Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Thành phần côn trùng bắt mồi thuộc họ chân chạy (carabidae) trên rau họ hoa thập tự tại văn lâm, hưng yên năm 2016 2017; đặc điểm sinh học, sinh thái của loài chlaenius circumdatus brulle

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 93 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THÙY HƯƠNG

THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG BẮT MỒI
THUỘC HỌ CHÂN CHẠY (CARABIDAE) TRÊN RAU
HỌ HOA THẬP TỰ TẠI VĂN LÂM, HƯNG YÊN
NĂM 2016 - 2017; ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI
CỦA LOÀI CHLAENIUS CIRCUMDATUS BRULLE
Chuyên ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

60.62.01.12

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Trần Đình Chıến

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày … tháng .... năm 2017


Tác giả luận văn

Nguyễn Thùy Hương

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Để thực hiện và hồn thành tốt luận văn này, trước hết tôi xin gửi lời cám ơn sâu
sắc tới PGS. TS. Trần Đình Chiến đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Côn trùng, Khoa Nông Học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp
đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin cảm ơn ban Giám đốc, các cán bộ phòng Dự báo & chuyển giao Trung
tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày … tháng .... năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thùy Hương

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................... 4
2.1.


Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................... 4

2.2.

Nghiên cứu nước ngoài....................................................................................... 5

2.2.1.

Nghiên cứu về thành phần loài bọ chân chạy họ Carabidae ............................... 5

2.2.2.

Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ chân chạy bắt mồi
Carabidae ............................................................................................................ 6

2.3.

Nghiên cứu trong nước ..................................................................................... 11

2.3.1.

Nghiên cứu về thành phần loài bọ chân chạy họ Carabidae ............................. 11

2.3.2.

Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ chân chạy bắt mồi
Carabidae .......................................................................................................... 13

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 20
3.1.


Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu ...................................................... 20

3.1.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 20

3.1.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................... 20

3.1.3.

Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu ........................................................................ 20

3.2.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 21

iii


3.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 21

3.3.1.

Ngoài đồng ruộng ............................................................................................. 21


3.3.2.

Trong phịng thí nghiệm ................................................................................... 22

3.3.3.

Nghiên cứu đặc điểm hình thái của loài bọ chân chạy cánh
viền trắng C. circumdatus ................................................................................. 23

3.3.4.

Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài bọ chân chạy C. circumdatus ............ 24

3.3.5.

Phương pháp nghiên cứu khả năng ăn mồi của bọ chân chạy C.
circumdatus ...................................................................................................... 26

3.3.6.

Nghiên cứu khả năng ăn sâu tơ trên rau họ hoa thập tự của bọ chân chạy
cánh viền trắng C. circumdatus ........................................................................ 26

3.3.7.

Nghiên cứu khả năng sống sót các pha phát dục của bọ chân chạy viền
trắng C. circumdatus......................................................................................... 27

3.3.8.


Thí nghiệm khả năng nhịn đói của bọ chân chạy C. circumdatus trong
phịng ................................................................................................................ 27

3.4.

Các cơng thức tính tốn .................................................................................... 27

3.4.1.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 28

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 30
4.1.

Thành phần bọ chân chạy bắt mồi họ Carabidae trên rau họ hoa thập tự
năm 2016 – 2017 tại Văn Lâm, Hưng Yên...................................................... 30

4.2.

Diễn biến mật độ bọ chân chạy cánh viền trắng C. circumdatus. sâu tơ và
sâu xanh bướm trắng trên rau họ hoa thập tự năm 2016 – 2017 tại Văn
Lâm, Hưng Yên ................................................................................................ 32

4.2.1.

Diễn biến số lượng của trưởng thành bọ chân chạy cánh viền trắng
C. circumdatus, sâu tơ và sâu xanh bướm trắng trên su hào
(giống B40) 2016 tại Văn Lâm, Hưng Yên ...................................................... 33

4.2.2.


Diễn biến số lượng của bọ chân chạy cánh viền trắng C.circumdatus, sâu
tơ và sâu xanh bướm trắng trên cải xanh vụ xuân 2016 tại Văn Lâm,
Hưng Yên.......................................................................................................... 35

4.2.3.

Diễn biến số lượng của trưởng thành bọ chân chạy cánh
viền trắng C. circumdatus, sâu tơ và sâu xanh bướm trắng trên cải
bắp 2016 tại Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên ............................................... 38

4.3.

Đặc điểm hình thái của bọ chân chạy cánh viền trắng Chlaenius
circumdatus BRULLE ...................................................................................... 42

iv


4.4.

Đặc điểm sinh học của bọ chân chạy cánh viền trắng Chlaenius
circumdatus Brulle ........................................................................................... 47

4.4.1.

Thời gian phát dục và vòng đời của bọ chân chạy cánh viền
trắng C. circumdatus......................................................................................... 47

4.4.2.


Sức đẻ trứng của trưởng thành bọ chân chạy cánh viền trắng C.
circumdatus ...................................................................................................... 48

4.4.3.

Nhịp điệu sinh sản của bọ chân chạy cánh viền trắng C. circumdatus............. 49

4.4.4.

Khả năng khống chế một số lồi sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự của
bọ chân chạy cánh viền trắng C. circumdatus .................................................. 51

4.4.5.

Tỷ lệ sống sót qua các pha phát dục của bọ chân chạy cánh viền
trắng C. circumdatus......................................................................................... 53

4.4.6.

Đánh giá khả năng nhịn đói của bọ chân chạy cánh viền trắng C.
circumdatus ...................................................................................................... 54

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 56
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 56

5.2.


Kiến nghị .......................................................................................................... 57

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 58
Phụ lục .......................................................................................................................... 63

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BNNPTNT

: Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CT

: Công thức

cs.

: Cộng sự

0


: Độ C

C

NN

: Nông nghiệp

NXB

: Nhà xuất bản

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

PTNT

: Phát triển nông thôn

TB

: Trung bình

T0

: Nhiệt độ

TT


: Trưởng thành

RH %

: Ẩm độ

SN

: Sâu non

SĐT

: Sức đẻ trứng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Thành phần bọ chân chạy bắt mồi họ Carabidae, bộ Coleoptera trên
rau họ hoa thập tự năm 2016 tại Văn Lâm, Hưng Yên .............................. 30

Bảng 4.2.

Diễn biến mật độ Bọ chân chạy C. circumdatus sâu tơ và sâu xanh
bướm trắng trên su hào vụ Xuân năm 2016 tại Văn Lâm, Hưng Yên ...... 33

Bảng 4.3.


Diễn biến mật độ Bọ chân chạy C. circumdatus sâu tơ và sâu xanh
bướm trắng trên su hào vụ Đông năm 2016 - 2017 tại Như Quỳnh,
Văn Lâm, Hưng Yên .................................................................................. 34

Bảng 4.4.

Diễn biến mật độ bọ chân chạy C. circumdatus sâu tơ và sâu xanh bướm
trắng trên cải xanh vụ Xuân năm 2016 tại Văn Lâm, Hưng Yên ................... 36

Bảng 4.5.

Diễn biến mật độ Bọ chân chạy C. circumdatus sâu tơ và sâu xanh
bướm trắng trên cải xanh vụ Đông năm 2016 - 2017 tại Văn Lâm,
Hưng Yên ................................................................................................... 37

Bảng 4.6.

Diễn biến mật độ trưởng thành C. circumdatus, sâu tơ và sâu xanh
bướm trắng trên cải bắp vụ Đông sớm năm 2016 tại Tân Quang, Văn
Lâm, Hưng Yên.......................................................................................... 39

Bảng 4.7.

Diễn biến mật độ trưởng thành C. circumdatus và sâu tơ trên cải bắp vụ
Đông muộn năm 2016 - 2017 tại Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên............... 41

Bảng 4.8.

Kích thước các pha của bọ chân chạy C.circumdatus ............................... 45


Bảng 4.9.

Thời gian phát dục và vòng đời của bọ chân chạy C. circumdatus ........... 47

Bảng 4.10. Sức đẻ trứng của trưởng thành bọ chân chạy C. circumdatus ................... 48
Bảng 4.11. Nhịp điệu sinh sản của bọ chân chạy C.circumdatus................................. 49
Bảng 4.12. Tỷ lệ sống sót các pha phát dục của bọ chân chạy C.circumdatus ............ 54
Bảng 4.13. Sức ăn sâu non sâu tơ tuổi 2 của bọ chân chạy C. circumdatus ................ 51
Bảng 4.14. Tính lựa chọn thức ăn của trưởng thành cái C.circumdatus ...................... 53
Bảng 4.15. Khả năng nhịn đói của trưởng thành C. circumdatus ................................ 55

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1.

Chân chạy cánh viền trắng (Chlaenius circumdatus Brulle) ................... 31

Hình 4.2.

Chân chạy đi cánh 2 chấm vàng nhạt (Chlaenius bimaculatus
Chaudoir) .................................................................................................. 31

Hình 4.3.

Bọ chân chạy đen (Harpalus sinicus Hope) ............................................. 32

Hình 4.4.


Chân chạy đi cánh hình mũi tên (Chlaenius micans Fabr) ................... 32

Hình 4.5.

Ấu trùng chân chạy ................................................................................... 32

Hình 4.6.

Diễn biến mật độ sâu tơ, sâu xanh bướm trắng và bọ chân chạy cánh
viền trắng C. circumdatus trên su hào vụ Xuân 2016 tại Như Quỳnh,
Văn Lâm, Hưng Yên. ................................................................................ 34

Hình 4.7.

Diễn biến mật độ sâu tơ, sâu xanh bướm trắng và bọ chân chạy cánh
viền trắng C. circumdatus trên su hào vụ Đông 2016 - 2017 tại Như
Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên .................................................................... 35

Hình 4.8.

Diễn biến mật độ sâu tơ, sâu xanh bướm trắng và bọ chân chạy cánh
viền trắng C. circumdatus trên cải xanh vụ Xuân 2016 tại Như
Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên. .................................................................. 36

Hình 4.9.

Diễn biến mật độ sâu tơ, sâu xanh bướm trắng và bọ chân chạy cánh
viền trắng C. circumdatus trên cải xanh vụ Đông 2016 tại Như
Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên. .................................................................. 38


Hình 4.10.

Mối quan hệ giữa mật độ sâu non sâu tơ và trưởng thành bọ chân
chạy cánh viền trắng C. circumdatus trên cải bắp vụ Đông sớm
2016-2017 tại Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên..................................... 39

Hình 4.11.

Mối quan hệ giữa mật độ sâu non sâu tơ và trưởng thành bọ chân
chạy cánh viền trắng C. circumdatus trên cải bắp vụ Đơng muộn
2016-2017 tại Tân Quang, Văn Lâm, Hưng n..................................... 41

Hình 4.12.

Trứng và ấu trùng bọ chân chạy cánh viền trắng Chlaenius
circumdatus Brulle .................................................................................... 42

Hình 4.13.

Trứng C. circumdatus ............................................................................... 45

Hình 4.14.

Ấu trùng tuổi 1 C. circumdatus................................................................ 45

Hình 4.15.

Ấu trùng tuổi 2 C. circumdatus................................................................ 46


Hình 4.16.

Ấu trùng tuổi 3 C. circumdatus................................................................ 46

Hình 4.17.

Nhộng C. circumdatus .............................................................................. 46

viii


Hình 4.18.

Trưởng thành đực C. circumdatus ........................................................... 46

Hình 4.19.

Trưởng thành cái C, circumdatus ............................................................. 46

Hình 4.20.

Nhịp điệu sinh sản của bọ chân chạy C. circumdatus............................... 50

Hình 4.21.

Ấu trùng tuổi 2 bọ chân chạy C.circumdatus ăn sâu tơ ............................ 52

Hình 4.22.

Trưởng thành bọ chân chạy C. circumdatus ăn sâu tơ .............................. 52


ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thùy Hương
Tên luận văn: Thành phần côn trùng bắt mồi thuộc họ chân chạy (Carabidae)
trên rau họ hoa thập tự tại Văn Lâm, Hưng Yên năm 2016 – 2017; đặc điểm sinh
học, sinh thái học loài Chlaenius circumdatus Brulle.
Ngành: Bảo vệ thực vật

Mã số: 60.62.01.12

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở xác định thành phần bọ chân chạy bắt mồi (Carabidae), đặc điểm sinh
học, sinh thái loài Chlaenius circumdatus Brulle, để phát huy tối đa khả năng phòng trừ
sâu hại trên rau họ hoa thập tự tại Văn Lâm, Hưng Yên năm 2016-2017.
Phương pháp nghiên cứu
Điều tra thành phần bọ chân chạy bắt mồi thuộc họ Carabidae trên rau họ hoa
thập tự theo phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp theo quy chuẩn QCVN
01-169: 2014/BNNPTNT. (BNN&PTNT, 2014).
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Chlaenius circumdatus Brulle.
thực hiện trong phịng thí nghiệm và ngồi đồng ruộng theo phương pháp của Trần Đình
Chiến (2002). Các chỉ số sinh học được xử lý và tính tốn trên phần mềm Microsoft
Excel và chương trình xử lý thống kê IRRISTAT 5.0
Kết quả chính và thảo luận
Thành phần bọ chân chạy bắt mồi thuộc họ CARABIDAE trên rau họ hoa thập
tự 2016 – 2017 tại Văn Lâm, Hưng Yên xác định được 9 loài trong đó 3 lồi chân chạy
xuất hiện phổ biến là lồi bọ chân chạy đi 2 cánh chấm trắng Chlaenius bioculatus

Chaudoir.; loài bọ chân chạy cánh viền trắng Chlaenius circumdatus Brulle; lồi bọ
chân chạy đen Harpalus sinicus Hope. Trong đó chân chạy cánh viền trắng Chlaenius
circumdatus Brulle là loài mới và xuất hiện phổ biến nhất.
Ni sinh học lồi bọ chân chạy cánh Chlaenius circumdatus Brulle ta thu được
kết quả về vịng đời của chúng là: trứng trung bình ấu trùng tuổi 1 trung bình 4,61± 0,08
ngày, ấu trùng tuổi 2 trung bình 3,71± 0,09 ngày, ấu trùng tuổi 3 trung bình 4,53 ± 0,08
ngày, nhộng trung bình 5,90 ± 0,12, trưởng thành trước đẻ trứng 10,29± 0,20 ngày,
vòng đời trung bình là 36,97 ± 0,24 ngày. Một trưởng thành cái bọ chân chạy cánh viền
trắng đẻ trung bình 47,15 ± 1,31quả.
Bọ chân chạy cánh viền trắng có khả năng tiêu diệt nhiều loài sâu hại khác nhau.
Trong 3 loài sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự là sâu non sâu tơ, sâu non sâu xanh
bướm trắng, sâu non sâu khoang thì sâu tơ là lồi bị tiêu diệt nhiều nhất.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thuy Huong
Thesis title: Survey on predatory insects species belong to family Carabidae
insects in Crucifer in Van Lam district, Hung Yen province in 2016 – 2017; studies on
biological and ecological characteristics of Chlaenius circumdatus Brulle
Major: Plant protection

Code: 60. 62. 01. 12

Education at organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives
Purpose of study: Finding list of Family Carabidae in Crucifer in Van Lam,
Hung Yen 2016 - 2017; density fluctuation of biological and ecological characteristics
of Chlaenius circumdatus Brulle.

Method of study
Monitoring the composition of insect pests was conducted according to the
national standard by QCVN 01-169: 2014/BNNPTNT (MARD, 2013)
Survey on predatory insects species of Crucifer insect pests of family
CARABIDAE; Coleoptera in Crucifer cropping 2016 – 2017 in Van Lam, Hung Yen.
Study on biological and ecological charateristics of Chlaenius circumdatus Brule.
according to Tran Dinh Chien 2002). The IRRISTAT 5.0 software EXCEL statistical
blocks used for agriculture were used to perform statistical analysis.
Surveillance of density fluctuation in Nhu Quynh commune, Tan Quang,
commune, Van Lam district, Hung Yen province.
Identify relative data diamondback moth and Chlaenius circumdatus Brule;
Eating capacity of Chlaenius circumdatus Brule on diamondback moth Crucifer.
Results and Discussions
The results showed that in Van Lam, Hung Yen there were 9 species of family
Carabidae on Crucifer in 2016 – 2017. Among them, Chlaenius circumdatus Brulle,
Chlaenius bioculatus Chaudoir.; Harpalus sinicus Hope.; were the most conmon
predacious species.
The biological characteristics of Chlaenius circumdatus Brule have resulted: the
eggs was 4,61± 0,08 days, the 1st instar was : 3,71± 0,09 days; the 2nd instar was: 4,53
± 0,08 days; the 3rd instar was: 8,22± 0,12 days; the pupae was 10,29± 0,20 days. The
lifecycle of Chlaenius circumdatus Brule was : 36,97± 0,24 days. The fecundity of
female was 47,15± 1,31 eggs.

xi


Eating capacity of Chlaenius circumdatus Brule on Crucifer were Plutella
xylostella Linnaeus.; Pieris rapae Linnaeus.; Spodoptera litura Fabr.; Chlaenius
circumdatus BRULLE prefer Plutella xylostella Linnaeus. More than Pieris rapae
Linnaeus.; Spodoptera litura Fabr.;


xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rau xanh là thực phẩm được sử dụng hàng ngày trong mỗi gia đình, làm
nguyên liệu cho sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng
rau của người tiêu dùng, diện tích trồng rau của cả nước tăng lên nhanh chóng.
Theo Bộ Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn thì tổng diện tích trồng rau các
loại trong cả nước năm 2015 là 887,8 nghìn ha sản lượng đạt 15,7 triệu tấn.
Mặt khác rau không những cung cấp đủ nhu cầu sử dụng trong nước mà còn
xuất khẩu sang các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
Trong cơ cấu gieo trồng, rau họ hoa thập tự trong đó có cải bắp, cải xanh,
su hào…chiếm tỷ lệ diện tích khá lớn và cung cấp gần 50% tổng sản phẩm rau cho
toàn xã hội. Rau họ hoa thập tự có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng gối vụ liên
tục, thu hoạch thành nhiều đợt không tập trung. Các bộ phận của rau họ hoa thập
tự mềm, chứa nhiều chất dinh dưỡng nên thường xuyên bị nhiều loài sâu hại gây
hại từ giai đoạn cây con đến khi thu hoạch kéo theo sự gây hại mạnh mẽ của dịch
hại như sâu xanh bướm trắng, sâu tơ, bọ nhảy, sâu khoang, rệp muội… gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng rau.
Để bảo vệ cho rau không bị sâu hại, mẫu mã rau đẹp, người nông dân đã
dùng nhiều biện pháp phòng chống sâu hại khác nhau nhưng chủ yếu dùng biện
pháp dùng thuốc bảo vệ thực vật. Việc sử dụng thuốc hoá học quá liều (2-3 ngày
phun 1 lần) không đảm bảo thời gian cách ly, thậm chí phun những loại thuốc có
độ độc cao, thuốc hạn chế sử dụng, không những gây ô nhiễm môi trường, phá
vỡ cân bằng sinh thái của ruộng rau, giảm số lượng các lồi cơn trùng có ích mà
cịn tạo nên tính kháng thuốc của sâu hại, làm tăng chi phí sản xuất. Việc để lại
dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản đã và đang là vấn đề nhức nhối,
gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng khi sử dụng các loại thực phẩm là

rau xanh đặc biệt là rau họ hoa thập tự, và là trở ngại lớn trong việc xuất khẩu rau
trong nước sang nước ngồi.
Trong nhiều năm qua, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ
giữa cây trồng, sâu bệnh hại và thiên địch nhằm xây dựng lên mối quan hệ sinh
thái bền vững. Đặc biệt trong hệ sinh thái cây rau, một loại cây trồng có giá trị
kinh tế cao cần được xây dựng một mơ hình sản xuất rau an toàn, năng suất cao,
phẩm chất tốt, an toàn với con nười và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quốc tế cho thị
trường xuất khẩu.

1


Việc sử dụng các loài thiên địch bắt mồi hạn chế sâu hại là một trong
những biện pháp quan trọng, đặc biệt đối với các lồi sâu hại khó phịng trừ và có
biểu hiện kháng thuốc. Biện pháp sinh học được sử dụng như biện pháp cốt lõi
trong hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pest Management: IPM).
Biện pháp sinh học tránh được những tiêu cực do biện pháp hóa học gây ra, bảo
tồn và khích lệ sự phát triển các loài thiên địch của dịch hại. Các loài thiên địch
trên đồng ruộng như họ chân chạy Carabidae sử dụng các loài sâu tơ, sâu khoang,
sâu xanh bướm trắng… làm thức ăn góp phần điều hịa số lượng các lồi sâu hại,
nhằm giảm bớt lượng thuốc hóa học sử dụng trong sản xuất rau họ hoa thập tự.
Từ ý nghĩa thực tiễn đó để thực hiện tốt quy trình sản xuất rau an tồn theo
hướng thực hành Nơng nghiệp tốt (GAP), chúng tôi thực hiện đề tài:
“Thành phần côn trùng bắt mồi thuộc họ chân chạy (Carabidae) trên rau
họ hoa thập tự tại Văn Lâm, Hưng Yên năm 2016 - 2017; đặc điểm sinh học, sinh
thái của loài Chlaenius circumdatus Brulle”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở điều tra xác định thành phần bọ chân chạy bắt mồi thuộc họ
Carabidae trong sinh quần rau họ hoa thập tự tại Văn Lâm, Hưng Yên. Nghiên

cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Chlaenius circumdatus Brulle, tìm hiểu
mối quan hệ giữa một số lồi sâu hại chính và bọ chân chạy bắt mồi C. circumdatus
trên đồng ruộng để phát huy tối đa khả năng phòng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự
tại Văn Lâm, Hưng Yên năm 2016-2017.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đề tài được nghiên cứu trên đối tượng thành phần bọ chân chạy bắt mồi
thuộc họ Carabidae trên rau họ hoa thập tự năm 2016- 2017.
-Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái lồi bọ chân chạy Chlaenius
circumdatus Brulle.
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa bọ chân chạy bắt mồi C. circumdatus với một số
loại sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự năm 2016 - 2017.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Xác định thành phần bọ chân chạy bắt mồi thuộc họ Carabidae trong sinh
quần rau họ hoa thập tự tại Văn Lâm, Hưng Yên năm 2016-2017; Nghiên cứu

2


đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Chlaenius circumdatus BRULLE, tìm hiểu
mối quan hệ giữa một số lồi sâu hại chính và bọ chân chạy bắt mồi C. circumdatus
trên rau họ hoa thập tự tại Văn Lâm, Hưng Yên năm 2016-2017.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung thêm dẫn liệu khoa học về thành phần loài bọ chân chạy
(Coleoptera: Carabidae) ở Văn Lâm, Hưng Yên tập trung trên quần thể rau họ
hoa thập tự. Những dẫn liệu khoa học này góp phần nghiên cứu tính đa dạng của
thành phần lồi họ chân chạy (Carabidae) vùng Văn Lâm, Hưng Yên.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề cập đến một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài Chlaenius
circumdatus Brulle, loài bọ chân chạy phổ biến trên sinh quần rau họ hoa thập tự;

góp phần làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các biện pháp quản lý dịch hại
tổng hợp trong hệ sinh thái nông nghiệp, bảo vệ cây trồng.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Rau là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như
protein, axit hữu cơ, vitamin và các chất khống, ngồi ra rau cịn là ngun liệu
và mặt hàng xuất khẩu có giá trị (Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi, 1999). Rau
họ hoa thập tự (Crucifera) là nhóm cây thực phẩm quan trọng cho lồi người trên
trái đất, nó được trồng phổ biến ở khắp Châu Âu, Địa Trung Hải, nơi được coi là
nguồn gốc của chúng. Nhóm rau này cung cấp trên 50% sản lượng rau hàng năm
trong cả nước, chúng cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể, các loại khống
chất, protein, vitamin A, B, C,…
Tất cả các lồi cây trồng bị nhiều loài sinh vật khác nhau phá hại, đây gọi
là sinh vật gây hại cây trồng. Khi chúng sinh trưởng và phát triển với mật độ cao
gây hại ảnh hưởng nghiêm trọng tới cây trồng thì được gọi là dịch hại. Trong tự
nhiên các sinh vật là kẻ thù của dịch hại cây trồng thì được gọi là thiên địch, đây
gọi là loài sinh vật sử dụng dịch hại làm thức ăn vì vậy chúng khơng có hại đối
với cây trồng. Trong sinh quần nơng nghiệp thì hai thành phần dịch hại và thiên
địch luôn tồn tại song song tồn tại và không thể thiếu được, khi một trong hai
thành phần này mất đi thì sẽ gây mất cân bằng sinh thái đồng ruộng. Khả năng
phát triển số lượng cá thể trong quần thể từng lồi cũng khơng giống nhau ngay
cả trong cùng một loài cũng khác nhau.
Ở những vùng trồng rau, một trong những khó khăn lớn nhất mà người
nông dân gặp phải trong sản xuất nông nghiệp đó là sự phá hại nghiêm trọng của
các lồi sâu hại. Trên rau họ hoa thập tự sâu tơ là loài sâu hại nguy hiểm ở nhiềm
nơi trên trên thế giới, đặc biệt là vùng Đông Nam Châu Á (Nguyễn Quý Hùng,

1995). Việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để phòng trừ sâu hại là biện pháp duy
nhất được nông dân áp dụng trong thời gian qua. Chủng loại thuốc trừ sâu nông
dân sử dụng rất đa dạng (Tào Minh Tuấn, 2008).
Với xu thế phát triển một nền nơng nghiệp bền vững, việc phịng trừ sâu
hại bằng biện pháp sinh học, nghiên cứu các loài thiên địch bắt mồi trên cây
trồng nói chung và đặc biệt là trên rau họ hoa thập tự nói riêng, là đối tượng để
các nhà khoa học quan tâm và đi sâu nghiên cứu. Xây dựng nền nơng nghiệp sinh
thái bền vững thì biện pháp phịng trừ tổng hợp (IPM) đóng vai trị quan trọng

4


trong cơng tác bảo vệ cây trồng. Nhiều cơng trình nghiên cứu cho thấy được hiệu
quả phòng trừ trên sâu hại rau họ hoa thập tự rõ rệt như nhện lớn bắt mồi, bọ rùa,
ong ký sinh, ruồi ăn rệp, bọ cánh cộc, bọ chân chạy, bọ đi kìm....
Các lồi côn trùng bắt mồi trong tự nhiên là một tài nguyên vô giá, dưới
những điều kiện nhất định, chúng luôn có vai trị quan trọng trong việc hạn chế
tối đa số lượng sâu hại.
Côn trùng bắt mồi thuộc họ chân chạy CARABIDAE nói chung và lồi bọ
chân chạy cánh viền trắng C. circumdatus là lồi bắt mồi có tác dụng trong việc
hạn chế số lượng rau họ hoa thập tự. Vì vậy việc nghiên cứu bọ chân chạy họ
CARABIDAE trên rau họ hoa thập tự là vấn đề cấp thiết hiện nay. Các kết quả
nghiên cứu sẽ cung cấp một số dẫn liệu khoa học cho việc tìm ra lồi thiên địch
bắt mồi mang lại hiệu quả trong phòng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự.
2.2. NGHIÊN CỨU NƯỚC NGỒI
2.2.1. Nghiên cứu về thành phần lồi bọ chân chạy họ CARABIDAE
Bọ chân chạy họ CARABIDAE (Coleoptera) là nhóm cơn trùng đã được
các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ giữa thế kỷ XVIII. Đến nay trên thế
giới đã biết nhiều về họ CARABIDAE, nghiên cứu về phân loại học họ
CARABIDAE vẫn phát hiện nhiều loài mới. Chlaenius là một chi lớn và đa dạng

chúng có nguồn gốc ở Palearctic (cả Châu Âu), phía đơng và bắc của châu Phi,
khu vực Afrotropical và Nearctic. Trên thế giới, có khoảng 1.000 lồi được cơng
nhận phần lớn chúng ở khu vực Afrotropical và Nearctic, ở Bắc Mỹ gồm 52 loài.
Kết quả nghiên cứu về thiên địch của sâu khoang hại lạc đã xác định được
48 loài chân chạy bắt mồi, trong đó ở Ấn Độ có 23 lồi, Nhật Bản có 8 lồi,
Trung Quốc có 7 lồi, Papua New Guinea và Tây Ban Nha đều có 4 lồi,
Indonesia và Autralia đều chỉ có 1 lồi (Rao and Wightman, 1994).
Vigna (1997) đã phát hiện nhiều loài cánh cứng chân chạy sống trong
hang động, lồi mới Guizhaphaenops zorzini Taglianti tìm thấy ở miền Nam
Trung Quốc sự phân biệt loài này vẫn chủ yếu dựa vào những đặc điểm hình thái.
Từ năm 1997 đến năm 1999, có 124 lồi tìm thấy tại trang trại trồng nho ở
Quebec, Canada. Trong đó xuất hiện một số loài phổ biến chiếm ưu thế Chlaenius
sericeus (Forster), Clivina fossor (L.), Amara latior (Kirby) và Harpalus
herbivagus. Hai loài mới định loại ở Châu Âu cũng xuất hiện phổ biến tại Canada
giữa những năm 1997 và 1999: loài Harpalus rufipes (Duftschmid) và
Pterostichus vernalis (Panzer) (Henri Goulet et al., 2004).

5


Sokolov and Watrous (2008) đã mơ tả lồi mới Anillinus aleyae Sokolov
and Watrous (CARABIDAE: Trechinae: Bembidiini) cho khu vực Ozark, Hoa Kỳ.
Theo Hrdlicka (2009), ở khu vực Đông Á đã tìm ra 6 lồi mới của giống
Brachinus, trong đó Trung Quốc có 3 lồi, Việt Nam có 1 lồi, Lào có 1 lồi và
Indonesia có 1 lồi. Đây là những cơng bố bổ sung về thành phần lồi trong khu
vực cho tộc Brachinini của tác giả Chaudoir (1876), Andrewes (1935), Jedlicka
(1963).
Họ chân chạy CARABIDAE là một trong những họ có số lượng lồi lớn,
chúng được tìm thấy trong tất cả các vùng địa lý và môi trường ngoại trừ khu vực
cùng cực quả đất (Hackel and Farkac, 2012).

2.2.2 Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ chân chạy bắt mồi
CARABIDAE
Bọ chân chạy là một nhóm vơ cùng đa dạng của bộ cánh cứng
(Coleoptera) gồm khoảng 34.000 loài trong số 1.927 chi trên toàn thế giới.
Chúng xuất hiện gần như tất cả trên các châu lục thu hút bởi hình dạng và màu
sắc sặc sỡ. Theo King (1919) một trong những điều bất ngờ khi nghiên cứu về bọ
chân chạy thì một số lồi của giống Chlaenius thường tập trung lại đẻ trứng và đẻ
trên mặt đất, bọc trong đất sét hoặc bùn và đẻ ở một nơi cao trên các lá cây và
cây bụi.
Kazuo (1956) ghi nhận con cái 5 loài Chlaenius inops Chaudoir,
Chlaenius sericimican Chaudoir, Chalaenius pallipes Gebler, Chlaenius
circumdatus xanthopleurus Chaudoir và Chlaenius pericallus Redtenbacher đẻ
trứng trong ơ đất, thường có hình chứ nhật, trịn và thô trên bề mặt hoặc trên đá
cuội, lá cỏ hoặc cuống, thân cây cả chết, mảnh gỗ hoặc tre; các ô đất của C.
pallipes được xây dựng khéo léo và có một nắp mỏng đóng mở được. Các ấu
trùng nở muốn thốt ra, chúng tìm cách phá vỡ nắp mỏng đó ; có lẽ con cái đã
dùng đốt bụng thứ 8 và thứ 9 tham gia vào việc xây dựng ; ơ đất của lồi C.
circumdatus xanthopleurus và C. pericallus cũng giống như của loài C. pallipes,
nhưng kém tinh xảo hơn.
Ấu trùng họ CARABIDAE thường xuyên di chuyển chui rúc tự do và
thường trải qua 2 lần lột xác trước khi hóa nhộng trong đát. Ấu trùng tuổi 3 phát
triển đầy đủ sẽ chui vào đất để hóa nhộng ; nhộng thường tiết mùi khó chịu
(Kazuo, 1956).

6


Ở nhiệt độ 22-28ºC, lồi Calleida decora (Fabricius) có thời gian phát dục
của trứng là 4-6 ngày, ấu trùng là 12-18 ngày, nhộng là 4-6 ngày (Richman et al.,
1980). Trưởng thành lồi C. pallipes sau khi vũ hóa khoảng một tháng mới đẻ

trứng (Kazuo, 1956).
Kazuo (1956) nghiên cứu 5 loài Chlaenius inops Chaudoir, C.
sericimicans Chaudoir, C. pallipes Gebler, C. circumdatus xanthopleurus
Chaudoir và C. pericallus Redtenbacher, đã ghi nhận khi cho thức ăn cùng một
thời điểm là côn trùng và hạt ngũ cốc, pha trưởng thành bọ chân chạy bắt mồi chỉ
ăn các loại côn trùng nhỏ mà không ăn hạt ngũ cốc.
Theo nghiên cứu của Kuwayama and Oshima (1964) thì bọ chân chạy
Calosoma maderae chinense Kby. là lồi cơn trùng bắt mồi quan trọng trong việc
kìm hãm mật độ bộ cánh vảy (Lepidoptera) trên khắp nước Nhật và đặc biệt
phong phú ở Hokkaido. Họ đã quan sát chúng tấn công ấu trùng
của Agrotisypsilon (Hfn.),
A.
informis Leech,
A. segetum (Schiff.),
Radinogoes ( Athetis ) lugens(Stgr.) và Mamestra brassicae (L.) tuổi 5-6. Các
loại khác nhau của con mồi, trong đó có 42 lồi thuộc bộ Lepidoptera, 3 loài
thuộc bộ Coleoptera và 5 loài của bộ Orthoptera. Trong số 16 lồi bọ chân chạy
được tìm thấy có 5 lồi chiếm vị trí quan trọng: Chlaenius posticalis Motsch.,
C. pallipes Gebl., Carabus tuberculosus Dej., C. Granulatus yezoensis Bates và
Calathus halensis Schall.
Katiyar et al. (1976) khi nghiên cứu về thức ăn của chân chạy Chlaenius
bioculatus Chaudoir thấy rằng chúng thích ăn nhất lồi Polytella gloriosae F.
Một số lồi họ CARABIDAE đẻ trứng trong các khe nhỏ hoặc trong đất
tùy thuộc vào sự lựa chọn của con cái (Luff, 1978).
Khi nghiên cứu về cây phả hệ họ CARABIDAE trong rừng nước Anh cho
thấy số lượng các loài hoạt động về đêm nhiều hơn so với số loài hoạt động ban
ngày (Luff, 1978).
Họ CARABIDAE là bọn săn mồi tích cực, có thể ăn rất nhiều, ăn tất cả
các loại động vật khơng xương sống thân mềm cịn sống và có nhiều loài ăn cả
thực vật và động vật ăn xác thối (Luff, 1978).

Richman et al. (1980) cho rằng con cái loài trưởng thành lồi Calleida
decora (Fabricius) có tuổi thọ trung bình 230 ngày trong điều kiện nuôi nhốt.
Con cái pha trưởng thành lồi này có khả năng đẻ trung bình 800 quả trứng trong

7


điều kiện ni nhốt. Lồi Pterostichus madius ni trong phịng thí nghiệm, có
thời gian đẻ trứng từ tháng 8 đến tháng 10, mà đỉnh cao vào cuối tháng 8. Sức
sinh sản cao nhất của một con cái là 80 trứng/năm, đa số con cái chỉ đẻ số lượng
ít hoặc khơng đẻ trứng, do chúng thường bị nhiễm tuyến trùng ký sinh Mermis
nigrescens Dujardin. Trên đồng ruộng trung bình một con cái Pterostichus
madidus đẻ hơn 10 quả/năm (20-44 trứng/năm). Hầu hết con cái chết vào mùa
thu, nhưng khoảng 1/4 số lượng con cái trưởng thành có thể sống sót qua mùa
đơng và sinh sản trở lại trong mùa hè năm sau.
Theo Luff (1980), trong phịng thí nghiệm lồi Harpalus rufipes có tỷ lệ
hoàn thành từ trứng đến trưởng thành khoảng 30%.
Loài có lối sống chủ động về đêm thường có màu tối ; loài hoạt động ban
ngày biểu hiện màu sắc óng ánh (Dennison and Hodkinson, 1984).
Điều tra 1054 loài họ CARABIDAE và Cicindelidae trên phạm vi toàn thế
giới cho thấy 775 loài (chiếm 73,5%) được xác định đều dùng thức ăn là động
vật, 85 loài (8,1%) ăn thực vật và 206 lồi (19,5%) ăn tạp. Điều tra một quy mơ
nhỏ hơn cho thấy 27% của 362 loài họ CARABIDAE là động vật ăn thịt, 13%
loài ăn tạp, và 24% loài ăn hạt cỏ dại. Phân tích chi tiết hơn đã chỉ ra rằng kiểu
sống bắt mồi của họ CARABIDAE nói chung được đánh giá quá cao ; pha ấu
trùng ưa thích ăn thịt hơn nhưng bị hạn chết trong sử dụng đa dạng loại thức ăn ;
pha trưởng thành thể hiện rất rõ kiểu sống ăn tạp (Larochelle, 1990).
Theo Larochelle (1990), họ CARABIDAE có phổ vật mồi rộng. Ví dụ, vật
mồi của Anisodactylus sanctaecruscis là động vật chân đốt ; của Bembidion
quadrimaculatum là những lồi cơn trùng rất nhỏ (sâu non hại củ cải, cải bắp, cà

rốt, rệp đậu, sâu đục thân ngô,…)
Trưởng thành chân chạy thường hoạt động vào ban đêm. Hầu hết chúng
không sử dụng cánh nhưng một số ít có thể bay vào đèn vào ban đêm. Khi bị đe
dọa chúng thường tiết ra mùi khó chịu để xua đuổi kẻ thù (Bailey and Specialist,
1993).
Trong thời gian 3 năm (1994-1996) Melnychuk et al. (2003) đã sử dụng
bẫy để thu thập các loài bọ chân chạy ở các trang trại phía Tây Canada và bắt
được 51 lồi trong đó có một số lồi phổ biến như: Bembidion quadrimaculatum
Leconte, Bembidion obscurellum Motschulsky, Agonum placidum Say, Amara
littoralis Mannerheim, Bembidion nitidum Kirby.

8


Chen and Willson (1996) đã nghiên cứu thành phần bọ chân chạy trên cây
đậu tương bằng cách đặt bẫy năm 1992-1993 và tìm thấy 45 lồi trong đó có 5
lồi chiếm ưu thế. Các loài Pterostichus chalcites Say, Anisodactylus
sanctaecrucis F., Scarites substriatus Haldeman, và Agonum punctiforme (Say)
xuất hiện nhiều ở đầu vụ, loài Pterostichus stygicus Say là phổ biến hơn cả ở cuối
vụ. Điều kiện thời tiết, các mùa vụ trong năm là yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt
động, thành phần loài, sự phong phú của bọ chân chạy từ năm này sang năm
khác. Mật độ quần thể bọ chân chạy cũng phụ thuộc vào mật độ của sâu cuốn lá
đậu tương.
Bọ cánh cứng đã được nghiên cứu nhiều ở miền Bắc châu Âu và Bắc Mỹ,
nó là kẻ thù tự nhiên của nhiều sâu hại; tiềm năng của lồi này đã được ghi nhận
trong cả thí nghiệm đồng ruộng và trong phịng thí nghiệm. Đi sâu nghiên cứu về
chân chạy trên rau họ thập tự ngoài đồng ruộng, Suenaga and Hamamura (1998)
chỉ ra rằng có 13 lồi là thiên địch của sâu tơ. Thí nghiệm về khả năng ăn sâu tơ
cho thấy trưởng thành cái của loài C. micans, C. posticalis, P. planicollis và D.
halensis có thể ăn 21– 23 sâu/ngày. Các loài của chi Anisodactylus và Amara ăn

ít (< 4 con/ ngày). Harpalus tinctulus Bates và Chlaenius abstersus Bates có khả
năng ăn thấp nhất. Trong tồn bộ thời gian ấu trùng của C. micans và C.
posticalis ăn hết 191 và 92 sâu tơ. Ở tuổi 3 ấu trùng có sức ăn lớn nhất. Trưởng
thành C. micans, C. posticalis, và D. halensis là động vật ăn thịt có hiệu quả của
sâu tơ.
Suenaga and Hamamura (1998) chỉ ra rằng loài C. micans và C. posticalis
(đặc biệt là ấu trùng của các lồi) có thể là cơn trùng bắt mồi quan trọng đối với
ấu trùng sâu tơ (Plutella xylostella L.), chúng có tỷ lệ tiêu thụ vật mồi cao và khả
năng di chuyển trên các cây cả ở giai đoạn ấu trùng lẫn trưởng thành.
Loài Chlaenius velutinus Duftschmid xuất hiện nhiều ở phía nam của bán
đảo Iberia. Chúng được nghiên cứu về sinh học trong các phịng thí nghiệm, kết
quả điều tra ở khu vực Arenosillo thu được C. velutinus thường xuất hiện nhiều
vào mùa xuân, trong khoảng tháng 4 đến tháng 5, khả năng sinh sản cao, một con
cái có thể đẻ khoảng 10,05 quả, vịng đời khoảng 1 tháng khi nuôi trong điều
kiện nhân tạo (Cárdenas et al.,1999).
Suenaga and Hamamura (2000) khi nghiên cứu các loài bọ chân chạy hoạt
động theo mùa vụ trên cây cải bắp trong năm 1994 - 1995, thấy rằng trưởng

9


thành loài Chlaenius micans F. hoạt động vào tháng 5 đến tháng 7 và tháng 9 tuy
nhiên ấu trùng chỉ tìm thấy trong tháng 5 đến tháng 7. Thời gian hoạt động mạnh
của loài Chlaenius micans F. trùng với mật độ cao của ấu trùng sâu hại. Như vậy,
loài bọ chân chạy Chlaenius micans F. có thể kiểm sốt khả năng gây hại của
một số loài sâu hại cải bắp.
Brandmayr et al. (2004) đã nghiên cứu hành vi hung hăng và ăn thịt đồng
loại của ấu trùng các loài bọ cánh cứng thuộc chi Chlaenius, đặc biệt là loài C.
velutinus và Chlaenius spoliatus việc ăn thịt lẫn nhau có thể lên đến 20 - 50%,
hành vi này chịu sự chi phối của các yếu tố sinh thái (mật độ quần thể, thức ăn,

tần số các cuộc gặp gỡ).
Trong mùa vụ 2007, Oleg et al. (2011) đã nghiên cứu về mật độ Harpalus
rufipes tại làng Wilino (tỉnh Pomeranian). Số lượng mẫu Harpalus rufipes được
tìm thấy nhiều nhất trên ruộng lúa mỳ (60%), số lượng ít nhất trên đất hoang.
Trong suốt mùa vụ, số lượng cá thể cái chiếm ưu thế hơn so với cá thể đực. Kết
quả giải phẫu cho thấy 25 % số cá thể cái có trứng trong bụng và cao nhất trên
ruộng mới canh tác và ruộng lúa mỳ. Cũng trên các ruộng này, Oleg cho biết
trong ruột của Harpalus rufipes chứa nhiều thức ăn từ động vật nhất.
Liu et al. (2009) khi nghiên cứu về thành phần bọ cánh cứng (Coleoptera)
trong đất trong cảnh quan nông nghiệp ở Miền Bắc Trung Quốc đã phát hiện ra
tổng cộng 1055 cá thể thuộc 28 loài. Các loài phổ biến nhất là Chlaenius micans
và Scarites terricola Bonelli.
Elsayed and Nakamura (2010) cho biết bọ cánh cứng được tìm thấy ở 4
mơi trường sống khác nhau là ruộng lúa, bìa rừng, vùng đồng cỏ, và khu vực đầm
lầy của thung lung Satoyama, Nhật Bản. Năm 2007- 2008 đã thu được 1961 mẫu
thuộc 55 lồi từ 24 giống 15 họ phụ.Về kích thước các lồi chân chạy được chia
thành 3 nhóm: nhóm có kích thước nhỏ có chiều dài nhỏ hơn 5mm, nhóm có kích
thước trung bình có chiều dài nằm trong khoảng 5- 15mm và nhóm có kích thước
lớn có chiều dài cơ thể lớn hơn 15mm.
Chúng sống và hoạt động mạnh về đêm và sáng sớm, trong những bụi cỏ,
lá cây rậm rạp là nơi trú ẩn tuyệt vời giúp chúng có thể tránh được nguy hiểm và
ánh sáng mặt trời. Hầu hết bọ chân chạy số trên bề mặt đất trong khi có một số
lồi sống trong đất (Anillina), trong các hang động (Trechini, Harpalini), hoặc
trên các thảm thực vật (Zolini, Lebiini). (Larochelle and Lariviere, 2013).

10


2.3. NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
2.3.1. Nghiên cứu về thành phần lồi bọ chân chạy họ CARABIDAE

Trong nhiều năm qua, cơng tác nghiên cứu về thiên địch nói chung và về
họ chân chạy (CARABIDAE) nói riêng đã được nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân
quan tâm. Những nghiên cứu về khu hệ chân chạy bắt mồi ở Việt Nam chưa
nhiều.
Bộ cánh cứng (Coleoptera) là một trong những bộ cơn trùng có thành phần
lồi phong phú, trong đó có nhiều lồi có lối sống bắt mồi ăn thịt, là những cơn
trùng có lợi trong hệ sinh thái nơng nghiệp. Trong đó, bọ chân chạy
(CARABIDAE) là nhóm ăn thịt có vai trị quan trọng và phổ biến trong việc giữ
cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng và kiểm sốt dịch hại.
Một số cơng trình nghiên cứu bọ chân chạy CARABIDAE sống trên sinh
quần bơng, đay thì bọ chân chạy được xem là thiên địch quan trọng trong khống
chế số lượng rầy nâu hại lúa và các loài bướm hại lúa như sâu cuốn lá nhỏ, sâu
cắn gié,... (Nguyễn Xuân Thành, 1996).
Theo Lê Khương Thuý (1989) đó bước đầu nghiên cứu họ CARABIDAE
(Coleoptera) ở Việt Nam đó định loại sơ bộ được 75 lồi trong đó có 9 lồi mới
phát hiện lần đầu ở Việt Nam (nhiều lồi của CARABIDAE) có ý nghĩa kinh tế
đáng kể và đa số lồi ăn thịt và có ích.
Nghiên cứu về giống Ophionea (Coleoptera: CARABIDAE), Lê Khương
Thúy (1990) đã xác định được 3 loài O. indica, O. nigrofasciata và O. ishii và đã
đưa ra khóa định loại của các lồi này. Tác giả cũng đã đưa ra khóa định loại của
hai tộc Odacanthini và Driptini (Coleoptera: CARABIDAE) ở Việt Nam (Lê
Khương Thúy, 2001).
Theo Hà Quang Hùng và Vũ Quang Cơn (1990) cơng bố 18 lồi họ
CARABIDAE thu thập trên cây lúa và 5 loài trên cây đậu tương. Phạm Văn Lầm
(1994) đã công bố tộc Odacanthini (CARABIDAE) ở Việt Nam có 9 lồi, trong
đó ở Nghệ An có 2 loài là E.fuscipennis và Ophionea ishiii. Phạm Văn Lầm
(2000) đã thống kê được 52 loài chân chạy bắt mồi là thiên địch của sâu hại lúa,
trong đó có 15 lồi ghi nhận ở Nghệ An.
Trần Đình Chiến (2002) trong tổng số 30 họ (20 họ côn trùng và 8 họ
nhện) thu được trên đậu tương thì có 3 họ có số lồi phong phú nhất là họ chân

chạy CARABIDAE (30 loài) chiếm 28.85%, thứ 2 là họ bọ rùa Coccinellidae (16

11


lồi) chiếm 15.38%, họ bọ xít ăn sâu Reduviidae (7 lồi) chiếm 6.73%, cịn lại
các họ khác có số lồi ít hơn. Các loài phổ biến là Chlaenius bioculatus
Chaudoir, bọ chân chạy nâu đen 5 chấm trắng Stenolophus quinquepustulatus
Wiedemann, bọ chân chạy lưng 2 vạch chéo Callistomimus modestus Schaum,
bọ chân chạy chân trước dạng bàn tay Clivina westwoodi Putzeys, bọ cánh cộc
nâu Paedreus fusccipes Curt., bọ rùa đỏ Micraspis disccolor Fabr., bọrùa 6 vằn
Menochilus sexmaculata Fabr., nhện sói Lycosa pseudoannulata Boes et Str.,
nhện linh miêu Oxyopes javanus Thorell và nhện nhảy Bianor hotingchiehi
Schenkel.
Theo Park et al. (2006), ở Việt Nam có 187 lồi chân chạy bắt mồi phân
bố rộng trên nhiều loại cây trồng nông nghiệp tại nhiều vùng sinh thái khác nhau.
Theo Nguyễn Đức Hiệp và Vũ Quang Côn (2007), thành phần chân chạy
bắt mồi tương đối đa dạng trên đồng cây màu (lạc, đậu tương) ở Hà Nội. Đã ghi
nhận được 51 loài và phân loài thuộc 28 giống, trong đó có 8 lồi chưa phân loại
được. Các loài thường gặp gồm Tachys politus homostictus Bates, Stenolophus
quinquepustalus (Wied.), Platymetopus flavilabris (Fabr.) Pseudognathaphanus
punctilabris (MacLeay), Chlaenius bioculatus Chaudoir và C. bimaculatus
Dejean.
Kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Hằng, Hà Quang Hùng (2007) về côn
trùng bắt mồi trên đậu tương vụ đông-xuân năm 2006 tại Chương Mỹ, Hà Tây đã
phát hiện có 16 lồi thuộc họ CARABIDAE. Các lồi này là Chlaenius
bioculatus Chaudoir, C. circumdatus Brule, C. prafectus Bates, C. micans
Fabricius, C. inops Chaudoir, C. pallipes Gebler, Planttes punctiepes Andrewes,
Harpalus sinicus Hope, H. niigatanus Shaubeger, Scarites acutidens Chaudoir,
Clivina


westwoodi

Putzey,

Tachyura

laetifce

Bates,

Stenolophus

quinquepustulatus (Wiedemann), Drypta lineola Chaudoir, Ophionea indica
(Thuberg), Adacantha metallica Fairmaire.
Theo Nguyễn Thị Thanh và Nguyễn Thị Huyền (2013) trong số 47 lồi
cơn trùng bắt mồi trên rau họ Cải, bộ cánh cứng (Coleoptera) có 26 loài chiếm
55,32% tổng số loài xác định, chúng thuộc 4 họ: họ bọ chân chạy
(CARABIDAE) có số lồi nhiều nhất lá 12 lồi, họ bọ rùa (Coccinellidae) có 7
lồi, họ hổ trùng (Cicindeldae) có 3 lồi, họ cánh cộc (Staphilinidae) có 2 lồi, tự
đã ghi nhân nhiều lồi chân chạy là thiên địch quan trọng của sâu hại bộ cánh

12


×