Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Đánh giá khả năng phát triển điện gió nối lưới tại khu vực ven biển ninh thuận và bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------***------------

Đặng Thị Hải Linh

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN
ĐIỆN GIÓ NỐI LƯỚI TẠI KHU VỰC VEN BIỂN
NINH THUẬN VÀ BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------***------------

Đặng Thị Hải Linh

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN
ĐIỆN GIÓ NỐI LƯỚI TẠI KHU VỰC VEN BIỂN
NINH THUẬN VÀ BÌNH THUẬN
Chun ngành: Khoa học Mơi trường
Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. Hoàng Xuân Cơ



Hà Nội – 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong những năm học vừa qua, em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình
của các thầy cô giáo trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội,
đặc biệt là các thầy cô trong khoa Môi Trường. Em xin chân thành cảm ơn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới GS.TS Hồng Xn Cơ đã tận
tình hướng dẫn về mặt khoa học, học thuật cũng như kiến thức chun mơn cho em
trong suốt q trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sĩ này.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo
Việt Nam (REVN); Ban quản lý Dự án điện gió Phú Lạc; Cơng ty cổ phần điện gió
Trung Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như cung cấp thơng tin, tài liệu q báu
để em có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã ln ở bên, động
viên, ủng hộ em trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng

năm

Học viên

Đặng Thị Hải Linh

i


DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Giải nghĩa

BCT

Bộ Cơng Thương

BTC

Bộ Tài Chính

BXD

Bộ Xây Dựng

EVN

Tập đồn Điện lực Việt Nam

IRENA

Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế (International Renewable
Energy Association)

KTTC

Kinh tế tài chính

NLG


Năng lượng gió

NMĐG

Nhà máy điện gió



Quyết định

RECTERE

Trung tâm Năng lượng tái tạo và thiết bị nhiệt (Research Center for
Thermal Equipment and Renewable Energy)

REVN

Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam (Renewable energy
Vietnam)

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TP

Thành phố

UBND


Ủy ban Nhân dân

USD

Đô la Mỹ

VAT

Thuế giá trị gia tăng

VNĐ

Việt Nam Đồng

WWEA

Hiệp hội năng lượng gió thế giới (The World Wind Energy
Association)
ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Danh sách 10 quốc gia đứng đầu về tổng công suất lắp đặt trên thế giới
[26] ..............................................................................................................................5
Bảng 2: Danh sách các dự án điện gió nối lưới đang hoạt động tại Việt Nam
[21,18] .......................................................................................................................10
Bảng 3: Một số đặc tính của hai loại tua-bin FL-MD 77 và V100 ...........................24
Bảng 4: Khu vực tiềm năng phát triển điện gió tỉnh Ninh Thuận.............................30
Bảng 5: Vận tốc gió trung bình năm 2005 tại xã Phước Minh, huyện Ninh Phước

(cũ), Ninh Thuận (Đơn vị: m/s) .................................................................................33
Bảng 6: Số liệu gió đo được tại xã Phước Minh, huyện Trung Nam (mới), tỉnh Ninh
Thuận năm 2011-2012 (chu kì 1 năm) ......................................................................33
Bảng 7: Số liệu đo giá tại Tuy Phong, Bắc Bình và Tiến Thành tỉnh Bình Thuận ...36
Bảng 8: Số liệu đo gió (85m) tại Nhà máy điện gió Phú Lạc tại Thơn Lạc Trị, xã
Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2013- 2016........................37
Bảng 9: Số liệu đo gió ở độ cao 60m tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận năm
2005 ...........................................................................................................................37
Bảng 10: Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2020, tầm
nhìn đến năm 2030 ....................................................................................................52
Bảng 11: Những khó khăn, thách thức đối với phát triển điện gió nối lưới tại Việt
Nam ...........................................................................................................................56
Bảng 12: So sánh giá mua điện gió của Việt Nam và một số quốc gia [13] ............58
Bảng 13: Kết quả phân tích tài chính của dự án NMĐG Bình Thuận I [17] ...........59
Bảng 14: Hiệu quả đầu tư phát điện ở Việt Nam (UScents /1KWh) [12] .................62

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Tổng cơng suất lắp đặt điện gió trên thế giới qua các năm giai đoạn 20012016 .............................................................................................................................4
Hình 2: Cơng suất lắp đặt điện gió mới trên thế giới trong các năm từ 2001 đến
2016 .............................................................................................................................4
Hình 3: Danh sách 10 quốc gia có tổng cơng suất lắp đặt (phải) và công suất lắp
đặt mới (trái) về điện gió cao nhất thế giới năm 2016 ...............................................5
Hình 4: Bản đồ tốc độ gió tại Việt Nam ở độ cao 60m (trái) và 80m (phải) AGL .....9
Hình 5: Danh sách các dự án điện gió đang hoạt động và đang xây dựng tại Việt
Nam ...........................................................................................................................11
Hình 6: Bản đồ địa chính tỉnh Ninh Thuận ...............................................................14
Hình 7: Bản đồ địa chính tỉnh Bình Thuận ...............................................................17

Hình 8: Khảo sát thực địa tại Nhà Máy điện gió Phú Lạc, Bình Thuận ..................21
Hình 9: Đường cong công suất tua-bin Fuhrlaender FL MD 77 1,5MW (trái) và
Vetas V100 2MW (phải) ............................................................................................24
Hình 10: Quy trình phát triển điện gió ở Việt Nam ..................................................26
Hình 11: Chi tiết giai đoạn A chuẩn bị trong phát triển điện gió ............................27
Hình 12: Chi tiết giai đoạn B phát triển dự án điện gió ...........................................28
Hình 13: Chi tiết giai đoạn Thực hiện, vận hành & bảo dưỡng, dừng khai thác sử
dụng ...........................................................................................................................29
Hình 14: Tốc độ gió, hoa gió, tần suất gió tại Phước Minh, Trung Nam, Ninh Thuận
...................................................................................................................................35
Hình 15: Kết quả chạy WAsP về tốc độ gió trung bình tại Ninh Thuận ...................36
Hình 16: Tốc độ gió, hoa gió, tần suất gió tại Bình Thạnh, Tuy Phong, Ninh Thuận
...................................................................................................................................39
Hình 17: Kết quả chạy WAsP về tốc độ gió tỉnh Bình Thuận ...................................39
Hình 18: Sự phát triển của các thế hệ tua-bin theo thời gian...................................43
Hình 19: Kết quả AEP với tua-bin FL MD 77 tại Phước Minh, Trung Nam, Ninh
Thuận .........................................................................................................................43
iv


Hình 20:Kết quả AEP với tua-bin V100 tại Phước Minh, Trung Nam, Ninh Thuận
...................................................................................................................................44
Hình 21: Kết quả tính tốn AEP với tua-bin FL MD 77 (trái) và V100 (phải) (chạy
WAsP) cho Ninh Thuận .............................................................................................44
Hình 22: Kết quả AEP với tua-bin FL MD 77 tại Bình Thạnh, Tuy Phong, Bình
Thuận .........................................................................................................................45
Hình 23: Kết quả AEP với tua-bin V100 tại Bình Thạnh, Tuy Phong, Bình Thuận 46
Hình 24: Kết quả tính tốn AEP với tua-bin FL MD 77 (trái) và V100 (phải) (chạy
WAsP) cho Bình Thuận .............................................................................................46


v


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ I
DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ II
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... III
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ IV
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3
1.1.

TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG GIĨ ..................................................3

1.1.1.

Năng lượng gió .......................................................................................3

1.1.2.

Ứng dụng năng lượng gió trên Thế giới .................................................3

1.2.

KHÁI QUÁT NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG NĂNG LƯỢNG GIÓ ........6

1.3.
NAM

TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIĨ TẠI VIỆT

10

1.3.1.

Hiện trạng phát triển điện gió nối lưới tại Việt Nam ............................10

1.3.2.

Quy hoạch phát triển điện gió ...............................................................12

1.4.

TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ......................................13

1.4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội tỉnh Ninh Thuận .............13

1.4.2.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội tỉnh Bình Thuận ..............16

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................20
2.1.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................20

2.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................20


2.2.1.

Phương pháp chọn lọc, tổng hợp tài liệu thứ cấp .................................20

2.2.2.

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu .................................................20

2.2.3.

Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa, thu thập thơng tin ................21

2.2.4.

Phương pháp tính tốn mơ hình ............................................................22

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................26
3.1.

QUY TRÌNH XÂY DỰNG MỘT DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ ...........................26

3.2.
MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO PHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN
ĐIỆN GIÓ NỐI LƯỚI TẠI BÌNH THUẬN VÀ NINH THUẬN ............................29
3.2.1.

Tiềm năng năng lượng gió ....................................................................29

3.2.2.


Hiện trạng phát triển điện gió tại Ninh Thuận, Bình Thuận .................40
vi


3.2.3.

Cơng nghệ tua-bin gió phát triển ..........................................................41

3.2.4.

Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển điện gió .......................................48

3.3.
NHỮNG KHĨ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN ĐIỆN GIĨ
NỐI LƯỚI TẠI BÌNH THUẬN VÀ NINH THUẬN...............................................56
3.3.1.

Giá bán điện còn thấp ...........................................................................58

3.3.2.

Quy hoạch chưa đồng bộ ......................................................................60

3.3.3.

Nguồn nhân lực .....................................................................................61

3.3.4.


Nội địa hố cơng nghệ chưa theo kịp sự phát triển điện gió quốc gia ..62

KẾT LUẬN ..............................................................................................................64
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................66

vii


MỞ ĐẦU
Việc thỏa mãn nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng là một thách thức lớn
đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam như hiện nay thì nhu cầu về năng lượng ngày một gia tăng nhanh. Trong khi
đó, nguồn cung ứng năng lượng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là
sự cạn kiệt của nguyên liệu hóa thạch và giá dầu biến động. Điều này gây ra những
ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế của cả nước cũng như sinh hoạt
của nhiều hộ gia đình trên diện rộng. Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu khai thác
các nguồn năng lượng tái tạo có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã
hội của Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về năng lượng gió. Theo các kết quả
đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2001) thông qua một nghiên cứu được thực hiện
cho bốn quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được xác định là quốc gia
có tiềm năng gió lớn nhất so với các nước láng giềng trong khu vực như Lào,
Campuchia và Thái Lan. Trong khi Việt Nam có tới 8,6% diện tích lãnh thổ được
đánh giá có tiềm năng từ “tốt” đến “rất tốt” để xây dựng các trạm điện gió cỡ lớn thì
diện tích này ở Campuchia là 0,2%, Lào 2,9%, và Thái Lan 0,2%. Những khu vực
có tiềm năng lớn cho phát triển điện gió chủ yếu nằm ở vùng ven biển và cao
nguyên miền Nam Trung Bộ và Miền Nam của Việt Nam.
Ninh Thuận và Bình Thuận là hai tỉnh (khu vực) được đánh giá là có tiềm
năng năng lượng gió lớn nhất cả nước, đồng thời có nhiều điều kiện thuận lợi khác

để xây dựng những dự án điện gió nối lưới cũng như các cơ chế hỗ trợ của nhà
nước, những kinh nghiệm của những dự án đã xây dựng trước,… Vì những lý do
đó, tác giả chọn thực hiện đề tài “Đánh giá khả năng phát triển điện gió nối lưới
tại khu vực ven biển Ninh Thuận và Bình Thuận”.
Đề tài nghiên cứu: “Đánh giá khả năng phát triển điện gió nối lưới tại một
số khu vực ven biển Ninh Thuận và Bình Thuận” được thực hiện nhằm đạt được
những mục tiêu sau:
+ Xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu về Số liệu gió, tiềm năng năng
lượng gió tại Bình Thuận, Ninh Thuận.
+ Tính tốn sản lượng điện thu được hằng năm của một tua-bin khi lắp đặt
một số loại tua-bin phổ biến tại khu vực nghiên cứu trên mô hình WAsP.
+ Đánh giá khả năng phát triển điện gió nối lưới tại khu vực nghiên cứu
1


Nội dung nghiên cứu của luận văn bao gồm :
+ Tổng quan về năng lượng gió
+ Khái quát nghiên cứu tiềm năng năng lượng gió
+ Tổng quan hiện trạng phát triển điện gió tại việt nam
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hố, xã hội tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận
+ Quy trình xây dựng một dự án điện gió
+ Một số điều kiện thuận lợi cho phát triển các dự án điện gió nối lưới tại
Bình thuận và Ninh thuận: Tiềm năng năng lượng gió, hiện trạng phát triển
điện gió tại Ninh Thuận, Bình Thuận, Cơng nghệ tua-bin gió phát triển, Cơ
chế, chính sách hỗ trợ phát triển điện gió
+ Những khó khăn trong phát triển các dự án điện gió nối lưới tại Bình
Thuận và Ninh Thuận: Giá bán điện còn thấp, Quy hoạch chưa đồng bộ,
Nguồn nhân lực, Nội địa hố cơng nghệ chưa theo kịp sự phát triển điện gió
quốc gia


2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG GIĨ
1.1.1. Năng lượng gió
Gió được hình thành từ sự dịch chuyển các khối khơng khí từ nơi có nhiệt
độ, áp suất cao sang nơi có nhiệt độ và áp suất thấp do sự chênh lệch về nhiệt độ và
áp suất [31]. Bức xạ Mặt Trời chiếu xuống bề mặt Trái Đất không đồng đều làm
cho nhiệt độ và áp suất khơng khí tại các vùng trên Trái Đất là khác nhau như giữa
xích đạo và hai cực hay giữa mặt ban ngày và mặt ban đêm của Trái Đất.
Trái Đất xoay trịn cũng góp phần vào việc làm xốy khơng khí và vì trục
quay của Trái Đất nghiêng (so với mặt phẳng do quỹ đạo Trái Đất tạo thành khi
quay quanh Mặt Trời) nên cũng tạo thành các dòng khơng khí theo mùa. Ngồi ra,
do bị ảnh hưởng của hiệu ứng Coriolis nên khơng khí đi từ vùng áp cao đến vùng áp
thấp không chuyển động thẳng mà tạo thành các cơn gió xốy có chiều xốy khác
nhau giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu [31].
Năng lượng gió là động năng của khơng khí di chuyển trong bầu khí quyển
Trái Đất. Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời [10].
1.1.2. Ứng dụng năng lượng gió trên Thế giới
Năng lượng của gió được nhận biết thông qua các hiện tượng cụ thể như làm
diều bay lên, lay cây cối, làm dịch chuyển thuyền buồm, làm quay cối xay gió… Sử
dụng năng lượng gió là một trong các cách lấy năng lượng xa xưa nhất từ mơi
trường tự nhiên. Năng lượng gió đã được con người phát hiện và ứng dụng rất sớm
trong việc thay thế cho sức lao động của con người [12].
Sự ra đời của những chiếc cối xay gió đánh dấu bước phát triển đầu tiên
trong ứng dụng năng lượng gió, chuyển đổi từ động năng của gió thành cơ năng để
phục vụ cho việc xay ngũ cốc và bơm nước.
Công nghệ khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển và nhu cầu năng lượng
ngày càng tăng lên, do đó hướng nghiên cứu năng lượng tái tạo, trong đó có năng

3


lượng gió được chú trọng. Những nghiên cứu về năng lượng gió đã hình thành và
phát triển, đưa ra nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực như kinh tế, du lịch, chính trị…
Ngày nay, ứng dụng được quan tâm nhiều của năng lượng gió là sản xuất điện gió,
đặc biệt là từ sau cuộc khủng hoảng dầu lửa thập niên 70 thế kỉ 20.

Hình 1: Tổng cơng suất lắp đặt điện gió trên thế giới giai đoạn 2001-2016 [23]
Theo báo cáo Năng lượng gió thế giới năm 2016 của Hội đồng năng lượng
gió tồn cầu (GWEC- Global Wind Energy Council), tính đến cuối năm 2016, tổng
cơng suất lắp đặt điện gió trên tồn thế giới là 486,79GW, liên tục tăng nhanh qua
các năm (hình 1). Cơng suất lắp đặt mới điện gió ln đạt trên 35.000MW từ năm
2009, đặc biệt trong năm 2015, công suất lắp đặt mới lên tới 63.633MW (hình 2).

Hình 2: Cơng suất lắp đặt điện gió mới trên thế giới từ 2001 đến 2016 [23]

4


Bảng 1: Danh sách 10 quốc gia đứng đầu về tổng công suất lắp đặt trên thế giới
[26]
Tổng SCLĐ đến tháng
Tổng CSLĐ mới so với
STT
Quốc gia
12/2016
năm 2016
1


Trung Quốc

168.732

23.370

2

Mỹ

82.184

8.203

3

Đức

50.018

5.443

4

Ấn Độ

28.700

3.612


5

Tây Ban Nha

23.074

-

6

Anh

14.543

736

7

Pháp

12.066

1.561

8

Canada

11.900


720

9

Brazin

10.740

2.014

10

Ý

9.257

-

Hình 3: Danh sách 10 quốc gia có tổng cơng suất lắp đặt (phải) và công suất lắp
đặt mới (trái) về điện gió cao nhất thế giới năm 2016 [26]
Danh sách nhóm 10 quốc gia dẫn đầu về tổng cơng suất lắp đặt cũng như
công suất lắp đặt mới trong năm 2016 được thể hiện ở bảng 1 và hình 3.Từ năm
5


2009, Trung Quốc luôn là quốc gia dẫn đầu về tổng cơng suất lắp đặt điện gió trên
thế giới. Riêng năm 2016, công suất lắp đặt mới của Trung Quốc là 23.370MW,
đưa tổng công suất lắp đặt lên 168.732MW. Đáng chú ý là trong năm 2016, Hà Lan
và Thổ Nhĩ Kì tuy khơng nằm trong nhóm 10 nước đứng đầu về tổng cơng suất lắp
đặt điện gió nhưng hai quốc gia lại tập trung đầu tư vào phát triển điện gió, với tổng

cơng suất lắp đặt mới đứng thứ 5,6 trên thế giới.

1.2. KHÁI QUÁT NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG NĂNG LƯỢNG GIÓ
Bước đầu tiên trong việc phát triển dự án năng lượng gió ở một khu vực cụ
thể là đánh giá tiềm năng năng lượng gió, địi hỏi thơng tin về tốc độ gió của khu
vực đó [6]. Trên tồn thế giới, một số phương pháp đã được áp dụng để ước tính tốc
độ gió bao gồm các phương pháp dựa trên phân tích dữ liệu thống kê [15], mơ hình
dự báo sử dụng dữ liệu tốc độ gió của các trạm lân cận để ước lượng gió tốc độ của
trạm đích [7], qt radar vi sóng ("scatterometer") bằng vệ tinh và mơ hình
mesoscale trong khí quyển kết hợp với Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS) [27].
Việt Nam nằm trong khu vực gió mùa Đơng Nam Á. Trong năm có hai mùa
gió khác nhau về bản chất và có hướng thịnh hành trái chiều nhau. Vào thời kỳ lạnh
các khối khơng khí có nguồn gốc từ Sibêri tràn xuống phía Nam, khi xâm nhập vào
lãnh thổ nước ta gây ra gió mùa Đơng Bắc với hướng gió thịnh hành bắc - đơng bắc
[18].Vào thời kỳ nóng, những khối khơng khí có nguồn gốc xích đạo từ phương
nam thổi lên gây ra gió mùa Tây Nam với hướng gió thịnh hành là tây nam ở Nam
Bộ và Nam Trung Bộ, sau khi vòng qua biển thổi tới Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ gió
lệch sang hướng đơng nam. Căn cứ vào tần suất xâm nhập của hai hệ thống hoàn
lưu này vào các thời gian trong năm, có thể phân chia ra gió mùa đơng hay gió mùa
Đơng Bắc (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau), gió mùa hạ hay gió mùa Tây Nam (từ
tháng 5 đến tháng 9) [21]. Với cơ chế hồn lưu đó, việc nghiên cứu về tiềm năng
năng lượng gió nhằm cung cấp những thơng tin thiết yếu cho các nhà đầu tư điện
gió cũng như các nhà quy hoạch điện gió là vơ cùng quan trọng.
6


Trong những năm qua, một số nghiên cứu đã được tiến hành để đánh giá tài
nguyên năng lượng gió ở Việt Nam. Năm 2000, Ngân hàng Thế giới (WB) đã tiến
hành nghiên cứu để xây dựng Bản đồ Tài nguyên Gió cho bốn quốc gia Đơng Nam
Á bao gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam để hỗ trợ phát triển năng lượng

gió cho khu vực [8]. Sử dụng mơ hình mơ phỏng MesoMap, nghiên cứu đã ước tính
sơ bộ về tiềm năng năng lượng gió ở độ cao 65m so với mặt đất ở Việt Nam. Hơn
39% tổng diện tích đất của Việt Nam được ước tính có tốc độ gió trung bình năm
cao hơn 6m/s (tốc độ gió phù hợp cho hoạt động của các tua-bin gió lớn) ở 65m,
tương đương với cơng suất điện gió là 513,360MW. Tuy nhiên, tiềm năng năng
lượng gió của Việt Nam có thể bị đánh giá quá cao do mức độ không chắc chắn của
mơ hình, và thực tế địa hình khả thi để thi cơng [22].
Năm 2007, Tập đồn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tiến hành nghiên cứu
đánh giá nguồn năng lượng gió cho phát triển điện gió [32]. Nghiên cứu tiến hành
đo tốc độ gió ở độ cao 60m tại nhiều địa điểm nằm ở các tỉnh khác nhau của ba
miền Việt Nam. Trong ba khu vực, bờ biển miền Trung được đánh giá là có tiềm
năng năng lượng gió lớn nhất, tiếp theo là duyên hải Nam trung bộ. Tuy nhiên, tiềm
năng chỉ là con số ước tính do quy mô của nghiên cứu chỉ tập trung vào một số địa
điểm hạn chế.
Theo nhóm nghiên cứu của Tạ Văn Đa và nnk (2007)[8,15] cho thấy: Ở mặt
đất, tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam nhìn chung nhỏ. Trên phần lớn lãnh thổ
tổng năng lượng gió cả năm không vượt quá 200Kwh/m2. Chỉ trên các hải đảo, các vị
trí nằm sát biển và trên các núi cao mới có tiềm năng khả quan.
Ở các độ cao lớn, nhiều vùng trên lãnh thổ có tiềm năng rất phong phú.
Chẳng hạn, tại độ cao 60m trên mặt đất, Bắc Bộ là vùng nghèo năng lượng thì nhiều
nơi đã có tổng năng lượng năm lớn hơn 600Kwh/m2. Giá trị hơn 1000Kwh/m2 năm
có thể thấy trên khu vực tương đối rộng của Hồng Liên Sơn, cao ngun Mộc
Châu, phần phía đơng tỉnh Lạng Sơn kéo dài theo biên giới Quảng Ninh, duyên hải
và phần đồng bằng kế tiếp của Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình,... Trên

7


bờ biển Bắc Bộ, nhiều nơi tổng năng lượng năm có thể đạt tới 1300Kwh/m2. Ở
Trung Bộ, tổng năng lượng năm lớn hơn 900Kwh/m2 có trên dải bờ biển hẹp từ

Nghệ An đến các tỉnh khu vực Bình Trị Thiên. Vùng Tây Nguyên có tiềm năng rất
phong phú; giá trị tổng năng lượng năm lớn hơn 900Kwh/m2 phân bố trên khoảng
nửa diện tích của khu vực này, nhiều nơi tổng năng lượng năm lớn hơn
1400Kwh/m2 như Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Đắc Nơng, An Khê,... đặc biệt vùng có
tổng năng lượng năm lớn hơn 1300Kwh/m2 phía nam Tây Nguyên khá rộng lớn kéo
dài tới bờ biển Nam Trung Bộ. Duyên hải Nam Bộ có tiềm năng phong phú. Dải
duyên hải có tổng năng lượng năm lớn hơn 900Kwh/m2 tương đối rộng. Đặc biệt ở
phía tây Nam Bộ, dải năng lượng này nằm khá sâu trong đất liền. Tại nhiều vị trí
ven biển, tổng năng lượng năm tới hơn 1500Kwh/m2. Trên các hải đảo phía đơng
lãnh thổ, tổng năng lượng năm khoảng 900  1000Kwh/m2 ở gần bờ, tăng lên khi
xa bờ, tại Trường Sa là xấp xỉ 5000Kwh/m2 và Bạch Long Vĩ hơn 7000Kwh/m2.
Trên các đảo phía nam lãnh thổ, tổng năng lượng năm chỉ 800 
1200Kwh/m2[8,19].
Năm 2011, với sự hỗ trợ của WB, Bộ Công thương đã tiến hành một nghiên
cứu [6,20] để cập nhật bản đồ Tài nguyên Gió Việt Nam trước đây ở độ cao 80m [9]
bằng cách áp dụng một hệ thống mơ hình MesoMap tiên tiến với độ phân giải
không gian ngang 200m. Kết quả nghiên cứu cho thấy bờ biển Nam Trung bộ, đặc
biệt là các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận có tiềm năng lớn nhất về tài ngun gió
(Hình 4), chủ yếu là do sự dịch chuyển gió mùa, nhất là vào mùa hè, xung quanh
Đơng Nam Á. Tốc độ gió trung bình ở độ cao 80m ở những khu vực này được dự
báo đạt 6,5-7,5m/s. Các khu vực có tiềm năng năng lượng gió lớn thứ hai là vùng
Tây Ngun, phía tây tỉnh Bình Định dọc theo biên giới tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai,
nơi có tốc độ gió khoảng từ 5,5 đến 6,5m/s. Khu vực thứ ba đáng quan tâm là bờ
biển phía Nam, nơi có tốc độ gió trung bình được dự đốn là 5,0-6,0m/s. Thêm vào
đó, việc hút gió trên các dãy núi dọc theo biên giới Lào ở miền Trung sẽ tạo ra
những cơn gió tương đối tốt dọc theo các đường biên. Ngoài các khu vực này, phần
lớn các vùng cịn lại của Việt Nam có tốc độ gió thấp tương đối từ 3,0m/s đến
8



5,0m/s ở 80m [20]. Dựa vào kết quả nghiên cứu , diện tích đất có tốc độ gió trung
bình hàng năm lớn hơn 6m/s tại 80m được ước tính là 2.676km2 (khoảng 0,82%
tổng diện tích đất của Việt Nam) tương đương với gió cơng suất điện 26.763MWthấp hơn ước tính của World Bank 19.2 lần. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng so sánh này
không xem xét sự khác biệt về chiều cao của dữ liệu gió giữa hai nghiên cứu [21].

Hình 4: Bản đồ tốc độ gió tại Việt Nam ở độ cao 60m (trái), 80m (phải)[20]
Một số điều kiện để phát triển điện gió nối lưới tại Việt Nam cũng đã được
Hoàng Xuân Cơ và nnk (2015) nghiên cứu trong [7] dựa trên kinh nghiệm xây dựng
nhà máy Phong điện I Bình Thuận. Từ đó, Đặng Thị Hải Linh và nnk (2017) đã đưa
ra nghiên cứu xác định một số khu vực ven biển Việt Nam có khả năng xây dựng tổ
hợp điện gió-điện mặt trời [8].

9


1.3. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ TẠI VIỆT NAM
1.3.1. Hiện trạng phát triển điện gió nối lưới tại Việt Nam
Việc ứng dụng năng lượng gió ở Việt Nam hiện nay đang được chú trọng
đầu tư phát triển [19]. Đến cuối năm 2016, chỉ có 7 dự án điện gió nối lưới đã được
đưa vào sử dụng với cơng suất tồn bộ hoặc một phần như được tóm tắt trong bảng
2. Vị trí của các trang trại gió với cơng suất lắp đặt được thể hiện trong hình 5.
Bảng 2: Danh sách các dự án điện gió nối lưới đang hoạt động tại Việt Nam
[21,18]

STT

Dự án

Vị trí


Loại

Cơng suất
lắp đặt

Chủ đầu tư

(MW)
1

Dự án điện Đảo
Bạch Trong
gió
Bạch Long Vỹ, TP đất liền
Long Vỹ
Hải Phịng.

0.8

EVN, Hiệp hội
thanh niên Việt
Nam

2

Nhà

30

Cơng ty TNHH


Máy Huyện

Tuy Trong

Phong Điện Phong, Tỉnh đất liền
I
Bình Bình Thuận
Thuận

3

Điện
Gió Đảo Phú Quý, Trong
Phú Quý
tỉnh
Bình đất liền
Thuận

một thành viên
năng lượng tái tạo
Việt
Nam
(REVN)
6

Công ty Trách
nhiệm hữu hạn
Một thành viên
Năng lượng tái tạo

Điện lực Dầu khí
Việt Nam

4

Nhà
máy Xã Vĩnh Trạch Ngồi
99
điện gió Bạc Đông, TP Bạc khơi
Liêu
Liêu
(gần bờ)

Công ty Xây dựng
– Thương mại và
Du lịch Công Lý

5

Nhà

Công ty cổ phần

máy Huyện

Tuy Trong
10

24



điện gió Phú Phong,
Lạc
6

Bình

NMĐG
tại xã Hướng Trong
Hướng Linh Linh, huyện đất liền

Nhà

Phong điện Thuận

Bình Thuận
30

Hướng Hóa,
tỉnh Quảng Trị

2

7

tỉnh đất liền

Cầu

máy Xã Bắc Sơn, Trong


điện
Đầm Nại

Phong đất liền

gió Bắc

Cơng ty CP Tổng
cơng ty Tân Hồn

8

Cơng ty cổ phần
TSV (TP. Hồ Chí

(huyện Thuận

Minh) và Cơng ty

Bắc)

The Blue Circle



Tân
Phương



Hải,
Hải

(Singapore)
hợp

phối

(huyện Ninh
Hải) tỉnh Ninh
Thuận

Hình 5: Danh sách các dự án điện gió đang hoạt động, đang xây dựng tại Việt Nam
năm 2016 [30]

11


1.3.2. Quy hoạch phát triển điện gió
Tính đến năm 2017, Việt Nam chưa đưa ra quy hoạch phát triển điện gió trên
tồn quốc. Tuy nhiên, Thủ tướng chính phủ cũng đã phê duyệt Quy hoạch phát triển
điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 (chỉnh sửa năm 2016),
cũng như các quy hoạch điện gió của các địa phương có tiềm năng như: Ninh
Thuận, Bình Thuận, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng,…
Quy hoạch điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030
(chỉnh sửa năm 2016) [16] đưa ra mục tiêu phát triển cụ thể:
-

Đẩy nhanh nguồn điện từ năng lượng tái tạo (thuỷ điện, điện gió, điện
mặt trời, điện sinh khối,…), từng bước gia tăng tỷ trọng của điện năng

sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện.

- Đưa tổng cơng suất nguồn điện gió từ 140MW hiện nay lên khoảng
800MW vào năm 2020, khoảng 2000MW vào năm 2025 và khoảng
6000MW vào năm 2030. Điện năng sản xuất từ điện gió chiếm tỷ trọng
khoảng 0,8% vào năm 2020, khoảng 1% năm 2025 và khoảng 2,1%
trong năm 2030.
Để đạt được mục tiêu trên, Chính phủ cũng đã phê duyệt các quy hoạch tại địa
phương có tiềm năng gió lớn dựa trên những nghiên cứu về tiềm năng gió trước
đây. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh mục Dự án "Quy hoạch
phát triển điện gió Việt Nam" sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Chính
phủ Đức. Mục tiêu chính của Dự án là hỗ trợ phát triển cơng nghệ điện gió và khai
thác tiềm năng năng lượng gió; xây dựng cơ sở dữ liệu, quy hoạch nguồn năng
lượng gió cấp địa phương và quốc gia; nâng cao năng lực các cấp, các ngành trong
xây dựng, quản lý quy hoạch và đầu tư phát triển điện gió.
Dự án gồm 3 cấu phần: 1- Chương trình đo gió và đánh giá tiềm năng gió trên
cơ sở dữ liệu đo gió; 2- Hỗ trợ xây dựng một số báo cáo tiền khả thi và khả thi phát
triển dự án điện gió; 3- Hỗ trợ xây dựng và hồn chỉnh Quy hoạch phát triển điện
gió quốc gia và quy hoạch phát triển điện gió các cấp.
12


1.4. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội tỉnh Ninh Thuận
1.4.1.1.

Vị trí địa lý

Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Khánh
Hịa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đơng

giáp Biển Đơng [28]. Diện tích tự nhiên 3.358km2, có 7 đơn vị hành chính gồm 1
thành phố và 6 huyện. Tp. Phan Rang-Tháp Chàm là thành phố thuộc tỉnh, trung
tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh.
1.4.1.2.

Địa hình

Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam, với 3 dạng địa
hình: núi chiếm 63,2%, đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4%, đồng bằng ven biển chiếm
22,4% diện tích tự nhiên tồn tỉnh.
1.4.1.3.

Khí hậu, thuỷ văn

Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng khơ nóng,
gió nhiều, bốc hơi mạnh, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-270C, lượng mưa
trung bình 700-800mm ở Phan Rang và tăng dần đến trên 1.100mm ở miền núi, độ
ẩm khơng khí từ 75-77%. Năng lượng bức xạ lớn 160Kcal/cm2. Tổng lượng nhiệt
9.500– 10.0000C. Thời tiết có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11; mùa
khô từ tháng 12 đến tháng 9 năm sau. Nguồn nước ở Ninh Thuận phân bổ khơng
đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc và trung tâm tỉnh. Nguồn nước ngầm chỉ
bằng 1/3 mức bình quân cả nước.

13


Hình 6: Bản đồ địa chính tỉnh Ninh Thuận [28]
1.4.1.4.

Kinh tế, xã hội, tài nguyên


 Dân số và nguồn lao động
Dân số trung bình năm 2010 có 571 ngàn người. mật độ dân số trung bình
170 người/km2, phân bố khơng đều, tập trung chủ yếu vùng đồng bằng ven biển.
Cộng đồng dân cư gồm 3 dân tộc chính là dân tộc Kinh chiếm 76,5%, dân tộc Chăm
chiếm 11,9%, dân tộc Raglai chiếm 10,4%, còn lại là các dân tộc khác.
Dân số trong độ tuổi lao động có 365.700 người, chiếm khoảng 64%; tỷ lệ
lao động qua đào tạo đạt khoảng 40%. Cơ cấu lao động hoạt động trong lĩnh vực
nông, lâm, thủy sản chiếm 51,99%, công nghiệp xây dựng chiếm 15%, khu vực dịch
vụ chiếm 33,01% [28].
14


 Giáo dục- đào tạo.
Tồn tỉnh có 308 trường/ 2.721 phịng học phổ thơng các cấp học, trong đó
có 17 trường THPT/ 415 phịng học, có 27 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ
12,1%), có 85 trường mẫu giáo, nhà trẻ /531 phịng học. Hệ thống giáo dục phổ
thơng và nội trú đã hình thành ở tất cả các huyện, thành phố. Hệ thống các trường
đào tạo gồm: Phân hiệu Đại học Nơng Lâm Tp. Hồ Chí Minh tại Ninh Thuận,
Trường Cao đẳng Sư phạm, Trường Chính trị, Trung tâm ĐH2- Đại học Thủy lợi,
Trường Trung cấp Nghề, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp và dạy
nghề các huyện, thành phố có nhiệm vụ nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề
cho người lao động [28].
 Tài ngun đất
Tổng diện tích tự nhiên 3.358km2, trong đó đất dùng vào sản xuất nông
nghiệp 69.698ha; đất lâm nghiệp 185.955ha; đất nuôi trồng thủy sản 1.825ha; đất
làm muối 1.292ha; đất chuyên dùng 16.069ha; đất ở 3.820ha; đất sông suối và mặt
nước chuyên dùng 5.676 ha; còn lại đất chưa sử dụng.
 Tài nguyên biển
Bờ biển dài 105km, ngư trường của tỉnh nằm trong vùng nước trồi có nguồn

lợi hải sản phong phú và đa dạng với trên 500 loài hải sản các loại. Ngồi ra, cịn có
hệ sinh thái san hô phong phú và đa dạng với trên 120 lồi và rùa biển đặc biệt q
hiếm chỉ có ở Ninh Thuận. Vùng ven biển có nhiều đầm vịnh phù hợp phát triển du
lịch và phát triển nuôi trồng thủy sản và sản xuất tôm giống là một thế mạnh của
ngành thủy sản.
 Tài nguyên khoáng sản
- Khoáng sản kim loại có Wonfram, Molipđen, thiếc. Titan tại khu vực ven biển
với trữ lượng nhiều triệu tấn.
- Khoáng sản phi kim loại có thạch anh tinh thể, đá granite, cát thủy tinh, sét
gốm…
15


- Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng có đá granite với tổng trữ lượng khoảng
850 triệu m3, cát kết vôi trữ lượng khoảng 1,5 triệu m3; đá vôi san hô tập trung vùng
ven biển trữ lượng khoảng 2,5 triệu tấn CaO; sét phụ gia, đá xây dựng.
- Tiềm năng về khống bùn mới được phát hiện ở thơn Suối Đá, xã Lợi Hải,
huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, qua kết quả điều tra khảo sát của Liên đoàn
Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Trung thuộc Bộ Tài ngun và Mơi
trường, bùn khống có chất lượng tốt, khơng có chứa các chất độc hại, trữ lượng
bùn khống dự kiến khoảng trên 30.000 tấn, có thể tiếp tục điều tra, thăm dò và khai
thác sử dụng vào mục đích phát triển phục vụ loại hình du lịch kết hợp tắm ngâm
chữa bệnh.
1.4.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hố, xã hội tỉnh Bình Thuận
1.4.2.1.

Vị trí địa lý

Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam trung bộ Việt nam, với bờ biển dài
192 km từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná (Ninh Thuận) đến bãi bồi Bình Châu (Bà RịaVũng Tàu). Phía Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía

Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu [29]. Tổng diện
tích đất tự nhiên của Bình Thuận là 7.828km², với 192km chiều dài bờ biển và
52.000km² diện tích vùng lãnh hải.
1.4.2.2.

Địa hình

Địa hình Bình Thuận bao gồm 4 dạng cơ bản: núi thấp, gò đồi, đồng bằng,
đồi cát và cồn cát ven biển. Ngồi khơi có một số đảo, trong đó có 10 đảo của
huyện đảo Phú Quý, cách thành phố Phan Thiết 120km. Trên địa bàn tỉnh có một số
núi cao như: Đa Mi (1.642m), Dang Sruin (1.302 m), Ông Trao (1.222m), Gia Bang
(1.136m), núi Ông (1.024m) và Chi Két (1.017m). Một số nhánh mũi chạy ra sát
biển tạo nên các mũi La Gàn, Kê Gà, Mũi Né, Hòn Rơm và Mũi Nhỏ.

16


×