HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG
SO SÁNH MỘT SỐ GIỐNG VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA PHÂN LỤC THẦN NÔNG PHỐI TRỘN VỚI NẤM
TRICHODERMA ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
PHÁT TRIỂN GIỐNG HOA SỨ THÁI
(ADENIUM OBESUM) TẠI GIA LÂM HÀ NỘI
Ngành:
Khoa học cây trồng
Mã số:
60.62.01.10
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Nguyễn Tất Cảnh
2. PGS.TS. Đặng Văn Đông
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Tuyết Nhung
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được sự
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Tất Cảnh – Phó Giám đốc Học viện Nơng nghiệp Việt Nam;
PGS.TS Đặng Văn Đơng – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả đã tận tình hướng
dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn
Canh tác học - Khoa Nông học - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong
q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm nghiên cứu và
phát triển hoa cây cảnh – Viện nghiên cứu Rau quả đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong
suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Tuyết Nhung
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan .......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................................................. ii
Mục lục ................................................................................................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt ..................................................................................................... vi
Danh mục bảng .................................................................................................................... vii
Danh mục hình ...................................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ................................................................................................................. x
thesis absttract ...................................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu .................................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.3.
Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.4.
Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn .......................................... 2
1.4.1.
Ý nghĩa khoa học ..................................................................................................... 2
1.4.2.
Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................... 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu .................................................................................................. 3
2.1.
Giới thiệu chung về cây hoa sứ thái (adenium obesum (FORSSK.) ROEM.
& SCHULT.) ........................................................................................................... 3
2.1.1.
Phân loại thực vật học.............................................................................................. 3
2.1.2.
Phân loại theo cấu trúc và đặc tính của cây. ............................................................ 3
2.1.3.
Phân loại theo màu sắc của hoa. .............................................................................. 5
2.2.
Nguồn gốc và phân bố ............................................................................................. 6
2.3.
Vị thế và giá trị sử dụng .......................................................................................... 6
2.4.
Đặc điểm thực vật học của cây hoa sứ thái.............................................................. 7
2.4.1.
Rễ cây ...................................................................................................................... 7
2.4.2.
Củ............................................................................................................................. 8
2.4.3.
Thân ......................................................................................................................... 9
2.4.4.
Lá ............................................................................................................................. 9
2.4.5.
Hoa ......................................................................................................................... 10
2.4.6.
Quả ......................................................................................................................... 10
iii
2.4.7.
Hạt.......................................................................................................................... 10
2.5.
Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa sứ thái ................................................................ 11
2.5.1.
Độ ẩm và lượng nước tưới ..................................................................................... 11
2.5.2.
Gió ......................................................................................................................... 11
2.5.3.
Ánh sáng ................................................................................................................ 11
2.5.4.
Nhiệt độ ................................................................................................................. 12
2.5.5.
dinh dưỡng thích hợp với cây Sứ Thái .................................................................. 13
2.6.
Bộ giống các cây hoa sứ và các giống hoa sứ đang có ở Việt Nam ...................... 13
2.7.
Tình hình nghiên cứu trong nước và ngồi nước về cây hoa sứ. ........................... 15
2.7.1.
Những nghiên cứu trong nước về cây hoa sứ ........................................................ 15
2.7.2.
Những nghiên cứu ngoài nước về cây hoa sứ ........................................................ 17
2.8.
Những kỹ thuật bón phân cho cây hoa sứ .............................................................. 17
2.9.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa sứ ở Việt Nam ................................................ 20
2.9.1.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa sứ tại Việt Nam hiện nay ................................ 20
2.9.2
Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa sứ tại miền Bắc Việt Nam .............................. 22
2.10.
Những nghiên cứu và tác dụng của nấm tritroderma............................................. 23
2.11.
Những nghiên cứu và ứng dụng của phân hữu cơ lục thần nông .......................... 26
Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................................. 28
3.1.
Địa điểm nghiên cứu .............................................................................................. 28
3.2.
Thời gian nghiên cứu ............................................................................................. 28
3.3.
Đối tượng/vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 28
3.4.
Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 28
3.5.
Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 29
3.4.3.
Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................... 34
Phần 4.Kết quả và thảo luận ............................................................................................. 35
4.1.
So sánh một số đặc điểm nông sinh học của một số giống hoa sứ thái ................. 35
4.1.1.
Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống sứ Thái ................................. 36
4.1.2.
Tốc độ ra lá của các giống hoa sứ Thái ................................................................. 37
4.1.3.
Động thái phát triển đường kính gốc thân (củ) của cây hoa sứ ............................. 39
4.1.4.
Đặc điểm hình thái hoa của các giống ................................................................... 40
4.1.5.
Đặc điểm năng suất, chất lượng hoa của các giống hoa sứ Thái ........................... 41
4.1.6.
Tình hình sâu bệnh hại của các giống hoa sứ Thái ................................................ 43
iv
4.2.
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ lục thần nông phối trộn với nấm
trichoderma tới khả năng sinh trưởng phát triển cây hoa sứ thái đỏ kép ............... 43
4.2.1.
Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn và lượng phân hữu cơ Lục Thần
Nông trộn với nấm Trichoderma tới động thái tăng trưởng chiều cao cây hoa
sứ Thái đỏ kép ....................................................................................................... 43
4.2.2
Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn và lượng phân hữu cơ Lục Thần
Nông trộn với nấm Trichoderma tới động thái tăng trưởng chiều dài cành
cấp I của cây hoa sứ Thái đỏ kép ........................................................................... 46
4.2.3.
Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn và lượng phân hữu cơ Lục Thần
Nông trộn với nấm Trichoderma tới sự tăng trưởng đường kính củ của cây
hoa sứ Thái đỏ kép ................................................................................................. 48
4.2.4.
Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn và lượng phân hữu cơ Lục Thần
Nông trộn với nấm Trichoderma tới tốc độ ra lá của cây hoa sứ Thái đỏ kép ...... 51
4.2.5.
Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn và lượng phân hữu cơ Lục Thần
Nông trộn với nấm Trichoderma tới tốc độ ra cành của cây hoa sứ Thái đỏ kép....... 53
4.2.6.
Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn và lượng phân hữu cơ Lục Thần
Nông trộn với nấm Trichoderma tới tỷ lệ hoa nở, kích thước hoa và độ bền
hoa của cây hoa sứ Thái đỏ kép ............................................................................. 55
4.2.7.
Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn và lượng phân hữu cơ Lục Thần
Nông trộn với nấm Trichoderma tới thời gian nở hoa và số hoa/chùm của
cây hoa sứ Thái đỏ kép .......................................................................................... 56
4.2.8.
Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn và lượng phân hữu cơ Lục Thần
Nông trộn với nấm Trichoderma tới tình hình sâu, bệnh hại của cây hoa sứ
Thái đỏ kép ............................................................................................................ 57
Phần 5. Kết luận và đề nghị .............................................................................................. 59
5.1.
Kết luận.................................................................................................................. 59
5.2.
Kiến nghị ............................................................................................................... 60
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 61
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng việt
BVTV
Bảo vệ thực vật
CT
Công thức
CV%
Hệ số biến động
ĐK
Đỏ kép
ĐĐ
Đỏ đơn
Đ/C
Đối chứng
HP
Hồng phát
HVR
Hồng viền trắng
HR
Hồng rủ
LPB
Lượng phân bón
NTNC
Nhân tố nghiên cứu
TLPB
Tỷ lệ phân bón
TTCC
Tăng trưởng chiều cao
TTCD
Tăng trưởng chiều dài
TĐRLTB
Tốc độ ra lá trung bình
TĐRCTB
Tốc độ ra cành trung bình
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.
Sự tăng trưởng chiều cao một số các giống hoa sứ Thái. ............................... 35
Bảng 4.2.
Tốc độ ra lá của các giống hoa sứ Thái trồng tại Gia Lâm ............................. 36
Bảng 4.3.
Sự tăng trưởng đường kính củ một số các giống hoa sứ Thái. ....................... 39
Bảng 4.4.
Đặc điểm hình thái hoa của các giống ............................................................ 40
Bảng 4.4.
Đặc điểm về số hoa/cây và thời gian nở hoa của một số giống cây hoa
sứ Thái ............................................................................................................ 41
Bảng 4.5.
Mức độ bị bệnh hại của các giống hoa sứ Thái .............................................. 42
Bảng 4.6.
Ảnh hưởng riêng rẽ của tỷ lệ phối trộn và lượng phân hữu cơ Lục Thần
Nông trộn với nấm Trichoderma tới sự tăng trưởng chiều cao cây hoa
sứ Thái đỏ kép (cm/ngày) ............................................................................... 43
Bảng 4.7.
Ảnh hưởng tương tác tỷ lệ phối trộn nấm Trichoderma với phân hữu cơ
Lục Thần Nông với lượng bón đến sự tăng trưởng chiều cao cây hoa sứ
Thái đỏ kép ..................................................................................................... 44
Bảng 4.8.
Ảnh hưởng riêng rẽ của tỷ lệ phối trộn và lượng phân hữu cơ Lục Thần
Nông trộn với nấm Trichoderma tới sự tăng trưởng chiều dài cành cấp I
của cây hoa sứ Thái đỏ kép (cm/cây) ............................................................. 47
Bảng 4.9.
Ảnh hưởng tương tác tỷ lệ phối trộn nấm Trichoderma với phân hữu cơ
Lục Thần Nông với lượng bón đến sự tăng trưởng chiều dài cành vấp I
của cây hoa sứ Thái đỏ kép............................................................................. 48
Bảng 4.10. Ảnh hưởng riêng rẽ của tỷ lệ phối trộn và lượng phân hữu cơ Lục Thần
Nông trộn với nấm Trichoderma tới sự tăng trưởng đường kính củ cây
hoa sứ Thái đỏ kép (cm/cây). ......................................................................... 49
Bảng 4.11. Ảnh hưởng tương tác tỷ lệ phối trộn và lượng phân hữu cơ Lục Thần
Nông trộn với nấm Trichoderma đến sự tăng trưởng đường kính củ cây
hoa sứ Thái đỏ kép (cm/cây) .......................................................................... 50
Bảng 4.12. Ảnh hưởng riêng rẽ của tỷ lệ phối trộn và lượng phân hữu cơ Lục Thần
Nông trộn với nấm Trichoderma tới tốc độ ra lá của cây hoa sứ Thái đỏ
kép (cm/cây). .................................................................................................. 51
vii
Bảng 4.13. Ảnh hưởng tương tác tỷ lệ phối trộn và lượng phân hữu cơ Lục Thần
Nông trộn với nấm Trichoderma đến tốc độ ra lá của cây hoa sứ Thái
đỏ kép (số lá mới/cây) .................................................................................... 52
Bảng 4.14. Ảnh hưởng riêng rẽ của tỷ lệ phối trộn và lượng phân hữu cơ Lục Thần
Nông trộn với nấm Trichoderma tới tốc độ ra cành của cây hoa sứ Thái
đỏ kép (cm/cây). ............................................................................................. 53
Bảng 4.15. Ảnh hưởng tương tác tỷ lệ phối trộn và lượng phân hữu cơ Lục Thần
Nông trộn với nấm Trichoderma đến tốc độ ra cành của cây hoa sứ Thái
đỏ kép (cành mới/cây) .................................................................................... 54
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn và lượng phân hữu cơ Lục Thần Nông
trộn với nấm Trichoderma tới tỷ lệ nở hoa, kích thước hoa và độ bền
hoa của cây hoa sứ Thái đỏ kép ...................................................................... 55
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn và lượng phân hữu cơ Lục Thần Nông
với nấm Trichoderma tới đến thời gian nở hoa và số hoa trên chùm của
cây hoa sứ Thái đỏ kép ................................................................................... 56
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn và lượng phân hữu cơ Lục Thần Nông
trộn với nấm Trichoderma tới tình hình sâu, bệnh hại trên cây hoa sứ
Thái đỏ kép ..................................................................................................... 58
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Động thái ra lá của các giống hoa sứ Thái ........................................................ 37
Hình 4.2. Ảnh hưởng tương tác tỷ lệ phối trộn nấm Trichoderma với phân hữu cơ
Lục Thần Nơng với lượng bón đến sự tăng trưởng chiều cao cây hoa sứ
Thái đỏ kép........................................................................................................ 45
Hình 4.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn là lượng phân hữu cơ Lục Thần Nông trộn
với nấm Trichoderma tới sự tăng trưởng đường kính củ cây hoa sứ Thái
đỏ kép ................................................................................................................ 50
Hình 4.4.
Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn là lượng phân hữu cơ Lục Thần Nông trộn
với nấm Trichoderma tới tốc độ ra cành của cây hoa sứ Thái đỏ kép .................. 55
ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Tên Luận Văn: “So sánh một số giống và ảnh hưởng của phân Lục Thần Nông phối trộn
với nấm Trichoderma đến khả năng sinh trưởng phát triển giống hoa sứ Thái (Adenium
obesum) tại Gia Lâm, Hà Nội”
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
So sánh một số đặc điểm nơng sinh học của năm giống hoa sứ nhằm tìm ra giống sứ
phù hợp nhất, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất với điều kiện Gia Lâm- Hà Nội.
Xác định được ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn, lượng bón phân hữu cơ Lục Thần
Nơng phối trộn với nấm Trichoderma nhằm tăng cường sự sinh trưởng, phát triển của cây
hoa sứ và hạn chế tối đa một số bệnh gây hại ở vùng rễ của cây hoa sứ trồng tại Gia Lâm –
Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu gồm năm giống sứ Thái bao gồm giống Hồng phát, Hồng viền trắng,
Đỏ kép, Hồng rủ, Đỏ đơn (đối chứng); Phân hữu cơ lục thần nơng; Nấm Trichoderma.
Thí nghiệm được bố trí vào vụ xuân và vụ hè thu năm 2016. Thí nghiệm đánh giá
được một đặc điểm nông sinh học của giống các giống sứ Thái từ đó tìm ra được giống có
những đặc tính sinh trưởng phát triển tốt nhất tại vùng khí hậu Gia Lâm – Hà Nội đồng
thời tìm ra được cơng thức phối trộn tốt nhất phân hữu cơ Lục Thần Nông phối trộn với
Nấm Trichoderma bón cho cây hoa sứ Thái Đỏ kép.
Kết quả chính và kết luận
1, Trong 5 giống hoa sứ Thái đưa vào nghiên cứu thì giống hoa sứ Thái Đỏ kép
biểu hiện sự sinh trưởng và phát triển là tốt nhất trong đó tốc độ tăng trưởng chiều cao cây
đạt 8,4cm/75 ngày; Về động thái ra lá số lá đạt cao nhất (3,1 lá/cây/75ngày); Về số hoa/
cây, độ bền hoa: Giống Đỏ kép có tỷ lệ nở hoa cao nhất (7-9 hoa/chùm) và độ bền hoa cao
nhất ( 7,5±1 ngày), các chỉ tiêu theo dõi đều đạt mức độ cao và cao hơn so với đối chứng,
riêng mức độ bị sâu bệnh hại là thấp nhất.
2, Tỷ lệ phối trộn và lượng phân hữu cơ Lục Thần Nông trộn với nấm Trichoderma
bón cho hoa sứ Thái đỏ kép có ảnh hưởng rõ rệt tới sự tăng trưởng chiều cao và chiều dài
cành cấp I. Chiều cao cây tăng trưởng cao nhất là 14,7cm/75ngày, chiều dài cành cấp I đạt
x
cao nhất là 9,3cm/75 ngày khi phối trộn 98% phân hữu cơ Lục Thần Nông + 2% chế phẩm
nấm trichoderma và bón 0,2 kg/cây.
Đường kính củ của cây hoa sứ Thái đỏ kép đạt cao nhất (3,5 cm/75 ngày) ở cơng
thức có tỷ lệ phối trộn 98% phân hữu cơ Lục Thần Nông + 2% chế phẩm nấm trichoderma
và lượng bón là 0,2 kg/cây, thấp nhất ở cơng thức có tỷ lệ phối trộn 96% phân hữu cơ Lục
Thần Nông + 4% Nấm Trichoderma.
Tốc độ ra lá cao nhất là 4,0 lá/cây/75 ngày, tốc độ ra cành đạt cao nhất là 2,2 cành
/cây/15 ngày ở tỷ lệ phối trộn 98% phân hữu cơ Lục Thần Nông + 2% chế phẩm nấm
trichoderma và bón 0,2 kg/cây.
Với tỷ lệ phối trộn 98% phân hữu cơ Lục Thần Nông + 2% chế phẩm nấm
Trichoderma và và bón với lượng 0,2 kg/cây thì cây hoa sứ Thái đỏ kép có tỷ lệ hoa nở
hữu hiệu cao nhất (80%), kích thước hoa lớn nhất ( Chiều dài cuống hoa: 1,0cm; đường
kính nụ: 1,6cm; đường kính hoa: 7,5 x 7,1 cm), độ bền hoa lâu nhất (8,1 bông/ngày), số
hoa/chùm nhiều nhất (7-10 bông), thời gian từ mầm hoa đến hoa tàn lâu nhất (34 ngày).
Cây hoa sứ Thái đỏ kép ít nhiễm sâu bệnh hại nhất với tỷ lệ phối trộn 98% phân
hữu cơ Lục Thần Nơng + 2% chế phẩm nấm Trichoderma và bón với lượng 0,2 kg/cây.
xi
THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Tuyet Nhung
Thesis title: "Comparison some plumeria flower lines and influence of Luc Than Nong
organic fertilizer mixed with Trichoderma on the growth and development of Thai
plumeria flower (Adenium obesum) in Gia Lam, Ha Noi"
Major: Crop Science
Code: 60.62.01.10
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Compare some agro-biological features of five varieties of plumeria flower to find
the most suitable plumeria flower variety, improve the production quality and efficiency in
Gia Lam-Hanoi conditions.
Determine the effect of mixing ratio, the amount of Luc Than Nong organic
fertilizer mixed with Trichoderma in order to enhance the growth and development of
plumeria flower and minimize some diseases in the root zone of the plumeria flower in
Gia Lam - Hanoi.
Materials and Methods
Study materials include five varieties of Thai plumeria flower, including Hong
Phat, White edge pink, Multi-Red, Fade Pink, Simple Red (control); Luc Than Nong
organic fertilizer; Trichoderma fungus.
The experiment was conducted in the spring and summer-autumn crop of 2016. The
experiment evaluated a bio-agronomic feature of Thai plumeria flower varieties, therefore
found the breed with best growth and development features in Gia Lam - Hanoi climate,
also found the best mixing formula of Luc Than Nong organic fertilizer and Trichoderma
fungus for Thai Multi-Red plumeria flower.
Main findings and conclusions
1. Among the five Thai plumeria flower varieties included in the study, the Thai
Multi-Red plumeria flower showed the best growth and development, in which the tree
height growth was 8.4 cm / 75 days; For leaf, the highest was recorded (3.1 leaves / tree /
75 days); In terms of number of flowers / tree, flower durability: The Multi-red variety had
the highest flowering (7-9 flowers/cluster) and highest flower durability (7.5 ± 1 day).
Criteria observed was high and higher than the control, but had the lowest level of insect
and pest.
xii
2. The mixing ratio and the amount of Luc Than Nong organic fertilizer mixed with
Trichoderma fungus applied to the Thai Multi-Red plumeria flower had a significant effect
on the growth of height and length of branches level I. Tree height reached highest of
14.7cm / 75days, the branch level I length was 9.3cm / 75days when mixing 98% Luc Than
Nong organic fertilizer + 2% Trichoderma and apply 0.2kg / tree.
The bulb diameter of the Thai Multi-red plumeria flower was highest (3.5 cm / 75
days) in the treatment of mixture of 98% Luc Than Nong organic fertilizer + 2%
trichoderma and amount of 0 , 2 kg / tree, lowest in the treatment of mixture of 96% Luc
Than Nong organic fertilizer + 4% Trichoderma.
The highest leaf emergence rate was 4.0 leaves / tree / 75 days, the highest branch
growth rate was 2.2 branches / tree / 15 days at 98% Luc Than Nong organic fertilizer
mixed with + 2% Trichoderma and apply 0.2 kg / tree.
With the mixing rate of 98% of Luc Than Nong organic fertilizer + 2%
Trichoderma and the application of 0.2 kg / tree, the Thai Multi-Red plumeria flower had
the highest blooming rate (80%), highest flower size (Length of stalk: 1.0cm, diameter of
bud: 1.6cm, diameter of flower: 7.5 x 7.1 cm), longest flower life (8.1 flowers / day), the
highest number of flowers /cluster (7-10 flowers), the longest time from flower bud to
flower fade (34 days).
Thai Multi-Red plumeria flower were least infected by diseases with the rate of
mixing 98% of Luc Than Nong organic fertilizer + 2% of Trichoderma and application of
0.2 kg of fertilizer/tree.
xiii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây hoa sứ có tên khoa học là Adenium obesum thuộc họ Apocyanaceae,
thuộc nhóm cây mọng nước, và được mệnh danh là "hoa hồng sa mạc", được
trồng và phát triển ở nhiều nơi trong nước ta. Cây hoa sứ có thân cây và bộ rễ
đẹp, hoa rực rỡ, chịu hạn giỏi, dễ chăm sóc.
Cây hoa sứ ở Việt Nam có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt với điều
kiện khí hậu nóng ẩm, nắng nhiều khơng có mùa đơng q lạnh, đây là điều kiện
rất thích hợp cho cây sứ. Hiện nay, khu vực miền Bắc nói chung và khu vực Gia
Lâm - Hà Nội nói riêng đã có nhiều giống hoa sứ được du nhập vào tuy nhiên
việc sản xuất cây hoa sứ để làm cây cảnh, cây trang trí vẫn cịn hạn chế do chưa
có những nghiên cứu đánh giá nào chính thức để từ đó lựa chọn ra những giống
hoa sứ có những đặc tính thích nghi cao, có khả năng sinh trường phù hợp với
điều kiện sinh thái, làm cơ sở cho việc phát triển mở rộng và tạo vùng chuyên
canh sản xuất cây hoa sứ làm cây cảnh.
Tại Việt Nam người chơi cây cảnh không chỉ quan tâm đến vẻ đẹp của
hoa sứ mà còn chú ý đến vẻ đẹp của bộ củ của nó. Bộ củ của cây hoa sứ cần cung
cấp nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại rất dễ bị thối. Trong các kỹ thuật chăm sóc
cây hoa sứ thì kỹ thuật bón phân và việc xác định loại phân bón giữ một vai trị
quan trọng, đây là những nhân tố mang tính chất quyết định đến sự sinh trưởng
phát triển của cây hoa sứ. Bón đúng chủng loại phân bón và bón phân hợp lý sẽ
phát huy hết tiềm năng của cây. Trong những năm gần đây, trên thị trường có
nhiều loại phân bón lót, bón thúc, bón lá được sản xuất trong nước hoặc nhập nội
nhằm kích thích sinh trưởng, phát triển của cây hoa sứ theo mục đích của người
trồng, đã có một số tài liệu đề cập đến vấn đề bón phân cho cây hoa sứ nhưng
vẫn chưa có tài liệu nào chỉ ra loại phân bón phù hợp cho sự sinh trưởng, phát
triển của cây như tăng chiều cao, tăng số lá, tăng đường kính củ của cây.
Để cây hoa sứ phát triển mạnh và trở thành một loại cây chiếm ưu thế
trong thị trường hoa cây cảnh tại miền Bắc nói chung và khu vực Gia Lâm nói
riêng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “So sánh một số giống và ảnh hưởng
của phân Lục Thần Nông phối trộn với nấm Trichoderma đến khả năng sinh
trưởng phát triển giống hoa sứ Thái (Adenium obesum) tại Gia Lâm, Hà Nội”
1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu so sánh một số đặc điểm nông sinh học và sinh trưởng phát
triển của năm giống hoa sứ nhằm tìm ra giống sứ phù hợp nhất trong điều kiện
Gia Lâm- Hà Nội.
Xác định được ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn, lượng bón phân hữu cơ Lục
Thần Nông phối trộn với nấm Trichoderma nhằm tăng cường sự sinh trưởng,
phát triển của cây hoa sứ và hạn chế tối đa một số bệnh gây hại ở vùng rễ của cây
hoa sứ trồng tại Gia Lâm – Hà Nội.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3/2016 – tháng 12/2016
- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài nghiên ở điều kiện Gia Lâm – Hà Nội
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp các dẫn liệu khoa học về đặc điểm nông sinh học, sinh trưởng
và phát triển của 1 số giống hoa sứ và dẫn liệu khoa học về việc sử dụng phân
hữu cơ và nấm trichoderma đối với sự sinh trưởng, ra hoa của cây sứ Thái tại Gia
lâm – Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung thêm tài liệu tham khảo phục vụ
cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học về cây hoa sứ.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp vào việc lựa chọn ra giống hoa
sứ tốt nhất và xây dựng quy trình trồng và chăm sóc cây hoa sứ Thái sinh trưởng
tốt, ra hoa nhiều và đúng thời điểm cho hiệu quả cao làm động lực để phát triển
ngành trồng hoa nói chung, trồng cây hoa sứ nói riêng tại Hà Nội và các tỉnh ở
miền Bắc Việt Nam.
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY HOA SỨ THÁI (ADENIUM OBESUM
(FORSSK.) ROEM. & SCHULT.)
2.1.1 Phân loại thực vật học
Cây hoa sứ có tên khoa học: Adenium obesum (Forsk) Roem. & sch.
Trong hệ thống phân loại thực vật, cây hoa sứ được xếp vào lớp hai lá mầm:
Dicotyledonae, phân lớp cúc: Asteridae, bộ Long đởm: Gentianales, họ
Trúc đào: Apocynaceae, ở Việt Nam có khoảng 50 chi, 170 lồi. Cây hoa sứ cịn
có tên khác là sứ Sa Mạc, Sa Huệ, Desert Rose (tiếng anh), Rose
Du Desert (tiếng pháp), Chuan Chom (phiên âm tiếng Thái), Fook Hui Hwa
(phiên âm tiếng Hoa).
Có những người trồng hoa ưa thích sự phân loại rành mạch, từ cơng việc
chăm sóc hàng ngàn cây hoa sứ, họ đặt tên cho mỗi cây hoa sứ trong bộ sưu tập
của mình như là phân biệt từng giống khác nhau, ghi chép tỷ mỷ sự khác biệt
giữa hoa và lá, đặc tính phát triển nhưng cuối cùng cũng không thể tiến đến việc
đặt tên cho từng cây hoa sứ.
2.1.2. Phân loại theo cấu trúc và đặc tính của cây.
* Dịng Adenium obesum:
Cây cao, thân mảnh khảnh với bản lá rộng, bề mặt bóng lống phớt đỏ
nhẹ. Ra hoa vào mùa đông và xuân sau một khoảng thời gian lạnh khô, khi đem
vào vùng ấm, ẩm thì cây ngừng ra hoa. Hình dáng hoa rất đẹp với màu trắng lan
dần sang đỏ thẫm mọc khít từ đầu mút các cành nhỏ và tận thân chính. Cây rất
cứng cáp, đặc biệt nhiều hoa và phát triển khá tốt trong chậu.
Hầu hết các dòng sứ hiện nay đều có liên quan tới hai dịng:
A.multiflorum và A.somalense var. somalense, do người ta dùng hai dòng này để
tạo ra các hạt giống chuyên cho việc trồng trong chậu (Bùi Trang Việt, 2004).
* Dòng Adenium swazicum
Đây là dòng sứ được xem là khó trồng nhất, hoa có màu tím từ nhạt hoa cà
đến gần đỏ thẫm. Loại này được ưa thích bởi màu sắc đặc biệt của hoa, hoa nở
dày đặc tự nhiên. Sứ swazicum có thân khá mềm, các cành nhỏ và cuống hoa
nhiều khi rủ oặt xuống, tuy nhiên vẫn có thể chọn ra một vài loại có thân đứng
khá thẳng, cho hoa sậm màu với hình dáng hoa khá đẹp.
3
Cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa tạo ra được hạt của sứ
swazicum bởi việc thụ phấn của dịng sứ này là cực kỳ khó khăn do cấu trúc của
ống hoa hẹp và cứng, vì thế rất khó bộc lộ được phần nhụy mà không làm hỏng
cấu trúc của hoa. Cho dù có thụ phấn được thì “trứng” chỉ có thể dày dần lên mà
khơng bao giờ hình thành được trái bất kể thời gian bao lâu.
* Dòng Adenium arabicum:
Dòng sứ này khác biệt với các dòng sứ khác bởi cấu trúc thân nổi bật và
độ dày lá vượt trội rất mọng nước so với các dòng khác. Do đó, dịng cây
arabicum mang nhiều đặc tính của giống cây sa mạc nhất. Hạt sứ arabicum đặc
biệt khá to, nẩy mầm nhanh và cho ra những giống cây có thân cứng cáp, hình
dáng cây khá đa dạng. Cây cũng được gọi là cây sứ Vương miện (Crown) vì cấu
tạo củ và bộ cành mọc lên rất đều xung quanh củ nhìn rất giống chiếc vương
miện (Võ Văn Chi, 1969).
* Dòng Adenium somalense var. somalense:
Một cây sứ lớn dòng Adenicum somalense var. somalense, cây này trưng
bày tại Thái Lan và rao bán với giá 25000$. Đây là dòng sứ mạnh mẽ, cây cao và
phát triển rất nhanh thành một cây sứ khổng lồ đặc biệt trong điều kiện trồng trực
tiếp xuống đất vườn. Cây sứ này thuộc giống sứ có nhiều hoa và là cây hoa sứ
dùng để lai tạo ra hầu hết các giống cây hoa sứ khác trên thế giới. Một đặc tính
được truyền lại cho thế hệ cây lai sau này là trên lá có một đường gân đỏ chạy
dài xuống đến tận cuống lá.
* Dòng Adenium somalense var. crispum:
Đây là một dòng cây được lai tạo ra gần đây, được xem như một dòng phụ
của cây Adenium somalense, nó có nhiều điểm rất khác biệt với những dòng sứ
trên. Với kinh nghiệm bản thân, những nhà trồng sứ nhân giống vơ tính tại Mark
Dimit USA đã thu được rất ít cây giống, đa phần các cây này khó sống (có khả
năng do thuốc diệt nấm Macozeb). Điểm đột phá là tính rắn chắc của cây, hình
thái đặc biệt, bộ lá có gân nổi lên như cẩm thạch và rất nhiều hoa, những cánh
hoa có hình gợn sóng.
* Dịng Adenium bohemianum:
Đây là một dịng sứ khá đặc biệt, nó có hoa giống hoa cây A.swazicum, có
lá rộng bản, có thời gian ngủ (cuối thu cây rụng hết lá trong thời gian dài, khi
mùa xuân đến cây đâm chồi nảy lộc và ra hoa mới), hoa ít. Hiện nay cũng có một
số giống khá đẹp như màu đỏ nhung, vàng viền đỏ...
4
* Dòng Adenium oleifolium:
Đây là một dòng sứ rất mới, đòi hỏi điều kiện sống rất khắt khe nên
thường hầu như rất ít người trồng được cây này, ngay cả những vườn ươm cũng
rất ít thành cơng với loại cây này (Nguyễn Thị Hải, 2006).
2.1.3. Phân loại theo màu sắc của hoa.
* Màu trắng
Phần lớn các cây có màu trắng tinh khiết, dịng vơ tính bạch tạng đều
khơng có sắc tố đỏ (sắc tố đỏ hiện diện cực thấp trong cây) và hồn tồn khơng
có màu đỏ trong cuống và cánh hoa, trái có màu xanh lá cây và khơng có một tỳ
vết đỏ nào, hạt có màu trắng. Kích cỡ hoa thay đổi từ nhỏ đến lớn, với dòng vơ
tính đẹp nhất ln có kích thước hoa trung bình đến lớn mọc thành chùm như là
cây Moro Lok Dok của Thái. Vấn đề hay gặp phải với giống hoa màu trắng là
đặc tính cực kỳ nhạy cảm với những đốm mà nguyên nhân gây ra do tia nước,
đặc biệt hơn là thuốc trừ sâu và phân bón lá (kinh nghiệm của Muggle: Tất cả các
loại cây màu trắng tinh khiết đều gặp phải vấn đề này khi bị tia nước mạnh quá
hay thuốc trừ sâu, phân bón với nồng độ hơi cao là lập tức cánh hoa bị cháy dẫn
đến mất thẩm mỹ). Sự chọn lọc trong tương lai là tăng thêm các đặc tính có lợi
cho cây như dáng đẹp hơn, cành nhánh vững chắc hơn, hoa có tuổi thọ lâu hơn....
Nguyễn Thị Mai (2012).
* Màu đỏ, hồng
Một số dịng vơ tính, hoa khi mới nở ra có màu đỏ nhưng có sự chuyển
biến từ màu hồng đến đỏ theo sự thay đổi của nhiệt độ (dịng vơ tính này có thể
được gọi là “cây hoa sứ biến màu cảm ứng nhiệt”). Màu đỏ (dùng chung cho tất
cả các cây mang sắc tố đỏ), giống cây hoa sứ màu đỏ truyền thống có viền ngồi
màu trắng (có chữ Daeng đứng trước có nghĩa là màu đỏ ở Thái) nhưng tiếp tục
sự chọn lọc và nhân giống ở Đài Loan cho ra đời một số lượng lớn cây hoa sứ
với màu đỏ nhiều mức độ khác nhau. Từ đây ra đời nhiều bảng màu sứ với hy
vọng mô tả đầy đủ độ đậm nhạt của màu, một vài trong số đó thật sự khác biệt,
một vài giống khi nở có màu sẫm Nguyễn Thị Mai (2012).
Giống cây hoa sứ có hoa màu đỏ là loại dễ bị mắc tật mép cánh hoa bị đen
dưới trời nắng gay gắt và khơ. Chúng ta phải có cách chăm sóc đặc biệt đối với
loại này và thường bị khô hoa và cuống, dẫn đến việc khi hoa nở nhìn mất thẩm
mỹ. Một vài giống vơ tính đẹp như là cây Red Beauty.
5
* Màu tía
Hầu hết các giống sứ vơ tính màu tía đều là xuất thân từ cây sứ nguyên
thủy của Thái, tất cả giống sứ có chữ Muang có nghĩa là sử dụng cây hoa màu tía
để lai tạo. Chúng ta có những dịng vơ tính rất ít bị nhạt màu nhưng lại có hoa rất
nhỏ. Phần lớn các cây này có kích thước lớn, cây tăng trưởng nhanh, vì vậy cần
phải thay đất mỗi năm một lần (Nguyễn Thái Từ Nghiêm, 2013).
* Màu hỗn hợp
Những cây hoa sứ này nhìn thì rất cứng cáp và có những chuẩn mực riêng
biệt, có thể đó là hình ngơi sao ở giữa cánh hoa (phần màu trắng), hoặc giống hoa
cánh có viền (màu trắng với viền màu sậm hơn), hay là viền màu nhạt xung
quanh cánh hoa màu đậm hơn. Giống cây hoa sứ có màu hỗn hợp khác có thể sẽ
ra đời trong tương lai. Bông hoa với ngôi sao trung tâm như là giống Thiên Tú
(universal star) là một giống tạo ra từ giống sứ Thái nguyên thủy và màu sắc cơ
bản thể hiện trên cánh hoa và các cuống hoa.
Ngồi ra người ta cịn phân loại dựa trên hình dáng và màu của lá, nhưng
hiện nay tại Việt Nam thì chưa thấy có sự rõ nét về màu sắc và hình dạng lá
(Nguyễn Thị Hải, 2006).
2.2. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ
Cây hoa sứ có tên khoa học là Adenium obesum (thuộc họ Trúc đào –
Apocynaceae), còn được gọi là “hoa hồng sa mạc”, tên tiếng Anh là Desert Rose
(Hoàng Đức Khương, 2006). Có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của
vùng Đông và Nam Châu Phi, cũng như bán đảo Ả Rập, trải dài từ các nước Nam
Á và Ả Rập.
Cây hoa sứ du nhập từ Thái Lan vào Việt Nam cách đây khoảng 40 năm
(Nguyễn Tiến Bân, 1997). Cây hoa sứ khó trồng và phát triển chậm trong điều
kiện mát, lạnh (đặc biệt ở các nước ơn đới và hàn đới) (Hồng Đức Khương,
2006). Cây hoa sứ xuất hiện khắp nơi ở Việt Nam, nhưng xuất hiện nhiều chủ
yếu từ Huế trở vào Nam, miền Bắc cây hoa sứ khơng được phát triển do có điều
kiện khí hậu khơng thuận lợi, đây là một thị trường tiềm năng cho cây hoa sứ
phát triển (Nguyễn Tiến Bân, 1997).
2.3. VỊ THẾ VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG
Năm 1761, Pehr Frosskal (người Đức) phát hiện ra cây hoa sứ trong tự
nhiên trong một chuyến thám hiểm tới Ai Cập. Năm 1819, Johann J.Roemer và
6
Joesph A.Shultes đặt tên cho cây hoa sứ là Adenium. Như vậy, cây hoa sứ đã
được biết đến cách đây gần 300 năm. Cây hoa sứ tiếp tục phát triển, ở Thái Lan
người ta bắt đầu trồng cách đây hơn nửa thế kỷ sau đó du nhập vào Việt Nam
khoảng 40 năm nay.
Cây hoa sứ hiện có vị thế khá mạnh trên thị trường thế giới. Ở châu Âu và
châu Mĩ, cây hoa sứ đang dần thâm nhập đang thâm nhập và dần trở thành như
một nghề trồng hoa chủ đạo. Ở châu Á, các nước Ấn Độ, Thái Lan và Đài Loan
phát triển rất mạnh về trồng cây hoa sứ. Ở châu Mĩ và Hoa Kỳ là nơi tạo ra các
giống cây hoa sứ mới đầu tiên, tại đây do chi phí sản xuất cây hoa sứ rất cao nên
đa số các nhà vườn nhập khẩu trực tiếp cây từ Đài Loan, Thái Lan. Đài Loan là
nới mà rất nhiều giống mới được ra dời, cây hoa sứ và lan Hồ Điệp đang được
chú trọng phát triển (Nguyễn Thị Hải, 2006).
Vị thế cây hoa sứ ở Việt Nam có nhiều biến đổi, vào khoảng 10 năm trước
khi mới được nhập về các nghệ nhân Sài Gòn đánh giá là một giống kiểng quý
nên giá bán khá cao. Sau đó do kỹ thuật trồng phát triển, cây hoa sứ lại dễ trồng
và chăm sóc nên giá bán giảm xuống. Tại các nhà vườn Sa Đéc, trước đây được
trồng như một cây cảnh bình thường, nhưng từ khi các giống mới được nhập về
thì nhu cầu cần cây nguyên liệu để làm tháp ghép tăng cao nên cây hoa sứ đã
được đưa lên thành một loại cây chính và được một số nhà vườn trồng chuyên
biệt. Sau một thời gian, vào khoảng năm 2004 với số lượng sản xuất ồ ạt cây hoa
sứ lại bị mất giá, phải đến giữa năm 2005 mới có dấu hiệu tích cực về giá bán
(Hồng Đức Khương, 2006).
Cây hoa sứ có mặt khắp Việt Nam, nhưng tập trung chủ yếu từ Huế trở
vào Miền Nam. Ở Miền Bắc cây sứ không được thịnh hành do nhiều nguyên
nhân, tuy nhiên hiện nay đã có nhiều nhà vườn sản xuất cây sứ. Ở Miền Trung tại
các đền đài, lăng tẩm ở Huế ln có hai hàng sứ đặt ở mặt tiền để trang trí. Ở
Miền Nam là nơi cây hoa sứ phát triển nhất, TP Hồ Chí Minh là nơi nhập nhiều
các giống cây hoa sứ mới sau đó nhân ra và đưa đi các vùng khác.
2.4. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA CÂY HOA SỨ THÁI
2.4.1. Rễ cây
Cây hoa sứ có bộ rễ phát triển mạnh, tuy có cùng xuất xứ từ sa mạc
nhưng nó có bộ rễ mạnh hơn của cây xương rồng. Nhờ có bộ rễ đó mà cây sứ
được mập mạp, sung sức do lấy từ đất trồng đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như
7
muối khống nên mới khơng bị ngã đổ khi gặp mưa to gió lớn. Bộ rễ sứ gồm rễ
cái và rễ con. Rễ cái còn gọi là rễ cọc, là rễ chính mọc ra trực tiếp từ thân cây,
vừa to vừa dài, làm nhiệm vụ chống đổ cho cây. Rễ cái của cây hoa sứ không
đủ sức mọc thẳng xuống tận tầng đất sâu như nhiều giống cây khác, mà lại bò
ngoằn nghèo tầng đất mặt. Khi trồng trong chậu, rễ cái lâu ngày phình to, rồi do
yếu tố điều kiện ngoại cảnh hay con người tác động tạo nên nhiều hình thù rất
bắt mắt. Rễ con hay rễ nhánh là phần rễ nhỏ hơn mọc ra từ rễ cái, đầu rễ con có
rễ cám nhiều lơng tơ mịn màu trắng để hút nước và dinh dưỡng, rễ con luôn
mềm nên rất dễ bị dập, úng gây thối cho bộ củ, bộ rễ cây sứ. Rễ con tuy không
làm đẹp cho cả bộ rễ nhưng nó là một thành phần quan trọng của cây hoa sứ vì
nó là nơi tiếp nhận nguồn dinh dưỡng nuôi cây nhưng khi rễ con bị tổn thương
dễ dẫn đến bệnh thối củ sứ, lan sang rễ cái nên cần phải quan tâm đến rễ con.
Mặt khác, khi trồng chậu lâu ngày, rễ con mọc q nhiều và bị lan ra, nó sẽ bít
chặt các lỗ thoát nước ở đáy chậu khiến nước tưới bị ứ đọng, gây thối rễ chết
cây (Hoàng Đức Khương, 2006).
Cây hoa sứ trồng lâu cần được kiểm tra thường xuyên lỗ thoát nước,
thường kết hợp với mỗi lần sang chậu thay đất, uốn sửa bộ rễ theo ý muốn rồi
đôn dần lên mặt chậu cho rễ mọc lộ thiên. Đồng thời nên tỉa bớt những phần rễ
con mọc quá dài, các rễ con mọc không thẩm mỹ cũng bị cắt bỏ để giúp bộ rễ
được gọn, dùng sơn bơi kín vết cắt ở rễ cho chóng thành sẹo. Với cây sứ được
chơi theo dạng Bonsai, chơi gốc thì vẻ đẹp của bộ rễ chiếm 80% vẻ đẹp của cây,
đồng thời bộ rễ phát triển mạnh, to khỏe sẽ cho bộ cành, lá, hoa đẹp hơn (Phạm
Hoàng Hộ, 2008).
2.4.2. Củ
Cây hoa sứ nếu được trồng từ hạt giống sẽ có một phần lồi ra ở phần cổ rễ
gọi là củ sứ, nó là phần tiếp giáp giữa thân cây hoa sứ và bộ rễ. Còn cây trồng từ
cành giâm hoặc chiết, dù có trồng lâu năm cũng khơng ra củ được. Củ sứ được
hình thành từ khi hạt giống nảy mầm. Củ phình to, lồi hẳn ra ở cổ rễ và trồi hẳn
lên mặt đất, mang hình dáng giống như cái chai hay cái bầu nậm.
Xét về mặt dinh dưỡng, củ là cái kho dự trữ chất dinh dưỡng để nuôi cây
khi nguồn thức ăn có trong đất bị cạn kiệt. Do đó, chỉ cần nhìn vào thể trạng của
củ căng phồng hay nhăn nheo có thể biết được mơi trường dinh dưỡng của cây sứ
để cung cấp đủ cho cây. Ở những cây có củ to, đẹp do trữ nhiều nước và chất
dinh dưỡng thì bộ rễ thường khơng phát triển nhiều. Về mặt thẩm mỹ, củ tạo vẻ
8
đẹp và lạ cho cây, vì từ củ tạo nên rất nhiều hình dáng độc đáo, đơi khi phải
mường tượng mới hiểu nổi. Củ càng gợi nhìn càng có giá trị cao.
Cây hoa sứ hạt thường dễ thối hơn cây sứ cành do phần lớn nước và dinh
dưỡng nằm ở củ, nếu phần củ bị tổn thương sẽ dẫn đến thối, chết cây trong khi đó
ở cây sứ cành, nguồn nước và dinh dưỡng phân bố đều hơn ở các bộ phận như rễ,
thân nên chỉ thối úng từng bộ phận dễ xử lý hơn. Do đó, trồng sứ hột nên giữ gìn
phần củ cẩn thận, tránh va đập tạo thành vết thương (Dương Thiên Tước, 2001).
2.4.3. Thân
Thân là phần “xương sống” cho cây hoa sứ, đó là phần mọc lên từ đoạn cổ
rễ tiếp giáp với củ hoặc bộ rễ. Thân cây còn nhỏ màu xanh nhưng khi lớn có màu
xám mốc. Có dạng thân gỗ gồm nhiều khoanh, bên trong là mơ gỗ cứng và bên
ngồi là khoanh mang mủ, khi cắt ngang thấy xuất hiện một lớp keo trong, dần
chuyển sang màu đục trắng sữa. Mủ sứ rất độc, có hại cho mắt nếu lỡ để văng
vào. Tuy nhiên, cao chiết bằng ethanol từ nhựa sứ có hoạt tính độc với tế bào gây
ung thư biểu bì mũi, hầu ở người.
Trên thân mang nhiều cành, mỗi cành lại phân nhánh. Ở đầu cành, lá
mọc dày đặc, nếu khơng được cắt tỉa thì cành mọc dài ra, trơng yếu ớt dễ
ngã đổ. Để có cây có tán lá đẹp, cành nhánh cân đối với thân lùn mập, cứ sau
mỗi đợt hoa tàn, ta nên cắt bỏ nhánh để nảy ra nhiều cành và hoa hơn. Đặc
biệt với cây hoa sứ hột, cành – nhánh ít đâm ra từ thân cây nên nếu khơng cắt
ngang thân thì thân sẽ vươn cao lêu nghêu không thẩm mỹ, dễ ngã đổ (Nguyễn
Thái Từ Nghiêm, 2013).
2.4.4. Lá
Lá cây hoa sứ mọc thành vịng xoắn, chụm lại thành chùm ở phía trên của
ngọn cây, các lá đơn mép nhẵn, cấu trúc bóng như da, dài 5 - 15cm và rộng 1 8cm. Lá dày, mọng nước, thường có màu xanh bóng mọc so le, khơng có lá kèm.
Với nhiều giống cây hoa sứ mới hiện nay thì lá cũng khá phong phú về kiểu dáng.
Lá có thể trơn, láng hoặc có lơng tơ mịn, màu từ xanh đến nâu đỏ, đầu lá nhọn có
gai nhỏ hoặc bằng hay lõm trong, gốc lá hình tam giác. Lá thuôn dài, phiến lá
tương đối rộng, hệ gân lá hình lơng chim, gồm có gân chính nổi rõ, kết hợp với
nhiều gân phụ tạo thành bộ xương lá. Mỗi giống cây hoa sứ có màu lá và màu gân
khác nhau. Cây hoa sứ là loài cây mang tính sa mạc, lá già rụng đi nên phần cành
già trụi lá và chỉ còn lá mọc ở phần đầu cành (Nguyễn Danh Vàn, 2004).
9
2.4.5. Hoa
Hoa là yếu tố quan trọng của bất kỳ cây hoa sứ nào, có nhiều màu sắc
khác nhau: đỏ, trắng, hồng, tím, vàng... hoặc trắng hồng, đỏ đen, trắng tím hoặc
có viền... rất đa dạng. Hoa nở theo từng chùm hoa, mỗi chùm hoa có từ 5 đến 10
hoa; những giống nhiều hoa có thể có tới hơn 20 hoa mỗi chùm và nở dần, hơn
một tháng mới hết. Có những giống hoa nở đồng loạt một thời điểm (chùm hoa
dày bơng nhưng mau tàn) nhưng cũng có giống hoa nở dần từng hoa một (không
bắt mắt nhưng cây ln có hoa).
Hoa có cuống ngắn, dạng hình phễu. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5, tiền khai
hoa vặn, xếp thành chùm gồm nhiều chùm hoa đơn vị là xim, mọc ở đầu cành. Lá
đài thường có màu đỏ, có lơng mịn. Hoa có 5 thùy cũng có khi gồm 4, 6, 7, 8 thùy,
xếp xoắn ốc và hợp lại ở dưới thành ống tạo thành họng hoa, bên trong có lơng.
Họng hoa thường có màu vàng, đỏ, trắng, cam, xanh (Dương Thiên Tước, 2001).
Nhị dính trên ống, chỉ nhị ngắn có trung đới dài bằng chiều dài họng hoa
mang nhiều lơng và có màu sắc thay đổi tùy giống, bao phấn dài, nhọn, chụm lại
ở đỉnh hoặc dính với đầu nhụy. Hạt phấn rời có màu trắng đến vàng. Đầu nhụy
loe rộng hình nón cụt. Đĩa tuyến mật bao quanh bầu. Bầu dưới có 2 lá nỗn chỉ
gắn liền với nhau ở phần trên, trong mỗi lá nỗn có nhiều noãn đảo. Hoa thức
chung: K5C(5)A5G(2) (Võ Minh Tuấn, 2009).
2.4.6. Quả
Sau khi hoa được thụ phấn, thụ tinh; phần bầu sẽ phình to ra thành quả.
Quả thường mọc thành cặp có đơi như quả của cây Mai Chiếu Thủy nhưng cũng
có quả mọc thành 3 nhánh. Màu của quả khi còn non cũng tùy thuộc vào màu
hoa, hoa trắng thì quả xanh, hoa đỏ ra trái màu đỏ... Tùy giống mà thời gian đậu
quả cho tới ngày trái chín có khác nhau, thường thì trái chín sau khi thụ tinh 2 - 3
tháng. Trong quả có rất nhiều hạt.
2.4.7. Hạt
Tùy giống mà số hạt trong quả ít hay nhiều, với giống ít hạt nhất, mỗi quả
có khoảng vài chục hạt, cịn có giống nhiều hạt có thể chứa đến vài trăm hạt.
Trong quả có hai dãy hạt, khi tách rời ra thấy hạt, hai đầu hạt có hai chùm lơng
mịn giúp hạt phát tán đi xa khi trái chín. Hạt có kích thước to nhỏ tùy giống
(Sharma et al., 2015).
10
2.5. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY HOA SỨ THÁI
Giống như kiểng xương rồng, cây hoa sứ có nguồn gốc từ sa mạc, nên cây
có khả năng chịu nắng gắt rất tốt. Trồng ngoài trời nắng gắt từ sáng tới chiều, từ
tháng này sang tháng khác, cây không héo úa, khơng mất sức, trái lại cịn tươi tốt
hơn, hoa nở tươi màu hơn và sai hoa hơn. Vì vậy, cây hoa sứ rất thích hợp với
khí hậu vùng nhiệt đới, quanh năm nóng ẩm.
Tại Nam Bộ, trong năm số ngày nắng nhiều hơn ngày mưa nên nhiều vùng
trồng cây hoa sứ rất tốt. Những năm mưa hoặc vào những tháng mưa nhiều thì
cây ít hoa, và có thể thối rễ dẫn đến chết cây (Nguyễn Thị Hải, 2006).
2.5.1. Độ ẩm và lượng nước tưới
Cây hoa sứ tuy có nguồn gốc vùng sa mạc nhưng chúng lại ưa độ ẩm cao,
đặc biệt vào mùa mưa cây phát triển tốt nhất (nhưng dễ bị bệnh thối gốc và ít
hoa). Cây hoa sứ thuộc nhóm mọng nước nên khơng chịu úng nước, tuy cây phát
triển tốt trong ngày mưa có nắng nhưng sẽ rất hại nếu là mưa dầm nhiều ngày,
cây bị úng dễ dẫn đến thối củ và bộ rễ (ở Đài Loan và Ấn Độ ln phải đầu tư
vịm, mái nilong để tránh mưa). Cây có khả năng chịu hạn tốt, có thể khơng tưới
trong 1 - 2 tháng, tuy nhiên củ hoặc bộ rễ sẽ bị tóp đi vì mất nước và dinh dưỡng,
nhưng sau khi được tưới nước cây lại xanh tốt như trước. Do đó phải thường
xuyên tưới nước nhưng ở mức độ vừa phải (Hoàng Đức Khương, 2006).
Chất lượng nước cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Độ pH từ 5,5
– 6,5 là tốt, nước bị nhiễm sắt làm cây chậm phát triển, rễ bị chùn lại, lá không
xanh, nhỏ, quăn queo (Lê huy, 2009).
2.5.2. Gió
Nếu trồng ở nơi quang đãng thống mát khơng bí gió như trồng ngồi sân,
ngồi vườn, trên sân thượng, cây hoa sứ sẽ sinh trưởng tốt, phát triển mạnh. Ngược
lại nếu trồng vào nơi khuất gió, chung quanh có nhà cao tầng che chắn, hoặc ngay
việc trồng dưới hàng hiên, dưới tầng cây lớn che phủ thì cây hoa sứ sinh trưởng
kém, ra hoa ít, thân vươn cao, cành mọc dài... vì thiếu nắng, gió. Cây hoa sứ thích
hợp với mơi trường thơng thống tốc độ gió nhẹ khoảng 3m/s; gió to q tuy cây
khơng bị trồi gốc nhưng ảnh hưởng xấu đến hoa (Tijjani et al., 2011).
2.5.3. Ánh sáng
Cây hoa sứ ưa ánh sáng trực xạ, từ 70% - 80% ánh sáng chiếu trực tiếp
11