Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

TÍNH TOÁN, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TẠI KHÁCH SẠN 5 SAO VINPEARL GOLF LAND RESORT - NHA TRANG. LUẬN VĂN THẠC SỸ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.26 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

LÊ VĂN TRƢỜNG

TÍNH TOÁN, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM
VÀ HIỆU QUẢ TẠI KHÁCH SẠN 5 SAO
VINPEARL GOLF LAND RESORT - NHA TRANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2017


ii
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

LÊ VĂN TRƢỜNG

TÍNH TOÁN, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM
VÀ HIỆU QUẢ TẠI KHÁCH SẠN 5 SAO
VINPEARL GOLF LAND RESORT - NHA TRANG

Chuyên ngành:

Kỹ thuật điện

Mã số:



60 52 02 02

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN ANH TUẤN

Đà Nẵng - Năm 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Văn Trƣờng


ii

TRANG TĨM TẮT LUẬN VĂN
TÍNH TỐN, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG
TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TẠI KHÁCH SẠN 5 SAO VINPEARL
GOLF LAND RESORT – NHA TRANG
Học viên: Lê Văn Trƣờng
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 60.52.02.02 Khóa: K33.KTĐ.KH - Trƣờng Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt - Năng lƣợng là một trong những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại và phát triển xã hội. Trong

tƣơng lai, nhiên liệu hố thạch nhƣ dầu thơ, than đá, khí tự nhiên, chiếm đa phần năng lƣợng tiêu thụ sẽ
bị cạn kiệt. Hơn nữa, việc sử dụng các dạng năng lƣợng này đã và đang gây ra nhiều vấn đề ảnh hƣởng
đến môi trƣờng sống. Nhằm tiết kiệm năng lƣợng, hạn chế tác động khí thải ngành cơng nghiệp điện đã
có đã có những thay đổi và định hƣớng đƣa ra các giải pháp sử dụng hiệu quả, tiết kiệm điện năng.
Một trong những giải pháp để tiết kiệm năng lƣợng nói chung và năng lƣợng điện nói riêng mà nhiều
nƣớc trên thế giới và Việt Nam đang áp dụng là chƣơng trình quản lý nhu cầu DSM (Demand Side
Management). Tiềm năng của DSM với các thành phần phụ tải rất đa dạng và phong phú nhƣ việc quản
lý hiệu quả các nhu cầu phụ tải công nghiệp, sinh hoạt, khách sạn...
Trong luận văn này, tác giả đã nghiên cứu, tính tốn và đề xuất 07 giải pháp sử dụng năng lƣợng tiết
kiệm và hiệu quả tại khách sạn 5 sao Vinpearl Golf Land Resort – Nha Trang; Kết quả tính tốn cho
thấy, các giải pháp đều mang lại hiệu quả tiết kiệm điện năng, giảm phát thải khí thải CO2, thời gian thu
hồi vốn nhanh. Nếu khách sạn áp dụng thực hiện, sẽ nâng cao sức cạnh tranh trong công tác kinh doanh,
giảm đầu tƣ các cơng trình cung cấp năng lƣợng. Tác giả đã tóm tắt các kết quả đã đạt đƣợc và đƣa ra
các hƣớng phát triển tiếp theo.
Từ khóa – tính tốn; các giải pháp; sử dụng năng lƣợng tiết kiệm; hiệu quả; nâng cao sức cạnh
tranh trong công tác kinh doanh của khách sạn.

CALCULATION, PROPOSED SOLUTIONS TO ENERGY
SAVING AND EFFICIENCY AT 5 STAR HOTEL OF VINPEARL
GOLF LAND RESORT - NHA TRANG
Abstract - Energy is a necessity for the survival and social development. In the future, fossil fuels such as
crude oil, coal, gas, these forms of energy will be depleted. Moreover, the use of these energies has been
causing many problems affecting the environment. To save energy, limiting the impact of emissions the
power industry has made changes and given oriented solutions using efficient power savings.
One of the solutions to save energy in general and electrical power in particular that many countries in
the world and Vietnam is applying is demand management DSM (Demand Side Management). The
potential of DSM with load components is varied and plentiful, such as the efficient management of
demand for industrial, living, hotels loads, ...…
In this master thesis, the author has studied, calculated and proposed seven solutions for saving energy
at 5 star hotel Vinpearl Golf Land Resort - Nha Trang; Calculation results show that the proposals save

electricity, reduce CO2 emissions, and have a fast return on investment. If the hotel applies, will
improve competitiveness in business, reduce investment in energy supply. The author has summarized
the results achieved and set out the next direction.
Key words - rapid prototyping; RepRap; CNC milling machine; additive manufacturing; capability
expansion.


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
TRANG TÓM TẮT LUẬN VĂN ...................................................................................ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................vii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài: ............................................................................................... 1
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ..................................................................... 2
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: ..................................................................... 2
3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài..................................................... 2
5. Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NĂNG LƢỢNG VÀ CHƢƠNG
TRÌNH QUẢN LÝ NHU CẦU (DSM)........................................................................... 3
1.1. Tầm quan trọng của năng lƣợng ............................................................................... 3
1.2. Tổng quan về hệ thống năng lƣợng của thế giới và Việt Nam ................................. 4
1.2.1. Các thành phần năng lƣợng hóa thạch trên thế giới ..................................... 4
1.2.2. Hiện trạng năng lƣợng Việt Nam ................................................................. 5
1.2.3. Triển vọng năng lƣợng Việt Nam ................................................................. 5

1.3. Sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả tại Việt Nam ......................................... 6
1.3.1. Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lƣợng ....................................................... 6
1.3.2. Sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả tại Việt Nam ............................. 7
1.4. Tổng quan về DSM (Demand Side Management) ................................................... 8
1.4.1. Khái niệm về DSM ....................................................................................... 8
1.4.2. Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lƣợng của các hộ dùng điện .................... 9
1.5. Điều khiển nhu cầu dùng điện cho phù hợp với khả năng cung cấp một cách kinh
tế nhất ............................................................................................................................ 12
1.5.1. Điều khiển trực tiếp dòng điện ................................................................... 12
1.5.2. Lƣu trữ nhiệt ............................................................................................... 14
1.5.3. Điện khí hóa ................................................................................................ 14
1.5.4. Giá bán điện thay đổi .................................................................................. 15
1.6. Kết luận chƣơng ..................................................................................................... 15
CHƢƠNG 2. M T SỐ GIẢI PH P TIẾT KIỆM NĂNG LƢỢNG TRONG CÁC
KHÁCH SẠN HIỆN NAY ............................................................................................ 17


iv

2.1. Quy trình kiểm tốn năng lƣợng 46 .................................................................. 17
2.1.1. Khái niệm về kiểm toán năng lƣợng ........................................................... 17
2.1.2. Các loại kiểm tốn năng lƣợng ................................................................... 17
2.1.3. Quy trình kiểm toán năng lƣợng ................................................................. 20
2.2. Một số giải pháp tiết kiệm năng lƣợng trong các khách sạn hiện nay ................... 22
2.2.1. Tiết kiệm năng lƣợng đối với động cơ điện................................................ 22
2.2.2. Lắp đặt bộ điều khiển tốc độ động cơ bằng linh kiện điện tử VSD (Variable
Speed Drive) .................................................................................................................. 23
2.2.3. Các biện pháp nâng cao hệ số công suất cos ............................................ 30
2.2.4. Giải pháp tiết kiệm hệ thống lạnh 9 ......................................................... 31
2.2.5. Các biện pháp quản lý năng lƣợng ............................................................. 33

2.3. Các ràng buộc về mặt tài chính và kỹ thuật ........................................................... 34
2.4. Kết luận chƣơng ..................................................................................................... 35
CHƢƠNG 3. THÔNG TIN CHUNG VÀ PHÂN TÍCH, Đ NH GI VIỆC SỬ DỤNG
NĂNG LƢỢNG TẠI KHÁCH SẠN 5 SAO VINPEAL GOLF RESORT - NHA
TRANG ......................................................................................................................... 37
3.1. Lịch sử thành lập Chi nhánh Nha Trang - Công ty Cổ phần Vinpearl ................... 37
3.1.1. Sản phẩm đặc trƣng .................................................................................... 38
3.1.2. Quy mô Công ty.......................................................................................... 38
3.1.3. Thành tích nổi bật ....................................................................................... 38
3.2. Thơng tin về khách sạn 5 sao Vinpearl Golf Land Resort – Nha Trang................. 39
3.3. Sử dụng năng lƣợng tại khách sạn 5 sao Vinpearl Golf Land Resort - Nha Trang 41
3.3.1. Các thiết bị sử dụng năng lƣợng tại khách sạn ........................................... 42
3.4. Chi phí năng lƣợng tiêu thụ .................................................................................... 45
3.4.1. Chi phí sử dụng năng lƣơng năm 2015 ....................................................... 45
3.4.2. Chi phí sử dụng năng lƣơng năm 2016 ....................................................... 46
3.5. Một số giải pháp tiết kiệm năng lƣợng tại khách sạn 5 sao Vinpearl Golf Land
Resort – Nha Trang........................................................................................................ 48
3.5.1. Biện pháp quản lý năng lƣợng .................................................................... 48
3.5.2. Tiết kiệm năng năng lƣợng trong chiếu sáng ............................................. 49
3.5.3. Giảm tổn thất điện năng tại các trạm biến áp ............................................. 50
3.6. Kết luận chƣơng ..................................................................................................... 50
CHƢƠNG 4. TÍNH TO N, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NĂNG
LƢỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TẠI KHÁCH SẠN 5 SAO VINPEARL GOLF
LAND RESORT – NHA TRANG ................................................................................ 52
4.1. Lắp biến tần cho động cơ quạt tháp giải nhiệt........................................................ 52
4.1.1. Hiện trạng ................................................................................................... 54
4.1.2. Đề xuất , tính tốn lắp biến tần cho động cơ quạt tháp giải nhiệt .............. 55


v


4.2. Lắp biến tần cho động cơ quạt cấp gió tƣơi và quạt hút bếp Green công suất
30kW. ............................................................................................................................ 56
4.2.1. Hiện trạng ................................................................................................... 56
4.2.2. Đề xuất, tính tốn lắp biến tần cho động cơ quạt cấp gió tƣơi và quạt hút
bếp Green ....................................................................................................................... 57
4.3. Điều khiển bơm nƣớc nóng tuần hoàn theo hoạt động của Chiller ........................ 58
4.3.1. Hiện trạng ................................................................................................... 58
4.3.2. Đề xuất, tính tốn điều khiển bơm nƣớc nóng tuần hồn 01 theo hoạt động
của Chiller...................................................................................................................... 58
4.3.3. Đề xuất, tính tốn điều khiển bơm nƣớc nóng tuần hồn 02 theo hoạt động
của Chiller...................................................................................................................... 59
4.4. Thay hệ thống bóng đèn huỳnh quang (36W) chấn lƣu điện tử bằng hệ thống đèn
led (20W) khu giặt ủi. .................................................................................................... 60
4.4.1. Hiện trạng ................................................................................................... 60
4.4.2. Đề xuất và phân tích lợi ích khi thay hệ thống chiếu sáng ......................... 61
4.4.3. Tính tốn và phân tích lợi ích của giải pháp ............................................... 63
4.5. Dùng bồn trữ lạnh để tránh giờ cao điểm ............................................................... 64
4.5.1. Hiện trạng ................................................................................................... 64
4.5.2. Đề xuất giải pháp dùng bồn lạnh ................................................................ 64
4.5.3. Tính tốn và phân tích lợi ích của giải pháp ............................................... 65
4.6. Xây dựng hệ thống quản lý năng lƣợng (QLNL) theo tiêu chuẩn ISO 50001 nhằm
giảm suất tiêu hao năng lƣợng sử dụng ......................................................................... 66
4.6.1. Hiện trạng ................................................................................................... 66
4.6.2. Đề xuất giải pháp xây dựng hệ thống quản lý năng lƣợng ......................... 67
4.6.3. Lợi ích của hệ thống quản lý năng lƣợng ................................................... 68
4.6.4. Tính tốn và phân tích lợi ích của giải pháp ............................................... 71
4.7. Kết luận chƣơng ..................................................................................................... 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 76

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)
BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA H I ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC
PHẢN BIỆN (BẢN SAO).


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt:
AHU

Air Handling Unit (Thiết bị trao đổi nhiệt)

COP

Coefficient Of Performance (Hệ số hiệu quả năng lƣợng)

DO

Diesel Oil

DSM

Demand Side Management

EMS

Hệ thống quản lý mơi trƣờng

EVN


Tập đồn Điện lực Việt Nam

KTNL

Kiểm tốn năng lƣợng

LPG

Liquefied Petroleum Gas

NLTT

Năng lƣợng tái tạo

PAU

Primary Air Units - Thiết bị xử lý gió tƣơi nhƣ (lọc, làm
lạnh/ gia nhiệt, tách ẩm hoặc tạo ẩm)

QMS

Hệ thống quản lý chất lƣợng

QLNL

Quản lý năng lƣợng

SSM


Supply Side Management

STH

Suất tiêu hao

TKNL

Tiết kiệm năng lƣợng

VSD

Variable Speed Drive

Kí hiệu :
AC

Điệp áp xoay chiều

DC

Điện áp một chiều

P

Cơng sất tác dụng

Q

Công suất phản kháng


V

Vận tốc

f

Tần số

U

Điện áp


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
hiệu

Tên bảng

Công suất điện cung cấp vào động cơ với yêu cầu phụ tải
biến đổi
3.1. Hệ thống đèn chiếu sáng
3.2. Hệ thống động cơ và quạt
3.3. Hệ thống nhiệt
3.4. Hệ thống lạnh và điều hịa khơng khí
3.5. Tổng hợp chi phí sử dụng năng lƣợng năm 2015
3.6. Tổng hợp chi phí sử dụng năng lƣợng năm 2016

3.7. So sánh chi phí sử dụng năng lƣợng năm 2015 và năm 2016
3.8. Biểu giá điện 22kV áp dụng trong tính tính tốn
4.1. Thơng số kỹ thuật của biến tần DELTA- HOB [11]
Tổng hợp hiệu quả của giải pháp lắp biến tần cho động cơ
4.2.
15kW
4.3. Bảng tổng hợp hiệu quả đầu tƣ khi lắp đặt thêm biến tần
Bảng tổng hợp hiệu quả đầu tƣ khi lắp đặt điều khiển bơm
4.4.
nƣớc nóng tuần hồn theo hoạt động của Chiller
Bảng tổng hợp hiệu quả đầu tƣ khi lắp đặt điều khiển bơm
4.5.
nƣớc nóng tuần hồn theo hoạt động của Chiller
4.6. So sánh giữa đèn Led và đèn T8/T10
4.7. Tổng hợp hiệu quả của giải pháp thay hệ thống bóng
Tổng hợp hiệu quả giải pháp dùng bồn trữ lạnh để tránh giờ
4.8.
cao điểm
Tổng hợp hiệu quả của giải pháp xây dựng hệ thống quản lý
4.9.
năng lƣợng
4.10. Tổng hợp hiệu quả của các giải pháp tiết kiện năng lƣợng
2.1.

Trang
28
42
44
44
45

45
46
47
48
53
55
57
59
60
62
64
66
72
73


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình

Trang

1.1.

Cắt đỉnh


12

1.2.

Lấp thấp điểm

13

1.3.

Chuyển dịch phụ tải

13

1.4.

Biện pháp bảo tồn

13

1.5.

Tăng trƣởng dòng điện

14

1.6.

Biểu đồ phụ tải linh hoạt


14

2.1.

Trình tự thủ tục chi tiết thực hiện KTNL

20

2.2.

Biểu đồ quan hệ giữa tốc độ và lƣu lƣợng

25

2.3.

Biểu đồ quan hệ giữa tốc độ và áp suất

26

2.4.

Biểu đồ quan hệ giữa tốc độ và công suất

26

2.5.

Sơ đồ thay đổi công suất


27

2.6.

Phạm vi ứng dụng bộ điều khiển tốc độ VSD

29

2.7.

Sơ đồ nguyên lý bồn trữ lạnh

33

2.8.

Quy trình vận hành bồn trữ lạnh

33

2.9.

Mơ hình quản lý

34

3.1.

Bản đồ khu Vinpearl Nha Trang


39

3.2.

Khu vực khách sạn Vinpearl Golf Land Resort –Nha
Trang

40

3.3.

Sân golf khách sạn Vinpearl Golf Land Resort –Nha
Trang

40

3.4.

Sơ đồ một sợi lƣới điện hiện hữu

41

3.5.

Sơ đồ khối sử dụng năng lƣợng

42

3.6.


Biểu đồ tỷ lệ sử dụng các nguồn năng lƣợng năm 2015

46

3.7.

Biểu đồ tỷ lệ sử dụng các nguồn năng lƣợng năm 2016

46

3.8.

Biểu đồ so sánh tỷ lệ sử dụng năng lƣợng năm 2015 và
2016

47

3.9.

Bảng quy định của công ty về việc thực hành TKNL

49

3.10.

Hình ảnh biến tần điều khiển AHU khu vực Cơng ty

49


3.11.

Tắt đèn khi khơng có nhu cầu sử dụng

50

3.12.

Hệ thống đèn Led sử dụng tại công ty

50


ix

Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

4.1.

Biến tần DELTA-HO-B

52

4.2.


Biểu đồ phụ tải quạt của tháp giải nhiệt

54

4.3.

Quạt cấp gió tƣơi và quạt hút bếp Green

56

4.4.

Biểu đồ phụ tải điện tiêu thụ quạt hút bếp Green

56

4.5.

Hệ thống Chiller làm nƣớc nóng

58

4.6.

Đèn huỳnh quang khu vực giặt ủi

61

4.7.


Bóng đèn LED tuýp

61

4.8.

Sơ đồ nguyên lý bồn trữ lạnh

65

4.9.

Biểu đồ chi phí năng lƣợng khi chƣa có hệ thống quản
lý năng lƣợng

67

4.10.

Biểu đồ chi phí năng lƣợng khi có hệ thống quản lý
năng lƣợng

68

4.11.

Sơ đồ khối hệ thống quản lý năng lƣợng

69


4.12.

Sơ đồ hệ thống quản lý năng lƣợng

71


1

1.

MỞ ĐẦU

Tình trạng lãng phí và sử dụng năng lƣợng kém hiệu quả ở nƣớc ta hiện nay
so với các nƣớc trong khu vực và thế giới là rất cao với nhiều nguyên nhân khác
nhau nhƣ: quản lý chƣa tốt, ý thức của ngƣời quản lý và ngƣời sử dụng chƣa quan
tâm đúng mức đến tiết kiệm năng lƣợng (TKNL), sự lạc hậu của trang thiết bị sử
dụng năng lƣợng và công nghệ sản xuất đã gây ra sự tổn hao nguồn năng lƣợng
không mong muốn...
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, ngành cơng nghiệp điện đang có sự thay đổi từ khâu sản xuất,
phân phối, đến sử dụng điện. Năng lƣợng là một trong những yếu tố cần thiết cho sự
tồn tại và phát triển xã hội, đồng thời cũng là yếu tố duy trì sự sống trên trái đất.
Trong tƣơng lai, nhiên liệu hố thạch nhƣ dầu thơ, than đá, khí tự nhiên, chiếm đa
phần năng lƣợng tiêu thụ sẽ bị cạn kiệt, đồng thời việc sử dụng các dạng năng lƣợng
này đã và đang gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống.
Một trong những giải pháp để tiết kiệm năng lƣợng nói chung và năng lƣợng
điện nói riêng mà nhiều nƣớc trên thế giới và Việt Nam đang áp dụng là chƣơng
trình quản lý nhu cầu (Demand Side Management gọi tắt là DSM). Tiềm năng của
DSM với các thành phần phụ tải rất đa dạng và phong phú, với phụ tải công nghiệp,

khách sạn chủ yếu là các động cơ điện không đồng bộ là đối tƣợng tác động mạnh
mẽ và có hiệu quả rất lớn trong chƣơng trình quản lý nhu cầu 2.
Khách sạn 5 sao Vinpearl Golf Land Resort – Nha Trang thuộc Chi nhánh
Nha Trang – Công ty Cổ phần Vinpearl, toạ lạc trên đảo Hòn Tre với những bãi
biển trong xanh quanh năm, Vinpearl Nha Trang đƣợc biết đến nhƣ “thiên đƣờng
của miền nhiệt đới”, địa danh mà bất kỳ du khách nào cũng muốn đến tham quan,
khám phá và nghĩ dƣỡng. Nguồn điện cấp chính cấp cho khách sạn 5 sao Vinpearl
Golf Land Resort – Nha Trang đƣợc lấy từ lƣới điện Quốc gia với cấp điện áp 22
kV, đƣợc hạ áp xuống 0,4kV thông qua các trạm biến áp phụ tải để cấp điện cho
toàn bộ các khu vực trên đảo Hịn Tre. Tổng cơng suất đặt của các trạm biến áp trên
đảo Hòn Tre là 31.350kVA, sản lƣợng nhận từ lƣới điện quốc gia năm 2016 là
53.448.343kWh với chi phí tiền điện 122.106.209.537 đồng.
Qua khảo sát và tìm hiểu, Cơng ty cũng đã đƣa ra các giải pháp để tiết kiệm
năng lƣợng, tuy nhiên, do chỉ đƣa ra nội quy sử dụng mà chƣa đƣa ra các giải pháp
cụ thể đối với từng loại thiết bị, nên việc sử dụng điện chƣa thực sự tiết kiệm và
hiệu quả.
Để góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh trong
công tác kinh doanh, giảm bớt chi phí đầu tƣ cho các cơng trình cung cấp năng
lƣợng, đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lƣợng ngày một cao hơn của nền kinh tế quốc
dân, đồng thời giảm sự phát sinh chất thải, bảo vệ tài nguyên môi trƣờng, khai thác


2

hợp lý các nguồn tài nguyên năng lƣợng, để phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Từ
lý do đó, tác giả đã chọn thực hiện đề tài “Tính toán, đề xuất các giải pháp sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại khách sạn 5 sao Vinpearl Golf Land
Resort – Nha Trang”.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
2.1 Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu việc sử dụng năng lƣợng trong khách sạn 5 sao Vinpearl Golf
Land Resort – Nha Trang.
2.2 Phạm vi nghiên cứu:
Phân tích, đánh giá hiện trạng việc sử dụng năng lƣợng tại khách sạn 5 sao
Vinpearl Golf Land Resort – Nha Trang.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Khảo sát thực trạng sử dụng năng lƣợng, đề xuất, tính tốn và đánh giá hiệu quả
các giải pháp TKNL cho khách sạn 5 sao Vinpearl Golf Land Resort – Nha Trang.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn là kết hợp lý thuyết, phân tích và đƣa
ra các giải pháp sử dụng điện tiết kiểm và hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh.
4. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài
Tính tốn, đề xuất các giải pháp sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả,
ứng dụng cho khách sạn 5 sao Vinpearl Golf Land Resort có thể nhân rộng cho các
khách sạn 5 sao và 6 sao hiện có của Chi nhánh Nha Trang – Cơng ty Cổ phần
Vinpearl tại đảo Hòn Tre nhằm sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả, giảm chi
phí đầu vào, đảm bảo môi trƣờng, tiết kiệm nguồn năng lƣợng sử dụng cho Công ty.
5. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu và 04 chƣơng
Mở đầu: Lý do chọn đề tài, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, mục tiêu và nhiệm
vụ nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn, cấu trúc của đề tài
Chƣơng 1: Tổng quan về hệ thống năng lƣợng và chƣơng trình quản lý nhu cầu
(DSM)
Chƣơng 2: Một số giải pháp tiết kiệm năng lƣợng trong các khách sạn hiện nay
Chƣơng 3: Thơng tin chung và phân tích, đánh giá việc sử dụng năng lƣợng tại
khách sạn 5 sao Vinpearl Golf Land Resort – Nha Trang
Chƣơng 4: Tính tốn, đề xuất các giải pháp sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu
quả tại khách sạn 5 sao Vinpearl Golf Land Resort – Nha Trang
Kết luận và kiến nghị



3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NĂNG LƢỢNG VÀ CHƢƠNG
TRÌNH QUẢN LÝ NHU CẦU (DSM)
Năng lƣợng hóa thạch là nguồn tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng
cho chúng ta, đóng vai trị quan trọng, quyết định đến sự phát triển đời sống kinh tế,
chính trị, văn hóa... của con ngƣời. Nhƣng nguồn năng lƣợng ấy không phải là vơ
hạn, mà nó đang dần cạn kiệt theo năm tháng...điều đó đồng nghĩa đời sống nhân
loại đang đứng trƣớc những mối đe dọa thiếu hụt năng lƣợng trầm trọng nếu nhƣ
chƣa tìm đƣợc nguồn năng lƣợng mới để thay thế.
Muốn sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả, trƣớc tiên chúng ta cần có
nhận thức, hành động đúng đắn khi sử dụng chúng, để mang lại lợi ích kinh tế cho
cá nhân cũng nhƣ kéo dài thời gian sử dụng năng lƣợng hóa thạch cịn lại và giảm
thiểu lƣợng khí thải ra mơi trƣờng, gây hiệu ứng nhà kính, ảnh hƣởng đến mơi
trƣờng, khí hậu tồn cầu.
Để đánh giá tầm quan trọng của năng lƣợng và tình hình năng lƣợng hóa
thạch cịn lại hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cũng nhƣ chiến
lƣợc sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả, tác giải xin trình bày một số vấn đề
cơ bản nhƣ sau:
1.1. Tầm quan trọng của năng lƣợng
Thực tế đã chứng minh, năng lƣợng đóng vai trị quan trọng trong tăng
trƣởng kinh tế và bảo vệ môi trƣờng. Đây là đầu vào quan trọng của rất nhiều ngành
sản xuất và là một trong những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của hộ gia đình.
Việc sử dụng năng lƣợng tăng lên theo sự phát triển công nghiệp, tuy nhiên
việc sử dụng năng lƣợng quá mức, không khoa học, trái với các nguyên tắt về môi
trƣờng làm kéo theo nhiều hệ quả nghiêm trọng nhƣ: cạn kiệt nguồn năng lƣợng hóa
thạch, sự tăng lên của khí nhà kính (CO2,…) làm trái đất nóng lên, các sự cố từ các
lò hạt nhân… làm đe đọa sự sống trên trái đất. Qua đó, địi hỏi phải tìm kiếm và sử
dụng 1 nguồn năng lƣợng mới – năng lƣợng sạch và không gây ô nhiễm.

Năng lƣợng hóa thạch là nguồn tài ngun vơ giá mà thiên nhiên ban tặng
cho chúng ta, đóng vai trị quan trọng, quyết định đến sự phát tiển đời sống kinh tế,
chính trị, văn hóa... của con ngƣời. Nhƣng nguồn năng lƣợng ấy khơng phải là hữu
hạn, mà nó đang dần cạn kiệt theo năm tháng... điều đó cũng có nghĩa đời sống
nhân loại đang đứng trƣớc những mối đe dọa thiếu hụt năng lƣợng trầm trọng nếu
nhƣ chƣa tìm đƣợc nguồn năng lƣợng mới thay thế.
Muốn sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả, trƣớc tiên chúng ta cần có
nhận thức, hành động đúng đắn, khi sử dụng chúng, để mang lại lợi ích kinh tế cho
cá nhân cũng nhƣ kéo dài thời gian sử dụng năng lƣợng hóa thạch còn lại và giảm


4

thiểu lƣợng khí thải ra mơi trƣờng, gây hiệu ứng nhà kính, ảnh hƣởng đến mơi
trƣờng, khí hậu tồn cầu.
1.2. Tổng quan về hệ thống năng lƣợng của thế giới và Việt Nam
1.2.1. Các thành phần năng lượng hóa thạch trên thế giới
Ngày nay, dân số thế giới tăng nhanh, nguồn năng lƣợng cạn kiệt, ô nhiễm
môi trƣờng và biến đổi khí hậu... là những vấn đề cam go mà nhân loại trên hoàn
cầu phải đối mặt. Ngay những buổi sơ khai của cuộc cách mạng công nghiệp, năng
lƣợng là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản nhất trong sản xuất.
Một nghiên cứu chuyên đề của Liên hiệp quốc kết luận rằng: “Sử dụng năng
lƣợng hiệu quả hơn là lựa chọn chính nó để đạt đƣợc sự phát triển bền vững trong
thế kỷ 21. Đồng thời tuyên bố rằng 20 năm tới hiệu quả kinh tế từ tiết kiệm năng
lƣợng đạt 25% - 35% ở các nƣớc công nghiệp và hơn 40% ở các nƣớc đang phát
triển. Trên mức độ toàn cầu, 37% năng lƣợng cơ bản đƣợc chuyển hóa thành năng
lƣợng hữu dụng, nghĩa là gần 2/3 bị thất thoát. Giành lại phần năng lƣợng thất thoát
bằng cách tăng cƣờng sử dụng năng lƣợng hiệu quả là một trong những định hƣớng
cơng nghệ chính cho sự phát triển bền vững trên tồn cầu.
Nguồn năng lƣợng hóa thạch còn lại và đƣợc phân bố trên một số vùng tiêu

biểu nhƣ sau:
- Than: Còn khoảng 1.000 tỷ tấn. Trong đó: 31% nằm ở Châu Á và Úc, 30%
nằm ở Đông Âu, 24% nằm ở Bắc Mỹ, 15% nằm rải rác các nơi khác. Nếu khai thác
nhƣ hiện nay chỉ đủ dùng trong 230 năm nữa.
- Dầu mỏ: Còn khoảng 1.000 tỷ thùng. Trong đó 63% nằm ở Trung Đơng,
13% nằm ở Trung và Nam Mỹ, 24% nằm rải rác các nơi khác. Nếu khai thác nhƣ
hiện nay chỉ đủ dùng trong 43 năm nữa.
- Khí đốt: Cịn khoảng 100.000 tỷ m3. Trong đó 36% nằm ở Trung Đơng,
30% nằm ở các nƣớc SNG “Liên xô cũ” và 34% nằm rải rác các nơi khác. Nếu khai
thác nhƣ hiện nay chỉ đủ dùng trong 65 năm nữa.
- Năng lượng nguyên tử: 4,5 triệu tấn. Nếu khai thác nhƣ hiện nay chỉ đủ
dùng trong 73 năm nữa.
Nguồn năng lƣợng hóa thạch đang dần cạn kiệt, nhu cầu tiêu thụ năng lƣợng
ngày lại càng tăng, đặc biệt tại Trung Quốc, Brazil và các nƣớc đang phát triển.
Vấn đề sử dụng năng lƣợng hóa thạch cũng đã gây ơ nhiễm mơi trƣờng, biến đổi khí
hậu tồn cầu. Trong tƣơng lai, do nhiều rào cản về kỹ thuật và kinh tế nên việc đƣa
các nguồn năng lƣợng sạch, nguồn năng lƣợng khác vào sử dụng chỉ đáp ứng đƣợc
một phần nhỏ nhu cầu sử dụng năng lƣợng, dễ dẫn đến khủng hoảng về năng lƣợng
nhƣ giá cả, chính trị, cũng nhƣ việc tranh giành các nguồn cung cấp năng lƣợng trên
thế giới.


5

Dự báo đƣợc tình hình trên, nhiều nƣớc trên thế giới đã có những phản ứng
tích cực để bảo tồn, sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả...
1.2.2. Hiện trạng năng lượng Việt Nam
Ngành năng lƣợng Việt Nam trong những năm qua đã phát triển mạnh trong
tất cả các khâu thăm dò, khai thác, sản xuất, truyền tải, phân phối và xuất nhập khẩu
năng lƣợng. Điều đó đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển và đổi mới đất

nƣớc. Tình hình cung ứng điện của Việt Nam đều có xu hƣớng tăng qua các năm.
Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lƣợng điện điện thƣơng
phẩm năm 2016 đạt 159,45 tỷ kWh, tăng 11% so với năm 2015 13. Năm 2016,
Việt Nam nhập khẩu điện 4,94 tỷ kWh (chiếm 3,1% tổng sản lượng) và nhập khẩu
than 9,7 triệu tấn, xăng dầu là 12 triệu tấn để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội
đất nƣớc.
1.2.3. Triển vọng năng lượng Việt Nam
Trong hai mƣơi năm qua, ngành năng lƣợng Việt Nam đã phát triển mạnh,
cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nƣớc. Tuy vậy, quy mô và
hiệu quả của ngành năng lƣợng còn thấp. Trạng thái an ninh năng lƣợng Việt Nam
chƣa đƣợc bảo đảm. Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn năng
lƣợng trong giai đoạn từ 2018 - 2020 trở đi. Vấn đề năng lƣợng của Việt Nam sẽ
chuyển từ giới hạn trong phạm vi một quốc gia thành một phần của thị trƣờng quốc
tế và chịu sự tác động thay đổi của nó.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Năng lƣợng Việt Nam năm 2011 về hiện
trạng và triển vọng phát triển năng lƣợng Việt Nam đến năm 2030. Về cơ bản, hệ
thống năng lƣợng Việt Nam luôn dựa trên ba trụ cột chính là dầu khí, than đá và
điện. Trong đó, thủy điện chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất điện. Về hiện
trạng tiêu thụ năng lƣợng, giai đoạn 2000-2009, tổng tiêu thụ năng lƣợng sơ cấp của
Việt Nam tăng trƣởng trung bình 6,54%/năm và đạt 57 triệu TOE vào năm 2009.
Tiêu thụ than tăng trung bình 12,12%/năm, xăng dầu tăng 8,74%/năm, khí tăng
22,53%/năm, điện tăng 14,33%/năm, đạt 74,23 tỷ kWh năm 2009.
Theo dự báo, khả năng khai thác và sử dụng các nguồn năng lƣợng sơ cấp ở
Việt Nam đến năm 2050 sẽ có các chỉ số cụ thể nhƣ sau: Sản lƣợng Than đá từ 95 –
100 triệu tấn/năm (trong đó phần lớn dành cho phát điện); dầu thô khoảng 21 triệu
tấn/ năm (chủ yếu dùng để cung cấp cho các nhà máy lọc dầu trong nƣớc); khí đốt
khoảng 16,5 tỷ m3/năm (trong đó có khoảng 14 – 15 tỷ m3 dành cho phát điện);
thủy điện khoảng 60 tỷ kWh/năm; nguồn năng lƣợng tái tạo khoảng 3500 – 4000
MW.
Nghiên cứu trên, đã chỉ ra rằng Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu

hụt nguồn năng lƣợng trong tƣơng lai không xa. Nếu không đảm bảo đƣợc kế hoạch


6

khai thác các nguồn năng lƣợng nội địa hợp lý. Điều đó cho thấy vấn đề năng lƣợng
của Việt Nam sẽ chuyển từ giới hạn trong phạm vi một quốc gia thành một phần
của thị trƣờng quốc tế và chịu sự tác động thay đổi của nó.
Việc xem xét phát triển các nguồn năng lƣợng khác bên cạnh các nguồn năng
lƣợng cơ bản ngày càng trở nên quan trọng trong cơ cấu nguồn năng lƣợng Việt
Nam trong tƣơng lai, đặc biệt là các nguồn năng lƣợng tái tạo (NLTT). Theo đánh
giá của các nhà khoa học Viện Khoa học năng lƣợng, trong các nguồn năng lƣợng
tái tạo, trong tƣơng lai, nguồn địa nhiệt có thể khai thác tổng cộng khoảng 340 MW;
Năng lƣợng mặt trời, gió, tổng cộng tiềm năng phát triển cả hai loại hình dự báo có
thể đạt tới 800-1000 MW vào năm 2025; tiềm năng sinh khối đƣợc đánh giá vào
khoảng 43-46 triệu TOE/năm. Việc phát triển nguồn năng lƣợng mới này không chỉ
giải quyết vấn đề cân bằng cung cầu, an ninh năng lƣợng mà còn góp phần quan
trọng trong hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu tồn cầu.
Theo nghiên cứu trên, tiềm năng khai thác nguồn điện gió, mặt trời trong tƣơng lai
là khả thi nhất. Dự báo này, đƣợc khẳng định qua Quy hoạch điện VII của Tập đoàn
điện lực Việt Nam, giai đoạn (2011- 2020) nhằm phát triển nguồn điện gió, mặt trời
đấu nối vào lƣới điện Quốc gia.
Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg, ngày 11/4/2017 về cơ chế khuyến khích
phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam đã rõ thêm định hƣớng phát triển
nguồn năng lƣợng tái tạo cho Quy hoạch điện VII có hiệu chỉnh. Theo QĐ này,
Chính phủ sẽ mua hết lƣợng điện năng từ các hộ dân có dự án điện mặt trời trên mái
nhà bán lƣợng điện dƣ cho bên mua điện với giá khoảng 2000 đ/kWh tùy theo tỉ giá
đô la Mỹ.
1.3. Sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả tại Việt Nam
1.3.1. Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng

Trong thời gian ngắn sắp tới, Việt Nam sẽ bắt đầu phải nhập khẩu than cho
phát điện và dự kiến sẽ nhập khẩu khí hóa lỏng từ năm 2023. Do đó, để giảm thiểu
sự phụ thuộc vào nguồn năng lƣợng nhập khẩu thì việc thực hiện các giải pháp sử
dụng năng lƣợng tiết kiệm, hiệu quả sẽ ngày càng đóng vai trị quan trọng.
Ngày 25/04/2017, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
04/2017/QĐ-TTg Quy định danh mục phƣơng tiện, thiết bị phải dán nhãn năng
lƣợng, áp dụng mức hiệu suất năng lƣợng tối thiểu và lộ trình thực hiện.
Chính phủ đã khẳng định, thời gian tới, ƣu tiên phát triển năng lƣợng xanh,
trong đó đặc biệt ƣu tiên việc sử dụng các công nghệ hiệu suất cao, tiết kiệm năng
lƣợng, an tồn và thân thiện với mơi trƣờng.


7

1.3.2. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Việt Nam
Năng lƣợng cùng với vấn đề biến đổi khí hậu đang trở thành mối quan tâm
lớn của tồn nhân loại, trong đó vấn đề năng lƣợng đã và đang trở thành vấn đề
nóng bỏng, đƣợc đặc biệt quan tâm không chỉ của riêng quốc gia nào, do khủng
hoảng năng lƣợng tồn cầu, các nguồn năng lƣợng khơng tái tạo nhƣ than, dầu mỏ,
khí đốt đã dần cạn kiệt và trở nên khan hiếm, trong khi đó tình trạng lãng phí năng
lƣợng đã và đang xảy ra đáng báo động ở nhiều quốc gia. Nếu mỗi quốc gia, mỗi
ngƣời dân chúng ta khơng tự có những biện pháp và động thái tích cực, thì chắc
chắn trong tƣơng lai khơng xa, tình trạng khủng hoảng năng lƣợng tồn cầu sẽ trở
nên trầm trọng hơn. Theo kinh nghiệm của các nƣớc phát triển, ít nhất 30% nhu cầu
năng lƣợng có thể và cần phải đƣợc đáp ứng bằng biện pháp tiết kiệm.
Ở Việt Nam, việc tiết kiệm năng lƣợng cũng đã và đang trở thành chủ đề
nóng bỏng. Theo báo cáo gần đây nhất của Bộ Công Thƣơng, dự báo đến cuối thế
kỷ này, nguồn năng lƣợng của Việt Nam sẽ trở nên khan hiếm, các mỏ dầu và khí
đốt sẽ dần cạn kiệt, trong khi đó tình trạng lãng phí năng lƣợng trong sản xuất công
nghiệp, xây dựng dân dụng, giao thông vận tải… của nƣớc ta hiện nay là rất lớn,

hiệu suất sử dụng nguồn năng lƣợng còn rất thấp so với các nƣớc phát triển (hiệu
suất sử dụng nguồn năng lƣợng trong các nhà máy nhiệt điện đốt than, dầu của nƣớc
ta chỉ đạt đƣợc từ 28-32%, thấp hơn so với các nƣớc phát triển khoảng 10%; hiệu
suất các lị hơi cơng nghiệp chỉ đạt khoảng 60%, thấp hơn mức trung bình của thế
giới khoảng 20%. Năng lƣợng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm các ngành cơng
nghiệp chính của nƣớc ta cao hơn nhiều so với các nƣớc phát triển, làm tăng giá
thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế. Vấn đề tiết kiệm năng lƣợng
trở nên đặc biệt quan trọng khi Việt Nam đang và sẽ trở thành nƣớc phải nhập khẩu
năng lƣợng. Trong khi các nguồn năng lƣợng tái tạo (gió, mặt trời...) hầu nhƣ chƣa
đƣợc khai thác, sử dụng thì các nguồn năng lƣợng không tái tạo (dầu thô, than đá...)
đang cạn kiệt dần. Nếu chúng ta khơng có những biện pháp, chiến lƣợc hợp lý trong
vấn đề tiết kiệm và sử dụng năng lƣợng hiệu quả, thì trong thời gian không xa nữa
chúng ta sẽ thiếu hụt trầm trọng năng lƣợng.
Thực tế giai đoạn 2011 - 2016, cƣờng độ năng lƣợng của các ngành sản xuất
công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lƣợng đều giảm dần nhƣ: ngành thép giảm 8,09%,
xi măng 6,33%, dệt sợi giảm 7,32%.
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả
đã tiết kiệm 5,65% lƣợng điện tiêu thụ, tƣơng đƣơng tiết kiệm 11 triệu tấn dầu quy
đổi, từ đó tiết kiệm đƣợc đầu tƣ.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, các ngành cơng nghiệp Việt Nam có
tiềm năng kỹ thuật về tiết kiệm năng lƣợng lớn, từ 25-40%.


8

Theo ƣớc tính, chi phí bỏ ra để tiết kiệm đƣợc 1kWh điện chỉ bằng 1/4 so với
chi phí phải bỏ ra để sản xuất thêm lƣợng điện năng đó. Để giảm thiểu sự phụ thuộc
vào nguồn năng lƣợng nhập khẩu thì việc phát triển năng lƣợng tái tạo và thực hiện
các giải pháp sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả sẽ ngày càng đóng vai trị
quan trọng.

Việc phối hợp giữa sở Công Thƣơng và các sở, ban ngành tại địa phƣơng
còn chƣa tốt, còn lúng túng trong việc thanh tra, kiểm tra; các cơ sở sử dụng năng
lƣợng chƣa thực hiện nghiêm các quy định của Luật.
Ngoài ra, nhận thức của nhiều doanh nghiệp và ngƣời dân về lợi ích của việc
sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả còn chƣa đồng đều, chƣa đầy đủ, đơi khi
cịn hiểu sai lệch về việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lƣợng, dẫn đến hiệu
quả tiết kiệm năng lƣợng không cao.
Để thực hiện đồng bộ và hiệu quả việc tiết kiệm năng lƣợng, ngày 28/6/2010
Quốc hội đã ban hành Luật sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả số
50/2010/QH12. Luật này quy định về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả;
chính sách, biện pháp thúc đẩy sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả; quyền,
nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong việc sử dụng năng
lƣợng tiết kiệm và hiệu quả 5; ngày 29/3/2011 Chính Phủ cũng đã ban hành Nghị
định số 21/2011/NĐ Quy định chi tiết và biện thi hành Luật sử dụng năng lƣợng tiết
kiệm và hiệu quả.
Với những quyết tâm, nỗ lực của Đảng, Nhà nƣớc, của các ngành, các cấp và
toàn thể nhân dân, hy vọng rằng chúng ta sẽ thực hiện hiệu quả các giải pháp tiết
năng lƣợng cho đất nƣớc, góp phần vào chiến lƣợc tiết kiệm năng lƣợng chung của
toàn thế giới trong bối cảnh thiếu hụt nguồn năng lƣợng nhƣ hiện nay.
1.4. Tổng quan về DSM (Demand Side Management)
Khi đề cập đến vấn đề sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả, theo kinh
nghiệm của nhiều nƣớc, một trong những giải pháp kinh tế và hiệu quả để giảm bớt
nhu cầu phát triển nguồn và lƣới điện là áp dụng các chƣơng trình quản lý nhu cầu
(DSM - Demand Side Management) kết hợp với quản lý nguồn cung cấp (SSM Supply Side Management).
1.4.1. Khái niệm về DSM
DSM là tập hợp các giải pháp Kỹ thuật - Công nghệ - Kinh tế - Xã hội nhằm
sử dụng điện năng một cách hiệu quả và tiết kiệm
Chƣơng trình DSM gồm các hoạt động gián tiếp hay trực tiếp của các khách
hàng sử dụng điện (phía cầu) với sự khuyến khích bởi Tập đồn Điện lực Việt Nam
(EVN) (phía cung cấp) với mục tiêu giảm công suất phụ tải cực đại và điện năng

tiêu thụ của hệ thống. Những hoạt động này sẽ giảm chi phí đầu tƣ xây dựng nguồn,


9

lƣới truyền tải và phân phối trong quy hoạch và phát triển hệ thống điện trong tƣơng
lai. Giảm đƣợc phụ tải đỉnh ngành điện có thể trì hỗn chi phí xây dựng nhà máy
điện mới, mở rộng mạng lƣới truyền tải và phân phối điện, vận hành và bảo dƣỡng
hệ thống cũng nhƣ chi phí mua nhiên liệu cho các nhà máy 1. Đầu tƣ vào DSM sẽ
giảm nguy cơ xây dựng vội vã hoặc thừa thải các nhà máy điện. Do đó, nguồn vốn
khan hiếm đƣợc sử dụng một cách tối ƣu và có hiệu quả.
Các chƣơng trình DSM sẽ giúp khách hàng tiết kiệm đƣợc một khoản tiền
điện đáng kể để chi phí cho các kế hoạch thiết thực khác. DSM giúp giảm thiểu tác
động xấu đến môi trƣờng, cải thiện hiệu suất sử dụng thiết bị (cả phía cung và phía
cầu).
DSM đƣợc xây dựng trên hai chiến lƣợc chủ yếu sau:
- Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lƣợng của các hộ dùng điện.
- Điều khiển nhu cầu dùng điện cho phù hợp với khả năng cung cấp một cách
kinh tế nhất.
1.4.2. Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của các hộ dùng điện
- Sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao.
- Giảm thiểu sự tiêu phí năng lƣợng một cách vơ ích.
Ngồi ra nó cịn có những biện pháp hỗ trợ mang tính kinh tế - xã hội thông
qua thể chế của nhà nƣớc.
1.4.2.1. Sử dụng thiết bị có hiệu suất cao
Nhờ sự tiến bộ của khoa học công nghệ, giờ đây ngƣời ta đã chế tạo đƣợc các
thiết bị dùng điện có hiệu suất cao, tuổi thọ lớn nhƣng giá thành cao hơn không
đáng kể.
Cho đến thời điểm này, viêc sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện hiệu suất cao
có thể tiết kiệm đƣợc 5-10% điện năng tiêu thụ so với trƣớc đây. Nền kinh tế ngày

càng phát triển, đời sống nhân dân đƣợc nâng cao, tốc độ gia tăng các thiết bị dùng
điện càng lớn, vì vậy việc lựa chọn thiết bị hiệu suất cao sẻ tiết kiệm đƣợc một
lƣợng điện năng đáng kể.
Có thể chia các thiết bị dùng điện ra làm 2 loại: Thiết bị dùng điện dân dụng
và thiết bị dùng điện công nghiệp.
- Các thiết bị dùng điện dân dụng đƣợc sử dụng phổ biến trong khu vực dân
cƣ, cơng sở, các tồ nhà thƣơng mại, các khu vực hành chính… nhƣ đèn chiếu sáng,
quạt, máy thu thanh, thu hình, tủ lạnh, bình đun nƣớc nóng, máy điều hồ khơng
khí, máy giặt, máy hút bụi, bàn là, bếp điện, lò sƣởi, nồi cơm điện… các thiết bị này
thƣờng đƣợc sử dụng thƣờng xuyên và tiêu thụ một lƣợng điện năng rất lớn. Do đó
chúng thƣờng đƣợc đầu tƣ nghiên cứu để nâng cao hiệu suất.


10

- Các thiết bị dùng điện công nghiệp đƣợc sử dụng ở các khu công nghiệp,
các cơ sở sản xuất…nhƣ là đèn chiếu sáng nhà xƣởng, hệ thống máy lạnh, hệ thống
khí nén, các động cơ điện…Theo thống kê, các loại động cơ điện là thiết bị tiêu thụ
điện năng lớn nhất trong tổng điện năng thƣơng phẩm, các động cơ thƣờng đƣợc sử
dụng phổ biến là loại động cơ khơng đồng bộ rơto lồng sóc, đây là loại động cơ có
kết cấu đơn giản, rẽ tiền, chi phí bảo quản thấp song hiệu suất và cosφ thấp dẫn đến
hiệu quả sử dụng năng lƣợng thấp. Do đó chúng thƣờng đƣợc đầu tƣ nghiên cứu để
nâng cao hiệu suất.
Để thực hiện nội dung sử dụng các thiết bị có hiệu suất cao cần chú ý đến các
công việc:
- Luôn cập nhật các thông tin về công nghệ chế tạo thiết bị điện.
- Thành lập các hệ thống kiểm định đánh giá chất lƣợng và hiệu suất của các
thiết bị điện đƣợc sản xuất hoặc nhập khẩu.
- Thực hiện chế độ dán nhãn cho các thiết bị điện có chất lƣợng và hiệu suất
sử dụng năng lƣợng cao.

- Thông tin, tuyên truyền, đào tạo để giúp ngƣời sử dụng điện nắm bắt và
biết đƣợc các thiết bị điện có hiệu suất cao để sử dụng.
- Đƣa ra các chỉ tiêu nâng cao hiệu suất sử dụng năng lƣợng của từng loại
thiết bị dùng điện cần phấn đấu đạt đƣợc trong các kế hoạch thực hiện DSM cho các
nhà sản xuất.
Tuỳ thuộc vào điều kiện và hồn cảnh cụ thể, có thể thực hiện đồng thời
hoặc từng phần các công việc trên. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng còn phụ thuộc rất
nhiều vào việc thực hiện đó.
1.4.2.2. Giảm thiểu tiêu phí năng lượng một cách vơ ích
Các biện pháp cụ thể để tiết kiệm điện năng thuộc giải pháp này có thể tạm
thời chia thành 3 khu vực:
- Khu vực nhà ở
- Khu vực công cộng
- Khu vực công nghiệp
a. Khu vực nhà ở:
Trong các khu vực nhà ở, điện năng đƣợc sử dụng chủ yếu cho các thiết bị
chiếu sáng và các thiết bị phục vụ sinh hoạt. Ngoài biện pháp lựa chọn các thiết bị
có hiệu suất cao, phù hợp với yêu cầu sử dụng, việc hạn chế thời gian làm việc vơ
ích của các thiết bị rất có ý nghĩa đến tổng điện năng tiết kiệm đƣợc. Để thực hiện
đƣợc mục tiêu này có thể sử dụng các thiết bị phụ trợ nhƣ: Tự động cắt điện khi ra
khỏi nhà (phòng), tự động điều chỉnh độ sáng của đèn, tự động cắt các bình đun


11

nƣớc nóng ra khỏi lƣới khi khơng sử dụng trong một thời gian hạn định nào đó,…
lắp thêm các lớp vỏ bọc để hạn chế sự thất thoát nhiệt, sử dụng các mẫu thiết kế nhà
thơng thống, tận dụng ánh sáng tự nhiên nhằm hạn chế thời gian làm việc của đèn
chiếu sáng và quạt điện,…
b. Khu vực công cộng:

Cần quan tâm đến khâu thiết kế cơng trình để hạn chế tiêu tốn năng lƣợng
trong các hệ thống chiếu sáng, làm mát, sƣởi ấm có thể cho những kết quả đáng kể.
Các điều luật về thiết kế, xây dựng, môi trƣờng và công tác thẩm định hiệu quả sử
dụng năng lƣợng khi cấp phép xây dựng, những quy định cụ thể, rõ ràng về việc sử
dụng các thiết bị điện, đặc biệt với thiết bị chiếu sáng, máy văn phòng, v.v… hỗ trợ
nhiều cho cơng tác an tồn và tiết kiệm điện. Việc trang bị thêm các thiết bị tự động
đóng cắt, tự động khống chế (ánh sáng, nhiệt độ,…) là cần thiết.
c. Khu vực công nghiệp:
Các biện pháp giảm sự tiêu phí năng lƣợng trong khu vực này khá đa dạng
và thƣờng có hiệu quả cao với chi phí thấp.
- Thiết kế và xây dựng nhà xƣởng hợp lý.
- Hợp lý hố các q trình sản xuất.
- Bù cơng suất phản kháng để cải thiện cosφ.
- Thiết kế và vận hành kinh tế các trạm biến áp.
- Với các động cơ điện:
+ Giữ đúng lịch bảo hành.
+ Giảm hoặc tránh chạy non tải hoặc không tải.
+ Sử dụng các động cơ có cơng suất phù hợp.
+ Lắp đặt thêm bộ biến tần cho các động cơ có phụ tải luôn thay đổi.
+ Lắp tụ bù cho các động cơ có cơng suất lớn.
- Với hệ thống máy lạnh:
+ Bảo hành đúng quy định.
+ Vận hành thiết bị ở hệ số làm lạnh (COP) cực đại.
+ Sử dụng thiết bị có hiệu suất cao (COP cao).
+ Bảo ơn mạng nƣớc lạnh.
+ Phân cấp các máy nƣớc lạnh.
+ Sử dụng nƣớc lạnh hợp lý.
+ Cân bằng phụ tải trong hệ thống điều hồ khơng khí.
+ Tích trữ nƣớc lạnh.
+ Sử dụng máy nƣớc lạnh hấp thụ thay máy nƣớc lạnh thông thƣờng.



12

+ Điều chỉnh theo entanpi.
- Với hệ thống khí nén:
+ Chọn máy nén thích hợp.
+ Thiết kế hệ thống khí nén thích hợp.
+ Hạn chế rị rĩ.
+ Vận hành tối ƣu.
+ Sử dụng máy nén khí khi nhiều cấp.
- Hệ thống chiếu sáng:
+ Sử dụng thiết bị đặt giờ và khống chế cƣờng độ sáng.
+ Dùng chao đèn có hiệu suất cao.
+ Cải thiện thơng số phịng.
+ Dùng phƣơng pháp chiếu sáng không đồng đều.
+ Tận dụng ánh sáng tự nhiên.
+ Thƣờng xuyên bảo dƣỡng các hệ thống chiếu sáng.
1.5. Điều khiển nhu cầu dùng điện cho phù hợp với khả năng cung cấp một
cách kinh tế nhất
1.5.1. Điều khiển trực tiếp dịng điện
Mục tiêu chính của giải pháp này là san bằng đồ thị phụ tải của hệ thống điện
nhằm giảm tổn thất, dễ dàng định đƣợc phƣơng thức vận hành kinh tế hệ thống,
giảm nhẹ vốn đầu tƣ phát triển nguồn và lƣới điện, cung cấp điện cho khách hàng
linh hoạt, tin cậy, chất lƣợng cao và giá thành rẻ. Đánh giá tác động của DSM lên
biểu đồ phụ tải đƣợc trình bày ở các hình (1.1; 1.2; 1.3; 1.4; 1.5; 1.6).

Hình 1.1. Cắt đỉnh
- Cắt giảm đỉnh: Đây là biện pháp khá thông dụng để giảm đồ thị phù tải đỉnh
trong giờ cao điểm của hệ thống điện nhằm làm giảm nhu cầu gia tăng công suất

phát và tổn thất điện năng. Có thể điều khiển trực tiếp dòng điện của khách hàng để
giảm đỉnh bằng các tín hiệu điều khiển từ xa hoặc trực tiếp tại hộ tiêu thụ. Ngồi ra
bằng chính sách giá điện cũng có thể đạt đƣợc mục tiêu này. Tuy nhiên khi áp dụng


13

biện pháp này các khách hàng thƣờng đƣợc thoả thuận hoặc thông báo trƣớc để
tránh những thiệt hại do ngừng cung cấp điện. Đƣợc trình bày ở hình 1.1.

Hình 1.2. Lấp thấp điểm
- Lấp thấp điểm: Là tạo thêm các phụ tải vào thời gian thấp điểm. Bằng cách
khuyến khích nhƣ thực hiện biểu giá thấp hơn giá điện trung bình. Biện pháp này
làm tăng tổng điện năng thƣơng phẩm nhƣng không làm tăng công suất đỉnh, tránh
đƣợc hiện tƣợng xả nƣớc (thuỷ điện) hoặc hơi (nhiệt điện) thừa. Có thể lấp thấp
điểm bằng các kho nhiệt (nóng, lạnh), xây dựng các nhà máy thuỷ điện tích năng,
nạp điện cho ăcqui, điện ơtơ… Đƣợc trình bày ở hình 1.2.

Hình 1.3. Chuyển dịch phụ tải
- Chuyển dịch đồ thị phụ tải: Chuyển phụ tải từ thời gian cao điểm sang thời
gian thấp điểm. Kết quả làm giảm đƣợc công suất đỉnh song không làm thay đổi
điện năng tiêu thụ tổng. Các ứng dụng phổ biến trong trƣờng hợp này là các kho
nhiệt, các thiết bị tích năng lƣợng và thiết lập hệ thống giá điện hợp lý. Đƣợc trình
bày ở hình 1.3.

Hình 1.4. Biện pháp bảo tồn


14


- Biện pháp bảo tồn: Đây là biện pháp giảm tiêu thụ cuối cùng dẫn tới giảm
điện năng tiêu thụ tổng nhờ việc nâng cao hiệu năng của các thiết bị dùng điện.
Đƣợc trình bày ở hình 1.4.

Hình 1.5. Tăng trưởng dòng điện
- Tăng trƣởng dòng điện: Tăng thêm các khách hàng mới dẫn tới tăng cả
công suất đỉnh và tổng điện năng tiêu thụ. Đƣợc trình bày ở hình 1.5.

Hình 1.6. Biểu đồ phụ tải linh hoạt
- Biểu đồ phụ tải linh hoạt: Biện pháp này xem độ tin cậy cung cấp điện nhƣ
một biến số trong bài toán lập kế hoạch tiêu dùng. Và do vậy đƣơng nhiên có thể cắt
điện khi cần thiết. Kết quả là cơng suất đỉnh và cả điện năng tiêu thụ tổng đều giảm
xuống. Đƣợc trình bày ở hình 1.6.
1.5.2. Lưu trữ nhiệt
Đây là giải pháp hiệu quả để nâng cao đƣờng cong phụ tải trong giai đoạn
thấp điểm nhằm san bằng đồ thị phụ tải của hệ thống. Nó thƣờng đƣợc áp dụng với
các thiết bị có khả năng thay đổi thời điểm cung cấp điện năng ở đầu vào mà vẫn
đảm bảo lịch trình cung cấp năng lƣợng ở đầu ra theo u cầu sử dụng.
1.5.3. Điện khí hóa
Mở rộng điện khí hố nơng thơn, điện khí hố của các hệ thống giao thông
hoặc dùng điện để thay thế việc đốt xăng dầu trong các thiết bị động lực làm gia
tăng dịng điện đỉnh và điện năng tổng tồn hệ thống. Song đó là việc làm cần thiết


×