Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Hoạch định tồn kho và lựa chọn nhà cung ứng xơ bông cho nhà máy sợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------o0o---------------

NGUYỄN MỘNG MƠ

HOẠCH ĐỊNH TỒN KHO VÀ LỰA CHỌN NHÀ CUNG ỨNG
XƠ BÔNG CHO NHÀ MÁY SỢI

Chuyên ngành: Kỹ thuật Cơng nghiệp
Mã số: 60.52.01.17

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 6 năm 2019


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ NGỌC QUỲNH LAM
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. ĐỖ THÀNH LƯU
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. ĐƯỜNG VÕ HÙNG
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 30 tháng 06 năm 2019
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. TS. DƯƠNG QUỐC BỮU
2. TS. NGUYỄN HỮU THỌ
3. TS. ĐỖ THÀNH LƯU


4. TS. ĐƯỜNG VÕ HÙNG
5. PGS.TS ĐỖ NGỌC HIỀN
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỜNG

TS. Dương Quốc Bữu

TRƯỞNG KHOA CƠ KHÍ


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-------------------------

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
------------------------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên:

NGUYỄN MỘNG MƠ

MSSV: 1770169

Ngày, tháng, năm sinh: 27/07/1992


Nơi sinh: Bến Tre

Chuyên ngành: Kỹ thuật Công nghiệp

Mã số:

TÊN ĐỀ TÀI:

I.

HOẠCH ĐỊNH TỒN KHO VÀ LỰA CHỌN NHÀ CUNG ỨNG XƠ BÔNG CHO
NHÀ MÁY SỢI.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1) Nghiên cứu lý thuyết
-

Các tài liệu, lý thuyết về chuỗi cung ứng và công cụ hỗ trợ ra quyết định AHP,
các mơ hình và lý thuyết về hoạch định tồn kho.

-

Báo cáo, bài báo và nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước liên quan đến lựa
chọn nhà cung ứng trong Ngành dệt may.

2) Xác định vấn đề và thành lập bài tốn nghiên cứu
-

Mơ tả chuỗi cung ứng sợi nguyên liệu hiện tại của doanh nghiệp và các bộ phận
có liên quan để tìm ra một phương pháp tiếp cận khách quan và phù hợp với môi
trường doanh nghiệp dệt may.


-

Các vấn đề liên quan đến việc mua xơ bông và tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến
chất lượng xơ bơng trong Ngành dệt may để có thể dễ dàng trong việc lựa chọn
nhà cung cấp

-

Thực trạng tồn kho và nhu cầu, thời gian đặt hàng hiện tại của doanh nghiệp.

3) Thiết kế/triển khai phương án
-

Tham khảo các nghiên cứu trên thế giới về việc lựa chọn nhà cung cấp xơ bông
và khảo sát ý kiến để xây dựng bộ các tiêu chí này cho phù hợp với môi trường
doanh nghiệp.


-

Ứng dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích và hỗ trợ ra quyết định AHP
nhóm để lựa chọn nhà cung ứng xơ bông dựa trên bộ tiêu chí đó.
+ Khảo sát lấy ý kiến 7 trưởng bộ phận có liên quan để chọn ra trọng số cho các
tiêu chí và trọng số của nhà cung ứng xơ bơng theo từng tiêu chí.
+ Xếp thứ hạng nhà cung cấp theo chi phí và bộ tiêu chí được khảo sát để đưa ra
thứ hạng cuối cùng.

-


Thống kê nhu cầu xơ bông và thời gian đặt hàng xơ bông để sử dụng mơ hình
xác suất và tồn kho an tồn nhằm thiết lập lại điểm tái đặt hàng và tính tốn mức
tồn kho an tồn.

-

Xây dựng bộ tư liệu nhằm theo dõi và đánh giá mức độ hiệu quả của việc hoạch
định tồn kho và lựa chọn nhà cung cấp này.

4) Kết luận về đề xuất
-

Đánh giá khả năng ứng dụng và mức độ phù hợp của mơ hình này trong doanh
nghiệp sản xuất sợi của ngành dệt may Việt Nam hiện nay.

II.

NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 11/2018.

III.

NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 6/2019.

IV.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS. LÊ NGỌC QUỲNH LAM.
Tp. HCM, ngày … tháng … năm 2019
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ kỹ)


CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

PGS.TS. Lê Ngọc Quỳnh Lam

PGS.TS. Đỗ Ngọc Hiền
TRƯỞNG KHOA
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này mang một ý nghĩa to lớn, thể hiện tất cả những cố gắng nỗ lực
trong thời gian qua, là thử thách cuối cùng trước khi chia tay với ngồi nhà chung
Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh. Để có thể tiếp tục học tập cho đến ngày hôm
nay, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cha mẹ và những người thân đã luôn bên
cạnh ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi cả về vật chất lẫn tinh
thần. Tất cả những điều đó đã giúp chúng tơi có được một nền tảng vững chắc để hỗ
trợ cho việc thực hiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả cán bộ giảng
viên Bộ môn Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp đã đồng hành và giúp đỡ tôi trong
thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Ngọc Quỳnh Lam là giảng viên đã trực
tiếp hướng dẫn, định hướng hình thành đề tài, giúp đỡ, hỗ trợ trong suốt thời gian
làm luận văn của tơi, cơ đã tận tình giải đáp thắc mắc và giúp tơi khắc phục lỗi sai
trong q trình thực hiện luận văn cũng như viết luận văn. Tôi cũng gửi lời cảm ơn
đến PGS.TS Đỗ Ngọc Hiền là giảng viên đã luôn hỗ trợ và giải đáp nhiều thắc mắc
của tơi. Thầy cơ cũng chính là giảng viên đã giảng dạy tơi nhiều mơn chun ngành
để có được những kiến thức bổ ích và thực tế để có thể thực hiện tốt luận văn.
Gửi lời cảm ơn đến công ty Cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành
Công, đặc biệt là Bộ phận mua xơ bông đã tạo điều kiện hỗ trợ cho tơi trong qua
trình thu thập số liệu thực tế cho luận văn.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả những bạn bè, đồng nghiệp đã bên cạnh ủng
hộ, động viên trong suốt quá trình thực hiện luận văn và hoàn thành tốt luận văn của
tơi.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 06 năm 2019
Họ viên
Nguyễn Mộng Mơ


TÓM TẮT
Trong quản lý chuỗi cung ứng, nhà cung cấp ln là mắc xích quan trọng;
trong một doanh nghiệp, nhà cung cấp cũng là một phần không thể thiếu. Tuy nhiên
để lựa chọn nhà cung cấp, mua hàng hóa và nguyên vật liệu như thế nào là một dấu
chấm hỏi lớn. Nguyên cứu này là câu trả lời cho câu hỏi đó của nhà máy sản xuất
sợi trong việc mua xơ bông và lựa chọn nhà cung cấp xơ bông.
Xơ bông là nguyên liệu phổ biến và lâu đời nhất trong cơng nghiệp sản xuất
sợi, nó được thu hoạch từ quả của cây bông. Tuy nhiên, Việt Nam thổ nhưỡng và
khí hậu lại khơng phù hợp cho việc trồng cây bông, 100% lượng xơ bông sẽ được
nhập khẩu từ nước ngồi, một số nước trồng được bơng như Mỹ, Brazil, Trung
Quốc… Yếu tố khoảng cách vì trí địa lý ảnh hướng đến cách thức mua bán và giao
hàng. Tính mùa vụ và vùng trồng mà xơ bơng có chất lượng khác nhau; chất lượng
xơ bông sẽ chia theo nhiều tiêu chí khác nhau, mỗi tiêu chí sẽ ảnh hưởng đến chất
lượng sợi đầu ra khác nhau. Ngoài ra, việc chọn nhà cung cấp xơ bơng cịn phụ
thuộc nhiều yếu tố: độ tin cậy, uy tín và nguồn lực của nhà cung cấp. Mỗi yếu tố
nêu trên sẽ ảnh hưởng đến giá bán của xơ bơng do đó ảnh hưởng đến giá bán sợi và
rủi ro thiếu nguyên liệu đáp ứng cho sản xuất.
Trong đó, phương pháp hỗ trợ ra quyết đa tiêu chí AHP nhóm và phương pháp
phân tích chi phí – lợi ích là cực kỳ phù hợp và có thể thực hiện một cách dễ dàng.
Phương pháp này có thể chuyển đổi các tiêu chí mang tính định tính sang con số
định lượng và dùng cơng thức tính toán để đánh giá xếp hàng các nhà cung cấp

được khảo sát từ cao đến thấp. Mơ hình này được áp dụng cho xưởng sản xuất sợi
công ty Thành Công với 4 nhà cung cấp quen thuộc. Việc khảo sát đánh giá được
thực hiện đối với 7 trưởng phòng ban liên quan đến việc mua xơ lấy thông tin áp
dụng cho phương pháp AHP nhóm để xếp hạng nhà cung cấp theo nhóm lợi ích và
xếp hạng theo giá bán. Kết quả là các nhà cung cấp được xếp hạng lần lượt là
Cargill-Incorporated, ECOM Agroindustrial Corp, Louis Dreyfus, Paul Reinhart
AG.


Đồng thời nhà máy cần có sự tính tốn thời điểm tái đặt hàng và lượng tồn kho
an toàn sao cho phù hợp sao cho lượng tồn kho là ít nhất nhưng vẫn đáp ứng được
cho nhu cầu sản xuất trong thời gian chờ và thời gian trể.
Xưởng sản xuất sợi sẽ tiến hành đặt hàng khi lượng tồn kho thời điểm này có
khả năng duy trì sản xuất đến khi xơ mới nhập kho cộng với lượng xơ cho dự trữ an
tồn đảm bảo khả năng suy trì sản xuất tiếp khi xơ bông mới về trể. Để biết được số
lượng này, cần thống kê nhu cầu xơ bông trung bình và độ lệch chuẩn nhu cầu theo
ngày; tương ứng, thống kê thời gian chờ trung bình và độ lệch chuẩn từ lúc tái đặt
hàng đến lúc nhận hàng xơ bơng mới. Sau đó dùng số liệu này và dựa trên mơ hình
xác suất và tồn kho an tồn để tính tốn thời điểm tái đặt hàng và tồn kho an toàn
theo thời gian giao hàng của nhà cung cấp. Kết quả là nhà máy sẽ tái đặt hàng khi
tồn kho cịn 763.8262 tấn, trong đó lượng tồn kho an toàn là 171.4159 tấn. Xem xét
hàng tồn kho hiện tại để biết liệu có phải đặt hàng lại hay khơng, nếu sợi vẫn cịn
trong kho, tiếp tục sản xuất cho đến khi lượng tồn tương ứng với điểm tái đặt hàng.
Nếu lượng tồn kho hiện tại đã thấp hơn điểm tái đặt hàng, hãy ngay lập tức tìm một
nhà cung cấp có thời gian giao hàng ngắn để mua thêm xơ bông đáp ứng kịp thời
cho sản xuất. Về sau sẽ tiếp tục cập nhật thời gian nhận xơ bơng theo từng nhà cung
cấp. Bằng cách đó có thể biết được chính xác thời điểm đặt hàng và lượng tồn kho
an toàn phù hợp nhất của nhà cung cấp bông đã được lựa chọn.



ABSTRACT
In supply chain management, suppliers are always an important link; in an
enterprise, suppliers are also an integral part. However, how to choose suppliers,
buy goods and materials is a big question mark. This research is the answer to that
question of a spinning factory in the purchase of cotton fiber and the selection of
cotton suppliers.
Cotton fiber is the oldest and most popular raw material in the yarn production
industry; it is harvested from cotton fruit. However, soil and climate of Viet Nam
are not suitable for growing cotton, so 100% cotton fiber are imported from abroad,
some cotton growing countries such as the US, Brazil, China... The factors of
distance geographic location affects how the purchase and delivery. Seasonality and
growing areas also affect different quality cotton fibers; quality of cotton fiber will
be assesed according to different criteria; each criterion will affect the quality of
different output yarns. In addition, the choice of cotton suppliers also depends on
many factors: supplier reliability, credibility and resources. Each of the above
factors will affect the selling price of cotton fiber thus affecting yarn selling prices
and the risk of lack of raw materials to meet production.
The method of supporting multi-criteria decision-making for AHP group and
method of cost-benefit analysis are extremely suitable and implemented easily.
These methods can convert from the qualitative criteria to quantitative criteria and
use the calculation formula to evaluate the ranking of surveyed suppliers from high
to low. This model is applied to Thanh Cong spinning factory with 4 familiar
suppliers. The evaluation survey is conducted with 7 managers of departments
regarding the purchase of fibers to obtain information for the AHP group method to
rank suppliers by interest group and rank by sale price. Therefore, the ranked
suppliers respectively are Cargill-Incorporated, ECOM Agroindustrial Corp., Louis
Dreyfus, Paul Reinhart AG.


At the same time, the factory needs to calculate the time of re-ordering and the

amount of safe inventory to be appropriate so that the inventory is the lowest but
still meet the production needs during the waiting time and the delay time.
The yarn factory will place an order when the inventory at that time can
maintain production until the new fiber is added to the warehouse plus the amount
of fiber for safe storage to ensure the ability to continue production if the cotton
new fiber is too late. To know this quantity, it is necessary to statistically estimate
the average cotton fiber demand and the daily demand standard deviation;
respectively statistics average waiting time and standard deviation from re-ordering
to receiving new cotton goods. Then use this data and based on the probability and
safety inventory model to calculate the time of re-ordering and safe inventory
according to the supplier's delivery time. As a result, the factory will re-order when
the inventory is 763.8262 tons, of which safety inventory is 171.4159 tons.
Considering the current inventory to know whether or not it has to be re-ordered
now, if the fiber remains in stock, continue production until the re-order point is
reached. If not, find a short lead time supplier to respond promptly to production.
With that way, it is possible to know the exact time of ordering and the most
suitable safety inventory of the selected cotton supplier.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Hoạch định tồn kho và lựa chọn nhà cung ứng xơ
bông cho nhà máy sợi” là tài liệu nghiên cứu của tôi, q trình thực hiện luận văn
có sự giúp đỡ của đồng nghiệp và chính bản thân thu thập số liệu từ nguồn tài liệu
trong vận hành sản xuất của doanh nghiệp, đối tượng nghiên cứu. Các giải pháp
phân tích và thực hiện là những nội dung được thực hiện tại doanh nghiệp dựa trên
sự phân tích, đánh giá từ cơ sở lý thuyết và phân tích, đánh giá dựa trên nội dung
thực tiễn.
Số liệu, thông số sản xuất của doanh nghiệp nghiên cứu khảo sát là số liệu
thực tế được sự cho phép của công ty. Các tài liệu kỹ thuật của công ty nơi tôi đang
công tác được tham khảo và được sự cho phép của công ty mà chưa qua cơng trình

nghiên cứu nào khác.
Tài liệu thực hiện trong luận văn này rõ ràng và các tài liệu tham khảo được
liệt kê danh sách đầy đủ.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 6 năm 2019
Học viên

Nguyễn Mộng Mơ


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS. TS. Lê Ngọc Quỳnh Lam

MỤC LỤC
DANH SÁCH HÌNH VẼ..................................................................................VII
DANH SÁCH BẢNG BIỂU .......................................................................... VIII
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1.1.

Lý do lựa chọn đề tài .............................................................................. 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 2

1.3.

Đối tường và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 2

1.4.


Nội dung và phương pháp thực hiện .................................................... 3

1.5.

Cấu trúc luận văn ................................................................................... 4

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN.................. 5
2.1.

Mô hình chuỗi cung ứng ........................................................................ 5

2.1.1.

Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng ..................... 5

2.1.2.

Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng ............................................... 5

2.1.3.

Quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng........................................... 6

2.2.

Quản lý tồn kho ...................................................................................... 7

2.2.1.


Khái niệm tồn kho và quản lý tồn kho ............................................... 7

2.2.2.

Các dạng tồn kho ............................................................................... 8

2.2.3.

Mơ hình xác suất và tồn kho an tồn ................................................. 9

2.3.

Công cụ hỗ trợ ra quyết định .............................................................. 12

2.3.1.

Khái niệm ra quyết định .................................................................. 12

2.3.2.

Khái niệm về ra quyết định đa tiêu chí ............................................ 13

2.3.3.

Phương pháp phân tích Cost – Benefit (chi phí – lợi ích) ............... 14

2.3.4.

Phương pháp phân tích thứ bậc – AHP ........................................... 15


2.3.5.

Xác định trọng số của người ra quyết định trong phương pháp ra quyết

định theo nhóm của phân tích thứ bậc AHP [7]. ........................................... 18
2.4.

Phương pháp luận ................................................................................ 19

2.4.1.

Quy trình lựa chọn nhà cung cấp ..................................................... 19

2.4.2.

Quy trình hoạch định tồn kho .......................................................... 22

CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................... 24
3.1.

Giới thiệu về công ty Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công24
iv


LUẬN VĂN THẠC SĨ

3.2.

GVHD: PGS. TS. Lê Ngọc Quỳnh Lam


Giới thiệu nhà máy sợi và quy trình mua xơ bông ............................ 24

3.2.1.

Giới thiệu chung về nhà máy sợi ..................................................... 24

3.2.2.

Sản phẩm và nguyên liệu chính của nhà máy .................................. 25

3.2.3.

Xơ bơng và các nhà cung cấp xơ bơng chính .................................. 26

3.2.4.

Quy trình mua xơ bơng của nhà máy sợi ......................................... 27

3.3.

Các vấn đề liên quan đến việc mua xơ bông ...................................... 28

3.3.1.

Yếu tố mùa vụ .................................................................................. 28

3.3.2.

Yếu tố vị trí địa lý ............................................................................ 29


3.3.3.

Chất lượng của xơ bông ................................................................... 30

3.3.4.

Độ tin cậy của từng nhà cung cấp .................................................... 33

3.3.5.

Giá bán xơ bông ............................................................................... 36

3.4.

Những vấn đề chịu ảnh hưởng bởi quy trình mua bông hiện nay của

công ty .............................................................................................................. 37
3.4.1.

Giá sợi thành phẩm .......................................................................... 37

3.4.2.

Lượng tồn kho.................................................................................. 40

CHƯƠNG 4. HOẠCH ĐỊNH TỒN KHO VÀ LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP
XƠ BÔNG ........................................................................................................... 41
4.1.

Mục tiêu của việc lựa chọn nhà cung cấp xơ bông ............................ 41


4.2.

Xây dựng bộ tiêu chí để lựa chọn nhà cung cấp xơ bơng ................. 41

4.2.1.

Bộ tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp xơ bông của Dickson, Mandal và

Deshmukh ...................................................................................................... 41
4.2.2.
4.3.

Phân nhóm tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp xơ bông ....................... 45

Đánh giá xếp hạng nhà cung cấp xơ bông của xưởng sản xuất sợi công

ty Thành Công ................................................................................................. 54
4.3.1.

Khảo sát đánh giá nhà cung cấp theo 4 tiêu chí của nhóm lợi ích đi kèm

(nhóm 2 – benefit) ......................................................................................... 54
4.3.2.

Kết quả khảo sát trưởng bộ phận ..................................................... 55

4.3.3.

Xếp hạng nhà cung cấp theo 4 tiêu chí của nhóm lợi ích đi kèm


(Benefit)......................................................................................................... 57
4.3.4.

Xếp hạng nhà cung cấp theo tiêu chí chi phí (Cost) ........................ 60

v


LUẬN VĂN THẠC SĨ

4.3.5.
4.4.

GVHD: PGS. TS. Lê Ngọc Quỳnh Lam

Xếp hạng cuối cùng của nhà cung cấp............................................. 61

Hoạch định tồn kho sử dụng mơ hình xác suất và tờn kho an tồn. 62

4.4.1.

Thống kê nhu cầu sử dụng xơ bơng và tính độ lệch chuẩn của lượng

cầu hàng ngày ................................................................................................ 62
4.4.2.

Thống kê thời gian chờ trung bình và tính độ lệch chuẩn của thời gian

chờ


66

4.4.3.

Tính tốn lượng tồn kho an toàn và điểm tái đặt hàng .................... 67

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 69
5.1. Kết luận về khả năng ứng dụng các công cụ hỗ trợ ra quyết định trong
việc lựa chọn nhà cung cấp xơ bông cho nhà máy sợi ................................. 69
5.2. Kết luận về hiệu quả của việc tái hoạch định tồn kho .......................... 70
5.3. Mở rộng mơ hình khảo sát đối với các xưởng sản xuất sợi khác ........ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 72
PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................... 74
PHỤ LỤC 2 ......................................................................................................... 78
PHỤ LỤC 3 ......................................................................................................... 92
PHỤ LỤC 4 .......................................................................................................102
PHỤ LỤC 5 .......................................................................................................110

vi


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS. TS. Lê Ngọc Quỳnh Lam

DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 2.1. Chuỗi cung ứng tổng qt ........................................................................... 5
Hình 2.2. Bố yếu tố chính của hoạt độ chuỗi cung ứng [2] ........................................ 6
Hình 2.3. Sơ đồ dự trữ trung bình [4].......................................................................... 8

Hình 2.4. Dự trữ an tồn.............................................................................................. 9
Hình 2.5. Mơ hình tổng qt về xác suất và tồn kho an tồn với lượng cầu bất định10
Hình 2.6. Biểu đồ xác suất và tồn kho an toàn với lượng cầu bất định .................... 10
Hình 2.7. Sơ đồ cây cấu trúc thứ bậc (Saaty, 1980) .................................................. 15
Hình 2.8. Quy trình lựa chọn nhà cung cấp xơ bơng ................................................ 21
Hình 2.9.Quy trình hoạch định tồn kho theo mơ hình xác suất và tồn kho an tồn .. 23
Hình 3. 1. Biểu tương logo của cơng ty Thành Cơng ............................................... 24
Hình 3.2. Máy kéo sợi con tại xưởng sợi 1 ............................................................... 25
Hình 3.3. Cánh đồng cây bơng vải ............................................................................ 25
Hình 3.4. Cone sợi thành phẩm ................................................................................. 26
Hình 3.5. Logo của Hiệp hội Bơng Mỹ ..................................................................... 26
Hình 3.6. Sơ đồ quy trình mua xơ bơng hiện tại ....................................................... 28
Hình 3.7. Biểu tượng (Logo) Bộ Nơng nghiệp Hoa Kỳ ............................................ 33
Hình 3.8. Logo của nhà cung cấp Louis Dreyfus ...................................................... 34
Hình 3.9. Logo của cung cấp Cargill - Incorporated................................................. 35
Hình 3.10. Logo của nhà cung cấp Paul Reinhart AG .............................................. 35
Hình 3.11. Logo của nhà cung cấp ECOM Agroindustrial Corp .............................. 36
Hình 4.1. Sơ đồ các tiêu chí chính và tiêu chí phụ ki lựa chọn nhà cung cấp xơ bông
của Mandal và Deshmukh (1994) [10]. .............................................................. 42
Hình 4.2. Sơ đồ các tiêu chí chính và tiêu chí phụ ki lựa chọn nhà cung cấp xơ bông
sau khi thực hiện khảo sát mức đồ phù hợp tại cơng ty Thành Cơng. ............... 54
Hình 4.3. Mơ hình “Hierarchy tree” – Cây hỗ trợ ra quyết định lựa chọn nhà cung
cấp xơ bông ........................................................................................................ 55

vii


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS. TS. Lê Ngọc Quỳnh Lam


DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1. Chỉ số ngẫu nhiên RI ............................................................................... 18
Bảng 3.1. Các mức độ cường lực của xơ bông ......................................................... 31
Bảng 3.2. Mối quan hệ giữa thông số Micronaire và giá thị trường ......................... 32
Bảng 3.3. Cấp độ màu của xơ bơng trắng chính thức của bơng Mỹ ......................... 33
Bảng 3.4. Ví dụ một báo giá xơ bơng từ công ty Hưng Thịnh Phú .......................... 37
Bảng 3. 6. Giá sợi Brazil và Nigeria của cùng một nhà cung cấp............................. 39
Bảng 3. 7. Số lượng tồn kho và kế hoạch mua bông cuối tháng 5/2019 ................... 40
Bảng 4. 1. Các tiêu chí khác nhau được xem xét liên quan đến lựa chọn nhà cung
cấp xơ bông của Dickson (1996) [9] .................................................................. 43
Bảng 4. 2. Phân nhóm các tiêu chí chính và tiêu chí phụ trong lựa chọn nhà cung
cấp xơ bông ........................................................................................................ 45
Bảng 4. 3. Kết quả khảo sát mức độ phù hợp để ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp
xơ bơng của các tiêu chí phụ. ............................................................................. 51
Bảng 4.4. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 tiêu chí để lựa chọn nhà cung cấp..... 56
Bảng 4.5. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 nhà cung cấp theo tiêu chí giao hàng 56
Bảng 4. 6. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 nhà cung cấp theo tiêu chí tính linh
hoạt ..................................................................................................................... 56
Bảng 4. 7. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 nhà cung cấp theo tiêu chí chất lượng
của xơ bông ........................................................................................................ 57
Bảng 4.8. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 nhà cung cấp theo tiêu chí độ tin cậy 57
Bảng 4.9. Các trọng số sau khi tính toán theo 7 trưởng bộ phận được khảo sát ....... 58
Bảng 4.10. Chỉ số nhất quán trung bình (CR) và khoảng cách Euclide tổng quá (ED)59
Bảng 4.11. Trọng số cuối cùng của người ra quyết định .......................................... 59
Bảng 4.12. Bảng xếp hạng cho các nhà cung cấp ..................................................... 60
Bảng 4. 13. Báo giá cùng một loại xơ bông Brazil của 4 nhà cung cấp ................... 61
Bảng 4. 14. Xếp hạng cuối cùng cho các nhà cung cấp ............................................ 62
Bảng 4. 15. Thông kế xuất kho xơ bông hàng ngày từ tháng 1 đến tháng 5 năm 201962
Bảng 4. 16. Nhu cầu trung bình thực tế và độ lệch chuẩn của nhu cầu xơ bông theo

ngày từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2019 .............................................................. 64
viii


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS. TS. Lê Ngọc Quỳnh Lam

Bảng 4. 17. Thời gian đặt hàng và thời gian nhận hàng thực tế tính theo số ngày làm
việc của doanh nghiệp từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2019 .................................. 66
Bảng 5. 1. Xếp hạng 4 nhà cng cấp xơ bơng dựa theo phương pháp AHP nhóm..... 69
---Bảng phụ lục 3. 1. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 tiêu chí để lựa chọn nhà cung
cấp....................................................................................................................... 92
Bảng phụ lục 3. 2. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 nhà cung cấp theo tiêu chí
giao hàng ............................................................................................................ 92
Bảng phụ lục 3. 3. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 nhà cung cấp theo tiêu chí
tính linh hoạt ....................................................................................................... 92
Bảng phụ lục 3. 4. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 nhà cung cấp theo tiêu chí
chất lượng xơ bơng ............................................................................................. 93
Bảng phụ lục 3. 5. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 nhà cung cấp theo tiêu chí độ
tin cậy ................................................................................................................. 93
Bảng phụ lục 3. 6. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 tiêu chí để lựa chọn nhà cung
cấp....................................................................................................................... 93
Bảng phụ lục 3. 7. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 nhà cung cấp theo tiêu chí
giao hàng ............................................................................................................ 94
Bảng phụ lục 3. 8. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 nhà cung cấp theo tiêu chí
tính linh hoạt ....................................................................................................... 94
Bảng phụ lục 3. 9. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 nhà cung cấp theo tiêu chí
chất lượng xơ bơng ............................................................................................. 94
Bảng phụ lục 3. 10. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 nhà cung cấp theo tiêu chí độ

tin cậy ................................................................................................................. 95
Bảng phụ lục 3. 11. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 tiêu chí để lựa chọn nhà
cung cấp .............................................................................................................. 95
Bảng phụ lục 3. 12. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 nhà cung cấp theo tiêu chí
giao hàng ............................................................................................................ 95
Bảng phụ lục 3. 13. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 nhà cung cấp theo tiêu chí
tính linh hoạt ....................................................................................................... 96

ix


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS. TS. Lê Ngọc Quỳnh Lam

Bảng phụ lục 3. 14. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 nhà cung cấp theo tiêu chí
chất lượng xơ bông ............................................................................................. 96
Bảng phụ lục 3. 15. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 nhà cung cấp theo tiêu chí độ
tin cậy ................................................................................................................. 96
Bảng phụ lục 3. 16. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 tiêu chí để lựa chọn nhà
cung cấp .............................................................................................................. 97
Bảng phụ lục 3. 17. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 nhà cung cấp theo tiêu chí
giao hàng ............................................................................................................ 97
Bảng phụ lục 3. 18. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 nhà cung cấp theo tiêu chí
tính linh hoạt ....................................................................................................... 97
Bảng phụ lục 3. 19. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 nhà cung cấp theo tiêu chí
chất lượng xơ bơng ............................................................................................. 98
Bảng phụ lục 3. 20. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 nhà cung cấp theo tiêu chí độ
tin cậy ................................................................................................................. 98
Bảng phụ lục 3. 21. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 tiêu chí để lựa chọn nhà

cung cấp .............................................................................................................. 98
Bảng phụ lục 3. 22. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 nhà cung cấp theo tiêu chí
giao hàng ............................................................................................................ 99
Bảng phụ lục 3. 23. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 nhà cung cấp theo tiêu chí
tính linh hoạt ....................................................................................................... 99
Bảng phụ lục 3. 24. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 nhà cung cấp theo tiêu chí
chất lượng xơ bơng ............................................................................................. 99
Bảng phụ lục 3. 25. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 nhà cung cấp theo tiêu chí độ
tin cậy ............................................................................................................... 100
Bảng phụ lục 3. 26. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 tiêu chí để lựa chọn nhà
cung cấp ............................................................................................................ 100
Bảng phụ lục 3. 27. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 nhà cung cấp theo tiêu chí
giao hàng .......................................................................................................... 100
Bảng phụ lục 3. 28. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 nhà cung cấp theo tiêu chí
tính linh hoạt ..................................................................................................... 101

x


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS. TS. Lê Ngọc Quỳnh Lam

Bảng phụ lục 3. 29. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 nhà cung cấp theo tiêu chí
chất lượng xơ bông ........................................................................................... 101
Bảng phụ lục 3. 30. Kết quả khảo sát và trọng số của 4 nhà cung cấp theo tiêu chí độ
tin cậy ............................................................................................................... 101

xi



CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

GVHD: PGS. TS. Lê Ngọc Quỳnh Lam

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Lý do lựa chọn đề tài
Ngành dệt may nói chung, Ngành dệt may Việt Nam nói riêng, chuỗi cung

ứng đều sẽ bắt đầu từ xơ, nếu phân loại theo bản chất vật liệu thì bao gồm xơ tự
nhiên, nhân tạo, hóa học; nếu phân loại cấu tạo sẽ bao gồm xơ ngắn và xơ liên tục.
Trong đó, xơ bơng là loại xơ ngắn thiên nhiên phổ biến nhất sử dụng làm nguyên
liệu cho Ngành dệt may.
Ngành dệt may Việt Nam có kiêm ngạch xuất khẩu đứng thứ 2 nên nhu cầu về
nguyên liệu xơ bông là rất lớn. Tuy nhiên, thổ nhưỡng lại không phù hợp với việc
trồng bông, do vậy tồn bộ xơ bơng ngun liệu được nhập khẩu từ nước ngồi.
Theo đó, các xưởng sản xuất sợi sử dụng nguyên liệu xơ bông luôn quan tâm đến
việc làm sao có thể thu mua được xơ bơng với giá rẻ nhất, chất lượng tốt nhất, thời
gian giao hàng ngắn nhất và khả năng đáp ứng linh hoạt theo yêu cầu sản xuất tốt.
Những nguyên nhân chính tác động đến việc mua xơ bông chưa hiệu quả của
công ty Cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công, đây cũng là doanh
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất sợi, cụ thể như sau:
-

Xơ bông là nhập khẩu từ nhiều nước với nhiều nhà cung ứng khác nhau, do

vậy rất khó để lựa chọn nhà cung cấp sao cho tối ưu về giá và các tiêu chuẩn khác

như thời gian giao hàng và chất lượng xơ bông theo đúng yêu cầu,… để tăng lợi
nhuận và lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm đầu ra.
-

Hiện tại, để giảm rủi ro về chất lượng nguyên liệu và giao hàng trể doanh

nghiệp phải lựa chọn nhà cung cấp lớn và chấp nhận giá mua cao, đồng thời phải
mua từ nhiều nhà cung cấp khác nhau nên chưa xây dựng được mối quan hệ hợp tác
chiến lược với bất kỳ nhà cung cấp nào.
-

Hoạch định lượng tồn kho an toàn và điểm tái đặt hàng chưa được tính tốn

sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng và lượng tồn kho an tồn hầu như khơng dùng
tới trong nhiều năm qua nhưng vẫn chiếm một phần lớn chi phí cho tồn kho lượng
xơ bông này.

LUẬN VĂN THẠC SĨ

1


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

GVHD: PGS. TS. Lê Ngọc Quỳnh Lam

Nhận thấy những vấn đề và thách thức nêu trên, tôi muốn thực hiện đề tài:
“Hoạch định tồn kho và lựa chọn nhà cung ứng xơ bông cho nhà máy sợi”.
1.2.


Mục đích nghiên cứu
Những mục tiêu hướng đến sau khi hoàn thành luận văn như sau:

-

Dễ dàng lựa chọn nhà cung cấp xơ bơng sao cho đạt tối ưu chi phí và lợi ích

hoặc tối ưu cả hai tiêu chí.
-

Giảm số lượng tồn kho xơ bông của xưởng sản xuất sợi giúp giảm chi phí

tồn kho, xác định thời điểm tái đặt hàng xơ bơng chính xác, giảm rủi ro thiếu
ngun liệu đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất 98%.
1.3.
-

Đối tường và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Xưởng sản xuất sợi của công ty Dệt may – Đầu tư –

Thương mại Thành Công.
-

Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát quy trình mua xơ bơng của xưởng sản xuất sợi

cơng ty Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công để xếp hạng các nhà cung cấp
xơ bông theo chi phí và lợi ích. Đồng thời thơng kế số liệu thực tế để tái hoạch định
tồn kho nhầm tính toán thời gian tái đặt hàng và lượng tồn kho an tồn để giảm chi
phí tồn kho.
-


Lý do lựa chọn đối tượng nghiên cứu và nghiên cứu: Trong ngành dệt may,

việc lựa chọn nhà cung ứng xơ để có được mức giá tốt là yếu tố quan trọng nhất
quyết định đối với giá thành sợi thành phẩm và lợi nhuận. Hiện tại, chưa có quy
trình và cách thức tính tốn lượng tồn kho an toàn và thời gian đặt hàng, cách thức
chọn nhà cung cấp. Do vậy, nếu xây dụng được mơ hình bài tốn về tồn kho cũng
như cách thức lựa chọn nhà cung ứng phù hợp sẽ mang lại bước phát triển đột phá
của doanh nghiệp, giảm giá bán sợi thành phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh. Việc lựa
chọn nhà cung ứng lại liên quan đến thời gian tái đặt hàng và số lượng đặt hàng tối
ưu.

LUẬN VĂN THẠC SĨ

2


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

-

GVHD: PGS. TS. Lê Ngọc Quỳnh Lam

Luận văn sẽ dựa trên quy trình và cách thức làm việc hiện tại, số liệu cập

nhật trong 5 tháng đầu năm 2019.
1.4.

Nội dung và phương pháp thực hiện


1.4.1. Cơ sở lý thuyết
Dựa trên kiến thức về tồn kho và tính toán lượng đạt hàng tối ưu, thời gian tái
đặt hàng, lượng tồn kho an tồn từ bài giảng mơn học quản lý sản xuất và tồn kho.
Sử dụng kiến thức về logistic, phương pháp AHP và AHP nhóm của mơn hỗ
trợ ra quyết định và tìm hiểu thêm những bài báo ứng dụng mơ hình này để lựa
chọn nhà cung cấp trong lĩnh vựa dệt may và trong việc chọn nhà cung cấp xơ bông.
1.4.2. Giới thiệu đối tượng nghiên cứu
Giới thiệu sơ lược công ty, nhà máy sợi và các sản phẩm chính và ngun liệu
xơ bơng sử dụng để sản xuất loại sản phẩm sợi.
Mơ tả quy trình mua xơ bông, các yếu tố được sử dụng để lựa chọn nhà cung
cấp, cách thức mua xơ nguyên liệu và chọn nhà cung cấp đang được sử dụng.
1.4.3. Phương pháp ứng dụng
Dựa trên cơ sở lý thuyết xây dựng lại mơ hình bài tốn trên thực tế của doanh
nghiệp.
Xác định các biến ra quyết định lựa chọn và đánh giá nhà cung cấp xơ bơng.
Tính tốn lại thời gian tái đặt hàng phù hợp, lượng đặt hàng tối ưu và tồn kho
an toàn.
1.4.4. Kết quả và đánh giá
Xác định mơ hình lựa chọn nhà cung cấp và thống kê thơng tin nhu cầu và
nhận hàng để có thể tiếp tục cập nhật thơng tin tăng tính chính xác của thông tin.
1.4.5. Kết luận và kiến nghị
Hiệu quả mang lại khi ứng dụng các phương pháp trong hỗ trợ ra quyết định
để lựa chọn nhà cung ứng xơ bông và hoạch định tồn kho cho doanh nghiệp.

LUẬN VĂN THẠC SĨ

3


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU


GVHD: PGS. TS. Lê Ngọc Quỳnh Lam

Với mơ hình này, càng mở rộng quy mơ thực hiện và bộ dữ liệu thống kê thì
thơng tin nhận được càng chính xác.
1.5.

Cấu trúc luận văn
Nội dung luận văn được chia làm 5 chương:
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Trình bày lý do chọn đề tài, mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nội

dung và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Các cơ sở lý thuyết, giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu sẽ được
sử dụng trong luận văn.
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành
Cơng, Nhà máy sợi và quy trình lựa chọn nhà cung cấp xơ bông.
CHƯƠNG 4: HOẠCH ĐỊNH TỒN KHO VÀ LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP
XƠ BÔNG
Xác định các tiêu chí cần thiết để lựa chọn nhà cung cấp xơ bơng theo mơ hình
phân tích chi phí và lợi ích.
Chọn ra những nhà cung cấp quen thuộc để xếp hạng theo chi phí và lợi ích
bằng phương pháp AHP nhóm nhầm chọn được nhà cung cấp tối ưu nhất.
Hoạch định tồn kho sử dụng mơ hình xác suất và tồn kho an tồn để tính tốn
lại điểm tái đặt hàng và lượng tồn kho an toàn của xơ bông cho xưởng sản xuất sợi.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Hiệu quả của phương pháp được áp dụng, kết quả cụ thể sau khi thực hiện đề
tài, khả năng duy trì và ứng dụng mơ hình này một cách rộng rãi.


LUẬN VĂN THẠC SĨ

4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

GVHD: PGS. TS. Lê Ngọc Quỳnh Lam

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.

Mô hình chuỗi cung ứng

2.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp
nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà
sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và
khách hàng. Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cải tiến mức phục vụ, các chiến lược
chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự tương tác ở các cấp độ khác nhau
trong chuỗi cung ứng.
Quản lý chuỗi cung ứng có thể được hiểu như một dạng đường ống cho dịng
sản phẩm/vật tư, dịch vụ, thơng tin và tài chính vận chuyển từ nhà cung cấp đến
khách hàng [1].

Hình 2.1. Chuỗi cung ứng tổng quát
2.1.2. Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng
Trước hết, quản trị chuỗi cung ứng phải cân nhắc đến tất cả các thành tố của

chuỗi cung ứng; những tác động của nó đến chi phí và vai trị trong việc sản xuất
sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng; từ nhà cung ứng và các cơ sở sản xuất
thông qua các nhà kho và trung tâm phân phối đến nhà bán lẻ và các cửa hàng.
Thứ hai, mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là mang lại lợi ích và hiệu quả
trên tồn hệ thống; tổng chi phí của tồn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối
đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm, cần phải được
tối thiểu hóa. Nói cách khác, mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị
tạo ra cho toàn hệ thống.

LUẬN VĂN THẠC SĨ

5


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

GVHD: PGS. TS. Lê Ngọc Quỳnh Lam

Cuối cùng, quản trị chuỗi cung ứng là việc tích hợp một cách hiệu quả nhà
cung cấp, người sản xuất, nhà kho và các cửa hàng, nó bao gồm những hoạt động
của công ty ở nhiều cấp độ.
2.1.3. Quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng

Hình 2.2. Bố yếu tố chính của hoạt độ chuỗi cung ứng [2]
Hoạch định gồm nhiều công tác liên quan đến lập kế hoạch cũng như tổ chức
hoạt động của các giai đoạn trong quy trình tiếp theo.
Tìm kiếm nguồn cung ứng là lựa chọn nhà cung ứng phù hợp dựa trên so sánh
điểm mạnh, yếu của từng bên. Nhà quản lý cần chú ý tới hoạt động thu mua và hình
thức thanh tốn.
Sản xuất là cơng đoạn đóng vai trị quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho

doanh nghiệp, gồm 3 hoạt động chính: thiết kế sản phẩm, lập quy trình sản xuất,
quản lý phương tiện.
Phân phối gồm các hoạt động: quản lý đơn hàng, lập lịch biểu giao hàng, quy
trình trả hàng…

LUẬN VĂN THẠC SĨ

6


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2.

GVHD: PGS. TS. Lê Ngọc Quỳnh Lam

Quản lý tồn kho

2.2.1. Khái niệm tồn kho và quản lý tồn kho
Tồn kho là các tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình
thường, đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang. Nguyên liệu, vật liệu,
công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh, hoặc cung cấp
dịch vụ. Tồn kho được xem như là tài sản của công ty. Tuy nhiên, các công ty luôn
cố gắng giảm thiểu đầu tư vào các tài sản cố định phục vụ cho việc tồn kho (nhà
máy, nhà kho…).
Chức năng của tồn kho nhằm duy trì tính độc lập của các hoạt động sản xuất
và kinh doanh, đáp ứng sự thay đổi nhu cầu sản phẩm, tạo sự linh hoạt cho điều độ
sản xuất, tạo sự an toàn khi thay đổi thời gian cung ứng nguyên vật liệu, giảm chi
phí đặt hàng nhờ đơn hàng có số lượng lớn và thỏa mãn khách hàng trong khi chi
phí tồn kho trong phạm vi cho phép; mức phục vụ và chi phí tồn kho là thước đo

mức độ hiệu quả tồn kho.
Để quản lý tồn kho hiệu quả, cần phải có hệ thống quản lý, theo dõi tồn kho,
kết quả dự báo tin cậy, thông tin về thời gian giao hàng, ước lượng các chi phí.
Hệ thống quản lý và theo dõi tồn kho bao gồm 2 dạng:
- Hệ thống kiểm soát liên tục: Khi mức tồn kho giảm đến mức đã quy định
trước (điểm tái đặt hàng), thì đặt đơn hàng mới với lượng hàng cố định. Lượng đặt
hàng này được tính tốn sao cho chi phí tồn kho là nhỏ nhất.
- Hệ thống kiểm soát định kỳ: Vào khoảng thời gian nhất định (tuần hay
tháng) công ty sẽ kiểm tra mức tồn kho để đặt hàng sao cho lượng hàng tồn kho đạt
mức đã định trước, lượng đặt hàng thay đổi theo từng thời đoạn.
Các loại chi phí tồn kho [3]:
- Chi phí vốn (Capital cost).

LUẬN VĂN THẠC SĨ

7


×