Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Spitzer: Thêm một vị lãnh đạo lạc lối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.66 KB, 4 trang )

Spitzer: Thêm một vị lãnh đạo lạc lối
Vụ bê bối của Eliot Spitzer vừa qua không phải là trường hợp hiếm hoi trong đó các
vị lãnh đạo phải trả giá đắt cho sai lầm của họ. Các nhà lãnh đạo cần rút ra kinh
nghiệm gì từ điều này

Có lẽ chúng ta không cần quan tâm nhiều tới
các chi tiết cụ thể trong câu chuyện của Eliot
Spitzer. Vì thực sự nó đã chấm dứt.
Lời thú nhận phạm tội không chút đắn đo của
Eliot đã vén bức màn sự thật về những lời đồn
đại, thêu dệt xung quanh sự nghiệp gây nhiều
tranh cãi của ông giống như hiệp sĩ giết rồng
thủa xưa.
Ngay buổi sáng sau khi biết tin, hầu như tất cả
mọi người đều phải băn khoăn với câu hỏi tại
sao.
Eliot Spitzer nguyên là Thống đốc NewYork.
Ngày 12/3, ông Eliot buộc phải từ chức vì một
vụ bê bối do dính dáng đến một đường dây gái
gọi. Vụ từ chức của Thống đốc Eliot Spitz
Tại sao một người đàn ông với một gia đình
tuyệt vời như vậy, một địa vị đáng mơ ước và
một danh tiếng được xây dựng theo đúng
những chuẩn mực xã hội cơ bản nhất lại làm
một điều dại dột đến thế?
er là
một trong những bê bối lớn nhất tại New York
và nó đang gây ảnh hưởng không nhỏ đối với
uy tín của đảng Dân chủ khi cuộc bầu cử tổng
thống đang đến gần. Tuy đã từ chức, nhưng
rất có thể ông sẽ phải đối mặt với những rắc


rối pháp lý trong thời gian sắp tới bởi vụ bê
bối của ông không những được đảng Cộng
hòa, mà cả đối thủ của cựu Đệ nhất phu nhân
Hillary Clinton lợi dụng triệt để.
Là người chuyên nghiên cứu về những trường hợp của các nhà lãnh đạo tồi, tôi thấy mình
cần phải khẳng định rằng sự dại dột không phải là vấn đề chính trong trường hợp này.
Đó thực chất là một dạng suy nghĩ không bình thường, nảy sinh khi những người lãnh
đạo này (ở một cấp độ ý thức nào đó) tưởng tượng rằng không có rủi ro nào có thể ảnh
hưởng được đến mình.
Trong cuốn sách “Bad Leadership: What It is,
How It Happens, Why It Matters” (TD: Lãnh
đạo tồi: Điều đó nghĩa là gì? Nó xảy ra như
thế nào, có ảnh hưởng ra sao?), tôi đã viết về
“những nhà lãnh đạo cư xử thiếu chừng mực”
hay những người lãnh đạo thiếu khả năng tự
kiểm soát, không thể hoặc không muốn kiềm
chế những ham muốn của họ.
Đáng tiếc là ở những người lãnh đạo, sự ham
muốn lại rất nhiều. Trong khi đó, không có
trường hợp nào vô dụng, bất cẩn và gây lãng
phí như trường hợp lãnh đạo cư xử thiếu
chừng mực, mà hiện tượng này lại đang xuất
hiện ngày càng phổ biến.
Đôi khi, việc thiếu khả năng tự kiểm soát có
liên quan đến vấn đề tiền bạc: Lòng tham
không đáy đối với tiền bạc từng đánh gục
không ít vị Giám đốc Điều hành minh mẫn.
Cuốn sách đúc kết kinh nghiệm
từ những nhà lãnh đạo thiếu chừng mực
Nguồn: hks.harvard.edu


Đôi khi điều đó lại liên quan đến quyền lực: Sự ham hố quyền lực không giới hạn có thể
làm hỏng tư cách của những người vốn đang nắm giữ các vị trí có ảnh hưởng quan trọng.
Và cũng có lúc, việc thiếu khả năng tự kiểm soát liên quan đến tình dục: Nhu cầu thỏa
mãn khi không được kiềm chế có thể khiến người ta quên hết mọi đạo đức xã hội.
Dĩ nhiên, các động cơ hay những nhu cầu ham muốn này luôn luôn tồn tại song song với
sự tồn tại của con người.
Điểm mấu chốt và khác biệt trong thời điểm hiện tại (hay lý do khiến cho việc chế ngự
bản thân trở nên quan trọng hơn bao giờ hết) chính là vai trò của công nghệ thông tin.

Trước sức mạnh của công nghệ thông tin
những người ở vị trí cần phải cẩn trọng và biết kiềm chế
Nguồn: uk-online-thanet.co


Công nghệ đã phản lại Spitzer và loan truyền thông tin về sự suy sụp của ông nhanh tới
mức làm cho mọi người trên trế giới ngay lập tức biết đến vụ bê bối này.
Hiện giờ, hầu như không có thông tin gì có thể coi là bí mật được nữa! Những người lãnh
đạo buộc phải tỉnh táo để ghi nhớ thực tế này. Nếu không, họ sẽ bị nghiền nát bởi sức
mạnh của thông tin truyền miệng cũng như các phương tiện truyền thông.
- Bài viết của Barbara Kellerman[1] trong chuyên mục "Conversation start" trên trang
Harvard Business Online -

HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông
VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực
tuyến.





[1]

Barbara Kellerman hiện là Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Lãnh đạo cộng đồng và là giảng viên bộ môn Chính sách xã hội tại Trường
Quản trị John F. Kenedy thuộc Đại học Harvard. Bà là người thành lập và là Giám đốc Trung tâm Quản lý xã hội của Trường Kennedy từ năm
2000 đến 2003. Từ năm 2003 đến 2006 bà công tác tại Trung tâm nghiên cứu quản lý. Bà là tác giả và là biên tập viên của một số cuốn sách
cũng như ấn phẩm chuyên về lĩnh vực quản lý và lãnh đạo. Một trong những cuốn sách nổi tiếng do bà chắp bút là Followership: “How
Followers Create Change and Change Leaders”.


×