Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Khảo sát thực trạng công nhân ngành xây dựng và tìm giải pháp nâng cao chất lượng trong việc sử dụng công nhân xây dựng tại khu vực phía nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------oOo--------

BÙI MẠNH TUÂN

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG NHÂN NGÀNH XÂY
DỰNG VÀ TÌM GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯNG
TRONG VIỆC SỬ DỤNG CÔNG NHÂN XÂY DỰNG TẠI
KHU VỰC PHÍA NAM
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã số ngành: 60 58 90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 naêm 2008


CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Ngô Quang Tường
..........................................................................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 1: ................................................................................
..........................................................................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 2: ................................................................................
..........................................................................................................................

Luận văn thạc só được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH


ngày ............. tháng ........... năm 2008

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo---

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

Tp. HCM, ngày . . . tháng . . . . năm 2008

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Bùi Mạnh Tuân

Giới tính : Nam

Ngày, tháng, năm sinh : 26 – 07 - 1981

Nơi sinh : Kiên Giang

Chuyên ngành : Công nghệ và quản lý xây dựng

MSHV : 00806195

1- TÊN ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CƠNG NHÂN NGÀNH XÂY DỰNG VÀ TÌM GIẢI
PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG VIỆC SỬ DỤNG CÔNG NHÂN XÂY
DỰNG TẠI KHU VỰC PHÍA NAM.
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:

- Đánh giá thực trạng công nhân ngành xây dựng tại khu vực phía Nam.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sử dụng công nhân xây dựng.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 21/01/2008
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 30/06/2008
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TIẾN SĨ NGÔ QUANG TƯỜNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
Tp. HCM, ngày . . . tháng . . . . năm 2008

PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

ii


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp là kết quả của một quá trình học tập đầy nỗ lực và cố gắng
của bản thân tác giả. Tuy nhiên, để có được kết quả này thì khơng thể khơng nhắc đến
cơng lao của các Thầy, Cô giáo trường ĐH Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, khoa
Kỹ thuật Xây dựng, đặc biệt là các Thầy, Cô giáo ngành Công nghệ và Quản lý Xây dựng

- Bộ mơn Thi cơng đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tác giả
trong suốt thời gian theo học tại trường. Xin được gửi đến q thầy, cơ những lời cảm ơn
chân thành!
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Ngơ Quang Tường đã tận tình
hướng dẫn, định hướng và đóng góp những ý kiến q báu để tác giả hoàn thành luận
văn này.
Qua đây, tác giả xin chân thành cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và những người
đã quan tâm, động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu.
Và cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn đến gia đình đã hết lịng giúp đỡ, tạo
mọi điều kiện tốt nhất, cũng như động viên, khuyến khích trong suốt q trình học để
vượt qua mọi khó khăn và có được kết quả như ngày nay.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 06 năm 2008
Người thực hiện

Bùi Mạnh Tuân

iii


TÓM TẮT
Ngành xây dựng nước ta, cùng các ngành kinh tế khác đang ra sức phấn đấu đưa
tốc độ tăng trưởng kinh tế ln ở mức cao. Mặt khác, tồn ngành còn phải gánh vác một
nhiệm vụ nặng nề trong thập kỷ sắp tới nhằm đưa nước ta trở thành nước cơng nghiệp
hóa – hiện đại hóa. Vì vậy, cần phải chú trọng đến công tác phát triển nguồn nhân lực, vì
rằng nguồn nhân lực phát triển đi trước một bước thì mới trở thành nhân tố tạo điều kiện
cho sự nghiệp phát triển toàn ngành. Thế nhưng, nguồn nhân lực nước ta tuy đông về số
lượng nhưng kém về chất lượng và mất cân đối về cơ cấu.
Có thể thấy rằng việc thiếu công nhân xây dựng đặc biệt là cơng nhân có tay nghề
đang trở thành một nguy cơ đối với sự phát triển của ngành xây dựng khi mà các nguồn
vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng gia tăng một cách nhanh

chóng. Để nâng cao năng lực của các cơng ty xây dựng và có thể đảm nhận được nhiệm
vụ của ngành, theo kịp với sự phát triển của đất nước, cần xây dựng một lực lượng công
nhân xây dựng có trình độ chun mơn, có sức khoẻ tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật,…
Việc nghiên cứu đánh giá thực trạng công nhân ngành xây dựng trong giai đoạn
hiện nay và tìm giải pháp nâng cao chất lượng trong việc sử dụng để có định hướng đào
tạo và sử dụng có hiệu quả cũng như giải quyết các vấn đề về chính sách xã hội là rất
quan trọng đối với sự phát triển của ngành xây dựng nói riêng và phát triển kinh tế đất
nước nói chung.
Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu giúp ích được cho các nhà hoạch định chính
sách, các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong việc đề ra các quyết định mang tính chiến
lược phát triển nguồn nhân lực xây dựng và đưa ra những gợi ý cho các doanh nghiệp về
sử dụng, cung ứng, đào tạo và duy trì nguồn nhân lực xây dựng, đồng thời tạo ra một dữ
liệu làm nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo.

iv


ABSTRACT
Construction industry in company with other industries has been trying to drive
our economic growth at high rate. In addition, it also plays an important role in leading
our country to become the industrialization – modernization one in the next decade.
Therefore, we need to concentrate on developing human resource that will be a preceding
step to make good conditions for the development of the whole industry. However, our
human resource is numerous but it is less quality and un-balanced structure.
Lack of construction workers, especially skilled workers, is a risk regarding the
development of construction industry when investment capitals, particularly foreign
direct investments, are rapidly increasing. For enhancing construction companies’
competition to assume the mission of the industry and being able to catch up with the
development of the country, we have to build up a craft work-force that has good health
and senses of organization…

The study and evaluation about the reality of construction workers in order to find
solutions for improving the labor utilization at the present; have strategies for orientation
of workers training and use effectively the human resources in solving social policies are
very important to the development of construction industry and the country growth.
I hope that the results of this study will help policy makers and social
organizations to propose strategic decisions for developing the human resource. Besides,
it also gives the construction companies some advices for using, supplying, training and
maintaining the human resource. Furthermore, it is useful and basic database for
following studies.

v


MỤC LỤC
Nhiệm vụ luận văn thạc sĩ ....................................................................................Trang ii
Lời cảm ơn ...........................................................................................................Trang iii
Tóm tắt Luận văn .................................................................................................Trang iv
Abstract ................................................................................................................Trang v
Mục lục.................................................................................................................Trang vi
Danh mục hình .....................................................................................................Trang viii
Danh mục bảng.....................................................................................................Trang x
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
I. Mở đầu
1. Giới thiệu...............................................................................................Trang 1
2. Lý do hình thành đề tài .........................................................................Trang 4
II. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................Trang 8
III. Lược khảo các vấn đề nghiên cứu..................................................................Trang 9
IV. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................Trang 10
V. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................Trang 10

2. Số lượng mẫu ........................................................................................Trang 12
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Quản trị nhân lực
1. Khái niệm, vai trò và ý nghĩa................................................................Trang 13
2. Mục tiêu của quản lý nhân sự ..............................................................Trang 14
3. Các chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực .............................Trang 14
4. Các nguyên tắc cơ bản trong QLNS .....................................................Trang 16
5. Tiến trình quản lý nhân sự ....................................................................Trang 17
II. Các thuyết về động viên
1. Bản chất của động viên .........................................................................Trang 19
2. Thuyết mong đợi ...................................................................................Trang 20

vi


3. Thuyết nhu cầu......................................................................................Trang 20
4. Thuyết ERG ..........................................................................................Trang 21
5. Lý thuyết yếu tố động viên của Frederic Herzberg...............................Trang 22
6. Thuyết cơng bằng..................................................................................Trang 22
7. Thuyết học tập.......................................................................................Trang 23
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. Kết quả khảo sát cơng nhân khu vực phía Nam
1. Các vấn đề về nhân khẩu học................................................................Trang 24
2. Cơ cấu nghề nghiệp...............................................................................Trang 33
3. Tay nghề và mức độ gắn bó với nghề xây dựng ...................................Trang 35
4. Sử dụng và huấn luyện công nhân xây dựng ........................................Trang 44
5. Yếu tố hài lịng và khơng hài lòng .......................................................Trang 50
6. Nhu cầu được đào tạo và mong muốn được sử dụng............................Trang 58
II. Kết quả khảo sát người sử dụng lao động .......................................................Trang 67
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận
1. Kết quả khảo sát công nhân xây dựng ..................................................Trang 73
2. Kết quả khảo sát người sử dụng lao động.............................................Trang 86
II. Kiến nghị
1. Đối với người sử dụng lao động ...........................................................Trang 93
2. Đối với các nhà hoạch định chính sách, tổ chức đào tạo ......................Trang 95
3. Đối với người lao động .........................................................................Trang 96
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát công nhân xây dựng.............................Trang 97
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sát người sử dụng lao động .......................Trang 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................Trang 104

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ phương pháp nghiên cứu.............................................................Trang 11
Hình 2.1 Mối tương quan giữa doanh nghiệp và người dự tuyển........................Trang 17
Hình 2.2 Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của cơng việc ..............................Trang 20
Hình 2.3 Tháp nhu cầu Maslow’s ........................................................................Trang 21
Hình 4.1 Q qn của cơng nhân xây dựng .......................................................Trang 73
Hình 4.2 Tuổi của cơng nhân xây dựng ...............................................................Trang 73
Hình 4.3 Trình độ học vấn của cơng nhân xây dựng ...........................................Trang 74
Hình 4.4 Vấn đề học nghề của cơng nhân xây dựng............................................Trang 74
Hình 4.5 Thu nhập của cơng nhân xây dựng .......................................................Trang 75
Hình 4.6 Mức độ hài lịng về tiền lương ..............................................................Trang 75
Hình 4.7 Lý do làm việc không liên tục trong 6 tháng gần đây...........................Trang 76
Hình 4.8 Cơ cấu nghề của ngành xây dựng .........................................................Trang 76
Hình 4.9 Thời gian làm việc với nhà thầu hiện tại...............................................Trang 77
Hình 4.10 Thời gian làm việc với ngành xây dựng..............................................Trang 77

Hình 4.11 Mức độ gắn bó với nghề xây dựng......................................................Trang 78
Hình 4.12 Các yếu tố khơng hài lịng của cơng nhân xây dựng ..........................Trang 79
Hình 4.13 Mức độ gặp những cơng việc khó khăn và phức tạp ..........................Trang 80
Hình 4.14 Vấn đề học và huấn luyện an toàn lao động .......................................Trang 80
Hình 4.15 Cảm giác khi sử dụng thiết bị an tồn lao động..................................Trang 81
Hình 4.16 Mong muốn được đào tạo của cơng nhân xây dựng ...........................Trang 83
Hình 4.17 Thời gian có thể tham gia học nghề ....................................................Trang 83
Hình 4.18 Các vấn đề quan tâm khi tham gia học nghề.......................................Trang 83
Hình 4.19 Tham gia học nếu có u cầu chứng chỉ nghề ....................................Trang 84
Hình 4.20 Tham gia học nghề nếu được hỗ trợ tài chính.....................................Trang 84
Hình 4.21 Nhu cầu đi xuất khẩu lao động............................................................Trang 85
Hình 4.22 Mong muốn là người của trung tâm đào tạo, cung ứng việc làm .......Trang 85
viii


Hình 4.23 Nhận xét về tay nghề của cơng nhân...................................................Trang 86
Hình 4.24 Nhận xét về ý thức tổ chức của cơng nhân .........................................Trang 86
Hình 4.25 Tuyển dụng cơng nhân xây dựng ........................................................Trang 87
Hình 4.26 Tổ chức học và huấn luyện an toàn lao động......................................Trang 88

ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Bảng tỷ trọng các ngành kinh tế ...........................................................Trang 1
Bảng 2.1 Các yếu tố trong lý thuyết yếu tố động viên của Frederic Herzberg ....Trang 22
Bảng 3.1 Quê quán của công nhân xây dựng.......................................................Trang 25
Bảng 3.2 Giới tính cơng nhân xây dựng ..............................................................Trang 26
Bảng 3.3 Tuổi của cơng nhân xây dựng...............................................................Trang 27
Bảng 3.4 Trình độ học vấn ...................................................................................Trang 28

Bảng 3.5 Vấn đề đào tạo nghề .............................................................................Trang 29
Bảng 3.6 Tiền công của công nhân ......................................................................Trang 31
Bảng 3.7 Mức độ hài lịng về tiền cơng ...............................................................Trang 31
Bảng 3.8 Thu nhập với cuộc sống........................................................................Trang 32
Bảng 3.9 Thích làm việc ngồi giờ ......................................................................Trang33
Bảng 3.10 Cơ cấu nghề nghiệp ............................................................................Trang 34
Bảng 3.11 Mong muốn được chun mơn hóa ....................................................Trang 34
Bảng 3.12 Thời gian làm việc với nhà thầu hiện tại ............................................Trang 35
Bảng 3.13 Những lý do chính đã thay đổi chỗ làm tại khu vực phía Nam ..........Trang 37
Bảng 3.14 Những lý do chính đã thay đổi chỗ làm tại thành phố Hồ Chí Minh .Trang 37
Bảng 3.15 Những lý do chính đã thay đổi chỗ làm tại Cần Thơ..........................Trang 38
Bảng 3.16 Những lý do chính đã thay đổi chỗ làm tại Bình Dương....................Trang 38
Bảng 3.17 Những lý do chính đã thay đổi chỗ làm tại Đồng Nai........................Trang 39
Bảng 3.18 Những lý do đã thay đổi chỗ làm tại Long An ...................................Trang 39
Bảng 3.19 Thời gian làm việc trong ngành xây dựng..........................................Trang41
Bảng 3.20 Lý do chọn ngành xây dựng ...............................................................Trang 41
Bảng 3.21 Mức độ gắn bó với nghề .....................................................................Trang 43
Bảng 3.22 Thời gian làm việc gần đây.................................................................Trang 44
Bảng 3.23 Lý do làm việc không liện tục ............................................................Trang 45
Bảng 3.24 Giao việc không phù hợp....................................................................Trang 46
Bảng 3.25 Mức độ gặp công việc không tự giải quyết được ...............................Trang 47
x


Bảng 3.26 Mong muốn được động viên chỉ bảo ..................................................Trang 47
Bảng 3.27 Vấn đề học và huấn luyện an toàn lao động .......................................Trang 48
Bảng 3.28 Cảm giác khi sử dụng dụng cụ an toàn lao động................................Trang 49
Bảng 3.29 Yếu tố khơng hài lịng nhất.................................................................Trang 50
Bảng 3.30 Quan điểm của cơng nhân khu vực phía Nam về thưởng...................Trang 51
Bảng 3.31 Quan điểm của người cơng nhân TP. Hồ Chí Minh về thưởng..........Trang 51

Bảng 3.32 Quan điểm của người công nhân Cần Thơ về thưởng........................Trang 52
Bảng 3.33 Quan điểm của người công nhân Bình Dương về thưởng..................Trang 52
Bảng 3.34 Quan điểm của người công nhân Đồng Nai về thưởng ......................Trang 52
Bảng 3.35 Quan điểm của người công nhân Long An về thưởng........................Trang 53
Bảng 3.36 Chỉ số tương đối của các vấn đề quan tâm của cơng nhân xây dựng tại khu vực
phía Nam ..............................................................................................................Trang 54
Bảng 3.37 Chỉ số tương đối của các vấn đề quan tâm của công nhân xây dựng tại TP. Hồ
Chí Minh ..............................................................................................................Trang 54
Bảng 3.38 Chỉ số tương đối của các vấn đề quan tâm của công nhân xây dựng tại Cần
Thơ Trang.............................................................................................................55
Bảng 3.39 Chỉ số tương đối của các vấn đề quan tâm của công nhân xây dựng tại Bình
Dương...................................................................................................................Trang 55
Bảng 3.40 Chỉ số tương đối của các vấn đề quan tâm của công nhân xây dựng tại Đồng
Nai ........................................................................................................................Trang 56
Bảng 3.41 Chỉ số tương đối của các vấn đề quan tâm của công nhân xây dựng tại Long
An .........................................................................................................................Trang 56
Bảng 3.42 Mong muốn được đào tạo ...................................................................Trang 58
Bảng 3.43 Lý do mong muốn được đào tạo của cơng nhân xây dựng ở Khu vực phía Nam
..............................................................................................................................Trang 59
Bảng 3.44 Lý do mong muốn được đào tạo của công nhân xây dựng ở TP. Hồ Chí Minh
..............................................................................................................................Trang 59
Bảng 3.45 Lý do mong muốn được đào tạo của công nhân xây dựng ở Cần Thơ
..............................................................................................................................Trang 60
xi


Bảng 3.46 Lý do mong muốn được đào tạo của cơng nhân xây dựng ở Bình Dương
..............................................................................................................................Trang 60
Bảng 3.47 Lý do mong muốn được đào tạo của công nhân xây dựng ở Đồng Nai
..............................................................................................................................Trang 61

Bảng 3.48 Lý do mong muốn được đào tạo của công nhân xây dựng ở Long An
..............................................................................................................................Trang 61
Bảng 3.49 Vấn đề quan tâm nhất khi tham gia học nghề.....................................Trang 62
Bảng 3.50 Thời gian có thể tham gia học ............................................................Trang 62
Bảng 3.51 Tham gia học để có chứng chỉ nghề ...................................................Trang 63
Bảng 3.52 Tham gia học nghề khi được hỗ trợ....................................................Trang 64
Bảng 3.53 Nhu cầu đi xuất khẩu lao động ...........................................................Trang 65
Bảng 3.54 Muốn là người của trung tâm đào tạo, cung ứng việc làm .................Trang 66
Bảng 3.55 Thời gian làm việc cho nhà thầu xây dựng.........................................Trang 67
Bảng 3.56 Nhận xét về tay nghề của công nhân ..................................................Trang 67
Bảng 3.57 Nhận xét về ý thức tổ chức của công nhân .........................................Trang 68
Bảng 3.58 Vấn dề tuyển dụng cơng nhân xây dựng ............................................Trang 68
Bảng 3.59 Hình thức đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân .........................Trang 69
Bảng 3.60 Trả lương cao cho thợ có tay nghề cao...............................................Trang 69
Bảng 3.61 Mong muốn về người công nhân........................................................Trang 70
Bảng 3.62 Vần đề tổ chức học và huấn luyện an toàn lao động ..........................Trang 71
Bảng 3.63 Trang bị dụng cụ an tồn lao động cho cơng nhân.............................Trang 71
Bảng 3.64 Vấn đề tổ chức làm việc tăng ca.........................................................Trang 71
Bảng 3.65 Năng suất của người công nhân khi làm việc tăng ca ........................Trang 71
Bảng 3.66 Mối quan hệ giữa việc tăng ca và năng suất làm việc ........................Trang 72
Bảng 4.1 Những lý do chính đã thay đỗi chỗ làm của cơng nhân xây dựng........Trang 78
Bảng 4.2 Quan điểm của người công nhân về vấn đề thưởng .............................Trang 81
Bảng 4.3 Lý do mong muốn được đào tạo...........................................................Trang 82
Bảng 4.4 Mong muốn về người công nhân ..........................................................Trang 88

xii


Luận Văn Thạc Sĩ


GVHD: T.S Ngô Quang Tường

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
I/ MỞ ĐẦU
1/ Giới thiệu
- Ngành công nghiệp xây dựng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong nền
kinh tế và xã hội của một quốc gia. Sự phát triển của ngành xây dựng sẽ kéo theo sự
phát triển mạnh mẽ cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội, đây là cơ sở để tạo sự phát triển
cho các ngành liên quan góp phần phát triển văn hóa xã hội và nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho nhân dân. Bên cạnh đó sự phát triển của ngành xây dựng cũng sẽ
đòi hỏi các ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển để đáp ứng được các yêu
cầu của ngành xây dựng. Xây dựng cũng là ngành thu hút một lực lượng lao động lớn
trong xã hội giúp giải quyết vấn đề công ăn, việc làm cho người dân.
- Ngành công nghiệp xây dựng có đóng góp đáng kể vào giá trị tổng sản phẩm
xã hội và thu nhập quốc dân. Trong những năm gần đây, ngành xây dựng Việt Nam có
sức tăng trưởng mạnh mẽ thể hiện ở tỷ trọng của ngành là cao nhất so với tỷ trọng của
các ngành khác trong nền kinh tế.
Bảng 1.1 Bảng tỷ trọng các ngành kinh tế (Nguồn tổng cục thống kê)
Năm

Tổng số

1990
1991
1992
1993
1994
1995

1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006

100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100


Tỷ trọng của các ngành
Công nghiệp
Nông nghiệp
xây dựng
38.74
22.67
40.49
23.79
33.94
27.26
29.87
28.9
27.43
28.87
27.18
28.76
27.76
29.73
25.77
32.08
25.78
32.49
25.43
34.49
24.53
36.73
23.25
38.12
22.99
38.55

22.54
39.46
21.51
40.21
20.89
41.03
18.7
40.98

HVTH: Bùi Mạnh Tuân – MSHV: 00806195 – Ngành Công Nghệ và quản lý xây dựng

Dịch vụ
38.59
35.72
38.8
41.23
43.7
44.06
42.51
42.15
41.73
40.08
38.74
38.63
38.46
38
37.98
38.08
40.32
Trang 1



Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: T.S Ngô Quang Tường

- Đặc điểm của sản phẩm xây dựng là thời gian xây dựng và sử dụng dài, chi
phí để thực hiện một dự án xây dựng là rất lớn so với những sản phẩm khác. Không
giống như các sản phẩm được sản xuất theo kiểu dây chuyền công nghiệp, sản phẩm
xây dựng được sản xuất đơn chiếc và phụ thuộc nhiều vào trình độ, tay nghề của
người công nhân, không cho phép sai sót vì khi đã sai thì rất khó để sửa chữa và tốn
kém.
- Ngày nay, trong bối cảnh xu thế quốc tế hố nền kinh tế đang diễn ra nhanh
chóng, đất nước ta đã có sự hội nhập mạnh mẽ với thế giới. Nước ta đã là thành viên
của ASEAN, APEC; tham gia khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA), tham gia
diễn đàn hợp tác Á-Âu và mới đây nhất là gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO). Do đó, nền kinh tế nước ta đang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.
- Việt Nam đang trong giai đoạn cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước với
tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế mỗi năm luôn ở mức cao. Ngành xây dựng phát
triển nhanh chóng đặc biệt sau hơn một năm Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại
thế giới WTO đã có những chuyển biến tích cực. Vào cuối tháng 9/2007 vừa qua, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Danh mục dự án quốc gia gọi vốn đầu tư nước ngoài
thời kỳ 2006 - 2010 với tổng số 163 dự án. Đây là những dự án quan trọng đã được
chấp thuận về chủ trương đầu tư. Theo danh sách cơng bố thì số vốn kêu gọi đầu tư
nước ngoài tham gia các dự án trên ước tính ban đầu trên 61 tỷ USD. Trong cơ cấu
vốn gọi vào Việt Nam, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng “hút” trên 53 tỷ USD (thông
tin tư liệu VnEconomy ngày 17/10/2007). Đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy khả
năng phát triển của ngành công nghiệp xây dựng là vô cùng mạnh mẽ trong những
năm tới.
- Các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ngày càng gia tăng đặc biệt

sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch – đầu tư Cao Viết Sinh
cho biết: theo thống kê sơ bộ, sáu tháng đầu năm đã có 31,6 tỉ USD đăng ký đầu tư
vào Việt Nam, vượt xa con số 21,3 tỉ USD của cả năm 2007. Điều đó các nhà đầu tư
nước ngồi rất tin tưởng vào mơi trường chính trị - xã hội ổn định của nước ta cùng
với nguồn nhân lực có chất lượng tốt, bảo đảm hiệu quả đầu tư bền vững (theo báo
Tuổi trẻ ngày 22/06/2008). Do đó, cần có một nguồn nhân lực dồi dào và đảm bảo
chất lượng để đáp ứng được yêu cầu của các dự án này.

HVTH: Bùi Mạnh Tuân – MSHV: 00806195 – Ngành Công Nghệ và quản lý xây dựng

Trang 2


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: T.S Ngô Quang Tường

- Ngành xây dựng là bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, có nhiệm vụ
đi trước mở đường trong cơng cuộc phát triển đất nước, hướng tới mục tiêu đến năm
2020 đưa nước ta trở thành nước cơng nghiệp hóa về cơ bản. Để hồn thành trọng
trách của mình, ngành cần được tăng cường về mọi mặt, mà trước hết là về nguồn
nhân lực. Muốn vậy ngành cần đổi mới việc sử dụng nhân lực theo hướng hiện đại hoá
và hội nhập quốc tế, nâng cao mức thu nhập của người lao động, đổi mới việc cung
ứng nhân lực cho phù hợp với các nguyên tắc của thị trường lao động, cịn cơng tác
đào tạo nhân lực cần sát hợp với nhu cầu của thị trường xây dựng.
- Hàng năm, Việt Nam có khoảng 1,2 triệu người đến độ tuổi lao động và được
bổ sung vào lực lượng lao động của đất nước. Tuy nhiên, lực lượng lao động được bổ
sung này chỉ có ý nghĩa về mặt số lượng còn vấn đề chất lượng vẫn bị bỏ ngỏ. Phần
lớn lao động xuất thân từ nơng thơn, trình độ học vấn thấp, chưa qua các trường lớp
đào tạo nghề bài bản, ý thức tổ chức yếu, thiếu tinh thần tự giác … Do vậy cần có sự

phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và dự báo nhu cầu sử dụng để có định
hướng trong việc đào tạo và cung ứng cho thị trường.
- Ngành xây dựng nước ta đang cùng các ngành kinh tế khác ra sức phấn đấu
đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm 2006 - 2010 đạt 7,5 - 8%/năm
và hơn nữa. Mặt khác, tồn ngành cịn phải tích cực chuẩn bị đón nhận nhiệm vụ nặng
nề hơn trong thập kỷ sắp tới nhằm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hóa về cơ
bản. Các mặt chuẩn bị đó bao gồm cả cơng tác phát triển nguồn nhân lực, vì rằng
nguồn nhân lực phát triển đi trước một bước thì mới trở thành nhân tố tạo điều kiện
chứ không phải là lực cản cho sự nghiệp phát triển toàn ngành. Thế nhưng, theo Diễn
đàn kinh tế thế giới, năm 2005 chất lượng nguồn nhân lực nước ta xếp thứ 53 trong số
59 quốc gia được khảo sát. Tỷ lệ đại học: trung học chuyên nghiệp: công nhân kỹ
thuật của nước ta là 1: 1,16: 0,92 trong khi trung bình của thế giới là 1: 4: 10. Qua đó
có thể thấy, nguồn nhân lực nước ta tuy đông về số lượng nhưng kém về chất lượng và
mất cân đối về cơ cấu.
Như vậy có thể thấy rằng việc thiếu cơng nhân xây dựng đang trở thành một
nguy cơ đối với sự phát triển của ngành xây dựng. Để nâng cao năng lực của các cơng
ty xây dựng và có thể đảm nhận được vai trò nhiệm vụ của ngành, theo kịp với sự phát
triển của đất nước, cần xây dựng một lực lượng cơng nhân xây dựng có trình độ
chun mơn, có sức khoẻ tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật,…

HVTH: Bùi Mạnh Tuân – MSHV: 00806195 – Ngành Công Nghệ và quản lý xây dựng

Trang 3


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: T.S Ngô Quang Tường

- Những phân tích trên đây cho thấy, việc nghiên cứu đánh giá thực trạng công

nhân ngành xây dựng trong giai đoạn hiện nay và tìm giải pháp nâng cao chất lượng
trong việc sử dụng để có định hướng đào tạo và sử dụng có hiệu quả cũng như giải
quyết các vấn đề về chính sách xã hội là rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành
xây dựng nói riêng và phát triển kinh tế đất nước nói chung.
2/ Lý do hình thành đề tài
- Nguồn nhân lực xây dựng nước ta tuy đang ngày càng lớn mạnh nhưng vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường xây dựng có tốc độ tăng trưởng nhanh.
Nguồn nhân lực nước ta có tiềm năng phát triển dồi dào trên cả hai mặt số
lượng và chất lượng để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất
nước. Người lao động nước ta vốn chăm chỉ, quen chịu đựng gian khổ, lại đang
thiếu việc làm. Họ đều có trình độ văn hóa nhất định, khéo tay, tiếp thu nhanh,
có sáng kiến, do đó dễ dàng trải qua đào tạo để trở thành cơng nhân lành nghề.
Bên cạnh các mặt mạnh nói trên, nguồn nhân lực xây dựng cũng đang có nhiều yếu
kém: nhiều lao động chưa được qua đào tạo bài bản; thậm chí chưa qua đào tạo; sức
khỏe khơng đồng đều; ý thức chấp hành kỷ luật công nghệ chưa cao; thiếu chu đáo
cẩn thận; dễ dàng bằng lòng với kết quả đạt được. Vì vậy trong cơng tác đào tạo và
dạy nghề không chỉ quan tâm đến kiến thức và tay nghề mà còn phải chú ý rèn luyện
tác phong công nghiệp, bồi dưỡng lương tâm nghề nghiệp và niềm tự hào nghề
nghiệp. (Hội thảo Phát triển nguồn nhân lực xây dựng ngày 7/12/2007).
- Theo thời báo Kinh tế Việt Nam: “Ngành xây dựng thiếu nhân lực trầm trọng.

Số lượng lao động qua đào tạo bổ sung cho ngành hàng năm mới chỉ đáp ứng được
25% nhu cầu. Trong khi đó, tốc độ đầu tư xây dựng hàng năm tăng từ 15 – 20%. Cơ
cấu nguồn nhân lực của ngành (tỷ lệ cơ cấu kỹ sư, trung cấp chuyên nghiệp, công
nhân học nghề) là 1: 1,3: 3; trong khi đó, với các nước trên thế giới, tỷ lệ này là
1:4:10. Với tỷ lệ này, ngành xây dựng đang tồn tại tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Vì
thế, tại nhiều cơng trình lớn đang tồn tại cảnh lao động là nông dân chưa qua đào tạo
làm việc thay cho công nhân kỹ thuật”. (VnEconomy - 14/05/2008)
- Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến cung ứng nhân lực xây dựng là mức
độ cơ giới hóa trong ngành chưa mạnh, việc sử dụng các cấu kiện chế tạo tại nhà máy

chưa nhiều, việc trang bị công cụ lao động hiện đại cho công nhân chưa được chú ý
đúng mức nên năng suất lao động chung toàn ngành chưa cao, mặt bằng lương thấp,
lại dễ xảy ra tai nạn lao động.
HVTH: Bùi Mạnh Tuân – MSHV: 00806195 – Ngành Công Nghệ và quản lý xây dựng

Trang 4


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: T.S Ngô Quang Tường

- Ngành xây dựng phải đối đầu với nhiều thách thức, với nghiên cứu trước đây
chỉ ra rằng phần lớn các nhà thầu có khả năng cạnh tranh cao là những nhà thầu hiểu
rõ được đặc điểm của lực lượng công nhân của mình. Cơng nghệ xây dựng càng hiện
đại địi hỏi tay nghề và thái độ làm việc của công nhân là hết sức cần thiết. Chính vì
vậy lực lượng cơng nhân là nguồn tài nguyên hết sức quan trọng của ngành cơng
nghiệp xây dựng. Chi phí nhân cơng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong các thành phần
chi phí của một dự án xây dựng. Việc sử dụng công nhân lao động hiệu quả sẽ góp
phần cải tiến năng suất lao động đồng thời sẽ tiết kiệm được chi phí cho dự án xây
dựng.
- Trong những năm gần đây, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt
Nam ngày càng tăng. Môi trường đầu tư được cải thiện, các quy định ngày càng thơng
thống hơn là dấu hiệu cho tốt để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào
Việt Nam. Nhiều cơng trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, hạ tầng, các khu đô thị,
các cao ốc, khách sạn, trung tâm thương mại, … sẽ được xây dựng với quy mơ lớn,
địi hỏi chất lượng và tính thẩm mỹ ngày càng cao. Do đó cần có một lực lượng cơng
nhân xây dựng có trình độ và tay nghề để đáp ứng được yêu cầu của các công trình
này.
- Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây mặc dù có tốc độ tăng trưởng

cao nhưng tính bền vững thì chưa có mà ngun nhân quan trọng đó là lực lượng lao
động có trình độ tay nghề thấp, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao. Để khắc phục tình
trạng này thì cần có những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao trình độ tay nghề cũng
như ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động.
- Lâu nay trong ngành đã hình thành quan niệm cho rằng chỉ sợ thiếu việc làm
chứ không sợ thiếu nhân lực, có chăng cũng chỉ là thiếu một số thợ tay nghề cao như
thợ hàn cao áp mà thôi. Thế nhưng ngay sau kỳ họp đầu tiên vào tháng 7 vừa qua của
Quốc hội khóa XII, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư cho biết sắp tới nước ta sẽ tiếp
nhận nhiều dự án đầu tư vào tầm cỡ tỷ USD trong khi nhiều nhà đầu tư nước ngoài lại
đang kêu ca thiếu thợ xây dựng làm cho tiến độ thực hiện dự án bị trở ngại, vì vậy Bộ
có thể phải đề nghị Chính phủ cho nhập thợ xây dựng trên quy mô lớn chứ không chỉ
một số thợ kỹ thuật trình độ cao! Nếu tình trạng này xẩy ra thì có thể nói ngành xây
dựng đã thất bại ngay trên “sân nhà”, khó lịng mơ tưởng đến nhận thầu xây dựng
quốc tế như Hàn Quốc đã làm trước đây và Trung Quốc đang làm rất mạnh hiện nay

HVTH: Bùi Mạnh Tuân – MSHV: 00806195 – Ngành Công Nghệ và quản lý xây dựng

Trang 5


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: T.S Ngô Quang Tường

để tạo thêm nguồn vốn tích lũy phát triển đất nước. (Hội thảo Phát triển nguồn nhân
lực xây dựng ngày 7/12/2007).
- Bên cạnh những cơ hội thuận lợi khi tham gia vào sân chơi quốc tế, các doanh
nghiệp Việt Nam cũng cịn đó rất nhiều thách thức. Các cơng ty nước ngồi vào Việt
Nam đầu tư có thế mạnh về tài chính, phương thức quản lý chun nghiệp, cơng nghệ
tiên tiến,… đã góp phần tạo nên một thị trường cạnh tranh sôi động trong nền kinh tế

nói chung và trong lĩnh vực xây dựng nói riêng. Để tạo được lợi thế cạnh tranh, các
doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải có những chiến lược phù hợp, phát huy được
những điểm mạnh nội tại, khắc phục những hạn chế để có thể phát triển trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Một trong những nhân tố quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp là nguồn nhân lực. Trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ của người lao
động và thái độ làm việc hăng say của họ là một yếu tố tác động rất lớn đến kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc tìm hiểu và quan tâm đến tâm tư, nguyện
vọng của người lao động cũng như xây dựng một môi trường làm việc tốt để họ gắn
bó với cơng ty và làm việc với năng suất cao là hết sức cần thiết. Đó sẽ là động lực
mạnh mẽ cho sự phát triển của doanh nghiệp.
- Trước những yêu cầu cấp bách mà thực tiễn phát triển kinh tế của đất nước đã
đặt ra, cần phải có một nghiên cứu khảo sát về công nhân xây dựng, đánh giá thực
trạng công nhân ngành xây dựng về nhân khẩu học, trình độ tay nghề, mức độ hài lịng
với cơng việc, sự gắn bó với nghề xây dựng, nhu cầu được đào tạo, động cơ thái độ
làm việc của công nhân,… và đánh giá của người sử dụng lao động về tình hình cơng
nhân xây dựng hiện nay. Dựa trên kết quả thu được, đề xuất những giải pháp nâng cao
chất lượng trong việc sử dụng công nhân xây dựng.
- Nhà nước và các tổ chức xã hội, các trường đào tạo nghề cần có chính sách,
sự định hướng, hoạch định tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người cơng nhân có thể
tham gia học các khóa học đào tạo để trang bị kiến thức và nâng cao tay nghề cho
người công nhân nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của ngành xây dựng và nền
kinh tế trong tương lai.
Tóm lại, phát triển nguồn nhân lực đang trở thành chủ đề thời sự cấp bách của
ngành xây dựng cần được các nhà hoạch định chính sách quan tâm.

HVTH: Bùi Mạnh Tuân – MSHV: 00806195 – Ngành Công Nghệ và quản lý xây dựng

Trang 6



Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: T.S Ngô Quang Tường

Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu giúp ích được cho các nhà hoạch định
chính sách, các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong việc đề ra các quyết định mang tính
chiến lược phát triển nguồn nhân lực xây dựng và đưa ra những gợi ý cho các doanh
nghiệp về sử dụng, cung ứng và đào tạo nguồn nhân lực xây dựng, đồng thời tạo ra
một dữ liệu làm nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo.
Nghiên cứu này mang lại nhiều lợi ích cho các đối tượng khác nhau:
- Cơng nhân xây dựng: Thấy được những điểm chung nhất về tình hình cơng
nhân xây dựng hiện tại (thu nhập, trình độ tay nghề, động cơ thái độ làm việc, …) và
xu hướng sử dụng lao động cũng như yêu cầu về tuyển dụng của các công ty xây dựng
trong những năm tới để có được những quyết định về nghề nghiệp cho bản thân. Từ
đó tự ý thức trong việc: nâng cao trình độ, tay nghề, ý thức tổ chức kỷ luật, thái độ
làm việc,… góp phần tạo ra một mơi trường làm việc tốt tạo động lực mạnh mẽ cho sự
phát triển của công ty.
- Các công ty xây dựng: Các cán bộ quản lý của các công ty xây dựng có thể
thấy được thực trạng cơng nhân xây dựng: trình độ tay nghề, mức độ gắn bó với nghề,
tâm tư nguyện vọng của công nhân xây dựng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến
động cơ làm việc của cơng nhân xây dựng để có biện pháp quản lý tốt hơn nâng cao
năng suất lao động và tạo một môi trường làm việc tốt trong công ty. Bên cạnh đó, kết
quả nghiên cứu cũng giúp họ thấy được các yếu tố tác động đến việc rời bỏ công ty
của cơng nhân xây dựng để có biện pháp đào tạo, duy trì và phát triển nguồn nhân lực
trong cơng ty.
- Các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các trường
đào tạo nghề: Kết quả nghiên cứu đưa ra một cái nhìn chung về tình hình cơng nhân
xây dựng, nhất là về trình độ tay nghề, mức độ gắn bó với nghề, nhu cầu được đào tạo,
những khó khăn của họ khi tham gia vào các khóa học nghề,… để có những chính

sách về đào tạo và sử dụng công nhân xây dựng một cách hiệu quả, đóng góp vào sự
phát triển của ngành xây dựng nói riêng và của nền kinh tế đất nước nói chung.
- Các nghiên cứu tương tự: Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam là
một khu vực kinh tế sơi động, đóng góp rất lớn vào GDP của cả nước. Trong những
năm gần đây, tại khu vực này ngành xây dựng ln có sự tăng trưởng mạnh mẽ và
chiếm một vị trí quan trọng đối với tồn ngành. Vì vậy, trong phạm vi luận văn này,
tác giả tiến hành khảo sát trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Tác giả hy vọng với phương pháp luận đã xây dựng, và trên cơ sở kết quả nghiên cứu
HVTH: Bùi Mạnh Tuân – MSHV: 00806195 – Ngành Công Nghệ và quản lý xây dựng

Trang 7


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: T.S Ngơ Quang Tường

này, sẽ có các nghiên cứu tiếp theo tiến hành trên phạm vi rộng hơn để thấy được kết
quả đầy đủ về công nhân xây dựng.
II/ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Qua nghiên cứu chúng ta sẽ biết được cơ cấu về nghề nghiệp của lực lượng
công nhân xây dựng.
- Hiểu biết về các vấn đề của nhân khẩu học (về độ tuổi, giới tính, trình độ học
vấn, …).
- Thấy được mức độ về trình độ tay nghề của cơng nhân bao gồm kiến thức và
khả năng làm việc.
- Khảo sát về sự hài lịng và khơng hài lịng. Mong muốn người cơng nhân nói
lên những quan điểm, những suy nghĩ, những vấn đề mà người công nhân cho là quan
trọng đối với họ.
- Thực trạng sử dụng công nhân xây dựng.

- Nhu cầu được đào tạo của cơng nhân xây dựng từ đó có chính sách và cách sử
dụng hiệu quả để đạt được năng suất cao hơn.
- Nhận xét từ chính những người sử dụng lao động về tay nghề và ý thức tổ
chức của người công nhân, những mong muốn của họ đối với người lao động. Cách
thức tuyển dụng và đào tạo công nhân xây dựng của các đơn vị thi công.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng trong việc sử dụng công nhân
xây dựng hướng đến mục tiêu chính là nâng cao trình độ và tay nghề cho công nhân
xây dựng, thu hút đông đảo lực lượng thanh niên vào nghề xây dựng. Trước đây việc
đào tạo đơn thuần những công nhân mộc, nề, sắt, bê tơng. Ngày nay xuất hiện ngày
càng nhiều cơng trình có quy mơ lớn, và phức tạp như nhà cao tầng… Việc xuất hiện
nhiều trang thiết bị và công nghệ mới địi hỏi cơng nhân phải có tay nghề cao, phải am
hiểu về trang thiết bị và biết cách sử dụng máy móc.
- Làm dữ liệu cho các nghiên cứu sau này.

HVTH: Bùi Mạnh Tuân – MSHV: 00806195 – Ngành Công Nghệ và quản lý xây dựng

Trang 8


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: T.S Ngô Quang Tường

III/ LƯỢC KHẢO CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
- Đã có một số nghiên cứu về công nhân xây dựng ở các nước đang phát triển
và các nước phát triển như Sri LanKa, Indonesia, Mỹ…
- Nghiên cứu: “Contruction workers in developing countries: a case study of
Sri Lanka” của tác giả A.K.W. Jayawardane và N.D. Gunawardena được thực hiện
vào năm 1998. Nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi cả nước Sri Lanka. Kết quả
khảo sát từ 3300 cơng nhân cho thấy có 51% là lao động phổ thông , tỉ lệ công nhân

cao nhất ở độ tuổi 30-39. Khoảng 80% công nhân được thuê mướn thất thường và
86% tổng số công nhân không được đào tạo bài bản. Hơn 20% số công nhân không
hài lịng vì thu nhập thấp, thiếu an tồn trong cơng việc và cơng việc thì khơng ổn
định.
- Nghiên cứu: “A survey of construction operative motivation on selected sites
in Nigeria” của tác giả P.O. Olomolaiye và S. O. Ogunlana. Nghiên cứu này xác định
và xếp hạng các nhân tố chính tác động đến sự hài lịng và khơng hài lịng của người
cơng nhân.
- Ở Việt Nam có nghiên cứu: “Nghiên cứu về mặt bằng sử dụng lao động trong
ngành xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh” tác giả Đỗ Thị Xuân Lan, Báo cáo tại hội nghị
Khoa Học và Công Nghệ lần thứ 8 của Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, 2002.
Để tìm hiểu mặt bằng sử dụng lao động và suy nghĩ của công nhân xây dựng và công
việc của họ, tác giả đã tiến hành nghiên cứu khảo sát bằng cách phỏng vấn trực
tiếp171 công nhân xây dựng từ ngày 06/01/2002 đến ngày 02/02/2002 trên bốn công
trường xây dựng cơng trình dân dụng dạng. Các câu hỏi đặt ra tập trung vào ba điểm
chính: 1) những đặc điểm cơ bản của công nhân xây dựng (tuổi, giới tính, kinh
nghiệm,…); 2) quan điểm của họ về nghề xây dựng; 3) ý kiến của họ về môi trường
làm việc và những yếu tố liên quan đến tinh thần làm việc của họ như thu nhập, điều
kiện an toàn, quan hệ đồng nghiệp, trình độ tay nghề và cách cư xử của cai.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Số lượng công nhân được khảo sát đa phần là nam
(chiếm 81,09%, gần phân nửa số cơng nhân có tuổi 20-29 (42.7%), cơng nhân xây
dựng khơng được đào tạo nghề và có trình độ học vấn của họ tương đối thấp. Thời
gian làm việc của công nhân xây dựng trong công ty và trong ngành xây dựng của
công nhân đã dài hơn. Đa số công nhân xây dựng cho rằng nghề xây dựng là một nghề
tốt. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ làm việc của
công nhân xây dựng
HVTH: Bùi Mạnh Tuân – MSHV: 00806195 – Ngành Công Nghệ và quản lý xây dựng

Trang 9



Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: T.S Ngô Quang Tường

- Tuy nhiên nghiên cứu trên được thực hiện cũng đã khá lâu. Trong khi đó đã
có sự thay đổi đáng kể trong ngành công nghiệp xây dựng tại Việt Nam đặc biệt sau
khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO với tốc độ đầu tư tăng
nhanh. Thêm vào đó nghiên cứu sẽ khảo sát với quy mơ lớn hơn, nội dung rộng hơn
và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng trong việc sử dụng công nhân xây
dựng để có sự nhìn nhận và chuẩn bị tốt nhằm đáp ứng được nhu cầu trong tương lai.
IV/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam là một khu vực kinh tế sơi
động, đóng góp rất lớn vào GDP của cả nước. Trong những năm gần đây, tại khu vực
này, ngành xây dựng ln có sự tăng trưởng mạnh mẽ và chiếm một vị trí quan trọng
đối với tồn ngành. Vì vậy, trong phạm vi luận văn này, tác giả tiến hành nghiên cứu
khảo sát trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Nam như Bình
Dương, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ. Đây là các tỉnh, thành phố lớn tại khu vực phía
Nam có tốc độ đầu tư xây dựng mạnh đại diện cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam
Bộ của khu vực phía Nam.
- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là công nhân xây dựng. Bên cạnh đó là các kỹ
sư làm việc cho các công ty, nhà thầu xây dựng.
V/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1/ Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng bảng câu hỏi để xác định các vấn đề về nhân sự, tổ chức và quản lý
trong thi công xây dựng dựa trên ý kiến của cơng nhân. Đây là một phương cách để
khuyến khích cơng nhân nói về cơng việc của chính họ. Do đó chúng ta có thể hiểu rõ
về cơng nhân của mình hơn để có những ứng xử phù hợp.
Các bước chính của nghiên cứu có thể tóm tắt như sau:
- Tham khảo tài liệu, sách báo, kết quả của những nghiên cứu trước, tìm hiểu

cơ sở lý thuyết, trao đổi với các kỹ sư để đưa ra các câu hỏi phù hợp với nội dung và
phương hướng của đề tài. Sau đó tiến hành điều tra thử và điều chỉnh để có bảng câu
hỏi chính thức.
- Nghiên cứu khảo sát bằng cách thâm nhập các cơng trình để phỏng vấn trực
tiếp công nhân đang làm việc trên công trường (các cuộc phỏng vấn sẽ được thực hiện
trong giờ giải lao hoặc trong giờ làm việc nếu được phép của nhà thầu) hoặc gửi bảng
câu hỏi cho công nhân và hẹn ngày đến lấy.

HVTH: Bùi Mạnh Tuân – MSHV: 00806195 – Ngành Công Nghệ và quản lý xây dựng

Trang 10


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: T.S Ngô Quang Tường

- Cách lấy mẫu dành cho người sử dụng lao động (các kỹ sư của các công ty,
đơn vị nhà thầu thi công) cũng được thực hiện tương tự.
- Sau khi có được kết quả thu thập số liệu, tiến hành mã hóa, phân tích và tổng
hợp số liệu thơng qua việc sử dụng phần mềm SPSS 15.0.
- Từ kết quả tổng hợp khảo sát được, phân tích và đề xuất các giải pháp để
nâng cao chất lượng sử dụng công nhân xây dựng.

MỤC TIÊU
NGHIÊN CỨU

THIẾT KẾ
BẢ NG CÂU HỎI
CHO CÔ NG NHÂN


NGHIÊN CỨU
TÀI LIỆU
CƠ SỞ LÝ THUYẾT

THIẾT KẾ
BẢ NG CÂU HỎI
CHO NGƯỜI SỬ
DỤNG LAO ĐỘNG

THU THẬP
DỮ LIỆU

THU THẬP
DỮ LIỆU

XỬ LÝ VÀ
PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

XỬ LÝ VÀ
PHÂN TÍCH SỐ LIỆ U

KẾ T QUẢ

KẾ T QUẢ

KẾT LUẬN
VÀ KIẾN NGHỊ

Hình 1.1 Sơ đồ phương pháp nghiên cứu


HVTH: Bùi Mạnh Tuân – MSHV: 00806195 – Ngành Công Nghệ và quản lý xây dựng

Trang 11


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: T.S Ngô Quang Tường

2/ Số lượng mẫu
- Kích thước mẫu càng lớn thì độ chính xác càng cao (giảm độ rộng của khoảng
tin cậy), tuy nghiên độ chính xác chỉ tăng lên theo tỉ lệ căn bậc hai của kích thước
mẫu. Nói cách khác, chi phí lấy mẫu tăng lên với tốc độ rất nhiều so với tốc độ tăng
của độ chính xác. Có ba phương pháp xác định kích thước mẫu tới hạn được sử dụng
phổ biến hiện nay:
+ Theo Bollen, số lượng mẫu tối thiểu phải là 5 mẫu cho một tham số cần ước
lượng.
+ Theo luck D.J, Rubin R.S, Phan Văn Thăng, số lượng mẫu tới hạn được tính
theo cơng thức sau:
N = (Z.S)2/E2
Trong đó:
N: số lượng mẫu tới hạn
S: độ lệch chuẩn cảu mẫu, đặc trưng cho độ phân tán của mẫu. Giá trị
này được tính từ nghiên cứu trước, hoặc từ nghiên cứu thí điểm, hoặc từ việc phỏng
vấn thí nghiệm bảng câu hỏi.
Z: giá trị trong phân phối chuẩn được xác định theo độ tin cậy mong
muốn.
+ Theo Hoelter, số lượng mẫu tới hạn là 200 mẫu.
- Vậy để số liệu nghiên cứu khảo sát công nhân ở từng tỉnh có độ tin cậy và có

ý nghĩa cao, có thể chọn mẫu tới hạn khảo sát ở mỗi tỉnh là khoảng 200 mẫu. Tổng số
mẫu ở khu vực miền Nam sẽ khoảng 900 đến 1000 mẫu.
- Số lượng mẫu khảo sát người sử dụng lao động dự kiến sẽ lấy nhiều hơn 30
mẫu (có ý nghĩa về mặt thống kê).

HVTH: Bùi Mạnh Tuân – MSHV: 00806195 – Ngành Công Nghệ và quản lý xây dựng

Trang 12


×