Tải bản đầy đủ (.pdf) (223 trang)

Nghiên cứu áp dụng CDM cho lĩnh vực thủy điện trường hợp áp dụng cho dự án thủy điện châu thôn tỉnh nghệ an công suất 18MW

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 223 trang )

ðại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ðẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THANH

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CDM CHO LĨNH VỰC THỦY
ðIỆN. TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG CHO DỰ ÁN THỦY ðIỆN
CHÂU THÔN – TỈNH NGHỆ AN
CÔNG SUẤT 18MW
Chuyên ngành : Quản lý Mơi trường

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2009


CƠNG TRÌNH ðƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ðẠI HỌC BÁCH KHOA
ðẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS. TS Nguyễn Văn Phước

Cán bộ chấm nhận xét 1 : PGS. TS Phùng Chí Sỹ

Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. Lê Văn Khoa

Cán bộ chấm nhận xét 3 : PGS. TS Lê Thanh Hải

Luận văn thạc sĩ ñược bảo vệ tại HỘI ðỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ TRƯỜNG ðẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 29 tháng 07 năm 2009



ðẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM

TRƯỜNG ðẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

ðộc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo--Tp. HCM, ngày 10 tháng 07 năm 2009

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên

: Nguyễn Thị Phương Thanh Giới tính

: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh

: Ngày 22/03/1983

: Bình Dương

Chun ngành

: Quản lý Mơi trường.

Nơi sinh


Khố: 2007
1- TÊN ðỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CDM CHO LĨNH VỰC THỦY ðIỆN. TRƯỜNG HỢP
ÁP DỤNG CHO DỰ ÁN THỦY ðIỆN CHÂU THÔN – TỈNH NGHỆ AN, CÔNG
SUẤT 18MW.
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:

- Nghiên cứu các nội dung cần chuẩn bị cho một dự án CDM từ đó đề xuất
quy trình thực hiện cho dự án thủy điện Châu Thơn – Nghệ An với công suất
18MW theo cơ chế phát triển sạch, phù hợp với bối cảnh Việt Nam.
- Tính tốn lượng giảm phát thải của dự án Thuỷ điện Châu Thôn thông qua
các phương pháp luận mà Ban chấp hành CDM quốc tế (CDM-EB) phê duyệt.
- Phân tích tính bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường mà dự án mang lại.
- Xác định các khó khăn và thách thức trong quá trình chuẩn bị Văn kiện thiết
kế dự án CDM thủy điện Châu Thơn. Từ đó ñưa ra các kiến nghị và các bài học
rút ra từ nghiên cứu.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

: Tháng 01 năm 2009

4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : Tháng 07 năm 2009
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS. TS NGUYỄN VĂN PHƯỚC
Nội dung và ñề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội ðồng Chun Ngành thơng qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)



Lời cảm ơn
ðể thực hiện và hoàn tất luận văn này, trước tiên em xin gởi lòng biết ơn sâu
sắc ñến PGS. TS Nguyễn Văn Phước thầy hướng dẫn luận văn của em, ñã tin tưởng,
tạo cơ hội và tận tình hướng dẫn, giúp em hồn thiện ý tưởng, truyền ñạt những
kiến thức, kinh nghiệm và những lời chỉ dạy vơ cùng q báu cho luận văn tốt
nghiệp của em.
Lịng biết ơn chân thành xin ñược gởi ñến Ths. Phạm ðức Úy và các thầy cô
Khoa Môi trường, trường ðại học Bách khoa Tp HCM đã tận tình góp ý cho em
trong suốt quá trình thực hiện luận văn cũng như dạy dỗ, chỉ bảo em trong quá
trình học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị chuyên gia tư vấn CDM công ty
KyotoEnergy và công ty Mitsubishi ñã hết lòng giúp ñỡ, chia sẻ kinh nghiệm thực
tế, hỗ trợ các số liệu, thông tin liên quan cho việc hồn thành luận văn này .
Sau cùng, lịng biết ơn chân thành nhất xin được dành cho gia đình, những
người bạn thân đã giúp đỡ, động viên mình trong hơn hai năm học tập và trong
suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Chân thành cảm ơn!

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2009
Nguyễn Thị Phương Thanh


THESIS SUMMARY
Currently, hydro-power (HP) is the most successful sector in the renewable
energy field for developing to Clean Development Mechanism (CDM) in over the
world. Viet Nam have big potential of hydropower to develop to CDM hydropower
project (HPP). Beside that, our government is supporting so much to CDM projects
in order to reduce green house gases & Global Warming so that the quantity of
CDM-HPP are more and more increasing. However, the quantity of the CDM-HPP

were registered successful by Executive Board (EB) are limited. Registered of
CDM projects of Viet Nam just only 4 projects, 3 of them are HPP and just 1 was
approved to issued Certificated Emission Reductions (CERs).
Carrying processing of CDM project is so complex, international involvement,
CDM project developer must have not only designation skill but also
communication skill to deal with Designated Operation Entity (DOE) and EB. The
most important documents of CDM project is Project Design Document and
Additionality Assessment. These key documents will go through the CDM process.
CDM projects have success or not depend on quality of PDD & additionality
assessment. Beside that, in the current status of Viet Nam, project developer are
being faced to lot of difference challenges.
With above challenges in carrying CDM project, this thesis will apply CDM
for Chau Thon HPP in Nghe An province as a case study. In this case study, a CDM
carrying guideline will be provided, know-how for design PDD, assess additionality
of project, find out the challenges in CDM implementation process & propose
solution to solve issues with the status of Viet Nam
Author was absolute use tools and methodologies in newest version issued by
EB to design PDD for CDM-HPP and assess addditionality of project. Moreover,
based on the credible data, author was calculated the Viet Nam Electric generation
emission factor successfully. This will be add value for CDM-HPP project and
renewable energy sector. The result of this research will be useful to Viet Nam to
increase quantity of CDM registered project, especially in the hydropower sector.


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Thủy điện là một trong những lĩnh vực ñược thực hiện theo Cơ chế phát triển
sạch thành công nhất hiện nay trên thế giới. Nước ta với tiềm năng thủy ñiện rất lớn
cùng với sự quyết tâm của các cơ quan chức năng trong việc thực hiện các dự án Cơ
chế phát triển sạch nhằm góp phần cắt giảm khí nhà kính nên số lượng các dự án
thủy ñiện thực hiện theo cơ chế này ñang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, con số các

dự án ñược Ban chấp hành CDM quốc tế phê duyệt còn rất hạn chế với tổng cộng 2
dự án ñược ban hành Các giảm phát thải được chứng nhận, trong đó có một dự án
thuộc lĩnh vực thủy điện.
Q trình thực hiện các dự án theo Cơ chế phát triển sạch rất phức tạp, mang
tính quốc tế cao và địi hỏi người phát triển dự án phải có những kĩ năng nhất ñịnh.
Trong ñó, việc thiết lập Văn kiện thiết kế dự án và Chứng minh tính bổ sung của dự
án đóng vai trị xun suốt và quyết định cho thành cơng của một dự án CDM. Bên
cạnh đó, trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, ñể thực hiện các dự án theo cơ chế này
người thiết kế dự án ñang phải ñối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức.
Nhận thấy được những khó khăn và hạn chế trong q trình thực hiện các dự
án CDM nói chung và CDM trong lĩnh vực thủy điện nói riêng. Luận văn đã áp
dụng thực hiện CDM cho dự án thủy ñiện Châu Thơn tỉnh Nghệ An qua đó nhằm
cung cấp một hướng dẫn chi tiết cho việc thiết lập Văn kiện thiết kế dự án, Chứng
minh tính bổ sung của dự án, nêu lên các khó khăn hiện tại và đề xuất biện pháp
giải quyết các khó khăn này.
ðể hỗ trợ cho quá trình thiết lập Văn kiện thiết kế dự án và Chứng minh tính
bổ sung, luận văn đã sử dụng triệt để phương pháp luận cùng với các cơng cụ tính
tốn do Ban chấp hành CDM quốc tế ban hành. Ngồi ra, luận văn cũng đã thu thập
và tính tốn hệ số phát thải ñường cơ sở mạng lưới ñiện Việt Nam dựa trên nguồn
số liệu ñáng tin cậy, thu thập ở những nơi có thể.
Với kết quả nghiên cứu này, luận văn sẽ ñáp ứng ñược phần nào nhu cầu tham
khảo của các cơ quan nghiên cứu, các ñơn vị tư vấn và các bên liên quan khác, góp
phần ñăng ký thành công cho các dự án CDM lên Ban chấp hành CDM.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề..............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
2.1 Mục tiêu chung....................................................................................................2

2.2 Mục tiêu cụ thể....................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn..........................................................3
3.1 Ý nghĩa khoa học.................................................................................................3
3.2 Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................3
5. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................4
6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu..............................................................................4
6.2 Phương pháp nghiên cứu các cơ sở dữ liệu..........................................................4
6.3 Phương pháp tiếp cận dữ liệu thứ cấp..................................................................5
6.4. Phương pháp phân tích tính khả thi về mặt môi trường.....................................5
6.4.1 Đánh giá tác động môi trường..........................................................................5
6.4.2 Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng.........................................................5
6.5 Phương pháp luận xây dựng đường cơ sở...........................................................5
6.6 Phương pháp đánh giá và chứng minh tính bổ sung dự án...................................5
6.6.1 Phân tích đầu tư................................................................................................6
6.6.1.1 Phân tích tỉ lệ thu hồi vốn nội bộ IRR của dự án:..........................................6
6.6.1.2 Phân tích độ nhạy..........................................................................................6
6.6.2 Phương pháp phân tích các khó khăn và tính phổ biến (common practice
analysis) của dự án....................................................................................................6
6.7 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.........................................................7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM) VÀ
CDM TRONG LĨNH VỰC THUỶ ĐIỆN
1.1 Giới thiệu về CDM..............................................................................................8
1.1.1 Nguồn gốc của CDM........................................................................................8
1.1.2 CDM và các khái niệm quan trọng trong hoạt động CDM.............................12

i













Trang 1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Biến đổi khí hậu là một trong những đe doạ về môi trường, kinh tế, xã hội
lớn nhất mà loài người đang phải đối mặt. Thủ phạm chính gây ra hiện tượng này
(ngoại trừ các tác nhân của tự nhiên và vũ trụ) là sự gia tăng của nồng độ khí nhà
kính (GHGs) CO2, CH4, N2O…Nhưng nguyên nhân sâu xa lại chính là hoạt động
của con người, đặc biệt là việc đốt nhiên liệu hoá thạch, hoạt động canh tác nông
nghiệp, tàn phá rừng...phục vụ cho cơng cuộc cơng nghiệp hố và hiện đại hố. Làm
thế nào để hạn chế phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ biến đổi khí hậu? Đây là vấn đề
khơng cịn mang tính quốc gia nữa mà đã mang tầm vốc quốc tế và lan rộng trên
toàn cầu.
Việt Nam đã phê chuẩn nghị định thư Kyoto và thành lập Cơ quan thẩm
quyền quốc gia DNA với mục tiêu chung tay cùng thế giới cắt giảm phát thải khí
nhà kính thơng qua cơ chế phát triển sạch (CDM). Đến nay, CDM chính là cơ chế
duy nhất mà Việt Nam có thể tham gia nhằm cắt giảm khí nhà kính đồng thời tìm
kiếm nguồn đầu tư tài chính và cơng nghệ hiện đại từ các dự án giảm phát thải tiềm
năng. Trong đó, có thể nói thuỷ điện là lĩnh vực áp dụng cơ chế phát triển sạch
thành công nhất hiện nay với số lượng dự án chiếm ¼ trong tổng số hơn 1000 dự án

trên thế giới [10]
Tiềm năng thủy điện của nước ta được thể hiện qua hệ thống sông ngòi dày
đặc, đa dạng về thuỷ vực và độ chênh lệch về địa hình giữa các lưu vực sơng lớn.
Bên cạnh lợi ích kinh tế - an sinh xã hội, thúc đẩy đầu tư quốc tế, cung cấp nguồn
lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế quốc gia, lợi ích quan trọng nhất mà dự án
CDM thuỷ điện mang lại là góp phần giải quyết vấn đề cắt giảm phát thải khí nhà
kính thơng qua việc giảm điện năng sản xuất từ các nhà máy điện sử dụng nhiên
liệu hóa thạch. Mặc dù trong những năm gần đây, các cơ quan chức năng đã nỗ lực
rất lớn trong việc xúc tiến và khuyến khích các hoạt động dự án CDM phát triển.
Song dường như chúng ta vẫn chưa khai thác và tận dụng một cách hiệu quả tiềm
năng này nên số lượng các dự án được đăng ký và xét duyệt còn khá khiêm tốn.
Làm thế nào để khai thác và tận dụng tốt tiềm năng này, nội dung cụ thể để triển
khai một dự án CDM ra sao? Các dự án CDM ở Việt Nam đang phải đối mặt với
những khó khăn thách thức gì? Làm thế nào để xác định những lợi ích mà dự án
Mở đầu








Trang 8

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM) VÀ
CDM TRONG LĨNH VỰC THUỶ ðIỆN
1.1 Giới thiệu về CDM
1.1.1 Nguồn gốc của CDM
Xuất phát từ ñiều 12 của nghị ñịnh thư Kyoto, cơ chế phát triển sạch là một

trong ba cơ chế mềm dẻo mà Hội nghị giữa các Bên 7 (COP7) đã đưa ra nhằm giúp
chính phủ hay tư nhân các nước cơng nghiệp hố thực hiện các dự án giảm phát thải
khí nhà kính ở các nước đang phát triển đồng thời nhận tín dụng ở dạng CERs.
Thông qua các dự án này, CDM sẽ thúc ñẩy phát triển bền vững tại các nước ñang
phát triển, giúp các nước ñang phát triển ñạt ñược mục tiêu giảm nồng độ khí nhà
kính trong khí quyển.
CDM được ñề cập ñến trong nghị ñịnh thư Kyoto, ñiều 12.2 (1998) như sau:
“Mục đích của cơ chế phát triển sạch là hỗ trợ các nước không thuộc phụ lục I ñạt
ñược sự phát triển bền vững và góp phần thực hiện mục tiêu của Công ước, hỗ trợ
các nước thuộc phụ lục I tuân thủ những cam kết giới hạn và giảm phát thải theo
điều 3”.[22]
a. Sơ lược về Cơng ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu UNFCCC
Sự ra ñời của UNFCCC vào tháng 5/1992 ñã đặt nền móng và địn bẩy cho
cộng đồng quốc tế trong nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu tồn cầu. Tại Hội nghị
thượng ñỉnh trái ñất (Earth summit) diễn ra ở Rio de Janero (Brazil) vào tháng
6/1992, các quốc gia tham dự Hội nghị ñã tiến hành phê duyệt Công ước. Mục tiêu
cơ bản của Công ước là giữ ổn định nồng độ các khí nhà kính ở mức an tồn. Mức
ổn định này chưa được UNFCCC định lượng, tuy nhiên mức này phải ñạt ñược
trong một khoảng thời gian quy ñịnh nhằm cho phép các hệ sinh thái có thể đáp ứng
một cách tự nhiên với biến đổi khí hậu, đảm bảo sản xuất lương thực khơng bị ñe
doạ và kinh tế phát triển theo hướng bền vững.
ðể có thể đạt được mục tiêu đó, tất cả các quốc gia phải có một cam kết
nhằm xác định vấn đề biến đổi khí hậu, có chiến lược đáp ứng hiệu quả và báo cáo
các hoạt ñộng giảm phát thải của mình cho UNFCCC. Có thể nói, UNFCCC chính

Chương I: Tổng quan về Biến đổi khí hậu, Cơ chế phát triển sạch trong lĩnh vực thủy ñiện


×