒNG VÙNG ĐỚI BỜ TẠI PHAN THIẾT
DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VULNERABILITY ASSESSMENT FOR COASTAL COMMUNITY IN
PHAN THIET CITY UNDER THE EFFECT OF CLIMATE CHANGE

NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
MÃ SỐ: 60.85.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2018


Cơng trình đƣợc hồn thành tại: Trƣờng Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS Võ Lê Phú
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS Châu Nguyễn Xuân Quang
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Lê Ngọc Tuấn

Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 17 tháng 01 năm 2019.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch: PGS.TS Lê Văn Khoa
2. Ủy viên: TS. Phan Thu Nga
3. Phản biện 1: TS.Lê Ngọc Tuấn
4. Phản biện 2: PGS.TS. Châu Nguyễn Xuân Quang


5. Thƣ ký: TS. Lâm Văn Giang

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trƣởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã đƣợc sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƢỞNG KHOA

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------o0o----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------o0o----------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN GIA BẢO

MSHV: 1670385

Ngày, tháng, năm sinh: 31/07/1991

Nơi sinh: Bình Thuận

Chun ngành: Quản lý Tài Ngun và Mơi Trƣờng


Mã số : 60850101

I. TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƢƠNG CỦA CỘNG ĐỒNG VÙNG ĐỚI BỜ TẠI
PHAN THIẾT DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Luận văn đƣợc thực hiện nhằm đánh giá tính dễ tổn thƣơng của vùng bờ thành phố
Phan Thiết và đề xuất giải pháp thích ứng, thể hiện thơng qua các nội dung sau:
1. Đánh giá các tác động của BĐKH đối với cộng đồng vùng ven biển tại Phan
Thiết thông qua tổng quan tài liệu và khảo sát thực tế.
2. Đánh giá tính dễ tổn thƣơng dƣới tác động tiềm tàng của BĐKH đối với cộng
đồng vùng ven biển tại Phan Thiết.
3. Đề xuất các giải pháp thích ứng các tác động của BĐKH tại vùng ven biển
thành phố Phan Thiết.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ :
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:
IV.CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: PGS.TS VÕ LÊ PHÚ
Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 20....
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TRƢỞNG KHOA
(Họ tên và chữ ký)


ii


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này đƣợc hoàn thành là cách để tơi tri ân và đóng góp tri thức của mình đến
mảnh đất tơi sinh ra, lớn lên và trƣởng thành trƣớc khi vào Tp.HCM học tập. Luận văn
đƣợc hoàn thành khơng chỉ bằng ý chí của tơi mà cịn nhờ vào sự hỗ trợ vô cùng lớn từ
rất nhiều ngƣời. Lời đầu tiên, tôi xin cảm ơn các Thầy, Cơ đã giảng dạy trong suốt
chƣơng trình học, những ngƣời đã vun đắp những nền tảng kiến thức đầu tiên để em
định hình đƣợc hƣớng nghiên cứu. Tiếp theo, tơi xin dành lời cảm ơn chân thành đến
Thầy hƣớng dẫn luận văn của mình, PGS.TS Võ Lê Phú cùng các Thầy và chuyên gia
trong lĩnh vực chuyên môn của đề tài, gồm GS.TS Tsung-Yi Lin và PGS.TS Nguyễn
Danh Thảo, những ngƣời Thầy đã gợi ý những định hƣớng đầu tiên cho tôi trong
chuyến thực địa vào tháng 07 và tháng 08/2017. Suốt chặng đƣờng thực hiện Luận văn
này, tơi cịn nhận đƣợc rất nhiều lời góp ý từ các Thầy từ các trƣờng, các trung tâm và
các đơn vị khác đối với nội dung luận văn trong quá trình tham vấn ý kiến chuyên gia.
Về các cơ quan quản lý tại Phan Thiết, tôi xin cảm ơn tập thể các cơ chú, anh chị tại
Phịng Mơi Trƣờng và Tài Ngun thuộc UBND Thành phố Phan Thiết, Chi cục Biển
và Hải Đảo, Sở Tài nguyên và Môi Trƣờng, Cục thống kê tỉnh Bình Thuận và bác Mai
Chí, ngun Phó Giám Đốc Sở Nơng Nghiệp và Phát triển Nơng thơn. Ngồi ra, khơng
thể khơng kể đến những sự giúp đỡ nhiệt tình từ các ông bà, cô chú, anh chị em và bạn
bè tại thành phố Phan Thiết đã giúp đỡ tôi rất nhiểu trong quá trình khảo sát thực tế ở
địa phƣơng.
Tôi cũng xin cảm ơn những ngƣời bạn cùng lớp Quản lý Tài nguyên Môi trƣờng,
K2016, cảm ơn các anh chị và các bạn đã luôn đồng hành và hỗ trợ kỹ thuật trong quá
trình xây dựng bản đồ GIS. Ngồi ra, tơi mong muốn đƣợc gửi lời cảm ơn đến các anh
chị quản lý và đồng nghiệp ở Công ty Ajinomoto Việt Nam và Công ty TNHH Bodynits
đã luôn động viên, hỗ trợ tôi trong công việc và quá trình học tập.
Cuối cùng, tơi xin dành lời cảm ơn đến gia đình đã ln là nguồn động viên vơ biên và
sát cánh để tơi có thể vƣợt qua những những giai đoạn khó khăn nhất.

TPHCM, ngày 31 tháng 12 năm 2018
NGUYỄN GIA BẢO

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Phan Thiết là trung tâm hành chính, kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận và là một
trong những địa điểm du lịch nổi bật trong khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Phan
Thiết mang đặc trƣng của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều nắng, ít mƣa cùng địa
hình trải dài ven biển với nhiều bãi tắm đẹp và các kiểu địa hình độc đáo khác. Thành
phố biển này đang phát triển mạnh mẽ qua mỗi năm theo định hƣớng phát triển các
ngành kinh tế mũi nhọn dựa trên lợi thế về tài ngun biển. Tuy vậy, với tình hình hệ
thống khí hậu tồn cầu có nhiều biến đổi đáng kể trong những năm gần đây, sự phát
triển của Phan Thiết đứng trƣớc nhiều áp lực từ các rủi ro thiên nhiên, bao gồm thiên tai
hạn hán kéo dài, sự xuất hiện thƣờng xuyên hơn của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan
và đặc biệt là mối nguy nƣớc biển dâng gây xói lở ven biển. Những rủi ro này ảnh
hƣởng tồn diện lên cả cấu trúc tự nhiên lẫn hoạt động kinh tế - xã hội của vùng bờ
Phan Thiết, đặc biệt là các phƣờng xã ven biển. Trong điều kiện đó, sự thiếu hụt các cơ
sơ khoa học để thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và quy hoạch
vùng bờ nói riêng tại Phan Thiết đặt ra sự cấp thiết của các cuộc đánh giá rủi ro từ
BĐKH. Dựa trên cơ sở tổng quan tài liệu, số liệu cũng nhƣ khảo sát thực tế, tính dễ tổn
thƣơng của từng phƣờng xã vùng bờ thành phố Phan Thiết đƣợc đánh giá chi tiết thông
qua ba tiêu chí: mức độ phơi nhiễm về xói lở; mức độ nhạy cảm của đối tƣợng dân số,
kinh tế-xã hội, sinh kế; khả năng thích ứng của cấp chính quyền và cộng đồng. Các kết
quả đánh giá đƣợc thể hiện dƣới dạng bản đồ để mang tính trực quan, dễ dàng phù hợp
với nhiều đối tƣợng tiếp cận. Bộ tiêu chí để đánh giá tính dễ tổn thƣơng đƣợc xây dựng
trên cơ sở đáng tin cậy để phù hợp với điều kiện hiện tại của Phan Thiết, đồng thời, xây
dựng bộ trọng số theo phép phân tích cấp bậc AHP. Kết quả nghiên cứu cho thấy các
phƣờng xã vùng bờ tại Phan Thiết có mức độ dễ tổn thƣơng khác nhau và phản ánh

đúng với hiện trạng đƣợc ghi nhận qua truyền thông cũng nhƣ qua các kết quả nghiên
cứu có liên quan khác. Từ kết quả đánh giá chi tiết, các giải pháp phù hợp đƣợc đề xuất
để làm giảm tính dễ tổn thƣơng cho từng khu vực. Các giải pháp này bao gồm nhóm
giải pháp kỹ thuật cơng trình, kỹ thuật phi cơng trình và giải pháp quản lý cùng với
những đề xuất phối hợp các giải pháp với nhau nhằm quản lý vùng bờ và ứng phó với
BĐKH một cách bền vững.

iv


ABSTRACT
Phan Thiet is well-known as Binh Thuan Province’s capital, which is center of
administration, economy and social, as well as one of the most valuable coastal tourism
cities in Central Region of Vietnam. Phan Thiet has a tropical monsoon climate with a
marked long dry, hot season and less rain in year. This city also owns a long coastline
with remarkable beaches and other extraordinary types of terrain such as sand dunes.
Phan Thiet’s economy has grown significantly in recent years with sea-based
orientation, which aims to take advantage of coastal resources. However, in global
climate-changed background resulted in many significantly negative phenomenon,
Phan Thiet's develop is threaten by pressure of natural risks, such as long-term drought,
appearance of abnormal tropical storm, especially sea level rising led to coastal erosion.
These risks have influence comprehensively to natural structure as well as socioeconomy activities in coastal region of Phan Thiet. In this circumstance, the lack of
scientific database for overall urban planning required a suitable climate-change risk
analysis such as vulnerability assessment. Based on literature overviews as well as field
observation, vulnerability assessment was processed by three basic components:
exposures of erosion, sensitive of population/socio-economy/livelihood, adapt capacity
of authority as well as coastal community. The assessment result is illustrated by colorranged map in order to reflect the data visually to many kinds of audience. The index
used for assessment is composed based on trusted information to be suitable with
current situation of Phan Thiet. In addition, weightage of index is indicated by AHP
(Analytic hierarchy process), which includes pair of index comparing and importance

considering with study objective. The assessment resulted that every coastal ward has
different vulnerable level that be conforming to current issues in Phan Thiet, which is
reported by communication as well as related research. Regarding to analyzed results,
various method is proposed in order to mitigate vulnerability in Phan Thiet’s coastal
region.

These

methods

include

structural

countermeasure,

non-structural

countermeasure and management technique. Some combination of methods is also
discussed aims to strengthen coastal management sustainably in Phan Thiet.

v


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Đánh giá tính dễ tổn thương của cộng đồng
vùng đới bờ tại Phan Thiết dưới tác động của biến đổi khí hậu” là cơng trình
nghiên cứu của riêng tơi. Tất cả những thơng tin, số liệu đều đƣợc trích dẫn và
tham chiếu tài liệu tham khảo đầy đủ. Những hình ảnh và dữ liệu phục vụ cho
đánh giá kết quả đều do chính tơi thực hiện.


Tp.HCM, ngày 31 tháng 12 năm 2018
Học viên

Nguyễn Gia Bảo

vi


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ........................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................... 1

1.3.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................... 2

1.3.1.

Phƣơng pháp luận ....................................................................................... 2

1.3.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 3


1.4.

PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................................. 12

1.5.

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................. 13

1.6.

BỐ CỤC LUẬN VĂN ..................................................................................... 14

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ VỀ VÙNG BỜ, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ
CÁC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN VÙNG BỜ ............................. 15
2.1.

TỔNG QUAN VỀ VÙNG BỜ ......................................................................... 15

2.2. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VÙNG BỜ ................................................................................. 18
2.3.

TỔNG QUAN VỀ TÍNH DỄ TỔN THƢƠNG................................................ 22

2.4. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ VÙNG ĐỚI BỜ TẠI
PHAN THIẾT – BÌNH THUẬN................................................................................. 25
CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ VÙNG BỜ THÀNH PHỐ PHAN THIẾT ........... 27
3.1.


TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ................................................... 27

3.1.1.

Vị trí địa lý ................................................................................................ 27

3.1.2.

Địa hình và thổ nhƣỡng ............................................................................ 28

3.1.3.

Đặc điểm khí hậu chung ........................................................................... 29

3.1.4.

Về đặc điểm chế độ thủy văn, hải văn ...................................................... 31

3.1.5.

Tài nguyên biển và cảnh quan .................................................................. 35

3.2.

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI ...................................................................... 35

3.2.1.

Về tổ chức hành chính và quy mơ dân số ................................................. 35


3.2.2.

Về cơ sở hạ tầng của tỉnh .......................................................................... 36

3.2.3.

Về ngành nghề xã hội và tăng trƣởng kinh tế ........................................... 39

3.2.4.

Một số ngành kinh tế biển mũi nhọn của thành phố Phan Thiết .............. 40

3.2.5.

Về quy hoạch phát triển kinh tế và xã hội ................................................ 44

3.3.

TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............ 44

vii


3.3.1. Biểu hiện và xu hƣớng của BĐKH tại khu vực Phan Thiết ............... Error!
Bookmark not defined.
3.3.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến các hoạt động kinh tế - xã hội tại Phan
Thiết – Bình Thuận .................................................................................................. 44
CHƢƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƢƠNG VÀ NĂNG LỰC THÍCH
ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VÙNG BỜ THUỘC THÀNH PHỐ PHAN
THIÊT, TỈNH BÌNH THUẬN ..................................................................................... 50

4.1
XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƢƠNG VÀ
NĂNG LỰC THÍCH ỨNG VỚI BĐKH .................................................................... 50
4.1.1

Các tiêu chí thể hiện mức độ tổn thƣơng .................................................. 51

4.1.2

Các tiêu chí thể hiện khả năng thích ứng .................................................. 64

4.2
TỔNG HỢP DỮ LIỆU VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƢƠNG CỦA
VÙNG BỜ THÀNH PHỐ PHAN THIẾT ĐỐI VỚI XĨI LỞ.................................... 77
4.2.1

Nhóm tiêu chí thể hiện mức độ phơi nhiễm.............................................. 77

4.2.2

Nhóm tiêu chí thể hiện mức độ nhạy cảm ................................................ 78

4.2.3

Nhóm tiêu chí đánh giá năng lực thích ứng với BĐKH ........................... 81

4.2.4

Đánh giá tổng hợp tính dễ tổn thƣơng của vùng bờ thành phố Phan Thiết ..
.................................................................................................................. 84


CHƢƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU TẠI VÙNG BỜ THÀNH PHỐ PHAN THIẾT, TỈNH BÌNH THUẬN.......... 88
5.1.

CÁC MỐI QUAN TÂM CỦA CỘNG ĐỒNG ................................................ 88

5.2. PHÂN TÍCH SWOT CƠNG TÁC THÍCH ỨNG VỚI BĐKH Ở VÙNG BỜ
TẠI THÀNH PHỐ PHAN THIẾT, BÌNH THUẬN ................................................... 89
5.2.1.

Chiến lƣợc SO........................................................................................... 91

5.2.2.

Chiến lƣợc WO ......................................................................................... 91

5.2.3.

Chiến lƣợc ST ........................................................................................... 92

5.2.4.

Chiến lƣợc WT ......................................................................................... 93

5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ THÍCH ỨNG VỚI BĐKH ĐỀ XUẤT CHO
KHU VỰC VÙNG BỜ THÀNH PHỐ PHAN THIẾT ............................................... 95
5.3.1.

Giải pháp kỹ thuật ..................................................................................... 95


5.3.2.

Giải pháp quản lý .................................................................................... 105

KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................................. 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 120
PHỤ LỤC..................................................................................................................... 123

viii


ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hƣớng tiếp cận đề tài ............................................................................. 2
Hình 1.2. Các dạng trình bày sau khi xử lý thơng tin .......................................... 10
Hình 1.3. Một số bản đồ tính tổn thƣơng xây dựng bằng cơng cụ GIS ............... 12
Hình 1.4. Bản đồ phạm vi khu vực nghiên cứu ................................................... 13
Hình 2.1. Các thành phố đới bờ với dân số lớn hơn 5 triệu dân ở khu vực châu Á
– Thái Bình Dƣơng............................................................................................... 16
Hình 2.2. Dân số năm 2000 và dự báo đến năm 2030/2060 ở các quốc gia với
kịch bản gia tăng dân số mức cao nhất ................................................................ 17
Hình 2.3. Một số biểu đồ thể hiện kết quả theo dõi những thay đổi trong hệ thống
khí hậu tồn cầu ................................................................................................... 19
Hình 2.4. Mối quan hệ giữa BĐKH và các đối tƣợng của vùng đới bờ .............. 20
Hình 2.5 .Tóm tắt các tác động của BĐKH dựa trên tham khảo tài liệu từ sau Báo
cáo tổng hợp lần thứ 4 của IPCC ......................................................................... 21
Hình 3.1. Vị trí địa lý thành phố Phan Thiết ........................................................ 27

Hình 3.2. Bản đồ địa hình của tỉnh Bình Thuận .................................................. 28
Hình 3.3. Địa hình đồi cát tại Phan Thiết............................................................. 29
Hình 3.4. Bản đồ hệ thống sơng ngịi của tỉnh Bình Thuận ................................. 31
Hình 3.5. Đƣờng quá trình mực giờ thực đo tại Phan Phan Thiết – Tháng 1 năm
2010 ...................................................................................................................... 34
Hình 3.6. Sự phát triển của đội tàu tỉnh Bình Thuận ........................................... 41
Hình 3.7. Sản lƣợng thủy sản của thành phố Phan Thiết ..................................... 41
Hình 4.1. Tổng quan quy trình xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tính tổn thƣơng .. 50
Hình 4.2. Biến động đƣờng bờ tại một số phƣờng thuộc khu vực nghiên cứu .... 53
Hình 4.3. Đặc điểm nhóm dân cƣ và sinh kế ở một số khu vực tại Tp. Phan Thiết
.............................................................................................................................. 58
Hình 4.4. Một số địa hình vùng bờ tại các phƣờng xã tại khu vực nghiên cứu ... 60
Hình 4.5. Các dự án xây dựng khu đô thị mới tại thành phố Phan Thiết............. 61
Hình 4.6. Các phƣơng án ứng phó của chính quyền địa phƣơng đối với xói lở .. 68
Hình 4.7. Tỷ lệ nhận thức về BĐKH tại các phƣờng, xã ven biển Tp. Phan Thiết68
Hình 4.8. Kết quả khảo sát về nguyên nhân của BĐKH tại các phƣờng xã ven
biển thuộc thành phố Phan Thiết .......................................................................... 69
Hình 4.9. Kết quả khảo sát về các biểu hiện của BĐKH ở Phan Thiết ............... 70
Hình 4.10. Kết quả khảo sát về các biện pháp ứng phó đối với xói lở ................ 71
Hình 4.11. Một số biện pháp ứng phó tạm thời của cộng đồng ven biển ............ 71
Hình 4.12. Kết quả khảo sát về thời gian khắc phục đời sống sau xói lở ............ 72
Hình 4.13. Kết quả khảo sát về sự tiếp cận đối với các kênh cung cấp thơng tin
xói lở..................................................................................................................... 73
x


Hình 4.14: Kết quả khảo sát về tỷ lệ các mức thu nhập của ngƣời dân ............... 73
Hình 4.15: Mối liên hệ giữa các sinh kế đối với tài nguyên vùng bờ .................. 74
Hình 4.16: Bản đồ mức độ phơi nhiễm của các phƣờng xã đối với xói lở ven biển
.............................................................................................................................. 78

Hình 4.17: Bản đồ mức độ nhạy cảm tại các phƣờng xã đối với xói lở ven biển 81
Hình 4.18: Bản đồ năng lực thích ứng tại các phƣờng xã đối với xói lở ven biển83
Hình 4.19. Bản đồ tính dễ tổn thƣơng của các phƣờng xã vùng bờ thành phố
Phan Thiết đối với BĐKH và xói lở ven biển ...................................................... 85
Hình 5.1.Ni bãi bằng phƣơng pháp đặt trực tiếp vật liệu lên bãi ..................... 96
Hình 5.2. Mặt cắt bờ biển, đụn cát đối với các phƣơng án nuôi bãi nhân tạo .... 97
Hình 5.3. Một số dạng phao giảm sóng .............................................................. 99
Hình 5.4: Quy trình chuẩn bị cho các ống địa kỹ thuật ....................................... 99
Hình 5.5: Đê chắn sóng bằng vải địa kỹ thuật tại bờ biển Đồi Dƣơng, thành phố
Phan Thiết ......................................................................................................... 100
Hình 5.6: Kè biển cố định tại bở biển Đồi Dƣơng, thành phố Phan Thiết, 2017100
Hình 5.7: Đê chắn sóng bằng ống địa kỹ thuật tại khu vực bờ biển bị xói lở thuộc
thơn Tiến Đức, xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết, 2018 ............................. 100
Hình 5.8: Đê chắn sóng bằng ống địa kỹ thuật tại một số cơ sở du lịch thuộc khu
vực bờ biển phƣờng Hàm Tiến, Tp. Phan Thiết ............................................... 101
Hình 5.9: Mơ hình mơ phỏng cơ chế hoạt động của một module TetraPOT..... 102
Hình 5.10: Mơ phỏng quy trình thi cơng một đơn nguyên TetraPOT ............... 103
Hình 5.11: Một số giải pháp cơng trình bảo vệ vùng bờ tại Phan Thiết ............ 105
Hình 5.12: Sơ đồ các bên liên quan trong cơng tác ứng phó xói lở vùng bờ tại
Phan Thiết .......................................................................................................... 106
Hình 5.13: Các biện pháp phịng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai theo kế hoạch
PCTT & TKCN tỉnh Bình Thuận ....................................................................... 107
Hình 5.14: Các hoạt động truyền thông – giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng về
vấn đề xói lở bờ biển ở thành phố Phan Thiết ................................................... 111
Hình 5.15. Chu trình quy hoạch khơng gian biển .............................................. 112
Hình 5.16. Mối quan hệ của các nội dung chính trong kế hoạch phân vùng ..... 113
Hình 5.17: Ứng dụng viễn thám để theo dõi sự thay đổi đƣờng bờ khu vực bờ
biển Đồi Dƣơng .................................................................................................. 114

xi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng xếp hạng các mức độ so sánh cặp trong thuật toán AHP ............. 4
Bảng 1.2. Phân bố số mẫu trên địa bàn các phƣờng thuộc phạm vi nghiên cứu ... 9
Bảng 2.1. Định nghĩa tính dễ bị tổn thƣơng ......................................................... 22
Bảng 3.1. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại TP. Phan Thiết .............. 30
Bảng 3.2. Đặc trƣng khí hậu tại trạm Phan Thiết từ năm 2010 – 2017 ............... 30
Bảng 3.3. Kết quả xử lý thống kê quan trắc sóng ngồi khơi tại trạm Bạch Hổ . 32
Bảng 3.4. Diện tích,số dân và mật độ dân số tỉnh Bình Thuận năm 2017 ........... 36
Bảng 3.5. Một số dự án điện gió đang đƣợc triển khai tại tỉnh Bình Thuận, tính
tới tháng 12/2016 ................................................................................................. 38
Bảng 3.6. Sản lƣợng thủy sản chế biến giai đoạn 2010-2014 .............................. 42
Bảng 3.7. Các chỉ số thống kê xuất khẩu thủy sản tỉnh Bình Thuận giai đoạn
2010-2014............................................................................................................. 42
Bảng 3.8. Thống kê một số chỉ tiêu về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ
2012-2016............................................................................................................. 43
Bảng 4.1.Các tiêu chí về xói lở thuộc nhóm tiêu chí thể hiện mức độ phơi nhiễm52
Bảng 4.2: Dự báo xói lở bờ biển tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2010-2015 và 20152020 ...................................................................................................................... 54
Bảng 4.3. Tổng hợp vecto trọng số đối với tiêu chí mức độ phơi nhiễm ............ 55
Bảng 4.4. Các nhóm tiêu chí thể hiện mức độ nhạy cảm ..................................... 56
Bảng 4.5. Số lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch tại khu vực nghiên cứu ....................... 62
Bảng 4.6. Tổng hợp vector trọng số của các tiêu chí phụ dân số ........................ 63
Bảng 4.7. Tổng hợp vector trọng số của tiêu chí phụ điều kiện tự nhiên ............ 63
Bảng 4.8. Tổng hợp vector trọng số của tiêu chí phụ sinh kế .............................. 63
Bảng 4.9. Tổng hợp vector trọng số của các nhóm tiêu chí phụ về mức độ nhạy
cảm ...........................................................................................................................
.............................................................................................................................. 64
Bảng 4.10. Các tiêu chí phụ thuộc nhóm tiêu chí thể hiện khả năng thích ứng... 64
Bảng 4.11. Kinh phí đề xuất để xử lý các điểm nóng xói lở thuộc thành phố Phan

Thiết ..................................................................................................................... 66
Bảng 4.12. Thống kê số hộ có sinh kế biển tại các phƣờng xã thuộc khu vực
nghiên cứu tại thành phố Phan Thiết.................................................................... 75
Bảng 4.13. Tổng hợp vector trọng số của tiêu chí phụ năng lực thích ứng cấp
chính quyền .......................................................................................................... 76
Bảng 4.14. Tổng hợp vector trọng số của tiêu chí phụ năng lực thích ứng cấp
cộng đồng ............................................................................................................. 76
Bảng 4.15. Giá trị chuẩn hóa mức độ phơi nhiễm của các tiêu chí về xói lở ...... 77
Bảng 4.16: Giá trị chuẩn hóa mức độ nhạy cảm của nhóm đối tƣợng dân số ..... 79
xii


Bảng 4.17: Giá trị chuẩn hóa mức độ nhạy cảm của nhóm tiêu chí điều kiện tự
nhiên kinh tế xã hội .............................................................................................. 79
Bảng 4.18. Giá trị chuẩn hóa thể hiện độ nhạy cảm của nhóm đối tƣợng sinh kế79
Bảng 4.19: Giá trị chuẩn hóa thể hiện mức độ nhạy cảm chung ......................... 80
Bảng 4.20: Giá trị chuẩn hóa năng lực thích ứng cấp chính quyền ..................... 81
Bảng 4.21: Giá trị chuẩn hóa năng lực thích ứng cấp chính quyền ..................... 82
Bảng 4.22: Giá trị chuẩn hóa năng lực thích ứng chung ...................................... 82
Bảng 4.23: Tổng hợp giá trị chuẩn hóa tính dễ tổn thƣơng của vùng bờ Tp. Phan
Thiết ..................................................................................................................... 84
Bảng 5.1: Phân tích SWOT cho chƣơng trình thích ứng BĐKH tại thành phố
Phan Thiết ............................................................................................................ 89
Bảng 5.2: Một số lồi cây trồng thích hợp trên các lập địa cát ven biển ........... 101
Bảng 5.3: Các hình thức truyển thơng tƣơng ứng với các mục tiêu .................. 111

xiii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AHP
BĐKH
BTNMT
GHGs
GIS
IPCC
KT-XH
LECZ
SPSS
SNNPTNT
STNMT
SWOT
TDBTT
TW
UBND
VI
WGII

: Mơ hình phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process)
: Biến đổi khí hậu
: Bộ Tài ngun và Mơi trƣờng
: Khí nhà kính (Greenhouse gases)
: Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System)
: Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel
on Climate Change)
: Kinh tế - xã hội
: Vùng đới bờ thấp (Low-elevation coastal zone)
: Phần mềm phân tích thống kê (Statistical Product and Services
Solutions)
: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

: Sở Tài nguyên và Môi trƣờng
: Mô hình phân tích Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses),
Cơ hội (Opportunities) và Thách thức (Threats).
: Tính dễ bị tổn thƣơng
: Trung ƣơng
: Uỷ Ban Nhân Dân
: Chỉ số tổn thƣơng (Vulnerability Index)
: Nhóm cơng tác II (Working Group II)

xiv


CHƢƠNG 1 – Giới thiệu chung

CHƢƠNG 1:
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) tại Việt Nam đã có những
chuyển biến phức tạp, không chỉ tại Đồng Bằng Sông Cửu Long mà còn đối với
các thành phố ven biển miền Trung. Phan Thiết, thành phố ven biển nổi tiếng với
ngành du lịch và ngành khai thác chế biến hải sản, cũng đang phải đối mặt với
những vấn đề của mình liên quan đến BĐKH. BĐKH ảnh hƣởng toàn diện đến
Phan Thiết, bao gồm các thay đổi về kiểu địa hình tự nhiên cũng nhƣ gián đoạn
các hoạt động kinh tế - xã hội của thành phố. Trong số các ảnh hƣởng từ BĐKH
đến Phan Thiết, xói lở là biểu hiện đƣợc báo cáo và quan tâm nhiều trong những
năm gần đây bởi các tác động nghiêm trọng của hiện tƣợng này. Các sự việc xói
lở sâu vào bờ biển, sạt lở nhà cửa gây thiệt hại về tài sản tại các khu vực phƣờng
Mũi Né, Đức Long, xã Tiến Thành liên tục đƣợc cập nhật và nêu ra trong các báo
cáo kinh tế - xã hội chung của thành phố cũng nhƣ các báo cáo chuyên đề của
Tỉnh.

Nhiều chƣơng trình hành động và đánh giá đã và đang đƣợc đề xuất cho Chính
phủ và chính quyền địa phƣơng để đƣa ra các chính sách thích hợp giải quyết vấn
đề này, tuy nhiên, các giải pháp chƣa mang tính khắc phục dài hạn mà chỉ khắc
phục hậu quả trƣớc mắt. Với mục đích đề xuất nguồn thơng tin đáng tin cậy cho
cơng tác ra quyết định các chƣơng trình hành động mang tính quy hoạch dài hạn
trong tƣơng lai, đề tài áp dụng phƣơng pháp đánh giá tính dễ tổn thƣơng để áp
dụng cho vùng bờ Phan Thiết đối với BĐKH, trong đó tập trung vào hiện tƣợng
xói lở. Các bản đồ tính dễ tổn thƣơng từ kết quả đánh giá cũng là thông tin tham
khảo cần thiết, đặc biệt là đối với các nhà quản lý cũng nhƣ ngƣời dân bởi tính
trực quan của dạng thơng tin này.
1.2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1


CHƢƠNG 1 – Giới thiệu chung
Đánh giá tính tổn thƣơng của BĐKH, xét cụ thể đối với tác động xói lở bờ biển
đối với cộng đồng tại vùng bờ thành phố Phan Thiết và đề xuất một số giải pháp
thích ứng đối với xói lở bờ biển.
Để đạt đƣợc mục tiêu nêu trên, các nội dung sau đây đã đƣợc thực hiện:
-

Đánh giá các tác động tiềm tàng của BĐKH đối với cộng đồng vùng ven biển
tại Phan Thiết (Nội dung 1)

-

Đánh giá tỉnh dễ tổn thƣơng dƣới tác động tiềm tàng của BĐKH đối với cộng
đồng vùng ven biển tại Phan Thiết, thông qua đánh giá mức độ phơi nhiễm,
độ nhạy cảm và năng lực thích ứng (Nội dung 2)


-

Đề xuất một số giải pháp thích ứng nhằm giảm nhẹ tính dễ tổn thƣơng của
vùng ven biển thành phố Phan Thiết đối với tác động của BĐKH (Nội dung
3)

1.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Hình 1.1. Hƣớng tiếp cận của đề tài
1.3.1. Phƣơng pháp luận
Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa học
nhằm đạt tới chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học.
Điều này có nghĩa rằng, các nghiên cứu khoa học cần phải có những nguyên tắc
và phương pháp cụ thể, mà dựa theo đó các vấn đề sẽ được giải quyết.
2


CHƢƠNG 1 – Giới thiệu chung
Theo đó, nghiên cứu về tính tổn thƣơng của cộng đồng vùng đới bờ dƣới tác
động của biến đổi khí hậu, thơng qua biểu hiện xói lở tại vùng ven biển thành
phố Phan Thiết là một quá trình nhận dạng các vấn đề rủi ro do thiên tai và tác
động của biến đổi khí hậu đến các đối tƣợng và hệ thống tài nguyên cũng nhƣ
mơi trƣờng tại vùng đới bờ; từ đó áp dụng các cách thức đánh giá nhằm xác định
mức độ tổn thƣơng đối với biến đổi khí hậu và sử dụng kết quả đánh giả để xây
dựng các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ các tác động đó.
1.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc các nội dung nêu trên, các phƣơng pháp sau đây đã đƣợc áp dụng:
1.3.2.1. Phƣơng pháp tổng quan tài liệu:
Đề tài tiến hành tổng quan các thơng tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu và

phạm vi nghiên cứu. Tại thời điểm thực hiện đề tài, lƣợng thông tin liên quan đến
lĩnh vực đề tài là khá phong phú và có thể tiếp cận dễ dàng. Tuy nhiên, từng đề
tài nghiên cứu khác nhau lại đƣa ra nhiều mô tả và hƣớng tiếp cận phù hợp mục
tiêu cụ thể của đề tài đó, đặt ra yêu cầu cho đề tài cần phải cân nhắc và xác định
rõ mục tiêu của mình. Các thơng tin liên quan phục vụ cho đề tài bao gồm:
-

Các báo cáo và cơng bố của IPCC về biến đổi khí hậu;

-

Các báo cáo của Bộ TNMT về kịch bản biến đổi khí hậu tại Việt Nam;

-

Các tài liệu về thiên tai và biến đổi khí hậu, vùng đới bờ, tác động của biến
đổi khí hậu đến hệ thống tài nguyên và môi trƣờng đới bờ;

-

Các báo cáo của địa phƣơng về thiên tai và thiệt hại do thiên tai trong những
năm gần đây…

Các nguồn tài liệu này sẽ đƣợc thu thập, tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, bao
gồm: Thƣ viện ĐHQG TP.HCM, thƣ viện Trƣờng Đại học Bách Khoa và thƣ
viện Khoa Môi trƣờng và Tài nguyên; các bài báo nghiên cứu; các báo cáo đề tài
và kế quả nghiên cứu từ các cơng trình trƣớc đây do giáo viên hƣớng dẫn cung
cấp hoặc do học viên tự thu thập.
1.3.2.2. Phƣơng pháp xây dựng tiêu chí để đánh giá tính dễ tổn thƣơng
a. Xác định bộ tiêu chí

3


CHƢƠNG 1 – Giới thiệu chung
Sau khi tổng quan tài liệu và khảo sát thực tế, các tiêu chí đƣợc tiến hành liệt kê,
lựa chọn và xếp hạng ƣu tiên về mức độ quan trọng để xây dựng bộ tiêu chí hồn
chỉnh và đánh giá tính dễ tổn thƣơng, phục vụ nội dung 1 và nội dung 2.
Kỹ thuật 6W2H là kỹ thuật đặt câu hỏi để tìm cách thức giải quyết cho vấn đề
đƣợc đặt ra. Kỹ thuật này áp dụng để xây dựng mối quan hệ giữa các tiêu chí
thành phần đối với các tiêu chí mức độ phơi nhiễm, mức độ nhạy cảm và khả
năng thích ứng, từ đó liệt kê đầy đủ các tiêu chí có khả năng sử dụng cho đánh
giá tính dễ tổn thƣơng phù hợp với mục tiêu đề tài. Các loại câu hỏi bao gồm:
(1) Vấn đề nào gây ra tác động? (What?); (2) Ai (nguyên nhân) gây ra tác động?
(Who?); (3) Thời gian tác động? (When?); (4) Địa điểm tác động? (Where?); (5)
Ai bị tác động? (Whom?); (6) Đối tƣợng nào bị tác động? (Which?); (7) Tác động
nhƣ thế nào? (How?); (8) Mức độ tác động ra sao? (How much?).
Trong phạm vi đề tài, kỹ thuật 6W2H đƣợc sử dụng trong q trình sàng lọc
thơng tin tổng quan tài liệu để xây dựng bộ tiêu chí ban đầu để tham vấn ý kiến ý
kiến chuyên gia đợt 1.
b. Xếp hạng ƣu tiên về giá trị giữa các tiêu chí
Sau khi lựa chọn đƣợc bộ tiêu chí, phƣơng pháp AHP đƣợc sử dụng để xếp hạng
ƣu tiên và xây dựng bộ trọng số cho các tiêu chí. AHP (Analytical Hierarchy
Process) là phƣơng pháp phân tích đa tiêu chí đƣợc Thomas L. Saaty đề xuất vào
những năm 1980 và tiếp tục mở rộng cho đến ngày nay. Kỹ thuật AHP đƣợc xem
là công cụ hữu hiệu dùng để định lƣợng ƣu tiên về giá trị giữa các tiêu chí thơng
qua việc so sánh theo cặp và cho điểm (hệ số). Hệ số của ma trận đƣợc xác định
từ việc so sánh cặp các tiêu chí bằng phƣơng pháp chun gia. Sau đó, các trọng
số tƣơng ứng đƣợc tính tốn thơng qua vector ƣu tiên của ma trận.
Bảng 1.1. Xếp hạng các mức độ so sánh cặp trong thuật toán AHP
Giá trị

Ghi chú
số
1
Hai tiêu chí có đóng góp
ngang nhau
2

Mức độ quan trọng
Quan trọng nhƣ nhau
Quan trọng nhƣ nhau cho đến vừa phải
Quan trọng vừa phải

3
4

Có sự ƣu tiên vừa phải


CHƢƠNG 1 – Giới thiệu chung
Quan trọng vừa phải đến hơi quan trọng hơn

4

cho một tiêu chí

Hơi quan trọng hơn

5

Hơi quan trọng hơn đến rất quan trọng


6

Có sự ƣu tiên mạnh cho
một tiêu chí

Rất quan trọng

7

Rất quan trọng đến vơ cùng quan trọng

8

Vơ cùng quan trọng

9

Một tiêu chí rất quan
trọng so với tiêu chí kia
Đƣợc ƣu tiên ở mức độ
cao nhất có thể

Ví dụ:
-

Nếu tiêu chí A vơ cùng quan trọng so với tiêu chí B  A ở mức 9, B nhận
giá trị 1/9.

-


Tƣơng tự, A hơi quan trọng hơn C A nhận giá trị 5 và C nhận giá trị 1/5.

-

B kém quan trọng hơn C (so sánh ở mức độ: “Rất quan trọng”)  B nhận
giá trị 1/7, C nhận giá trị 7.
1
A

2
B
9

3
C
5
1/7

Tiêu chí
a
A
b
1/9
B
c
1/5
7
C
Quy ước: So sánh từ trái qua phải, tứclà a-2, a-3, a-4..., b-1, b-3, b-4...,

Các bƣớc xác định trọng số cho tiêu chí theo phƣơng pháp AHP nhƣ sau:
-

Bƣớc 1: Dựa vào các tiêu chí thu thập, thiết lập ma trận tiêu chí/tiêu chí

-

Bƣớc 2: Cho điểm đánh giá so sánh từng cặp tiêu chí bằng giá trị số theo
từng mức độ quan trọng, cụ thể trong bảng 1.1.

-

Bƣớc 3: Tính trung bình tích cho từng tiêu chí (GEOMEAN)

-

Bƣớc 4: Tính vecto trọng số bằng cách chuẩn hóa trung bình tích

-

Bƣớc 5: Kiểm tra tính nhất qn của ma trận thơng qua tỷ số nhất quán CR.
Ma trận đƣợc xem xét là nhất quán khi CR ≤ 0.1. Tính tỷ số CR nhƣ sau:
CR = CI/RI.
Trong đó:
RI: chỉ số ngẫu nhiên, phụ thuộc vào số bậc của ma trận tiêu chí/tiêu chí
hay chính bằng số tiêu chí. RI đƣợc xác định theo bảng sau
5


CHƢƠNG 1 – Giới thiệu chung

n

3

4

RI

0.58

0.9

5

6

7

8

9

10

11

12

13


14

15

1.12 1.24 1.32 1.41 1.45 1.49 1.51 1.48 1.56 1.57 1.59

CI: chỉ số nhất quán. Chỉ số nhất qn đƣợc tính bằng cơng thức:

đƣợc tính nhƣ sau:

Với n = số tiêu chí,

+ Từ ma trận mức độ quan trọng A với:
[

]

Nhân ma trận A với vecto trọng số để có vecto B




[

] trong đó

+ Chia mỗi phần tử của vecto B cho thành tố tương ứng trong vecto trọng
số, ta được vecto C
[


+

]

[ ]

là trung bình của các thành tố trong vecto C


1.3.2.3. Phƣơng pháp thu thập thông tin thực tế từ khảo sát thực địa và điều
tra bằng bảng hỏi
Từ bộ tiêu chí xây dựng đƣợc để tiến hành đánh giá mức độ tổn thƣơng, q
trình thu thập thơng tin đƣợc triển khai chi tiết theo bộ tiêu chí đó. Đối với các
đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này, phƣơng thức thu thập thông tin thực tế bao
gồm khảo sát thực tế và điều tra bảng hỏi. Cụ thể nhƣ sau:
a. Khảo sát thực địa:

6


CHƢƠNG 1 – Giới thiệu chung
Khảo sát thực địa là quá trình quan sát thực tế để thu thập các thơng tin đủ tin
cậy nhằm trình bày hoặc chứng minh một luận cứ khoa học nào đó nhằm đạt
đƣợc mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu. Cụ thể, quá trình khảo sát thực địa
trong đề tài này nhằm đạt đƣợc các nội dung công việc nhƣ sau:
-

Khảo sát thực tế, đặc biệt là tại các khu vực tự nhiên có dấu hiệu bị tác động
hoặc đã bị tác động bởi những thay đổi trong hệ thống khí hậu theo các báo
cáo có thể giúp thu thập đƣợc hình ảnh, thơng tin thực tế liên quan đến

nhóm tiêu chí Mức độ bị tác động (E – Exposure), bổ sung cho thông tin
tổng quan đƣợc từ các nguồn tài liệu tổng quan.

-

Đối với các khu vực có phân bố đối tƣợng cộng đồng thuộc đối tƣợng
nghiên cứu, cùng với điều tra bằng bảng hỏi (chi tiết đƣợc trình bày tiếp
theo), khảo sát thực tế giúp thu thập các hình ảnh, thơng tin thực tế bổ sung
cho thông tin tổng quan đƣợc từ các nguồn tài liệu liên quan đến nhóm tiêu
chí Mức độ nhạy cảm (S – Sensitivity), Khả năng thích ứng cấp cộng đồng
(AC – Adaptive Capacity).

Quá trình khảo sát đƣợc thực hiện đối với các nhóm cộng đồng đang sinh sống
tại 10 phƣờng xã vùng bờ thành phố Phan Thiết (danh sách cụ thể đƣợc trình bày
trong bảng 1.2), đặc biệt nhấn mạnh vào các nhóm đối tƣợng đƣợc báo cáo bị ảnh
hƣởng từ q trình xói lờ ven biển. Việc lựa chọn các đối tƣợng/vị trí khảo sát
thực địa đƣợc căn cứ dựa trên:
-

Kết quả kế thừa từ các nghiên cứu trƣớc (trình bày tại phần “Các nghiên
cứu liên quan đến vùng đới bờ tại Phan Thiết – Bình Thuận”)

-

Hiện trạng thực tế tổng quan đƣợc từ các báo cáo của địa phƣơng; phản ánh
dân cƣ trên các phƣơng tiện thơng tin đại chúng.

-

Đảm bảo tính đại diện cho khu vực nghiên cứu nhƣ vị trí khảo sát trải dài

theo khu vực nghiên cứu, có dấu hiệu và nguy cơ rõ ràng; vị trí khảo sát
đƣợc lựa chọn dựa trên cơ sở khoa học theo các nghiên cứu trƣớc và kịch
bản BĐKH cũng nhƣ dựa vào suy luận từ chế độ động lực học tại khu vực
nghiên cứu.
7


CHƢƠNG 1 – Giới thiệu chung
Trong quá trình lựa chọn địa điểm khảo sát, các tham vấn chuyên gia về nghiên
cứu BĐKH cũng nhƣ các chuyên viên, nhà khoa học tại địa phƣơng về địa điểm
lựa chọn khảo sát cũng sẽ đƣợc tiến hành để đảm bảo mức độ tin cậy cao nhất.
b. Điều tra bằng bảng hỏi:
Sau khi xây dựng hồn chỉnh bảng khảo sát, q trình khảo sát và thu thập thông
tin hiện trƣờng đƣợc tiến hành. Trong quá trình khảo sát cộng đồng ở địa
phƣơng, bảng khảo sát là cơ sở chính để tiến hành phỏng vấn, đồng thời, ghi
nhận thêm những thơng tin có liên quan đến đề xuất, sáng kiến đã và đang đƣợc
áp dụng để thích ứng BĐKH mà các nghiên cứu trƣớc chƣa đề cập hoặc đề cập
chƣa cụ thể. Bảng khảo sát đƣợc đƣa ra nhằm thu thập dữ liệu liên quan đến các
nhóm tiêu chí để xác định mức độ tác động, tính nhạy cảm và khả năng thích ứng
nhằm đánh giá tính dễ tổn thƣơng tại khu vực nghiên cứu. Đối với q trình triển
khai cơng việc điều tra bằng bảng hỏi, tác giả Vũ Cao Đàm (2015) đề cập các
công việc cần quan tâm nhƣ sau:


Chọn mẫu

Theo tác giả Vũ Cao Đàm (2015), chọn mẫu điều tra phải vừa mang tính ngẫu
nhiên, vừa mang tính đại diện, tránh chọn mẫu theo chủ quan của ngƣời nghiên
cứu. Theo đó, các đối tƣợng dân cƣ đƣợc lựa chọn để điều tra bằng bảng hỏi
trong đề tài này dựa trên một số điểm sau:

-

Các hộ dân cƣ đƣợc lựa chọn điều tra cần thuộc các phƣờng xã là có đƣờng
bờ biển (10/18 phƣờng xã thuộc Phan Thiết).

-

Là hộ có bất kỳ hoạt động nào (sinh hoạt, sinh kế…) chịu ảnh hƣởng hoặc
nguy cơ ảnh hƣởng bởi BĐKH.

-

Đảm bảo tính đại diện cho các thành phần dân cƣ của khu vực nghiên cứu.

Việc lựa chọn sẽ đƣợc tham vấn các chuyên gia về nhân khẩu học ở Phan Thiết
nhằm hạn chế đến mức tối đa những sai sót có thể có trong quá trình chọn mẫu.


Cỡ mẫu phỏng vấn

Cỡ mẫu phỏng vấn đƣợc xác định bằng cơng thức tính mẫu đơn theo ƣớc lƣợng tỉ
lệ P:
8


CHƢƠNG 1 – Giới thiệu chung

n=
Trong đó:
n = là cỡ mẫu phỏng vấn cần xác định

z = giá trị phân phối tƣơng ứng với độ tin cậy lựa chọn, trong đề tài chọn độ tin
cậy 90% , suy ra giá trị z là 1,645
Độ tin cậy - α
Giá trị phân
tƣơng ứng -

phối

0,80

0,85

0,90

0,95

0,99

1,28

1,44

1,645

1,96

2,85

P = là ƣớc tính tỷ lệ % của tổng thể, ở đây giả sử 50% tỉ lệ hộ gia đình có tiếp
xúc với những thay đổi của thời tiết, có khả năng bị ảnh hƣởng bởi các hiện

tƣợng thời tiết cực đoan (Khả năng lớn nhất có thể xảy ra của tổng thể).
e = độ chính xác tuyệt đối mong muốn (confident limit around the point
estimate), thƣờng lấy = 0.05 (5%)
Thay các dữ liệu vào công thức, ta đƣợc n = 271. Đây là số hộ gia đình tối thiểu
cần đƣợc điều tra. Dựa trên tình hình thực tế tại khu vực nghiên cứu, tổng quan
tài liệu và tham vấn chuyên gia, phân bố số mẫu tối thiểu trên địa bàn nghiên cứu
nhƣ sau:
Bảng 1.2. Phân bố số mẫu trên địa bàn các phƣờng xã nghiên cứu
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tổng

Tên phƣờng/
xã khảo sát

Số
lƣợng
phiếu
14
34
27

17
20
45
17
25
16
56
271

Nhân khẩu
(ngƣời) (*)

Ghi chú

7,105
Có điểm nóng xói lở
17,352
Có điểm nóng xói lở
13,882
8,893
10,139
23,162
8,950
13,082
Có điểm nóng xói lở
8,107
Có điểm nóng xói lở
28,871
139,543
(61,4% tổng dân số Phan Thiết)

(*) Nguồn: Cục thống kê Phan Thiết, 2018.
Tiến Thành
Đức Long
Lạc Đạo
Đức Thắng
Hƣng Long
Phú Thủy
Thanh Hải
Phú Hài
Hàm Tiến
Mũi Né

9


CHƢƠNG 1 – Giới thiệu chung


Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng khảo sát là phƣơng tiện tiếp cận trực tiếp đến các đối tƣợng nghiên cứu, do
đó, có vai trị quan trọng quyết định đến tính chính xác đến các quá trình phân
tích tiếp theo hay kết quả của cả đề tài nghiên cứu. Bảng khảo sát cần đƣợc xây
dựng chi tiết và phù hợp với đối tƣợng nghiên cứu cũng nhƣ phạm vi nghiên cứu
của đề tài. Có hai nội dung đƣợc quan tâm khi thiết kế bảng khảo sát: (1) Các loại
câu hỏi; và (2) Trật tự logic của các câu hỏi (Vũ Cao Đàm, 2015). Cấu trúc của
bảng khảo sát nên đảm bảo các điểm sau:
-

Có phần mở đầu và kết thúc, các phần phải ngắn gọn, đơn giản nhƣng phải

dễ hiểu, tránh gây mơ hồ dẫn đến các sự hiểu lầm của ngƣời làm khảo sát.

-

Không hỏi những câu hỏi thừa và phải khéo léo với những thông tin nhạy
cảm (thu nhập, học vấn, …).

-

Cần chú ý đến độ dài của câu hỏi và cần sắp xếp câu hỏi hợp lý, sử dụng
phối hợp các dạng câu hỏi (câu hỏi lựa chọn, câu hỏi mở).

Ngoài ra, các câu hỏi cần đảm bảo thu thập đủ thông tin cần thiết theo mục tiêu
và nội dung nghiên cứu, đồng thời, áp dụng các kỹ thuật xây dựng bảng hỏi cần
thiết để đảm bảo kiểm tra chéo đƣợc các thông tin trong bảng hỏi.


Xử lý kết quả điều tra

Sau quá trình thu thập thơng tin từ tổng quan tài liệu cũng nhƣ khảo sát, thông tin
thu nhận đƣợc sẽ khá nhiều và đa dạng. Do đó, q trình phân loại thông tin để
đƣa ra hƣớng xử lý là cần thiết để đạt đƣợc kết quả tốt nhất.
THƠNG TIN THU THẬP
Thơng tin định lƣợng

Thơng tin định tính

Con số rời rạc

Sơ đồ (Sơ đồ VENN)


Bảng số liệu

Biểu thức tốn học

Biểu đồ
Đồ thị

Hình 1.2. Một số dạng trình bày sau khi xử lý thông tin (Vũ Cao Đàm, 2015)

10


×