Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Những vấn đề lý luận về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.21 KB, 10 trang )

Những vấn đề lý luận về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
I.1- Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất:
Quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là quá trình đầu t các
yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm lao vụ và dịch vụ cần thiết phù hợp với mục
tiêu đặt ra . Dù tồn tại dới nhiều hình thức, nhng tựu chung lại đầu vào cho
sản xuất bao gồm: Chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về nhân công chi phí về
khấu hao tài sản cố định và các chi phí khác. Các loại chi phí này phát sinh và
vận động liên tục trong mỗi giai đoạn sản xuất . Để hiểu rõ về các loại chi phí
này ta cần phân biệt đâu là chi phí bỏ ra để tạo nên một giá trị sử dụng nào
đó, cũng nh đâu là chi phí để thực hiện giá trị của giá trị sử dụng này và chi
phí nào không liên quan đến việc tạo ra giá trị sử dụng. Hay nói cách khác ta
phải hiểu đợc thế nào là chi phí và thế nào là chi tiêu. . Chi phí là biểu hiện
bằng tiền của toàn bộ hao phí cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh mà doanh nghiệp phải chi ra trong một thời kỳ nhất định. Còn chi tiêu
chỉ đơn thuần là sự giảm đi về mặt giá trị của tài sản trong doanh nghiệp bất
kể nó phục vụ cho mục đích gì. Nhng chi tiêu và chi phí lại có quan hệ mật
thiết với nhau. Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì
không có chi phí. Nhng có khi những khoản chi tiêu kỳ này lại không đợc tính
vào chi phí và có những khoản tính vào chi phí kỳ này nhng thực tế cha phát
sinh.
Nh vậy ta có thể đa ra đợc một cách hiểu về chi phí sản xuất nh sau:
Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ
ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm và đạt đợc mục đích là tạo ra
đợc sản phẩm dới dạng có thể có.
Chi phí sản xuất đợc hình thành do có sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố
sản xuất vào sản phẩm và đợc thể hiện trên hai mặt
Về mặt định tính, đó là bản thân các yếu tố vật chất phát sinh tiêu hao
trong quá trình sản xuất để tạo nên sản phẩm
Về mặt lợng, đó là mức tiêu hao của các yếu tố thể hiện dới nhiều thớc đo
khác nhau chủ yếu là thớc đo tiền tệ.
Hai mặt định tính và định lợng của chi phí sản xuất chịu sự chi phối của


quá trình tái sản xuất và đặc điểm của sản phẩm.
Nh vậy các yếu tố này tồn tại dới nhiều dạng khác nhau, nhng chúng có
đặc điểm chung đó là giá trị của chúng đợc chuyển vào giá trị sản phẩm trong
quá trình sản xuất. Việc phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản
xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trng nhất định.
Giá thành đầy đủ đơn vị sản phẩm
Giá thành đơn vị sản phẩm
Chi phí sản xuất của khối lượng sản phẩm hoàn thành
Khối lượng sản phẩm hoàn thành
Chi phí sản xuất của khối lượng sản phẩm hoàn thành
Chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ khối lượng sản phẩm thực hiệnChi phí quản lý doanh nghiệp
Khối lượng sản phẩm hoàn thành
Giá thành đầy đủ đơn vị sản phẩm
Với ý nghĩa đó việc phân loại chi phí sản xuất đợc tiến hành theo nhiều
cách dựa trên những tiêu chí, cơ sở khác nhau. Mỗi cách đều phục vụ cho một
mục đích cụ thể.
Sau đây là một số cách phân loại chủ yếu đợc sử dụng.
Phân theo yếu tố chi phí: về thực chất khi phân theo yếu tố thì chi phí có
ba loại chủ yếu là chi phí lao động sống, chi phí về đối tợng lao động và chi
phí về t liệu lao động. Tuy nhiên trong qua trình quản lý tuỳ vào điều kiện và
yêu cầu mà việc phân chia theo yếu tố có thể chi tiết hơn nhng cơ bản vẫn là
ba yếu tố trên.
Phân theo khoản mục chi phí trong gia thành sản phẩm: Cách phân loại
này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tợng
tính giá thành.
Nói tóm lại chi phí sản xuất là những hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra phục
vụ cho việc sản xuất sản phẩm. Trong quản lý và tổ chức sản xuất, chúng ta
cần phải hiểu rõ chi phí về mặt bản chất cũng nh hình thức biểu hiện. Từ đó đ-
a ra đợc cách phân loại phù hợp để tránh tình trạng tính sai chi phí, hoặc dùng
chỉ tiêu chi phí nh là một công cụ để thực hiện những hành vi phạm pháp.

I.2- Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm:
Trong sản xuất kinh doanh một nguyên tắc cơ bản đặt ra đó là sự bù đắp
đối với những chi phí bỏ ra để có đợc giá trị sử dụng cung cấp cho Xã hội. Do
vậy, việc sản xuất ra một sản phẩm nằm trong một giới hạn - giới hạn bù đắp.
Nếu vợt qua giới hạn này doanh nghiệp tất yếu sẽ bị thua lỗ và phá sản.
Xuất phát từ điều đó, trong nền kinh tế thị trờng các doanh nghiệp luôn
quan tâm đến những chi phí bỏ ra để sản xuất sản phẩm, thực hiện giá trị sản
phẩm từ đó có những giải pháp điều chỉnh cụ thể. Những thông tin đó đều có
thể đợc cung cấp từ một chỉ tiêu đó là giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm đợc xác định nh sau:


Nh vậy giá thành sẩn phẩm phụ thuộc vào hai yếu tố đó là chi phí sản xuất,
chi phí tiêu thụ đã đợc đầu t và lợng giá trị sử dụng biều hiện thành khối lợng
sản phẩm.
Đề cập tới vấn đề giá thành sản phẩm ta phải xem xét tới hai mặt vốn chứa
đựng bên trong bản thân nó, đó là:
Chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ là nội dung cơ bản
Khối lợng sản phẩm là hình thức biểu hiện của các yếu tố vật chất mang
trong nó lợng chi phí đã tiêu hao để cấu tạo nên giá thành
Hình thức biểu hiện và nội dung cấu thành là hai mặt thống nhất mang
tính bản chất của giá thành.
Nh vậy giá thành phải chăng là sự biểu hiện về mặt giá trị của một giá trị
sử dụng nhất định, hay giá thành là căn cứ đánh giá cho một quá trình sản
xuất cụ thểĐể giải quyết những vấn đề lý luận về giá thành, ta cần xem xét
các quan điểm từ trớc tới nay thông qua mặt bản chất của giá thành.
Khi xét về mặt bản chất của giá thành tức là nói tới nội dung kinh tế chứa
đựng bên trong chỉ tiêu này. Đã có nhiều quan điểm đợc trình bày.
Quan điểm thứ nhất cho rằng giá thành là hao phí lao động sống và
hao phí lao động vật hoá đợc dùng dể sản xuất và tiêu thụ một đơn vị

hoặc một khối lợng sản phẩm nhất định.
Theo quan điểm này, giá thành sản phẩm bao gồm hai bộ phận đầu của giá trị
sản phẩm. Giá trị t liệu sản xuất đã hao phí để sản xuất sản phẩm và giá trị sáng
tạo ra cho bản thân ngời lao động.
Nh vậy quan điểm này đã cho thấy đợc yếu tố vật chất bên trong cấu thành
nên sản phẩm và thực hiện giá trị của nó. Đồng thời cũng cho thấy chi phí sản
xuất là nội dung cơ bản của giá thành sản phẩm và hạ thấp chi phí sản xuất sẽ
làm giảm giá thành. Nó cũng đặt ra yêu cầu dối với quá trình sản xuất đó là tăng
năng suất đồng nghĩa với hạ thấp giá thành sản phẩm.Tuy nhiên phơng pháp này
cũng bộc lộ những hạn chế . Nó quan niệm giá thành nh một chỉnh thể thống
nhất về hao phí vật chất bao gồm hao phí về lao động sống và lao động vật hoá
mà doanh nghiệp cần bù đắp trong khi đó lợng hao phí cần bù đắp là toàn bộ các
đầu vào có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tạo nên và thực hiện giá trị các đầu
ra tơng ứng. Nó cũng làm ngời ta nghĩ rằng cứ sản xuất nhiều sản phẩm thì giá
thành hạ, lợi nhuận tăng. Trong khi đó, vấn đề quan trọng của sản xuất là liệu
giá thành của sản phẩm tăng thêm đó có đợc bù đắp bởi việc thực hiện giá trị
trên thị trờng hay không.
Quan điểm thứ hai cho rằng giá thành là toàn bộ các khoản chi phí đợc
bù đắp bằng thu nhập bán hàng
Theo quan điểm này, trong toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh có những loại
không biến đổi và có loại lại biến đổi cùng với sự tăng giảm của lợng sản phẩm
sản xuất ra. Do đó, chi phí bao gồm định phí và biến phí.
Nhìn chung quan điểm này đã thể hiện đầy đủ các yếu tố vật chất tạo nên sản
phẩm mà doanh nghiệp phải bù đắp. Nó cho thấy một điều là trong quá trình sản
xuất, nhà quản lý phải tính toán cẩn thận các yếu tố đầu vào để sản phẩm sản
xuất ra phải phù hợp với yêu cầu và giá trị có khả năng đợc thực hiện. Ngoài ra
quan điểm này cũng chỉ ra rằng, giá thành sản phẩm không hẳn là toàn bộ các
yếu tố vật chất mà có khi đó chỉ là sự đầu t thêm chi phí khả biến để tạo ra đợc
một lợng doanh thu tăng thêm.
Nhng quan điểm này không đi sâu vào bản chất mà chỉ chú trọng tới mặt l-

ợng của giá thành. Đây là điểm hạn chế. Nếu chỉ tính đến mặt lợng thì ta coi giá
thành nh một chiếc túi đựng chi phí. Nhiều khi các khoản chi có thể không phải là
yếu tố vật chất để tạo và thực hiện giá trị sản phẩm. Điều này dẫn tới tình trạng
khó kiểm soát đợc chi phí và khó ngăn ngừa đợc các khoản chi tiêu bất hợp lý và
thiếu lành mạnh.
Quan điểm thứ ba cho rằng giá thành là biểu hiện tơng quan giữa một
bên là chi phí sản xuất và một bên kết quả đạt đợc
Quan điểm này nhấn mạnh sự tơng quan giữa kết quả và chi phí nên có u điểm
là cho phép ngời quản lý luôn chủ độngtrong việc xác định giá thành của từng giai
đoạn sản xuất nhất định. Ngoài ra quan điểm này còn hình thành một cách chi
tiết, cụ thể trình tự và phơng pháp hạch toán chi phí, tính giá thành.
Tuy nhiên quan điểm này không thể hiện đợc mặt định chất dẫn đến chỗ xác
định các nội dung cấu thành giá thành cha gắn chặt với toàn bộ các yếu tố đầu vào
liên quan, từ đó dẫn đến giá thành mang nặng tính chủ quan không thể hiện đợc
bản chất vốn có của giá thành.
Từ phân tích ở trên ta có thể rút ra một số nhận định về bản chất của giá thành
nh sau
Giá thành sản phẩm là biểu hiện của sự chuyển dịch giá trị những yếu tố
vật chất để hình thành và tiêu thụ sản phẩm.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng nh yêu
cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành đợc phân chia theo nhiều góc độ khác
nhau.
Phân loại giá thành theo thời điểm tính và nguồn số liệu thì giá thành đợc
chia thành giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế.
Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành đợc chia thành
giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ.
Có thể nói giá thành là một chỉ tiêu tổng hợp quan trọng trong công tác quản
lý điều hành doanh nghiệp bởi vì : đây là một chỉ tiêu chất lợng tức là qua giá
thành ta thấy đợc trình độ sản xuất kinh doanh và sự tiết kiệm trong việc sử dụng
các yếu tố đầu vào. Đồng thời đây cũng là một chỉ tiêu tổng hợp vì thông qua nó

ngời ta có thể dánh giá trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
Chính vì đặc điểm đó mà yêu cầu chính xác, tính đúng, tính đủ đối với chỉ tiêu
giá thành là vô cùng quan trọng. Nếu nh yêu cầu trên bị vi phạm thì giá thành sẽ
không thể hiện đợc những chức năng cơ bản của mình: chức năng bù đắp, chức
nănglập giá, chức năng đòn bẩy kinh tế
Nh vậy chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành là hai khái niệm riêng biệt.
Chi phí sản xuất luôn gắn liền với thời kỳ phát sinh chi phí còn giá thành gắn với
khối lợng công việc, lao vụ hoàn thành; Chi phí sản xuất không chỉ liên quan đến
sản phẩm hoàn thành trong kỳ mà còn liên quan tới sản phẩm dở dang, sản phẩm
hỏng, trong khi đó giá thành chỉ liên quan tới sản phẩm hoàn thành; Chi phí sản
xuất là những chi phí mà thực tế doanh nghiệp phải bỏ ra trong một giai đoạn sản
xuất nhất định. Nó không bao gồm chi phí chi ra của kỳ trớc phân bổ cho kỳ này
và chi phí phải trả của kỳ này kỳ sau mới phát sinh. Nhng nó lại bao gồm chi phí
trả trớc của kỳ này phân bổ cho kỳ sau và chi phí phải trả của kỳ trớc kỳ này mới
phát sinh. Ngợc lại giá thành chỉ liên quan đến chi phí phải trả trong kỳ và chi phí
trả trớc đợc phân bổ trong kỳ.
Tuy nhiên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối liên hệ mật thiết với
nhau. Chúng đều phản ánh những hao phí bằng tiền để hình thành nên sản phẩm.
Việc thiết lập nên giá thành phải căn cứ vào cơ sở của nó là chi phí sản xuất.
Nói tóm lại, từ những quan điểm và sự phân tích ở trên em xin đa ra kết luận
nh sau.
Chi phí sản xuất là toàn bộ những hao phí bỏ ra để hình thành nên sản phẩm
hàng hoá. Chi phí sản xuất đợc hình thành trên cơ sở sự chuyển dịch giá trị của
của các yếu tố vật chất vào sản phẩm thông qua quá trình sản xuất và tiêu thụ.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu thể hiện toàn bộ khoản hao phí có liên
quan đến khối lợng sản phẩm hoàn thành. Dờng nh giá thành là một công cụ để
bù đắp chi phí hợp lý hình thành nên không chỉ sản phẩm đó mà còn của sản
phẩm.
Chính vì vậy phân loại chi phí và giá thành một cách hợp lý là một điều mang
tính bản chất của quá trình quản lý. Đồng thời việc đặt ra yêu cầu về tính chính

xác trong tập hợp chi phí và tính giá thành là một yêu cầu tất yếu. Nhng để thực
hiện đợc những điều đó mỗi doanh nghiệp phải có một trình tự hay phơng pháp
hạch toán thích hợp dựa trên những cơ sở lý luận khoa học.

×