Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

PHỐ HUYỆN CHUYỂN MÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.45 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

1


<b>Thứ Tư, 01/02/2017 </b>
<b>PHỐ HUYỆN CHUYỂN MÌNH </b>


<b>Sự phát triển khá nhanh và đa dạng các ngành nghề kinh doanh thương </b>
<b>mại - dịch vụ đã tạo nên một diện mạo mới, sầm uất và từng bước hiện đại </b>
<b>hơn cho huyện Krông Bông. </b>


<b>Diện mạo đổi thay </b>


Hơn 10 năm trước, về trung tâm huyện Krơng Bơng, tìm đỏ mắt mới thấy một
qn nước, cịn qn chợ thì tuềnh tồng, hàng hóa ít ỏi, chủ yếu phục vụ nhu
cầu thiết yếu. Nay quán xá mọc lên san sát, quán nào cũng tấp nập khách hàng.
Dọc hai bên đường vào trung tâm thị trấn Krơng Kmar có nhiều cơng ty, hộ dân
tham gia kinh doanh các dịch vụ đa dạng như xe máy, máy móc phục vụ nơng
nghiệp, điện tử, viễn thông, vật liệu xây dựng… Đáng chú ý, thời gian gần đây,
hệ thống đại lý phân phối mọc lên càng nhiều và đóng vai trị quan trọng, góp
phần thúc đẩy lưu thơng hàng hóa. Hiện tại, đã có hơn 10 thương hiệu lớn mở
đại lý phân phối, chi nhánh tại thị trấn như cửa hàng Thế giới di động, xe máy
Trung Thạch, sữa Cô gái Hà Lan, nhà máy cán tôn Long Vân… Từ chỗ tồn
huyện chỉ có duy nhất 1 cửa hàng kinh doanh xăng dầu thì nay hệ thống phân
phối đã phủ rộng khắp về các xã với 14 cửa hàng, đáp ứng nhu cầu về nhiên liệu
đi lại, tưới tiêu cho bà con.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2


Xác định lấy thương mại dịch vụ làm động lực để phát triển, huyện cũng đã tạo
nhiều điều kiện như đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ về thủ tục hành chính, phổ biến
pháp luật về kinh doanh, mặt bằng, giữ vững an ninh trật tự để các hộ dân yên
tâm bn bán, khuyến khích những hộ có lợi thế về các nghề truyền thống hoặc


vị trí mặt bằng đẹp tiếp tục mở rộng quy mơ kinh doanh. Hiện tồn huyện có
trên 3.697 hộ kinh doanh, tập trung ở khu vực chợ và dọc theo tuyến tỉnh lộ 9,
tỉnh lộ 12. Thời gian gần đây, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng cơ sở kinh
doanh, hàng hóa phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Năm
2015, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn đạt
1.427,2 tỷ đồng, tăng 1,24 lần so với năm 2010.


<b>Tiếp tục tạo đà để thúc đẩy thương mại - dịch vụ phát triển </b>


Để thúc đẩy giao thương hàng hóa, huyện đã hình thành mạng lưới thương mại
có hiệu quả. Tồn huyện có 12 chợ, gồm 1 chợ thành thị và 11 chợ nông thôn.
Từ năm 2006, chợ Krông Bông được đầu tư nâng cấp với tổng kinh phí 8 tỷ
đồng, các ngành hàng được sắp xếp hợp lý với hơn 200 hộ kinh doanh cố định,
trung bình mỗi ngày thu hút trên 700 lượt người đến giao thương. Đây được coi
là “điểm nhấn” trong phát triển thương mại, dịch vụ, đóng vai trị chợ đầu mối,
phục vụ nhu cầu mua bán, trao đổi và phân phối hàng hóa cho xã lân cận. Cùng
với đó, mạng lưới chợ tại các xã cũng được phủ rộng khắp,bảo đảm lưu thơng
hàng hóa thơng suốt, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số. Chợ xã Cư Đrăm từ chỗ chỉ là chợ tạm, hoạt động theo phiên, từ
2-3 buổi/tuần, nay đã mở cửa thường xuyên, trở thành chợ trung tâm, phục vụ nhu
cầu giao thương của 3 xã cánh đông gồm Cư Pui, Cư Đrăm, Yang Mao. Tương
tự, chợ Ea Trul cũng đóng vai trị chủ lực phân phối hàng hóa cho các xã cánh
Tây gồm Yang Reh và Ea Trul…


Thương mại ngày càng phát triển, các cửa hàng, dịch vụ mọc lên ngày một
nhiều đã tạo nhiều thuận lợi cho người dân trên địa bàn. Chị Nguyễn Thị Phước,
người dân xã Hòa Sơn cho biết, việc mua bán của bà con đã thuận lợi hơn trước
rất nhiều. Trước, muốn mua thứ gì, dù nhỏ nhất cũng phải vượt hơn 50 cây số
lên tận thành phố Buôn Ma Thuột, giờ chỉ cần chạy ra chợ huyện là có đủ cả.
Theo ông Lê Duy Thành, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Krông Kmar, từ chỗ đa


số người dân làm nông nghiệp, thị trấn đã tập trung phát triển kinh tế theo hướng
tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ, tạo điều kiện cho các hộ mở rộng kinh
doanh, khuyến khích phát triển các ngành nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trước năm 2010, cả thị trấn chỉ có 1 cơng ty, chủ yếu vẫn là hộ kinh doanh nhỏ
lẻ thì nay đã có đến 14 cơng ty.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

3


nghiệp, hàng tiêu dùng đến tận thôn, buôn và vùng sâu, vùng xa để đáp ứng nhu
cầu mua bán, trao đổi hàng hóa thúc đẩy sản xuất phát triển.


<b>Giai đoạn 2016-2020, huyện phấn đấu đạt mục tiêu, giá trị sản xuất ở lĩnh </b>
<b>vực thương mại và dịch vụ trên 1.706 tỷ đồng, với mức tăng trưởng </b>
<b>thương mại và dịch vụ bình quân đạt trên 15%; dự kiến đến năm 2020, </b>
<b>kêu gọi đầu tư xây dựng 1 siêu thị hạng 3 tại thị trấn Krông Kmar.</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×