Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

GIAN NAN XỬ LÝ NHỮNG LÒ THAN "ĂN" RỪNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.35 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

1


Số 5713 Thứ Tư, 30/05/2018

<b>GIAN NAN XỬ LÝ NHỮNG LÒ THAN "ĂN" RỪNG </b>



<b>Vài năm trở lại đây, ở một số khu vực rừng thuộc lâm phần Công ty </b>
<b>TNHH MTV Lâm nghiệp Chư Phả (xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo) người </b>
<b>dân lén lút xây dựng lò đốt than trái phép gây áp lực cho công tác bảo vệ </b>
<b>rừng nơi đây.</b>


Từ trụ sở của Công ty vượt khoảng 10 km đường lòng vòng trong những
nương rẫy của người dân, chúng tơi tiếp cận được 3 lị than “thổ phỉ” nằm khuất
trong rẫy điều. Trong đó có 2 lị đã bị đập bỏ, 1 lò còn nguyên, xung quanh vẫn
cịn sót lại một số khúc củi rừng chưa sử dụng. Anh Nguyễn Văn Cộng, Trưởng
Phòng Kỹ thuật quản lý bảo vệ rừng của Công ty cho biết, 3 lị than này đầu năm
2018 đã bị Đồn liên ngành của huyện tổ chức phá bỏ, nhưng nay một trong số
đó đã được người dân lén lút sửa chữa, xây lại. Lò than này được xây bằng gạch,
đường kính khoảng 4 m, cao khoảng 2 m, nằm cách rừng của Cơng ty khoảng 1
km. Để có nguyên liệu đốt than, người dân lén lút vào rừng khai thác củi. Họ
khai thác tất cả các loại cây, không phân biệt lớn nhỏ, cong thẳng. Những cánh
rừng khộp cây cối thưa, trữ lượng gỗ thấp, trong khi mỗi lị than có thể chất mỗi
lần ít nhất khoảng 4 m3


củi và mất chỉ khoảng 1 tháng để hầm củi thành than, do
đó nếu khơng kịp thời dẹp bỏ các lò than này rừng sẽ bị suy giảm rất nhanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2


Ở khu vực này, ngồi lị than xây bằng gạch, cịn có một loại lị than được
đắp bằng đất (gồm 9 lò, trong đó có một số lị đã bị đập, số khác vẫn còn
nguyên). Để đốt than bằng loại lò này, người dân đào một cái hố lớn, sau đó chất


củi vào trong, dùng đất ẩm đắp kín rồi đốt. Do đơn giản, ít tốn kém mà cơng suất
chẳng thua kém gì lị đốt than xây bằng gạch nên lò than loại lò này được những
người đốt than ưu tiên lựa chọn, đặc biệt là ở trong những cánh rừng sâu. Chính
vì vậy, việc dẹp bỏ lị than ln được Cơng ty đặt lên hàng đầu. Mỗi khi tuần tra
bảo vệ rừng, nếu phát hiện có lị than trái phép nhỏ lẻ nhân viên của Công ty lập
tức sẽ xử lý ngay. Đối với những trường hợp số lượng lị than nhiều, tình hình
phức tạp, đơn vị thống kê báo cáo với địa phương để phối hợp lực lượng cùng
tiến hành giải tỏa. Tính từ năm 2016 đến nay, Cơng ty đã phối hợp với các lực
lượng chức năng phá bỏ 265 lị than trái phép trong lâm phần của Cơng ty quản
lý, bảo vệ. Riêng từ đầu năm 2018 đến nay, trên lâm phần của Công ty, lực
lượng chức năng đã tổ chức 3 đợt giải tỏa, phá bỏ 48 lò than. Ngồi xử lý những
lị than trái phép ở một số khu vực rừng thuộc lâm phần Công ty, đơn vị này còn
phối hợp với địa phương và những chủ rừng xung quanh để phá bỏ những lò
than trái phép.


<i>Một lò than “thổ phỉ” xây bằng gạch ở xã Ea H’leo bị lực lượng chức năng </i>
<i>huyện Ea H’leo phá bỏ. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

3


tình trạng đưa củi, gỗ ra khỏi rừng khiến các lò than thiếu nguyên liệu nên số
lượng lò than trái phép đã giảm dần”, ông An Ngọc Tân, Giám đốc Công ty
TNHH MTV Lâm nghiệp Chư Phả cho hay.


Không riêng tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Chư Phả, ở một số diện
tích rừng do chủ rừng quản lý trên địa bàn xã Ea H’leo cũng xuất hiện tình trạng
lị than trái phép. Ơng Trương Văn Hồng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Ea
H’leo cho biết, huyện đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ rừng quyết liệt xử
lý lò than trái phép. Khi các chủ rừng, địa phương có yêu cầu, Hạt Kiểm lâm cử
lực lượng phối hợp cùng nhau xử lý. “Từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn xã Ea


H’leo chủ rừng và các lực lượng chức năng đã phá bỏ được 399 lị than trái
phép. Nếu khơng xử lý kịp thời, thì những lị than này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn
cho an ninh rừng”, ông Hồng cho biết thêm.


<b>Vạn Tiếp</b>


</div>

<!--links-->

×