Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Xây dựng mô hình hệ thống thông tin quản lý điều hành khai thác xếp dỡ container tại cảng nhà rồng khánh hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 163 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

VÕ ĐỨC THÀNH

XÂY DỰNG MƠ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG
TIN QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH KHAI THÁC
XẾP DỠ CONTAINER
TẠI CẢNG NHÀ RỒNG – KHÁNH HỘI
Chuyên ngành: Hệ Thống Thông Tin Quản Lý

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 7 Năm 2009


2

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Đức Trí
Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. Võ Thị Ngọc Châu
Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. Nguyễn Thanh Bình
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP. HCM,
ngày 05 tháng 09 năm 2009
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. TS. Võ Văn Huy (Chủ tịch hội đồng)
2. TS. Nguyễn Quỳnh Mai (Thư ký hội đồng)
3. TS. Võ Thị Ngọc Châu (Giáo viên phản biện 1)
4. TS. Nguyễn Thanh Bình (Giáo viên phản biện 2)


5. PGS. TS. Nguyễn Thống (Ủy viên)
6. TS. Nguyễn Đức Trí (Ủy viên)
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Bộ môn quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Bộ mơn quản lý chuyên ngành


3
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo--Tp. HCM, ngày 10 tháng 7 năm 2009

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: VÕ ĐỨC THÀNH

Giới tính : Nam

Ngày, tháng, năm sinh : 17/11/1983

Nơi sinh : Đà Lạt


Chuyên ngành : .Hệ Thống Thông Tin Quản Lý
Khoá (Năm trúng tuyển) : 2007
1- TÊN ĐỀ TÀI: . XÂY DỰNG MƠ HÌNH HỆ THỐNG THƠNG TIN QUẢN

LÝ ĐIỀU HÀNH KHAI THÁC XẾP DỠ CONTAINER TẠI CẢNG NHÀ
RỒNG – KHÁNH HỘI.

2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN: Nghiên cứu, xây dựng mơ hình hệ thống thơng tin

quản lý điều hành khai thác xếp dỡ container phù hợp với thực trạng tại cảng
Nhà Rồng – Khánh Hội đồng thời đưa ra những đề xuất về nghiệp vụ, tổ chức,
cơ sở hạ tầng.

3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 02/02/2009
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 10/07/2009
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN ĐỨC TRÍ
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

LỜI CẢM ƠN


4

 Trước hết, tơi xin được tỏ lịng biết ơn và gửi lời cám ơn chân thành đến
TS. Nguyễn Đức Trí, người trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tình chỉ

bảo và hướng dẫn tơi tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm
tài liệu, xử lý và phân tích, giải quyết vấn đề… nhờ đó tơi mới có thể hồn
thành luận văn cao học của mình.
 Ngồi ra, trong q trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tơi cịn
nhận được nhiều sự quan tâm, góp ý, hỗ trợ quý báu của quý thầy cô, đồng
nghiệp, bạn bè và người thân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
 Cha mẹ và những người thân trong gia đình đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt thời gian qua và đặc biệt trong thời gian tơi theo học
khóa thạc sỹ tại trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM.
 Quý thầy cô Khoa Quản Lý Công Nghiệp trường Đại học Bách Khoa
Tp.HCM đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt hai năm
học vừa qua.
 Ban giám đốc Công ty GENSOFT đặc biệt là anh Nguyễn Văn Thành giám
đốc công ty GENSOFT đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
hiện luận văn và các bạn bè, đồng nghiệp luôn động viên, hỗ trợ tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
 Ban lãnh đạo cảng Nhà Rồng – Khánh Hội đã nhiệt tình tham gia trả lời
phỏng vấn nghiên cứu cho đề tài.
Tác giả

Võ Đức Thành


5

TĨM TẮT
Hệ thống thơng tin ngày nay giữ một vị trí quan trọng quyết định sự thành
cơng hay thất bại đối với doanh nghiệp vì nó là cơng cụ hỗ trợ, giúp nhà quản lý
biết được hoạt động hiện tại của cơng ty, từ đó dự báo tình hình tương lai, góp
phần quan trọng trong việc ra quyết định, nắm bắt cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên,

một vài tổ chức coi đó là một xu hướng “theo thời”, thiếu đánh giá đúng mức vai
trò và thiếu suy xét khi ra quyết định thực hiện một phương án áp dụng hệ thống
thông tin trong khi chưa nắm rõ những yêu cầu của hệ thống sắp thực hiện cũng
như chưa hoàn toàn nắm rõ yêu cầu của bản thân hệ thống tại doanh nghiệp đang
vận hành, sẽ không những phát huy được tính ưu việt của hệ thống thơng tin mà
cịn khó khăn, trở ngại cho hệ thống hiện tại.
Đề tài này nhằm mục đích đánh giá hiện trạng của Cảng Nhà Rồng – Khánh
Hội, đề xuất các điều kiện chuẩn bị để triển khai hệ thống phần mềm quản lý điều
hành khai thác xếp dỡ container mới CATOS tại cảng Nhà Rồng – Khánh Hội.
Tôi đánh giá và đề xuất dựa vào:
-

Hiện trạng cơ sở hạ tầng, Quy trình quản lý-điều hành, Tổ chức và Công
việc các bộ phận của cảng Nhà Rồng – Khánh Hội liên quan đến xếp dỡ
container mà tôi thu thập, quan sát và phỏng vấn được tại cảng Nhà rồng –
Khánh hội (Ngày 25/09/2008 và ngày 26/09/2008).

-

Mục tiêu và mong đợi của Cảng Nhà Rồng – Khánh Hội mà tôi thu thập
được qua Ban Tổng Giám đốc Cảng Nhà Rồng – Khánh Hội.

-

Kinh nghiệm của các chuyên gia phát triển phần mềm Cảng trong việc triển
khai thành công hệ thống phần mềm điều hành cảng container tại Cảng Tân
thuận.

-


Tham chiếu đến các quy trình khai thác container chuẩn quốc tế, các cảng
đang áp dụng quy trình khai thác container mới tại Việt nam cũng như
Quốc tế và các cảng sẽ áp dụng quy trình thác mới đang xây dựng tại Việt
Nam.


6

ABSTRACT
Information systems nowadays plays an important role in deciding success
or failure of a business. It is a useful supporting instrument for a businessman to
understand clearly present activities of his company, since then he can forecast
future businesss conditions contributing chiefly in his making decision as well as
catching business opportinities easily. However, some businesses consider it as a
“fashionable” trend; they don’t realize the importance and requirements of a
coming Information System and even the current operating one. Consequently, the
new system can’t develop to a high degree and sometimes it causes some troubles
to the existing one.
This thesis aims to evaluate the current status of the Nha Rong - Khanh Hoi
port, proposed conditions to prepare for implementing the new system software
container management CATOS at the port Nha Rong - Khanh Hoi.
I evaluate and propose based on:
- The current status of infrastructure, the process management, organization
and tasks of the department of the Nha Rong – Khanh Hoi port related to the
arrangement container that I collect, observe and interview at the port Nha Rong Khanh Hoi Assembly (On 25/09/2008 and 26/09/2008).
- The Objectives and expectations of the Nha Rong - Khanh Hoi Assembly
that I collected through the General Director of the Nha Rong - Khanh Hoi port.
- The Experience of specialist software development in the Port
implementing successful system software operating container ports at Tan Thuan
port.

- References to the exploitation of the international standard containers, the
port is applied container exploitation in Vietnam as well as International and the
port will apply to the exploitation of new construction in Viet Nam.


7

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.
HTTT sử dụng nguồn tài ngun con người, dữ liệu, phần cứng,
phần mềm, mạng truyền thông và cơng nghệ .......................................................... 18
Hình 2.2.
Ba vai trị chính của hệ thống thơng tin quản lý ............................... 19
Hình 2.3.
Các yếu tố của một hệ thống.............................................................. 20
Hình 2.4.
Đầu vào, đầu ra của một hệ thống ..................................................... 20
Hình 2.5.
Cấu trúc của một hệ thống.................................................................. 21
Hình 2.6.
Q trình hệ thống thơng tin trong một doanh nghiệp ..................... 22
Hình 2.7.
Phân loại Hệ thống thơng tin theo hoạt động và quản lý ................. 27
Hình 2.8.
Vịng đời các Hệ thống thơng tin....................................................... 28
Hình 2.9.
Phương pháp để giải quyết vấn đề..................................................... 30
Hình 2.10. Giải pháp phát triển Hệ thống thơng tin ............................................ 34
Hình 2.11. Các hoạt động thiết kế hệ thống......................................................... 35
Hình 2.12. Sơ lược về quá trình thực hiện hệ thống............................................ 37

Hình 2.13. Các thành tố của một tổ chức............................................................. 38
Hình 2.14. Nguồn: Burch J., Information System – Theory and Practice, 198938
Hình 2.15. Các phân hệ cấu thành tổ chức........................................................... 39
Hình 2.16. Các yếu tố của tổ chức........................................................................ 41
Hình 2.17. Vị trí hệ thơng tin điển hình. .............................................................. 45
Hình 2.18. Các thuộc tính của chất lượng thơng tin............................................ 46
Hình 2.19. Các vấn đề giải quyết trong mơi trường cạnh tranh Nguồn: John
Burch, 1989. 46
Hình 2.20. Mơ hình nghiên cứu............................................................................ 47


8

DANH MỤC BẢNG
Bảng 5.1.
Cần cẩu bờ làm hàng container (Quay Crane) ................................ 137
Bảng 5.2.
Cần cẩu bãi (Yard Carne)................................................................. 137
Bảng 5.3.
Đầu kéo (Yard Tractor) dành để kéo container trong bãi (nội bộ và
thuê từ bên ngoài) .................................................................................................... 138
Bảng 5.4.
Cầu bến:............................................................................................. 139
Bảng 5.5.
Qui hoạch bãi Container hiện tại ..................................................... 140
Bảng 5.6.
Yêu cầu nhân sự chi tiết ................................................................... 147


9


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ..................................................................................... 12
1.1. Lý do hình thành đề tài .................................................................................................. 12
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ............................................................................................ 13
1.3. Phạm vi nghiên cứu đề tài.............................................................................................. 13
1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 14
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................................... 14
1.6. Bố cục của luận văn ....................................................................................................... 16

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT – MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU....................... 17
2.1. Tìm hiểu hệ thống .......................................................................................................... 17
2.1.1. Khái niệm về hệ thống.............................................................................................. 17
2.1.2. Khái niệm thông tin .................................................................................................. 18
2.1.3. Khái niệm hệ thống thơng tin................................................................................... 18
2.1.4. Vai trị của hệ thống thông tin.................................................................................. 19
2.1.5. Các yếu tố cơ bản của một hệ thống........................................................................ 20
2.1.6. Cấu trúc của hệ thống ............................................................................................... 21
2.1.7. Mục tiêu của hệ thống............................................................................................... 21
2.2. Hệ thống thơng tin trong doanh nghiệp ........................................................................ 21
2.2.1. Q trình hệ thống thông tin trong một doanh nghiệp............................................ 22
2.2.2. Các thành phần của một hệ thống thông tin quản lý............................................... 25
2.2.3. Mục tiêu của một hệ thống thông tin trong quản trị doanh nghiệp........................ 26
2.2.4. Các yêu cầu đối với thông tin trong điều hành doanh nghiệp................................ 26
2.2.5. Phân loại hệ thống thông tin..................................................................................... 27
2.2.6. Chu kỳ sống của hệ thống thông tin......................................................................... 27
2.2.7. Những rủi ro của hệ thống thông tin........................................................................ 29
2.3. Các giải pháp hệ thống thông tin................................................................................... 30
2.3.1. Tiếp cận hệ thống...................................................................................................... 30
2.3.2. Phát triển các giải pháp hệ thống thông tin ............................................................. 32

2.3.2.1. Điều tra hệ thống .................................................................................32
2.3.2.2. Phân tích hệ thống...............................................................................35
2.3.2.3. Thiết kế hệ thống.................................................................................35
2.3.2.4. Thực hiện hệ thống:.............................................................................36
2.3.2.5. Bảo trì hệ thống:..................................................................................37
2.4. Vấn đề tổ chức................................................................................................................ 37
2.4.1. Các thành tố của tổ chức........................................................................................... 37
2.4.2. Các phân hệ liên quan đến quyết định ..................................................................... 39
2.4.3. Tóm tắt....................................................................................................................... 40
2.5. Vấn đề cơng nghệ........................................................................................................... 40
2.5.1. Ý nghĩa....................................................................................................................... 40
2.5.2. Tóm tắt....................................................................................................................... 45
2.6. Vấn đề hệ thơng tin nghiệp vụ....................................................................................... 45
2.6.1. Ý nghĩa....................................................................................................................... 45
2.6.2. Tóm tắt....................................................................................................................... 47
2.7. Mơ hình nghiên cứu ....................................................................................................... 47

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG ............................................................. 49


10
3.1. Nghiệp vụ kinh doanh .................................................................................................... 49
3.1.1. Giới thiệu chung và phương hướng hoạt động tại Cảng Nhà Rồng – Khánh Hội 49
3.1.2. Giải thích và thuật ngữ.............................................................................................. 49
3.1.3. Nghiệp vụ kinh doanh tại Cảng Nhà Rồng – Khánh Hội:...................................... 55
3.2. Quản lý và chính sách .................................................................................................... 55
3.2.1. Quản lý tàu cập bến, lên kế hoạch tàu ..................................................................... 57
3.2.2. Quản lý hàng xuất: .................................................................................................... 58
3.2.3. Tìm hiểu phát hành EIR............................................................................................ 58
3.2.4. Tìm hiểu chi tiết báo cáo biến động, báo cáo sản lượng ........................................ 58

3.2.5. Khảo sát bãi............................................................................................................... 59
3.2.6. Công việc bãi có hàng: ............................................................................................. 59
3.2.7. Quản lý bãi rút hàng và kho hàng CFS.................................................................... 60
3.2.8. Quản lý Bãi rỗng....................................................................................................... 60
3.2.9. Quản lý bãi lạnh ........................................................................................................ 60
3.2.10. Phát hành hóa đơn..................................................................................................... 61
3.2.11. Tính phí lưu bãi......................................................................................................... 61
3.3. Tổ chức – nhân sự .......................................................................................................... 61
3.4. Hệ thống thông tin hiện hành ........................................................................................ 62
3.5. Năng suất và sản lượng.................................................................................................. 64
3.6. Cần phải có một hệ thống thơng tin mới....................................................................... 65
3.7. Mơ hình tham chiếu cảng Tân Thuận ........................................................................... 68
3.7.1. Mơ hình tham chiếu .................................................................................................. 68
3.7.2. Nhận xét:.................................................................................................................... 82
3.8. Giới thiệu CATOS ......................................................................................................... 83
3.8.1. Giới thiệu chung ....................................................................................................... 83
3.8.2. Lợi ích – cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin .......................................................... 83
3.8.3. Đặc điểm chung và ưu điểm của CATOS ............................................................... 84
3.8.3.1. Thời gian thực và tính hỗ trợ giữa các module cao...............................84
3.8.3.2. Tối thiểu hóa việc nhập liệu.................................................................84
3.8.3.3. Tính bảo mật cao .................................................................................84
3.8.3.4. Giao tiếp một cách dễ dàng..................................................................85
3.8.3.5. Giao diện đồ họa GUI (Graphical User Interface) ................................85
3.8.3.6. Ngôn ngữ sử dụng ...............................................................................85
3.8.4. Các đặc điểm đặc biệt của CATOS ........................................................................ 85
3.8.4.1. Mã an tồn ISPS .................................................................................85
3.8.4.2. Giám sát và kiểm sốt dữ liệu..............................................................86

CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG MƠ HÌNH HỆ THỐNG TƯƠNG LAI ...................... 88
4.1. Mơ hình nghiệp vụ của hệ thống................................................................................... 88

4.1.1. Qui trình nâng container từ bãi lên xe chủ hàng (GATE-OUT) (giao container
nhập, cấp container rỗng, container xuất rớt tàu)................................................................ 88
4.1.2. Quy trình hạ container từ xe chủ hàng xuống bãi (Container xuất, container nhập
từ cảng khác, trả container rỗng )......................................................................................... 92
4.1.3. Qui trình giao thẳng container từ tàu lên xe chủ hàng............................................ 95
4.1.4. Qui trình giao thẳng container từ xe chủ hàng xuống tàu ...................................... 95
4.1.5. Qui trình giao thẳng container từ tàu xuống sà lan................................................. 96
4.1.6. Qui trình giao thẳng container từ sà lan lên tàu ...................................................... 97
4.1.7. Qui trình giao nhận container bãi – sà lan............................................................... 98


11
4.1.8. Qui trình thực hiện dịch vụ tại bãi ........................................................................... 99
4.1.9. Qui trình thủ tục phối hợp xếp dỡ tàu giữa cảng – hãng tàu/đại lý tàu ............... 102
4.1.10. Qui trình điều hành dỡ tàu...................................................................................... 108
4.1.11. Qui trình điều hành xếp tàu: ................................................................................... 110
4.2. Mơ hình tổ chức sử dụng hệ thống.............................................................................. 112
4.2.1. Sơ đồ tổ chức:.......................................................................................................... 112
4.2.2. Mô tả vai trị: ........................................................................................................... 113
4.3. Mơ hình cài đặt hệ thống ............................................................................................. 118
4.4. Chức năng hệ thống ..................................................................................................... 119
4.4.1. Hệ thống lập kế hoạch ............................................................................................ 119
4.4.2. Hệ thống điều hành ................................................................................................. 120
4.4.3. Hệ thống quản lý ..................................................................................................... 121
4.5. Mơ hình vận hành......................................................................................................... 123
4.5.1. Các thông tin cơ bản cho CATOS.......................................................................... 123
4.5.2. Điều hành container nhập....................................................................................... 126
4.5.3. Điều hành container xuất........................................................................................ 130
4.5.4. Điều hành rỗng........................................................................................................ 135
4.6. Các điều kiện phụ thuộc............................................................................................... 137

4.6.1. Đề xuất qui hoạch cơ sở hạ tầng ............................................................................ 137
4.6.1.1. Qui hoạch các phương tiện xếp dỡ container......................................137
4.6.1.2. Qui hoạch bến bãi..............................................................................139
4.6.1.3. Qui hoạch cổng và giao thông............................................................142
4.6.2. Đề xuất trang thiết bị phần cứng ............................................................................ 144
4.6.3. Đề xuất tổ chức nhân sự ......................................................................................... 146

CHƯƠNG 5. KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI HỆ THỐNG CŨ SANG HỆ THỐNG
MỚI 151
5.1. Đào tạo và định hướng người sử dụng........................................................................ 151
5.2. Công tác tư tưởng và chỉ đạo của lãnh đạo tổ chức ................................................... 152
5.3. Xây dựng và ban hành qui trình nghiệp vụ................................................................. 153
5.4. Xây dựng chính sách mới ............................................................................................ 153
5.5. Thơng báo qui trình và thủ tục cho khách hàng ......................................................... 153
5.6. Chuyển đổi dữ liệu từ hệ thống cũ sang hệ thống mới .............................................. 154
5.7. Dự phòng sự cố khi chuyển đổi................................................................................... 156
5.8. Đánh giá rủi ro khi xây dựng hệ thống ....................................................................... 157

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN ....................................................................................... 160
6.1. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................................... 160
6.2. Các giới hạn và hướng phát triển ................................................................................ 161
6.2.1. Các giới hạn:............................................................................................................ 161
6.2.2. Hướng phát triển: .................................................................................................... 161


12

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.Lý do hình thành đề tài
Hiện nay chúng ta đang sống và làm việc trong thời đại cơng nghệ thơng tin.

Thời đại mà doanh nghiệp có thể chia sẻ và thu thập thông tin qua hệ thống mạng.
Công nghệ thông tin đã và đang dần thâm nhập vào tất cả các lãnh vực của nền
kinh tế, nó giúp doanh nghiệp giành được nhiều ưu thế trong quá trình cạnh tranh
cũng như hỗ trợ cho việc ra quyết định cho ban lãnh đạo doanh nghiệp. Do đó,
cơng nghệ thông tin đã trở thành một bộ phận không thể thiếu, ảnh hưởng sự tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp.
Xây dựng và phát triển Cảng trong xu thế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới
cũng đặt ra cho Cảng Nhà Rồng – Khánh Hội những thời cơ và thách thức mới.
Cảng là nơi tiếp nhận nhiều chuyến tàu nhập, xuất với lưu lượng hàng hóa rất lớn.
Thêm vào đó, trên mỗi chuyến tàu có chở hàng trăm container của nhiều đơn vị, cá
nhân khác nhau.
Vấn đề đặt ra cho Cảng là làm thế nào quản lý, kiểm tra việc làm thủ tục của
các container hàng hóa đã nhập về Cảng?. Theo dõi số container quá hạn 30 ngày,
90 ngày, 180 ngày như thế nào?. Số container nào làm thủ tục tại Cảng, chuyển
cảng đích, chuyển cửa khẩu.? Tình hình bến bãi hiện tại ra sao?...
Để có thể thu thập tất cả những thông tin yêu cầu trên, từ đó bảo đảm tốt cơng
tác xử lý, khai thác một cách nhanh chóng và chính xác thì cần phải xây dựng một
chương trình với một kho dữ liệu thích hợp. Trước đây công việc này chủ yếu
được thực hiện “thủ công”, gây mất thời gian và sử dụng nhân lực lao động không
hiệu quả. Ban lãnh đạo Cảng Nhà Rồng – Khánh Hội đã nhận thức được vấn đề đó
và thấy được tầm quan trọng của thơng tin phục vụ cho hoạt động điều hành khai
thác xếp dỡ container, phục vụ khách hàng và đã tạo mọi điều kiện để phát triển hệ
thống thông tin quản lý điều hành khai thác xếp dỡ container nhằm đáp ứng nhu
cầu hoạt động khai thác xếp dỡ container ngày càng tăng như hiện nay và phục vụ
cho khách hàng ngày một tốt hơn. Chính vì lý do đó, tơi đã chọn đề tài:


13

“ XÂY DỰNG MƠ HÌNH HỆ THỐNG THƠNG TIN QUẢN LÝ ĐIỀU

HÀNH KHAI THÁC XẾP DỠ CONTAINER TẠI CẢNG NHÀ RỒNG –
KHÁNH HỘI.”
Việc lựa chọn đề tài này vừa có ích cho việc ứng dụng kiến thức đã học vào
thực tiễn công việc của tôi, vừa phù hợp với định hướng kinh doanh của Cảng Nhà
Rồng – Khánh Hội.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu, xây dựng mơ hình hệ thống thơng tin quản
lý thích hợp, nhằm hỗ trợ hoạt động điều hành khai thác xếp dỡ container tại Cảng
Nhà Rồng – Khánh Hội có hiệu quả cao và phù hợp với mục tiêu phát triển của
Cảng. Nội dung nghiên cứu bao gồm:
Nghiên cứu thực trạng hệ thống thông tin và tổ chức của Cảng Nhà Rồng –
Khánh Hội nhằm mục đích chuẩn bị đầu tư và phát triển hệ thống thông tin quản
lý trong hoạt động điều hành khai thác xếp dỡ container.
Tìm ra các yếu tố quyết định sự thành công trong việc xây dựng hệ thống.
Xây dựng mơ hình hệ thống tương lai gồm: mơ hình nghiệp vụ, mơ hình tổ
chức sử dụng, mơ hình cài đặt, mơ hình vận hành nhằm áp dụng thành công hệ
thống vào hoạt động khai thác xếp dỡ container tại Cảng Nhà Rồng – Khánh Hội
khi hệ thống đi vào sử dụng.
Đề xuất các điều kiện phụ thuộc của hệ thống mới:
+ Đề xuất cơ sở hạ tầng.
+ Đề xuất trang thiết bị phần cứng .
+ Đề xuất tổ chức nhân sự.
Đưa ra kế hoạch chuyển đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới và đánh giá rủi
ro khi xây dựng hệ thống mới.
1.3.Phạm vi nghiên cứu đề tài
Phạm vi nghiên cứu để khai thác sử dụng hệ thống là cho quy trình sản xuất
kinh doanh xếp dỡ container tại Cảng Nhà Rồng – Khánh Hội:
 Đối tượng sử dụng: cán bộ công nhân viên của Đội Container, Trung tâm
Khai thác, Thương vụ và các nhà quản lý của Cảng Nhà Rồng – Khánh Hội



14

sử dụng trực tiếp chương trình cho hoạt động quản lý khai thác container
của mình.
 Đối tượng quản lý: container (loại trừ hàng hóa trong container) và các
phương tiện xếp dỡ/nâng hạ, cơ sở hạ tầng liên quan đến khai thác xếp dỡ
container.
 Phạm vi nghiệp vụ áp dụng: quản lý khai thác container (nhập, xuất, giao
nhận, lưu bãi, các dịch vụ đặc biệt); tính cước – phát hành hóa đơn về
container.
1.4.Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính qua kỹ thuật
phỏng vấn sâu, đó là phỏng vấn trực tiếp với Ban lãnh đạo Cảng Nhà Rồng –
Khánh Hội để thu thập được yêu cầu nghiệp vụ của Cảng.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp phân tích hiện
trạng hoạt động điều hành khai thác xếp dỡ container tại Cảng Nhà Rồng – Khánh
Hội. Trên cơ sở đó sẽ xây dựng mơ hình hệ thống tương lai dựa trên phần mềm có
sẵn CATOS và tham khảo các ý kiến chuyên gia phát triển phần mềm Cảng đồng
thời đưa ra các giải pháp đề xuất nhằm đưa hệ thống vào tổ chức có hiệu quả nhất
bao gồm:
Đề xuất qui hoạch cơ sở hạ tầng trong Cảng.
Đề xuất mơ hình tố chức để sử dụng hệ thống.
Đề xuất yêu cầu phần mềm để xây dựng hệ thống
Đề xuất các trang thiết bị phần cứng để đưa hệ thống vào vận hành
Kế hoạch triển khai hệ thống
Kế hoạch huấn luyện đào tạo người sử dụng hệ thống
Đánh giá rủi ro khi xây dựng hệ thống

1.5.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài


15

Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tư vấn tốt cho ban lãnh đạo cảng
Nhà Rồng – Khánh Hội trong việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý điều hành
khai thác xếp dỡ container tại cảng.
Chọn lựa giải pháp phù hợp để phát triển hệ thống phù hợp với mục tiêu
phát triển của Cảng.
Định hướng tư tưởng tham gia tích cực của mọi người để xây dựng hệ
thống thành công.
Một khi hệ thống thông tin quản lý điều hành khai thác xếp dỡ container
được xây dựng thành cơng sẽ đem lại một số lợi ích cho cảng và khách hàng như
sau:
Một số lợi ích cho cảng:
 Đổi mới quy trình, nâng cao trình độ quản lý và tác nghiệp: Việc áp
dụng quy trình chuẩn với đầy đủ các nghiệp vụ container, giúp cho
Cảng Nhà Rồng – Khánh Hội tự điều chỉnh và vận hành theo quy trình
chuẩn quốc tế.
 Tối đa hóa hiệu suất khai thác Cảng.
 Tiết kiệm nguồn lực và thời gian cho việc truy xuất, tập hợp, tổng hợp
container. Đáp ứng các yêu cầu thông tin trong thời gian nhanh nhất.
 Sử dụng triệt để tài nguyên của Cảng: cầu bến, bãi container, cẩu
Grantry, cẩu RTG, RMG, Reach Stacker, Xe kéo, các phương tiện xếp
dỡ khác…
 Mềm dẻo và dễ mở rộng cho nhu cầu của tương lai.
 Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời trong giám sát/đánh giá phân tích
cho các nhà quản lý và lãnh đạo.
 Giảm tối đa công tác nhập liệu trùng lắp, không nhất quán thông tin.



16

Một số lợi ích cho khách hàng:

 Giúp cho khách hàng trao đổi thông tin, đặt hàng với Cảng nhanh chóng
và dễ dàng hơn.
 Nâng cao chất lượng dịch vụ và thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
 Giúp cho việc giao hàng cho khách hàng được nhanh chóng, an tồn và
chính xác.
1.6.Bố cục của luận văn
Nội dung luận văn bao gồm các phần:
Chương 1: Tổng quan.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết – Mơ hình nghiên cứu.
Chương 3: Phân tích hiện trạng hoạt động điều hành khai thác xếp dỡ container
tại Cảng Nhà Rồng – Khánh Hội.
Chương 4: Xây dựng mô hình hệ thống tương lai.
Chương 5: Kế hoạch chuyển đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới.
Chương 6: Kết luận và kiến nghị.


17

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT – MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1.Tìm hiểu hệ thống
2.1.1. Khái niệ m v ề hệ thống
Hệ thống có thể được định nghĩa đơn giản là một nhóm các phần tử tạo
thành một thể thống nhất. Ví dụ, hệ thống mặt trời và các hành tinh của nó, hệ
thống sinh học của cơ thể, hệ thống kỹ thuật của nhà máy lọc dầu, hệ thống kinh tế

xã hội của một tổ chức kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm hệ thống trong mô tả Hệ
thống thông tin (HTTT) là:
“Hệ thống là một nhóm các thành phần liên quan cùng làm việc với nhau
huớng về mục tiêu chung bằng cách tiếp nhận đầu vào (input) và sản xuất đầu ra
(output) trong một q trình biến đổi có tổ chức”. Hệ thống như thế (đôi khi gọi là
hệ thống động) có 3 thành phần hoặc 3 chức năng tương tác cơ bản:
 Đầu vào (Input): Gắn liền với việc thu thập dữ liệu đưa vào hệ thống xử lý.
Ví dụ, nguyên vật liệu, năng lượng, dữ liệu và nỗ lực con người phải được
tổ chức và đảm bảo an toàn cho việc xử lý.
 Xử lý (Processing): Gắn liền với quá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra.
VD: các quá trình chế tạo, quá trình thở của con người, hay các phép tính.
 Đầu ra (Output): Gắn liền với việc chuyển các phần tử đã được tạo ra bởi
q trình biến đổi tới đích cuối cùng. Ví dụ: Thành phẩm, dịch vụ và thông
tin quản lý phải được chuyển đến người sử dụng nó.
Thí dụ: Hệ thống chế tạo tiếp nhận nguyên vật liệu (input) và sản xuất ra thành
phẩm (output). Hệ thống thông tin cũng là một hệ thống tiếp nhận tài nguyên (dữ
liệu) và xử lý chúng thành sản phẩm (thông tin).
Khái niệm hệ thống thông tin sẽ có ích hơn nếu thêm vào hai thành phần: Phản
hồi và Điều khiển. Khi đó nó cịn được gọi là hệ thống có điều khiển, nghĩa là hệ
thống tự giám sát, tự điều chỉnh.
 Phản hồi là dữ liệu về kết quả thực hiện của hệ thống. Chẳng hạn dữ liệu về
kết quả bán hàng là feedback đối với người quản lý bán hàng.


18

 Điều khiển nói đến việc giám sát và đánh giá phản hồi để xác định xem hệ
thống có hoạt động hướng đến hồn thành mục tiêu hay khơng? Chức năng
kiểm tra khi đó thực hiện những điều chỉnh cần thiết đầu vào hệ thống và
xử lý các thành phần để bảo đảm đầu ra thích hợp.

2.1.2. Khái niệm thơng tin
Định nghĩa cổ điển về thông tin: “Thông tin là sự hiểu biết có được từ số
liệu”. Số liệu được định nghĩa là sự kiện hoặc con số ghi nhận được. Hoặc chúng
ta có định nghĩa thứ hai về thơng tin: “Thông tin là sự phát biểu về cơ cấu của một
thực thể mà nó giúp cho con người ra quyết định hoặc đưa ra một cam kết”. Định
nghĩa thứ hai về thông tin được sử dụng khi ra quyết định xúc tiến như thế nào
trong việc triển khai một hệ thống thông tin.

2.1.3. Khái niệm hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin sử dụng các nguồn lực như con người, phần cứng, phần
mềm, dữ liệu và mạng để thực hiện nhập dữ liệu, xử lý, xuất kết quả, lưu trữ và
các hoạt động điều khiển biến dữ liệu thành sản phẩm là thông tin. Trước tiên, dữ
liệu được thu thập và chuyển thành dạng phù hợp cho quá trình xử lý. Kế tiếp dữ
liệu được xử lý và biến thành thơng tin (q trình xử lý – processing), được lưu trữ
để dùng sau này (lưu trữ - storage), hay truyền thông với người dùng cuối (output)
tùy thuộc vào các thủ tục xử lý thích hợp (control).
Hệ thống thơng tin là một tổ hợp có tổ chức các tài nguyên: Con người,
phần cứng, phần mềm, mạng thông tin và dữ liệu. Các tài nguyên này thu thập
nhiều thông tin cho một tổ chức.
Hình 2.1. HTTT sử dụng nguồn tài nguyên con người, dữ liệu,
phần cứng, phần mềm, mạng truyền thông và công nghệ.
Con người
Dữ liệu
Phần mềm
Phần cứng
(Nguồn: Nguyễn Thanh Hùng (2000): Hệ thống thông tin quản lý)


19


Ngày xưa, người ta dựa vào nhiều loại HTTT bao gồm các thiết bị phần
cứng đơn giản (giấy và viết chì), các kênh truyền thơng chính thức (lời nói từ
miệng). Tuy nhiên, hiện nay con người sử dụng phần cứng, phần mềm, phần cứng
máy tính, mạng viễn thơng, kỹ thuật quản lý dữ liệu dựa trên máy tính, và các
dạng công nghệ thông tin khác để biến đổi tài nguyên dữ liệu thành nhiều sản
phẩm thơng tin.

2.1.4. Vai trị của hệ thống thơng tin
HTTT thực hiện 3 vai trị quan trọng trong các hình thức kinh doanh:
 Hỗ trợ nghiệp vụ kinh doanh
 Hỗ trợ việc ra quyết định (RQD) của nhà quản lý
 Hỗ trợ cho lợi thế cạnh tranh chiến lược
Lấy ví dụ của một cửa hàng bán lẻ: là người tiêu thụ, bạn phải thường
xuyên tiếp xúc với HTTT hỗ trợ nghiệp vụ kinh doanh tại nhiều cửa hàng bán lẻ
nơi bạn mua sắm. Hiện nay, hầu hết các cửa hàng bán lẻ sử dụng HTTT dựa trên
mạng máy tính để giúp họ ghi lại việc mua sắm của khách hàng, theo dõi tồn kho,
trả lương nhân viên, mua hàng hóa mới và đánh giá xu hướng phát triển doanh số.
Các nghiệp vụ sẽ tạm dừng nếu khơng có sự hỗ trợ của HTTT như thế.
Hình 2.2. Ba vai trị chính của hệ thống thơng tin quản lý
Hỗ trợ lợi thế
cạnh tranh
chiến lược
Hỗ trợ RQD
Hỗ trợ nghiệp vụ kinh doanh

(Nguồn: Nguyễn Thanh Hùng (2000). Hệ thống thông tin quản lý)

HTTT quản lý giúp cho người quản lý cửa hàng quyết định tốt hơn và cố
gắng đạt được ưu thế cạnh tranh chiến lược. Chẳng hạn, quyết định hàng hóa nào
cần bổ sung hay ngừng kinh doanh, loại đầu tư nào cần thực hiện,… tất cả có được

sau khi nhờ HTTT phân tích. Đây khơng chỉ hỗ trợ các nhà quản lý cửa hàng ra


20

quyết định (RQD) mà cịn giúp họ tìm ra nhiều cách để chiếm ưu thế so với các
cửa hàng bán lẻ khác trong sự cạnh tranh vì khách hàng.
Các thơng tin có các nguồn gốc khác nhau (từ mơi trường, từ nhiều bộ phận
khác nhau của cơ sở) với nhiều dạng khác nhau (miệng, văn bản, đồ thị) đến hệ
thống, chúng là một thành phần của hệ thống thông tin quản lý.

2.1.5. Các yếu tố cơ bản của một hệ thống
Hình 2.3. Các yếu tố của một hệ thống
Mục tiêu của hệ thống

Cấu trúc hệ thống
Hệ Thống

Môi trường

Đầu vào và đầu ra

Môi trường của hệ thống là các yếu tố, điều kiện 1 hệ thống và có ảnh
hưởng đến kết quả hoạt động của hệ thống. Để xác định môi trường của hệ thống,
chúng ta dựa vào các câu trả lời của 2 câu hỏi sau đây:
- Yếu tố đó có ảnh hưởng đến kết quả của hệ thống hay khơng?
- Hệ thống đó có quyền thay đổi đến các yếu tố đó hay khơng?
Nếu trả lời có ở câu 1 và khơng ở câu 2, thì nó chính là yếu tố môi trường của hệ
thống.
Đầu vào của hệ thống là sự tác động của môi trường vào hệ thống, đầu ra

của hệ thống là sự tác động của hệ thống đến mơi trường.
Hình 2.4. Đầu vào, đầu ra của một hệ thống
Môi trường
Đầu vào

Đầu ra
Hệ thống


21

2.1.6. Cấu trúc của hệ thống
Hình 2.5. Cấu trúc của một hệ thống
a/ Mơ hình ghép nối liên tiếp (Hình 2.5a)
Phần tử j

Phần tử i

b/ Mơ hình ghép song song ( hình 2.5b)
Phần tử i
Phần tử k

Phần tử j

c/ Mơ hình ghép có mối liên hệ ngược (Hình 2.5c)
Phần tử i

Phần tử j

Phần tử k


2.1.7. Mục tiêu của hệ thống
Mục tiêu là trạng thái mong đợi, có thể có và cần phải có của hệ thống tại một
thời điểm hoặc sau một khoảng thời gian nhất định.
Mục tiêu không phải là ước muốn của từng phần tử, mà là những nhu cầu thực
tế mà tổ chức cần đạt được trong tương lai.
Mục tiêu là hướng để hệ thống phát triển theo quỹ đạo đề ra.
2.2.Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp
Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp là một hệ thống, nhìn chung hệ
thống thơng tin trong doanh nghiệp có những đặc điểm như hệ thống. Mục tiêu
chính của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp là chuyển dữ liệu thành thơng tin
(thơng tin là dữ liệu có nghĩa).
Theo từ ngữ kinh tế, một hệ thống thông tin trong doanh nghiệp là một hệ
thống con của một hệ thống kinh tế của một tổ chức nhất định. Mỗi một hệ thống
kinh tế đều có các mục tiêu như là tăng lợi nhuận, mở rộng thị phần, và cung ứng
dịch vụ cho khách hàng. Hệ thống thông tin của một tổ chức cung cấp thông tin


22

hoạt động hàng ngày của môt doanh nghiệp, như là xử lý các hóa đơn bán hàng
hay kiểm tra tín dụng. Những hệ thống này được gọi là hệ thống tác vụ. Hệ thống
thông tin thiết kế để cung cấp thông tin giúp cho nhà quản lý sử dụng nguồn nhân
lực có hiệu quả để đạt được mục tiêu kinh doanh, gọi là hệ thống chiến thuật. Hệ
thống thông tin hổ trợ cho các chiến lược kinh doanh gọi là hệ thống chiến lược.
2.2.1. Q trình hệ thống thơng tin trong một doanh nghiệp.
Hình 2.6. Q trình hệ thống thơng tin trong một doanh nghiệp
Theo tài liệu của PTS Lê Thanh Hà ( hình 2.6a)

Thơng tin

vào

1
Thu thập

4
Phân loại

-

2
Chọn lọc

5
Bảo quản

3
Xử lý

6
Truyền thơng

Thơng tin ra

Thu thập là q trình đầu tiên của hệ thống thơng tin. u cầu chính của khâu
này là thông tin phải được thu thập đúng yêu cầu và đầy đủ, khơng dư thừa.

-

Mục đích của bộ phận chọn lọc là làm cho thơng tin nhận được có độ tin cậy

cao

-

Bộ phận xử lý thực hiện các công viêc sau:
+ Mẫu hóa các tài liệu đã thu thập để tiện sử dụng và lưu trữ.
+ Phân tích và tổng hợp các tài liệu để rút ra những thông tin mới có thể
kèm theo sự đánh giá
+ Dịch các tài liệu hoặc tóm tắt và phân loại các tài liệu theo những chủ đề
nhất định.
Q trình xử lý thơng tin thường làm cho dung lượng và chất lượng của

thông tin thay đổi. Chẳng hạn, khi tổng hợp các thông tin riêng lẻ thành thông tin
tổng hợp, dung lượng của thơng tin sẽ giảm, nhưng chất lượng thơng tin có thể sẽ
tăng lên. Điều quan trọng ở đây là làm sao cho các tài liệu đã xử lý đem lại thông
tin cho người dùng nhiều nhất.


23

-

Nội dung của bộ phận phân loại là sắp xếp các tài liệu thu được, phân loại
chúng theo nhiều dấu hiệu như: nguồn tài liệu, thời gian nhận, loại tài liệu, nội
dung tài liệu để làm cho việc tìm kiếm thông tin của các nhà quản trị được dễ
dàng.

-

Bảo quản khơng chỉ địi hỏi phải giữ gìn các tài liệu (còn gọi là truyền tin qua

thời gian) mà còn phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
+ Cố gắng bảo quản nhiều tài liệu trong một đơn vị thể tích
+ Chống lại hiện tượng lão hóa

-

Yêu cầu của bộ phận truyền tin là đáp ứng đúng đòi hỏi của người dùng tin:
+ Đúng loại thông tin yêu cầu
+ Đủ mức độ chi tiết hóa
+ Đảm bảo độ chính xác
+ Đúng thời gian

Theo tài liệu của PGS TS. Trần Thành Trai (Hình 2.6b)
Thơng tin ngoại
- TT viết
- TT nói
- TT hình ảnh
- TT dạng khác

Thơng tin nội
- TT viết
- TT nói
- TT hình ảnh
- TT dạng khác

HTTQL thu nhận
Xử lý các dữ liệu thơ
(lọc, cấu trúc hóa)

Thơng tin cấu trúc

Xử lý
( áp dụng mộ số QTQL)

Thông tin kết quả
Phân phát

NSD

NSD


24

Hệ thống thông tin tiếp nhận các thông tin từ các nguồn khác nhau. Các
thơng tin cần được phân tích để xem nó có phù hợp với hệ thống hiện hữu? Tránh
sự q tải về thơng tin, chính sự q tải đơi khi có hại cho doanh nghiệp.
Những thơng tin có ích cho doanh nghiệp được cấu trúc hóa để có thể khai
thác trên các phương tiện tin học. Thu thập thường dùng giấy hoặc các vật thể ký
tin từ.
Trong rất nhiều trường hợp thu thập sẽ được tiến hành một cách hệ thống
và tương ứng với thủ tục xác định trước (nhập vật tư vào kho, thanh toán cho nhà
cung ứng…)
Từ những thông tin trên, vật thể ký tin, hệ thống xử lý các thơng tin đó như
sau:
 Tiến hành tính tốn trên các nhóm chỉ tiêu
 Thực hiện tính tốn tạo các thơng tin kết quả
 Nhập tu dữ liệu (thay đổi hoặc loại thông tin không cần thiết)
 Sắp xếp
 Lưu chứa tạm thời hoặc lưu trữ
 Xử lý có thể thực hiện thủ cơng, cơ giới hoặc tự động

Theo bài viết của PGS. Đặng Hữu Đạo và TS. Đỗ Trung Tuấn (Hình 2.6c)
Bốn tài nguyên cơ bản của hệ thống thông tin là:
- Con người
- Phần cứng máy tính
- Phần mềm máy tính
- Dữ liệu
Nguồn nhân lực: Người Dùng trực tiếp và các
chuyên gia
Nguồn
vật liệu,
phần
cứng và
bảo
dưỡng

Điều khiển thực hiện
hệ thống
Nhập
dữ liệu

Xử lý

Thông tin
ra

Lưu trữ dữ liệu
Nguồn dữ liệu: các cơ sở dữ liệu, mơ hình, tri thức

Nguồn
phần

mềm:
các
chương
trình và
thủ tục


25

Theo tài liệu của Robert Schultheis và Mary Sumner (hình 2.6d)
Phần
cứng
Dữ
liệu

Phần
mềm
Con
người

Kho dữ
liệu

Thủ tục

Thơng
tin

Phần cứng các thiết bị máy tính giúp cho việc xử lý dữ liệu xử lý thông tin
và những hoạt động khác có liên hệ. Phần mềm gồm các chỉ thị mà phần cứng

dùng để xử lý thông tin. Phần mềm bao gồm phần mềm ứng dụng và phần mềm hệ
thống. Phần mềm ứng dụng bao gồm các chương trình được viết để hỗ trợ cho một
nhiệm vụ kinh doanh nhất định, như đơn đặt hàng, tồn kho, các tài khoản thanh
toán... Phần mềm hệ thống giúp cho phần cứng xử lý các chương trình ứng dụng.
Phần mềm hệ thống bao gồm các chương trình điều khiển các chức năng như là
sắp xếp dữ liệu, chuyển đổi các chương trình thành ngơn ngữ máy để máy có thể
hiểu và khôi phục lại từ các vùng chứa.
Nhân viên xử lý thơng tin, như là nhân viên phân tích thiết kế, thảo chương
viên thiết kế và viết các chương trình ứng dụng để hỗ trợ cho hoạt động xử lý
thông tin. Nhân viên điều hành như nhân viên vào số liệu, nhân viên sửa chữa thiết
bị, điều khiển các hoạt động thường ngày. Cuối cùng tất cả các nhân viên đều phải
theo những thủ tục nhất định để tổ chức và quản lý hoạt động xử lý thông tin của
công ty. Những thủ tục này bao gồm việc thiết kế, thực hiện các chương trình, bảo
trì phần cứng và phần mềm, và quản lý chức năng điều hành. Các mối tương tác
giữa các phần tử tạo nên các thủ tục xử lý thông tin dùng để tổng hợp các thông tin
cần thiết cho việc ra quyết định.
2.2.2. Các thành phần của một hệ thống thông tin quản lý
- Lãnh vực quản lý: Mỗi lãnh vực quản lý tương ứng với những hoạt động
đồng nhất ( Thương mại, tài chính, nhân sự)
- Dữ liệu: là cơ sở của thơng tin, nó chính là ngun liệu của hệ thống thơng
tin quản lý, được biểu diễn dưới nhiều dạng ( truyền khẩu, văn bản, hình vẽ, ký


×