Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG TRUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.41 KB, 41 trang )

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG TRUNG .
2.1. Kế toán chi phí sản xuất.
2.1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Trong sản xuất kinh doanh, để hạch toán chi phí sản xuất được chính
xác, kịp thời đòi hởi công việc đầu tiên mà các nhà quản lý cần phải làm là
xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Vấn đề này có tầm quan trọng
đặc biệt cả trong lý luận cũng như thực tiễn và là nội dung cơ bản của tổ chức
hạch toán chi phí sản xuất.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong sản xuất là phạm vi giới hạn
công tác tập hợp chi phí sản xuất. Giới hạn tập hợp chi phí sản xuất có thể là
nơi phát sinh chi phí, có thể là đối tượng chịu phí. Vì vậy thực chất của việc
xác định nơi phát sinh chi phí là đối tượng chịu phí.
Để xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất cần phải căn cứ vào
các đặc điểm sau:
- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
- Loại hình sản xuất sản phẩm
- Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp
Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác
thì yếu tố đầu tiên là kế toán phải xác định được đối tượng kế toán tập hợp chi
phí sản xuất phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ và tình hình sản xuất
kinh doanh, trình độ quản lý của công ty.
Quy trình công nghệ sản xuất của công ty thuộc loại quy trình phức tạp
theo kiểu chế biến liên tục. Để sản xuất ra một lít bia thì phải trải qua nhiều
công đoạn chế biến khác nhau, liên tục, giữa các giai đoạn không cho ra nửa
thành phẩm nhập kho hoặc bán ra ngoài.
Để phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất, đáp ứng tốt yêu cầu về
công tác quản lý, công tác hạch toán kinh tế, tính giá thành sản phẩm công ty
Trêng §¹i häc kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ to¸n
Cổ phần Quang Trung xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng loại sản


phẩm bia.
2.1.2. Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất ở Công
ty Cổ phần Quang Trung.
2.1.2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất của Công ty Cổ phần Quang Trung.
Quy trình công nghệ sản xuất bia là quy trình phức tạp qua nhiều công
đoạn chế biến. Các chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất cũng đa dạng gồm
nhiều loại khác nhau, mà đặc biệt la khoản mục chi phí nguyên vật trực tiếp.
Nguyên vật liệu dùng để nấu Bia đều thuộc ngành thực phẩm như: gạo,
đường, malt, cao hoa…. có thời gian sử dụng nhất định nên rất khó khăn
trong việc bảo quản. Đồng thời có một số được cung cấp theo thời vụ nhưng
công ty lại cần để sản xuất trong cả năm. Vì vậy công ty đã tính toán để lập kế
hoạch để mua nguyên vật liệu nhằm hạn chế sự biến động của giá cả.
Bên cạnh đó để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu. Công ty đã xây dựng
một hệ thống định mức chi phí, định mức đối với từng loại vật tư cho từng
loại sản phẩm. Hàng quý định mức chi phí này lại được rà soát và thay đổi lại
cho phù hợp với tình hình thực tế.
Chi phí về công cụ dụng cụ phát sinh không thường xuyên để phục vụ
cho hoạt động chung, sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị cho nên phải có
biện pháp thích hợp để quản lý.
2.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất toàn công ty.
Để sản xuất ra Bia thành phẩm phải bỏ ra rất nhiều chi phí khác nhau.
Chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí phục vụ
cho công tác sản xuất. Công ty đã phân loại chi phí sản xuất theo hai tiêu
thức sau:
Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng của chi phí sản xuất. Theo
tiêu thức này chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia thành 3 khoản mục
đích chi phí sản xuất sau:
2
Trêng §¹i häc kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ to¸n
+ Chi phí nguyên liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên, vật

liệu chính, phụ… tham gia trực tiếp vào sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực
hiện lao vụ, dịch vụ.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương, phụ cấp lương và
các khoản trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ với tiền
lương phát sinh.
+ Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân
xưởng sản xuất (trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp).
- Phân loại theo nội dung và tính chất kinh tế của chi phí. Theo cách
phân loại này chi phí sản xuất bao gồm các yếu tố sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm tất cả các nguyên vật liệu chính như:
Malt, gạo, cao hoa, hoa viên, đường chi phí nguyên vật liệu phụ như: Nhãn,
mác, nút chai, phụ tùng thay thế.
+ Chi phí nhiên liệu động lực: Bao gồm toàn bộ chi phí về than trong
quá trình hoạt động sản xuất bia.
+ Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp: Bao gồm toàn bộ số tiền
lương phải trả cho các nhân viên tham gia hoạt động sản xuất trong kỳ và các
khoản trích theo lương như: BHYT, BHXH, KPCĐ.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm toàn bộ số trích khấu hao
TSCĐ trong kỳ.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm số tiền mà công ty trả cho nhà
cung cấp về tiền điện, điện thoại phục vụ cho hoạt động sản xuất của toàn
công ty.
+ Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm toàn bộ các chi phí bằng tiền khác
ngoài những chi phí đã nêu trên.
2.2. Nội dung và phương pháp hạch toán kế toán các khoản mục chi
phí sản xuất.
2.2.1. Đặc điểm nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty.
3
Trêng §¹i häc kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ to¸n
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở công ty chiếm tỷ trọng lớn. Do vậy

việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có tầm
quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất
và đảm bảo tính chính xác giá thành của thành phẩm.
Trong thực tế của công tác quản lý và hạch toán ở các doanh nghiệp, đặc
trưng dùng để phân loại nguyên vật liệu thông dụng nhất là theo vai trò và tác
dụng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo đặc trưng
này nguyên vật liệu chính sử dụng ở công ty gồm có: Malt và Hoa Houblon
cùng một số nguyên vật liệu khác.
Xuất phát từ đặc điểm của ngành sản xuất theo thời vụ công ty hầu như
không dự trữ vật liệu lâu dài. Nguyên vật liệu được mua theo định mức tiêu
hao quy định và tiến đải xuất. Số lượng nguyên vật liệu được chuyển vào trực
tiếp sản xuất. Nguyên vật liệu được hạch toán theo giá thực tế bình quân gia
quyền.
Trong quá trình mua nguyên vật liệu về sẽ đưa vào sản xuất ngay mà
phải qua sơ chế. Quá trình sơ chế vật liệu phục vụ sản xuất được thực hiện tại
kho của công ty.
Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì Kế toán Công ty sử
dụng những chứng từ sau: Phiếu xuất kho , phiếu nhập kho
Chứng từ sử dụng
Kế toán hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty cổ phần
Quang Trung sử dụng các chứng từ sau:
Phiếu xuất kho:
Biểu 1
4
Trêng §¹i häc kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ to¸n
CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG TRUNG
Đường Tô Hiệu - Hà Đông - Hà Tây
Mẫu số 02-VT
Ban hành theo QĐ số TC/CĐKT
Ngày 01/11/1995 BTC

PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 29 tháng 05 năm 2007
Số 38
Họ tên người nhận hàng: Phạm Hồng Quân
Lý do xuất: Phục vụ sản xuất.
Xuất tại kho: Công ty.
ST
T
Tên nhãn
hiệu, quy
cách…
Mã số ĐVT
Số lượng
Đơn
giá
Thành
tiền
Chứng
từ
Thực
tế
1 Bột lọc Kg 507 9.520
4.826.64
0
2 Khí CO
2
Kg 730 3.500
2.555.00
0
Cộng

7.381.64
0
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên)
Thủ kho
(Ký tên)
Kế toán trưởng
(Ký tên)
5
Trêng §¹i häc kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ to¸n
Biểu 2
6
Trêng §¹i häc kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ to¸n
CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG TRUNG
Đường Tô Hiệu - Hà Đông - Hà Tây
Mẫu số 02-VT
Ban hành theo QĐ số TC/CĐKT
Ngày 01/11/1995 BTC
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 30 tháng 05 năm 2007
Số: 41
Họ tên người nhận hàng: Phạm Hồng Quân
Lý do xuất: Phục vụ sản xuất.
Xuất tại kho: Công ty.
ST
T
Tên nhãn
hiệu, quy
cách…
Mã số ĐVT

Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Chứng
từ
Thực
tế
1 Cao nấu Kg 9,0
201.88
7
1.806.983
2 Hoa SX Kg 157,8
154.17
5
24.328.81
5
Cộng
25.135.79
8
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên)
Thủ kho
(Ký tên)
Kế toán trưởng
(Ký tên)
7
Trêng §¹i häc kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ to¸n
Khi nhận được phiếu xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thủ kho
kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ.
Định kỳ 10 ngày, thủ kho chuyển phiếu xuất kho lên phòng kế toán tài
vụ, kế toán vật tư hàng hoá sẽ ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu. Cuối tháng

tính ra thực tế của nguyên vật liệu xuất kho trong tháng trên sổ chi tiết theo
giá thực tế bình quân gia quyền.
=
=x
Kế toán theo dõi số NVL nhập, xuất, tồn trong tháng cả về số lượng và
giá trị trên sổ chi tiết NVL, CCDC. Sổ tiết NVL bao gồm những trang sổ theo
dõi chi tiết tình hình nhập, xuất, tồn trong tháng cả về số lượng và giá trị của
từng loại NVL, CCDC.
Từ phiếu xuất kho, nhập kho và một số chứng từ khác kế toán nhập vào
máy để tổng hợp thành sổ tài khoản chi tiết TK152.
8
Trêng §¹i häc kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ to¸n
Biểu 3 SỔ CHI TIẾT TK 152
Tháng 5 năm 2007
Số dư đầu tháng: 49.182.516
ĐVT: VND
T
T
Số CT Ngày Diễn giải Đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có
1 50 25/05/2007 Nhập mua MALT 331 40.727.260
2 38 29/05/2007 Xuất bột lọc sản xuất 621 4.826.640
3 38 29/05/2007 Xuất khi CO
2
621 2.555.000
4 39 29/05/2007 Xuất than sản xuất 621 19.440.000
5 41 30/05/2007 Xuất cao nấu mẻ 621 1.816.983
6 41 30/05/2007 Xuất hoa 621 24.328.815
7 43 30/05/2007 Xuất cồn sản xuất 621 3.908.080
8 57 31/05/2007 Nhập mua MALT 331 98.909.060
Tổng 354.198.058 323.001.708

9
Trêng §¹i häc kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ to¸n
Tài khoản sử dụng.
Kế toán hạch toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng các
tài khoản sau: TK 152, TK 621.
Ngoài ra còn sử dụng một số các tài khoản khác có liên quan: TK 111,
TK 112, TK 331, TK 133.
Tài khoản 152 (Nguyên liệu, vật liệu).
- Công dụng:
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiệu có tình hình biến động của
nguyên vật liệu nhập kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và phản
ánh nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ (đầu kỳ sau) theo phương pháp kiểm kê
định kỳ.
- Quy định hạch toán:
+ Kế toán nhập xuất nguyên vật liệu tồn kho, nguyên vật liệu được tính
theo giá thực tế.
+ Trường hợp doanh nghiệp tính giá nguyên vật liệu theo giá hạch toán
hoặc một giá ổn định trong kỳ kế toán thì cuối kỳ kế toán phải điều chỉnh giá
trị nguyên vật liệu xuất kho theo giá thực tế theo công thức sau:
=
= + Hệ số chênh lệch
+ Kế toán hạch toán chi tiết NVL theo từng kho, loại, từng nhóm NVL.
Bên nợ tài khoản 152
Mua ngoài nguyên vật liệu về nhập kho: TK đối ứng 111, 112, 331…
Nhập kho NVL về chế biến hoặc thuê ngoài gia công: TK đối ứng 154.
Nhận vốn góp liên doanh, liên kết; TK đối ứng 411
Nhập kho NVL thừa từ quá trình sản xuất: TK đối ứng 621.
Nhập kho phế liệu từ quá trình sản xuất: TK đối ứng 711, 154, 641, 642.
Kiểm kê cuối kỳ phát hiện thừa NVL: TK đối ứng 3387, 711.
Đánh giá tăng NVL ở cuối kỳ: TK đối ứng 421.

10
Trêng §¹i häc kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ to¸n
Bên có tài khoản 152.
Xuất kho NVL dùng cho quá trình sản xuất sản phẩm: TK đối ứng 621
Xuất kho NVL sử dụng cho các mục đích khác: TK đối ứng 641, 642,
627…
Kiểm kê phát hiện thiếu NVL ở cuối kỳ: TK đối ứng 1381, 1388, 811…
Đánh giá giảm NVL ở cuối kỳ: TK đối ứng 421.
SDNCK: Phản ánh giá trị NVL tồn kho cuối kỳ.
Tài khảon 621 (Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)
- Công dụng:
Dùng để tập hợp toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu bao gồm NVL
chính, NVL phụ, nhiên liệu, bán thành phẩm để sản xuất ra sản phẩm.
- Quy định hạch toán:
+ Phải tập hợp chi tiết từng đối tượng sử dụng NVL hoặc có thể tập
trung cho tất cả các sản phẩm sản xuất ra.
+ Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí: NVL chính,
NVL phụ dùng để sản xuất ra sản phẩm.
+ Cuối kỳ kết chuyển TK 621 vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm
theo trị giá NVL được sử dụng thực tế để sản xuất ra khỏi lượng sản phẩm
hoàn thành.
+ Khi kết chuyển về TK 154 để tính giá thành sản phẩm thì kế toán phải
kết chuyển toàn bộ chi phí phát sinh cho từng đối tượng sản phẩm (nếu doanh
nghiệp tập hợp riêng biệt chi phí NVL để sản xuất từng sản phẩm) hoặc tính
vào phân bổ sau đó mới kết chuyển về tài khoản 154 (nếu doanh nghiệp
không tập hợp riêng biệt chi phí NVL để sản xuất từng sản phẩm).
Bên nợ tài khoản 621
Tập hợp toàn bộ chi phí NVL phát sinh trong kỳ.
Bên có tài khoản 621
NVL sử dụng không hết hoặc phế liệu thu hồi nhập kho.

11
Trêng §¹i häc kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ to¸n
Kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm.
TK 621 không có số dư cuối kỳ.
Trình tự kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu
- Xuất kho NVL để sản xuất:
Nợ TK 621: Chi phí NVL trực tiếp
Có TK 152: Xuất NVL
- Mua NVL, kể cả bán thành phẩm mua ngoài về sản xuất đưa trực tiếp
vào phân xưởng sản xuất
Nợ TK 621: Chi phí NVL trực tiếp
Nợ TK 133: thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Có TK 111, 112, ...., 331
- Vật liệu đưa vào sản xuất sử dụng không hết doanh nghiệp đưa vào
nhập kho.
Nợ TK 152: Nguyên vật liệu
Có TK 621: Chi phí NVL trực tiếp
- Căn cứ vào phiếu xuất kho số 38 ngày 29/05/2007 kế toán ghi:
Nợ TK 621: 4.826.640
Có TK 152: 4.826.640
Nợ TK 621: 2.555.000
Có TK 152: 2.555.000
- Căn cứ vào phiếu xuất kho số 41 ngày 29/05/2007 kế toán ghi:
Nợ TK 621: 1.816.983
Có TK 152: 1.816.983
12
Trêng §¹i häc kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ to¸n
Nợ TK 621: 24.328.815
Có TK 152: 24.328.815
2.2.2. Đặc điểm hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
chi phí, khoảng. Tuy nhiên khoản mục này có ý nghĩa rất quan trọng, nó góp
phần tạo động lực trong lao động sản xuất. Bởi yếu tố con người đóng vai trò
quan trọng vì vậy việc tính tiền lương cán bộ công nhân viên cần phải công
bằng, chính xác và đúng với công sức của người lao động bỏ ra để nâng cao
năng xuất lao động, tạo hiệu quả trong sản xuất.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm trực
tiếp nên phần lớn lao động trong công ty là công nhân trực tiếp sản xuất và
cán bộ kỹ thuật, bộ phận quản lý không nhiều. Ngoài ra công ty phải sản xuất
theo thời vụ nên khi vào vụ cần phải thuê thêm công nhân - Lao động thuê
ngoài. Do đó đòi hỏi sự quản lý nhân công phải chặt chẽ và hiệu quả nhằm
xác định chi phí nhân công của công ty một cách chính xác góp phần tính giá
thành đúng đắn.
Chi phí nhân công trực tiếp của công ty bao gồm các khoản thù lao phải
trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. Các khoản trích theo lương và tiền ăn ca
phải trả công nhân trực tiếp không hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp
mà hạch toán vào chi phí sản xuất chung.
Công ty Cổ phần Quang Trung áp dụng hai hình thức trả lương cho cán
bộ công nhân viên là hình thức trả lương theo thành phảm và hình thức trả
lương theo thời gian.
- Hình thức trả lương theo thời gian: Là hình thức lương được tính theo
thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động.
13
Trêng §¹i häc kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ to¸n
=
- Hình thức trả lương theo sản phẩm: Là hình thức lương tính theo sản
phẩm và khối lượng công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng và
đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm, một công việc đó.
= Lượng sản phẩm x
Chứng từ sử dụng

- Bảng tính lương
- Bảng thanh toán lương và các khoản trích theo lương và một số chừng
từ khác liên quan.
14
Trêng §¹i häc kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ to¸n
Biểu 4 BẢNG TỔNG LƯƠNG BỘ PHẬN SẢN XUẤT
Tháng 5 năm 2007
TT Tên tổ
Lương sản phẩm Lương TG Ca 3
Trách
nhiệm
Độc hại
Tổng
cộng
Lương ĐG TT Công ĐG TT Công ĐG TT Lương ĐG TT
1 Tổ nấu 78300 36,21 2858733 33 22000 726000 - - - 20000 - - - 3604733
2 Tổ nghiền 78300 22,45 1757835 17 22000 374000 - - - 20000 - - - 2151835
3 Tổ lò hơi 36884 26,50 2074950 48 22000 1056000 - - - 20000 78000 10,45 815235 3966185
4 Tổ men 36884 24,77 913617 17 22000 374000 30 8000 240000 20000 - - - 1547617
5 Tổ lọc 36884 25,18 928739 19 22000 418000 29 8000 232000 20000 - - - 1598739
6 Tổ lạnh 12776 31,58 1164797 37 22000 814000 58 8000 464000 20000 3684 11,03 406830 2869626
7 Tổ triết - 34,54 316523 21 22000 462000 - - - 20000 - - 795523
8
Tổ bia
chai
- - 7145064 43,5 22000 957000 - - - 20000 - - 8112064
A Rửa chai 29820 90,00 2683800 - - - - - - - - - - -
B Soi chai 29820 35,00 1043700 - - - - - - - - - - -
C Đóng chai 31296 27,00 845000 - - - - - - - - - - -
D Hấp chai 31296 45,00 1408320 - - - - - - - - - - -

E Dán chai 30638 38,00 1164244 - - - - - - - -
Cộng 17157258 5181000 936000 160000 1222065 24656323
15
SV: Ph¹m ThÞ Thu Thñy Líp: A3 - K7
Trêng §¹i häc kinh tÕ Quèc d©n Khoa KÕ to¸n
Hàng tháng khi phòng tổ chức lao động tiền lương gửi các bảng thanh
toán tiền lương đến, kế toán tiền lương sẽ lập bảng phân bổ tiền lương,
BHXH, KPCĐ. Căn cứ vào tổng số tiền lương phải trả cho cán bộ, công nhân
sản xuất, quỹ lương cơ bản và tỷ lệ trích BHXH, KPCĐ, kế toán xác định số
BHXH, KPCĐ phải trích nộp cho từng phân xưởng.
Công ty thực hiện trích 15% BHXH theo quỹ lương cơ bản và trích 2%
KPCĐ theo quỹ lương thực tế. Riêng khoản BHYT Công ty trích nộp một
năm hai lần theo tỷ lệ trên quỹ lương cơ bản. Vì giá trị nhỏ nên số tiền BHYT
này được tập hợp vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong tháng phát sinh.
Tháng 05/2007 không phát sinh khoản trích BHYT nên kế toán không phản
ánh nghiệp vụ này.
Bảng phân bổ tiền lương.
16
SV: Ph¹m ThÞ Thu Thñy Líp: A3 - K7

×