Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

THÀNH NGỮ TRONG TRUYỆN THƠ LỤC VÂN TIÊN CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.35 KB, 52 trang )

DẪN NHẬP_____________________________________________________________4
1.

Lý do chọn đề tài________________________________________________4

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề_________________________________________5

3.

Phạm vi nghiên cứu______________________________________________7

4.

Phương pháp nghiên cứu__________________________________________8

5.

Cấu trúc tiểu luận________________________________________________8

NỘI DUNG______________________________________________________________9
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG__________________________________9
1.

Nguyễn Đình Chiểu và truyện thơ Lục Vân Tiên______________________9
1.1. Nguyễn Đình Chiểu____________________________________________9
1.1.1. Cuộc đời_________________________________________________9
1.1.2. Sự nghiệp thơ văn_________________________________________11
1.2. Truyện thơ Lục Vân Tiên_______________________________________12


2.

Khái quát về thành ngữ Tiếng Việt_________________________________15
2.1. Khái niệm và đặc điểm thành ngữ Tiếng Việt_______________________15
2.2. Nguồn gốc và quá trình hình thành của thành ngữ Tiếng Việt_________17
2.3. Cấu tạo và hân loại của thành ngữ Tiếng Việt______________________19

CHƯƠNG 2: THÀNH NGỮ TRONG TRUYỆN THƠ LỤC VÂN TIÊN CỦA
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU________________________________________________20
1.

Diện mạo của thành ngữ trong các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu____20

2.

Khảo sát tần số xuất hiện của thành ngữ trong truyện thơ Lục Vân Tiên

của Nguyễn Đình Chiểu______________________________________________22
2.1. Cơ sở khảo sát__________________________________________________22
2.2. Bảng khảo sát__________________________________________________23

1


3.

Đặc điểm thành ngữ trong truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình

Chiểu_____________________________________________________________33
3.1. Thành ngữ mang tính bình dân, giàu màu sắc khẩu ngữ_____________33

3.2. Thành ngữ mang tính địa phương Nam Bộ rõ nét___________________35
3.3. Thành ngữ chủ yếu tập trung thể hiện nội dung đạo đức, nhân nghĩa.__38
4.

Cách thức sử dụng thành ngữ của Nguyễn Đình Chiểu trong truyện thơ

Lục Vân Tiên_______________________________________________________41
4.1. Thành ngữ nguyên dạng_______________________________________41
4.2. Sự sáng tạo, linh hoạt của Nguyễn Đình Chiểu trong vận dụng thành ngữ
44
4.3. Sự phối hợp nhiều thành ngữ trong diễn đạt_______________________54
KẾT LUẬN_____________________________________________________________56
TÀI LIỆU THAM KHẢO__________________________________________________57

2


DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
1.1.
Trong những năm gần đây, việc tiếp cận và nghiên cứu các tác phẩm văn
học dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp và thành tựu nghiên cứu của ngôn ngữ học hiện
đại, cụ thể là theo hướng tiếp cận văn bản học, hệ thống cấu trúc, nghệ thuật ngôn từ đang
là một hướng mới và thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Thành ngữ là
đơn vị ngôn ngữ mang nhiều đặc trưng văn hóa của người Việt. Cùng với tục ngữ và ca
dao, thành ngữ đã góp phần tạo nên sự đa dạng trong cách sử dụng ngôn ngữ của người
Việt. Thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ quen thuộc và khơng thể thiếu trong lời ăn tiếng
nói hàng ngày của người dân Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở lời ăn tiếng nói hàng ngày
của người dân mà thành ngữ còn thường xuyên được các nhà văn, nhà thơ sử dụng như
một biện pháp nghệ thuật quen thuộc. Khi được sử dụng làm chất liệu nghệ thuật cho thi

ca, thành ngữ ít nhiều có sự biến hóa linh hoạt, tạo nên nét riêng cho tác giả và tác phẩm.
1.2.
Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) là một trong số những nhà văn lớn của
nền văn học Việt Nam. Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nhận định “Nguyễn Đình Chiểu
là ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ của dân tộc”. Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
đều là những bài học về nhân nghĩa, đạo đức, đều bộc lộ tấm lòng yêu nước thương dân.
Dù sáng tác trong cảnh mù lịa, nhưng ơng lại có một cái tâm sáng hơn người. Trong số
những tác phẩm tiêu biểu nhất phải kể đến truyện thơ Lục Vân Tiên là một trong những
sáng tác có sức sống lâu bền nhất của Nguyễn Đình Chiểu. Nhắc đến Lục Vân Tiên,
người ta nhớ đến ngay một câu chuyện nhân nghĩa được kể lại bằng một giọng văn chân
thật, gần gũi với nhân dân Nam Bộ. Khơng chỉ sử dụng từ ngữ bình dân, đời thường mà
Nguyễn Đình Chiểu cịn sử dụng nhiều chất liệu văn hóa, văn học dân gian để làm tăng
sức diễn đạt cho tác phẩm của mình. Trong đó, việc vận dụng một số lượng lớn các thành
ngữ vào Lục Vân Tiên với tần suất cao đã tạo nên nét đặc sắc trong cách diễn đạt của
Nguyễn Đình Chiểu.
1.3.

Chọn đề tài “Thành ngữ trong truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn

Đình Chiểu”, chúng tơi khơng tham vọng sẽ phân tích và đánh giá được hết giá trị của

3


việc sử dụng thành ngữ trong truyện thơ Lục Vân Tiên, cũng như vai trò của thành ngữ
trong việc tạo nên sức sống lâu bền trong nhân dân của tác phẩm này. Trong phạm vi khả
năng của mình, với đề tài này chúng tôi sẽ khảo sát số lượng và tần suất xuất hiện của các
thành ngữ trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ phân loại các
thành ngữ dựa trên cơ sỏ các thức sử dụng của Nguyễn Đình Chiểu trong tác phẩm Lục
Vân Tiên. Với đề tài này chúng tơi hy vọng sẽ góp một phần vào kho tài liệu nghiên cứu

và tìm hiểu về Lục Vân Tiên nói riêng cũng như về Nguyễn Đình Chiểu nối riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay, việc nghiên cứu về việc sử dụng các chất liệu văn học dân gian
nói chung và thành ngữ nói riêng trong truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
1. Hồng Dân – Nguyễn Đình Chiểu, cái mốc lớn trên tiến trình văn học Việt
Văn học.Trong bài viết này, Hồng Dân bàn về vấn đè ngôn từ trong các sáng
tác của Nguyễn Đình Chiểu. Về thành ngữ, ơng khơng nói riêng nhưng có nhắc
đến: “trong các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu ta có thể bắt gặp những từ
ngữ cửa miệng, những từ ngữ phương ngôn, những thành ngữ, tục ngữ, những
cách nói quen thuộc trong lối nói năng hàng ngày của đại chúng nói chung,
của nhân dân Nam Bộ nói riêng.”
2. Ngơ Thúy Nga, Trần Thị Minh Phương, Phan Minh Thúy – Tính bình dị
của ngơn ngữ Nguyễn Đình Chiểu trong tác phẩm “Lục Vân Tiên”. Trong
bài viết này, các tác giả không đi sâu nhận định, phân tích mà chỉ tiến hành
khảo sát ngơn ngữ trong Lục Vân Tiên. Theo như khảo sát của các tác giả này,
trong Lục Vân Tiên Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng 76 lần thành ngữ, 8 lần
quán ngữ, 7 lần lối nói so sánh ví von rút từ ca dao. Theo quan niệm của nhóm
tác giả này thì một số lối nói có tính chất so sánh, ví von như “ong bướm qua
lại”, “màn trời chiếu đất”… được quy vào thành ngữ; còn những cụm từ như:
“đau như dần”, “đỏ như son”, … thì quy vào quán ngữ.

4


3. Nguyễn Thạch Giang – Mấy nhận xét tổng quát về ngơn ngữ thơ văn
Nguyễn Đình Chiểu. Trong bài viết này, Nguyễn Thạch Giang đã đưa ra một
số nhận định về thành ngữ trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Trong đó có
nhắc đến việc Nguyễn Đình Chiểu sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của mình.
Theo ơng, Nguyễn Đình Chiểu đã vận dụng rất nhiều thành ngữ được rút ra từ

lời ăn tiếng nói của nhân dân và ơng đã đưa ra một số ví dụ minh họa như: “tứ
tung linh tàng”, “bảng lảng bơ lơ”, bá vơ bá vất”, “đong lưng cân thiếu”,
“tham đó bỏ đăng”, …
4. Nguyễn Xuân Sơn – Khảo sát việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong Lục
Vân Tiên. Trong bài viết này, tác giả thống kê được khoảng 88 thành ngữ, tục
ngữ được Nguyễn Đình Chiểu sử dụng trong Lục Vân Tiên. Ơng cịn trình bày
khá rõ về cách thức vận dụng thành ngữ, tục ngữ của Nguyễn Đình Chiểu, gồm
hai hình thức: vận dụng thành ngữ nguyên dạng và vận dụng thành ngữ có biến
hóa, sáng tạo.
5. Trần Thị Ngọc Lang – Thử tìm hiểu phong cách ngơn ngữ của Nguyễn
Đình Chiểu. Trong bài viết này, Trần Thị Ngọc Lang có đề cập đến việc vận
dụng thành ngữ của Nguyễn Đình Chiểu: “Nguyễn Đình Chiểu đưa nhiều
thành ngữ, ca dao quen thuộc trong dân gian vào tác phẩm của mình một cách
tự nhiên”.
6. Trịnh Sâm – Góp phần tìm hiểu ngơn ngữ truyện thơ Lục Vân Tiên. Trịnh
Sâm nhận định, trong Lục Vân Tiên có 106 thành ngữ, tục ngữ được vận dụng.
Đặc biệt, có nhiều thành ngữ được Nguyễn Đình Chiểu sử dụng dưới dạng hàm
ẩn.
7. Nguyễn Anh Thư - Luận văn tốt nghiệp đại học ngành ngữ văn “Dấu ấn văn
hóa Nam Bộ”. Trong luận văn này, Nguyễn Anh Thư có nhắc đến việc Nguyễn
Đình Chiểu sử dụng các thành ngữ mang đậm ấn dấn Nam Bộ trong sáng tác
của mình như một chất liệu văn hóa.
8. Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành văn học
trung đại “Chất liệu dân gian trong truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn

5


Đình Chiểu”. Trong luận văn này, Nguyễn Thị Ánh Tuyết cũng có đề cập đến
việc Nguyễn Đình Chiểu có vận dụng thành ngữ vào truyện thơ Lục Vân Tiên.

Ngoài ra, tác giả này cũng có thống kê và phân loại cách sử dụng thành ngữ của
Nguyễn Đình Chiểu trong truyện thơ này.
9. Cao Tự Thanh - “Hiện tượng Nguyễn Đình Chiểu trong văn hóa Việt Nam”.
Trong bài viết này, Cao Tự Thanh có bàn về vấn đề thành ngữ trong sáng tác
của Nguyễn Đình Chiểu. Tác giả này cho rằng, việc Nguyễn Đình Chiểu vận
dụng thành ngữ vào sáng tác của mình chính là một biểu hiện của tính nhân dân
trong ngôn ngữ. Nhất là việc cụ Đồ Chiểu đã trực dịch những thành ngữ chữ
Hán sang chữ Nôm.
Trên đây là một số cơng trình nghiên cứu và bài viết tiêu biểu về Nguyễn Đình
Chiểu và truyện thơ Lục Vân Tiên. Nhìn chung, các bài viết và cơng trình nghiên cứu này
chỉ đề cập đến vấn đề Nguyễn Đình Chiểu có vận dụng thành ngữ trong sáng tác của mình
một cách chung chung, chưa đi sâu vào từng tác phẩm cũng như chưa đi sâu tìm hiểu
những đặc điểm của thành ngữ trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Với đề tài “Thành
ngữ trong truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu”, chúng tơi hi vọng có thể
góp phần cung cấp một cái nhìn đầy đủ về thành ngữ trong truyện thơ Lục Vân Tiên của
Nguyễn Đình Chiểu.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài “Thành ngữ trong truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình
Chiểu”, đối tượng của đề tài là các thành ngữ được Nguyễn Đình Chiểu sử dụng trong
truyện thơ Lục Vân Tiên. Cứ liệu mà chúng tôi sử dụng trong tiểu luận này là văn bản Lục
Vân Tiên trong cuốn “Nguyễn Đình Chiểu tồn tập, tập 1”, nxb Văn Học, 1997.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Xuất phát từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng kết
hợp các lý thuyết, quan điểm nghiên cứu về văn hoá học, ngơn ngữ học lịch
sử,và các kiến thức liên ngành có liên quan đến việc nghiên cứu thành ngữ
trong “Lục Vân Tiên”.
 Các phương pháp nghiên cứu:

6



a)

Phương pháp tổng hợp: Với phương pháp tổng hợp tôi tiến hành sưu tầm và

tổng hợp các bài thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng như những nhận định đánh giá để tơi
nhìn nhận vấn đề một cách khoa học để bài làm logic hơn.
b)
Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp này giúp cho việc thống kê
lại những chi tiết chính và phân loại thành ngữ trong tác phẩm một cách chính xác nhằm
tăng sức thuyết phục cho luận điểm.
c)
Phương pháp so sánh đối chiếu: Bất cứ một đối tượng nghiên cứu nào trong
q trình phân tích, nếu ta sử dụng có hiệu quả phương pháp so sánh sẽ giúp cho việc
nhận thức đối tượng thêm phần sâu sắc.
d)
Phương pháp tham khảo tài liệu: Mục đích nghiên cứu tài liệu tham khảo là
tìm hiểu lịch sử nghiên cứu, nắm bắt những nội dung những người đi trước đã làm,
không mất thời gian lặp lại những công việc người đi trước đã thực hiện. Tơi sử dụng
phương pháp này để có cái nhìn tổng quan về tất cả các vấn đề của tác phẩm. Bên cạnh đó
phương pháp này cịn giúp cho chúng tơi có thêm nhiều tư liệu, nhiều hiểu biết mới để
viết và hoàn thành đề tài. Việc tham khảo nhiều tài liệu khác nhau từ các nguồn khác nhau
về nhiều vấn đề trong tác phảm còn giúp chúng tơi có cái nhìn khách quan hơn về tác
phẩm, góp phần làm cho bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
5. Cấu trúc tiểu luận
Cấu trúc của tiểu luận gồm 3 phần: Dẫn nhập, Nội dung và Kết luận.
Phần nội dung gồm 2 chương:
Chương 1: Những vẫn đề chung
1. Nguyễn Đình Chiểu và truyện thơ Lục Vân Tiên
2. Khái quát về thành ngữ Tiếng Việt

Chương 2: Thành ngữ trong truyện thơ Lục Vân Tiên
1. Diện mạo thành ngữ Tiếng Việt trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
2. Khảo sát tần số xuất hiện của thành ngữ trong truyện thơ Lục Vân Tiên
3. Đặc điểm thành ngữ trong truyện thơ Lục Vân Tiên
4. Cách thức sử dụng thành ngữ của Nguyễn Đình Chiểu trong truyện thơ
Lục Vân Tiên
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Nguyễn Đình Chiểu và truyện thơ Lục Vân Tiên

7


1.1. Nguyễn Đình Chiểu
1.1.1. Cuộc đời
Xét trong tiến trình văn học Việt Nam, Nguyễn Đình Chiểu đóng một vai trị rất
quan trọng và có ảnh hường sâu rộng đến sự phát triển của văn học Việt Nam nói chung
và văn học miền Nam nói riêng. Ơng được xem là đại diện tiêu biểu nhất của văn học
miền Nam cuối thể kỉ XIX, đồng thời ông cũng là một trong những người mở đầu cho
trào lưu văn học yêu nước cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Nguyễn Ðình Chiểu sinh ngày 1-7-1822 tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương phủ
Tân Bình, Gia Ðịnh và mất ngày 3-7-1888 tại Ba Tri, Bến Tre. Tên tự là Mạnh Trạch, hiệu
Trọng Phủ. Sau khi bị mù, ơng cịn lấy thêm hiệu là Hối Trai.
Cha ơng là Nguyễn Đình Huy, người xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa
Thiên (nay là xã Phong An, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế). Nguyễn Đình Huy theo
tả quân Lê Văn Duyệt làm thư lại ở Văn hàn ty thuộc dinh Tổng trấn Gia Định thành. Mẹ
Nguyễn Đình Chiểu là Trương Thị Thiệt, người Gia Định.
Sau khi Lê Văn Duyệt chết, vào thời điểm nổ ra cuộc bạo động chống lại triều đình
do Lê Văn Khơi (vị con nuôi của quan Tổng trấn) cầm đầu vào năm 1833, Nguyễn Đình
Huy sợ bị liên lụy phải bỏ cả gia đình chạy về kinh. Một thời gian sau đó, ơng trở về Nam

tìm cách đưa Nguyễn Đình Chiểu ra Huế và gửi nhờ gia đình một người quen.
Sau một thời gian khá dài nương náu ở Huế, năm 1840, Nguyễn Đình Chiểu quay về
Gia Định sống với mẹ (bà Trương Thị Thiệt, vợ lẽ của Nguyễn Đình Huy) và dùi mài
kinh sử chờ ngày thi. Khoa Kỷ Mão (1843), Nguyễn Đình Chiểu đậu Tú tài ở trường thi
Gia Định. Năm đó ơng mới ngồi hai mươi tuổi. Ba năm sau, ông ra Huế chờ dự kì thi Kỷ
Dậu (1849), nhưng chưa kịp dự thi thì nhận được tin mẹ mất, phải trở về Nam để cư tang.
Trên đường hồi Nam, ông ốm nặng, sau đó bị mù.
Về đến Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu đóng cửa chịu tang mẹ, mãi đến 1851 ông
mới mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh và sáng tác thơ văn. Năm 1854, một người
học trò của ơng tên là Lê Tăng Qnh vì cảm phục tài năng, ý chí, nhân cách sáng ngời
cũng như cảm thương hồn cảnh của Nguyễn Đình Chiểu nên đã xin gia đình gả cơ em
gái thứ năm của mình là Lê Thị Điền, người Cần Giuộc (Long An) cho thầy.

8


Trong khoảng thời gian từ 1853 - 1854, ông sống tại Gia Định cùng với vợ (bà Lê
Thị Điền). Năm 1858, thực dân Pháp chiếm thành Gia Định. Nguyễn Đình Chiểu cùng gia
đình chạy về quê vợ ở làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc. Kể từ 1862 trở đi, khi triều
Nguyễn ký Hiệp ước cắt 3 tỉnh miền Đơng
Nguyễn Đình Chiểu thể hiện nhiều vai trị, vị trí trong xã hội. Với tư cách là một nhà
sư phạm, ông coi việc dạy người cao hơn dạy chữ. Có thể nói trong xã hội lúc bấy giờ, đó
chính là một tư tưởng cấp tiến. Với vai trò là người thầy thuốc, Nguyễn Đình Chiểu lấy
việc chăm sóc sức khỏe nhân dân làm y đức. Ông là nhà thơ nhân văn, coi trọng chức
năng giáo huấn, tính chiến đấu của văn chương. Ngồi ra, ơng cịn là một chiến sĩ, là sĩ
phu yêu nước bất cộng tác với giặc.
Ngày 3 tháng 7 năm 1888, Nguyễn Đình Chiểu trút hơi thở cuối cùng tại Ba Tri, Bến
Tre. Bến Tre không phải nơi Nguyễn Đình Chiểu sinh ra, nhưng vinh dự là nơi ơng chọn
gắn bó 26 năm cuộc đời. Suốt những năm tháng gắn bó tại mảnh đất này, Nguyễn Đình
Chiểu vừa dạy học vừa bốc thuốc, vừa chữa thân bệnh vừa chữa tâm bệnh. Ơng sống gần

gũi với nhân, trái tim ơng đập cùng một nhịp với dân chúng, đau cùng một nỗi đau mất
nước. Nhờ vậy mà ông thấu hiểu nhân dân hơn bất cứ ai, phát hiện ra những phẩm chất
cao đẹp ẩn mình sau cái vỏ bọc lam lũ của họ. Tất cả những thứ đó tạo nên tầm cao trong
tư tưởng, tình cảm và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Tấm lịng đó dường
như được đền đáp một cách xứng đáng khi ngày đưa ông trở về với đất mẹ, cánh đồng Ba
Tri rợp trắng khăn tang của hàng ngàn người mến mộ ông, cảm phục một tinh thần, một
nhân cách lớn.
1.1.2. Sự nghiệp thơ văn
Trong sự nghiệp văn học của mình, Nguyễn Đình Chiểu đã để lại một gia tài văn
học đồ sộ với một số lượng tác phẩm lớn, phong phú về mặt thể loại, có giá trị về mặt nội
dung, tư tưởng và được lan truyền sâu rộng trong dân gian.
Nguyễn Đình Chiểu bắt đầu viết văn sau khi bị mù, hầu hết các tác phẩm của ông
đều viết bằng chữ Nôm. Căn cứ vào nội dung có thể thấy các sáng tác của ông chia làm
hai giai đoạn:
Trước khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kì: Truyện thơ Nơm Lục Vân Tiên là tác
phẩm đầu tay, có tính chất tự truyện và có thể nói đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của

9


Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác từ sau khi ơng bị mù đến trước khi thực dân Pháp xâm
lược nước ta (1858). Với Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu đã phác họa một xã hội suy
vi, khi cái ác lên ngơi tìm cách hãm hại người lương thiện. Qua tác phẩm, Nguyễn Đình
Chiểu thể hiện rõ lẽ ghét thương của mình và thể hiện chân lí ngàn đời của ơng cha: “Ở
hiền gặp lành” và “Gieo gió gặt bão”.
Sau khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kì: Ơng sáng tác truyện Nơm Dương Từ- Hà
Mậu (cũng có ý kiến cho rằng tác phẩm được viết trước khi thực dân Pháp xâm lược).
Trong truyện Nơm này, Nguyễn Đình Chiểu kể câu chuyện xa xưa của Trung Quốc mà
thực chất là để nói đến xã hội phức tạp lúc bấy giờ. Ơng nhận ra thực dân Pháp lợi dụng
lịng kính Chúa của giáo dân để thực hiện mưu đồ xâm lược của chúng, ông phản đối gay

gắt đạo Gia- tô. Đồng thời ông phê phán sự hèn nhát, bạc nhược của những kẻ nương nhờ
cửa Phật để trốn tránh thế sự. Nguyễn Đình Chiểu kêu gọi mọi người thức tỉnh, biết sống
có trách nhiệm đối với gia đình và xã hội. Ngồi ra, ơng cịn sáng tác 41 bài thơ, 1 bài
hịch, 3 bài văn tế trong đó có nhiều bài nổi tiếng như: Chạy giặc (1859), Từ biệt cố nhân
(1859), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (1861), Mười hai bài thơ và bài văn tế Trương Định
(1864), Mười bài thơ điếu Phan Tòng (1868), Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh (1874),
Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây, Hịch đánh chuột, Ngóng gió đơng,... Tác phẩm Ngư
tiều y thuật vấn đáp chủ yếu nói về các phương thuốc và nghề làm thuốc nhưng tràn trề
tinh thần yêu nước.
Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu gắn liền với nhân dân, vận mệnh đất nước và thời
đại. Với những đóng góp của mình, Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng được tơn vinh là ngọn
cờ đầu của văn học yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
1.2. Truyện thơ Lục Vân Tiên
Lục Vân Tiên được coi là tác phẩm thành cơng nhất của Nguyễn Đình Chiểu ở thể
loại truyện thơ Nôm. Đây là một trong những đỉnh cao của văn chương cổ điển Việt Nam
và chiếm giữ một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa cộng đồng.
Trong tác phẩm Lục Vân Tiên, người đọc dễ dàng nhận ra nhiều tình tiết có nét
tương đồng với cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu. Bởi thế, có thể suy đốn truyện thơ này
được sáng tác vào lúc nhà thơ đã bị mù. Qua một thời gian khá dài lưu hành trong dân

10


chúng, năm 1864, một võ quan người Pháp (Gabriel Aubaret) đã sưu tập những bản chép
tay rời rạc rồi sắp xếp lại và dịch ra tiếng Pháp, cho in lần đầu trên Kỷ yếu châu Á.
Lục Vân Tiên là câu chuyện về cuộc đời của chàng trai họ Lục, một bậc anh hùng
nghĩa hiệp. Tác giả đã trình bày một cách đầy đủ, chi tiết quá trình học hành tu dưỡng,
những bất hạnh phải nếm trải, mối quan hệ với mọi người... của chàng Vân Tiên. Qua tác
phẩm này, Nguyễn Đình Chiểu muốn nêu một bài học về đạo lý làm người, cách ứng xử
trước những vấn đề cụ thể trong cuộc sống thường ngày. Có thể dễ dàng nhận ra ý đồ

nghệ thuật của tác giả ngay từ những câu mở đầu thiên truyện:
“Trước đèn xem truyện Tây Minh
Gẫm cười hai chữ nhơn tình éo le
Hỡi ai lẳng lặng mà nghe
Dữ răn việc trước lành đè thân sau
Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình.”
Tác giả nói rõ: đây là chuyện "nhơn tình", chuyện đạo lý. Tuy nhiên cái đạo lý mà
Nguyễn Đình Chiểu muốn truyền bá trong tác phẩm có một ý nghĩa phong phú hơn, biểu
hiện của nó cũng sinh động hơn so với những khái niệm quen thuộc của Nho giáo. Chẳng
hạn, tác giả có đề cập đến chữ trung, nhưng thực chất đó là trung hiếu, trung nghĩa, trung
trinh. chứ không phải là "trung quân" theo nghĩa cương thường. Ngay cả việc tác giả để
chàng Vân Tiên đi dẹp giặc Ơ Qua theo mệnh vua thì mục đích chủ yếu vẫn là tạo điều
kiện cho nhân vật chứng tỏ tài văn võ song tồn, thậm chí, chỉ là cái cớ để Vân Tiên Nguyệt Nga sum họp là chính. Xét về bản chất, đây là hành động cứu khốn phò nguy,
chống lại cái ác (giặc giã) - vốn là trách nhiệm của bậc anh hùng, trang hảo hán. Nói cách
khác, Lục Vân Tiên là truyện thơ nhằm biểu dương cái thiện, là bài học về đạo lý làm
người.
Bao trùm toàn bộ thiên truyện là tình cảm rạch rịi của nhà văn: yêu chính ghét tà,
ngưỡng mộ những con người nghĩa hiệp và căm ghét cái xấu, cái ác. Thế giới trong truyện
Lục Vân Tiên là đấu trường một mất một cịn giữa đạo nghĩa và bất nghĩa, vơ đạo đức.
Trong đó, mọi hành vi của nhân vật đều nhắm đến mục tiêu thể hiện cái nghĩa khí, cái
nhân nghĩa trong mỗi con người. Chính vì thế, ở đây khơng có sự phân chia thứ bậc, đẳng
cấp khi làm việc nghĩa. Kẻ sĩ làm việc nghĩa theo bổn phận (đã đành), mà đến cả những

11


kẻ hèn khó nhất cũng có những hành vi, nghĩa cử rất đáng trân trọng. Dường như Nguyễn
Đình Chiểu có một sự dụng tâm nào đó ngay từ việc đặt tên các nhân vật trong truyện.
Đối với những người dân bình thường nơi thơn dã, ơng đặt tên họ theo lối "vơ danh hóa"

(ơng Tiều, ơng Ngư, Tiểu đồng...) để ngầm chỉ rằng họ là tầng lớp làm việc nghĩa đông
đảo nhất, vô tư nhất; đến mức không thể nhớ hết, kể đếm hết. Nhân vật đạo đức trong Lục
Vân Tiên đáng quý đáng yêu ở tấm lòng trong sáng, nhiệt thành hiếm thấy. Họ thường ra
tay cứu khốn phò nguy như một lẽ tự nhiên, một việc tất yếu phải làm. Cái động cơ chi
phối cách hành xử của họ là vì nghĩa: “Nhớ câu kiến ngãi bất vi/ Làm người thế ấy cũng
phi anh hùng”. Điều này trở thành nguyên tắc hoạt động cho mọi nhân vật trong truyện,
cả nhân vật chính lẫn nhân vật phụ. Nhân vật Ông Quán chẳng hạn, đúng là một mẫu
người khác thường bởi có quá nhiều dị biệt so với đồng nghiệp. Làm chủ qn nhưng
khơng màng lợi lộc, tính tình hào phóng, khí khái, sẵn sàng giúp đỡ kẻ hoạn nạn mà chả
tính gì đến việc có được đền đáp hay khơng. Đấy chính là một trang nghĩa hiệp cải dạng
thì đúng hơn. Hoặc nhân vật Tiểu đồng cũng thế. Xét về vị thế xã hội, con người này
thuộc hàng thấp kém nhất (bởi đây là gia nhân, hạng tôi tớ, phận con địi), thế nhưng nhân
vật này lại có những biểu hiện vì nghĩa rất độc đáo. Tình cảm của Tiểu đồng đối với Vân
Tiên đã vượt ra ngoài quan hệ chủ - tớ. Đấy là cách ứng xử của những con người biết
trọng đạo nghĩa.
Trong Lục Vân Tiên các nhân vật phản diện được xây dựng như một phép tương
phản để tô đậm thêm vẻ đẹp đạo đức của các nhân vật chính. Các nhân vật phản diện,
dưới những biểu hiện khác nhau (Trịnh Hâm: nhỏ nhen, thù vặt; Bùi Kiệm: dâm dục, tầm
thường, đê tiện; nhà Thể Loan: lọc lừa, phản trắc; Thái sư: nham hiểm...) được thể hiện
dưới một cái vỏ chung: bất nghĩa, bất nhân, là người xấu. Thái độ của Nguyễn Đình
Chiểu đối với hạng người này là rất rõ ràng, quyết liệt. Ông dành những câu chữ nặng nề,
gay gắt nhất để lên án, phê phán, khơng có bất cứ một chút khoan nhượng nào.

12


Nói như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, truyện thơ Lục Vân Tiên là “một bản
trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những
người trung nghĩa.”1
Truyện thơ Lục Vân Tiên dài 2082 câu, có thể chia thành 4 phần như sau:

 Phần 1: Từ câu 1 đến câu 286, Lục Vân Tiên gặp Kiều Nguyệt Nga.
 Phần 2: Từ câu 287 đến câu 1264, Lục Vân Tiên gặp nạn và được cứu giúp
 Phần 3: Từ câu 1265 đến câu 1664, Kiều Nguyệt Nga bị cống Hồ - chung
thủy với Lục Vân Tiên
 Phần 4: từ câu 1665 đến câu 2082, Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga nên
nghĩa vợ chồng
2. Khái quát về thành ngữ Tiếng Việt
2.1. Khái niệm và đặc điểm thành ngữ Tiếng Việt
Trong Tiếng Việt, thành ngữ được xem là một trong những đơn vị ngôn ngữ đặc
biệt bởi đặc trưng đặc biệt về kết cấu, ý nghĩa cũng như cách sử dụng. Có nhiều cách định
nghĩa khác nhau về thành ngữ. Dưới đây xin liệt kê một số định nghĩa thành ngữ phổ
biến:
“Theo cách hiểu thông thường thì thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền
vững về hình thái – cấu trúc, hồn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi
trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ” (Hoàng Văn Hàng, “Thành ngữ
học Tiếng Việt”)
“Thành ngữ là cụm từ cố định, có sẵn, được lưu truyền trong dân gian từ đơì này
sang đời khác. Về chức năng, thành ngữ là đơn vị tương đương với từ, dùng để gọi tên sự
vật hiện tượng hay biểu thị khái niệm. Về ý nghĩa, thành ngữ thường mang tính hình
tượng, tính bóng bầy, gợi tả.” (Đỗ Thị Thu Hương, “Nguồn gốc hình thành và đặc điểm
cấu trúc - ngữ nghĩa của thành ngữ thuần Việt”)
“Thành ngữ là tập hợp từ cố định, đã quen dùng mà nghĩa thường khơng thể giải
thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó”( Hồng Phê, “Từ điển
Tiếng Việt”)
“Thành ngữ là cụm từ hay ngữ cố định có tính ngun khối về nghĩa, tạo thành
một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu
1

Phạm Văn Đồng – Nguyễn Đình Chiểu, ngơi sao sáng trong văn nghệ dân tộc.


13


thành nó, tức là khơng có nghĩa đen và hoạt động như một từ riêng biệt ở trong câu.”
(Nguyễn Như Ý, “Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học”)
“Thành ngữ - đó là cụm từ cố định, trong đó các từ phần lớn đã mất đi tính độc
lập ngữ nghĩa của chúng, và sau khi kết hợp với nhau, chúng tạo thành một thể thống
nhất bền chặt. Nghĩa của kết hợp đó khơng được tạo nên bởi nghĩa của những thành tố
(hình vị) nằm trong thành phần của nó.”(Nguyễn Văn Tu – “Từ và vốn từ Tiếng Việt hiện
đại”)
“Thành ngữ là một tổ hợp từ cố định về cấu trúc, có nghĩa bóng, được sử dụng để
miêu tả những hình ảnh, những hiện tượng, tính cách hoặc quan hệ.”(Hồ Lê, “Vấn đề
của cấu tạo từ của Tiếng Việt”)
“[…] thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hồn chỉnh về nghĩa, vừa có
tình gợi cảm” (Nguyễn Thiện Giáp, “Từ vựng học Tiếng Việt”)
“Thành ngữ là một loại cụm từ đặc biệt có cấu trúc rất bền chặt (cố định), có vần
điệu và thành phần ngữ âm đặc biệt; nghĩa của thành ngữ không thể suy ra từ tổng số
nghĩa của các yếu tố cấu thành nó: thành ngữ có nghĩa bóng, nghĩa hình ảnh – khái qt,
thường có kèm theo giá trị biểu cảm; thành ngữ dùng để định danh những hiện tượng của
hiện thực và thường hoạt động trong câu với tư cách là một bộ phận cấu thành của
nó.”(Nguyễn Văn Hằng, “Thành ngữ bốn yếu tố trong tiếng Việt hiện đại”)
Như vậy, từ các định nghĩa trên ta có thể thấy thành ngữ có 2 đặc trưng cơ bản sau
đây: một là thành ngữ có tính chất cố định về cấu trúc; hai là thành ngữ có tính hồn
chỉnh về nghĩa và mang sắc thái biểu cảm cao.
Đặc trưng thứ nhất thể hiện ở chỗ thành phần từ vựng của thành ngữ nói chung là
ổn định và trật tự của các thành phần này là cố định, hầu như khơng có sự thay đổi khi sử
dụng. Nguyên nhân tạo thành đặc trưng này của thành ngữ là do thói quen sử dụng của
người bản ngữ. Ban đầu, những thành ngữ mà ngày nay mà chúng ta sử dụng củng chỉ là
những cụm từ tự do, nhưng do được sử dụng thường xuyên cùng với sư chuyển di ngữ
nghĩa nhất định, nó được người bản ngữ chấp nhận và ưa dùng. Nói đến tính chất cố định

về mặt cấu trúc của thành ngữ là nói đến cái chuẩn, nhưng cấu trúc của thành ngữ không
phải là “bất di bất dịch” mà tùy thuộc vào người sử dụng và mục đích sử dụng mà có sự

14


thay đổi cho phù hợp. Đặc biệt, ta thường xuyên bắt gặp trường hợp này trong các tác
phẩm văn học như là một cách thể hiện tài năng và phong cách riêng của các nhà văn.
Đặc trưng thứ hai của thành ngữ là tính hồn chỉnh về nghĩa và mang sắc thái biểu
cảm cao. Thành ngữ được xem như một đơn vị định danh của ngơn ngữ vì tính chất này
của nó. Tuy nhiên, thành ngữ chỉ là đơn vị đinh danh bậc hai, vì mặc dù nghĩa của thành
ngữ biểu thị những khái niệm hoặc biểu tượng trọn vẹn về các thuộc tính, q trình hay sự
vật nhưng nội dung nghĩa này lại không phải là nội dung nghĩa đen của các từ tạo nên
thành ngữ. Nghĩa của thành ngữ là nghĩa bóng, hay nghĩa biểu trưng thường được hình
thành nhờ q trình biểu trưng hóa. Chính nhờ đặc trưng này mà thành ngữ có sức biểu
cảm cao.
2.2. Nguồn gốc và quá trình hình thành của thành ngữ Tiếng Việt
Cũng giống như từ trong ngôn ngữ, thành ngữ là những đơn vị có sẵn xuất hiện
dần từ nhiều nguồn, vào nhiều thời điểm khác nhau và được sử dụng rộng rãi, tự nhiên
trong xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng các yếu tố tạo nên thành ngữ ban
đầu vốn là những từ độc lập, tức là những đơn vị định danh có nghĩa từ vựng và chức
năng cú pháp ổn định. Nhưng trải qua quá trình sử dụng thường xuyên và di dịch nghĩa
trong một thời gian dài thì trở thành thói quen trong cách sử dụng ngôn ngữ của người
bản địa.
Thành ngữ Tiếng Việt xuất phát từ hai nguồn gốc chính sau đây:
Một là sử dụng thành ngữ tiếng nước ngồi dưới nhiều hình thức khác nhau
Hai là tạo lập thành ngữ tiếng nước ngoài bằng các chất liệu dân tộc.
Đầu tiên, với trường hợp sử dụng thành ngữ tiếng nước ngồi dưới nhiều hình thức
khác nhau, ta dễ nhận thấy phổ biến nhất là trường hợp mượn các thành ngữ tiếng Hán.
Hầu hết những thành ngữ gốc Hán này đều được mượn từ tiếng Hán Bạch Thoại, ngồi ra

ta cịn có thể bắt gặp một số ít thành ngữ được đọc theo âm Quảng Đông, Quảng Tây.
Những thành ngữ tiếng Hán này khi đi vào Tiếng Việt có thể xảy ra hai trường hợp, hoặc
là sẽ được giữ nguyên hoặc là sẽ được Việt hóa cho phù hợp với cách sử dụng của người
Việt. Với trường hợp thứ nhất, ta dễ nhận thấy một điều là những thành ngữ dạng giữ
nguyên thể như thế này mang tính chất ách vở rõ rệt và rất ít khi xuất hiện trong dân gian
mà hầu như chỉ xuất hiện trong các tác phảm văn học cổ, trong văn phong chính luận.

15


Còn với trường hợp thành ngữ gốc Hán được Việt hóa thì, nó được Việt hóa cả về
từ vựng, ngữ nghĩa lẫn cấu trúc cho phù hợp với cách sử dụng của người Việt. Có những
cách thức Việt hóa thường gặp như:
- Dịch một bộ phận thành ngữ gốc Hán ra Tiếng Việt, giữ nguyên cấu trúc và bộ

-

phận còn lại của thành ngữ gốc.
Ví dụ: cửu tử nhất sinh -> thập tử nhất sinh
Dịch toàn bộ các yếu tố của thành ngữ gốc Hán ra Tiếng Việt, giữ nguyên cấu

trúc của thành ngữ gốc.
Ví dụ: bình thủy tương phùng -> bèo nước gặp nhau
- Dịch nghĩa chung của thành ngữ gốc Hán ra Tiếng Việt.
Ví dụ: tọa thực băng sơn -> miệng ăn núi lở
- Thay đổi trật tự các yếu tố của thành ngữ gốc Hán.
Ví dụ: cùng cốc thâm sơn -> thâm sơn cùng cốc
- Dùng từ gốc Hán để tạo ra thành ngữ mới.
Ví dụ: phú quý sinh lễ nghĩa
Thứ hai, trường hợp thành ngữ được tạo lập bằng các chất liệu dân tộc. Đây là bộ

phận chiếm chủ yếu trong hệ thống thành ngữ Tiếng Việt. Những thành ngữ dạng này
được tạo ra chủ yếu bằng ba hình thức sau: định danh hóa các tổ hợp từ tự do, tạo thành
ngữ mới theo cấu trúc của thành ngữ đã có trước và liên kết các thành ngữ có nguồn gốc
khác nhau tạo thành một thành ngữ mới. Trong ba phương thức trên, phương thức đầu
tiên là phương thức cần trải qua một quá trình diễn biến lâu dài và “chậm chạp” trong đời
sống nôn ngữ của người Việt. Trong khi đó, hai phương thức cịn lại cho phép ta tạo ra các
thành ngữ mới một cách dễ dàng, nhanh chóng, hàng loạt các đơn vị ngơn ngữ có tính
thành ngữ cao trong một thời gian ngắn.
2.3. Cấu tạo và hân loại của thành ngữ Tiếng Việt
Về vấn đề phân loại thành ngữ Tiếng Việt hiện vẫn chưa có ý kiến thống nhất nào.
Dưới đây, xin dẫn ra một số cách phân loại phổ biến.
Trong “Từ vựng học tiếng Việt”, Nguyễn Thiện Giáp cho rằng có thể căn cứ cứ
vào cơ chế cấu tạo để chia thành ngữ ra thành hai loại lớn đó là thành ngữ hợp kết và
thành ngữ hịa kết. Trong đó, thành ngữ hợp kết được hình thành do sự kết hợp của một
thành tố biểu thị thuộc tính chung của đối tượng với các thành tố biểu thị thuộc tính riêng
của đối tượng (ví dụ: bạc như vơi); hoặc được hình thành nhờ sự kết hợp hai thành tố biểu

16


thị những mặt riêng của một đối tượng chung hơn cần diễn đạt (ví dụ: ăn no ngủ kĩ). Cịn
thành ngữ hịa kết được hình thành trên cơ sở của một ẩn dụ tồn bộ (ví dụ: chó ngáp
phải ruồi).
Trong “Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt”, các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức
Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến đã đưa ra hai cơ sở để phân loại thành ngữ Tiếng Việt. Cơ
sở thứ nhất là dựa vào cơ chế cấu tạo cả nội dung và hình thức, với cơ sở này, thành ngữ
Tiếng Việt có hai loại: thành ngữ so sánh và thành ngữ miêu tả ẩn dụ. Cơ sở thứ hai là dựa
vào số tiếng của thành ngữ để phân loại. Theo tác giả này, các thành ngữ Tiếng Việt có số
tiếng chẵn chiếm số lượng lớn trong thành ngữ Tiếng Việt (xấp xỉ 85%).
Trong “Khảo luận về tục ngữ người Việt”, tác giả Triều Nguyên đã phân loại

thành ngữ bằng các mơ hình ngữ pháp. Với tiêu chí này, Triều Nguyên đã chia thành ngữ
Tiếng Việt ra thành 3 nhóm với 24 mơ hình ngữ pháp: nhóm mơ hình so sánh, nhóm mơ
hình đối xứng, nhóm các mơ hình khơng thuộc 2 trường hợp trên.
Trong “Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ” và “Thành ngữ học Tiếng Việt” Hồng
Văn Hành có dùng sơ đồ dưới đây để phân loại thành ngữ.

Thành ngữ

Thành ngữ so sánh

Thành ngữ ẩn dụ hóa

Thành ngữ ẩn dụ hóa đối

Thành ngữ ẩn dụ hóa phi

xứng

đối xứng

Như vậy, chúng ta có thể thấy dù rằng chưa đưa ra được một cách phân loại thống
nhất cho thành ngữ, nhưng hầu như các nhà nghiên cứu đều dựa trên các tiêu chí về cấu
trúc, ngữ nghĩa, nguồn gốc, … của thành ngữ để phân loại thành ngữ.

17


CHƯƠNG 2: THÀNH NGỮ TRONG TRUYỆN THƠ LỤC VÂN TIÊN CỦA NGUYỄN
ĐÌNH CHIỂU
1. Diện mạo của thành ngữ trong các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu

Nhắc đến Nguyễn Đình Chiểu, người ta nhớ đến ngay một nhà thơ của nhân dân
Nam Bộ, một giọng văn đầy chất Nam Bộ, một tấm lòng yêu nước, thương nòi, đề cao
nhân nghĩa đạo đức của dân tộc. Bên cạnh đó, người ta cũng không thể không nhắc đến
biệt tài sử dụng những chất liệu ngơn ngữ, văn hóa của dân tộc vào thơ ca của mình, trong
đó phải kể đến thành ngữ.
Nói về diện mạo chung của thành ngữ trong các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu,
cụ Đồ đã sử dụng nhiều thành ngữ mang đậm dấu ấn Nam Bộ, như là một yếu tố tạo
thành phong cách trong thơ văn của mình. Những thành ngữ như “sấm chớp mưa rào”,
“ếch nằm đáy giếng” (Ếch nằm đáy giếng thấy bao lăm trời), “đàn gãy tai trâu” (Uổng
thay đàn gảy tai trâu), “nước xao đầu vịt” (Nước xáo đầu vịt gẫm âu nực cười), “mặt
dáng xách giày” (Về cho tẩu tẩu để khi xách giày), … sử Nguyễn Đình Chiểu vận dụng
khá thường xuyên trong các tác phẩm của mình.
Ta có thể bắt gặp rất nhiều những thành ngữ dân gian mà Nguyễn Đình Chiểu đã
dùng để để miêu tả những người dân lao động trong các sáng tác của mình. Họ là những
“dân ấp, dân lân” mà phải chịu cảnh “dưa chia khăn xé” (Vì ai khiến dưa chia khăn xé)
trước nạn mất nước li loạn của thời cuộc. Chính vì “tấc đất ngọn rau”, “bát cơm manh
áo” mà họ cùng nhau quyết tâm đứng lên chống giặc, mặc kệ mọi “tiếng thị tiếng phi”,
cùng nhau chiến đấu trong hồn cảnh khó khăn, những người nông dân chân chất không
thể chấp nhận thái độ ngơng nghênh “om sịm như nhái” của lũ giăc cướp nước và lũ
người “treo dê bán chó” (Hai vầng nhật nguyệt chói lịa đâu dung lũ treo dê bán chó), nên
họ đứng lên đấu tranh thà “da ngựa bọc thây” (Một giấc sa trường rằng chữ hạnh, nào
hay da ngựa bọc thây) chứ không chấp nhận kiếp sống nô lệ lầm than.
Ông cũng sử dụng nhiều thành ngữ bốn chữ: Hươu Tần rắn Hán, nay Di mai Hạ,
triêu Tần mộ Sở, sớm Hạ tối Liêu, nửa Tống nửa Liêu, nay Kim mai Tống, anh Tấn em
Tần, ngựa Hồ chim Việt, ngó Bắc trơng Nam, cha Hồ mẹ hán, gió Tấn trời U, … để phản
ánh tâm trạng đau buồn xót xa, trước thực trạng đất nước bị phân cắt, chia năm xẻ bảy.

18



Việc sử dụng nhiều tục ngữ, thành ngữ cũng đã góp phần tạo nên thành cơng của
Nguyễn Đình Chiểu trong việc truyền tải nội dung, thể hiện giọng điệu của mình. Khi ca
ngợi những người nghèo mà có lịng tốt, những gia đình nghèo túng mà vẫn sẵn sàng
nhường cơm sẻ áo, đã dùng câu tục ngữ “chùa rách phật vàng”. Ca ngợi tinh thần “trọng
nghĩa khinh tài” của những người chuộng điều nghĩa, cũng như họ sẵn sàng hy sinh vì đất
nước, một lịng son sắc “sống sao thác vậy”. Và hàng loạt thành ngữ như “tứ tung linh
tàng”, “tre còn măng mất”, “đong lưng cân thiếu”,... được cụ Đồ sử dụng rất thường
xuyên.
Việc vận dụng thành ngữ vào trong các sáng tác của mình có thể được xem nhưng
là một nét đặc sắc rất riêng của Nguyễn Đình Chiểu. Nét đặc sắc này khơng chỉ vì số
lượng thành ngữ được sử dụng lớn và tần xuất xuất hiện một cách thường xuyên mà còn
bởi cách sử dụng thành ngữ cũng như lựa chọn thành ngữ của Nguyễn Đình Chiểu rất đặc
biệt. Nguyễn Đình Chiểu thường sử dụng thành ngữ thuần Việt, mà trong đó, số lượng
thành ngữ địa phương Nam Bộ chiếm đa số. Chính điều này giúp cho Nguyễn Đình Chiểu
dễ dàng khắc họa hình ảnh con người, cảnh vật Nam Bộ một cách tự nhiên mà gần gũi,
chân chất. Ngoài ra, việc giữ nguyên dạng thành ngữ hay biến đổi cho phù hợp với thể
thơ, nhấn mạnh hay giảm ý cũng được Nguyễn Đình Chiểu vận dụng hết sức điêu luyện.
2. Khảo sát tần số xuất hiện của thành ngữ trong truyện thơ Lục Vân Tiên của
Nguyễn Đình Chiểu
2.1. Cơ sở khảo sát
Với đề tài “Thành ngữ trong truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu”,
với mong muốn phần nào đánh giá được giá trị của thành ngữ được Nguyễn Đình Chiểu
sử dụng trong tác phẩm, cũngnhư tìm hiểu cách thức mà Nguyễn Đình Chiểu sử dụng
trong tác phẩm, chúng tôi sẽ khảo sát thành ngữ trong truyện thơ Lục Vân Tiên với tiêu
chí: cách thức sử dụng thành ngữ trong truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.
Nguyễn Đình Chiểu vận dụng thành ngữ vào Lục Vân Tiên với hai cách thức chủ
yếu là: sử dụng nguyên dạng và sử dụng sáng tạo, linh hoạt.
Cách thức sử dụng nguyên dạng là cách mà Nguyễn Đình Chiểu sử dụng nguyên
văn kể cả về hình thức và về nội dung diễn đạt của thành ngữ vào trong thơ.


19


Cách thức sử dụng thành ngữ sáng tạo, sinh hoạt là cách mà Nguyễn Đình Chiểu
biến tấu những câu thành ngữ hoặc là trên bình diện nội dung hoặc là trên bình diện ngữ
nghĩa khi đưa chúng vào truyện thơ của mình.
2.2. Bảng khảo sát
Theo như thống kê, trong truyện thơ“Lục Vân Tiên” có 124 thành ngữ với 131 lượt
dùng. Trong đó có 49 thành ngữ được sử dụng dưới dạng biến thể với 56 lượt dùng,
chiểm khoảng 39.5%, sử dụng nguyên vẹn 20 thành ngữ Hán – Việt, chiếm 26%.

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

19
20
21
22
23
24

Câu
2
8
11
12
13
19
21
34
40
73
83
109
110
115
121
131
167
173
178
179
244
249

250
264

Thành ngữ ngun dạng
Nhân tình thế thái
Tu nhân tích đức
Nấu sử xơi kinh
Cửa Khổng sân Trình
Khởi phụng đằng giao
Hội long vân
Bắn nhạn ven mây
Trèo đèo lội suối
Đức bạc tài sơ
Bĩ cực thới lai
Dun cá nước
Vóc ngọc mình vàng
Má đào mày liễu
Nổi trận lơi đình
Họa hổ bất thành
Tả đột hữu xung
Liễu yếu đào thơ
Báo đức thù cơng
Tính thiệt so hơn
Kiến nghĩa bất vi
Phận gái chữ tùng
Đàng chim dấu thỏ
Chim kêu vượn hú
Vóc ngọc mình vàng

Câu thơ sử dụng thành ngữ

Gẫm cười hai chữ nhơn tình éo le
Tu nhân tích đức sớm sanh con hi
Theo thầy nấu sử xôi kinh
Tháng ngày bao quản sân Trình la
Văn đà khởi phụng đằng giao
Nay đà gặp hội long vân
Chí lăm bắn nhạn ven mây
Xuống sơng cũng vững, lên đèo c
Hay là đức bạc hay là tài sơ ?
Trong cơ bĩ cực thới lai
Bao giờ cá nước gặp dun
Con ai vóc ngọc mình vàng
Má đào mày liễu dung nhan lạnh
Vân Tiên nổi trận lơi đình
E khi họa hổ bất thành
Vân Tiên tả đột hữu xung
Chút tôi liễu yếu đào thơ
Gẫm câu báo đức thù công
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Trăm năm cho trọn chữ tùng mới
Trải qua dấu thỏ đường dê
Chim kêu vượn hú tứ bề nước non
Dạy rằng: Con hãy nghỉ an mình
20


25
26
27

28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57

58

267
275
279
279
293
301
303
314
346
349
350
351
378
402
409
411
412
415
421
427
430
454
480
482
505
525
528
531

537
564
580
584
585
615

Lưu thủy cao sơn
Đất rộng trời cao
Đất rộng trời cao
Bình thủy tương phùng
Bằng hữu chi giao
Một cây làm chẳng nên non
Tang bồng hồ thỉ
Duyên cầm sắt
Mày tằm mắt phụng
Mười phân vẹn mười
Kẻ Tấn người Tần
Bảng vàng bia đá
Phận gái chữ tùng
Cung quế xuyên dương
Tham đó bỏ đăng
Chơi trăng quên đèn
May duyên rủi nợ
Thủy tú sơn kỳ
Công danh phú quý
Tài mệnh tương đố
Khô lân chả phụng
Ghét cay ghét đắng
Sa hầm sảy hang

Chùa rách Phật vàng
Gối rơm theo phận gối rơm
Ếch ngồi đáy giếng
Đờn gảy tai trâu
Công danh phú quý
Thở ngắn than dài
Sao dời vật đổi
Chín chìu ruột đau
Chín chữ cù lao
Non xanh nước biếc

Sao sao chẳng kíp thời chầy
Than rằng: "Lưu thủy cao sơn"
Vơi vơi đất rộng trời dài
Vơi vơi đất rộng trời dài
Nhớ câu bình thủy tương phùng
Chữ rằng: "Bằng hữu chi giao"
Nên rừng há dễ một cây
Con đà nên chữ tang bồng cùng c
Mừng duyên cầm sắt mối tơ đặng
Mày tằm mắt phụng môi son
Mười phân cốt cách vương tròn m
Những e kẻ Tấn người Tần
Bảng vàng thẻ bạc đã đành danh
Xin thương bồ liễu chữ tùng ngây
Chàng dầu cung quế xuyên dương
Xin đừng tham đó bỏ đăng
Chơi lê quên lựu chơi trăng quên
May duyên rủi nợ dễ phô
Trải qua thủy tú sơn kỳ

Công danh ai chẳng ước mơ
Chữ tài chữ mạng xưa hịa ghét nh
Khơ lân chả phụng bộn bề thiếu đ
Ghét cay ghét đắng ghét vào tới tâ
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang
Trực rằng: "Chùa rách Phật vàng"
Gối rơm theo phận gối rơm
Ếch ngồi đáy giếng thấy bao năm
Uổng thay đờn gảy tai trâu
Công danh phú quý màng chi
Tiểu đồng thở ngắn than dài
Sao dời vật đồi cịn gì mà trơng
Ngàn trùng biển rộng chín chìu ru
Thương thay chín chữ cù lao
Non xanh nước bích
21


59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70

71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92

624
629
632
716
762
767
794

828
828
829
837
901
936
967
971
990
994
1027
1099
1130
1144
1145
1168
1205
1220
1282
1295
1298
1303
1305
1306
1317
1318
1329

Sanh thành dưỡng dục
Nước chảy hoa trôi

Chiếc nhạn lạc bầy
Bá vơ bá vất
Trừ ma ếm quỷ
Hú gió kêu mưa
Đau Nam chữa Bắc
Ruột tằm héo don (hon)
Gầy như xác ve
Tiền mất tật mang
Ăn gió nằm sương
Nửa mừng nửa sợ
Lặng lẽ như tờ
Rày doi mai vịnh
Nay chích mai đầm
Chỉ luồn trơn kim
Đị xưa bến cũ
Đỏ như son
Tuyết trung tống thán
Rày đây mai đó
Trăng thanh gió mát
Cơng hầu phú q
Mai danh ẩn tích
Phận bạc như vôi
Duyên cầm sắt
Hoa trôi bèo giạt
Phận bạc như vơi
Gan vàng dạ sắt
Đồng tịch đồng sàng
Vó câu qua cửa
Mặt hoa da phấn
Đất rộng trời cao

Tre già măng mọc
Tạc dạ ghi lòng

Nhớ câu dưỡng dục lo ơn sinh thà
Nào hay nước chảy hoa trôi
Khác nào chiếc nhạn lạc bầy kêu
Bá vơ bá vất nói nhây khơng nhằm
Trừ ma ếm quỷ phép thần rất hay
Pháp hay hú gió kêu mưa
Đau Nam chữa Bắc mà thun mớ
Mình ve khơ xép ruột tằm héo do
Mình ve khơ xép ruột tằm héo do
Hay đâu tiền mất tật còn
Xiết bao ăn tuyết nằm sương
Nửa mừng nửa lại sợ thay
Đêm khuya lặng lẽ như tờ
Rày doi mai vịnh vui vầy
Nghêu ngao nay chích mai dầm
Cũng như sợ chỉ mà luồn trôn kim
Chớ tin sông cũ bến xưa mà lầm
Loan rằng: "Gót đỏ như son"
Ít người trong tuyết đưa than
Rày đây mai đó khơn rồi gian nan
Trăng thanh gió mát bạn cùng hươ
Cơng hầu phú q mặc ai
Mai danh ẩn tích bấy chầy náu nư
Thương chàng phận bạc trong đời
Tủi duyên con trẻ sắt cầm dở dan
Duyên con rày đã hoa trôi giạt bè
Thương con phận bạc lắm thay

Lục ông thấy vậy thêm đâu gan v
Cũng chưa đồng tịch đồng sàng
Cũng như cửa sổ ngựa qua
Nghĩ nào mà ủ mặt hoa cho phiền
Ngửa than đất rộng trời cao
Tre còn măng mất lẽ nào cho cân
Thề xưa tạc dạ ghi lời
22


93
94
95

1338 Nước chảy hoa trôi
1340 Vùa hương bát nước
1342 Đau như dần

96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107

108
109
110
111
112
113
114

1362
1385
1411
1446
1454
1471
1489
1504
1510
1557
1578
1584
1609
1619
1620
1622
1657
1658
1658

Quyền cao chức trọng
Khuynh quốc khuynh thành

Hồng nhan bạc phận
Ăn chay nằm đất
Hồng nhan bạc phận
Non nước cao sâu
Lặng lẽ như tờ
Bàn mưu tính kế
Vạch lá tìm sâu
Hồng nhan bạc phận
Hoa tàn nhị rữa
Mười hai bến nước
Hồng nhan bạc phận
Xuân bất tái lai
Sớm nở tối tàn
Gối phụng màn loan
Bán tín bán nghi
Một liều ba bảy cũng liều
Nhắm mắt đưa chân

Nước trôi sự nghiệp hoa tàn công
Vùa hương bát nước ai dành ngày
Mặt nhìn bức tượng ruột đau như
Có người sang cả ngơi cao/ Thái s
phong
Nàng đà có sắc khuynh thành
Tới nay phận bạc là ta
Ăn chay nằm đất cho chàng Vân T
Đã đành một nỗi má hồng vô duy
Nàng rằng: "Non nước cao sâu"
Trên trời lặng lẽ như tờ
Thầm toan mưu kế chẳng cho lậu

Ai mà vạch lá ai mà tìm sâu ?
Hai lo phận gái hồng nhan
Hoa tàn nhụy rữa như rừng bỏ ho
Mười hai bến nước biết mình vào
Cho nên tiếc phận hồng nhan
Nhớ câu: "Xuân bất tái lai"
Ngày nay hoa nở e mai hoa tàn
Năm canh gối phụng màn loan lạn
Nguyệt Nga bán tín bán nghi
Đành liều nhắm mắt theo đi về nh
Đành liều nhắm mắt theo đi về nh

115
116
117
118
119
120
121
122
123
124

1702
1703
1705
1726
1765
1766
1813

1859
1863
1864

Ơn cao nghĩa dày
Nằm giá khóc măng
Nước mắt như mưa
Én Bắc nhạn Nam
Ơn nước nợ nhà
Thảo cha ngay chúa
Đá nát vàng phai
Thệ hải minh sơn
Bảng lảng bơ lơ
Nửa tin nửa ngờ

Công cao ngàn trượng ngãi dày ch
Suy trang nằm giá khóc măng
Vân Tiên nước mắt như mưa
Cũng vì máy tạo én nhàn rẽ nhau
Làm trai ơn nước nợ nhà
Thảo ngay cha chúa mới là tài dan
Đã đành đá nát vàng phai
Để lời thệ hải minh sơn
Nguyệt Nga bảng lảng bơ vơ
Nửa tin rằng bản nửa ngờ rằng ai
23


125
126

127
128
129

1940
1964
1966
1978
2038

130
131

2052 Nước đổ khó bốc
2070 Tơ son điểm phấn

STT
1

Câu
2

Mưu sâu chước độc
Chướng tai gai mắt
Đạn đâu bắn sẻ, gươm đâu giết ruồi
Như sề thịt trâu
Tơ son điểm phấn

Thành ngữ
ngun dạng

Nhân

tình

Rắp ranh kế độc, lập mưu lừa sâu
Để chi gai mắt đứng ngồi căm gan
Giết ruồi ai dụng gươm vàng làm
Ngồi chai bề mặt như sề thịt trâu
Soi gương đánh phấn ra phịng rư
Trạng rằng: Bưng bát nước đầy/ Đ
xong
Tiếc cơng son điểm phấn dồi bấy
Cách thức sử

Câu thơ sử dụng thành ngữ

dụng thành
ngữ

thế Gẫm cười hai chữ nhơn tình éo le

Lược yếu tố

thái
2

8

Tu nhân tích đức


Tu nhân tích đức sớm sanh con Nguyên dạng
hiền

3

11

Nấu sử xôi kinh

4

12

Cửa Khổng sân Tháng ngày bao quản sân Trình Thêm yếu tố
Trình

5

13

Theo thầy nấu sử xôi kinh

Nguyên dạng

lao đao

Khởi phụng đằng Văn đà khởi phụng đằng giao

Nguyên dạng


giao
6

19

Hội long vân

7

21

Bắn

nhạn

Nay đà gặp hội long vân
ven Chí lăm bắn nhạn ven mây

Nguyên dạng
Nguyên dạng

mây
8

34

Trèo đèo lội suối

Xuống sông cũng vững, lên đèo Diễn ý
cũng an


9

40

Đức bạc tài sơ

Hay là đức bạc hay là tài sơ ?

Đổi cấu trúc

10

73

Bĩ cực thới lai

Trong cơ bĩ cực thới lai

Nguyên dạng

24


11

83

Dun cá nước


Bao giờ cá nước gặp dun

12

109

Vóc ngọc mình Con ai vóc ngọc mình vàng

Diễn ý
Ngun dạng

vàng
13

110

Má đào mày liễu

Má đào mày liễu dung nhan lạnh Nguyên dạng
lùng

14

115

Nổi trận lơi đình

Vân Tiên nổi trận lơi đình

Ngun dạng


15

121

Họa hổ bất thành

E khi họa hổ bất thành

Nguyên dạng

16

131

Tả đột hữu xung

Vân Tiên tả đột hữu xung

Nguyên dạng

17

167

Liễu yếu đào thơ

Chút tôi liễu yếu đào thơ

Nguyên dạng


18

173

Báo đức thù công Gẫm câu báo đức thù cơng

Ngun dạng

19

178

Tính thiệt so hơn

Nào ai tính thiệt so hơn làm gì

Nguyên dạng

20

179

Kiến nghĩa bất vi

Nhớ câu kiến nghĩa bất vi

Nguyên dạng

21


244

Phận

gái

chữ Trăm năm cho trọn chữ tùng mới Lược yếu tố

tùng
22

249

an

Đàng chim dấu Trải qua dấu thỏ đường dê

Lược yếu tố

thỏ
23

250

Chim kêu vượn Chim kêu vượn hú tứ bề nước non

Ngun dạng



24

264

Vóc ngọc mình Dạy rằng: Con hãy nghỉ an mình Lược yếu tố
vàng

25

267

vàng

Chẳng chóng thì Sao sao chẳng kíp thời chầy

Thay yếu tố

chày
26

275

Lưu thủy cao sơn

Than rằng: "Lưu thủy cao sơn"

Nguyên dạng

27


279

Đất rộng trời cao

Vơi vơi đất rộng trời dài

Thay yếu tố

28

279

Đất rộng trời cao

Vơi vơi đất rộng trời dài

Thay yếu tố

29

293

Bình thủy tương Nhớ câu bình thủy tương phùng

Nguyên dạng

25



×