Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Biện pháp Thi giáo viên giỏi cấp tỉnh môn Vật lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.02 KB, 6 trang )

1. Lý do chọn biện pháp
Một trong những định hướng cơ bản của đổi mới giáo dục là: Tiếp tục đổi
mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ,
khuyến khích tự học. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học
tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa. Đổi mới lần này là bước tiến
quan trọng trong cải cách giáo dục. Một trong những sự đổi mới mang tính cách
mạng về cách dạy và học của nước ta hiện nay chính là dạy học theo định hướng
phát triển năng lực cho học sinh.
Phương pháp dạy học định hướng phát triển năng lực cho học sinh tức là dạy và
học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh, tổ chức các hoạt động học tập
của học sinh cần phải trở thành trung tâm của quá trình giáo dục. Coi quá trình tự
học của học sinh là trung tâm hoạt động giáo dục, giáo viên là người hướng dẫn,
đồng hành với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức. Chú trọng
rèn luyện phương pháp tự học, phương pháp tư duy và phương pháp giải quyết vấn
đề. Dạy và học coi trọng hướng dẫn tìm tịi, học qua trải nghiệm. Giáo viên hướng
dẫn mang tính định hướng mà khơng có ý áp đặt trong q trình học của học sinh.
Là hình thức dạy học đặt học sinh vào mơi trường học tập tích cực, trong đó học
sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp. Học hợp tác nhóm giúp các em
rèn luyện; phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp; tạo điều kiện cho học sinh
học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm và tính tích cực xã hội trên cơ sở
làm việc hợp tác.
Thực tế cuộc sống cho thấy, trước một sự vật hay hiện tượng nào đó, trẻ em ln
có những cách nhìn nhận, cách suy nghĩ và cách cảm nhận riêng của chúng. Cùng
một sự vật hay hiện tượng, cách nhìn nhận, suy nghĩ và cảm nhận của các em cũng
có thể ở những khía cạnh và mức độ rất khác nhau.
Trong quá trình dạy học Vật lý, cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy quan
niệm của học sinh về những vấn đề, khái niệm, hiện tượng vật lý sắp được nghiên
cứu trong giờ học luôn luôn tồn tại. Những quan niệm đó của học sinh được hình
thành dần theo thời gian và được tạo bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên


chúng lại có những đặc điểm giống nhau là có tính phổ biến, bền vững và đa số
quan niệm đều sai lệch với bản chất của các khái niệm, hiện tượng vật lý. Chính
điều này đã gây nhiều khó khăn, trở ngại trong q trình dạy học Vật lý của giáo
viên và quá trình nhận thức của học sinh.


Nói về q trình dạy học, có quan điểm cho rằng: “Dạy học là xây dựng cái
mới trên nền cái cũ”, theo đó việc phát hiện và khắc phục các quan niệm sai lệch
của học sinh nhằm hình thành cho học sinh những kiến thức vật lý vững chắc là rất
cần thiết.
Yêu cầu đối với bộ môn Vật lý là hình thành cho các em kiến thức khoa học
của bộ môn ở nhiều cấp độ khác nhau như: biết, hiểu, vận dụng, vận dụng sáng tạo,
song chương trình sách giáo khoa thì lại bố trí q ít thời gian để các em giải các
bài tập trắc nghiệm, tự luận ở các mức độ biết, hiểu, từ đó khắc sâu kiến thức lý
thuyết (biết, hiểu), dựa vào kiến thức đó các em có thể vận dụng để giải thích các
hiện tượng, các bài tập …
Trong quá trình thực tế giảng dạy năm học 2020 – 2021, với sự trăn trở trên
tôi đã đi đến chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy học theo định
hướng phát triển năng lưc cho học sinh mơn Vật lí 6”.
2. Mục đích của biện pháp
giáo viên sẽ gặp khó khăn và hồn tồn bỡ ngỡ trong việc lựa chọn phương
pháp dạy học như thế nào để phù hợp trong một tiết dạy với cùng một lúc ở nhiều
nhóm học khác nhau và tiến độ học tập khác nhau.
+ Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề ỷ lại việc sách giáo
khoa viết cho người học, nên còn xem nhẹ vai trị của giáo viên trong tổ chức hoạt
động theo nhóm, tổ chức các hoạt động cịn mang tính hình thức cứ giao khoán cho
học sinh tự học.
+ Một số giáo viên chưa chủ động nghiên cứu bản chất của từng hoạt động
trong tiến trình dạy học, chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh chưa thât linh hoạt
hay giao nhiệm vụ cho hoạt động cá nhân hay nhóm chưa thật rõ ràng.

+ Một số học sinh hiếu động, trình độ nhận thức cịn chậm và khơng đồng
đều cùng với điều kiện học tập chưa tốt cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động dạy
học.
+ Đối với bộ mơn, ngồi việc hình thành các kiến thức của bộ môn, một yêu
cầu không thể thiếu được là hình thành cho các em kỹ năng bố trí, lắp ráp, tiến
hành các thí nghiệm, phân tích, tổng hợp kết quả thí nghiện thực hành để đi đến
kiến thức. Song phịng thí nghiệm hiện nay bố trí chưa thuận tiện cho việc hoạt
động theo nhóm học sinh.
3. Cách thức tiến hành các biện pháp
Biện pháp 1. Tạo được hứng thú học tập cho học sinh.


Việc tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực phải tạo được
khơng khí vui tươi và thuận lợi cho quá trình tổ chức các hoạt động học tập. Mối
quan hệ giữa giáo viên và học sinh phải nghiêm khắc nhưng gần gũi, thân thiện.
Phải tạo được hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bước vào hoạt động đầu
tiên là “Hoạt động khởi động”, thông qua hoạt động này làm cho học sinh biết
được nhiều điều mà các em chưa biết về hiện tượng, nội dung kiến thức trong tiết
học này từ đó các em nãy sinh mong muốn khám phá, học tập để hoàn thiện. Đây
là một hoạt động nhỏ nhưng nó khơng thể thiếu và vô cùng quan trọng trong mỗi
tiết học. Bước này đòi hỏi người giáo viên phải hết sức sáng tạo và chuẩn bị chu
đáo sao cho vừa sinh động, thu hút học sinh vừa đảm bảo yêu cầu. Phải làm thế
nào để khơng cịn một tiết dạy Vật lí khơ khan như trước đây nữa.
Ví dụ: Khi dạy tiết “Làm quen với nghiên cứu khoa học”, ta có thể thực hiện
hoạt động khởi động bằng những hình ảnh thành công của nghành nghiên cứu khoa
học, dẫn đến các em sẽ rất hứng thú, đam mê hơn với môn học mà các em chuẩn bị
làm quen.
Hoặc trước khi vào bài mới hoặc tiết học mới ta có thể cho các em tham gia
những trị chơi liên quan đến mơn học, từ đó tạo cho các em sự thoải mái trước khi
vào nội dung bài học mới.

Qua những hoạt động trên cho thấy từ việc kiểm tra bài cũ để đi đến bài mới
đầy áp lực như phương pháp dạy học cũ thì bây giờ thơng qua một trị chơi nhỏ,
vui vẽ, giáo viên cũng biết được tình hình nắm bài của các em và khởi động cho
tiết học mới.
Một tình huống nào đó có vấn đề rõ ràng nhưng học sinh hồn tồn bở ngỡ
vì khơng có cách nào giải được, giáo viên cần phải tận dụng tình huống để kích
thích sự tị mị, hứng thú của học sinh.
Biện pháp 2: Xác định vai trò của giáo viên trong các hoạt động.
Vai trị giáo viên khơng phải là giảng bài mà thay vào đó giáo viên hướng
dẫn bài cho từng nhóm theo yêu cầu của từng đối tượng khác nhau. Ở đây người
giáo viên đóng vai trị hổ trợ cá nhân trong quá trình tự nhận thức kiến thức, vì thế
trong mỗi hoạt động yêu cầu người giáo viên phải thực hiện tốt các vấn đề sau:
Giao nhiệm vụ học tập cho cá nhân hay các nhóm một các cụ thể rõ ràng.
Nêu rõ nội dung, cách thức hoạt động và sản phẩm học tập phải hoàn thành. Tránh
những câu hỏi chung chung gây nhàm chán, không rõ ràng.
Quan sát tổng thể tất cả các nhóm làm việc, phát hiện và hỗ trợ kịp thời cho
từng học sinh và cả nhóm. Đây là hoạt động quan trọng nhất trong một tiết dạy,


quyết định sự thành cơng của một tiết dạy. Vì thông qua hoạt động này giáo viên
đánh giá được mức độ tiếp thu bài của mỗi học sinh. Chính vì thế giáo viên khơng
được giao khốn cơng việc cho các nhóm trưởng. Nếu giáo viên cứ giao khốn cho
học sinh thực hiện theo các logô trong sách thiếu quan sát, hướng dẫn kịp thời thì
một số em khơng kiên trì, quyết tâm sẽ thấy khó và lùi bước vì kĩ năng tiếp thu
môn học và rèn luyện kĩ năng thực hành chậm, khả năng phân tích tổng hợp, giải
thích một số hiện tượng Vật lí cịn kém.
Nghiên cứu kĩ bài dạy (mục tiêu cần đạt, câu lệnh, lôgô...) để trao đổi với
các giáo viên trong khối, điều chỉnh cho phù hợp; nắm chắc 5 bước giảng dạy và
10 bước học tập để tổ chức dạy học trên lớp đạt hiệu quả.
Thời gian đầu khi học sinh chưa quen cách học, trước khi tổ chức cho học

sinh trải nghiệm, phân tích khám phá, rút ra kiến thức mới, giáo viên cần linh hoạt
kết hợp tính kế thừa của phương pháp dạy học truyền thống để giao nhiệm vụ rõ
ràng cho các nhóm thực hiện.
Qúa trình giúp đỡ học sinh là phân tích, gợi mở để học sinh tự lực tìm ra
được khái niệm, định luật vật lí từ đó biết vận dụng kiến thức cơ bản để giải thích
hiện tượng, vận dụng vào đời sống hằng ngày.
Giáo viên cần quan sát theo giỏi để hỗ trợ học sinh khi cần thiết. Với những
thí nghiệm khó thực hiện Giáo viên nên hướng dẫn chi tiết và cần giúp đỡ ngay khi
các em cịn gặp khó khăn.
Thơng qua việc quan sát, hỗ trợ học sinh học tập giáo viên sẽ hướng dẫn
được các em ghi bài cũng như cách giải quyết vấn đề một cách chính xác, đầy đủ.
Đặc biệt là việc thực hiện một số thí nghiệm trong chương trình mơn học một số học
sinh rất yếu, nếu giáo viên không bám sát để hỗ trợ các em thì các em sẽ khơng thực
hiện được những thí nghiệm đơn giản nhất, mặc dù kiến thức trong bài học trong
một tiết khơng khó hầu như các em đều gặp trong thực tế nhưng để tiết học thành
cơng sẽ khá vất vã.
Ví dụ khi làm thí nghiệm: Sự chuyển thể từ chất lỏng sang chất rắn. (từ nước
tạo thành nước đá).
Nếu giáo viên không giải thích cho các em tại vì sao lại dùng muối hạt để
thực hiện thành cơng thí nghiệm này. Hay giáo viên tự làm thí nghiệm mà khơng
giao nhiệm vụ cho học sinh hay nhóm học sinh dẫn đến sự tiếp thu kiến thức sẽ


chậm và không khắc sâu được cho các em mặc dù thí nghiệm này rất gần gũi với các
em.
Biện pháp 3: Phát huy được quyền làm chủ trong quá trình học tập của học
sinh.
Để phát huy tối đa quyền làm chủ của các em trong quá trình học tập nhất
thiết phải thành lập Hội đồng tự quản học sinh đây là khâu rất quan trọng trong
việc giáo dục học sinh nhằm thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và ý thức

xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em
trong nhà trường và mối quan hệ của các em với những người xung quanh.
Đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống
học đường.
Tạo cơ chế khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt
động của nhà trường và phát triển tính tự chủ, sự tơn trọng, bình đẳng, tinh thần
hợp tác và đoàn kết của học sinh.
Giúp các em phát triển kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hợp tác và kỹ năng
lãnh đạo; đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện
những quyền và bổn phận của mình.
Biện pháp 4: Kết hợp tốt quy trình dạy học 5 bước với 10 bước học tập của
học sinh.
Khuyến khích sử dụng kiểu dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm,
khám phá, phát hiện của học sinh và thiết kế theo quy trình dạy học 5 bước ứng với
5 hoạt động: Gợi động cơ, tạo hứng thú; Trải nghiệm; Phân tích, khám phá, rút ra
bài học; Thực hành, luyện tập; Vận dụng. Nếu giáo viên sử dụng khơng hợp lí sẽ
dẫn đến lối dạy học mang tính áp đặt, bình qn, đồng loạt.
Mỗi bài học, các hoạt động học tập đều được chỉ dẫn cụ thể và chi tiết, nên
cần rèn luyện kĩ năng cho mỗi học sinh, ln ý thức được mình phải bắt đầu và kết
thúc hoạt động học tập như thế nào.
4. Kết quả
Kết quả học tập bộ môn Vật lí do tơi giảng dạy cuối năm được tăng lên rõ
rệt.
Kết quả bài kiểm tra cuối năm
Kết quả
Hoàn
thành Hoàn thành
Hoàn thành
Chưa
hoàn

Xuấtsắc
Tốt
thành


3

Lớp 6 (34HS)

SL
6

%
17,7

SL
20

%
58,8

SL
8

%
23,5

SL
0


%
0

Qua kết quả kiểm tra ta thấy được kết quả giữa bài kiểm tra sau một tháng
học đầu năm và bài kiểm tra cuối năm có sự chênh lệch nhau rất lớn. Việc áp dụng
phương pháp giảng dạy trên thì số học sinh hồn thành xuất sắc được tăng lên và
số học sinh chưa hồn thành khơng có nữa. Điều đó chứng tỏ rằng phương pháp
giảng dạy tơi đưa ra là có hiệu quả.
Tơi thấy rằng với phương pháp dạy học trên đã tạo được khơng khí vui vẽ
trong lớp học, giờ học cởi mở, mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh gần gũi,
thân thiện. Các em đều tự giác, tích cực trong các hoạt động học tập, biết cùng
nhau hợp tác, bàn bạc để giải quyết vấn đề.
Dù là người tổ chức, hướng dẫn, trợ giúp khi học sinh cần thiết trong quá trình
học tập, nhưng giáo viên phải tâm huyết trong giảng dạy. Đặc biệt là giáo viên dạy
mơn Vật lí, khi tổ chức các hoạt động cần giao nhiệm vụ rõ ràng, quan sát lớp học
bao quát, đặc biệt chú ý đến các em kỹ năng nắm bài và vận dụng bài chậm để trợ
giúp kịp thời cho các em. Mỗi hoạt động học tập cần tổ chức đúng với mục đích
của nó và phải xác định được vai trò của người giáo viên hết sức nặng nề đó là trợ
giúp “Dạy từng em”.
Ngoài ra, giáo viên cần khơi dậy niềm đam mê, hứng thú trong học tập, tôn
trọng những suy nghĩ, ý kiến sáng tạo của các em. Biết động viên, khuyến khích
kịp thời mọi cố gắng, nỗ lực, sáng kiến và những tiến bộ dù là nhỏ nhất của học
sinh, để các em vốn rụt rè, nhút nhát dần trở nên mạnh dạn, tự tin hơn. Cần thường
xuyên theo dõi, kiểm tra, nhận xét kết quả học tập, bổ sung thiếu sót kịp thời và kết
hợp nhuần nhuyễn, logíc giữa các hoạt động trong một bài học.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện sáng kiến dù bản thân đã cố gắng song
chắc hẳn khơng tránh khỏi thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý xây dựng của
các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm ngày càng phong phú và hoàn thiện
hơn. Với nguyện vọng sáng kiến kinh nghiệm của tôi sẽ tạo được hứng thú học tập
của học sinh, phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong q trình

học tập. Từ đó giúp các em thêm u thích mơn Vật lí.



×