Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Ứng dụng hệ thống giám sát sản xuất trong quản lý sản xuất tại samsung electronic viet nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 94 trang )

Luận văn thạc sĩ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------Họ và tên tác giả luận văn
Nguyễn Văn Việt

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
Ứng dụng hệ thống giám sát sản xuất trong quản lý sản xuất tại Samsung
Electronics Viet Nam
Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
T.S Dương Mạnh Cường

Hà Nội –Năm 2018

Học viên: Nguyễn Văn Việt


Luận văn thạc sĩ
LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật.Tơi xin cam kết
đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS.
Dương Mạnh Cường. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này chưa được
công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục
vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn
khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngồi ra, trong luận văn cịn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của
các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.”


Trân trọng./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả
Nguyễn Văn Việt

Học viên: Nguyễn Văn Việt


Luận văn thạc sĩ
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo giảng viên của Viện Kinh tế và
Quản lý, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã giúp đỡ em, bổ sung những kiến thức quý
báu về công tác quản trị kinh doanh hiện đại trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lời cảm ơn Tiến sĩ Dương Mạnh
Cường- người đã chỉ dẫn tận tình và động viên em hồn thành tốt luận văn của mình.
Xin trân trọng cảm ơn tập thể Ban lãnh đạo cùng toàn thể anh chị đồng nghiệp hiện đang
công tác tại công ty Samsung Electronics Việt Nam. Sự hợp tác, chia sẻ của các anh chị
giúp em có nhiều thơng tin nghiên cứu.
Với hạn chế về năng lực của bản thân, luận văn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất
định. Em rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy cơ để hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên
cứu.”
Hà Nội, ngày

tháng


Tác giả

Nguyễn Văn Việt

Học viên: Nguyễn Văn Việt

năm 2018


Luận văn thạc sĩ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
SEV
GWP
GMES
SCM
GERP
MDM
PM
QM
RM
SM
BI
SMD
PO
DO
OQC
BOM
MH


Học viên: Nguyễn Văn Việt

Nội dung
Samsung Electronics Viet Nam
Greate Work Place (Nơi làm việc lý tưởng)
Global Manufacturing Execution System
(Hệ thống giám sát sản xuất toàn cầu)
Supply Chain Management
(Quản lý chuỗi cung ứng)
Global Enterprise Resource Planning
(Tối ưu hóa kế hoạch nguồn lực toàn cầu)
Master Data Management
(Data tiêu chuẩn quản lý)
Production Management
(Quản lý sản xuất)
Qualitiy Management
(Quản lý chất lượng)
Resource Management
(Quản lý cơ sở)
System Management
(Quản lý cơ sở hệ thống)
Business Intelligent
(Quản lý chỉ số)
Surface Mounting Devide
(Sản xuất bề mặt linh kiện)
Production Order
(Lệnh sản xuất)
Delivery Order
(Lệnh chuyển hàng)

Outgoing Quality Control
(Quản lý chất lượng đầu ra)
Bill of Material
(Phân tầng vật liệu cấu thành sản phẩm)
Man Hour
(Nhân lực làm việc trực tiếp)


Luận văn thạc sĩ

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê số lượng người sử dụng GMES tại SEV ....................................... 26
Bảng 2.2. Thông tin tiêu chuẩn phân lớp trong Model Tree Info ................................. 29
Bảng 2.4. Thơng tin màn hình model S/T ........................................................................ 33
Bảng 2.5. Thơng tin màn hình Line Master ..................................................................... 33
Bảng 2.6. Phiếu xuất hàng Roh ......................................................................................... 61
Bảng 2.7. Thông tin quản lý trên excel file với vật liệu Roh......................................... 61
Bảng 2.8. Phiếu xuất hàng halb ......................................................................................... 63
Bảng 2.9. Thông tin quản lý trên excel file với vật liệu halb ........................................ 64
Bảng 3.2. Đơn vị thời gian cho 1 code/lần nhận hàng với số lượng 5,000 dvsp......... 81
Bảng 3.3. Dự kiến giảm thời gian thao tác tại SEV trong 1 ngày ................................. 82
Bảng 3.4. Đơn vị nhân lực giảm khi áp dụng hệ thống( 2 ca ngày /đêm).................... 83

Học viên: Nguyễn Văn Việt


Luận văn thạc sĩ

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hiện trạng cơ sơ dữ liệu khơng đồng nhất tại tập đồn Samsung ............... 8

Hình 1.2. GMES sử dụng cơ sở dữ liệu đồng nhất tồn t ập đồn ................................. 8
Hình1.3. Vị trí hệ thống GMES trong chuỗi cung ứng ................................................... 9
Hình 1.4. Các module cơ bản của hệ thống GMES ........................................................ 10
Hinh 2.0. Nhà máy Samsung Electronics Viet Nam .................................................... 24
Hình 2.1. Cấu trúc quản lý master data trên GMES ...................................................... 28
Hình 2.3. Quy trình thay đổi thơng tin Master của model ............................................ 30
Hình 2.5. Cấu trúc màn hình Equipment ......................................................................... 35
Hình 2.6. Cấu trúc màn hình c ủa Resource Management ............................................. 38
Hình 2.7. Cơ sở chuyển dữ liệu của thiết bị .................................................................... 40
Hình 2.8. Ví dụ về cấu trúc Bom thiết bị ........................................................................ 43
Hình 2.9. Cấu trúc màn hình c ủa Quality Management ................................................ 46
Hình 2.10. Cấu trúc màn hình của Outgoing Improvement .......................................... 47
Hình 2.11. Cấu trúc màn hình của Business Intelligent ................................................ 48
Hình 2.12. Cấu trúc màn hình của System Management .............................................. 53
Hình 2.13. Cấu trúc màn hình của Process Management ............................................. 58

Học viên: Nguyễn Văn Việt


Luận văn thạc sĩ

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG, GIẢI
PHÁP ERP & GMES ........................................................................................................ 3
1.1. Khái niệm về chuỗi cung ứng ............................................................................................3
1.1.1.Tổng quan về chuỗi cung ứng..................................................................................... 3
1.1.2.Quản Trị chuỗi cung ứng............................................................................................. 3
1.1.3.Cơ sở lý thuyết về quản lý sản xuất và hệ thống giám sát sản xuất ....................... 4

1.2. Khái niệm về giải pháp ERP .............................................................................................7
1.2.1.Tổng quan về ERP ....................................................................................................... 7
1.2.2.Chức năng của ERP ..................................................................................................... 7
1.3.Tổng quan về GMES về hệ thống thực thi sản xuất – GMES ....................................7
1.3.1.Khái niệm về GMES .................................................................................................... 8
1.3.2. Vai trò và chức năng hệ thống GMES…………………………………………..9
1.3.3.Giới thiệu về các Module trong hệ thống GMES................................................... 10
1.4.Yếu tố ảnh hƣởng tới việc áp dụng GERP-GMES tại nhà máy sản xuất ............. 16
1.5.Các Tiêu chí đánh giá thực trạng hệ thống GMES tại SEV .................................... 19
1.6.Kết luận ................................................................................................................................ 21

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG ERP-GMES TẠI SEV .22
2.1. Tổng quan về Samsung Electronics Viet Nam ........................................................... 22
2.2. Thực trạng áp dụng GMES tại Samsung Electronics VN ....................................... 24
2.2.1.Tổng quan về việc Ứng dụng hệ thống GMES tại SEV........................................ 24
2.2.2.Chi phí cho việc sử dụng hệ thống GMES.............................................................. 26
2.2.3.Ứng Dụng Module GMES và mặt hạn chế ............................................................. 28

CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN GMES .....................................................67
3.1. Tổng quan về đề xuất cải tiến ........................................................................................ 67
3.2.Chi tiết nội dung cải tiến .................................................................................................. 68
3.2.1.Quản lý dòng chảy cho vật liệu hàng Roh .............................................................. 68
3.2.2.Quản lý dòng chảy cho vật liệu hàng Halb ............................................................. 75
3.3. Lợi ích sau khi cải tiến dự tính cho nhà máy SEV .................................................... 81
3.3.1.Giảm thời gian thao tác.............................................................................................. 81
3.3.2.Giảm công nhân thao tác ........................................................................................... 83
Học viên: Nguyễn Văn Việt


Luận văn thạc sĩ

KẾT LUẬN.................................................................................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................86

Học viên: Nguyễn Văn Việt


Luận văn thạc sĩ
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do thực hiện đề tài
Khi nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng, thị trường thương mại mở cửa và các công
ty nước ngồi tràn vào, các doanh nghiệp Việt Nam đang tìmcách nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình. Việc ứng dụng một hệ thống quản trị sản xuất bằng phần mềm là một
cách để doanh nghiệp gia tăng nănglực kinh doanh, doanh số và lợi nhuận, giảm chi phí.
Global Manufacturing (GMES) là 1 trong các giải pháp ERP(Enterprice Resource
Planning) được coi là một giải pháp quản trị kinh doanh thành công hiện nay.
Samsung Electronics Vietnam là doanh nghiệp ứng dụng giải pháp ERP trong tất cả các
quy trình. Đặc biệt hệ thống GMES ( Global Manufacturing Execution System) được sử
dụng cho tất cả các nhà máy sản xuất của Samsung.
Trải qua quá trình sử dụng 6 năm, GMES đã hỗ trợ rất nhiều cho việc quản lý sản xuất
nhưng vẫn còn một số vấn đề cần cải tiến liên quan tới các hạng mục chỉ số và quản lý vật
liệu đầu vào.
Bên cạnh các lợi ích của hệ thống GMES đã hỗ trợ quản lý quy trình sản xuất tại nhà
máy, còn một số điểm hạn chế chưa đáp ứng được về quy trình xuất nhập vật liệu từ kho
đệm các bộ phận sản xuất ra line sản xuất.
Với mục đích chỉ ra các điểm hạn chế và đề xuất cải tiến quy trình quản lý thơng qua các
cải tiến về màn hình hệ thống GMES, tiêu chuẩn hóa về các thông tin data trong phần
mềm hệ thống GMES.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tổng quan hóa về hệ thống GMES và các module đang quản lý
- Tìm hiểu thực trạng áp dụng hệ thống , chỉ ra các ưu điểm, nhược điểm trong hoạt

động quản lý GMES tại SEV
- Đề xuất cải tiến về phần mềm hệ thống GMES
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống GMES tại Samsung Electronics Vietnam
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Công ty Electronics Vietnam
+ Thời gian: Nghiên cứu thực trạng từ năm năm 2015 tới 2017
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, kết hợp phương pháp định tính.

Học viên: Nguyễn Văn Việt

1


Luận văn thạc sĩ
+ Phương pháp định tính được tác giả thực hiện bằng cách hỏi ý kiến các nhân viên sử
dụng hệ thống .Phỏng vấn thông qua bộ câu hỏi về các vấn đề trong GMES cho 100
leaders sản xuất.
4.2. Thu thập thông tin
4.2.1. Nguồn dữ liệu
+ Phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn trực tiếp người dùng hệ thống GMES, bộ phận cải tiến và
đội ngũ phát triển hệ thống về các vấn đề còn tồn tại nhằm khái qt hóa vấn đề chính.
+ Khảo sát bằng bảng hỏi:
Phần 1 của bảng hỏi nhằm thu thập ý kiến của người lao động về tính thỏa mãn các ứng
dụng hệ thống GMES
Phần 2 của bảng hỏi nhằm làm rõ các vấn đề chưa thể hỗ trợ cho người dùng của hệ thống
GMES.
5. Phƣơng pháp thu thập thông tin Đối với các thông tin thứ cấp:

Liên hệ và lấy số liệu thống kê nguồn nhân lực, báo cáo tình hình phát triển kinh doanh
hàng năm, định hướng chiến lược phát triển, các hoạt động đánh giá thực hiện công việc
theo tháng, quý, năm… được thu thập tại các ban thuộc khối Cơ quan. Sử dụng internet để
tìm kiếm các tài liệu có liên quan khác. Đối với thơng tin sơ cấp: Sử dụng phương pháp
điều tra khảo sát bằng bảng hỏi. Bảng khảo sát được thiết kế bằng ứng dụng Google
Documents và gửi email cho tất cả người lao động đang cơng tác tại cơng ty.
6. Kết cấu luận văn ngồi phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng, đƣợc
chia nhƣ sau:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG, GIẢI PHÁP ERP&GMES
Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG ERP-GMES TẠI SEV
Chương 3: ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN GMES

Học viên: Nguyễn Văn Việt

2


Luận văn thạc sĩ

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG, GIẢI
PHÁP ERP & GMES
1.1. Khái niệm về chuỗi cung ứng
1.1.1.Tổng quan về chuỗi cung ứng
Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động lên kế hoạch và quản trị liên quan
đến nguồn cung ứng, thầu, chuyển đổi và các hoạt động quản lý hậu cần (logistics
management).
Quan trọng khơng kém là nó cũng bao gồm sự phối hợp là liên kết với các kênh đối tác
như là các bên cung cấp, bên trung gian, nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba, và khách hàng.
Về bản chất, quản trị chuỗi cung ứng tích hợp quản trị cung và cầu bên trong và bên ngồi
các cơng ty.

Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với trách nhiệm chính cho việc kết nối
các chức năng kinh doanh chính và các quy trình kinh doanh trong các cơng ty thành một
mơ hình kinh doanh gắn kết và hiệu suất cao.
Nó bao gồm tồn bộ các hoạt động quản lý hậu cần đã đề cấp phía trên, cũng như các hoạt
động chế tác, và nó thúc đẩy các quá trình và hoạt động hợp tác với mảng marketing, bán
hàng, thiết kế sản phẩm, tài chính và công nghệ thông tin.
1.1.2.Quản Trị chuỗi cung ứng
Vào năm 1980, cụm từ “Quản trị chuỗi cung ứng” (SCM) đã được phát triển để diễn tả sự
cần thiết trong việc liên kết các q trình kinh doanh chính, từ người sử dụng cuối cùng
đến các nhà cung cấp đầu tiên. Các nhà cung cấp đầu tiên là cung cấp sản phẩm, dịch vụ
và thông tin mà đã gắn thêm giá trị cho khách hàng và các bên liên quan. Ý kiến cơ bản
phí sau SCM là các cơng ty và doanh nghiệp gắn kết họ trong một chuỗi cung ưng bằng
việc trao đổi thông tin về biến động thị trường và năng lực sản xuất. Keith Oliver, một
nhà tư vấn tại Booz Allen Hamilton, được ghi nhận với điều khoản phát minh sau khi sử
dụng nó trong buổi phỏng vấn với Financial Times vào năm 1982.
Nếu tất cả thông tin liên quan có thể truy cập tới tất cả các cơng ty liên quan, mỗi cơng ty
trong chuỗi cung ứng có khả năng tối ưu toàn bộ chuỗi cung ứng hơn là tối ưu phụ dự trên
lợi ích địa phương. Nó sẽ dẫn đến sự sản xuất và phân phối có kế hoạch tổng quát tốt hơn,
bằng cách cắt giảm chi phí và đưa ra nhiều sản phẩm cuối cùng hấp dẫn hơn. Điều đó dẫn
đến bán hàng tốt hơn và kết quả chung tốt hơn cho các công ty thành phần. Đó là một
hình thức của liên kết dọc.

Học viên: Nguyễn Văn Việt

3


Luận văn thạc sĩ
Việc kết hợp SCM thành công dẫn đến một kiểu cạnh tranh mới trên thị trường quốc tế,
nơi mà sự cạnh tranh khơng kéo dài trong hình thức giữa công ty với công ty nhưng xuất

hiện trong hình thức chuỗi cung ứng với chuỗi cung ứng.
Mục tiêu chính của SCM là thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng thông qua sử dụng hiệu
quả nguồn tài nguyên, bao gồn khả năng phân phối, dự trữ, và lao động. Trên lý thuyết,
một chuỗi cung ứng hướng đến mục tiêu đáp để cho cung gặp cầu và để cho hàng tồn kho
là tối thiểu.

1.1.3. Cơ sở lý thuyết về quản lý sản xuất và hệ thống giám sát sản xuất
Các hạng mục cơ bản trong quản lý sản xuất và giám sát sản xuất bao gồm:
1. Quản trị năng lực sản xuất của doanh nghiệp
Quản trị năng lực sản xuất của doanh nghiệp nhằm xác định quy mô công suất dây
chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Hoạt động này có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng
phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
- Xác định đúng năng lực sản xuất làm cho doanh nghiệp vừa có khả năng đáp ứng
được những nhu cầu hiện tại, vừa có khả năng nắm bắt những cơ hội kinh doanh mới trên
thị trường để phát triển sản xuất.
- Xác định năng lực sản xuất khơng hợp lý sẽ gây lãng phí rất lớn, tốn kém vốn đầu tư
hoặc có thể cản trở q trình sản xuất sau này.
- Quy mơ sản xuất phụ thuộc vào nhu cầu, đồng thời là nhân tố tác động trực tiếp đến
loại hình sản xuất, cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của các doanh nghiệp.
2. Xác định vị trí đặt doanh nghiệp (Định vị doanh nghiệp)
- Định vị doanh nghiệp là quá trình lựa chọn vùng và địa điểm bố trí doanh nghiệp,
nhằm đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đã lựa
chọn.
- Định vị doanh nghiệp được đặt ra đối với những doanh nghiệp mới xây dựng hoặc
trong những trường hợp mở rộng quy mô sản xuất hiện có, cần mở thêm những chi nhánh,
bộ phận sản xuất mới (điểm giao dịch, phát triển các nút mạng mới..)
- Định vị doanh nghiệp là một hoạt động có ý nghĩa chiến lược trong phát triển sản
xuất kinh doanh, có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cả về những yếu tố vơ hình
và hữu hình.
Để xác đinh vị trí đặt doanh nghiệp cần tiến hành hàng loạt các phân tích đánh giá những

nhân tố của mơi trường xung quanh có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp sau
này. Đây là một quá trình phức tạp đòi hỏi kết hợp chặt chẽ cả những phương pháp định
Học viên: Nguyễn Văn Việt

4


Luận văn thạc sĩ
tính và định lượng. Trong đó các phương pháp định tính xác định chủ yếu những yếu tố
về mặt xã hội rất khó hoặc khơng lượng hố một cách chính xác được, cịn các phương
pháp định lượng nhằm xác định địa điểm có chi phí sản xuất và tiêu thụ là nhỏ nhất, đặc
biệt là chi phí vận chuyển.
3. Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp (Bố trí mặt bằng sản xuất)
Bố trí sản xuất là xác định phương án bố trí nhà xưởng, dây chuyền cơng nghệ, máy
móc thiết bị một cách hợp lý, nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đồng thời phải tính đến
các yếu tố tâm sinh lý và các yếu tố xã hội.
Những phương pháp thiết kế, lựa chọn phương án bố trí sản xuất áp dụng rộng rãi hiện
nay vẫn là phương pháp trực quan kinh nghiệm. Gần đây người ta đã thiết kế những
chương trình phần mềm máy tính riêng biệt dùng để xác định và lựa chọn phương án bố
trí tối ưu. Tuy nhiên, do phải tính đến những địi hỏi về cơng nghệ và yếu tố tâm lý xã hội
đặt ra nên để đi đến kết quả cuối cùng phải dựa vào cả các chỉ tiêu định tính.
4. Lập kế hoạch các nguồn lực
Lập kế hoạch các nguồn lực bao gồm việc xác định kế hoạch tổng hợp về nhu cầu sản
xuất, trên cơ sở đó lập kế hoạch về nguồn lực sản xuất nói chung và kế hoạch về bố trí lao
động, sử dụng máy móc thiết bị, kế hoạch chi tiết về mua sắm nguyên vật liệu
Nhu cầu về các nguồn lực cần thiết để có thể sản xuất đủ số lượng sản phẩm đã dự báo
hoặc đơn hàng trong từng giai đoạn được xác định thông qua xây dựng kế hoạch tổng
hợp. Đây là kế hoạch trung hạn về khối lượng sản phẩm cùng sản xuất đồng thời với quy
đổi chúng thành nhu cầu về ngun vật liệu, lao động thơng qua chi phí trên một giờ cơng
lao động. Nó cho phép doanh nghiệp dự tính trước khả năng sản xuất dư thừa hoặc thiếu

hụt để xây dựng các phương án kế hoạch huy động tốt nhất các nguồn lực vào sản xuất,
đặc biệt là các chiến lược huy động sử dụng lao động và máy móc thiết bị. Thơng qua các
phương pháp khác nhau như trực quan, đồ thị, toán học hoặc các kỹ thuật phân tích khác
cho phép lựa chọn kế hoạch tổng hợp hợp lý nhất, vừa thực hiện hoàn thành những nhiệm
vụ sản xuất sản phẩm trong kế hoạch dài hạn đề ra, vừa khai thác tận dụng được khả năng
sản xuất hiện có và nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
5. Điều độ sản xuất
Điều độ sản xuất là bước tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất đã đặt ra, là toàn bộ
các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, điều phối phân giao các cơng việc cho từng
người, nhóm người, từng máy và sắp xếp thứ tự các công việc ở từng nơi làm việc nhằm
đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đã xác định trong lịch trình sản xuất trên cơ sở sử dụng
có hiệu quả khả năng sản xuất hiện có của doanh nghiệp.
Học viên: Nguyễn Văn Việt

5


Luận văn thạc sĩ
Hoạt động điều độ có quan hệ chặtt chẽ với loại hình bố trí sản xuất. Mỗi loại hình bố
trí sản xuất địi hỏi phải có phương pháp điều độ thích hợp. Điều độ q trình sản xuất
gián đoạn, bố trí theo cơng nghệ khá phức tạp do tính chất đa dạng và thường xuyên thay
đổi về khối lượng công việc và luồng di chuyển sản phẩm đưa lại. Điều độ sản xuất là quá
trình xác định rõ trách nhiệm, chức năng của từng người, từng công đoạn sản xuất, nhằm
đảm bảo sản xuất theo đúng kế hoạch đã vạch ra.
Đối với loại hình sản xuất dự án do những đặc điểm đặc thù đòi hỏi phải có những kỹ
thuật riêng biệt có hiệu quả để lập lịch trình và điều hành quá trình thực hiện một cách
linh hoạt nhằm đảm bảo tiết kiệm nhất về thời gian và chi phí thực hiện dự án. Các kỹ
thuật được sử dụng rộng rãi nhất là sơ đồ Gant và sơ đồ mạng lưới.
6. Kiểm soát hệ thống sản xuất
Trong chức năng kiểm sốt hệ thống sản xuất có hai nội dung quan trọng nhất là kiểm

tra kiểm soát chất lượng và quản trị hàng tồn kho.
Hàng dự trữ tồn kho luôn là một trong những yếu tố chiếm tỷ trọng chi phí khá lớn
trong giá thành sản phẩm. Ngồi ra dự trữ khơng hợp lý sẽ dẫn đến ứ đọng vốn, giảm hệ
số sử dụng và vòng quay của vốn hoặc gây ra ách tắc cho quá trình sản xuất do không đủ
dự trữ nguyên liệu cho quá trình sản xuất hoặc sản phẩm hồn chỉnh khơng bán được.
Hoạt động quản trị hàng dự trữ được đề cập đến với những mơ hình cụ thể ứng dụng cho
từng trường hợp sao cho tìm được điểm cân bằng tối ưu giữa chi phí tồn kho và lợi ích
của dự trữ tồn kho đem lại. Quản trị hàng dự trữ, tồn kho phải đảm bảo cả về mặt hiện vật
và giá trị nhằm đảm bảo tối ưu, không tách rời nhau hai luồng chuyển động giá trị và hiện
vật. Những phương pháp quản trị giá trị và hiện vật sẽ cho phép kiểm soát chặt chẽ lượng
dự trữ tồn kho trong từng thời kỳ.
Quản lý chất lượng trong sản xuất là một yếu tố mang ý nghĩa chiến lược trong giai
đoạn ngày nay. Để sản xuất sản phẩm ra với chi phí sản xuất thấp, chất lượng cao đáp ứng
được những mong đợi của khách hàng thì hệ thống sản xuất của các doanh nghiệp phải có
chất lượng cao và thường xun được kiểm sốt. Quản lý chất lượng chính là nâng cao
chất lượng của công tác quản lý các yếu tố, bộ phận tồn bộ q trình sản xuất của mỗi
doanh nghiệp. Trong quản lý chất lượng sẽ tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản về
nhận thức và quan điểm về chất lượng và quản lý chất lượng của các doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường. Phân tích mục tiêu, nhiệm vụ, các đặc điểm, phạm vi và chức năng
của quản lý chất lượng trong sản xuất là cơ sở khoa học để các cán bộ quản trị sản xuất
xây dựng chính sách, chiến lược chất lượng cho bộ phận sản xuất. Một yêu cầu bắt buộc
đối với các cán bộ quản trị sản xuất là cần hiểu rõ và biết sử dụng các công cụ và kỹ thuật
Học viên: Nguyễn Văn Việt

6


Luận văn thạc sĩ
thống kê trong quản lý chất lượng. Hệ thống công cụ thống kê và kỹ thuật thống kê
góp phần đảm bảo cho hệ thống sản xuất được kiểm sốt chặt chẽ và thường xun có khả

năng thực hiện tốt những mục tiêu chất lượng đã đề ra.
1.2. Khái niệm về giải pháp ERP
1.2.1.Tổng quan về ERP
Hoạch Định Tài nguyên Doanh nghiệp (tiếng Anh: Enterprise Resource Planning – ERP)
nguyên thuỷ ám chỉ một hệ thống dùng để hoạch định tài nguyên trong một tổ chức, một
doanh nghiệp. Một hệ thống ERP điển hình là nó bao hàm tất cả những chức năng cơ bản
của một tổ chức. Tổ chức đó có thể là doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức phi
chính phủ v.v.
Một phần mềm ERP, nó tích hợp những chức năng chung của một tổ chức vào trong một
hệ thống duy nhất. Thay vì phải sử dụng phần mềm kế toán, phần mềm nhân sự-tiền
lương, quản trị sản xuất... song song, độc lập lẫn nhau thì ERP gom tất cả vào chung 1 gói
phần mềm duy nhất mà giữa các chức năng đó có sự liên thông với nhau.
1.2.2.Chức năng của ERP
Một phần mềm ERP cần phải thể hiện được tất cả các chu trình kinh doanh. Việc tích hợp
một cách xuyên suốt và từ bỏ các giải pháp cô lập dẫn đến một hệ thống được trung tâm
hóa trở lại mà qua đó các tài ngun có thể được quản lý bởi tồn bộ doanh nghiệp.
Các chức năng tiêu biểu của một phần mềm hoạch định tài nguyên doanh nghiệp bao
gồm:


Lập kế hoạch, dự toán



Bán hàng và quản lý khách hàng



Sản xuất




Kiểm soát chất lượng



Kiểm soát nguyên vật liệu, kho, tài sản cố định




Mua hàng và kiểm sốt nhà cung ứng
Tài chính – Kế tốn



Quản lý nhân sự



Nghiên cứu và phát triển

Bên cạnh đó, do tính dây chuyền và phức tạp của hệ thống ERP, các doanh nghiệp cung
cấp giải pháp ERP còn hỗ trợ khách hàng thông qua dịch vụ tư vấn, thiết kế theo đặc thù
của doanh nghiệp.
1.3.Tổng quan về GMES về hệ thống thực thi sản xuất – GMES
Học viên: Nguyễn Văn Việt

7



Luận văn thạc sĩ
1.3.1.Khái niệm về GMES
GMES ( Global Manufacturing System Management System) là hệ thống phục vụ đặc thù
cho riêng quản lý nội bộ sản xuất, GMES là một hệ thống trong giải pháp ERP.
GMES là hệ thông nội bộ được công ty Samsung Electronic thai nghén từ những năm
2009, sau q trình chuẩn hóa về dữ liệu, các trường hợp phát sinh , các hệ thống nhỏ lẻ
nội bộ dược quản lý từng nhà máy sản xuất trên thế giới của tập đoàn đã đưa ra được một
hệ thống có các cơ sở dữ liệu về cơ bản là dùng chung được.
Điểm nổi bật của hệ thống GMES là ban đầu các các thông tin master data được đưa ra
đồng nhất cho toàn bộ các nhà máy nhưng từng nhà máy cũng sẽ có các điểm thay đổi
bằng cách tạo mới hoặc không dùng cho phù hợp nhất với từng nhà máy
Hình 1.1.Hiện trạng cơ sơ dữ liệu khơng đồng nhất tại tập đồn Samsung

Tình trạng khơng thể kiểm soát cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn giữa các nhà máy dẫn tới việc
không thể so sánh các chỉ số trong tập đồn, khơng thể đánh giá nhà máy nào tốt hay chưa
tốt. Vì thế, hệ thống GMES đã ra đời với các ưu điểm vượt trội.
Hình 1.2.GMES sử dụng cơ sở dữ liệu đồng nhất toàn tập đoàn

1.3.2.Vai trò và chức năng hệ thống GMES
Học viên: Nguyễn Văn Việt

8


Luận văn thạc sĩ
GMES là hệ thống thực thi sản xuất với đầy đủ các chức năng quản lý từ khi nhận kế
hoạch sản xuất tới kết thúc quá trình sản xuất và xuất hàng.
Trong quá trình quản lý thực thi sản xuất, GMES hỗ trợ các vấn đề như quản lý các chỉ số
về đúng giờ trong sản xuất, chỉ số đúng giờ trong xuất hàng nội bộ, chỉ số về suất chi tiết

tới từng bộ phận, từng khu vực làm việc. Đồng thời GMES có các chức năng về quản lý
tình trạng thiết bị sản xuất, tình trạng chất lượng trước khi xuất hàng.
Hình1.3.Vị trí hệ thống GMES trong chuỗi cung ứng

GMES có vai trị là mộ hệ thống thực thi một công đoạn đoạn trong chuỗi cung ứng là
thực thi quá trình sản xuất
 Quản lý lịch sử một lô hàng từ bộ phận lắp ráp đầu tiên tới bộ phận shipment
 Đảm bảo vật liệu đầu vào luôn được chuẩn bị đầy đủ trước khi sản xuất
 Đảm bảo dòng chảy vật liệu được liên kết định tuyến ( Routing) chính xác giữa các
cơng đoạn với mục đích hồn thiện sản phẩm
 Đảm bảo tiến độ hoàn thành sản phẩm đúng giờ ( Ontime PO )
 Đảm bảo khả năng vận chuyển hàng giữa công đoạn đúng giờ ( TO ontime)
 Đảm bảo hiệu suất làm việc tốt nhất thông qua các hạng mục quản lý KPI
 Đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi tới tay khách hàng thông qua các hạng
mục kiểm tra chất lượng

Học viên: Nguyễn Văn Việt

9


Luận văn thạc sĩ
Để có thể phục vụ cho các yêu cầu trên, hệ thống GMES chia thành các module quản lý
chi tiết cho từng nhóm hạng mục : Quản lý sản xuất, Quản lý chất lượng, Quản lý thiết bị,
Quản lý chỉ số, Quản lý quyền hạn.
Hình 1.4.Các module cơ bản của hệ thống GMES

Nguồn : SAMSUNG Electronics Vietnam
No


Ý nghĩa

Tên

1

Master Data Management

Module quản lý các thông tin Master cho tồn bộ hệ
thống

2

Production Management

Module quản lý các thơng tin vềsản xuất

3

Quality Management

Module quản lý các thông tin về chất lượng sản phẩm

4

Resource Management

Module quản lý thơng tin về máy móc, thiết bị nhà máy

5


Business Intelligence

Module quản lý thông tin về các chỉ số ( KPI) nhà máy

6

Manufacturing Control

Module quản lý thông tin người sử dụng hê thống

1.3.3.Giới thiệu về các Module trong hệ thống GMES
1.3.3.1. Module quản lý các thông tin Master cho toàn bộ hệ thống (MDM)
Định nghĩa:
Quản lý dữ liệu chính (MDM) là một phương pháp tồn diện cho phép doanh nghiệp liên
kết tất cả các dữ liệu quan trọng của mình trong một module chính, Khi được thực hiện
đúng, quản lý dữ liệu chính sẽ hợp lý hóa việc chia sẻ dữ liệu giữa các nhân viên và các
phịng ban. Ngồi ra, quản lý dữ liệu chủ có thể tạo điều kiện cho việc tính tốn trong
nhiều kiến trúc hệ thống, nền tảng và các ứng dụng.
Trong GMES, MDM module tạo ra các master quyết định tới quá trình, kết quả vận hành
của tất cả các module cịn lại.
Mục đích:

Học viên: Nguyễn Văn Việt

10


Luận văn thạc sĩ
Module MDM là module quan trọng nhất, vì trong module MDM sẽ đăng ký tồn bộ các

tiêu chuẩn hóa về các cơng thức, chỉ số, phương pháp cho toàn bộ các nhà máy trong tập
đoàn dùng chung. Trong các trường hợp cần thiết, từng nhà máy sẽ được tạo riêng các
tiêu chuẩn nhưng rất khắt khe trong việc đăn ký mới.
Chức năng:
Module MDM là module về đăng ký tiêu chuẩn cho toàn bộ tập đoàn, chức năng chủ yếu
của module này là quản lý tiêu chuẩn cho các hạng mục sau.
1. Quản lý về thông tin sản phẩm (Model)
Mọi thông tin sản phẩm được sản xuất của tồn bộ tập đồn được quản lý chi tiết
như kích thước, khối lượng,…
2.Quản lý về ràng buộc lắp ráp
Trong các trường hợp cụ thể, hệ thống sẽ hỗ trợ việctạo các ràng buộc cần phải lắp
ráp một số vật liệu trong nhóm vật liệu trước khi đưa tới cơng đoạn tiếp theo nhằm
giảm thiểu tình trạng bỏ qua thao tác trong khi sản xuất.
3.Quản lý tiêu chuẩn đăng ký kiểm tra chất lượng
Module MDM cung cấp các tiêu chuẩn cho việc kiểm tra đối với từng loại sản phẩm,
tiêu chuẩn cho từng loại lỗi khi xuất hiện trong sản xuất.
4.Quản lý tiêu chuẩn thất thoát
Khi phát sinh dừng sản xuất q 5 phút, cần có các lí do tiêu chuẩn cho việc đăng ký , từ
đó các module về quản lý chỉ số sẽ đánh giá được chi tiết theo từng hạng mục
phát sinh.
5.Quản lý thông tin thiết bị
Các thiết bị sẽ được đăng ký sử dụng cho từng bộ phận trong nhà máy tại module
1.3.3.2. Module quản lý các thông tin về sản xuất (PM)
Định nghĩa:
Production Management là một module về quản lý kết quả sản xuất trong GMES.
Production Management module đưa ra các thông tin quan trọng về kế hoạch sản xuất,
thời gian cần hoàn thành sản xuất, nơi đến tiếp theo của dịng sản phẩm….
Mục đích:
Module PM là module chun về quản lý tồn bộ thơng tin về sản xuất, thay cho việc
quản lý thủ công bằng việc sử dụng hệ thống GMES thông scan sau khi hồn thành sản

xuất sản phẩm, tồn bộ thơng tin sản phẩm đang ở vị trí nào,thời gian nào tới nơi đều có
chi tiết.

Học viên: Nguyễn Văn Việt

11


Luận văn thạc sĩ
Bên cạnh đó, người quản lý có thể chỉ cần ngồi tại văn phịng cũng có thể giám sát được
q trình sản xuất thơng qua các màn hình TV về kết quả sản lượng theo thời gian thực.

Nguồn : SAMSUNG Electronics Vietnam
Chức năng:
Module PM gồm các chức năng chính về quản lý dịng sản xuất như sau
1. Kế hoạch sản xuất
Toàn bộ kế hoạch sản xuất của toàn bộ tập đoàn được ghi nhận trong module PM, kế
hoạch sản xuất này bao gồm chi tiết thông tin model nào chạy,
thời gian chạy khi nào, bộ phận nào, vị trí khu vực nào chạy. Thời gian bắt đầu cho
tới lúc hoàn thành kết quả sản xuất theo từng lô là khi nào.
2.Chuẩn bị vật liệu sản xuất
Đối với các linh kiện đắt tiền, việc chuẩn bị vật liệu sản xuất với lượng tồn dư tối
thiểu tại các kho bộ phận là điều hết sức quan trọng, sẽ giảm việc khó khăn trong
quản lý vật liệu thừa trong khi diện tích kho có khơng gian và nhân lực giới hạn.
3.Quản lý tồn kho trong cơng đoạn và quy trình trả hàng lỗi nội bộ
Trong quá trình sản xuất, lượng hàng tồn dư chưa kịp xử lý kết quả sẽ được theo dõi
thơng qua các màn hình quản lý WIP Aging ( Work in process).Từ đó người quản lý
sẽ đưa ra các chỉ thị ưu tiên cho sản xuất hàng nào trước và có khả năng đánh giá
hiệu quả làm việc của từng ca làm việc
Bên cạnh đó, việc phát sinh tình trạng vật liệu cấp từ bộ phận trước đó bị lọt lỗi,

module PM sẽ đáp ứng chức năng Feedback vật liệu và đòi lại thay thế bằng vật liệu
tốt. Chức năng này hỗ trợ các nhà quản lý có thể theo dõi được tình trạng quản lý sản
phẩm tại mỗi bộ phận trong nhà máy và kiểm soát được chất lượng sản phẩm tại từng
công đoạn.
4.Xuất hàng
Học viên: Nguyễn Văn Việt

12


Luận văn thạc sĩ
Module PM hỗ trợ việc xử lý xuất hàng từ kho trong nhà máy ra tới các bến cảng, sân
bay và quản lý chỉ số về việc giao hàng đúng giờ.
1.3.3.3. Module quản lý các thông tin về chất lượng sản phẩm (QM)
Định nghĩa:
Quality Management là một module về quản lý về quản lý chất lượng sản phẩm.
Tất cả sản phẩm xuất ra thị trường đều cần đưa qua công đoạn kiểm tra chất lượng.
Đối với sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được xuất ra thị trường, các sản phẩm lỗi sẽ được
quay lại bộ phận sửa chữa và làm đối sách cho vấn đề lỗi phát sinh.

Nguồn : SAMSUNG Electronics Vietnam
Mục đích:
Việc quản lý chất lượng là hết sức cần thiết và quan trọng hàng đầu trong mỗi quy trình
sản xuất, bất kỳ sản phẩm nào cũng có thể bị lọt lỗi và xuất tới tay khách hàng.
Việc quản lý chất lượng trong từng công đoạn và quản lý chỉ số được kết quả này hết sức
cần thiết, với module QM,tồn bộ q trình đánh giá, sửa chữa đều được lưu lại lịch sử và
làm bằng chứng cho tồn bộ q trình kiểm tra sau này nếu phát sinh lỗi thị trường.
Từ các bằng chứng lịch sử này, tồn bộ thơng tin về người kiểm tra, ca làm việc, bộ phận
làm việc sẽ được lưu lại và người quản lý có thể dễ dàng trong việc truy tìm lại lịch sử dễ
dàng trong module QM.

Chức năng:
Module QM có các chức năng chính về quản lý chất lượng sản phẩm như sau
1. Tạo lot sản phẩm và kiểm tra
Sau khi sản xuất từng công đoạn, bộ phận quản lý chất lượng sẽ tạo từng lot kiểm tra với
lô sản phẩm ấy, kết quả kiểm tra sẽ được đánh giá theo tiêu chuẩn đã được đăng ký ở
module MDM. Kết quả kiểm tra được bộ phận quản lý chất lượng đưa ra trên module
QM. Nếu kết quả đưa ra chưa đạt yêu cầu, toàn bộ lot hàng trong đợt đánh giá sẽ phải
Học viên: Nguyễn Văn Việt

13


Luận văn thạc sĩ
được lập kế hoạch cho việc rework hàng. Như vậy, quy trình quản lý chất lượng sẽ đảm
bảo chất lượng cho từng lô hàng sản phẩm.
2. Cải tiến chất lượng
Sau khi bị đánh giá sản phẩm không đạt chất lượng,bộ phận sản xuất khơng chỉ phải
rework tồn bộ lơ hàng mà cịn phải làm đối sách để tránh phát sinh lặp lại lỗi.
Việc quản lý đối sách được theo dõi trong 1 tuần, 3 tuần và 3 tháng để đảm bảo rằng việc
xử lý cho các vấn đề lỗi đã được hoàn thành một cách triệt để.
3. Phân tích chất lượng
Module QM hỗ trợ các màn hình phân tích việc kiểm sốt chất lượng cho từng nhóm sản
phẩm, từng khoảng thời gian, từng bộ phận.
Dựa vào các chỉ số này, nhà quản lý sẽ biết được giai đoạn nào, sản phẩm nào đang gặp
vấn đề về chất lượng nhất theo các nhóm lỗi để có thể đưa ra các quyết định kịp thời cho
vấn đề quản lý chất lượng trong nhà máy.
1.3.3.4.Chi tiết hạng mục module quản lý thiết bị của hệ thống GMES(RM)
Định nghĩa:
Resource Management là một module về quản lý về quản lý thiết bị
Việc sử dụng thiết bị cần được quản lý về hiệu xuất, tình trạng vận hành và đưa ra các giải

pháp nhằm tăng năng suất vận hành của thiết bị.

Nguồn (Tác giả )
Mục đích:
Học viên: Nguyễn Văn Việt

14


Luận văn thạc sĩ
Đối với các bộ phận sản xuất với tính tự động hóa cao, thì việc quản lý tình trạng hoạt
động của thiết bị là hết sức cần thiết và quan trọng.
Người quản lý không thể đi hỏi và giám sát thực tế từng máy một mà cần có các màn hình
để có thể nhìn nhận tổng thể tồn bộ thiết bị trong bộ phận mình và nhà máy.
Chức năng:
Module RM có các chức năng chính về quản thiết bị như sau
1. Quản lý linh kiện thiết bị
Trong q trình vận hành, có rất nhiều các linh kiện thiết bị phục vụ cho sản xuất như các
tấm Metal mask, tool phục vụ gia công… cần được quản lý tình trạng về số lượng, vị trí
hiện tại, cần mua mới bao nhiêu phục vụ cho kế hoạch sản xuất sắp tới.
Module RM hỗ trợ các màn hình quản lý các linh kiện này đầy đủ dựa theo các master
data được setup tại module MDM
2. Quản lý bảo dưỡng thiết bị
Hàng năm, mọi thiết bị cần được bảo dưỡng và thay thế các linh kiện hư hỏng nhằm đảm
bảo việc sản xuất không bị phát sinh lỗi và dừng sản xuất. Vì vậy, Module RM hỗ trợ các
màn hình cụ thể từ việc đăng ký kế hoạch bảo dưỡng cho từng máy, các hạng mục cần
bảo dưỡng là gì, tiêu chuẩn ra sao, kết quả bảo dưỡng hoàn thành hay chưa
Dựa vào các màn hình kiểm sốt về tình trạng bảo dưỡng so với kế hoạch bảo dưỡng mà
người quản lý có thể kiểm sốt được khối lượng cơng việc cần phải làm cho từng thiết bị
để có thể đảm bảo thiết bị vận hành tốt.

Bên cạnh đó, hàng ngày thiết bị cũng cần có các hạng mục kiểm tra ngay tại đầu ca sản
xuất, Module RM hỗ trợ các màn hình về kiểm tra hàng ngày cho từng thiết bị và bộ
phận.
3. Phân tích hiệu suất thiết bị
Việc vận hành thiết bị cần có sự phản ánh về hiệu xuất , thiết bị nào,bộ phận nào đang sử
dụng thiết bị hoạt động chưa tốt được phản ánh chỉ số tại module RM.
Từ đó, người quản lý có thể đưa ra các giải pháp kịp thời cho việc thay thể hoặc tìm ra
nguyên nhân và cải tiến các vấn đề đăng gặp phải khi thiết bị vận hành không đảm bảo
hiệu suất của mong muốn.
1.3.3.5.Chi tiết hạng mục module quản lý chỉ số của hệ thống GMES (BI)
Định nghĩa:
Business Intelligent là một module về quản lý về quản lý toàn bộ chỉ số trong quá trình
sản xuất nhà máy.

Học viên: Nguyễn Văn Việt

15


Luận văn thạc sĩ

Nguồn : SAMSUNG Electronics Vietnam
Mục đích:
Đối với nhà máy sản xuất, kết quả cuối cùng là kết quả xuất hàng theo kế hoạch và năng
suất lao động quan trọng nhất để có thể so sánh với tất cả các cơng ty trong tập đồn. Vì
vậy GMES với các data tiêu chuẩn hóa đã được đồng nhất tại module MDM sẽ được đối
chiếu và kết hợp với kết quả sản xuất từ module PM, QM đưa ra các chỉ số giúp người
quản lý tập đồn có thể theo dõi và có cái nhìn chính xác, khách quan nhất cho từng người
quản lý nhà máy.
Chức năng:

Module BI có các chức năng chính về chỉ số như sau
1. Quản lý về chỉ số chính, phụ
Các chỉ số về độ tự động hóa của nhà máy, chỉ số xuất hàng đúng giờ, chỉ số về tổng sản
lượng so với nhân lực, chỉ số về độ tự lập nhà máy được coi là các chỉ số quan trọng hàng
đầu để có thể đối chiếu giữa các nhà máy với nhau
2. Quản lý về năng suất lao động
Năng suất lao động được coi là chỉ số phản ánh hiệu quả làm việc của từng nhà máy, vì
vậy module BI hỗ trợ phân tích chi tiết giúp người quản lý nhà máy nhìn ra điểm yếu bộ
phận nào và nâng cao năng suất lao động.
3. Quản lý về lao động sản xuất
Quản lý lao động trong bộ phận sản xuất để có thể phản ánh chính xác chỉ số năng suất
lao động chính xác.

1.4.Yếu tố ảnh hƣởng tới việc áp dụng GERP-GMES tại nhà máy sản xuất
Có 2 yếu tố chính ảnh hưởng tới việc lựa chọn giải pháp ERP tại các nhà máy như sau
I. Yếu tố khách quan bao gồm :
Học viên: Nguyễn Văn Việt

16


Luận văn thạc sĩ
1.Quy mô công ty
2.Quy mô người sử dụng hệ thống
3.Quy mô sản xuất nhà máy
4.Quy mô bán hàng
5.Quy mô lợi nhuận
6.Quy mô phát triển

II. Yếu tố chủ quan bao gồm :

1.Quan điểm, tầm nhìn của lãnh đạo
2.Quyết tâm cải tiến hệ thống từ lãnh đạo
I. Yếu tố khách quan
1.Quy mô công ty và lựa chọn ERP
Hiện trên thị trường Việt Nam đang tồn tại 2 nhóm: nhóm ERP nước ngồi và nhóm ERP
do các đơn vị trong nước sản xuất. Bản thân nhóm ERP trong nước cũng chia làm 2
nhóm: giải pháp ERP được phát triển lên từ phần mềm Kế toán lớn; và giải pháp được
xây dựng từ đầu… Trên lý thuyết, tất cả các Doanh nghiệp đều có thể tận dụng những ưu
điểm mà các giải pháp ERP mang lại để tăng hiệu quả hoạt động của mình. Tuy nhiên, do
đặc tính ngành nghề, khơng phải Doanhnghiệp nào cũng có nhu cầu sử dụng hết toàn bộ 5
phân hệ quản lý tối thiểu của một giải pháp ERP. Do đó, cũng có thể nói một Doanh
nghiệp phải đạt đến một quy mô nhất định nào đó mới có nhu cầu ứng dụng ERP. Trong
khi đó, các Doanh nghiệp vừa và lớn cũng sẽ cân nhắc khi chọn mua, để tránh lãng phí
khi mua giải pháp không đủ tầm, sử dụng một thời gian phải chuyển qua dùng giải pháp
lớn khác.
Còn đối với các Doanh nghiệp nhỏ có nhu cầu, có thể chọn mua riêng biệt các giải pháp
chun mơn như kế tốn, quản lý kho, quản lý bán hàng để tránh lãng phí khi triển khai
ERP mà không dùng hết các phân hệ. Các giải pháp này ln có sẵn trên thị trường, và có
khi cũng được cung cấp bởi chính các đơn vị chuyên cung cấp giải pháp ERP trên thị
trường.
Hầu hết những công ty tại Việt Nam sử dụng những phần mềm trên đều là các cơng ty có
vốn nước ngồi, cịn với những doanh nghiệp Việt Nam rất ít sử dụng những phần mềm
này. Nguyên nhân là do chi phí triển khai khá lớn, đồng thời cá phần mềm này thường
không đáp ứng được cá yêu cầu về chế độ sổ sách kế toán và chế độ báo cáo thuế của Việt
Nam.

Học viên: Nguyễn Văn Việt

17



×