Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Ebook 100 ý tưởng kinh doanh tuyệt hay: Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.54 MB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1></div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2></div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Kourdi, Jeremy</b>


100 ý tưởng kinh doanh tuyệt hay / Jeremy Kourdi ; Mai Mai Hương d. - T.P. Hồ Chí
Minh: Trẻ, 2011.


340tr. ; 20,5cm.


Nguyên bản : 100 great business ideas.


1. Thành công trong kinh doanh. 2. Lập kế hoạch kinh doanh. 3. Lập kế hoạch chiến lược.
I. Mai Mai Hương d. II. Ts: Một trăm ý tưởng kinh doanh tuyệt hay. III. Ts: 100 great business
ideas. IV. Ts: One hundred great business ideas.


<b>650.1 — dc 22</b>


<b>100 Great Business Ideas</b>


Copyright © 2009 Jeremy Kourdi


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4></div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5></div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Mục lục



Lời cảm ơn 9


Giới thiệu 10


1 Xây dựng lòng tin và lòng trung thành với khách hàng 13


2 Dự trù kịch bản cho tương lai 16


3 Làm cho người lao động tự hào 19



4 Sử dụng thông tin khách hàng 22


5 Nguyên tắc 150 người 25


6 Định hướng thông tin 28


7 Nhượng quyền kinh doanh 33


8 Cắt giảm sự lãng phí (muda) 36


9 Giữ khách 39


10 Phân nhóm khách hàng theo tâm lý học 42


11 Am hiểu về cơ cấu dân số 45


12 Đáp ứng nhu cầu trên quy mô lớn 49


13 Lãnh đạo đổi mới từ trên xuống dưới 52
14 Tạo mạng lưới quan hệ và truyền đạt


giá trị doanh nghiệp 55


15 Đạt được sự tăng trưởng đột phá 58


16 Thử nghiệm đào sâu 62


17 Thử nghiệm trên thị trường 65


18 Trao quyền cho khách hàng của bạn 68



19 Tự chiếm thị phần 71


20 Tăng tính cạnh tranh 74


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

22 Làm nổi bật nét độc đáo kích thích việc mua hàng 80


23 Đường cong kinh nghiệm 83


24 Mơ hình chuỗi: Người lao động – khách hàng – lợi nhuận 86


25 Đo lường hiệu quả lao động 93


26 Không gian thương hiệu 97


27 Không gian sống 101


28 Tăng cường khả năng tiếp cận 104


29 Hợp tác 107


30 Chiến thuật “đề can dán xe hơi” 110


31 Đánh giá theo bản năng 113


32 Xây dựng một tổ chức cầu tiến 116


33 Tái sáng tạo 120


34 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 123



35 Điểm bùng phát 126


36 Th gia cơng ngồi 130


37 Khuyến mãi thức thời 133


38 Tiếp thị trải nghiệm 136


39 Bảng chỉ số thông tin và hoạt động định lượng 139


40 Làm việc linh hoạt 143


41 Xác định lại đối tượng tiếp nhận 146


42 Bán hàng khép kín 149


43 Biến chuỗi cung cấp thành chuỗi lợi nhuận 152


44 Đàm phán thông minh 155


45 Sản phẩm tương hợp 158


46 Quảng cáo gây thiện cảm 161


47 Những cải tiến cho sự tiện dụng hàng ngày 164


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

49 Chân thành với khách hàng 170


50 Khả năng nhận biết tức thời 173



51 Điều khiển quá trình thay đổi 176


52 Sự đa dạng 179


53 Cân bằng giữa hoạt động lõi với hoạt động điều kiện 181
54 Sắp xếp lại quy trình kinh doanh 184


55 Sự hội tụ 188


56 Bán chéo và bán lên 190


57 Tám giai đoạn thay đổi của Kotter 193
58 Tiếp thị doanh nghiệp với doanh nghiệp 197
59 Xác lập nguyên tắc ứng xử với người lao động 199


60 Trù tính sự lỗi thời 202


61 Tránh sự phổ thơng hóa 205


62 Phát triển sự gắn bó với nhân viên 208


63 Quản lý bằng quan sát 211


64 Tiếp thị trúng đích 214


65 Xây dựng và quản lý thương hiệu 217


66 Trao quyền 221



67 Tư duy lại về ngân sách 224


68 Chu trình của người mua 227


69 Bán hàng trực tiếp 231


70 Quản lý theo nhóm tuổi 234


71 Thuyết ba nhân tố 237


72 Phát triển những sản phẩm phù hợp với Hồi giáo 241


73 Các nhóm hỗ trợ và thách thức 245


74 Chiến lược rõ ràng 247


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

76 Xây dựng các mối quan hệ công việc 254


77 Học hỏi lẫn nhau 257


78 Vi tín dụng 260


79 Sinh tồn trong suy thối 262


80 Văn hóa sáng tạo 265


81 Xây dựng nguồn lực 267


82 Xây dựng niềm tin 271



83 Khả năng hiểu biết cảm xúc 274


84 Thẻ điểm cân bằng 277


85 Phát triển văn hóa bán hàng 282


86 Phân khúc thị trường 285


87 Táo bạo 287


88 Phá bỏ tính cục bộ 290


89 Bán hàng qua mạng 293


90 Đổi mới giá trị 297


91 Quản lý nhân tài 300


92 Con đường lãnh đạo 303


93 Chơi rắn 306


94 Sử dụng website 309


95 Tiếp thị lan truyền 313


96 Huấn luyện và giám sát 316


97 Sáng kiến lấy người sử dụng làm trung tâm 319
98 Kế hoạch kế thừa và thăng tiến nội bộ 322


99 Phát triển vốn kiến thức và vốn tri thức 326


100 Ra quyết định và nghịch lý của các lựa chọn 330


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Lời cảm ơn



Quyển sách này là kết quả của sự ủng hộ và sự khuyến
khích từ nhiều người, và trong khi việc thực hiện quyển
sách, phong cách viết, và các thiếu sót trong sách là của tơi,
thì chun mơn và sự giúp đỡ của mọi người là điều phải
được ghi nhận và cảm ơn. Xin gửi lời cảm ơn đến Louise
Kourdi, người đã có những nghiên cứu miệt mài đặc biệt
giá trị, và cảm ơn Martin Liu cùng với các đồng nghiệp tài
giỏi của ông ở Marshall Cavendish, những người mà tôi
đánh giá rất cao về chun mơn, sự kiên nhẫn, và nhiệt tình.
Tơi cũng đã may mắn được làm việc với các doanh nghiệp
đặc biệt nhất, chuyên nghiệp nhất, và thú vị nhất. Vài doanh
nghiệp trong số đó được giới thiệu trong quyển sách này.
Tơi nợ một món khổng lồ với tất cả các khách hàng và các
công ty mà trước đây tôi đã làm việc với, những người đã
tạo ra môi trường thú vị và hào hứng nhất để làm việc, học
hỏi, và phát triển.


Cuối cùng, sự biết ơn của tôi xin được bày tỏ với vợ tơi
Julie và con trai Tom, vì đã ủng hộ, động viên, và khích lệ
tơi khơng ngừng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Giới thiệu



Đây là một quyển sách về một số ý tưởng hay nhất được


sử dụng trong kinh doanh. Có những ý tưởng đơn giản
– đơi khi đơn giản đến gần như vô lý – trong khi một số
khác dựa trên các nghiên cứu tỉ mỉ, hoặc kinh nghiệm của
những người tài trí uyên thâm. Hầu hết các ý tưởng có thể
sử dụng lâu dài, vì tính logic, tính đơn giản, hay các giá trị
của ý tưởng này giúp chúng tồn tại được lâu dài; trong khi
có những ý tưởng, thành thật mà nói, thì hơi nhất thời.
Chứng minh được khả năng và hiệu quả là điều đã liên kết
các ý tưởng này lại với nhau. Chúng không chỉ là những ý
tưởng sáng suốt và có ích, mà cịn là những ý tưởng được
thực hiện theo một cách tài tình, hay bất chấp nghịch cảnh.
Khả năng của những người đã nghĩ ra và áp dụng những ý
tưởng này thật đáng ca ngợi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Mặc dù các ý tưởng rất đa dạng, thú vị, và kích thích tư duy
– hy vọng là vậy – theo tơi thấy dường như cịn có nhiều đề
tài khác nhau xuyên suốt trong các ý tưởng này và trong
cả các doanh nghiệp áp dụng các ý tưởng đó. Đó là sự sẵn
sàng thử nghiệm và chấp nhận rủi ro. Được như vậy bởi vì
nhiều doanh nghiệp thể hiện năng lực và chí làm ăn – một
khát vọng không ngơi nghỉ muốn thực hiện tốt mọi việc
và đi trước đối thủ. Điều này thường đi cùng với khả năng
thấu hiểu cội rễ căn nguyên của một vấn đề, một cơ hội, hay
một thách thức và làm được điều gì đó đặc biệt, hơn là xử
lý qua loa hiện trạng. Sự thẳng thắn và am hiểu về việc cần
phải hiệu quả và thực hiện ý tưởng cũng là một đặc điểm
thường thấy. Tuy vậy, có một số ý tưởng là kết quả của các
nghiên cứu và tìm hiểu ở diện rộng. Điều này dường như
củng cố quan điểm của Peter Drucker rằng các ý tưởng và
các quyết định lớn lao là một sự pha trộn giữa trực giác và


các phân tích nghiêm ngặt. Rõ ràng, đơi khi một trong hai
mặt này có vai trị quan trọng hơn so với mặt kia (tùy vào
ý tưởng), nhưng cả hai đều rất quan trọng. Cuối cùng, nhu
cầu có hiệu quả, xuyên suốt, và đảm bảo thành công được
thể hiện qua nhu cầu thường xuyên giám sát, đo lường, và
chọn lọc cách triển khai ý tưởng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

hứng từ ý tưởng”, áp dụng các nét chính của ý tưởng, chứ
khơng áp dụng đến từng chi tiết của ý tưởng đó. Ví dụ như
trong quyển sách tuyệt vời từng giành giải thưởng, quyển
<i>Guns, Germs, and Steel: A History of Everybody for the Last </i>
<i>13,000 Years</i>, tác giả Jared Diamond đã viện dẫn sự phát
triển của bảng chữ cái như một ý tưởng xuất hiện độc lập
chỉ một lần và rồi sau đó được sao chép ở một nơi khác.
Đương nhiên, các kỹ thuật này là hai đầu đối nhau trên
một quang phổ, nhưng, ở cả hai phương pháp này, sự kích
thích ý tưởng chắc chắn sẽ thích ứng hơn, thiết thực hơn,
và có khả năng thành cơng hơn. Vì vậy, hãy sử dụng những
ý tưởng này để khơi dậy các suy nghĩ của bạn và phải có
sự điều chỉnh cụ thể để đảm bảo ý tưởng được triển khai
hiệu quả trong hoàn cảnh của bạn.


Tôi hy vọng rằng những ý tưởng này sẽ mang lại cho bạn
cảm hứng để tìm ra thêm hay phát triển suy nghĩ của bạn
theo những tuyến sáng tạo mới, tạo ra những ý tưởng xuất
sắc khác trong tương lai.


<i>Jeremy Kourdi </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

XÂY DỰNG LÒNG TIN



VÀ LÒNG TRUNG THÀNH


VỚI KHÁCH HÀNG



Cả ViệC bán Hàng và việc tác động để bán hàng đều chịu
chung một quan niệm sai lầm rằng để thành công bạn phải
quảng bá sản phẩm hoặc ý tưởng một cách rầm rộ hay khéo
léo. Sự hiểu lầm này dẫn đến những hành động khơng phù
hợp. Ví dụ, người ta có thể trở nên khoe mẽ, và hùng hổ,
hay nhiều lời và sẵn lòng quá mức. Việc bán hàng và việc
tác động khách hàng thực chất tùy thuộc vào việc tạo ra
hành vi phù hợp, bằng cách có thái độ cởi mở và quyết đoán
vừa phải với sự nhiệt tình và khéo léo. Kết hợp với một sản
phẩm hay một nhãn hàng tuyệt vời, điều này sẽ góp phần
và việc xây dựng lịng tin trong khách hàng.


Ý tưởng



Harley-Davidson đã vượt qua một quá khứ khủng hoảng
bằng cách xây dựng lòng tin khách hàng – một trong những
tài sản lâu bền nhất của hãng này. Harley-Davidson từng
là một trong những nhà sản xuất mô tô hạng nhẹ đầu tiên
của Mỹ, nhưng vào những năm 1980 doanh thu tụt giảm
đột ngột do có sự cạnh tranh mạnh mẽ của những cỗ máy
nhật chất lượng cao và vừa túi tiền. Harley-Davidson đã
nâng cao chất lượng bằng cách sử dụng kỹ thuật sản xuất


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

của tiến sĩ W. Edwards Deming. Thách thức kế tiếp là giành
lại, và duy trì, thị phần (hãng này giờ có được tỷ lệ niềm
tin khách hàng lên đến 90%).



Sự am hiểu nhu cầu của khách hàng và khả năng lôi cuốn
cảm xúc của khách hàng đã giúp Harley-Davidson xây dựng
lịng tin và quan hệ gắn bó với khách hàng. Các quản lý của
họ gặp gỡ khách hàng định kỳ trong các đại hội lớn, nơi
những mẫu xe mới được chạy thử. Quảng cáo củng cố thêm
hình ảnh thương hiệu nhằm gia tăng lòng tin của khách
hàng. Câu lạc bộ những người sở hữu Harley (HOg) là một
câu lạc bộ hội viên ăn sâu vào lòng tin của khách hàng, với
hai phần ba khách hàng luôn tái đăng ký thẻ thành viên.
Đáng chú ý là Harley-Davidson luôn đảm bảo khách hàng
nhận được các lợi ích mà họ coi trọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Thực hành



 Mang đến cho khách hàng trải nghiệm nhất quán (lý
tưởng nhất là một trải nghiệm đáng nhớ) mỗi lần họ
làm việc với doanh nghiệp của bạn.


 Hãy xác lập giá trị rõ ràng – thứ mà bạn đang cung cấp
cho khách hàng.


 Tạo động cơ để khách hàng mới trở lại và tiếp tục đặt
hàng.


 Đền đáp cho sự trung thành của những khách hàng đang
có.


 Có tính cạnh tranh – điều với bạn được xem là một thỏa
thuận làm ăn tốt có thể là điều mà đối thủ của bạn không
đáp ứng được.



 Mang lại trải nghiệm thoải mái và thích thú cho khách
hàng.


 Đảm bảo với khách hàng về độ tin cậy của những lời
chào hàng sản phẩm và dịch vụ.


 Cải tiến không ngừng, dựa vào các phản hồi của khách
hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

DỰ TRÙ KỊCH BẢN


CHO TƯƠNG LAI



LậP CáC KịCH bản cho tương lai sẽ tạo
điều kiện để các công ty dự trù cho tương lai, tiến vào trận
địa trước khi trận đánh mở màn sao cho họ được chuẩn bị
tốt hơn. Các kịch bản khơng phải là nhằm dự đốn các sự
kiện tương lai. giá trị của chúng là ở chỗ giúp doanh nghiệp
hiểu được các tác động có ảnh hưởng đến tương lai. Chúng
thách thức các giả định của chúng ta.


Ý tưởng



Vào những năm 1960, Pierre Wack, người đứng đầu nhóm
kế hoạch của Royal Dutch/Shell, yêu cầu các thành viên
ban quản trị hình dung ngày mai. Điều này thúc đẩy các
suy nghĩ chiến lược đầy tâm huyết và sâu sắc về tình hình
hiện tại, bằng cách tạo cơ hội để họ phát hiện và hiểu rõ các
thay đổi. Pierre Wack muốn biết bên cạnh các khả năng kỹ
thuật, liệu có những yếu tố nào khác liên quan đến nguồn


cung dầu mỏ có khả năng trở nên khơng ổn định trong
tương lai hay khơng. Ơng lên danh sách các cổ đông và lấy
ý kiến của họ về vai trị của các chính phủ ở các nước sản
xuất dầu: liệu các nước sản xuất dầu có tiếp tục tăng sản
lượng hết năm này qua năm khác khơng? Việc tìm hiểu các


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

thay đổi có thể có trong chính sách của các chính phủ đã
cho thấy một cách rõ ràng rằng chính phủ các nước sản
xuất dầu sẽ không mãi thuận theo các hoạt động của Shell.
nhiều nước đã không cần đến việc tăng nguồn thu nhập.
Các nước này có ưu thế, và logic áp đảo với các nước sản
xuất dầu là cắt giảm nguồn cung, tăng giá bán, và bảo vệ
trữ lượng dầu của mình.


Khi cuộc chiến giữa Arập và israel nổ ra vào năm 1973 làm
hạn chế nguồn cung dầu mỏ, giá dầu tăng cao gấp năm lần.
May mắn cho Shell là cơng trình kịch bản tương lai của
Wack đã giúp Shell có sự chuẩn bị tốt hơn đối thủ để thích
nghi với tình hình mới – tiết kiệm được hàng tỉ đơla, hãng
này đã leo từ vị trí thứ bảy lên vị trí thứ hai trong bảng
xếp hạng tính theo lợi nhuận của ngành. Shell đã biết cần
phải vận động hành lang với chính phủ nào và làm thế nào
để tiếp cận họ, cần đa dạng hóa ở nơi nào và cần có hành
động gì với từng thành viên của OPEC (Tổ chức các nước
xuất khẩu dầu mỏ).


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Thực hành



 Kịch bản cho tương lai không phải là các dự đoán: chúng
được dùng để hiểu rõ những tác động có ảnh hưởng


đến tương lai. Vấn đề khơng phải là biết được chính xác
tương lai sẽ như thế nào, mà hiểu được phương hướng
chung của tương lai là gì – và tại sao như vậy.


 Lập kế hoạch và xây dựng quy trình kịch bản tương lai:
chẳng hạn như thống nhất về việc ai được tham gia quy
trình này.


 Thảo luận về các khả năng tương lai có thể xảy ra
(thường là bằng cách triển khai các hoạt động theo một
phương hướng tương lai có thể xảy ra)


 Phát triển các kịch bản tương lai chi tiết hơn.


 Phân tích các kịch bản tương lai: tại sao chúng có thể
xảy ra, bạn sẽ làm gì nếu chúng xảy ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>3</b>

<sub>LÀM CHO </sub>



NGƯỜI LAO ĐỘNG TỰ HÀO


MộT CƠng Ty Có HìnH ảnH tích cực và
cảm giác tự hào sẽ là một cơng ty đồn kết và hoạt động
hiệu quả, và là một thương hiệu đáng nể về mặt tuyển dụng.
Khi người lao động tôn trọng và đánh giá cao nơi họ làm
việc, thì rồi năng suất, chất lượng cơng việc và sự thỏa mãn
về công việc của họ sẽ tăng lên.


Ý tưởng



nhân viên của bạn có tự hào vì được làm việc trong doanh


nghiệp của bạn không? Cảm giác tự hào này có thể là kết
quả từ sự thành cơng, từ mục đích, tơn chỉ, chất lượng lãnh
đạo của doanh nghiệp, hay là chất lượng và ảnh hưởng của
sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất. Một ví dụ về điều này
là cơng ty Taylor nelson Sofres (TnS), một công ty thông
tin thị trường hàng đầu với hơn 14.000 nhân viên cơ hữu
trên tồn thế giới. TnS thu thập, phân tích, và diễn giải các
thông tin cho khách hàng, cung cấp các nghiên cứu về kinh
doanh và về các vấn đề thị trường, triển khai cả các khảo
sát xã hội và chính trị.


</div>

<!--links-->

×