Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Hoạt động xuất khẩu lao động: nhiều khó khăn cần tháo gỡ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.85 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

1
Số 5023, Thứ Tư, 09/09/2015
<b>HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG: </b>


<b> NHIỀU KHÓ KHĂN CẦN THÁO GỠ </b>


<b>Với chủ trương đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ) trên </b>
<b>địa bàn, những năm gần đây, tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều cơ chế, chính sách đẩy </b>
<b>mạnh hoạt động này. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, thời gian qua số lao </b>
<b>động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài chưa đạt kết quả mong muốn... </b>
<b>Chững thị trường XKLĐ </b>


Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 doanh nghiệp được Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội giới thiệu về các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh để phối hợp tư vấn, tuyển
lao động. Trong 6 tháng đầu năm 2015, các doanh nghiệp có chức năng XKLĐ đã
tư vấn cho 770 lượt người có nhu cầu đi XKLĐ. Riêng Trung tâm Dịch vụ việc làm
đã tư vấn cho 150 lượt người và giới thiệu 90 người có nguyện vọng đi làm việc ở
nước ngoài cho các doanh nghiệp. Toàn tỉnh có khoảng 250 lao động đã xuất cảnh;
ngồi ra, có gần 20 lao động đang chờ bay, gần 30 lao động đang chờ visa. Tuy
nhiên, so với kế hoạch đề ra của năm 2015 là đưa 700 lao động đi làm việc tại nước
ngồi thì những con số này vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn – mới chỉ đạt
35,71% kế hoạch năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2
Theo đánh giá của giới chuyên môn tại Hội nghị chuyên đề về hoạt động đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Sở Lao động – Thương binh
và Xã hội vừa tổ chức vào cuối tháng 7 vừa qua, có nhiều nguyên nhân khiến thị
trường LĐXK bị chững lại. Có thể kể đến như: Việc khám sức khỏe cho người lao
động còn chưa đảm bảo chất lượng; việc chuyển form khám sức khỏe cho người
lao động còn phức tạp, rườm rà. Có trường hợp người lao động đợi làm hộ chiếu
quá muộn nên bỏ, không đăng ký đi XKLĐ nữa. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa


ngành Lao động – Thương binh và Xã hội với Ngân hàng Chính sách xã hội trong
việc phân bổ vốn, đối tượng cho vay, thực hiện cho vay và thu hồi nợ dẫn đến tình
trạng hết vốn cho vay XKLĐ, nợ xấu, hoặc vốn đã giải ngân nhưng các doanh
nghiệp không đưa được người lao động xuất cảnh. Cơ chế phối hợp, cung cấp
thông tin về người lao động giữa các cơ quan quản lý nhà nước, giữa các doanh
nghiệp còn nhiều hạn chế. Một số địa phương vẫn chưa thực sự quan tâm đến hoạt
động XKLĐ, e ngại người lao động gặp rủi ro nên chưa đẩy mạnh việc tun
truyền hoặc có tun truyền nhưng cịn mang tính hình thức...


Lãnh đạo Chi nhánh miền Trung - Tây Nguyên Công ty Cổ phần phát triển
nguồn nhân lực Hồng Long (bìa trái) tìm hiểu về điều kiện làm việc của lao


động Việt Nam tại Malaysia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

3
đình, cộng đồng trước khi đi XKLĐ. Mặt khác, tâm lý của người lao động vẫn
muốn tham gia các thị trường có mức thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản…
trong khi đó về trình độ tay nghề, kinh phí để trang trải các chi phí ban đầu khơng
đáp ứng được. Đặc biệt trong thời gian qua tỷ giá đồng Ringgit của Malaysia (thị
trường XKLĐ chính của tỉnh trong những năm qua) hiện quy đổi ra tiền Việt Nam
không cao, ảnh hưởng đến người lao động đang làm thủ tục chuẩn bị XKLĐ sang
Malaysia...


<b>Nỗ lực tháo gỡ khó khăn </b>


Tại Hội nghị chuyên đề về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài,
nhiều ý kiến đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn một cách cụ thể, thiết thực như:
Đối với các sở, ban ngành và đơn vị liên quan cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
người lao động trong việc làm hộ chiếu, phiếu lý lịch tư pháp và khám sức khỏe
cho người lao động, thực hiện việc cho vay đúng quy trình, thủ tục, đúng đối


tượng; chủ động trong việc điều tiết nguồn vốn cho vay, tạo điều kiện thuận lợi
nhất để người lao động được giải ngân sớm, kịp tiến độ xuất cảnh... Đối với doanh
nghiệp, không nên chạy theo số lượng, tuyển lao động một cách ồ ạt, mời gọi, tư
vấn “tô hồng” các đơn hàng và thị trường đi XKLĐ; chỉ tuyển người lao động thực
sự có nhu cầu và đủ các điều kiện; khi thực hiện tư vấn phải tư vấn “2 chiều” (cả
thuận lợi và khó khăn), đặc biệt là mức lương và công việc cụ thể, điều kiện làm
việc của người lao động ở nước ngoài nhằm hạn chế tối đa tình trạng người lao
động phải về nước trước hạn; phối hợp với các Trung tâm Dạy nghề của địa
phương để tư vấn, tuyển lao động đã qua đào tạo nghề, tránh lãng phí nguồn lao
động có tay nghề và có nhu cầu đi làm việc ở nước ngồi nhưng khơng có thơng tin
về XKLĐ...


Từ những giải pháp tháo gỡ khó khăn được đưa ra tại Hội nghị chuyên đề, các sở,
ngành, đơn vị liên quan cũng như các doanh nghiệp có chức năng XKLĐ đã tích
cực triển khai nhiều hoạt động. Trong đó tập trung tăng cường công tác thông tin
tuyên truyền các chủ trương, chính sách về XKLĐ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số; liên kết, giới thiệu các doanh nghiệp có uy tín
xuống địa phương để tư vấn, tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng; tổ chức hội thảo, gặp gỡ giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa người lao
động có nhu cầu đi XKLĐ với những người đã đi XKLĐ trở về; thường xuyên tiến
hành các cuộc khảo sát, kiểm tra, giám sát tình hình tư vấn, tuyển lao động của các
doanh nghiệp; tăng cường hơn nữa sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Lao động –
Thương binh và Xã hội với Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc phân bổ vốn,
đối tượng cho vay...


</div>

<!--links-->

×