Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý do đơn bào histomonas meleagridis gây ra trên đàn ngan tại huyện hoài đức và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.87 MB, 67 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THANH HẢI

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ
DO ĐƠN BÀO HISTOMONAS MELEAGRIDIS GÂY RA
TRÊN ĐÀN NGAN TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC VÀ
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Ngành:

Thú y

Mã số:

60.64.01.01

Người hướng dẫn khoa học:

1. TS. Trịnh Đình Thâu
2. TS. Nguyễn Thị Nga

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nghiên
cứu, số liệu tính, kết quả được thể hiện trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố cho việc bảo vệ một học vị nào trong và ngồi nước.
Tơi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Hải

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy cô giáo công tác tại Học viện Nơng
nghiệp Việt Nam nói chung và các Thầy cơ trong Khoa Thú Y nói riêng đã giúp đỡ tơi
trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này.
Đặc biệt, tơi xin cảm ơn TS. Trịnh Đình Thâu, TS. Nguyễn Thị Nga - người
Thầy, Cơ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình thực tập và hồn thành
luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ nhiệt tình của Trạm thú y
huyện Hồi Đức, các hộ chăn ni ngan trên địa bàn huyện Hoài Đức, Trung tâm
nghiên cứu gia cầm Thụy Phương.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, anh em, bạn bè
và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành luận
văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Hải


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục từ và cụm từ viết tắt ......................................................................................v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục hình ảnh .................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... viii
Thesis abstract ...............................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục đích của đề tài ..........................................................................................2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..........................................................2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................3
2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................3


2.1.1.

Đặc điểm của đơn bào H.meleagridis ký sinh ở gia cầm ..................................3

2.1.2.

Phương thức truyền lây bệnh do đơn bào H. meleagridis ở gia cầm .................5

2.2.2.

Bệnh đầu đen (Histomonosis) ..........................................................................7

2.2.

Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ..................................................... 17

2.2.1.

Những nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................... 17

2.2.2.

Những nghiên cứu trong nước........................................................................ 17

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ..........................................................18
3.1.

Đối tượng, vật liệu và địa điểm nghiên cứu .................................................... 18


3.1.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 18

3.1.2.

Vật liệu nghiên cứu........................................................................................ 18

3.1.3.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................................... 18

3.2.

Nội dung nghiêncứu ...................................................................................... 18

3.2.1.

Tình hình mắc bệnh do H. meleagridis trên đàn gia cầm tại huyện
Hồi Đức ...................................................................................................... 18

3.2.2.

Tình hình mắc bệnh do H. meleagridis trên đàn ngan tại huyện Hoài Đức ............18

3.2.3.

Một số đặc điểm bệnh lý ở ngan do đơn bào H. meleagridis gây ra ................ 18

iii



3.2.4.

Biện pháp phòng trị bệnh do H. meleagridis gây ra trên ngan ........................ 19

3.3.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 19

3.3.1.

Điều tra tình hình mắc bệnh do H. meleagridis tại huyện Hồi Đức theo
đối tượng gia cầm .......................................................................................... 19

3.2.2.

Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý do H. meleagridis gây ra trên ngan .......19

3.2.3.

Phương pháp mổ khám xác định bệnh tích (tài liệu tiêu chuẩn Ngành –
Cục Thú y, 2006) ...........................................................................................19

3.3.4.

Phương pháp làm tiêu bản bệnh lý ................................................................. 21

3.3.5.


Phương pháp xác định chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu ..................................... 23

3.3.6.

Thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh do H. meleagridis gây ra trên ngan .....24

3.3.7.

Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................25

Phần 4. Kết quả và thảo luận.................................................................................... 26
4.1.

Tình hình mắc bệnh do H. meleagridis trên đàn gia cầm tại huyện hoài đức ......... 26

4.2.

Tình hình mắc bệnh do H. meleagridis trên ngan tại hồi đức ........................ 27

4.2.1.

Tình hình mắc bệnh do H. meleagridis trên ngan tại các xã khác nhau tại
huyện Hoài Đức .............................................................................................27

4.2.2.

Tỷ lệ mắc bệnh do H. meleagridis trên ngan theo độ tuổi .............................. 29

4.2.3.


Tỷ lệ mắc bệnh do H. meleagridis trên ngan theo mùa vụ .............................. 31

4.3.

Một số đặc điểm bệnh lý do đơn bào H. meleagridis gây ra trên ngan ............33

4.3.1.

Triệu chứng lâm sàng của ngan mắc bệnh do H. meleagridis .........................33

4.3.2.

Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý máu ở ngan mắc bệnh do H. meleagridis ....... 37

4.3.3.

Bệnh tích đại thể của ngan mắc H. meleagridis ..............................................40

4.3.4.

Bệnh tích vi thể của ngan mắc H. meleagridis................................................ 44

4.4.

Biện pháp phòng trị bệnh do H. meleagridis gây ra trên ngan ........................ 45

4.4.1.

Nghiên cứu tác dụng diệt đơn bào H. meleagridis bằng thuốc sát trùng
trong phịng thí nghiệm .................................................................................. 45


4.4.2.

Thử nghiệm biện pháp điều trị bệnh đầu đen trên ngan do đơn bào H.
meleagridis .................................................................................................... 47

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 50
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 50

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 51

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 52

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ADN

Axit deoxyribonucleic

ELISA


Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay

H. meleagridis

Histomonas meleagridis

H. ganillarum

Heterakis ganillarum

PCR

Polymerase Chain Reaction

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Hệ thống máy chuyển đúc mẫu tự động gồm 12 bình ............................. 22

Bảng 4.1.

Tình hình mắc bệnh do H. meleagridis theo đối tượng gia cầm tại
huyện Hoài Đức ..................................................................................... 26

Bảng 4.2.


Tình hình mắc bệnh do H. meleagridis trên ngan tại các xã khác
nhau tại huyện Hoài Đức (n = 10065) ..................................................... 28

Bảng 4.3.

Tỷ lệ mắc bệnh do H. meleagridis trên ngan theo độ tuổi ....................... 30

Bảng 4.4.

Tỷ lệ mắc bệnh do H. meleagridis trên ngan theo mùa vụ .......................32

Bảng 4.5.

Triệu chứng lâm sàng của ngan mắc bệnh do H. meleagridis ..................33

Bảng 4.6.

Một số chỉ tiêu huyết sắc tố của ngan khỏe và ngan bệnh .......................38

Bảng 4.7.

Sự thay đổi công thức bạch cầu của ngan bệnh so với ngan khỏe ............ 39

Bảng 4.8.

Bệnh tích đại thể ở gan và manh tràng của ngan mắc H. meleagridis ...... 41

Bảng 4.9.

Bệnh tích vi thể một số cơ quan của ngan mắc H. meleagridis ................ 44


Bảng 4.10. Tác dụng của một số loại thuốc sát trùng đối với đơn bào H.
meleagridis ............................................................................................ 46
Bảng 4.11.

Kết quả thử nghiệm biện pháp điều trị bệnh do đơn bào H.
meleagridis trên ngan ............................................................................. 47

vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1.

Đặc điểm hình thái của H. meleagridis .......................................................4

Hình 2.2.

Vịng đời của H. meleagridis......................................................................4

Hình 4.1.

Tỷ lệ mắc bệnh do H. meleagridis theo đối tượng gia cầm ....................... 27

Hình 4.2.

Tỷ lệ chết do H. meleagridis theo đối tượng gia cầm ................................27

Hình 4.3.


Tình hình mắc bệnh do H. meleagridis trên ngan tại các xã khác
nhau tại huyện Hoài Đức .......................................................................... 28

Hình 4.4.

Tỷ lệ mắc bệnh do H. meleagridis trên ngan theo độ tuổi ........................ 30

Hình 4.5.

Tỷ lệ mắc bệnh do H. meleagridis trên ngan theo mùa vụ......................... 32

Hình 4.6.

Ngan ủ rũ, sốt, nhắm mắt, bỏ ăn, rụt cổ .................................................... 35

Hình 4.7.

Ngan bỏ ăn, uống nhiều nước ................................................................... 35

Hình 4.8.

Ngan ủ rũ, rụt cổ, bỏ ăn ............................................................................ 36

Hình 4.9.

Phân ngan lỗng màu hồng nhạt ...............................................................36

Hình 4.10. Phân ngan lỗng màu xanh, hơi vàng ....................................................... 37
Hình 4.11. Manh tràng đóng kén rắn chắc ................................................................. 42
Hình 4.12. Kén trong manh tràng .............................................................................. 42

Hình 4.13. Bề mặt gan bị lõm và xuất huyết ..............................................................43
Hình 4.14. Gan sưng to gấp 2-3 lần ........................................................................... 43
Hình 4.15. Niêm mạc manh tràng tăng sinh, có sự thâm mắc bạch cầu ái toan,
đơn bào H. meleagridis và biểu mơ ruột bị hoại tử ................................... 45
Hình 4.16. Kết quả thử nghiệm biện pháp điều trị bệnh do đơn bào H.
meleagridis trên ngan ............................................................................... 49

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hải
Tên luận văn: “Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý do đơn bào Histomonas
meleagridis gây ra trên đàn ngan tại huyện Hồi Đức và biện pháp phịng trị”.
Ngành: Thú y

Mã số: 60.64.01.01

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Điều tra được tình hình mắc bệnh do H. meleagridis tại huyện Hoài Đức.
- Xác định được một số đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của ngan mắc bệnh đầu đen.
- Nghiên cứu được biện pháp phòng trị bệnh đầu đen cho ngan.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra tình hình mắc bệnh do H. meleagridis tại huyện Hoài Đức
theo đối tượng gia cầm;
Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý do H. meleagridis gây ra
trên ngan;
Phương pháp mổ khám xác định bệnh tích;
Phương pháp làm tiêu bản bệnh lý;

Phương pháp xác định chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu ;
Phương pháp thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh do H. meleagridis gây ra trên
ngan, phương pháp xử lý số liệu.
Kết quả chính và kết luận
1. Tình hình mắc bệnh do H. meleagridis trên đàn gia cầm tại huyện Hoài Đức.
Tỷ lệ mắc bệnh do H. meleagridis ở gà tây (32,27%); gà thả vườn (1,28%), ngan
(0,45%) và vịt (0%). Tỷ lệ chết do đơn bào H. meleagridis ở gà tây (84,51%), ngan
(68,18%), gà thả vườn (30,10%) và vịt 0%.
2. Tỷ lệ mắc bệnh H. meleagridis phụ thuộc vào được kiện chăm sóc, ni dưỡng,
vệ sinh phòng bệnh, độ tuổi của ngan, mùa vụ.
3. Một số đặc điểm bệnh lý, lâm sàng ở ngan mắc bệnh H. meleagridis.
Trong tổng số ngan mắc bệnh do H. meleagridis có 100% số ngan bị bệnh có các
triệu chứng ủ rũ, sốt, mắt nhắm, giảm ăn, bỏ ăn, uống nhiều nước; 33,3% số ngan có
biểu hiện run rẩy, rụt cổ, sưng đầu, tiêu chảy, phân lỗng có màu xanh lẫn vàng nhạt;

viii


22,2 % ngan tiêu chảy có phân lỗng màu hồng nhạt; 11,1 % ngan tiêu chảy phân lẫn
dịch nhầy màu trắng.
Một số chỉ tiêu huyết sắc tố của ngan bệnh: Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết
sắc tố, tỷ khối huyết cầu, thể tích bình qn hồng cầu, lượng huyết sắc tố bình quân
trong một hồng cầu giảm so với ngan khỏe.
Công thức bạch cầu của ngan bị bệnh so với ngan khỏe: tỷ lệ bạch cầu trung
tính giảm. Tỷ lệ bạch cầu ái toan, lâm ba cầu và bạch cầu đơn nhân lớn, bạch cầu ái
kiềm tăng.
Khi ngan mắc bệnh do H. meleagridis có tổn thương ở gan và manh tràng là
những bệnh tích đại thể đặc trưng nhất của bệnh đầu đen trên ngan. 100% tiêu bản gan
và manh tràng có bệnh tích vi thể.
4. Biện pháp phịng trị bệnh do H. meleagridis gây ra trên ngan.

Có thể sử dụng thuốc sát trùng Virkon, Benkocid và Chloramin để tiêu diệt đơn
bào H. meleagridis ở chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi.
Phác đồ điều trị bệnh do H. meleagridis gây ra trên ngan cho hiệu quả điều trị tốt:
Sunfamono 1g/10kg thể trọng ngan 1 lần/ngày/bơm trực tiếp vào miệng. ParaC 1g/10kg
thể trọng, trộn thức ăn kết hợp với Hepaplus 1ml/10kg thể trọng,. Sử dụng trong 5 ngày.
Hiệu quả điều trị ngan ở độ tuổi từ 4 – 12 tuần tuổi cho hiệu quả điều trị cao hơn so với
điều trị ngan trong độ tuôi trên 12 tuần tuổi.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Thanh Hai
Thesis title: Research some pathological characteristics by Histomonas meleagridis
unicellular cause on musk ducks in Hoai Duc district and prevention, treatment solution.
Major: Veterinary Medicine

Code: 60.64.01.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
To investigate the infection situation by H. meleagridis in Hoai Duc district.
To determine some pathological, clinical characteristics of musk ducks which get
Histomonosis.
To research prevention, treatment solution Histomoniasis on musk ducks.
Materials and Methods
Method of investigation infection by H. meleagridis in Hoai Duc district
according to poultry object.
Method of researching some pathological characteristics by H. meleagridis cause
on musk ducks.

Method of surgery to determine lesions.
Method of making pathological specimen.
Method of determining physiological, biochemical norms of blood.
Method of experimenting prevention, treatment solution disease by H. meleagridis
on musk ducks.
Method of processing data
Main findings and conclusions
1. The infection situation by H. meleagridis in Hoai Duc district: The rate which
infect H. meleagridis in turkeys is 32.27%; in backyard chickens is 1.28%; in musk
ducks is 0,45% and in ducks is 0%.
2. The rate which infect by H. meleagridis depends on the suitability of caring,
rearing, hygiene and medical wards, the ages of musk ducks and season.
3. Some pathological, clinical characteristics of musk ducks which get
Histomonosis.
In the total number of musk ducks which infect by H. meleagridis, 100% of musk
ducks have symptoms such as cheerless, fever, closed eyes, eat less, drink more water,

x


30% of musk ducks have symptoms such as quiver, make a very short neck, swollen
head, diarrhea, washy blue and light yellow excrement; 22.2% of musk ducks diarrhea
with washy light pink excrement; 11.1% of musk ducks diarrhea with excrement mixed
white mucus.
Some hemoglobin targets of musk ducks get diseases: mumber of erythrocyte,
hemoglobin content, mean Corpuscular Volume; mean Corpuscular Hgb decrease
compare to healthy ones.
Leukaemia formula of musk ducks get diseases compare to healthy ones: The rate
of neutrophils decreases; the rate of eosinophils, lymphocytes, monocyte, basophil
increase.

When musk ducks infect by H. meleagridis, there are damages at the liver and
caeca, are the best speciality main lesions of Histomoniasis on musk ducks. 100% of
liver and caeca microscopic specimen have lesions.
4. The prevention, treatment solution Histomoniasis on musk ducks.
Can use pesticides such as Virkon, Benkocid and Chloramin to wipe out H.
meleagridis unicellular at breeding facilities and raising instruments.
Treatment regimen decrease by H. meleagridis for effective treatment well:
Sunfamono 1g/10kg weight of musk ducks 1 time/day/direct injection into the mouth.
ParaC 1g/10kg weight of musk ducks , mix food with Hepaplus 1ml/10kg weight of
musk ducks. Use for 5 days. The effective treatment for musk ducks at the age of 4 to
12 weeks is higher than that at the age of 12 weeks.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội theo hướng giao lưu, hội nhập khu
vực và quốc tế, ngành chăn ni nói chung và ngành chăn ni gia cầm nói riêng
chiếm vị trí hết sức quan trọng. Chăn ni gia cầm cung cấp thịt, phân bón,
lơng… cho ngành cơng nghiệp chế biến, ngành nông nghiệp và cung cấp thực
phẩm cần thiết cho xã hội.
Do mức độ phát triển chăn nuôi ngày càng tăng, số lượng gia cầm ngày
càng nhiều, mật độ chăn nuôi ngày càng lớn nên môi trường ngày càng ơ nhiễm,
làm nhiều loại hình dịch bệnh mới xuất hiện.Tuy nhiên, trong nhiều năm qua,
dịch bệnh vẫn xảy ra thường xuyên ở hầu hết các lứa tuổi, trong đó bệnh do đơn
bào Histomonas meleagridis (H. meleagridis) gây bệnh đầu đen đã gây thiệt hại
không nhỏ cho lĩnh vực nghiên cứu và kinh doanh, sản xuất.
Bệnh do H. meleagridis là bệnh mới xuất hiện ở nước ta trong những năm
gần đây, đến nay đã thấy ở khắp các vùng miền trong cả nước, gây thiệt hại lớn

về kinh tế cho người chăn nuôi. Bệnh tiến triển khá nhanh với những biểu hiện ở
gà và gà tây như ủ rũ, xù lơng, giảm ăn, uống nhiều nước, phân lỗng màu vàng
lưu huỳnh; da vùng đầu ban đầu xanh tím sau đó chuyển sang thâm đen (bởi vậy
được gọi là bệnh đầu đen). Bệnh có những bệnh tích đặc trưng như: viêm hoại tử
tạo mủ ở ruột, manh tràng và gan; manh tràng đóng kén... Trong thời gian gần
đây, trên thủy cầm cũng đã xuất hiện những triệu chứng lâm sàng và bệnh tích
của bệnh đầu đen cũng giống như trên gà, gây tỉ lệ bệnh và tỉ lệ chết khá cao.
Hoài Đức là một huyện được coi là cửa ngõ quan trọng của thủ đô Hà Nội
với nhiều tuyến giao thông quan trọng như Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32, các
trục tỉnh lộ 442 và nhiều dự án như đường vành đai 4 và các khu đơ thị. Vì vậy,
huyện Hồi Đức có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội nói
chung và chăn ni nói riêng. Nơi đây vốn là vùng trọng điểm về chăn ni của
Hà Nội với khoảng 20.000 hộ dân có thu nhập chính từ ngành này. Trong đó,
chăn ni gia cầm được xem là một thế mạnh. Tại thời điểm đầu năm 2017, tổng
đàn gia cầm của toàn huyện là 489.290 con. Cũng giống như nhiều địa phương
khác, bệnh đầu đen do H. meleagridis đã xuất hiện trên đàn gia cầm, thủy cầm tại
huyện Hồi Đức, gây thiệt hại khơng nhỏ cho người chăn nuôi.

1


Trong quá trình điều trị bệnh đầu đen bằng thuốc đặc hiệu cũng cho kết quả
khả quan, tuy nhiên để hiểu rõ hơn về bệnh đầu đen trên gia cầm, đặc biệt là trên
thủy cầm, chúng tôi thực hiện để tài “Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý do
đơn bào Histomonas meleagridis gây ra trên đàn ngan tại huyện Hồi Đức và
biện pháp phịng trị”.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Điều tra được tình hình mắc bệnh do H. meleagridis tại huyện Hoài Đức.
- Xác định được một số đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của ngan mắc bệnh
đầu đen.

- Nghiên cứu được biện pháp phòng trị bệnh đầu đen cho ngan.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Cung cấp thêm các thông tin mới về bệnh do đơn bào H. meleagridis gây ra
trên ngan tại Hồi Đức nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
Từ kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản lý và chăn ni đưa ra các biện
pháp phịng chống bệnh có hiệu quả, góp phần khống chế bệnh H. meleagridis
gây ra trên ngan.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Đặc điểm của đơn bào H. meleagridis ký sinh ở gia cầm
Vị trí của đơn bào H. meleagridis trong hệ thống phân loại động vật nguyên sinh
Trong mô tả đầu tiên của Smith (1895), đơn bào H. meleagridis được biết
đến là amip. Theo Vander HeijdenH. (2009), vị trí của đơn bào H. meleagridis
trong hệ thống phân loại nguyên sinh động vật như sau:
Sinh vật: Eukaryota
Giới: Excavata
Ngành: Metamonada
Lớp: Parabasalia
Bộ: Trichomonadida
Họ: Monocercomonadidae
Giống: Histomonas
Loài: Histomonas meleagridis
Tuy nhiên, những năm sau đó việc phân loại H. meleagridis đã liên tục
thay đổi.
Gần đây, căn cứ vào kết quả phân tích trình tự gen, Cepicka I. et al. (2010)
đã cho biết vị trí phân loại của H. meleagridis như sau:

Bảng phân loại
Giới: Protozoen
Ngành: Parabasalia
Lớp: Tritrichomonadea
Bộ: Tritrichomonadida
Họ: Dientamoebidae
Giống: Histomonas
Lồi: Histomonas meleagridis
Hình thái học lồi H. meleagridis
Tyzzer (1920), đã nghiên cứu về bệnh đầu đen và mơ tả hình thái của H.
meleagridis ở từng giai đoạn phát triển khác nhau. Tyzzer (1934), đã nghiên cứu

3


sự chuyển động của H. meleagridis ở 42o C và mô tả, roi của đơn bào này nhịp
nhàng rung động giúp nó có thể xoay ngược chiều kim đồng hồ.

Nguồn: />
Hình 2.1. Đặc điểm hình thái của H. meleagridis
Vịng đời H. meleagridis
Trong mô tổ chức của ký chủ, H. meleagridis sinh sản bằng hình thức phân
đơi (trực phân) và sinh sản mạnh nhất ở giai đoạn thể lưới (hay thể hợp bào). Khi
theo phân ra khỏi ký chủ, ở thể hình roi và thể amip, chúng chỉ sống được trong
vịng 24 giờ, trong khi đó ở thể lưới chúng có thể tồn tại hàng năm trong các
trứng của giun kim H. gallinarum.

Nguồn: />
Hình 2.2. Vịng đời của H. meleagridis
Nhiệt độ là một yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tồn tại và khả năng gây bệnh

của H. meleagridis. H. meleagridis ở dạng hình roi khơng thể tồn tại trong mơi

4


trường đơng lạnh và chỉ có thể sống ở nhiệt độ 4°C trong vòng 23 giờ
(Zaragatzki et al., 2010).
H. meleagridis sống tốt trong mơi trường có độ pH khoảng 2 đến 8 tuỳ theo
các dạng tồn tại khác nhau. Tuy nhiên, trong mơi trường có tính acid H.
meleagridis có thể tồn tại trong 1 giờ. Zaragatzki et al. (2010), cho rằng, điều
kiện pH acid ảnh hưởng tới các giai đoạn phát triển các bào nang của H.
meleagridis.
2.1.2. Phương thức truyền lây bệnh do đơn bào H. meleagridis ở gia cầm
H. meleagridis lây truyền bằng 2 con đường: Lây nhiễm trực tiếp và lây
nhiễm gián tiếp qua giun kim.
* Truyền bệnh trực tiếp
Trong báo cáo ban đầu của Smith (1895), sự lây truyền trực tiếp bệnh đầu
đen đã được chứng minh qua thí nghiệm cho gà khỏe uống H. meleagridis.
Horton et al. (1956), cũng làm nhiều thí nghiệm gây mắc bằng cách cho gà
khỏe nuốt trực tiếp gan và huyễn dịch trong manh tràng của gà bệnh nặng ở các
thời gian đói khác nhau, phát hiện thấy gà khỏe mắc bệnh với tỷ lệ khác nhau.
Tác giả đã giải thích sở dĩ gây mắc bệnh cho gà khỏe qua đường tiêu hóa thu
được tỷ lệ mắc thấp là do H. meleagridis không phù hợp với môi trường pH thấp
của đường tiêu hóa.
McDougald L. R. (2003), đã làm thí nghiệm gây nhiễm bệnh cho gà 2 tuần
tuổi. Ông tiến hành đưa vào lỗ huyệt mỗi gà đơn bào H. meleagridis nuôi cấy với
liều 200.000 H. meleagridis/con. Kết quả, tất cả gà gây mắc đã chết ở ngày 10 18, tiến hành mổ khám gà chết thấy gan và manh tràng xuất hiện tổn thương điển
hình của H. Meleagridis.
Một số tác giả cũng tiến hành gây mắc bệnh qua lỗ huyệt cho gà ở các lứa tuổi
khác nhau với các liều khác nhau, sau đó tiến hành theo dõi trong 10 - 15 ngày những

gà gây mắc. Các tác giả cũng thu được những kết quả nhất định.
* Truyền bệnh qua giun kim
Trong khi nghiên cứu về bệnh đầu đen, Cushman S. (1894), đã nhận thấy,
gà và gà tây bị mắc bệnh khi chúng được ni trên khu vực mà trước đó gà và gà
tây đã bị mắc bệnh.
Trong thí nghiệm đầu tiên, Curtice C. (1907), đã chứng minh rằng H.
Meleagridis không lây truyền theo chiều dọc từ gà mái đẻ, thông qua trứng, mặc

5


dù phát hiện gà con sớm bị mắc H. Meleagridis và chết ở 12 - 14 ngày tuổi . Tác
giả cho rằng, những gà con này đã bị mắc bệnh do được ni ở nơi mà đàn gà
ni trước đó đã mắc bệnh.
Tyzzer E. E (1925), cho biết, gà tây có thể mắc bệnh khi ni nhốt chung
với gà bị bệnh hoặc ni trên khu đất đã có gà bị bệnh.
Sau đó, Tyzzer E. E. (1934), đã xác định mối quan hệ giữa H. Meleagridis và
Heterakis, chỉ trứng Heterakis có phơi mới có thể làm lây bệnh.
* Bệnh truyền qua giun đất
Curtice C. (1907) cho biết, giun đất là ký chủ dự trữ của giun kim, do đó
cũng đóng vai trò quan trọng trong truyền bệnh đầu đen ở gà và gà tây. Theo
Kemp R. L. et al. (1975), gà và gà tây bị mắc cả H. meleagridis và Heterakis
ganillarum khi cho chúng ăn giun đất Helodrilus gieseleri lấy từ khu vực trước
đây đã xảy ra bệnh đầu đen. Tiếp tục hâm nóng cơ thể giun đất, tác giả quan sát
thấy rất nhiều ấu trùng Heterakis nổi lên trên bề mặt cơ thể giun này. Theo tác
giả, khi giun đất ăn phải trứng Heterakis chứa đơn bào H. meleagridis, ấu trùng
Heterakis sẽ được giải phóng trong đường tiêu hóa, sau đó xâm nhập vào các
xoang và mơ cơ thể giun đất. Khi gà và gà tây ăn giun đất, trong đường tiêu hóa
ấu trùng Heterakis được giải phóng khỏi giun đất, mang theo đơn bào di chuyển
đến manh tràng ký sinh và gây bệnh. Tác giả cũng cho biết thêm, trứng của

Heterakis ganillarum có thể tồn tại 3 - 4 năm trong đất, trong ký chủ dự trữ giun đất, trứng có ấu trùng của Heterakis ganillarum có thể tồn tại 1 năm. Gà bị
Histomonosis khi ăn phải giun đất hoặc trứng có ấu trùng của Heterakis chứa đơn
bào H. meleagridis. Tác giả cho rằng, giun đất ngồi vai trị bảo vệ ấu trùng
Heterakis tránh các tác động khắc nghiệt của mơi trường, nó cịn giúp Heterakis
tránh được tác động của kẻ thù (ví dụ: nấm). Ngồi giun đất, thì một số loại động
vật không xương sống khác như châu chấu, ruồi, dế … cũng đóng vai trị làm
truyền lây bệnh đơn bào H. meleagridis. Tuy nhiên, mức độ lây lan qua các động
vật này ít hơn so với giun đất. Ngồi ra, đơn bào H. meleagridis có thể được phát
tán từ nơi này đến nơi khác bởi con người và các dụng cụ chăn nuôi.
Kết quả các nghiên cứu trên đã chứng minh được vai trò quan trọng của
giun kim, giun đất và một động vật không xương sống trong việc truyền tải bệnh
đầu đen, là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn ni có biện pháp phòng
bệnh hiệu quả, nhằm hạn chế tỷ lệ mắc và thiệt hại do đơn bào H. meleagridis
gây ra, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.

6


2.2.2. Bệnh đầu đen (Histomonosis)
2.2.2.1. Giới thiệu bệnh
Bệnh do Histomonas là một bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm nguy hiểm ở
gà và gà tây do một loại đơn bào H. meleagridis gây ra (Histomoniasis). Bệnh có
những bệnh tích đặc trưng: Viêm hoại tử tạo mủ ở manh tràng và gan, thể trạng
xấu, da vùng đầu và mào tích thâm đen nên từ đây bệnh có tên là bệnh đầu đen
(Blackhead). Cũng vì các biến đổi đặc trưng tập trung song hành ở gan và ruột và
bệnh lại có tính lây lan nhanh, nên bệnh cịn có tên là bệnh viêm hoại tử Ruột –
Gan (Infectious Enterohepatitis).
Ở Việt Nam, do các biến đổi đặc trưng ở giai đoạn cuối của bệnh tạo kén ở
manh tràng nên người chăn nuôi thường gọi là bệnh kén ruột.
Sự thiệt hại về kinh tế của bệnh này rất khó để xác định. Tỷ lệ gà tây

chết hàng năm được dự đoán là vượt quá 2 triệu USD. Việc sản xuất giảm do
chi phí tử vong và trị liệu đã làm tăng chi phí giá thành. Bệnh này ít nguy
hiểm ở gà nhưng thiệt hại do chết dự đoán là cao hơn ở gà tây do tần số xảy ra
và số lượng các loài chim liên quan đến bệnh. Sự bùng nổ căn bệnh này ở gà
Lơgo tại bang Geogia tỷ lệ chết lên đến 20%. Các chuồng gà bị mắc mầm
bệnh nghiêm trọng do trứng giun Heterakis gây ra làm lây truyền bệnh từ đàn
này sang đàn khác.
2.2.2.2. Lịch sử bệnh
Histomonosis được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1893 ở Rhode Island
(Cushman, 1894). Những người nông dân địa phương căn cứ vào triệu chứng đặc
biệt đã quan sát được ở vùng đầu của gà tây mắc bệnh: mào thâm tím, da mép và
da vùng đầu xanh xám, thậm chí xanh đen nên gọi tên bệnh là bệnh “đầu đen”
Anonymous (1894), Cushman (1894).
Sau những phát hiện đầu tiên ở Rhode Island, Histomonosis nhanh chóng
lây lan trên đàn gà tây khắp nước Mỹ và gây thiệt hại nhiều nhất trong số các
bệnh gặp trên gà tây. Mặc dù nhu cầu về thịt gà cao nhưng số lượng gà Tây giảm
từ 11 triệu gia cầm trong năm 1890 (trước khi bùng phát bệnh đầu đen đầu tiên)
xuống mức trung bình 3,7 triệu gà Tây mỗi năm trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ
XX. Bệnh cũng đã xuất hiện và gây ra thiệt hại to lớn cho các đàn gà ở New
England (McDougald, 2001; Tyzzer, 1920). Những năm 1930, dịch bệnh đầu đen
đã phá hủy hầu như hồn tồn ngành chăn ni gà tây ở khu vực Đông và Trung
Tây của Hoa Kỳ. Trong năm 1945, bệnh đầu đen chiếm 32,2 % tỷ lệ tử vong của

7


gà ở Bắc Carolina. Trong những thập kỷ gần đây, Histomonosis đã gây thiệt hại
nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là gà tây.
Ở Châu Âu, dịch Histomonosis cũng xuất hiện và đã được báo cáo ở Áo
(Hess et al., 2006), Hà Lan (Vander Heijen et al., 2009), Bỉ (Bleyen et al.,

2007). Ngày nay, Histomonosis là bệnh phổ biến trên toàn thế giới
(McDougald, 2005).
Ổ dịch Histomonosis mới trên gà tây, tỷ lệ chết 25 - 75 % đã được báo cáo
ở California vào năm 2001 (Shivaprasaud et al., 2002). Ở Đơng Âu Mincheva đã
thơng báo bệnh có mặt ở Bungari vào năm 1950. Ngày nay bệnh có mặt trên
khắp các châu lục, nhất là ở các nước có ngành chăn ni gà tây và gà ta theo lối
tập trung chăn thả.
Tại Đức, trong khoảng thời gian từ 2004 đến 2008, có ít nhất 35 vụ dịch
xảy ra ở gà tây, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi (Hauck et al.,
2010). Các ổ dịch đầu tiên xảy ở gà ra vào năm 2005 khi gà đạt 17 tuần tuổi. Ổ
dịch thứ 2 xảy ra năm 2009 khi gà 8 tuần tuổi. Tỷ lệ tử vong tăng đến 26 – 65 %
trong vòng vài ngày mặc dù điều trị với các hợp chất khác nhau.Trong cả hai
trường hợp H.meleagridis thuộc kiểu gen A đã được phát hiện nhưng chưa phát
hiện được nguồn lây mắc rõ ràng.
Từ tháng 4 năm 2003 đến tháng 3 năm 2005, ở Pháp xuất hiện 113 ổ dịch
Histomonosis trên gà tây, trong đó 15 ổ dịch là các trang trại gà giống (Callait et
al., 2007). Năm 2009 có sự bùng nổ của dịch Histomonsis ở gà tây 9 đến 11 tuần
tuổi với tỷ lệ tử vong 24 - 68% (AbdulRahman Lotfi, 2011).
Trong khi ở Việt Nam, bệnh do đơn bào H. meleagridis là bệnh còn khá
mới mẻ đối với cán bộ thú y và người chăn nuôi gia cầm ở nước ta nên mới có rất
ít các cơng trình nghiên cứu được công bố.
Vào tháng 3 năm 2010 bệnh được phát hiện do Lê Văn Năm và cs. (2010).
Bệnh gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi, làm ảnh hưởng sâu sắc đến
đời sống xã hội của đại bộ phận không nhỏ người dân nước ta. Tác giả cũng cho
rằng bệnh thường xảy ra ở các trang trại chăn nuôi gà thịt đang bị ô mắc nặng với
giun kim mà nó được biết đến như 1 vectơ sinh học truyền bệnh hoặc các trang
trại chăn nuôi cả gà ta và gà tây.
Năm 2011, bệnh Histomonosis xuất hiện ở đàn gà nuôi thả vườn ở một số
tỉnh trung du đặc biệt là huyện Yên Thế - Bắc Giang. Các giống gà ri, gà Lương
Phượng, gà Mía đều mắc bệnh. Cho tới nay, ở miền Trung và miền Nam, bệnh


8


cũng đã xuất hiện ở một số tỉnh như Phú Yên, Khánh Hòa, Đồng Nai (Lê Văn
Năm, 2011; Nguyễn Hữu Nam và cs., 2013).
2.2.2.3. Dịch tễ học bệnh Histomonosis ở gia cầm
* Động vật mắc bệnh
Histomonosis thấy ở đàn gà, gà tây trên toàn thế giới. Trong tự nhiên, gà
tây, gà, chim trĩ, chim công, chim cút, gà lôi, đà điểu, vịt, ngan... đều có thể bị
bệnh. Trong đó gà tây mẫn cảm hơn cả.
Cũng giống như gà tây, gà dễ mắc bệnh, nhưng khả năng gây bệnh cho gà
thấp hơn so với cho gà tây. Tỷ lệ tử vong ở gà là 10 % trong khi con số này ở gà
tây có thể đạt 80 - 100 %.
Alkhalaf and Mahmoud (2009) cho biết, Histomonosis đã xuất hiện trên
một đàn vịt 300 con nuôi tại Saudi Arabia. Tuy nhiên, chỉ có một con chết vào
ngày thứ 15 sau khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng.
Trong tự nhiên, gà lôi cũng mắc Histomonosis. Mặc dù ít mẫn cảm với đơn
bào H. meleagridis nhưng gà lơi được coi là ký chủ thích hợp của giun kim
Heterakis (Mc Dougald, 2007).
Hauck and Hafez (2012), đã làm thí nghiệm và cho biết, chim bồ câu dễ
mắc bệnh do đơn bào H. meleagridis khi gây mắc qua lỗ huyệt, nhưng bệnh
không lây truyền trực tiếp từ chim ốm sang chim khỏe khi nhốt chung chuồng.
* Tuổi mắc bệnh
Tuổi đã từng được cho là một yếu tố ảnh hưởng đến sức đề kháng của gia cầm
với H. meleagridis. Có ý kiến cho rằng gia cầm ở mọi lứa tuổi đều mắc bệnh. Tuy
nhiên, gia cầm non dễ mắc Histomonosis hơn cả. Gia cầm tuổi càng cao tỷ lệ mắc
Histomonosis càng giảm.
Giai đoạn 1 - 2 tháng tuổi tỷ lệ mắc Histomonosis cao nhất, triệu chứng
bệnh điển hình nhất.

Kết quả gây mắc Histomonosis qua trực tràng cho gà ở các lứa tuổi khác nhau
của Hu J. et al. (2004), một lần nữa chỉ ra được mối quan hệ giữa tuổi gia cầm với
khả năng mắc Histomonosis. Theo tác giả, gà tuổi càng cao sức đề kháng với
Histomonosis càng lớn, trong đó gà ở 3 - 4 tuần tuổi tỷ lệ mắc bệnh cao nhất.
* Mùa vụ
Theo Nguyễn Xuân Bình và cs. (2002), mùa đơng trứng giun kim
Heterakis gallinarum khơng phát triển nhưng vẫn duy trì khả năng sống, đến

9


mùa xuân thời tiết ấm áp trứng sống được qua mùa đơng lại phát triển thành
cảm nhiễm và có thể là nguồn truyền lây bệnh. Theo Lê Văn Năm (2011), bước
đầu quan sát thấy ở miền Bắc Việt Nam bệnh bùng phát mạnh vào các tháng
nóng ẩm: cuối xuân, hè và cuối thu. Trong khi đó, ở gà lớn tuổi (gà già, gà đẻ)
bệnh thường xảy ra cuối thu và mùa đơng. Bên cạnh đó, một số yếu tố ngoại
cảnh cũng ảnh hưởng đến tình hình mắc bệnh, bệnh gia tăng nếu có những
nguyên nhân khác đi kèm như:
- Nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa mưa
- Vệ sinh chuồng trại kém hoặc thiếu chất độn chuồng (như trấu lót dưới),
gà mổ đất ăn.
- Gà ăn chất độn chuồng do thiếu thức ăn nên bị mắc trứng giun từ chất
độn chuồng.
- Có bệnh khác kết hợp như mắc một số vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hoá như
Clostridium perfrien, E. coli, Bacillus subtilis (Nguyễn Xuân Bình và cs., 2002).
* Điều kiện vệ sinh thú y
Điều kiện vệ sinh thú y đối với chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng
trại, dụng cụ và môi trường chăn nuôi là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn
tới khả năng mắc Histomonosis của gia cầm. Điều này có liên quan mật thiết với
sự tồn tại và phát triển của giun kim - môi giới trung gian truyền bệnh. Theo

Tyzzer E. E. and Collier J. (1925), bệnh đầu đen xảy ra chủ yếu trên những đàn gà
nuôi thả vườn, nơi mà gà thường xuyên tiếp xúc với môi trường đất.
* Yếu tố stress
Các yếu tố strees như chuồng trại chật chội, khí hậu nóng ẩm, thức ăn kém
dinh dưỡng... đóng vai trò thúc đẩy mức độ và tốc độ lây lan Histomonosis ở
gia cầm.
2.2.2.4. Cơ chế sinh bệnh
Khi gia cầm bị mắc bệnh qua miệng hoặc qua lỗ huyệt với, tác nhân gây
bệnh xâm nhập vào manh tràng và thâm nhập vào niêm mạc ruột. Tại đây, bằng
sinh sản trực phân, đơn bào H. meleagidis nhân lên rất nhanh. Số lượng đơn bào
lớn tác động vào niêm mạc manh tràng làm niêm mạc ruột dày lên, sau đó dẫn đến
hiện tượng viêm, loét, hoại tử. Màng nhày và dịch viêm đọng lại trong lịng manh
tràng hình thành những cục rắn màu trắng như phomat (Dwyer D. M. and
Honigsberg B. M, 1970). Từ manh tràng, H. meleagidis xuyên qua niêm mạc,

10


thâm nhập vào mạch máu dưới niêm mạc, theo dòng máu xâm nhập vào gan. H.
meleagridis ký sinh ở gan và gây hoại tử gan. Những ổ hoại tử có màu vàng nhạt,
ban đầu nhỏ, đường kính khoảng 0,5 cm, sau đó các ổ hoại tử mở rộng và sâu trên
khắp gan ( Dwyer D. M. And Honigsberg B. M., 1970). Từ gan, đơn bào này sẽ
lây lan đi khắp cơ thể (Hess et al., 2006; Hauck et al., 2006; GrabensteinerE. et al.,
2007). Ngoài gan và manh tràng, người ta cịn tìm thấy H. meleagridis trong dạ
dày tuyến, tá tràng, ruột già, tuyến tụy, túi Fabricius, thận, lá lách, tim, phổi, tuyến
ức, não, tủy xương. Tuy nhiên, H. meleagridis không gây tổn thương ở các cơ
quan này.
2.2.2.5. Triệu chứng và bệnh tích bệnh do đơn bào H. meleagridis gây ra
* Triệu chứng
Theo Lê Văn Năm (2010) cho biết:

- Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài từ 1 - 4 tuần và phụ thuộc rất nhiều vào
nhiễm trùng thứ phát.
- Bệnh thể hiện ở 2 thể cấp tính và mãn tính, rất ít khi bệnh xảy ra ở thể
quá cấp.
Thể quá cấp và cấp tính
Các triệu chứng lâm sàng bệnh ở thể cấp này rất dữ dội và thường thấy ở
gà 2 - 4 tháng tuổi:
- Bệnh xảy ra hết sức đột ngột, gà đột nhiên ủ rũ và rúc đầu vào dưới cánh,
đứng dạng rộng chân, sã cánh, xù lông, bỏ ăn, sốt cao 43 - 44 °C, tiêu chảy phân
vàng lẫn bọt, nhưng đôi khi là phân vàng xanh, vàng trắng lẫn máu.
- Da mép, da vùng đầu, mào, tích nhanh chóng có màu xám xanh rồi
chuyển sang xanh đen, nhìn thấy rõ nhất là ở gà tây, từ đây bệnh có tên là bệnh
đầu đen (Black Head).
- Gần cuối giai đoạn ốm thân nhiệt gà giảm mạnh xuống dưới mức bình
thường (39 – 38 °C). Vì vậy cho dù bệnh xảy ra trong các tháng mùa nóng nhưng
những gà ốm vẫn tìm những nơi có ánh nắng mặt trời hoặc lò sưởi để sưởi ấm,
mắt nhắm nghiền, đứng im không cử động.
- Bệnh kéo dài 10 -20 ngày nên gà rất gầy, chúng liên tục run rẩy hoặc co
giật rồi chết do suy nhược cơ thể. Tỷ lệ chết rất cao 80-95% nếu không được điều
trị kịp thời.

11


- Gà có thể nhiễm trùng ở thể nhẹ hoặc nghiêm trọng gây ra tỷ lệ tử vong
cao. Phân gà màu lưu huỳnh kết hợp với máu thải ra ngoài nên bệnh trở lên
nghiêm trọng. Đôi khi bệnh lý của gà gần giống bệnh cầu trùng.
Thể mạn tính
Thể mãn tính thường thấy ở gà ta, gà tây lớn tuổi với sự xuất hiện các triệu
chứng đặc trưng như đã mô tả ở phần thể cấp tính, nhưng cường độ biểu hiện yếu

vì thế chúng ta có thể quan sát thấy thể trạng đàn gà lúc có biểu hiện mắc bệnh,
lúc lại khỏe mạnh. Các giai đoạn phát triển giống như cầu trùng: Lúc đầu gà ỉa
chảy loãng, phân sống sau chuyển sang sệt màu cafe hoặc vàng xanh lẫn máu,
sau 5 – 7 ngày mắc bệnh phân nhầy lẫn nhiều máu hơn, thậm chí máu tươi khó
đơng giống như máu cá chết, sau đó phân đóng thành thỏi rắn có màu gạch non,
xung quanh bãi phân là toàn nước, lúc sắp chết phân trở về loãng nhầy lờ lờ trắng
đục như nước sữa loãng. Bệnh dài 2-3 tuần và kết thúc gà bị chết vì suy nhược và
nhiễm độc.
Như cậy, gia cầm khoảng 8 - 16 tuần tuổi có tỷ lệ và cường độ mắc H.
meleagridis cao, có triệu chứng điển hình và tỷ lệ chết lên tới 70 - 90 %. Thời
gian ủ bệnh từ 15 - 21 ngày. Gia cầm mắc bệnh đột nhiên thấy sốt cao 43 - 44oC,
đứng ủ rũ, hai mắt nhắm nghiền, ăn ít hoặc bỏ ăn, uống nước nhiều, lông xù,
vùng hậu môn lông bết và bẩn do bị tiêu chảy, phân màu lưu huỳnh. Triệu chứng
tiêu chảy phân màu lưu huỳnh xảy ra trong giai đoạn cuối của bệnh, khi chức
năng gan bị suy yếu. Gia cầm sã cánh, đứng run rẩy, dấu đầu vào dưới cánh.
Gia cầm lớn triệu chứng không điển hình, bệnh thường kéo dài, gầy dần rồi
chết. Giai đoạn cuối quan sát thấy gia cầm mào thâm tím, da mép và da vùng đầu
xanh xám, thậm chí xanh đen. Bệnh thường kéo dài khoảng 10 - 20 ngày nên rất
gầy. Trước khi chết thân nhiệt gà giảm xuống tới 39 - 38oC. Gà bệnh thường chết
về ban đêm, mức độ chết không ồ ạt nhưng hiện tượng gà chết kéo dài lê thê, gây
cho người chăn nuôi cảm giác bệnh không nguy hiểm lắm. Thực chất cuối cùng
gà chết 80 - 95 %.
* Bệnh tích
Bệnh tích tập trung chủ yếu ở gan và manh tràng.
Qua gây mắc, Kemp R. L. and Springer W. T. (1978), đã xác định được tổn
thương đầu tiên trong manh trành từ ngày thứ 8 sau khi mắc. Manh tràng bị viêm
sưng, thành manh tràng dày lên gấp nhiều lần. Sau đó trong dịch tiết có hồng cầu,

12



bạch cầu, ký sinh trùng và chất dịch từ thức ăn tích lại tạo thành kén rắn chắc,
màu trắng giống như pho mát. Đơi khi cịn thấy manh tràng bị viêm loét, thủng,
rò rỉ chất chứa gây viêm phúc mạc.
Tổn thương gan thường bắt đầu vào ngày thứ 10. Gan sưng to gấp 2 - 3 lần,
viêm xuất huyết, hoại tử. Lúc đầu trên bề mặt gan có các đốm đỏ thẫm làm cho
gan lỗ chỗ như đá hoa cương, sau đó biến thành ổ hoại tử màu trắng hình hoa cúc
như ổ lao hoặc như khối u của bệnh marek. Chúng có hình trịn, rìa mép ổ viêm
có hình răng cưa với độ lớn rất khác nhau, nhưng chủ yếu to từ 1 -2 cm, khi cắt
đôi ổ loét ta thấy chúng có hình nón chứa đầy chất chứa đặc quánh.
Nếu lấy chất chứa xung quanh ổ loét để xét nghiệm ta sẽ thấy chúng gồm các
tế bào bạch cầu, đại thực bào, đơn bào H. meleagridis còn sống.
Các tổn thương ở các cơ quan khác như túi fabricius, phổi, lá lách, tuyến
tụy, thận, dạ dày tuyến và màng treo ruột đơi khi có thể xảy ra dưới dạng các ổ
hoại tử tròn, màu trắng hoặc màu vàng.
2.2.2.6. Chẩn đốn
Có rất nhiều phương pháp chẩn đốn, phát hiện bệnh ký sinh trùng nói
chung và bệnh do đơn bào H. meleagridis nói riêng. Cho đến nay, chẩn đốn
bệnh dựa vào triệu chứng lâm sàng, kỹ thuật nuôi cấy, xét nghiệm phân để xác
định hình thái đơn bào bằng kính hiển vi quang học, mổ khám kiểm tra bệnh tích
vẫn là những phương pháp thường quy đang được ứng dụng rộng rãi.
* Chẩn đốn lâm sàng
- Với gia cầm cịn sống
Hiện nay, ở các cơ sở chăn ni, việc chẩn đốn đối với gia cầm còn sống
chủ yếu dựa vào các triệu chứng của bệnh (xù lông, đứng nhắm mắt, ăn ít, lười
vận động, thường đứng giấu đầu dưới cánh, da vùng đầu xạm màu, đi ỉa phân
màu vàng lưu huỳnh…). Trong đó, triệu chứng điển hình nhất là đi ỉa phân màu
vàng lưu huỳnh, da vùng đầu xanh xám, thậm chí xanh đen.
Lấy phân màu lưu huỳnh của ngan ốm, làm xét nghiệm, nếu quan sát dưới
kính hiển vi tìm thấy trứng của giun kim sẽ giúp cho việc chẩn đoán dễ dàng hơn.

- Với gia cầm đã chết
Phương pháp chẩn đoán sau khi gia cầm chết là phương pháp chính xác
nhất. Việc chẩn đốn được tiến hành qua phương pháp mổ khám, kiểm tra bệnh

13


×