Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thành quả dự án công trình ngành điện việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 147 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

VŨ ANH TUẤN

ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÀNH QUẢ
DỰ ÁN CƠNG TRÌNH NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM

Chun ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2008


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. CAO HÀO THI

Cán bộ chấm nhận xét 1:.................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Cán bộ chấm nhận xét 2:.................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................


.........................................................................................................................................

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày…..tháng……năm 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo--Tp.HCM, ngày 30 tháng 06 năm 2008

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên:

VŨ ANH TUẤN

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh:

27/09/1977

Nơi sinh: Nam Định

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH


/ Nữ

MSHV: 01706467

Khóa (năm trúng tuyển): 2006
1. TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÀNH
QUẢ DỰ ÁN CƠNG TRÌNH NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM
2. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
-

Xác định các tiêu chí để đo lường Thành quả dự án điện

-

Xác định các yếu tố tác động đến Thành quả dự án điện

-

Xác định mức độ quan trọng của từng yếu tố đến Thành quả dự án điện

-

Kiến nghị những vấn đề nhà quản lý ngành điện cần quan tâm

3. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

21/01/2008

4. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:


30/06/2008

5. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

TS. CAO HÀO THI

Nội dung và đề cương luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CẢM TẠ

Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, dù gặp rất nhiều trở ngại song với sự
nỗ lực của bản thân và sự động viên giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và người thân luận
văn đã hoàn thành đúng theo tiến độ. Để đạt được những thành quả này, trước tiên
tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến TS. Cao Hào Thi, người đã tận tình chỉ bảo và
truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề
tài nghiên cứu, tơi cũng bày tỏ lịng biết ơn đến các thầy cô trong khoa Quản Lý
Công Nghiệp Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM đã trang bị cho tơi có đủ kiến
thức để thực hiện đề tài này, ngoài ra tôi gửi lời cám ơn đến các bạn bè, đồng
nghiệp và tất cả những người đã hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát và thu thập mẫu
phục vụ cho nghiên cứu. Cuối cùng, là lòng biết ơn sâu sắc đến Cha Mẹ và người
thân của tôi đã động viên tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.



ii

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài này chủ yếu nghiên cứu để tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa các tiêu chí đo
lường Thành quả dự án điện và những yếu tố tác động đến Thành quả dự án điện,
qua đó sẽ kiến nghị những vấn đề về quản lý dự án mà ngành điện cần quan tâm.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào các dự án điện tại Việt Nam.
Mơ hình nghiên cứu các tiêu chí đo lường Thành quả dự án điện được dựa vào các
nghiên cứu trước đây bao gồm chi phí, thời gian, yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu các
bên liên quan. Những yếu tố tác động đến Thành quả dự án điện chủ yếu dựa vào
các nghiên cứu của Belassi & Tukel (1996), Cao Hào Thi (2006) bao gồm yếu tố về
Ổn định mơi trường bên ngồi, Năng lực nhà quản lý dự án, Năng lực thành viên
tham gia dự án, Sự hỗ trợ của tổ chức và Đặc trưng dự án. Trong nghiên cứu này đã
đưa thêm các yếu tố vào khảo sát bao gồm yếu tố về Năng lực các bên tham gia dự
án và yếu tố về Sự hỗ trợ ngoài tổ chức.
Kết quả nghiên cứu xác định các tiêu chí đo lường Thành quả dự án điện phù hợp
với các nghiên cứu trước đây. Phần phân tích hồi qui cũng cho thấy những yếu tố
tác động đến Thành quả dự án điện tại Việt Nam đều có mối quan hệ đồng biến và
có ý nghĩa thống kê, phù hợp với nghiên cứu của Belassi & Tukel (1996), Cao Hào
Thi (2006). Kết quả của mơ hình nghiên cứu đã giải thích 56.1% sự biến động của
biến phụ thuộc Thành quả dự án điện. Kết quả này cũng là cơ sở cho các nhà quản
lý ngành điện quan tâm nhằm cải thiện cách quản lý dự án được hiệu quả hơn.
Đề tài nghiên cứu dừng lại ở mức độ phân tích hồi qui đa biến, chưa tiến hành
nghiên cứu tác động giữa các nhóm biến độc lập với nhau. Các biến định tính trong
nghiên cứu cịn bị hạn chế có thể do đặc thù của dự án điện tại Việt Nam. Q trình
thu tập mẫu khơng đều ở các loại dự án nguồn điện và lưới điện. Phần lớn các dự án
khảo sát trong nghiên cứu này thuộc nhà nước quản lý nên khơng thể phân tích sự
khác nhau giữa các dự án thuộc nhà nước và ngoài nhà nước, đây là phần hạn chế

của đề tài và cũng là hướng dành cho nghiên cứu trong tương lai.


iii

ABSTRACT
This study concentrates on defining the cause and effect relationships between the
criteria of Electrical project performance and the key factors impact on performance
of Electrical projects, in order to give proposals for the problems solving project
management that EVN need to be interested. The scope of the study is limited to the
Electrical projects in Viet Nam.
The criteria of Electrical project performances are based on conceptual frameworks
of previous studies include cost, time, technical performance and stakeholder
satisfaction. The key project factors are mainly based on indicators developed by
Belasis and Take (1996); Cao Hao Thi (2006). These factors are External
environment stability; Project manager competencies; Team member competencies;
organizational support and Project characteristics. In this study, adding two factors
are Contractors competencies and External organizational support.
The results confirmed the success criteria of Electrical projects as used in previous
studies. Hierarchical regression analysis indicated that the key project factors had
significant positive relationships with the success criteria, in accordance with
Belasis and Take (1996); Cao Hao Thi (2006). The results also indicated the overall
model explains the data reasonably well, with 56% of the total variance in
Performance of Electrical projects. These are helpful to EVN in improving project
management approaches the Electrical projects.
The study limited to hierarchical regression analysis, has still not considered in
relationships among independence variables. Due to the specific of Electrical
projects in Viet Nam, the qualitative variables were limited. The collection the
feedback from power projects and power lines projects are not equivalent. Most of
the projects collected for this study are State-owned (EVN), so the analysis of the

difference between the Electrical projects of EVN and another without mentioning.
That is the study limitation and it will open more study trends in the future.


iv

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ.............................................................................................................i
TÓM TẮT ĐỀ TÀI ...................................................................................................ii
ABSTRACT ............................................................................................................ iii
MỤC LỤC................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC HÌNH ................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU...........................................................................ix
CHƯƠNG 1..............................................................................................................1
GIỚI THIỆU............................................................................................................1
1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI.....................................................................1
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI .......................................................................................2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ..........................2
1.4 BỐ CỤC ĐỀ TÀI ...........................................................................................2
CHƯƠNG 2..............................................................................................................4
CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..............................................................................................4
2.1 GIỚI THIỆU ..................................................................................................4
2.2 CÁC ĐỊNH NGHĨA LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ..........................................4
2.2.1

Dự án ......................................................................................................4

2.2.2


Quản lý dự án ........................................................................................5

2.2.3

Tiêu chí và nhân tố của thành quả dự án ...............................................5

2.2.4

Mối liên hệ giữa tiêu chí thành quả dự án và nhân tố tác động đến
thành quả dự án ......................................................................................9

2.2.5

Các đặc trưng dự án cơng trình điện ...................................................10

2.3 TĨM TẮT ....................................................................................................15


v

CHƯƠNG 3............................................................................................................16
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM .................................................16
3.1 GIỚI THIỆU ................................................................................................16
3.2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH ĐIỆN ..............................................................16
3.2.1

Chức năng, nhiệm vụ và phương thứv hoạt động.................................16

3.2.2


Cơ cấu tổ chức......................................................................................17

3.3 TỔNG QUAN NHU CẦU PHÁT TRIỂN ĐIỆN TẠI VIỆT NAM..............17
3.3.1

Cung cầu điện năng hiện tại ................................................................19

3.3.2

Cung cầu điện năng tương lai ..............................................................20

3.4 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN ĐIỆN TẠI VIỆT NAM ................23
3.4.1

Chiến lược phát triển nguồn điện.........................................................23

3.4.2

Chiến lược phát triển lưới điện ............................................................23

3.5 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐIỆN TẠI VIỆT NAM ..................24
3.6 TĨM TẮT ....................................................................................................25
CHƯƠNG 4............................................................................................................26
MƠ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................26
4.1 GIỚI THIỆU ................................................................................................26
4.2 CÁC TIÊU CHÍ ĐO LƯỜNG THÀNH QUẢ CƠNG TRÌNH ĐIỆN ..........26
4.3 GIẢ THUYẾT CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÀNH QUẢ
CƠNG TRÌNH ĐIỆN ..................................................................................26
4.3.1


Yếu tố về mơi trường bên ngồi............................................................27

4.3.2

Yếu tố về các bên liên quan trong và ngoài dự án điện .......................27

4.3.3

Yếu tố về tổ chức chủ quản dự án điện.................................................30

4.3.4

Yếu tố về năng lực nhà quản lý và thành viên tham gia dự án điện.....31

4.3.5

Yếu tố về đặc trưng dự án điện.............................................................32

4.4 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
THÀNH QUẢ DỰ ÁN ĐIỆN ......................................................................33
4.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................33


vi

4.5.1

Qui trình nghiên cứu.............................................................................33

4.5.2


Các bước nghiên cứu............................................................................33

4.5.3

Đo lường ...............................................................................................36

4.5.4

Khảo sát và thu thập mẫu .....................................................................38

4.6 TÓM TẮT ....................................................................................................43
CHƯƠNG 5............................................................................................................44
CÁC PHÂN TÍCH THỐNG KÊ..........................................................................44
5.1 GIỚI THIỆU ................................................................................................44
5.2 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MƠ TẢ ..............................................................44
5.3 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN .....................................................................47
5.3.1

Tương quan giữa nhóm biến độc lập và biến phụ thuộc ......................47

5.3.2

Tương quan gữa các biến trong nhóm biến độc lập.............................54

5.4 PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY .........................................................................61
5.5 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ..............................................................................61
5.6 PHÂN TÍCH HỒI QUI ĐA BIẾN ................................................................66
5.7 TĨM TẮT ....................................................................................................72
CHƯƠNG 6............................................................................................................74

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................74
6.1 GIỚI THIỆU ................................................................................................74
6.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................74
6.3 ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU ..............................................................75
6.4 CÁC KIẾN NGHỊ ........................................................................................76
6.5 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI..............................................................77
6.6 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI ........................................77


vii

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................80
PHỤ LỤC ...............................................................................................................84
PHỤ LỤC I:

BẢN CÂU HỎI KHẢO SÁT NHỮNG YẾU TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN THÀNH QUẢ DỰ ÁN ĐIỆN.........................85

PHỤ LỤC IIA:DANH MỤC CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN ĐƯA VÀO HOẠT ĐỘNG
GIAI ĐOẠN 2006-2015 (PHƯƠNG ÁN CƠ SỞ) ......................91
PHỤ LỤC IIB:DANH MỤC CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN ĐƯA VÀO HOẠT ĐỘNG
GIAI ĐOẠN 2006-2015 (PHƯƠNG ÁN CAO) ..........................99
PHỤ LỤC III: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN
ĐẾN NĂM 2025 ........................................................................107
PHỤ LỤC IV: DANH MỤC CÁC CÔNG TY KHẢO SÁT .............................133


viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Muời yếu tố ảnh hưởng đến dự án ............................................................8
Hình 2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự thành bại dự án ..................................11
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) ..........................18
Hình 4.1 Mơ hình tiêu chí Thành quả dự án điện ...................................................26
Hình 4.2 Yếu tố liên quan đến độ ổn định mơi trường bên ngồi...........................27
Hình 4.3 Yếu tố liên quan đến các bên ngồi dự án điện .......................................29
Hình 4.4 Yếu tố liên quan đến các bên trực tiếp tham gia dự án điện ...................29
Hình 4.5 Yếu tố liên đến quan đến tổ chức chủ quản dự án điện ..........................30
Hình 4.6 Yếu tố liên quan đến nhà quản lý dự án điện...........................................31
Hình 4.7 Yếu tố liên quan đến thành viên nhóm tham gia dự án điện....................31
Hình 4.8 Đặc trưng dự án điện ...............................................................................32
Hình 4.9 Mơ hình nghiên cứu ................................................................................33
Hình 4.10 Qui trình nghiên cứu .............................................................................34


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tổng kê các nghiên cứu về nhân tố tác động đến thành quả dự án ........12
Bảng 2.2 Tổng kết các nghiên cứu về các tiêu chí thành cơng của dự án .............13
Bảng 2.3 Tổng kết các nghiên cứu về các yếu tố thành công của dự án ...............14
Bảng 3.1 Thông kê công suất nguồn điện tại Việt Nam ........................................20
Bảng 3.2 Kết quả tính tốn công suất đặt qua các năm với mức tăng 17%/năm...20
Bảng 3.3 Kết quả tính tốn cân đối cung cầu điện năng........................................22
Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả khảo sát thí điểm ..............................................39
Bảng 4.2 Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha khảo sát thí điểm .........40
Bảng 4.3 Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập phần khảo sát thí điểm.......40
Bảng 4.4 Kết quả phân tích nhân tố các biến phụ thuộc phần khảo sát thí điểm ..42
Bảng 5.1 Chức vụ người tham gia dự án Điện ......................................................44
Bảng 5.2 Đối tượng chủ đầu tư dự án Điện ..........................................................45

Bảng 5.3 Loại dự án Điện .....................................................................................45
Bảng 5.4 Số lượng công việc trên một công tác trong dự án Điện .......................46
Bảng 5.5 Tổng mức đầu tư cho một dự án Điện ...................................................46
Bảng 5.6 Thâm niên làm việc trong dự án Điện ....................................................47
Bảng 5.7 Tương quan giữa yếu tố về sự Ổn định mơi trường bên ngồi và
Thành quả dự án điện .............................................................................48
Bảng 5.8 Tương quan giữa yếu tố về Năng lực nhà quản lý dự án và
Thành quả dự án điện .............................................................................49
Bảng 5.9 Tương quan giữa yếu tố về Năng lực thành viên và
Thành quả dự án điện .............................................................................50
Bảng 5.10 Tương quan giữa yếu tố về Năng lực các bên tham gia dự án và
Thành quả dự án ....................................................................................51
Bảng 5.11 Tương quan giữa nhóm yếu tố về Sự hỗ trợ của tổ chức và
Thành quả dự án điện ............................................................................52
Bảng 5.12 Tương quan giữa yếu tố về Sự hỗ trợ các bên ngoài dự án và
Thành quả dự án điện ............................................................................53


x

Bảng 5.13 Tương quan giữa nhóm yếu tố về Đặc trưng dự án và
Thành quả dự án điện ............................................................................54
Bảng 5.14 Tương quan giữa các biến thuộc nhóm biến về sự Ổn định mơi trường
bên ngồi lên dự án................................................................................56
Bảng 5.15 Tương quan giữa các biến thuộc nhóm biến về
Năng lực nhà quản lý dự án...................................................................57
Bảng 5.16 Tương quan giữa các biến thuộc nhóm biến về
Năng lực thành viên tham gia dự án......................................................58
Bảng 5.17 Tương quan giữa các biến thuộc nhóm biến về
Năng lực các bên tham gia dự án ..........................................................58

Bảng 5.18 Tương quan giữa biến thuộc nhóm biến về sự Hỗ trợ của tổ chức ......59
Bảng 5.19 Tương quan giữa các biến thuộc nhóm biến về
sự Hỗ trợ các bên ngồi dự án ...............................................................59
Bảng 5.20 Tương quan giữa các biến thuộc nhóm Đặc trưng dự án điện ..............60
Bảng 5.21 Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha .....................................61
Bảng 5.22 Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập ...........................................63
Bảng 5.23 Kết quả phân tích nhân tố các biến phụ thuộc.......................................64
Bảng 5.24 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett của các biến độc lập .......................65
Bảng 5.25 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett của các biến phụ thuộc ...................65
Bảng 5.26 Tương quan giữa nhóm biến độc lập định lượng, định tính và
Thành quả dự án điện ...........................................................................68
Bảng 5.27 Kết quả phân tích hồi qui đa biến ..........................................................69
Bảng 6.1 Tổng kê sản lượng điện của doanh nghiệp nhà nước và
ngoài nhà nước ............................................................................................... 78


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1

Cơ sở hình thành đề tài

Xét tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong 10 năm trở lại đây, với tốc
độ phát triển kinh tế ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu sử dụng năng lượng điện
trong hầu hết các ngành công nghiệp ngày càng lớn. Đặc biệt trong giai đoạn Việt
Nam gia nhập WTO, càng khiến cho ngành điện đứng trước những thách thức về
việc đảm bảo đủ năng lượng điện phục vụ cho nền kinh tế quốc gia.

Theo phê duyệt của Thủ tướng chính phủ số 110/2007/TTg về việc qui hoạch điện
quốc gia từ 2006-2015 có xét đến nhu cầu 2025 chính phủ đã giao cho ngành điện
trách nhiệm giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên hiện nay việc thiếu điện đang là vấn đề bức xúc khơng chỉ trong và ngồi
ngành, do có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động, song nguyên
nhân về công tác quản lý các dự án cơng trình điện chắc chắn là điều cần bàn. Theo
như Ơng Hồng Trung Hải, Bộ trưởng Bộ cơng nghiệp, trả lời phỏng vấn trên báo
Tiền Phong ngày 10/04/2007: “Hiện chúng ta đang triển khai nhiều dự án điện,
nhưng vấn đề lớn nhất là tiến độ triển khai chậm. Đối với dự án thủy điện nhỏ là do
thu xếp vốn, mua sắm vật tư chậm, các chủ đầu tư vẫn thiếu tính đồng bộ nên thời
gian bị kéo dài. Năng lực quản lý của chúng ta vẫn yếu và thiếu, nên dù cơng trình
triển khai lớn nhưng do chậm nên khơng có nguồn điện dự phịng”.
Trước những vấn đề trên, đề tài tập trung nghiên cứu tìm hiểu những yếu tố ảnh
hưởng đến thành quả của dự án ngành điện, thông qua đó trả lời câu hỏi: cơng tác
quản lý ngành điện cần tập trung vào vấn đề gì để các dự án ngày càng tốt hơn đáp
ứng được yêu cầu của ngành và yêu cầu của xã hội.


2

1.2

Mục tiêu của đề tài

Đề tài nghiên cứu nhằm đáp ứng các mục tiêu như sau:
-

Xác định các tiêu chí để đo lường thành quả của dự án điện


-

Xác định các yếu tố tác động đến thành quả của dự án điện

-

Xác định mức độ quan trọng của từng yếu tố đến thành quả dự án điện

-

Kiến nghị những vấn đề nhà quản lý ngành điện cần quan tâm

1.3

Phạm vi nghiên cứu và đối tượng khảo sát

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong các dự án cơng trình điện tại
Việt Nam khoảng 10 năm trở lại, bao gồm dự án nguồn điện (thủy điện, nhiệt điện),
dự án lưới điện bao gồm lưới truyền tải (cấp điện áp từ 110 kV đến 500 kV) và lưới
phân phối (cấp điện áp từ 15 kV đến 22 kV).
Việc khảo sát và thu thập dữ liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu được tiến hành
trên phạm vi tồn quốc đối với các dự án nguồn điện, các dự án lưới điện sẽ được
khảo sát trong phạm vi khu vực phía Nam.
Đối tượng được chọn tham gia trả lời bản câu hỏi khảo sát là những người trong và
ngoài ngành điện làm công tác liên quan đến lĩnh vực quản lý dự án cơng trình điện,
có trên 2 năm kinh nghiệm.
1.4

Bố cục đề tài


Bố cục nội dung trong nghiên cứu này bao gồm 6 Chương.
Chương 1: giới thiệu tổng quan về cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu
phạm vi nghiên cứu và bố cục của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: trình bày cơ sở lý thuyết liên quan về lĩnh vực quản lý dự án nói chung
và dự án điện nói riêng, bao gồm các định nghĩa, khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng
đến dự án, các tiêu chí đo lường thành quả dự án và mối liên hệ giữa nhân tố ảnh
hưởng đến dự án và tiêu chí đo lường thành quả dự án.


3

Chương 3: giới thiệu tổng quan về ngành điện Việt Nam qua đó thấy được cơ cấu tổ
chức của ngành Điện Việt Nam, định hướng phát triển của ngành Điện, tình hình và
nhu cầu phát triển điện tại Việt Nam hiện tại và tương lai.
Chương 4: dựa vào những nghiên cứu có trước, tập trung xây dựng những giả
thuyết cho mơ hình nghiên cứu, đồng thời trình bày phương pháp thực hiện nghiên
cứu.
Chương 5: là chương quan trọng, đây là phần tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu
thập được trong suốt quá trình nghiên cứu nhằm kiểm tra lại những giả thuyết và
mơ hình nghiên cứu được đề cập trong Chương 4.
Chương 6: phần kết luận & kiến nghị, trong phần này cũng trình bày kết quả nghiên
cứu, những đóng góp, hạn chế đồng thời đưa ra những hướng nghiên cứu mới trong
tương lai.


4

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT


2.1

Giới thiệu

Trong Chương này sẽ trình bày các nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý dự án
nói chung và dự án điện nói riêng, các định nghĩa, khái niệm liên quan đến dự án và
quản lý dự án, các tiêu chí đo lường thành quả dự án, những yếu tố tác động đến
thành quả dự án, cuối cùng là mối liên hệ giữa những yếu tố tác động đến thành quả
dự án và tiêu chí đo lường thành quả dự án.
2.2 Các định nghĩa liên quan đến dự án
2.2.1 Dự án
Hầu hết những người có kinh nghiệm về dự án cho rằng việc định nghĩa chính xác
thế nào là dự án là điều khó khăn. Bất cứ một định nghĩa về dự án đều phải đủ rộng
để nói lên sự đa dạng những hoạt động trong tổ chức mà nhà quản lý quan tâm đến
“chức năng dự án” (Project functions). Tuy nhiên, định nghĩa cũng nên đủ hẹp gồm
những hoạt động đặc trưng mà nhà nghiên cứu và người làm dự án mô tả đủ ý nghĩa
của dự án mà họ quan tâm “định hướng dự án”(Project oriented).
Cleland và Kerzner (1985) cho rằng dự án là sự kết hợp nguồn lực giữa con người
và các trang thiết bị máy móc trong một tổ chức tạm thời để hoàn thành một mục
tiêu riêng biệt.
Pinto và Slevin (1987) cho rằng dự án là một tổ chức, trong đó tập thể cùng cố gắng
để hồn thành một mục tiêu. Một cách tổng quát hơn, dự án gồm có những đặc
trưng như chi phí, tính độc nhất, rủi ro tiềm ẩn nhưng phải hoàn thành trong một
thời hạn nhất định với một lượng tiền giới hạn. Tóm lại tất cả các dự án cần phải
xác định được mục tiêu và nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ theo yêu cầu.


5

Tunner (1997) cho rằng dự án là sự nỗ lực mà trong đó các nguồn lực về con người,

máy móc và tài lực được tổ chức theo một cách riêng biệt nhằm thực hiện một công
việc riêng biệt trong giới hạn về chi phí và thời gian.
Theo (Project Management Institute’s - PMI - guide to management body of
knowledge - PMBOK, 2004) định nghĩa: “Dự án là một nỗ lực tạm thời được thực
hiện để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất”.
2.2.2 Quản lý dự án
Quản lý dự án ngày càng phát triển và mở rộng trong nhiều lĩnh vực song tất cả các
tài liệu nói về quản lý dự án hiệu quả, tổng quan vẫn xoay quanh chi phí, thời gian
và chất lượng. Theo (Baccarini, 1999; Clarke, 1999; Cooke-Davies, 2002), những
tiêu chí này thường dùng để xác định những yếu tố thành công của một dự án. Theo
PMBOK (2004), Quản lý dự án là việc áp dụng kiến thức, kỹ năng, các công cụ kỹ
thuật liên quan vào các hoạt động dự án nhằm đáp ứng những yêu cầu của dự án .
2.2.3 Tiêu chí và nhân tố của thành quả dự án
Lim và Mohamed (1999) đã đưa ra khái niệm tiêu chí và nhân tố để xác định thành
công của dự án. Theo các tác giả, tiêu chí là những ngun tắc, chuẩn mực đã được
cơng nhận. Trong khi đó nhân tố được mơ tả như là những sự kiện, sự việc, những
ảnh hưởng tác động đến kết quả của dự án trong từng hoàn cảnh khác nhau
(Hayword và Sparkes, 1990). Dưới đây sẽ trình bày rõ hơn các tiêu chí đo lường
thành quả dự án và các nhân tố tác động đến thành quả dự án của các nghiên cứu
trước.
Tiêu chí đo lường thành quả dự án
Tùy theo quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau về sự thành công của dự án mà
mỗi lĩnh vực, mỗi ngành, mỗi loại dự án, có định nghĩa riêng.
Pariff và Sanvido (1993) nghiên cứu sự thành công là sự cảm nhận khơng rõ ràng,
tiêu chí đo lường sự thành công khác nhau đối với mức kỳ vọng mỗi nhà quản lý,


6

từng người và từng dạng dự án khác nhau. Thực sự những nhà thiết kế, tư vấn, nhà

thầu, có những tiêu chí riêng của họ về sự thành cơng của dự án và khách hàng, chủ
sở hữu dự án cũng có những tiêu chí khác. Việc định nghĩa dự án thành cơng có lẽ
sẽ thay đổi theo từng loại dự án, từng qui mô, độ phức tạp của dự án, thành phần
tham gia và kinh nghiệm của người sở hữu dự án.
Theo (Globerson & Zwikael, 2002), dự án được xem là thành cơng phải thỏa ba tiêu
chí: chi phí, thời gian, và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Tuy nhiên ba tiêu chí này khơng
đủ để đo lường một dự án thành cơng khi mà dự án cịn địi hỏi về chất lượng trong
quá trình quản lý dự án và thoả mãn yêu cầu của các bên liên quan (Baccarini,
1999). Pinto và Slevin (1988) cũng cho rằng dự án thành cơng phải có thêm tiêu chí
thỏa mãn u cầu khách hàng và đem đến lợi ích cho một nhóm khách hàng.
Shenhar và các cộng sự (1997) cho rằng dự án thành công được đánh giá qua bốn
giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất đánh giá dự án trong suốt quá trình điều hành từ khi
bắt đầu cho đến khi hoàn tất. Giai đoạn thứ hai đánh giá trong ngắn hạn khi dự án
đã bàn giao cho khách hàng. Giai đoạn thứ ba đánh giá mức ý nghĩa về doanh thu
của dự án sau khi dự án hoàn thành (khoảng 1 đến 2 năm). Giai đoạn cuối cùng
đánh giá dự án trong 3-5 năm sau khi dự án hoàn thành.
Atkinson (1999) cũng giống như Shenhar cho rằng dự án thành công chia làm ba
giai đoạn. Giai đoạn đầu là chuyển giao, đánh giá qua chi phí, thời gian và chất
lượng. Giai đoạn hai đánh giá về lợi ích của dự án mang đến cho các bên liên quan
qua các tiêu chí của các cấp quản lý dự án, nhóm quản lý cấp cao, nhóm khách
hàng. Giai đoạn cuối, đánh giá lợi ích tiềm năng tác động đến khách hàng và cơ hội
kinh doanh của dự án.
Lim và Mohamed (1999) thì tin rằng dự án thành cơng nên được nhìn nhận từ nhiều
phía khác nhau của người sở hữu, nhà thiết kế, nhà thầu, người sử dụng và cộng
đồng. Các tác giả này cho rằng dự án thành công cần được xem xét ở cả hai phạm
trù vi mô và vĩ mô.


7


Theo Chan (2001) dự án thành công phải đạt các tiêu chuẩn sau: thời gian, chi phí,
đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, thoả mãn yêu cầu của các bên tham gia, đáp ứng kỳ
vọng người dùng, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, đem lại giá trị
kinh doanh thương mại và độ an tồn khi thi cơng dự án.
Nhân tố tác động đến thành quả dự án
Do môi trường ngày càng trở nên năng động với những thay đổi nhanh chóng về
mặt kỹ thuật cơng nghệ, nguồn vốn, và quá trình phát triển trong từng lĩnh vực đã
tạo ra khơng ít thách thức cho nhà quản lý dự án. Sự thành bại của dự án chịu rất
nhiều tác động bởi những yếu tố bên trong cũng như bên ngoài tổ chức. Nhà quản lý
phải hiểu rõ, đo lường và giám sát được những yếu tố trên để có thể phân bổ nguồn
lực một cách hợp lý và sớm nhận ra những vấn đề trở ngại để có phương án giải
quyết.
Có rất nhiều nghiên cứu trước đây các tác giả đã đưa ra các kết quả nghiên cứu về
các yếu tố tác động đến sự thành bại của dự án trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong kết quả nghiên cứu của Hughe (1986), tác giả đã kết luận rằng sự thất bại của
dự án tập trung chủ yếu vào sự sai lầm của hệ thống quản lý, do việc thực hiện sai
lầm các hoạch định, cũng như việc truyền đạt mục tiêu thông tin bị giới hạn và sai
lệch. Tuy nhiên tác giả cũng cho rằng việc nhận ra những yếu tố này không đảm
bảo cho sự thành công của những dự án trong tương lai, mà chỉ có thể nâng cao
cách quản lý dự án hiệu quả hơn.
Dvir và các cộng sự (1998) cho rằng đối với những loại dự án khác nhau thì có
những yếu tố tác động khác nhau đến thành quả của dự án. Vì vậy cách tiếp cận này
mở ra một hướng nghiên cứu về sau cho những lĩnh vực dự án cụ thể.
Theo Pinto và Slevin (1987) đã khám phá ra mười yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
của dự án được trình bày ở Hình 2.1. Các tác giả đã mơ tả được sự liên kết giữa các
yếu tố như nhiệm vụ dự án, hỗ trợ của quản lý cấp cao, lập kế hoạch/tiến độ dự án,
ý kiến khách hàng, tuyển dụng, công tác kỹ thuật, sự chấp nhận của khách hàng,


8


giám sát và phản hồi, sự giao tiếp truyền đạt thơng tin và khả năng ứng phó
(Trouble- shooting) đều có mối liên hệ lẫn nhau. Riêng hai yếu tố về kỹ năng giao
tiếp và khả năng ứng phó có mối liên hệ lên hầu hết các yếu tố còn lại.

Giao tiếp

Nhiệm vụ
dự án

Hỗ trợ của
quản lý
cấp cao

Kế hoạch
và tiến độ
dự án

Ý kiến
khách
hàng

Tuyển
chọn và
đào tạo
nhân viên

Công tác
kỹ thuật


Sự chấp
nhận của
khách
hàng

Giám sát
phản hồi

Khả năng
ứng phó

Hình 2.1 Mười yếu tố tác động đến dự án
Ngưồn: Pinto và Slevin (1987)

Theo Belassi và Tukel (1996) chia các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công hay thất
bại của dự án thành các lĩnh vực:
-

Những yếu tố có liên quan đến đặc trưng của dự án

-

Những yếu tố có liên quan nhà quản lý dự án và thành viên nhóm dự án

-

Những yếu tố có liên quan đến tổ chức

-


Những yếu tố có liên quan đến mơi trường bên ngồi


9

Sự tác động của những nhóm yếu tố này lên thành quả dự án và sự tự tương tác giữa
chúng được thể hiện ở Hình 2.2. Tuy nhiên trong nghiên cứu này chỉ đề cập đến các
nhóm yếu tố trên tác động động đến thành quả dự án để xét riêng cho các dự án điện
tại Việt Nam, trong nghiên cứu này không xét đến sự tương tác qua lại giữa các
nhóm yếu tố và tương tác giữa các nhóm biến quan sát trong các yếu tố với nhau.
Có rất nhiều các nghiên cứu trước đây tìm hiểu về các nhân tố tác động đến thành
quả dự án, các tác giả (Morris và Hough, 1987; Pinto và Slevin, 1987; Tukel &
Rom, 1995; Belasis & Tukel 1996; Pinto & Kharpand 1995) mỗi người đều đưa ra
các nhân tố riêng trong kết quả nghiên cứu của họ, Bảng 2.1 sẽ trình bày tóm tắt các
nhân tố tác động đến thành quả dự án.
2.2.4 Mối liên hệ giữa các tiêu chí thành quả dự án và các yếu tố tác động đến
thành quả dự án
Trong một nghiên cứu của Westerveld (2002), tác giả nhận ra rằng mặc dù có
những nghiên cứu về các tiêu chí thành cơng dự án và các nhân tố ảnh hưởng đến
dự án, tuy nhiên khơng có một khái niệm nào để xác định mối liên kết giữa hai vấn
đề này.
Từ mơ hình EFQM (European Foundation of Quality Managament), Westervald
(2002) đã đưa ra mơ hình PEM (Project Excellence Model) dựa trên các giả định
rằng để quản lý dự án thành cơng thì cơ quan, tổ chức của dự án phải tập trung vào
các vấn đề như phạm vi về tiêu chí thành cơng dự án (project success criteria);
phạm vi thuộc về thành quả dự án (result areas); nhân tố thành công then chốt của
dự án (critical success fators) và phạm vi thuộc về tổ chức (organisatianal areas).
Các tiêu chí thành quả của dự án và các nhân tố tác động đến thành quả dự án được
tổng hợp trình bày trong Bảng 2.2 và Bảng 2.3.
Nghiên cứu của Westerveld (2002) cũng chỉ ra rằng khơng có mơ hình tổng qt về

tiêu chí thành cơng của dự án để áp dụng cho tất cả các dự án mà các tiêu chí và các
yếu tố cho một dự án thành công phụ thuộc vào đặc trưng của từng dự án, loại dự


10

án, từ đó dựa trên những mục tiêu mong muốn của các bên tham gia dự án để thiết
lập những tiêu chí và những nhân tố ảnh hưởng đến thành công của dự án.
2.2.5 Các đặc trưng của dự án cơng trình điện
Theo luật điện lực số 28/2004/QH11 điều 3 khoản 16 qui định cơng trình điện lực là
tổ hợp các phương tiện, máy móc, thiết bị, kết cấu xây dựng phục vụ cho hoạt động
phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, mua bán điện, hệ
thống bảo vệ cơng trình điện lực, hành lang bảo vệ an tồn, lưới điện, đất sử dụng
cho cơng trình điện, và cơng trình phụ trợ khác.
Hiện nay phần lớn các cơng trình điện tập trung vào các dạng chủ yếu như:
-

Nguồn điện bao gồm các dự án xây dựng nhà máy thủy điện, nhiệt điện

-

Lưới truyền tải bao gồm các dự án xây dựng trạm biến áp và các đường dây
truyền tải cấp điện áp từ 110 kV-500 kV

-

Lưới phân phối bao gồm các dự án xây dựng trạm biến áp và các đường dây cấp
điện áp từ 15 kV-22 kV để truyền tải điện đến người tiêu dùng và sản xuất

Do các cơng trình điện là dạng cơng trình đầu tư xây dựng cơ bản, phần lớn do nhà

nước quản lý, do đó tất cả các dự án đều tuân thủ theo cơ chế quản lý của nhà nước,
từ giai đoạn ý tưởng đến giai đoạn hoàn thành dự án, đều phải theo đúng trình tự,
luật định ban hành của nhà nước, từ luật xây dựng, luật đầu tư, luật đấu
thầu…(Nghị Định Số 16/2005/NĐ-CP và 209/2004/ NĐ-CP).


11

Nhóm yếu tố

Hệ thống phản hồi

Nhóm yếu tố

Những yếu tố liên quan đến nhà quản lý
dự án
-

Khả năng phân quyền

-

Khả năng thương lượng

-

Khả năng phối hợp

-


Khả năng ra quyết định

-

Sự nhận thức rõ vai trò & trách nhiệm
Ý kiến khách hàng

Nhóm dự án
-

Nền tảng kỹ thuật

-

Kỹ năng giao tiếp

-

Khả năng giàn xếp rắc rối

-

Khả năng cam kết
Thành quả của nhà quản lý
-

Hiệu quả của kế hoạch &
Hiệu quả trong việc phối

Những yếu tố liên quan đến mơi

trường bên ngồi

hợp và truyền đạt thơng tin

-

Mơi trường chính trị

Sử dụng kỹ năng quản lý

-

Môi trường kinh tế

hiệu quả

-

Môi trường xã hội

Sử dụng hiệu quả kỹ thuật

-

Môi trường công nghệ kỹ thuật

tiến độ
Những yếu tố liên quan đến đặc trưng dự
án


-

-

Qui mô & giá trị dự án

-

Tính riêng biệt độc nhất của dự án

-

Vịng đời dự án

-

Mơi trường tự nhiên

-

Tính khẩn cấp của dự án

-

Khách hàng

-

Đối thủ cạnh tranh


-

Nhà thầu phụ

-

Ước lượng sơ bộ dự án

Những yếu tố liên quan đến tổ chức
-

Sự hỗ trợ của quản lý cấp cao

-

Sự hỗ của trợ cấu trúc tổ chức dự án

-

Sự hỗ trợ của nhà quản lý chức năng

-

Sự hỗ trợ của người đứng đầu dự án

Nguồn lực sẵn có (nhân lực, tài
chính , ngun vật liệu )

Thành cơng/thất bại


Hình 2.2 Những nhân tố tố ảnh hưởng đến sự thành /bại của dự án
Nguồn: Belassi và Tukel (1996)


12

Bảng 2.1 Bảng tổng kê các nghiên cứu về nhân tố tác động đến thành quả dự án
Nguồn

Các nhân tố ảnh hưởng dự án
Mục đích của dự án, sự thay đỗi về kỹ thuật, quan điểm chính trị, liên quan

Morris và Hough
(1987)

đến cộng đồng, tiến độ khẩn, vấn đề pháp lý các hợp đồng tài chính, những
vấn đề liên quan khác.
Sự hỗ trợ của quản lý cấp cao, tiếng nói khách hàng, tuyển nhân viên, công
tác liên quan đến kỹ thuật, sự chấp nhận của khách hàng, giám sát và phản

Pinto và Slevin (1987)

hồi thông tin, khả năng giao tếp, khả năng xoay sở, cá tính của lãnh đạo
nhóm, quyền lực và chính sách, mơi trường, sự cấp bách.
Sự hỗ trợ của quản lý cấp cao, tiếng nói khách hàng, nguồn lực sẵn có và

Tukel & Rom 1995

cách thực hiện của nhà quản lý dự án.
Những yếu tố liên quan đến đặc trưng dự án, nhà quản lý dự án và thành


Belasis và Tukel 1996

viên nhóm, tổ chức, mơi trường bên ngoài.
Nhiệm vụ hàng đầu của dự án, yêu cầu hoàn thành sớm và liên tục của

Pinto & Kharpand 1995

khách hàng, kỹ thuật cơng nghệ, hệ thống tiến độ, nhóm dự án, sự hỗ trợ
liên tục của quản lý cấp cao.


×