Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên (DARWIN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.97 KB, 9 trang )


Đấu tranh sinh tồn và chọn
lọc tự nhiên (DARWIN)


1. Chọn lọc tự nhiên
Định nghĩa của Darwin: Sự bảo tồn
những sai dị cá thể và những biến đổi có
lợi, sự đào thải những sai dị cá thể và
những biến đổi có hại được gọi là chọn
lọc tự nhiên (CLTN) hay là sự sống sót
của những dạng thích nghi nhất.
Thực chất của chọn lọc tụ nhiên
Tính chất của chọn lọc tự nhiên là tự
phát, không có mục đích định trước
không do một ai điều khiển, nhưng dần
dần đã đi đến kết quả làm cho các loài
ngày càng thích nghi với điều kiện sống.
Nội dung của chọn lọc tự nhiên bao gồm
hai quá trình song song, là đào thải
những biến dị có hại, và tích luỹ những
biến bị có lợi cho bản thân sinh vật, là
quá trình sống sót của những dạng sinh
vật thích nghi nhất.
Cơ sở của chọn lọc tự nhiên (CLTN) dựa
trên hai đặc tính cơ bản của sinh vật là
biến dị và di truyền.
Động lực của CLTN là quá trình đấu
tranh sinh tồn hiểu theo nghĩa rộng. Cạnh
tranh cùng loài là động lực chủ yếu trong
sự tiến hoá của loài làm cho loài được


chọn lọc theo hướng ngày càng thích
nghi với điều kiện sống.
Kết quả của CLTN là sự tồn tại những
sinh vật thích nghi với điều kiện sống.
Vai trò của CLTN là nhân tố chính trong
quá trình tiến hoá của các loài, làm cho
các loài trong thiên nhiên biến đổi theo
hướng có lợi, thích nghi với hoàn cảnh
sống cụ thể của chúng. Chính chọn lọc tự
nhiên quy định hướng và tốc độ tích luỹ
các biến dị, thể hiện vai trò là tích lũy các
biến dị nhỏ có tính chất cá biệt thành
những biến đổi sâu sắc, có tính chất phổ
biến.
2. Đấu tranh sinh tồn
Đấu tranh sinh tồn là động lực của quá
trình chọn lọc tự nhiên.
Thực chất của đấu tranh sinh tồn
Trong sinh giới luôn tồn tại mối quan hệ
phụ thuộc phức tạp giữa sinh vật với các
điều kiện vô cơ và hữu cơ, đó là mối
quan hệ rất phổ biến và thường xuyên
trong tự nhiên. Trong đó Darwin nhấn
mạnh mối quan hệ giữa sinh vật với sinh
vật. Mối quan hệ này rất phức tạp, có
tính chất dây chuyền. Ví dụ thực vật là
nguồn thức ăn của động vật ăn cỏ, động
vật ăn cỏ là nguồn thức ăn của động vật
ăn thịt, động vật bé làm mồi cho động vật
lớn.

Các dạng quan hệ giữa sinh vật với sinh
vật trong tự nhiên
Quan hệ phụ thuộc là quan hệ ảnh hưởng
lẫn nhau, chi phối nhau, trực tiếp giữa hai
loài hay gián tiếp qua các khâu trung
gian. Ví dụ về sự tồn tại của một loài thú
rừng phụ thuộc vào số lượng con mồi và
số lượng kẻ thù tiêu diệt nó.
Sự phát triển của một loài ký sinh phụ
thuộc vào vật chủ của nó, đồng thời sự
phát triển của cơ thể vật chủ chịu ảnh
hưởng của số lượng cá thể loài ký sinh
trên nó. Quan hệ phụ thuộc giữa sinh vật
với sinh vật là dạng quan hệ cơ bản, quy
định một số đặc điểm của loài.
Ví dụ, khu phân bố, số lượng cá thể ở
vùng cư trú, sự thích nghi tương hỗ giữa
thú ăn thịt và con mồi, giữa loài ký sinh
với loài chủ, giữa mẹ và con...
Quan hệ cạnh tranh, diễn ra giữa những
sinh vật có nhu cầu giống nhau hoặc gần
giống nhau. Chúng cạnh tranh để giành
những điều kiện thuận lợi hơn về thức
ăn, chỗ ở.

×