Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 100 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---------------------------------------. LÊ THỊ THU HÀ. SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI NGƯỜI DÂN TỘC CHỨT VÀ DÂN TỘC VÂN KIỀU TẠI 3 XÃ MIỀN NÚI HUYỆN BỐ TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2019. LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG. QUẢNG BÌNH – 2019.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---------------------------------------. LÊ THỊ THU HÀ - C01061. SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI NGƯỜI DÂN TỘC CHỨT VÀ DÂN TỘC VÂN KIỀU TẠI 3 XÃ MIỀN NÚI HUYỆN BỐ TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2019. LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Mã ngành: 8.72.07.01. HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS-TS. PHẠM DUY TƯỜNG. QUẢNG BÌNH – 2019. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Đại học Thăng Long Hà Nội, bằng sự biết ơn và kính trọng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, các phòng, khoa thuộc của nhà trường và các Giáo sư, Tiến sĩ cùng toàn thể các Thầy cô giáo đã nhiệt tình hướng dẫn, giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài nghiên cứu khoa học này. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Duy Tường, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bố Trach,Uỷ ban nhân dân và cán bộ các trạm y tế xã Sơn Trạch, Tân Trạch, Thượng Trạch nơi trực tiếp lấy số liệu nghiên cứu, gia đình, bạn bè đồng nghiệp,những người thân trong gia đình, đã tạo điều kiện tốt nhất, giúp đỡ động viên cho tôi trong quá trình hoàn thiện nghiên cứu khoa học này. Em xin trân trọng cảm ơn! Quảng Bình, ngày 9 tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn. Lê Thị Thu Hà.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng, luận văn thạc sĩ nghiên cứu “ Suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Chứt và dân tộc Vân Kiều tại Huyện Bố Trạch, Quảng Bình năm 2019” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu trong luận văn là trung thực được chỉ rõ nguồn trích dẫn. Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay. Quảng Bình, ngày 9 tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn. Lê Thị Thu Hà. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỐNG QUAN ............................................................................... 3 1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ DINH DƯỠNG .............................................. 3 1.1.1. Định nghĩa dinh dưỡng ....................................................................... 3 1.1.2. Tình trạng dinh dưỡng......................................................................... 3 1.1.3. Suy dinh dưỡng ................................................................................... 3 1.1.3.1. Khái niệm về suy dinh dưỡng ...................................................... 3 1.1.3.2. Phân loại suy dinh dưỡng ............................................................. 4 1.2. VÀI NÉT LỊCH SỬ VỀ NGHIÊN CỨU SUY DINH DƯỠNG ............... 8 1.3. NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SUY DINH DƯỠNG CỦA TRẺ DƯỚI 5 TUỔI. ................................................................ 9 1.4. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ................................................................................................. 12 1.5. TÌNH HÌNH SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI: ................ 13 1.5.1. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới ............... 13 1.5.2. Tình hình SDD trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam. ............................... 15 1.5.3. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em tại Quảng Bình. ........................... 18 1.6. GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................................. 20 1.6.1. Một số đặc điểm của huyện Bố Trạch-Quảng Bình .......................... 20 1.6.2 Một số đặc điểm của 3 xã nghiên cứu: - Vị trí địa lý: ...................... 21 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 23 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 23 2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU: .................................................................... 23 2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ................................................................... 23 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 23 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 23 2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: .......................................................................... 23 2.4.3. Kỹ thuật chọn mẫu ............................................................................ 24.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> 2.5. CÁC BIẾN SỐ CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ ......................................................................................................................... 25 2.5.1. Các biến số, chỉ số nghiên cứu .......................................................... 25 2.5.2. Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số nghiên cứu ...................................... 27 2.5.3. Công cụ và phương pháp thu nhập số liệu: ....................................... 27 2.5.3.1. Thu thập số liệu định lượng( Phụ lục 2, phụ lục 5) ................... 27 2.5.3.2. Thu thập số liệu định tính( Phụ lục 1) ....................................... 29 2.5.4. Phân tích và xử lý số liệu: ................................................................. 30 2.6. SAI SỐ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC ................................................. 30 2.6.1. Sai số: ................................................................................................ 30 2.6.2. Biện pháp khăc phục: ........................................................................ 30 2.7. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ..................................................................... 31 2.8. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU............................................................. 31 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 32 3.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU. ................ 32 3.2. TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TRONG NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 34 3.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SDD CỦA TRẺ. .............................. 38 3.3.1. Các yếu tố liên quan từ phía trẻ. ....................................................... 38 3.3.2. Các yếu tố liên quan về phía người nuôi dưỡng. .............................. 39 3.3.2.1. Trình độ học vấn của mẹ. ........................................................... 39 3.3.2.2. Nghề nghiệp của bà mẹ. ............................................................. 39 3.3.2.3. Kinh tế gia đình của bà mẹ......................................................... 40 3.3.2.4. Tuổi của bà mẹ. .......................................................................... 40 3.3.2.5 . Tổng số lần sinh ........................................................................ 40 3.3.2.6. Khoảng cách giữa các lần sinh ................................................... 41 3.3.2.7 . Tổng số con hiện có trong gia đình ........................................... 41 3.3.2.8 . Thứ tự của trẻ. ........................................................................... 42 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 44. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> 4.1. TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG CỦA TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI NGƯỜI DÂN TỘC CHỨT, DÂN TỘC VÂN KIỀU ................................................... 44 4.1.1. Tình trạng suy dinh dưỡng chung: .................................................... 44 4.1.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo xã (Vị trí địa lý). .................................... 45 4.1.3. Tỷ lệ Suy dinh dưỡng theo dân tộc. .................................................. 46 4.1.4. Suy dinh dưỡng theo giới: ................................................................ 47 4.1.5. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: ............................................... 48 4.1.6.Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi: ............................................... 50 4.1.7.Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm: .............................................. 52 4.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SUY DINH DƯỠNG CỦA TRẺ .... 54 4.2.1.Các yếu tố từ phía trẻ. ........................................................................ 54 4.2.2. Các yếu tố từ phía người nuôi dưỡng ................................................ 58 4.2.2.1. Yếu tố liên quan đến bà mẹ. ....................................................... 58 4.2.2.2. Mối liên quan các yếu tố của bà mẹ đến SDD. .......................... 60 4.2.3. Liên quan giữa kiến thức, thực hành của mẹ về nôi dưỡng và chăm sóc trẻ với SDD của trẻ ............................................................................... 61 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 64 KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................ 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... PHỤ LỤC ...............................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(8)</span> DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại mức độ thiếu dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi ............................ 12 Bảng 1.2. Phân loại mức độ thiếu dinh dưỡng ở cộng đồng trẻ em dưới 5 tuổi 13 Bảng 1.3. Dự báo tỷ lệ SDD (%) đến năm 2020 ở các nước đang phát triển .... 15 Bảng 1.4. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dướỉ 5 tuổi tại Việt Nam qua các năm 2007 – 2017, ........................................................................................................ 16 Bảng 1.5. Tình hình SDDTE dưới 5 tuổi ở Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung năm 2017[37]............................................................................................ 17 Bảng 1.6. Tình hình SDDTE dưới 5 tuổi ở Quảng Bình. .................................. 18 Bảng 1.7. Tình hình SDDTE dưới 5 tuổi ở Bố Trạch- Quảng Bình .................. 20 Bảng 2.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu .............................................................. 25 Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng bà mẹ trong nghiên cứu (n= 375).... 32 Bảng 3.2. Thông tin về trẻ em dưới 5 tuổi trong nghiên cứu (n= 375) ............... 33 Bảng 3.3. Giới tính của trẻ. ................................................................................. 33 Bảng 3.4. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em <5 tuổi theo các thể. ............................. 34 Bảng 3.5. Suy dinh dưỡng của trẻ theo xã. ......................................................... 34 Bảng 3.6. Suy dinh dưỡng của Trẻ em theo dân tộc. .......................................... 35 Bảng 3.7. Suy dinh dưỡng của trẻ em theo giới. ................................................. 35 Bảng 3.8. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân( CN/T)................................................... 36 Bảng 3.9. Suy dinh dưỡng thể thấp còi (CC/T) .................................................. 37 Bảng 3.10. Mối liên quan giữa bệnh tật của trẻ với SDD. ................................. 38 Bảng 3.11.Liên quan giữa trình độ của mẹ với SDD của trẻ .............................. 39 Bảng 3.12. Liên quan giữa Nghề nghiệp của mẹ với SDD của trẻ ..................... 39 Bảng 3.13.Liên quan giữa kinh tế của mẹ với SDD của trẻ ............................... 40 Bảng 3.14. Liên quan giữa tuổi của mẹ với SDD của trẻ ................................... 40 Bảng 3.15. Liên quan giữa tổng số lần sinh của mẹ với SDD của trẻ ................ 40 Bảng 3.16. Liên quan giữa khoảng cách các lần sinh của mẹ với SDD của trẻ...... 41 Bảng 3.17. Liên quan giữa tổng số con hiện có với SDD của trẻ ....................... 41 Bảng 3.18. Liên quan giữa thứ tự của trẻ với SDD của trẻ................................. 42. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Bảng 3.19. Liên quan giữa kiến thức và thực hành của mẹ về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ với SDD của trẻ.............................................................................. 42.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1.Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dướỉ 5 tuổi tại Việt Nam qua các năm 2008 – 2017, ........................................................................................................ 17 Biểu đồ 3.1. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân theo nhóm tuổi(n=375) ..................... 36 Biểu đồ 3.2. Suy dinh dưỡng thể thấp còi theo nhóm tuổi(n=375) .................... 37 Biểu đồ 3.3. Liên quan giữa địa bàn cư trú của trẻ với SDD của trẻ: ................. 43. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Suy dinh duỡng ở trẻ em đang là một vấn đề quan trọng trong sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt tại các nước đang phát triển, trong đó bao gồm các nước Đông Nam châu Á và châu Phi [32] [42]. Suy dinh dưỡng thường xảy ra sớm ở trẻ em 6 tháng đến 2 tuổi và liên quan đến ăn bổ sung sớm, cai sữa sớm, chế độ ăn nghèo protein, thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng [39], [41]. Mức độ và phân bố của suy dinh duỡng và thiếu vi chất ở trong một quần thể phụ thuộc vào các yếu tố như tình trạng kinh tế, chính trị, trình độ học vấn, điều kiện vệ sinh, điều kiện thời tiết và mùa, sản xuất thực phẩm, phong tục văn hoá, tín ngưỡng về thực phẩm, thói quen nuôi con bằng sữa mẹ, tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng, sự tồn tại và hiệu quả của các chương trình dinh dưỡng, sự sẵn có và chất lượng của các dịch vụ sức khoẻ [43], [44]. Suy dinh dưỡng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần ở trẻ em. Tại hội nghị thượng đỉnh về dinh dưỡng họp tại Roma tháng 12/1992, đại diện của 159 nước đã tuyên bố quyết tâm thanh toán nạn đói và đẩy lùi các bệnh suy dinh duỡng . Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao sức khoẻ của trẻ em, giảm tỷ lệ bệnh tật tử vong; hướng tới mục tiêu lâu dài là cải thiện chất lượng cuộc sống, các chương trình chiến lược về sức khoẻ trẻ em trên thế giới đã đặt vấn đề ưu tiên phát hiện và can thiệp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được kết quả đáng kể trong trong việc giảm suy dinh dưỡng và các thể thiếu dinh dưỡng khác như thiếu vi chất dinh dưỡng. Mặc dù tỷ lệ suy dinh duỡng nhẹ cân đã giảm nhanh từ 33.8% (năm 2000) xuống còn 14.1% (năm 2015) nhưng theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới tỷ lệ thiếu dinh dưỡng ở Việt Nam vẫn còn ở mức rất cao về suy dinh dưỡng thấp còi. Theo điều tra của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia năm 2018, Quảng Bình có tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi 19.8% chiều cao/tuổi 30.8% và cân.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> 2 nặng/chiều cao là 6,5% [8] là tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất miền Trung. Đã có những đề tài nhiên cứu tình hình dinh dưỡng ở Quảng Bình, tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về thực trạng dinh dưỡng cho huyện Bố Trạch, đặc biệt là dân tộc Chứt (Arem), Vân Kiều (Makoong) thuộc 3 xã Sơn Trạch, Tân trạch và Thượng Trạch Huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Huyện Bố Trạch có 3 xã miền núi, dân tộc Chứt (Arem), Vân Kiều (Makoong) sinh sống ở đây và chiếm 98% dân số của 2 xã. Địa bàn phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua công tác phòng chống suy dinh duỡng trẻ em của huyện đã được chú trọng và đạt những kết quả đáng kể, năm 2018 là 11,0% giảm 37.8 % so với năm 2012( 17.7%). Nhưng tỷ lệ suy dinh duỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại 03 xã Sơn Trạch, Tân Trạch và Thượng Trạch cao nhất toàn huyện. Để tìm hiểu thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Chức và dân tộc Vân kiều tại 03 xã trên. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Chứt và dân tộc Vân Kiều tại 3 xã miền núi huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình năm 2019. Mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Chứt và dân tộc Vân Kiều tại 3 xã miền núi Sơn Trạch, Tân Trạch và Thượng Trạch huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại 3 xã nghiên cứu.. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> 3. CHƯƠNG 1. TỐNG QUAN 1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ DINH DƯỠNG 1.1.1. Định nghĩa dinh dưỡng Dinh dưỡng là tình trạng cơ thể được cung cấp đầy đủ, cân đối các thành phần dinh dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển toàn vẹn, tăng trưởng của cơ thể để đảm bảo chức năng sinh lý và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội4,15. 1.1.2. Tình trạng dinh dưỡng Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm về chức phận, cấu trúc và hoá sinh, phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Tình trạng dinh dưỡng là kết quả tác động của một hay nhiều yếu tố như: Tình trạng an ninh thực phẩm hộ gia đình, thu nhập thấp, điều kiện vệ sinh môi trường, công tác chăm sóc trẻ em, công việc lao động của bà mẹ... Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn, ăn vào và tình trạng sức khỏe. Khi cơ thể có tình trạng dinh dưỡng không tốt (thiếu hoặc thừa dinh dưỡng) là thể hiện có vấn đề sức khoẻ hoặc dinh dưỡng hoặc cả hai. 1.1.3. Suy dinh dưỡng 1.1.3.1. Khái niệm về suy dinh dưỡng Suy dinh dưỡng là trình trạng bệnh lý do nhu cầu dinh dưỡng bình thường của cơ thể không đáp ứng được, hậu quả là thiếu hoặc thừa dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng trẻ em gọi đầy đủ là suy dinh dưỡng là một rối loạn dinh dưỡng thường gặp ở trẻ em do thiếu nhiều chất dinh dưỡng, chứ không phải thiếu protetin - năng lượng đơn thuần [31], [34]. Suy dinh dưỡng là biểu hiện của sự chậm lớn, chậm tăng trưởng chủ yếu là yếu tố nuôi dưỡng, bệnh tật hơn là nguyên nhân do di truyền, trẻ em dưới 5 tuổi nếu được nuôi dưỡng đầy đủ, mọi trẻ em có thể phát triển như nhau. Suy dinh dưỡng thứ phát nếu thực phẩm cung cấp đủ về số lượng chất lượng nhưng do trẻ không muốn ăn, do rối loạn hấp thu, do tăng chuyển hoá bất.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> 4 thường, do sai lạc chuyển hoá hoặc sự bất thường khiến cho nhu cầu bên trong cơ thể bị thiếu hụt [31]. Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và các vi chất dinh dưỡng. Bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng ít nhiều đều có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ 2,32. 1.1.3.2. Phân loại suy dinh dưỡng Tùy theo sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng mà suy dinh dưỡng biểu hiện các thể, các hình thái khác nhau. - Phân loại theo lâm sàng + Thiếu dinh dưỡng protein, năng lượng. Thiếu protein, năng lượng là tình trạng chậm lớn, chậm phát triển, do chế độ ăn không đảm bảo nhu cầu protein và năng lượng, tình trạng kèm theo là các bệnh nhiễm khuẩn. Về hình thái: Suy dinh dưỡng thể teo đét (Marasmus) thường gặp nhất. Đó là hậu quả của một chế độ ăn thiếu cả năng lượng và protein hoặc do cai sữa quá sớm hoặc do trẻ ăn bổ sung không hợp lý. Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor) ít gặp hơn thể teo đét, thường là do chế độ ăn quá nghèo protin nhưng tạm đủ các chất gluxit. Ngoài ra có thể phối hợp giữa Marasmus và Kwashiorkor khi trẻ có biểu hiện gầy đét nhưng có phù. + Thiếu vi chất dinh dưỡng: Các bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng là một vấn đề quan trọng của sức khoẻ cộng đồng trong thập kỷ này, đựơc gọi là “ nạn đói tiềm ẩn” vì khác với nạn đói thông thường. Thiếu vi chất dinh dưỡng không gây nên cảm giác đói khát, nhưng hậu quả của nó vô cùng lớn lao đối với sức khoẻ. Vì vậy, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng còn mang một ý nghĩa lớn cả về sản xuất, năng lực học hành, là một chiến lược vì sức khoẻ và phát triển 32, 35. Các nghiên cứu gần. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> 5 đây về ảnh hưởng của thiếu vi chất dinh dưỡng đến suy dinh dưỡng thể thấp còi, đặc biệt đáng chú ý là ảnh hưởng do thiếu kẽm, sắt, vitamin A và thiếu iốt. Thiếu vitamin A là một trong những bệnh dinh dưỡng quan trọng nhất ở trẻ em vì nó gây ra những tổn thương ở mắt mà hậu quả có thể dẫn tới mù, đồng thời thiếu vitamin A làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng và tử vong. Thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý xảy ra khi hàm lượng Hemoglobin trong máu xuống thấp hơn ngưỡng quy định do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu vì bất cứ lý do gì. Thiếu máu là một trong những vấn đề mang ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng phổ biến nhất ở các nước đang phát triển. Các đối tượng có nguy cơ bị thiếu máu cao nhất là phụ nữ có thai và trẻ em. Thiếu máu gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ, tăng trưởng, giảm khả năng hoạt động thể lực và tăng nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, ngày nay người ta đã biết cơ thể của trẻ em và người lớn của nhiều nước trên thế giới bị thiếu iốt, kẽm có thể coi là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng, thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến thai nghén, cân nặng sơ sinh giảm, làm cơ thể trẻ kém phát triển, giảm khả năng miễn dịch của cơ thể dễ gây các bệnh nhiễm khuẩn. Có thể nói SDD bao gồm nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau, nhưng tình trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng là thường gặp nhất. Do đó, nghiên cứu của chúng tôi sẽ tập trung vào tình trạng suy dinh dưỡng ở dạng này. - Phân loại trên cộng đồng Trên cộng đồng, suy dinh dưỡng thể vừa và nhẹ thường gặp và có ý nghĩa sức khoẻ quan trọng nhất, vì ngay cả suy dinh dưỡng nhẹ cũng là tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tật và tử vong ở trẻ em. Người ta nhận thấy, hậu quả do suy dinh dưỡng lúc nhỏ còn ảnh hưởng lâu dài đến khả năng lao động thể lực, trí lực cũng như một số bệnh mãn tính ở tuổi trưởng thành. Để xác định tình trạng suy dinh dưỡng, chủ yếu người ta dựa vào các chỉ số nhân trắc (cân nặng theo tuổi = CN/T, chiều cao theo tuổi = CC/T, cân nặng theo chiều cao = CN/CC)..
<span class='text_page_counter'>(16)</span> 6 - Một số cách phân loại trước đây Cách phân loại của Gomez: Năm 1956, một bác sỹ người Mexico tên là Gomez đã đề ra cách phân loại như sau: Quy cân nặng của đối tượng theo phần trăm so với cân nặng được coi là chuẩn của quần thể tham khảo Harvard. Theo đó suy dinh dưỡng độ I tương ứng với 75 - 90% của cân nặng chuẩn, SDD độ II tương ứng 60-75% cân nặng, SDD độ III khi dưới 60% cân nặng chuẩn. Trong một thời gian dài, cách phân loại Gomez đã được sử dụng như là cách phân loại suy dinh dưỡng duy nhất trên cộng đồng. Năm 1966 Jelliffe đã đưa ra cách phân loại suy dinh dưỡng và cũng dựa vào quần thể tham khảo Harvard. Năm 1977 Waterlow và cộng sự đã đề nghị sử dụng chỉ tiêu chiều cao theo tuổi để đánh giá suy dinh dưỡng. - Cách phân loại của Tổ chức y tế thế giới 4,39 Các cách phân loại của Gomez và Jelliffe ở trên khá đơn giản và dễ hiểu. Tuy nhiên, các ngưỡng phần trăm đề ra, chưa tính đến các phân phối bình thường (đôi khi còn gọi là phân bố chuẩn hay phân phối Gaussian) trong cộng đồng và cách phân loại này không phân biệt được suy dinh dưỡng mới xảy ra hay đã lâu. Hầu hết các số đo nhân trắc cơ thể người của tất cả các nhóm dân tộc khác nhau đều tuân theo quy luật phân phối bình thường. Giới hạn thường được sử dụng nhất là khoảng giới hạn từ -2SD đến +2SD, độ lệch chuẩn (SD), tương đương với bách phân vị thứ 97 đến bách phân vị thứ 3. Năm 1981, Tổ chức y tế thế giới chính thức khuyến khích sử dụng khoảng giới hạn từ - 2SD đến + 2SD để phân loại suy dinh dưỡng trẻ em. Quần thể tham khảo được sử dụng là NCHS (national center for health statistics). Cho tới nay, đây là thang phân loại được chấp nhận rộng rãi nhất trên thế giới. Thang phân loại dựa vào cân nặng và chiều cao theo các chỉ số như sau: Cân nặng/tuổi: Cân nặng theo tuổi phản ánh tình trạng nhẹ cân, là chỉ số đánh giá suy dinh dưỡng thông dụng từ năm 1950. Chỉ số này được dùng để đánh giá suy dinh dưỡng của cá thể hay cộng đồng. Nhẹ cân chỉ là một đặc tính chung của suy dinh dưỡng, nhưng không cho biết đặc điểm cụ thể, đó là loại suy. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> 7 dinh dưỡng mới xảy ra hay đã tích lũy từ lâu. Chỉ số này nhạy cảm và có thể quan sát nó trong một thời gian ngắn, tuy vậy chỉ số này không nhạy đối với trẻ em bị còi thấp, vì với những trẻ này có thể phát triển cân nặng thấp nhưng chỉ song song với phía dưới của đường phát triển bình thường, hoặc có những trẻ quá cao, nên cân nặng theo tuổi có thể bình thường, nhưng thực ra trẻ bị suy dinh dưỡng. Chỉ số này liên quan đến tuổi và đó cũng là vấn đề khó khăn khi thu thập số liệu để tính toán, đặc biệt ở những nơi có trình độ dân trí thấp, bà mẹ đông con, những nơi các bà mẹ nhớ ngày sinh tháng đẻ của trẻ theo cách riêng của họ. Thì đây quả là một vấn đề hết sức khó khăn. Tuy nhiên, theo dõi cân nặng là việc tương đối dễ thực hiên ở cộng đồng hơn cả, do đó tỷ lệ thiếu cân theo tuổi được sử dụng rộng rãi để tính tỷ lệ chung của suy dinh dưỡng [4]. - Chiều cao/tuổi: Chiều cao/tuổi thấp được gọi là thấp còi (stunting), biểu hiện suy dinh dưỡng trong quá khứ. Thấp còi được xem là hậu quả của tình trạng thiếu ăn hoặc mắc các bệnh nhiễm khuẩn tái diễn. Đồng thời, nó cũng phản ánh đó là hậu quả của vệ sinh môi trường kém và suy dinh dưỡng sớm. Chỉ số này được dùng để đánh giá suy dinh dưỡng trong quá khứ với các trang thiết bị rẻ tiền và dễ vận chuyển. Tuy nhiên, chỉ số này không nhạy, vì sự phát triển chiều cao là từ từ. Như vậy, khi thấy trẻ có chiều cao thấp thì đã muộn. Tỷ lệ trẻ em thấp còi được xem là chỉ số đánh giá tình trạng đói nghèo. Đây là chỉ tiêu tốt để đánh giá sự cải thiện điều kiện kinh tế, xã hội. Thông thường ở các nước đang phát triển, tỷ lệ thấp còi tăng nhanh sau 3 tháng tuổi, đến 3 tuổi tỷ lệ này ổn định, sau đó chiều cao trung bình đi song song với chiều cao tương ứng ở các quần thể tham khảo. - Cân nặng/chiều cao: Cân nặng theo chiều cao thấp được gọi là suy dinh dưỡng thể gầy còm (wasting), là chỉ số đánh giá suy dinh dưỡng hiện tại, hay nói cách khác nó biểu hiện suy dinh dưỡng cấp tính, do vậy cần phải ưu tiên can thiệp. Cân nặng/chiều cao thấp, chính là thiếu hụt cơ thể ( khối nạc, khối mỡ, xương) khi so sánh tổng số cần có của đứa trẻ có cùng chiều cao (hay chiều dài). Cân nặng theo chiều cao thấp, phản ánh sự không tăng cân hay mất cân nếu so.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> 8 sánh với trẻ có cùng chiều cao. Nó còn phản ánh mức độ thiếu ăn và nhiễm khuẩn là hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này. Tỷ lệ cân nặng/chiều cao thấp thường xuất hiện nhiều ở trẻ 12 - 24 tháng tuổi, do đây là thời kỳ trẻ hay mắc bệnh và thiếu ăn do thiếu chăm sóc. Suy dinh dưỡng cấp tính tiến triển rất nhanh ở trẻ em bị sụt cân hoặc không tăng cân. Chỉ số cân nặng/chiều cao có ưu điểm là không cần biết tuổi của trẻ, vì vậy có thể tránh được một dữ liệu (tính tuổi) đôi khi rất khó thu thập hoặc không chính xác. Đồng thời chỉ số này còn có một ưu điểm là không phụ thuộc vào yếu tố dân tộc, vì trẻ dưới 5 tuổi cơ thể phát triển như nhau trên toàn cầu. 1.2. VÀI NÉT LỊCH SỬ VỀ NGHIÊN CỨU SUY DINH DƯỠNG Từ lâu suy dinh dưỡng trẻ em đã được đề cập tới do tình trạng thiếu lương thực hoặc cung cấp thức ăn không đủ dẫn đến gầy còm, sút cân và chậm phát triển về thể lực và giảm sút trí tuệ hậu quả đến tử vong [26]. Năm 1908, Cotrea gọi suy dinh dưỡng là bệnh “rắn nhỏ” vì trẻ em mắc bệnh cơ thể nhỏ bé, da lại có lằn sẫm nâu nhạt như da rắn. Năm 1926, Normet bác sỹ người Pháp đã mô tả căn bệnh này với tên gọi là bouffissure, bệnh sưng phù Annam gặp nhiều ở Trung Nam Bộ Việt Nam. Năm 1927, tác giả Keller gọi là bệnh suy thoái của trẻ ăn bột. Các tác giả Autret và Behar gọi suy dinh dưỡng là hội chứng đa khiếm khuyết ở trẻ em, vì thấy rằng đứa bé bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng. Năm 1930 Cicely Williams đã dùng thuật ngữ “Kwashiorkor” nghĩa là bệnh của những đứa bé bị bỏ rơi” Năm 1959, một số tác giả dùng thuật ngữ “Suy dinh dưỡng protein calo” để chỉ những đứa trẻ vừa đói protein, vừa đói năng lượng. Năm 1962, trong bảng phúc trình tại khóa họp thứ sáu, tiểu ban dinh dưỡng FAO/WHO đã chọn từ “Suy dinh dưỡng protein - calo”. Năm 1966, Jellife đã đề nghị tên gọi “Suy dinh dưỡng protetin - năng lượng (protein energy malnutrion = PEM)” để chỉ suy dinh dưỡng ở mức độ nặng hơn. Thuật ngữ này được dùng cho đến ngày nay.. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> 9 Suy dinh dưỡng tại Việt Nam đã được nghiên cứu từ thập niên 90, lúc đó là một quốc gia, nghèo nàn, lạc hậu, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, tỷ lệ SDD xếp vào trong những nước đứng hàng đầu trên thế giới, khoảng 60% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, theo nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn, Nguyễn Thị Hương Nga10. Tình trạng suy dinh dưỡng của nước ta kéo dài sau hơn một thập kỷ chúng ta vẫn đứng đầu các nước về suy dinh dưỡng.Tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm mạnh cùng với nền kinh tế thị trường phát triển, những năm cuối của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI, từ gần 60% giảm xuống còn 37,5% năm 2003,7. Và giảm nhiều với các năm sau đó.Với một nền kinh tế phát triển tình hình suy dinh dưỡng càng được sự quan tâm của Chính phủ, các tổ chức xã hội, nên tỷ lệ suy dinh dưỡng đã giảm một cách đáng kể và có xung hướng giảm chậm mỗi năm từ 0,1-0,3% ,37. 1.3. NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SUY DINH DƯỠNG CỦA TRẺ DƯỚI 5 TUỔI. Có rất nhiều yếu tố có liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó thực phẩm, sức khoẻ và chăm sóc là bộ ba các thành tố thiết yếu trong chiến lược phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em.Các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng còn có rất nhiều trong đó như: Tình trạng dinh dưỡng của mẹ khi mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển của bà thai làm trẻ bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bào thai, kinh tế gia đình, trình độ văn hóa, các bệnh nhiễm trùng, tiêu chảy... Những nguyên nhân trực tiếp của suy dinh dưỡng trẻ em gồm ăn uống không hợp lý và bệnh tật. - Khẩu phần ăn: Các số liệu điều tra riêng về khẩu phần ăn của người lớn và trẻ em cho thấy chế độ ăn đóng vai trò quan trọng dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng ở Việt Nam. Nhìn chung, khẩu phần ăn ở cả người lớn và trẻ em nước ta còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực,31. Đối với trẻ em trên 2 tuổi thì hầu hết các gia đình cho trẻ ăn cơm cùng bữa cơm với gia đình, nhưng số bữa ăn hàng.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> 10 ngày thấp (trung bình 3 bữa/ngày). Trẻ không được bú mẹ đầy đủ, đúng thời gian, không được bú sữa mẹ hoặc cai sữa sớm và cai sữa không đúng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. - Bệnh tật: Thiếu dinh dưỡng và bệnh nhiễm trùng ở trẻ em gây ảnh hưởng tới sự phát triển chung của trẻ trong thời gian dài. Ở các nước đang phát triển, sự lưu hành của các bệnh nhiễm trùng,nhiễm HIV, thiếu dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em cao hơn ở các nước phát triển. Thiếu máu có thể do nguyên nhân thiếu dinh dưỡng, mắc các bệnh nhiễm trùng và do mất máu. Thiếu sắt là nguyên nhân chính của 50% các trường hợp thiếu máu. Thiếu một số các vi chất dinh dưỡng khác như vitamin nhóm B (B6, B12, riboflavin) và axit folic cũng có thể gây thiếu máu 31, Theo nghiên cứu của Nguyễn Tất Cương (2015) Tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi nhiễm HIV tại cơ sở điều trị ngoại trú bệnh viện Nhi trung ương, Hà Nội năm 2015, thì tình trạng nhiễm HIV của trẻ dưới 5 tuổi ảnh hưởng trầm trong đến thực trạng suy dinh dưỡng của trẻ, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân lên tới 22,1%, trong khi đó thời điểm năm 2015 suy dinh dưỡng nhẹ cân chung toàn quốc theo thống kê Viện Dinh dưỡng Trung ương năm 2014 là 14,5%, điều đó nhiễm trùng có liên quan ảnh trực tiếp đến suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra SDD, thiếu máu ở trẻ em. Một số nghiên cứu về nhiễm giun ở trẻ em cho thấy tỷ lệ nhiễm giun rất cao (khoảng 60%) với các loại giun chủ yếu là giun đũa và giun móc. Nhiễm các loại giun cũng là vấn đề cần được nghiên cứu để tìm ra các giải pháp phù hợp. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng ở các nước đang phát triển do điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo. Nhiễm giun làm cho trẻ chán ăn, giảm hấp thụ các chất dinh dưỡng, thiếu máu, và gây ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột với cường độ cao và trong một thời gian dài có thể gây suy dinh dưỡng như thấp còi, nhẹ cân và ở những trường hợp nặng có thể gây tử vong.. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> 11 - Nguyên nhân gốc rễ của suy dinh dưỡng trẻ em có thể là nghèo đói, chế dộ ăn không hợp lý và thiếu kiến thức, có trình độ học vấn thấp, khó có cơ hội tiếp xúc với thông tin và với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Mặt khác, phần lớn các hộ gia đình nghèo, nhất là vùng nông thôn lại thường sinh nhiều con. Vì gia đình đông con nên chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn của trẻ không được đảm bảo. Chính điều này lại tạo nên vòng luẩn quẩn của đói nghèo khó giải quyết. Nghèo đói thật sự là vấn nạn của đất nước trong những thập kỷ 80 và những năm đầu của thập kỷ 90, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ, thời điểm những năm đó tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân lên tối gần 40% và suy dinh dưỡng thấp còi chiếm tới 60%. Sự đói nghèo là vòng luẩn quẩn dẫn đến bệnh tật,suy dinh dưỡng. - Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân cơ bản tác động đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em như tiềm năng của đất nước, cơ cấu kinh tế xã hội, đường lối chính sách của mỗi quốc gia. Mỗi yếu tố ảnh hưởng đến công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ trẻ em có những nét riêng biệt trên mỗi vùng miền, mỗi địa phương, mỗi nước. Chính sách xã hội cũng là một trong những yếu tố liên quan tác động đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ, ở các vùng miền khác nhau sự quan tâm cúng khác nhau, những vùng núi, vùng nông thôn xa thành thị công tác chăm sóc sưucs khỏe cho phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi cũng chưa được quan tâm nhiều, theo nghiên cứu của Lê Danh Tuyên ( 2012),35, thì liên quan giữa cơ cấu chính sách xã hội đến thực trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi, không được quan tâm nhiều, không có những chương trình phổ biến kiến thức, bữa ăn dinh dưỡng, cách nuôi con..nên tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi là 33,4%, suy dinh dưỡng nhẹ cân là 18,3% cao hơn nhiều với con so suy dinh dưỡng của cả nước theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Trung ương năm 2012 là SDD thấp còi 26,9%, SDD nhẹ cân là 16,2%. - Trẻ em bị suy dinh dưỡng nếu không được chăm sóc tốt sẽ có thể dẫn đến tử vong. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, trong số 4,3 triệu trường hợp từ vong hàng năm ở trẻ em dưới 5 tuổi tại các nước đang phát triển thì 1,4.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> 12 triệu (34%) có liên quan đến thiếu dinh dưỡng 44,. Trong đó tỷ lệ tử vong do suy dinh dưỡng chủ yếu năm ở các nước Nam Á, trong đó tỷ lệ cao nhất là Băng la đét 834 ngàn trẻ mỗi năm 35, còn Ấn Độ khoảng gần 1 triệu trẻ SDD tỷ vong hàng năm chủ yếu là do đói nghèo, chăm sóc y tế, sự chăm sóc của cộng đồng chủ yếu tập chung ở vùng núi, vùng có thu nhập thấp. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của Viêt Nam cũng khá cao trong những năm của thập kỷ 90 ( SDD nhẹ cân là 32,1%), hàng năm có trên 1300 trẻ tử vong do suy dinh dưỡng kết hợp với các bệnh nhiễm trùng khác. 1.4. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI Trẻ em dưới 5 tuổi nếu được nuôi dưỡng hợp lý và điều kiện sống hợp vệ sinh thì khả năng phát triển không khác nhau giữa các chủng tộc. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các chỉ tiêu thường dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng là cân nặng theo tuổi (W/A), chiều cao theo tuổi (H/A), cân nặng theo chiều cao (W/H). Thiếu dinh dưỡng được ghi nhận khi các chỉ tiêu nói trên thấp hơn hai độ lệch chuẩn (dưới - 2SD) so với quần thể tham khảo NCHS (National Center For Health Statistics) của Hoa Kỳ. Bảng 1.1. Phân loại mức độ thiếu dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi Chỉ tiêu Cân nặng/ tuổi Phân loại. Chiều cao/tuổi. (Nhẹ cân W/A). (Thấp còi H/A). Bình thường. −2SD. −2SD. Suy dinh dưỡng. <-2SD. <-2SD. Độ I. Từ <-2SD đến – 3SD). Từ <-2SD đến – 3SD). Độ II. Từ <-3SD đến – 4SD). Độ III. Dưới -4SD - Đánh giá kết quả: + Cân nặng theo tuổi thấp dưới -2SD: Phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng. thể nhẹ cân (Underweight). Đây là chỉ tiêu được dùng sớm nhất, phổ biến nhất và. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(23)</span> 13 tiện dụng cho phép nhận định tình trạng dinh dưỡng nói chung, song có nhược điểm là không phân biệt được suy dinh dưỡng mới xảy ra hay kéo dài đã lâu. + Chỉ tiêu chiều cao theo tuổi thấp dưới -2SD phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc SDD trong quá khứ làm cho đứa trẻ bị còi cọc (thể thấp còi - Stunting). + Cân nặng theo chiều cao thấp so với điểm ngưỡng dưới -2SD theo quần thể, phản ánh SDD ở thời điểm hiện tại, mới xảy ra làm cho đứa trẻ bị ngừng lên cân, tụt cân, trở nên gày còm (Wasting). Bảng 1.2. Phân loại mức độ thiếu dinh dưỡng ở cộng đồng trẻ em dưới 5 tuổi Chỉ tiêu. Mức độ thiếu dinh dưỡng theo tỷ lệ % Nhẹ. Trung bình. Nặng. Rất nặng. Thấp còi (Stunting). <20. 20-29. 30 – 39. 40. Nhẹ cân (Underweight). < 10. 10-19. 20-29. 30. <5. 5-9. 10- 14. 15. Gầy còm (Wasting). 1.5. TÌNH HÌNH SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI: 1.5.1. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới Suy dinh dưỡng là một bệnh phổ biến của toàn cầu, đặc biệt là các nước đang phát triển. Theo tổ chức y tế thế giới, năm 1990 ước tính có khoảng 500 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng trên phạm vi toàn cầu, trong đó khoảng 150 triệu ở các nước Châu Á chiếm khoảng 44% [31]. Tại hội nghị quốc tế về dinh dưỡng họp tại Roma năm 1992 cho thấy khoảng 20% dân số các nước đang phát triển lâm vào cảnh đói thiếu, 192 triệu người suy dinh dưỡng. Phần lớn người dân ở các nước đang phát triển thiếu các vi chất dinh dưỡng. Khoảng 40 triệu người thiếu vitamin A, 200 triệu người thiếu máu do thiếu sắt. Theo kết quả điều tra của 72 nước đang phát triển từ năm 1980 - 1992 cho thấy tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là 35,8%, tỷ lệ trẻ còi cọc 42,7% tỷ lệ gầy còm là 92%. Trong đó Châu Á có tỷ lệ cao nhất là 42% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân,.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> 14 47,1% thể còi cọc và 10,8% thể gầy còm. Châu Úc có 29% trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, 38,6% thể còi cọc và 7,2% thể gầy còm. Mỹ La tinh có 11 % trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, 22,2% thể còi cọc và 2,7% thể gầy còm [1]. Những năm gần đây suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi có xu hướng giảm trên phạm vi toàn thế giới. Theo số liệu điều tra của 61 quốc gia năm 1998 thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng trong 15 năm qua giảm 0,54% /năm. Trong đó các nước Đông Nam Á có tỷ lệ giảm nhanh nhất khoảng 0,9% [7]. Theo thống kê của UNICEF cho thấy năm 1998 tỷ lệ suy dinh dưỡng của các nước Đông Nam Á như: Lào 40%, Indonesia 34 %, Mianma 43% [31]. Theo báo cáo của UNICEF công bố năm 2016 cho biết hơn 1/4 trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị thiếu cân, cuộc sống đang bị đe doạ. Dinh dưỡng không đầy đủ vẫn là đại dịch toàn cầu dẫn đến một nửa số ca tử vong là trẻ em, khoảng 4,3 triệu trẻ em mỗi năm. Theo báo cáo, kể từ năm đầu thế kỷ 21 đến nay tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thiếu cân chỉ giảm nhẹ, đây là bằng chứng cho thấy thế giới đã không làm tròn nhiệm vụ với trẻ em. Mặc dù đã có tiến bộ ở một số quốc gia, nhưng trong 15 năm vừa qua các quốc gia đang phát triển trung bình mới chỉ giảm được 1,5% trẻ em thiếu cân. Hiện tại, 27% trẻ em ở các nước đang phát triển bị thiếu cân (khoảng 14 triệu trẻ em). Gần 3/4 trẻ em thiếu cân trên toàn thế giới đang sống ở 10 quốc gia, trong đó Ấn Độ 48 triệu trẻ em dưới 5 tuổi SDD bằng số trẻ SDD của các nước Nigeria, Pakista, Trung Quốc và Công Gô cộng lại chiếm khoảng 30% tỷ lệ SDD toàn cầu 35. Báo cáo của UNICEF cho biết chỉ có hai khu vực trên thế giới đang đi đúng hướng đáp ứng được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ - giảm đựơc tỷ lệ trẻ em thiếu cân: Châu Mỹ La tinh, vùng Caribê và Đông Á và Thái Bình Dương, với tỷ lệ thiếu cân tương ứng là 7% và 15%. Tiến bộ ở Động Á phần lớn do tiến bộ vượt bậc của Trung Quốc trong việc giảm được tỷ lệ trẻ em thiếu cân trung bình là 6,7% mỗi năm kể từ năm 1990 đến ănm 2008 và giảm trung bình 1,5 % từ 2010 đến nay. Những quốc gia khác trong khu vực đang bị tụt lùi đằng sau như Nam Á, Bănglađét, Ấn Độ và Pakixtan 35 ,37.. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(25)</span> 15 Bảng 1.3. Dự báo tỷ lệ SDD (%) đến năm 2020 ở các nước đang phát triển Khu vực. 1995. 2020. 2020. 2020. Bi quan. Trung bình. Lạc quan. Nam Á. 49,3. 40,3. 37,4. 34,5. Cận sa mạc Châu Phi. 31,1. 32,4. 28,8. 25,7. Khu vực Đông Nam Á. 22,9. 13,1. 12,8. 12,6. Đông và Nam Phi. 14,6. 7,4. 5,0. 3,7. Mỹ La tinh/ Caribê. 9,5. 4,0. 1,9. -. Chung các nước đang. 31,0. 21,8. 18,4. 15,1. phát triển Nguồn Viện Dinh dưỡng Trung ương37 1.5.2. Tình hình SDD trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam. Suy dinh dưỡng là gánh nặng của mỗi quốc gia, Việt Nam những năm đầu của thập kỷ 90, tỷ lệ SDD ở mức khá cao, xếp trong hàng những nước có tỷ lệ SDD cao nhất tại các nước Châu á, với tỷ lệ SDD nhẹ cân là 34,3%, SDD thấp còi là 24,6% theo nghiên cứu của Hà Huy Khôi, Nguyễn Công Khẩn 16. Suy dinh dưỡng trẻ em trong những năm qua và hiện nay vẫn đang là vấn đề phổ biến. Các kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2017 cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em trong cộng đồng đã giảm, tuy nhiên vẫn ở mức cao hoặc rất cao so với tiêu chuẩn phân loại suy dinh dưỡng cộng đồng ở cả 2 thể: thể nhẹ cân và thể thấp còi. Tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân năm 2007 là 21,2%, đến năm 2017 là 13,8%, suy dinh dưỡng thấp còi từ 33,9% năm 2007, đến năm 2017 còn 24,3%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cả hai thể nhẹ cân và thấp còi đều giảm theo từng năm, những năm gần đây theo kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng tỷ lệ SDD giảm rất chậm với thể nhẹ cân năm 2017 giảm so với năm 2016 là 0,1%, còn tỷ lệ SDD thấp còi năm 2017 giảm so với 2016 là 0,2% theo bảng 1.6.
<span class='text_page_counter'>(26)</span> 16 Suy dinh dưỡng của nước ta từ năm 2007 được đánh giá là một trong những quốc gia có sự chuyển đổi mạnh mẽ về thực trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi được cải thiện rất nhiều. Trước đó trong những năm của thập kỷ 80 và trong cả những năm phát triển của thập kỷ 90, Việt Nam vẫn nằm trong những nước nghèo nhất của khu vực Đông nam Á và trên thế giới. Cụ thể là theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Trung (2000), Bảng dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 7, 12-20.04, thì tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân là 33.6%, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi là 46,7%, nhưng bắt đầu tỷ lệ SDD giảm nhiều từ năm 2007 suy dinh dưỡng thấp còi là 33,9%, đến năm 2017 là 24,3%, còn suy dinh dưỡng nhẹ cân năm 2007 là 21,2%, đến năm 2017 là 13,8%. Thực trạng suy dinh dưỡng của Việt Nam so với một só các nước trong khu vực vẫn còn ở mức cao, nhưng đã có xu hướng dần dần ổn định, tỷ lệ suy dinh dưỡng hàng năm đối với SDD nhẹ cân chỉ giảm khoảng 0,1%, và giảm 0,2% suy dinh dưỡng thấp còi so sách năm 2016 với 2017 theo bảng 1.6. Bảng 1.4. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dướỉ 5 tuổi tại Việt Nam qua các năm 2007 – 2017, Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân. Suy dinh dưỡng thể thấp còi. Tỷ lệ (%). Tỷ lệ (%). 2007. 21,2. 33,9. 2008. 19,9. 32,6. 2009. 18,9. 31,9. 2010. 17,5. 29,3. 2011. 16,8. 27,5. 2012. 16,2. 26,9. 2013. 15,3. 26,7. 2014. 14,5. 24,9. 2016. 13,9. 24,5. 2017. 13,8. 24,3. Năm. (Nguồn điều tra của Viện dinh dưỡng quốc gia 35,37). Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(27)</span> 17 Biểu đồ 1.1.Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dướỉ 5 tuổi tại Việt Nam qua các năm 2008 – 2017,. (Nguồn điều tra của Viện dinh dưỡng quốc gia 35,37) Bảng 1.5. Tình hình SDDTE dưới 5 tuổi ở Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung năm 2017[37] Tỉnh. TT. Tỷ lệ SDD năm 2017 CN/T. CC/T. CN/CC. 1. Thanh Hóa. 21,4. 32,8. 7,6. 2. Nghệ An. 17,1. 28,1. 7,0. 3. Hà Tĩnh. 16,5. 28,9. 6,5. 4. Quảng Bình. 17,7. 27,7. 7,8. 5. Quảng Trị. 14,3. 27,1. 7,1. 6. Thừa Thiên Huế. 11,6. 24,3. 5,1. 7. Đà Nẵng. 3,6. 13,2. 5,8. 8. Quảng Nam. 13,7. 26,5. 6,1. 18,5. 26,6. 6,2. Toàn vùng. (Nguồn điều tra của Viện dinh dưỡng quốc gia 35,37) Đối với nước ta, trong những năm gần đây nhờ triển khai mạnh mẽ các chương trình can thiệp nhằm nâng cao tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em trên.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> 18 toàn quốc. Đồng thời đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, hiểu biết của người dân về cách nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ được nâng cao, đã tác động mạnh mẽ, làm thay đổi tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em theo chiều hướng giảm dần, song ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số vẫn ở mức cao. Có những nơi tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi cao trên 50% và có sự khác biệt giữa các vùng sinh thái và giữa các tỉnh. 1.5.3. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em tại Quảng Bình. Quảng Bình là một trong những tỉnh có tỷ lệ SDD trẻ < 5 tuổi còn cao. Hiện nay toàn tỉnh có tổng số 159 xã phưòng, trong đó số xã thuộc diện nghèo, xã khó khăn vùng135 là 39 xã. Tổng số trẻ < 5 tuổi: 63.351cháu. Tổng số trẻ < 2 tuổi: 24.965. Tổng số chuyên trách dinh dưỡng: 159 và tổng số cộng tác viên: 1.210 người. Kết quả điều tra hằng năm của Viện dinh dưỡng cho thấy tỷ lệ SDD như sau: [8] Bảng 1.6. Tình hình SDDTE dưới 5 tuổi ở Quảng Bình. Tỷ lệ SDD Năm. CN/T. CC/T. CN/CC. Chung. Độ1. Độ2. Độ3. Chung. Độ1. Độ2. 2010. 23,6. 21,6. 1,9. 0,1. 35,2. 21,8. 13,4. 7,2. 2011. 21,9. 20,2. 1,6. 0,1. 33,4. 20,5. 12,9. 7,0. 2012. 21.0. 19.4. 1.5. 0.1. 32.4. 20.1. 12.3. 7.1. 2013. 19.8. 19.2. 0.2. 0.1. 30.8. 21.9. 8.9. 7.0. 2014. 18,9. 18,4. 0,4. 0,1. 30,8. 21,9. 8,9. 7,9. 2015. 18.4. 16.3. 1.8. 0.3. 30.5. 22.6. 7.9. 8.1. 2016. 18,2. 16,2. 1,5. 0,3. 30,2. 22,4. 7,6. 8,0. 2017. 17.7. 16.1. 1.3. 0.3. 29.7. 22.3. 7.4. 7.8. (Nguồn điều tra của Viện dinh dưỡng quốc gia 35,37 ). Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(29)</span> 19 Bình quân hàng năm giảm tỷ lệ SDDTE < 5 tuổi của Tỉnh là 1,7% tương đương với tỷ lệ Toàn quốc. Tuy nhiên Quảng Bình là một trong những Tỉnh có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD cao nhất của khu vực Bắc trung Bộ kể cả 2 thể nhẹ cân và thấp còi theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, so với Toàn quốc, Quảng Bình là một trong những Tỉnh có tỷ lệ trẻ em SDD <5 tuổi cao, thể nhẹ cân xếp thứ 54/63; Thể thấp còi xếp thứ 54/63 và thể gầy còm xếp thứ 42/63. Trong những năm qua hoạt động phòng chống SDD ở Quảng Bình đã được triển khai ở 7 huyện, thành phố. Năm 2007 Tỉnh đã có quyết định thành lập Ban chỉ đạo SDD ở cấp Tỉnh nhưng chưa kiện toàn ở cấp huyện và xã. Đã triển khai tốt các hoạt động phòng chống SDD trẻ em thuộc chương trình mục tiêu quốc gia. Huy động được các nguồn lực vào hoạt động PCSDD; do đó đã giảm được tỷ lệ SDD trẻ em hằng năm là 1,7%. Tuy nhiên báo cáo đánh giá kết quả hoạt động PCSDD trong những năm cho thấy: sự phối hợp giữa các ban ngành liên quan trong công tác PCSDDTE của các cấp chưa được chặt chẽ và đồng bộ. Ví dụ: dinh dưỡng học đường/ Hội chử thập đỏ, Hợp phần an ninh lương thực/ hội phụ nữ... Cán bộ làm công tác dinh dưỡng tại tỉnh và huyện /thành phố hầu hết là kiêm nhiệm. Cán bộ huyện/thành phố và đội ngũ CTV dinh dưỡng cơ sở thay đổi thường xuyên nên có nhiều hạn chế trong công tác nắm bắt; triển khai công việc có hiệu quả và thiếu kiến thức chuyên môn cơ bản cũng như cập nhật kiến thức mới; đặc biệt là từ khi không có kinh phí hỗ trợ cho mạng lưới nhiều chuyên trách và CTV dinh dưỡng đã bỏ cuộc. Cán bộ làm công tác Dinh dưỡng tuyến tỉnh và huyện/ thành phố chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát và giúp đỡ kịp thời các hoạt động dinh dưỡng của tuyến cơ sở. Thiếu kinh phí hoạt động: các hoạt động chỉ được thực hiện dựa vào nguồn kinh phí Trung ương, không có sự hỗ trợ kinh phí của dịa phương nên hạn chế trong công tác triển khai công tác phòng chống SDD của tỉnh về mọi mặt. Kinh phí của chương trình có hạn nên không có để tổ chức các hoạt động PCSDD như: tập huấn thường xuyên/ chuyên trách và CTV; thực hành dinh dưỡng cho bà mẹ; mua sản phẩm dinh dưỡng; in các tài liệu truyền thông. Năm 2008 thực hiện.
<span class='text_page_counter'>(30)</span> 20 thông tư 147 kinh phí chi cho mạng lưới giảm xuống chỉ còn hỗ trợ cho 30 xã trọng điểm, còn lại 129 xã không có nguồn kinh phí để chi trả cho hoạt động mạng lưới do vậy một số chuyên trách và CTV đã bỏ cuộc, số còn lại thì hoạt động kém hiệu quả; đây là một khó khăn thực sự cho việc triển khai các hoạt động PCSDD ở cơ sở của tỉnh. 1.6. GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.6.1. Một số đặc điểm của huyện Bố Trạch-Quảng Bình Huyện Bố Trạch có diện tích tự nhiên 2.123,1km². Toàn huyện có 30 xã, thị trấn, trong đó có 9 xã miền núi và 2 xã miền núi rẻo cao tiếp giáp với biên giới Việt Lào qua cửa khẩu Caroong – Nọng Ma. Huyện Bố Trạch có dân số: 185.453 người . Số trẻ em dưới 5 tuổi: 10559 trẻ. Ngoài dân tộc Kinh, huyện Bố Trạch có 2 dân tộc là dân tộc Chứt và Vân Kiều (Kinh: 95,8%, Vân Kiều: 3,1%, Chức: 1,1% ) Bảng 1.7. Tình hình SDDTE dưới 5 tuổi ở Bố Trạch- Quảng Bình Tỷ lệ SDD Năm. CN/T. CC/T. 2010. 20,2. 32,1. 2011. 18,5. 31,0. 2012. 17,7. 30,3. 2013. 14,8. 29,8. 2014. 14,7. 29,5. 2015. 13.3. 28,2. 2016. 12.0. 27.5. 2017. 11.8. 27,2. 2018. 11.0. 26.5. (Báo cáo tổng kết năm lưu tại Trung tâm Y tế Bố Trạch) Tỷ lệ suy dinh dưỡng của huyện Bố Trạch (11.0%) thấp hơn trung bình của toàn tỉnh (19,8%) tuy nhiên tại 02 xã Tân Trạch và Thượng Trạch và bản. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(31)</span> 21 Rào Con ở xã Sơn Trạch tỷ lệ SDD năm 2016 đạt 29,2% cao hơn mức trung bình. 1.6.2 Một số đặc điểm của 3 xã nghiên cứu: - Vị trí địa lý: Ba xã nghiên cứu là Tân Trạch, Thượng Trạch, và Sơn Trạch nằm phía Tây huyện Bố Trạch, dọc theo dãy Núi Trường Sơn. Phía Tây giáp biên giới Việt Lào. Địa hình phức tạp có nhiều đồi núi và khe suối chia cắt. - Dân số: + Tổng dân số năm 2018 ở 3 xã: 15.807 khẩu (Tân Trạch 387. Thượng Trạch: 3.912, Sơn Trạch 11.508). + Số trẻ em dưới 5 tuổi là: 1.106 trẻ. (Tân Trạch: 80; Thượng Trạch: 350, Sơn Trạch: 676). - Trước đây người dân thường sinh sống dọc khe suối, đồi núi, các bản rất xa nhau, có bản đi bộ một ngày đường mới tới nơi. + Dân tộc: Có 2 dân tộc sinh sống: Chứt ( Arem): chiếm khoảng 100 % dân số xã Tân Trạch(Dân số 249 người). Vân Makoong, Bru Vân kiều. Makong chiếm 100% dân số ở xã Thượng Trạch( dân số 2.549), Bru vân kiều di chuyển từ Dân tộc vân Kiều Sống dọc theo dãy Trường Sơn, tập trung tại bản Rào con xã Sơn Trạch chiếm khoảng: 30% dân số của xã Sơn Trạch Dân số 11.675 trong đó bản Rào con nơi cư trú của dân tộc Vân Kiều là 2.285). - Kinh tế: 3 xã thuộc xã nghèo, hưởng chương trình 135 của Chính Phủ. Cơ sở hạ tầng kém phát triển. Sống chủ yếu dựa vào làm rẫy và khai thác lâm thổ sản. - Về Y tế: 3 xã đã có trạm y tế xã 2 tầng các trạm đều có1 Bác sỹ và 1-2 NHS, nhưng trang thiết bị còn nghèo nàn. Chuyên môn còn hạn chế. - Phong tục tập quán dân tộc Chứt, Dân tộc Vân Kiều ở đây tuy đã có tiến bộ, nhưng vẫn còn nhiều hủ tục lạc hậu: Không được sinh con ở nhà mà phải sinh ở một cái chòi nhỏ cách nhà 15-30 mét; Khi con còn bú mang theo con lên rẫy treo vào cành cây hoặc để ở nhà chiều về cho bú, khi hết bú thì chỉ ăn một bữa buổi sáng rồi bỏ con ở nhà chiều về mới cho ăn tối, khi ở nhà trẻ tự tìm lấy.
<span class='text_page_counter'>(32)</span> 22 thức ăn có gì ăn nấy; Việc nuôi con khoán trắng cho vợ còn chồng làm được tiền thì dùng để uống rượu..Tập tục kết hôn của Dân tộc Vân Kiều thì việc kết hôn, sinh con, đặt tên cho con do bên ngoại quyết định, theo tập tục mẫu hệ.. KHUNG LÝ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN. Mô tả thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5. Phân tích yếu tố liên quan. Các chỉ tiêu nhân trắc dinh dưỡng. Các thể SDD. Mức độ SDD theo các thể. Mức độ SDD theo giới. Phỏng vấn bà mẹ. Kiến thức về chăm sóc thai nghén. Kiến thức thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ. Kiến thức thực hành về chăm sóc trẻ bị bệnh. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(33)</span> 23. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU +Tiêu chuẩn lựa chọn: Tất cả trẻ em dưới 5 tuổi và các bà mẹ đang có con dưới 5 tuổi hiện ở địa bàn 3 xã Tân Trạch và Thượng Trạch, Sơn trạch tại thời điểm điều tra. +Tiêu chuẩn loại trừ: Không chọn trẻ dưới 5 tuổi có dị tật ( cong vẹo cột sống, dị tật các chi...) và các bà mẹ có con dưới 5 tuổi từ chối phỏng vấn 2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu được tiến hành tại 3 xã miền núi rẻo cao: Tân Trạch, Thượng Trạch, Sơn Trạch – Huyện Bố Trạch – Quảng Bình 2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 4/2019 đến tháng 7/2019. 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu Sử dụng phương pháp điều tra mô tả cắt ngang có phân tích để đánh giá thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan ở 3 xã miền núi huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình năm 2019 2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: Cỡ mẫu tính theo cở mẫu quần thể hữu hạn *Bước 1 - Đối với trẻ và mẹ, áp dụng công thức cỡ mẫu trong điều tra mô tả cắt ngang.. n = z(1−α/2) 2. p(1 − p) 2. (1). Trong đó: n : Số trẻ và mẹ cần điều tra P. : Tỷ lệ (%) suy dinh dưỡng ước tính, lấy tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ. em dưới 5 tuổi của tỉnh Quảng Bình năm 2013 là 19,8% (p = 0.198).Theo.
<span class='text_page_counter'>(34)</span> 24 nghiên cứu của Lê Văn Cư ( 2012) Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi và các yếu tố liên quan tại Huyện Lệ thủy Quảng Bình năm 2012 Z : Ứng với độ tin cậy 95% thì z = 1,96 α : Là mức ý nghĩa thống kê, lấy α = 5% : Sai số cho phép 0,05 (1 – p) = 1 – 0,198 = 0,802 Thay số vào công thức, tính được. n = 244. *Bước 2 Cỡ mẫu quần thể hữu hạn: nf =. ni x Nf n i + Nf. Trong đó:. nf: là cỡ mẫu cho quần thể hữu hạn; Nf: là kích thước của quần thể hữu hạn; ni: là cỡ mẫu cho quần thể vô hạn Theo hồ sơ quản lý trẻ em dưới 5 tuổi ở các xã vào tháng 02/2019: 1.106 em - Tân Trạch : 80 em - Thượng Trạch : 350 em - Sơn Trạch : 676 em 1106 em Tân Trạch: nf = Thượng Trạch: nf = =. 244 x 80 244 + 80 244 x 350 244+ 350 244 x 676 244 + 676. Sơn Trạch: nf =. = 60 = 143. = 180. n = 41 + 104 + 195 = 340 + ( 340 x 10%) = 374 Thực tế điều tra. n = 375:. - Tân Trạch : 60 - Thượng Trạch: 140 - Sơn Trạch : 175. 2.4.3. Kỹ thuật chọn mẫu *Trẻ em dưới 5 tuổi và các bà mẹ có con dưới 5 tuổi hiện ở tại địa bàn 3 xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Sơn Trạch tại thời điểm điều tra:. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(35)</span> 25 - Lập danh sách tất cả trẻ em dưới 5 tuổi và bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở 3 xã nghiên cứu - Tại mỗi xã: Danh sách tất cả trẻ em dưới 5 tuổi và bà mẹ có con dưới 5 tuổi được đánh số thứ tự từ 1 ,2, 3,……, n - Vào bảng số ngẫu nhiên để chọn theo xã cho đủ số lượng 2.5. CÁC BIẾN SỐ CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ 2.5.1. Các biến số, chỉ số nghiên cứu Bảng 2.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu Biến số. Bà mẹ có con dưới 5 tuổi Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Trẻ dưới 5 tuổi Mục tiêu 1: Xác định thực trạng tỷ lệ suy dinh dưỡng hiện Số trẻ dưới 5 mắc ở trẻ em dưới tuổi được cân do 5 tuổi tại huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội năm 2018 Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố nào liên quan đến tình Số bà mẹ có con trạng suy dinh dưới 5 tuổi dưỡng của đối tượng nghiên cứu.. Chỉ số. Phương pháp thu thập. - Tỷ lệ hộ nghèo - Các yếu tố liên quan; kinh tế, tuổi, trình độ văn hóa, kiến thức thực hành chăm sóc trẻ… Phỏng vấn trực tiếp -Tỷ lệ SDD cân nặng theo tuổi -Tỷ lệ SDD chiều cao theo tuổi. -Tỷ lệ SDD cân nặng theo tuổi -Tỷ lệ SDD chiều cao theo tuổi. Cân, đo trực tiếp trong thời điểm nghiên cứu. - Trình độ văn hóa, tuổi, kinh tế gia đình.. - Tuổi mẹ lúc sinh trẻ, số con trong gia đình, cho ăn bổ xung. - Tỷ lệ yếu tố liên quan về bản thân trẻ (viêm phổi, tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp. Phóng vấn trực tiếp bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong thời điểm nghiên cứu.
<span class='text_page_counter'>(36)</span> 26 * Các chỉ số nghiên cứu có thể chi tiết như sau: - Nhóm các chỉ tiêu về kinh tế, trình độ học vấn xã hội của hộ gia đình và bà mẹ: + Qui mô gia đình: + Tỷ lệ các hộ nghèo + Trình độ học vấn + Lứa tuổi của các bà mẹ - Thực hành nuôi dưỡng và theo dõi sự phát triển của trẻ + Tỷ lệ trẻ được bú trước 6 giờ, sau 6 giờ. + Tỷ lệ trẻ ăn bổ sung < 6 tháng tuổi, tỷ lệ trẻ ăn bổ sung đúng 6 tháng tuổi, tỷ lệ trẻ ăn bổ sung > 6 tháng tuổi. + Tỷ lệ trẻ được cai sữa: < 18 tháng tuổi; từ 18-24 tháng tuổi, > 24 tháng tuổi + Tỷ lệ trẻ mắc tiêu chảy trong 2 tuần qua và ước tính số lần mắc tiêu chảy/trẻ/năm. + Tỷ lệ trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp trong 2 tuần qua và ước tính số lần. - Nhóm chỉ số về nhân trắc: + Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi) + Tỷ lệ SDD thể thấp còi (chiều cao/tuổi) + Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo tuổi + Tỷ lệ SDD theo giới + Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo mức độ - Nhóm chỉ số với một số yếu tố liên quan: + Yếu tố liên quan về nhân khẩu học: tuổi mang thai của mẹ,số con trong gia đình. + Yếu tố liên quan thuộc về thực hành chăm sóc trẻ: thời gian cho bú sau đẻ, thời gian ăn bổ sung, thời gian cai sữa, chất lượng của thức ăn bổ sung.. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(37)</span> 27 + Yếu tố liên quan thuộc về bản thân trẻ: cân nặng lúc đẻ thấp, nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC), tiêu chảy. 2.5.2. Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số nghiên cứu * Các chỉ tiêu kinh tế, văn hoá, xã hội: - Quy định về Chuẩn nghèo giai đoạn 2016 – 2020 của Việt Nam, Chuẩn này được tính theo mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cho từng vùng cụ thể như sau: + Vùng nông thôn 700.000 đồng/tháng, tương đương 8.400.000 đồng/năm + Vùng thành thị 900.000 đồng/tháng, tương đương 10.800.000 đồng/năm - Chuẩn mức sống tối thiểu: Từ 1,3 triệu đồng/ người/tháng ở thânh phố và 1 triều đồng/ người/tháng ở nông thôn. * Trình độ học vấn: - Mù chữ là những người không biết đọc, không biết viết - Biết đọc biết viết là những người có học chưa hết lớp 4/10 hoặc 5/12 - Tiểu học là những người đã học hết lớp 4/10 hoặc 5/12 - Trung học cơ sở (THCS) là những người đã học hết lớp 7/10 hoặc lớp 9/12 trở lên - Trung học phổ thông (THPT) là những người đã học hết lớp 10/10 hoặc lớp 12/12 trở lên * Chỉ số về chăm sóc sức khoẻ trẻ em: - Bú sớm là bú sữa mẹ trong vòng nửa giờ đầu và trước 6 giờ sau đẻ - Ăn bổ sung đúng thời gian là bổ sung khi trẻ đủ 6 tháng tuổi - Ăn bổ sung không đúng thời gian là ăn khi trẻ trước 6 tháng tuổi hoặc sau 6 tháng tuổi - Cai sữa đúng thời gian cai sữa khi trẻ từ 18 - 24 tháng tuổi 2.5.3. Công cụ và phương pháp thu nhập số liệu: 2.5.3.1. Thu thập số liệu định lượng( Phụ lục 2, phụ lục 5) - Tính tuổi: Theo qui ước của Tổ chức Y tế thế giới năm1983: + Tính tuổi theo tháng (đối với trẻ dưới 5 tuổi):.
<span class='text_page_counter'>(38)</span> 28 Kể từ khi mới sinh đến tròn 1 tháng (từ 1 đến 29 ngày là tháng thứ nhất) được gọi tròn một tháng. Kể từ tròn một tháng đến trước tròn 2 tháng (từ 30 đến 59 ngày tức là tháng thứ hai) được gọi 2 tháng. Các tháng tiếp theo tương tự như vậy. + Tính tuổi theo năm: Từ sơ sinh đến 11 tháng 29 ngày (tức là năm thứ nhất) gọi là 0 tuổi hay dưới 1 tuổi. Các năm tiếp theo tinh tương tự. Như vậy theo qui ước: 0 tuổi tức là năm thứ nhất, gồm các tháng tuổi từ 1 đến 12 tháng tuổi 1 tuổi tức là năm thứ 2, gồm các tháng tuổi từ 13 đến 24 tháng tuổi 2 tuổi tức là năm thứ 3, gồm các tháng tuổi từ 25 đến 36 tháng tuổi 3 tuổi tức là năm thứ 4, gồm các tháng tuổi từ 37 đến 48 tháng tuổi 4 tuổi tức là năm thứ 5, gồm các tháng tuổi từ 49 đến 60 tháng tuổi Ta nóitrẻ duới 5 tuổi tức trẻ từ 0 đến 4 tuổi hay từ 1 đến 60 tháng tuổi Kỹ thuật thu thập thông tin Xác định cân nặng của trẻ Cân nặng của trẻ được sử dụng cân điện tử SECA độ chính xác 0,1kg. Kết quả của cân nặng được bằng kg với một số lẻ. Đối tượng chỉ mặc quần áo mỏng, đi chân đất, đứng ở giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, đủ ấm tại từng thôn trong xã để cho trẻ em đến khám thuận tiện. Đặt trẻ lên bàn cân khi cân trẻ cần có sự hỗ trợ của bà mẹ hoặc kỹ thuật viên khác để có thể cân nhanh cho trẻ, tránh để trẻ quấy khóc, ngã khỏi bàn cân. Trẻ nhỏ không tự đứng, ngồi được thì bà mẹ bồng trẻ cân cả mẹ và trẻ, sau đó cân lại mẹ và tất cả các đồ dùng của trẻ để trừ và lấy cân nặng của trẻ. Cân được đặt ở vị trí ổn định và bằng phẳng. Hằng ngày kiểm tra độ chính xác của cân bằng một vật chuẩn. Kết quả: cân nặng của trẻ được ghi tới một chữ số thập phân. Xác định chiều cao của trẻ. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(39)</span> 29 Xác định chiều cao của trẻ ≥ 25 tháng tuổi sử dụng phương pháp đo chiều cao đứng và đo chiều dài nằm đối với trẻ < 25 tháng tuổi. a. Xác định chiều dài nằm cho trẻ dưới 25 tháng tuổi: Dụng cụ: Dùng bàn đo chiều dài nằm bằng gỗ phẳng nhẵn, có thể gấp đôi lại được để di chuyển dễ dàng tại cộng đồng. Mặt trên của bàn gỗ có dán một thước dây vào mép bàn sao cho điểm 0 trùng với một đầu bàn. Cách đo: Đặt bàn đo trên một mặt phẳng sao cho vạch 0 sát với mép tường. Đặt trẻ nằm ngửa trên bàn đo, các mốc chẩm, vai, mông, gót đều nằm trên mặt bàn, chân duỗi thẳng, mặt ngửa lên trời. Một người dùng tay giữ đầu, giữ ngực cho trẻ nằm ngửa (cán bộ cân đo thường làm mẫu sau đó nhờ bà mẹ giữ hộ), còn người khác dùng một tay ấn đầu gối trẻ xuống để chân trẻ duỗi thẳng, một tay dùng tấm gỗ nhỏ phẳng (20cm x 30cm) đặt sao cho tấm gỗ áp sát gan bàn chân của trẻ và vuông góc với mặt bàn đo. Kết quả: Giao tuyến giữa tấm gỗ với mặt bàn cắt thước dây tại vạch tương ứng với chiều dài nằm của trẻ. b. Xác định chiều cao đứng cho trẻ ≥ 25 tháng tuổi: Dụng cụ: dụng cụ đo chiều cao đứng cho trẻ là một cái thước dây được dán sát vào mặt tường sao cho thước dây vuông góc với mặt đất và vạch 0 trên thước dây vừa chạm tới mặt đất. Cách đo: trẻ được đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, các mốc chẩm lưng mông gót đều vừa chạm sát mặt tường. Dùng một tấm gỗ nhỏ phẳng (20 x 30cm) đặt vuông góc với mặt tường và vừa chạm tới đỉnh đầu trẻ. Kết quả: giao tuyến giữa tấm gỗ với mặt tường cắt thước dây tại vạch tương ứng với chiều cao đứng của trẻ. Số liệu về cân nặng và chiều cao của trẻ được ghi vào phiếu khám bệnh của mỗi trẻ. 2.5.3.2. Thu thập số liệu định tính( Phụ lục 1) - Mẫu phiếu phỏng vấn bà mẹ có con < 5 tuổi. Phiếu được xây dựng theo đúng qui trình, đã được thử nghiệm trước khi sử dụng chính thức..
<span class='text_page_counter'>(40)</span> 30 - Mẫu phiếu phỏng vấn được làm sẵn, theo các câu hỏi dễ hiểu, dễ nhớ để các bà mẹ trả lời - Xây dựng phiếu phỏng vấn nội dung bao gồm các phần về tuổi sinh con, cân nặng trẻ lức sinh, số con trong giai đình, kinh tế, trình độ văn hóa, cách cho trẻ ăn, số bữa ăn trong ngày, trẻ có bị mắc các bệnh truyền nhiễm viêm phổi, tiêu chảy trong 2 tuần gần đầy không… 2.5.4. Phân tích và xử lý số liệu: Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học trên máy vi tính trên phần mềm EPI INFO 6.0.4, SPSS 20.0 để phân tích. Phương trình hồi qui được áp dụng như sau:. Pi =. 1 1 + a ( − a + b1x1 + b1x1 + b1x1 +...+ b1i xi ). Trong đó: - Pi: xác suất của SDD nhẹ cân nằm trong khoảng giá trị 0 - 1. - x1, x2... là các biến độc lập (như trình độ văn hoá của mẹ, kinh tế gia đình, dân tộc của mẹ...). - bl, b2... là hệ số-hồi qui tương ứng với xl, x2... - a là số chặn. Kiểm định x2 ,với giá trị p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê. 2.6. SAI SỐ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 2.6.1. Sai số: - Sai số do bỏ trống ô không điền; - Sai số do không hiểu kỹ bộ câu hỏi - Sai số trong quá trình nhập số liệu; đọc số liệu. 2.6.2. Biện pháp khăc phục: - Thiết kế bộ câu hỏi phỏng vấn rõ ràng dễ hiểu. - Tập huấn kỹ cho điều tra viên. - Điều tra thử và hoàn chỉnh bộ công cụ điều tra.. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(41)</span> 31 - Giám sát quá trình điều tra nghiên cứu 2.7. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU - Đề cương nghiên cứu khoa học đã được Hội đồng đạo đức nghiên cứu của Hội đồng khoa học Trường Đại học Thăng Long-Hà Nội thông qua. - Các đối tượng phỏng vấn và tham gia nghiên cứu đồng ý tham gia nghiên cứu -Trẻ bị bệnh và suy dinh dưỡng đều được tư vấn và hướng dẫn chăm sóc đảm bảo trẻ được chăm sóc tốt nhất và bổ xung dinh dưỡng đúng cách. - Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều được phỏng vấn trực tiếp đảm bảo tính khánh quan, trung thực, trẻ dưới 5 tuổi trong đối tượng nghiên cứu đề được cân đo chính xác. - Các số liệu và thông tin cá nhân của các đối tượng được giữ bí mật và phục vụ cho nghiên cứu. 2.8. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU - Do điều kiện hạn chế về nguồn lực nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn tại các 3 xã miền núi, rẻo cao của huyện Bố Trạch. - Nghiên cứu ở vùng điều kiện kinh tế xã hội khó khăn ở Quảng Bình việc tiếp cận các bà mẹ để lấy thông tin không thuận lợi, các bà mẹ nói tiếng dân tộc việc thu thập thông tin có khi phải nhờ phiên dịch. - Trong quá trình thu thập thông tin cân nặng sơ sinh của trẻ, một số bà mẹ không còn nhớ rõ..
<span class='text_page_counter'>(42)</span> 32. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kết quả có 375 trẻ dưới 5 tuổi và 375 bà mẹ có mẫu thu thập thông tin hợp lệ đưa vào xử lý số liệu và phân tích. Cụ thể kết quả như sau. 3.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU. Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng bà mẹ trong nghiên cứu (n= 375) Thông tin chung bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong nghiên cứu. Số lượng. Tỷ lệ (%). Số bà mẹ. 375. 100. <= 20 tuổi. 50. 13.3. 21-30 tuổi. 213. 56.8. 31-40 tuổi. 101. 26.9. 41 tuổi trở lên. 11. 2.9. Làm rẫy. 249. 66,4. Ở nhà. 35. 9.3. Buôn bán, cán bộ y tế thôn bản, viên chức, công chức.. 91. 24,3. Nghèo. 241. 64,3. 134. 35.7. ít con (2 con). 229. 61,1. Đông con (>2 con). 146. 38,9. Chứt. 60. 16,0. Vân Kiều. 195. 54,0. Kinh. 120. 32,0. Lứa tuổi. Nghề nghiệp. Phân loại kinh tế Số con trong gia đình. Dân tộc. Cận nghèo trở lên. Nhận xét: Theo kết quả nghiên cứu số bà mẹ có con dưới 5 tuổi chủ yếu trong độ tuổi từ 21-30 tuổi chiếm tỷ lệ 56.8%, bà mẹ có độ tuổi dưới 20 tuổi chiếm 13,3%, còn lại số ít các bà mẹ có độ tuổi trên 41(2,9%). Các bà mẹ chủ yếu làm rẫy 66,4%, công chức viên chức hoặc kinh doanh buôn bán chiếm. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(43)</span> 33 24,3%, ở nhà nội trợ chiếm 9,3%. Gia đình có kinh tế nghèo chiếm 64,3% , các gia đình chủ yếu có từ 1-2 con, nhưng tỷ lệ các gia đình có số con từ 3 trở lên cũng chiếm đến 38,9%. Bảng 3.2. Thông tin về trẻ em dưới 5 tuổi trong nghiên cứu (n= 375) Các chỉ số thông tin trẻ dưới 5 tuổi Số trẻ<5tuổi Số trẻ được cân khi sinh.( n= 348 do có bà mẹ không nhớ) <2500g Cân nặng sơ sinh: 2500g Số trẻ được bú sữa mẹ ngay sau sinh Ăn bổ sung Thời gian cai sữa:. Số Tỷ lệ lượng (%) 375 100 348 92,8 71 18,9 277 73,9. Sớm (< 6giờ) Muộn (>6giờ) <6 tháng ≥6 tháng. 298 77 115 260. 79,5 20,5 30,7 69,3. <12 tháng 12 tháng. 129 246. 34,4 65,6. Nhận xét: Trong tống số 375 trẻ dưới 5 tuổi được điều tra, có 348 các trẻ được cân sau sinh, số các trẻ không được cân hoặc bà mẹ không nhớ được chiếm 7,2% trong đó: Có 71 trẻ có cân nặng< 2500 gam (18,9%) .trên 79,5% trẻ được bú sữa mẹ trước 6 giờ sau sinh, chỉ có trên 20,5% trẻ được bú sữa mẹ sau 6 giờ sau sinh. Hầu hết các trẻ được ăn bổ sung đúng thời gian khi được 6 tháng tuổi (69,3%), và trước 6 tháng tuổi là 30,7%.Thời gian cai sữa trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên là 65,6%, cai sữa trước 12 tháng là 34,4%. Bảng 3.3. Giới tính của trẻ. Giới tính của trẻ Nam. Tần số 194. Tỷ lệ (%) 51,7. Nữ. 181. 48,3. Tổng. 375. 100.
<span class='text_page_counter'>(44)</span> 34. Bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ trẻ trai trong nghiên cứu cao hơn trẻ gái với 51,7% trẻ trai so với 48,3% trẻ gái. 3.2. TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TRONG NGHIÊN CỨU Bảng 3.4. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em <5 tuổi theo các thể.. Có SDD. Các thể SDD. Không SDD. SL. %. SL. %. Thể nhẹ cân. 89. 23,7. 286. 76,3. Thể thấp còi. 118. 31,5. 257. 68,5. Thể gầy còm. 33. 8,8. 342. 91,2. Nhận xét: SDD thể nhẹ cân chiếm 23,7% SDD thể thấp còi chiếm 31,5%; SDD thể gầy còm chiếm 8,8%. Bảng 3.5. Suy dinh dưỡng của trẻ theo xã. Suy dinh dưỡng Xã. Thể nhẹ cân. Thể Thấp còi. Thể gầy còm. SL. SL. SL. %. %. %. Tân Trạch. 23. 35,0. 36. 60. 15. 25,0. Thượng Trạch. 44. 23,0. 54. 38.3. 15. 10,6. Sơn Trạch. 22. 18,7. 28. 16.1. 3. 1,7%. Tổng. 89. 21,6. 118. 31.5. 33. 29,6. Ý nghĩa thống kê. 2 =12.172 p <0,05. 2 =44.776 p <0,05. 2 =31.069 p <0,05. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(45)</span> 35 Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở cả 3 xã khá cao, cao nhất là ở Tân Trạch tới 35%, Thượng trạch chiếm 23% và Sơn Trạch 18,7%. Ở thể thấp còi, Tân trạch chiếm 60% cao nhất, thượng trạch chiếm 38.3% và Sơn trạch thấp nhất, chỉ chiếm 16.1% Tỷ lệ gầy còm rất cao ở Tân Trạch 25%, Thượng trạch tỷ lệ trung bình 10.6% và thấp nhất là Sơn Trạch chiếm 3%. Sự khác biệt tỷ lệ suy dinh dưỡng ở 3 xã chệch lệch nhau có ý nghĩ thống kê ở cả 3 thể với p<0.05 Bảng 3.6. Suy dinh dưỡng của Trẻ em theo dân tộc. Suy dinh dưỡng Dân Tộc Chứt Vân Kiều Tổng Ý nghĩa thống kê. Thể nhẹ cân SL % 23 38,3 66 21,0 89 21,6. Thể Thấp còi SL % 36 60.0 82 26.0 118 31,5. Thể gầy còm SL % 5 8.3 28 8.9. 2 =8.412 p <0,05. 2 =26.966 p <0,05. 2 =0.19 p >0,05. 33. 8.8. Nhận xét: Tỷ lệ SDD khác nhau ở cả 3 thể SDD giữa các dân tộc, Dân tộc Chứt có tỷ lệ SDD cao nhất ở thể thấp còi chiếm 60%, Dân tộc Vân kiều chiếm 26,0%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 Bảng 3.7. Suy dinh dưỡng của trẻ em theo giới. Suy dinh dưỡng Giới. Thể nhẹ cân. Thể Thấp còi. Thể gầy còm. Nam. SL 47. % 24,2. SL 61. % 31,4. SL 19. % 9,8. Nữ. 42. 23,2. 57. 31,5. 14. 7,7. Tổng. 89. 23,7. 118. 31,5. 33. 8,8. Ý nghĩa thống kê. 2 =0.054 p >0,05. 2 =0,007 p >0,05. 2 =0.495 p >0,05.
<span class='text_page_counter'>(46)</span> 36 Nhận xét: Tỷ lệ SDD giữa bé trai và bé gái khác nhau không đáng kể ở cả 3 thể SDD, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bảng 3.8. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân( CN/T) Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân. Phân độ. SL. Tỷ lệ %. Độ 1. 52. 13,9. Độ 2. 28. 7,5. Độ 3. 9. 2,4. Tổng theo độ. 89. 23,7. Không SDD. 286. 76,3. Tổng chung. 375. 100. Nhận xét: Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 23,7. Trong đó cao nhất là SDD độ 1 chiếm 13,9%, SDD độ 2 chiếm 7,5%. SDD độ 3 thấp nhất, chỉ chiếm 2,4%. 29.5 25. 30 25. 21. 21.7. 20.4. 20 15 10 5 0 0-12 tháng 0-12 tháng. 13-24 tháng 13-24 tháng. 25-36 tháng 25-36 tháng. 37-48 tháng 37-48 tháng. 49-60 tháng 49-60 tháng. Biểu đồ 3.1. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân theo nhóm tuổi(n=375) Nhận xét: Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân cao ở nhóm tuổi 25-36 tháng chiếm 29,5% và thấp nhất nhóm 37-48 tháng tuổi(20,4%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê ( p>0,05).. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(47)</span> 37 Bảng 3.9. Suy dinh dưỡng thể thấp còi (CC/T) Suy dinh dưỡng thể thấp còi. Phân độ. SL. Tỷ lệ %. Độ 1. 65. 17,3. Độ 2. 44. 11,7. Độ 3. 10. 2.7. Tổng theo độ. 119. 31,7. Không SDD. 256. 68,3. Tổng chung. 375. 100.0. Nhận xét: Tỷ lệ SDD thể thấp còi là 31,7%. Trong đó cao nhất là SDD độ 1 chiếm 17,3%, SDD độ 2 chiếm 11,7%. SDD độ 3 thấp nhất, chỉ chiếm 2,7%.. 40 35. 36.4. 29.6. 37. 28.3. 30. 26.7. 25 20 15 10 5 0 0-12 tháng. 13-24 tháng. 0-12 tháng. 13-24 tháng. 25-36 tháng 25-36 tháng. 37-48 tháng 37-48 tháng. 49-60 tháng 49-60 tháng. Biểu đồ 3.2. Suy dinh dưỡng thể thấp còi theo nhóm tuổi(n=375).
<span class='text_page_counter'>(48)</span> 38 Nhận xét. Tỷ lệ SDD thể thấp còi cao nhất ở nhóm tuổi 37-48 tháng chiếm 37%, thấp nhất ở nhóm 49-60 tháng tuổi(26,7%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê ( p>0,05). 3.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SDD CỦA TRẺ. 3.3.1. Các yếu tố liên quan từ phía trẻ. Bảng 3.10. Mối liên quan giữa bệnh tật của trẻ với SDD. Nội dung. Trẻ đã bị sốt rét. Tính chất. Có Không Tổng Trẻ đã bị Tiêu Có chảy trong 2 Không tuần qua Tổng Trẻ đã bị viêm Có hô hấp cấp Không trong 2 tuần qua Tổng Cân nặng sơ < 2500g sinh 2500g Tổng cộng. Tình trạng SDD Có SDD Không SDD SL % SL % 13 76 89 33 56 89 35 54 89 39 40 79. 65,0 21,4 23.7 40.2 19.1 23.7 36,1 19,4 23.7 54,9 14,4 27,7. 7 279 286 49 237 286 62 224 286 32 237 269. 35,0 78,6 76,3 59.8 80.9 76,3 63,9 80,6 76,3 45,1 85,6 77,3. Tổng. Ý nghĩa Thống kê. 20 355 375 82 293 375 97 278 375 71 277 348. 2 =19.876 p <0,05 2 =15.805 p <0,05 2 =11.024 p<0,05 2 = 52.798 p <0,05. Nhận xét: - Trẻ bị mắc Sốt rét có tỷ lệ SDD: 65,0% cao hơn trẻ không mắc Sốt rét (35%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p <0,05). - Trẻ bị tiêu chảy trong 2 tuần qua có tỷ lệ SDD: 40,2% cao hơn trẻ không bị tiêu chảy (19,1%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p <0,05).. - Trẻ bị viêm hô hấp cấp trong 2 tuần qua có tỷ lệ SDD: 36,1% cao hơn trẻ không bị viêm hô hấp cấp (19,4%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p <0,05).. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(49)</span> 39 - Trẻ có cân nặng sơ sinh <2500g bị suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ 54,9% cao hơn trẻ có cân nặng sơ sinh >2500g sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p <0,05). 3.3.2. Các yếu tố liên quan về phía người nuôi dưỡng. 3.3.2.1. Trình độ học vấn của mẹ. Bảng 3.11.Liên quan giữa trình độ của mẹ với SDD của trẻ Nội dung. Tính chất. Trình độ <=Tiểu học học vấn >= THCS của mẹ Tổng. Tình trạng SDD Có SDD Không SDD SL % SL % 23 35,9 41 64,1 66 21,2 245 78,8 89 23.7 286 76,3. Tổng. 64 311 375. Ý nghĩa Thống kê 2 = 6.350 p <0,05. Nhận xét: - Bà mẹ có kiến thức từ tiểu học trở xuống có con bị SDD chiếm 35,9% cao hơn bà mẹ tốt nghiệp THCS trở lên (21,2%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. 3.3.2.2. Nghề nghiệp của bà mẹ. Bảng 3.12. Liên quan giữa Nghề nghiệp của mẹ với SDD của trẻ Nội dung Nghề nghiệp mẹ. Tính chất. Làm rẫy Ở nhà Buôn bán, cán bộ. Tổng. Tình trạng SDD Có SDD Không SDD SL % SL % 74 29,7 175 70.3 7 20,0 28 80,0 8 8,8 83 91,2 89 23.7 286 76,3. Tổng. 249 35 91 375. Ý nghĩa Thống kê 2 =16.423 p < 0,05. Nhận xét: - Bà mẹ làm rẫy có con bị SDD cao nhất, chiêm 29,7%, thấp nhất là nhóm các bà mẹ buôn bán hoặc viên chức, cán bộ(8,8%) sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05..
<span class='text_page_counter'>(50)</span> 40 3.3.2.3. Kinh tế gia đình của bà mẹ. Bảng 3.13.Liên quan giữa kinh tế của mẹ với SDD của trẻ Nội dung. Tính chất. Kinh tế gia đình. Nghèo Cận nghèo trở lên Tổng Nhận xét:. Tình trạng SDD Có SDD Không SDD SL % SL % 68 28,2 173 71,8. Tổng. 241. 21. 24,6. 113. 84,3. 134. 89. 23.7. 286. 76,3. 375. Ý nghĩa Thống kê 2 = 7.486 p<0,05. - Bà mẹ có hộ nghèo có con SDD chiếm 28,2%, cao hơn các bà mẹ thuộc hộ cận nghèo 24,6%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. 3.3.2.4. Tuổi của bà mẹ. Bảng 3.14. Liên quan giữa tuổi của mẹ với SDD của trẻ Nội dung. Tính chất. Tuổi mẹ. <35 tuổi ≥ 35 tuổi Tổng Nhận xét:. Tình trạng SDD Có SDD Không SDD SL % SL % 26 16,1 135 83,9 63 29,4 151 70,6 89 23.7 286 76,3. Tổng. 161 214 375. Ý nghĩa Thống kê 2 =8.966 p<0,05. - Nhóm các bà mẹ trên 35 tuổi có con SDD chiếm 29,4%, cao hơn nhóm các bà mẹ dưới 35 tuổi. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0.05). 3.3.2.5 . Tổng số lần sinh Bảng 3.15. Liên quan giữa tổng số lần sinh của mẹ với SDD của trẻ Nội dung. Tính chất. Tổng số lần <3 lần sinh ≥3 lần Tổng. Tình trạng SDD Có SDD Không SDD SL % SL % 34 13,9 211 86,1 55 42,3 75 57,6 89 23,7 286 76,3. Tổng. Ý nghĩa Thống kê. 245 130 375. 2 = 37.926 p <0,05. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(51)</span> 41 Nhận xét: - Bà mẹ sinh con từ 3 lần trở lên có con bị SDD chiếm 42.3% cao hơn bà mẹ sinh 2 lần trở xuống (13,9%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 3.3.2.6. Khoảng cách giữa các lần sinh Bảng 3.16. Liên quan giữa khoảng cách các lần sinh của mẹ với SDD của trẻ Nội dung. Tính chất. Khoảng Dưới 3 năm cách giữa 3 năm trở lên các lần sinh Tổng. Tình trạng SDD Có SDD Không SDD SL % SL % 51 36,4 49 63,6 38 16,2 197 83,8 89 23,7 286 76,3. Tổng. Ý nghĩa Thống kê. 140 235 375. 2 = 19.892 p < 0,05. Nhận xét: - Bà mẹ có khoảng cách sinh con dưới 3 năm có con bị SDD chiêm 36,4%, cao hơn các mẹ có có khoảng cách sinh hơn 3 năm 16,2%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05 3.3.2.7 . Tổng số con hiện có trong gia đình Bảng 3.17. Liên quan giữa tổng số con hiện có với SDD của trẻ Nội dung. Tổng số con hiện có trong gia đình. Tính chất. ≤ 2 con ≥ 03 Tổng. Tình trạng SDD Có SDD Không SDD SL % SL % 39 17,0 190 83,0 67 34,2 96 65,8 89 23,7 286 76,3. Tổng. Ý nghĩa Thống kê. 229 146 375. 2 =14.599 P <0,05. Nhận xét: - Bà mẹ có 2con trở xuống có con SDD chiếm 17,0%. Các bà mẹ có 3con trở lên có con SDD chiếm 34,2%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,05..
<span class='text_page_counter'>(52)</span> 42 3.3.2.8 . Thứ tự của trẻ. Bảng 3.18. Liên quan giữa thứ tự của trẻ với SDD của trẻ Nội dung. Tính chất. Thứ tự của Trẻ thứ 1 trẻ trẻ thứ 2 trở đi. Tổng. Tình trạng SDD Có SDD Không SDD SL % SL % 26 15,9 138 84.1 63 29,9 148 70,1 89 23,7 286 76,3. Tổng. 164 211 375. Ý nghĩa Thống kê. 2 = 9.998 p <0.05. Nhận xét: - Trẻ thứ 1 SDD chỉ chiếm 15,9% trong khi nhóm trẻ là con thứ 2 trở lên có tỷ lệ SDD chiếm 29,9 %. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.19. Liên quan giữa kiến thức và thực hành của mẹ về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ với SDD của trẻ. Nội dung. Tính chất. Kiến thức chung Thời gian cho bú sau sinh Thời gian cai sữa. Trung bình Tốt, khá Tổng cộng <6h ≥6h Tổng <12 tháng ≥12 tháng Tổng Đúng cách Không đúng Tổng. Cho ăn dặm. Tình trạng SDD Có SDD Không SDD SL % SL % 63 50.4 62 49.6 26 10,4 224 89.6 89 23,7 286 76,3 50 16,8 248 83,2 39 50,6 38 49,4 89 23,7 286 76,3 54 41,9 75 58,1 35 14,2 211 85,8 89 23,7 286 76,3 45 17,3 215 82,7 44 38,3 71 61,7 89 23,7 286 76,3. Tổng. 125 250 375 298 77 375 129 246 375 260 115 375. Ý nghĩa Thống kê 2 = 73.662 p < 0,05 2 = 38.782 p < 0,05 2 =35.699 p <0,05 2 = 19.340 p <0.05. Nhận xét: Có sự liên quan giữa nhóm trẻ được bú mẹ sớm trước 6 giờ và nhóm trẻ được bú mẹ sau 6 giờ; trẻ được bú mẹ sau 6 giờ có tỷ lệ SDD nhẹ cân. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(53)</span> 43 thấp hơn trẻ được bú mẹ sau 6 giờ là 50,6%. Nhóm trẻ có thời gian cai sữa trước 12 tháng tuổi có tỷ lệ SDD chiếm 41,9%. Nhóm trẻ bắt đầu cho ăn dặm đúng cách tỷ lệ SDD chỉ chiếm 17,3, nhóm trẻ không được ăn dặm đúng cách có tỷ lệ SDD 38,3%.. 38.3. 31.2. 40 35 30 25. 12.6. 20 15 10 5 0 Thượng Trạch. Tân Trạch Tân Trạch. Thượng Trạch. Sơn Trạch Sơn Trạch. Biểu đồ 3.3. Liên quan giữa địa bàn cư trú của trẻ với SDD của trẻ: Nhận xét: Có sự liên quan giữa nơi cư trú và SDD của trẻ. Ở xã Tân Trạch và Thượng trạch dân số 98% là đồng bào Chứt và Vân kiều sinh sống, do đó tỷ lệ trẻ em SDD ở địa bàn 2 xã là khá cao. ở Tân Trạch tỷ lệ SDD trẻ em chiếm 38,3%. Thượng trạch chiếm 31,2%. Thấp nhất là Sơn trạch chỉ chiếm 12,6%..
<span class='text_page_counter'>(54)</span> 44. CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 4.1. TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG CỦA TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI NGƯỜI DÂN TỘC CHỨT, DÂN TỘC VÂN KIỀU 4.1.1. Tình trạng suy dinh dưỡng chung: Theo kết quả ở mẫu nghiên cứu của chúng tôi 375 trẻ em dân tộc Chứt và Vân Kiều tại 3 xã miền núi Sơn Trạch, Tân trạch, Thượng Trạch tỉnh Quảng Bình thì tỷ lệ SDD trẻ em < 5 tuổi: thể nhẹ cân (CN/T) là 23,7%; thể thấp còi (CC/T) là 31,5%; thể gầy còm (CNCC) là 8,8%. Trong thống kê của tình hình suy dinh dưỡng của nước ta năm 2018, trong đó tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân dưới 5 tuổi là 13,2%, SDD thấp còi 23,8%. Tương đương với khoảng 1,4 triệu trẻ em bị SDD nhẹ cân theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Trung ương năm 2018 37. So sánh với tỷ lệ chung thì Tỷ lệ SDD trong nghiên cứu còn cao so với tỷ lệ SDD chung của toàn quốc (2018và SDD chung của Quảng Bình: thể nhẹ cân: 17,7%; thể thấp còi 27,7 %; thể gầy còm 7,8% [84]. So với một số dân tộc ở Quảng Bình: nghiên cứu của Trần Thị Loan tỷ lệ SDD một số dân tộc tại 4 xã miền núi ở hai huyện tuyên hóa và Minh Hóa – Quảng Bình : CN/T 27,4%; CC/T 48,2%; CN/CC 7,6% [43]. Nghiên cứu của Trương Đình Định và cộng sự thì tỷ lệ SDD ở dân tộc Rục - Quảng Bình thì nghiên cứu của chúng tôi ở dân tộc Vân Kiều và dân tộc Chứt có tỷ lệ SDD thấp hơn. So sánh với tỷ lệ SDD trẻ em <5 tuổi ở một số dân tộc khác như: Dân tộc Hre và Bana ở An Lão – Bình Định: 38,7% ; Dân tộc Pakoh ở Quảng Trị (2011): CN/T; 57,0% Hay Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở các dân tộc tiểu số ở Thừa thiên Huế CN/T: Ka tu 47,1%, Pa cô 42,75%, Tà ôi 44,85% [8]; Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở Dân tộc Mường 76,65% ở Thanh Hóa [56]; Dân tộc Sán Chay ở Thái Nguyên 32,9% [55]; dân tộc Hmông ở Yên Bái 40,3% thì nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ SDD thấp hơn.. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(55)</span> 45 Tình trạng SDD ở mẫu nghiên cứu của chúng tôi thì SDD thể thấp còi cao nhất 31,5%, thứ hai là nhẹ cân 23,7% và thể gầy còm 8,8%, điều này cũng phù hợp với nghiên cứu Trần Huy Minh Tình trang suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi huyện Cai lậy Tiền giang [51]. Tỷ lệ SDD ở Việt nam hằng năm từ 1,7% - 2,0%/năm, giảm nhanh hơn các nước khác trong khu vực. Nhưng ở vùng miền núi giảm chậm hơn trung du, trung du giảm chậm hơn đồng bằng [35].Tại 3 xã miền núi Tân Trạch, Thượng Trạch, Sơn Trạch là 3 xã miền núi, trong đó Tân, Thượng trạch là 2 xã đặc biệt khó khăn, giao thông bị chia cắt bởi rùng núi hiểm trở nhiều khe suối, điều kiện kinh tế 98% hộ nghèo và cận nghèo, chưa phát triển được sản xuất lúa gạo, gạo ăn phụ thuộc hoàn toàn vào trợ cấp của chính phủ, các loại thực phẩm khác là nhờ săn bắt, hái lượm, số hộ gia đình biết nuôi gia súc gia cầm chiếm tỷ lệ rất thấp do đó việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em là vô cùng khó khăn. Như vậy muốn đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống 12,5% vào năm 2020, cần sự nổ lực phấn đấu của các cấp các ngành ở địa phương nhất là ở vùng núi, vùng dân tộc ít người. 4.1.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo xã (Vị trí địa lý). Tại nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ SDD nhẹ cân có liên quan đến địa bàn xã: Sơn Trạch 18,7%, Tân Trạch 35%, Thượng Trạch 23,0%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) ở cả thể nhẹ cân và thể thấp còi. Vị trí địa lý đóng vai trò quan trọng với SDD của trẻ em. Nơi nào vị trí địa lý tốt tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, giao lưu văn hóa tốt thì tỷ lệ SDD thấp. Tân Trạch, Thượng Trạch có tỷ lệ SDD cao là do đây là hai xã miền núi rẻo cao, Thượng trạch có biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào, địa hình bị chia cắt, giao thông không thuận lợi, do đó kinh tế chậm phát triển hơn Sơn Trạch, Mặt khác xã Sơn Trạch là nơi trung tâm du lịch của tỉnh, do đó kinh tế, văn hóa… phát triển hơn. Nhiều tập tục lạc hậu được ban dân vận xã vận động bãi.
<span class='text_page_counter'>(56)</span> 46 bỏ do đó việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được thực hiện tốt hơn, làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ. Những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư, hỗ trợ của các ban, ngành từ Trung ương đến địa phương, tình hình kinh tế-xã hội của các địa phương về cơ bản đã có nhiều đổi thay đáng kể. Tuy vậy kinh tế chậm phát triển, tập quán sản xuất lạc hậu, trình độ dân trí thấp, chất lượng nguồn nhân lực còn thiếu và yếu; tỷ lệ hộ nghèo cao; kết cấu hạ tầng thấp, chưa đồng bộ, nhất là giao thông; nhiều hộ dân còn thiếu nhà ở hoặc nhà ở xuống cấp; chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo và chăm sóc sức khỏe còn nhiều hạn chế…đã ảnh hưởng đến tỷ lệ SDD của trẻ. Ảnh hưởng của vị trí địa lý nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu Hoàng Thị Liên – Thừa Thiên Huế [48]; Nguyễn Công Khẩn [35]; Lê Danh Tuyên, Nguyễn Công Khẩn – Viện Dinh Dưỡng; Võ Văn Thắng ở đồng tháp mười – Long An [35]; Trần Thị Minh Hạnh ở TP Hồ Chí Minh [27]. Tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi khác nhau giữa các vùng miền; ở miền núi cao vùng cao trung du, ở trung du cao đồng bằng [35]. 4.1.3. Tỷ lệ Suy dinh dưỡng theo dân tộc. Bảng 3.6, cho chúng ta thấy dân tộc Chứt có tỷ lệ SDD cao nhất chiếm 38,3% trong khi tỷ lệ SDD của trẻ em dân tộc Vân Kiều chiếm 21,0%. Theo nghiên cứu của Trương Đình Định và cộng sự thì tỷ lệ SDD ở dân tộc Rục Quảng Bình : 68,3% CN/T; 77,8% CC/T [12] thì nghiên cứu của chúng tôi ở dân tộc Vân Kiều có tỷ lệ SDD thấp hơn chỉ chiếm 21,0%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ( p<0,05). So sánh với tỷ lệ SDD trẻ em <5 tuổi ở một số dân tộc khác như Dân tộc Pakoh ở Quảng Trị (2011): 52,8% ; Các dân tộc thiểu số ở Thừa thiên Huế CN/T: Ka tu 47,1%, Pa cô 42,75%, Tà ôi 44,85% [8]; Dân tộc Mường 76,65% ở Thanh Hóa [86]; thì nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ SDD thấp hơn. Như vậy yếu tố dân tộc có liên quan đến tình hình SDD của trẻ em tại 3 xã nghiên cứu. Phong tục, tập quán ăn uống sinh hoạt của từng dân tộc và sự đầu. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(57)</span> 47 tư của nhà nước, mật độ cán bộ y tế và các đơn vị khác đóng trên địa bàn có ảnh hưởng đến tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em. Phong tục tập quán của người dân tộc Chứt là sống bằng nông nghiệp, làm nương rẫy du canh và săn bắn hái lượm. Các giống cây trồng chính là ngô, sắn, đỗ, lúa. Chăn nuôi trâu, bò phục vụ cày bừa, làm sức kéo. Nhưng năm gần đây, được sự quan tâm của Nhà nước, đồng bào dân tộc Chứt đã định cư tại xã Tân Trạch. Tuy nhiên các tập tục lạc hậu về sinh con chăm sóc trẻ vẫn chưa hoàn toàn cải thiện do đó ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ SDD trẻ em. Đồng bào Vân Kiều ở huyện Bố Trạch cư trú chủ yếu ở vùng núi phía tây thuộc địa giới hành chính các xã Sơn Trạch, Thượng Trạch. Đồng bào Vân kiều chủ yếu lên rừng làm rẫy, Phụ nữ là lao động chính, do đó thời gian để chăm sóc con rất ít, trẻ em sinh ra sẽ được mẹ đĩu lên nương ở cùng mẹ đến tối nên việc cho trẻ ăn dặm hoặc ăn đủ ba bữa mỗi ngày không đủ, điều này ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ SDD của trẻ. [27] [29]. Năm 2008 được sự hỗ trợ của chính phủ, các đồng báo dân tộc Chứt và đân tộc Vân kiều đã được vân động định cư tập trung tại 2 xã Tân trạch, Thượng trạch và bản Rào con, Khe Ngát của xã Sơn Trạch, các tập tục sinh hoạt lạc hậu như sinh con ở ngoài chòi nhỏ, bà mẹ tự sinh con chứ không đến trạm xá, sau khi sinh phải tắm rửa giặt giũ sạch sẽ bà mẹ mới vào chòi cho trẻ bú, cai sữa sớm và cho trẻ ăn dặm không đúng cách, chưa đảm bảo đủ ngày 3 bữa cho trẻ của đồng bào vẫn chưa hoàn toàn được xóa bỏ, điều này ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ suy dinh dưỡng. 4.1.4. Suy dinh dưỡng theo giới: Bảng 3.7 cho thấy tỷ lệ SDD không có sự khác biệt ở trẻ nam và nữ về cả 3 thể SDD (P>0,05). Theo nghiên cứu của chúng tôi thì trẻ em nam dưới 5 tuổi bị SDD nhẹ cân và SDD thấp còi cao hơn trẻ em nữ cùng độ tuổi cụ thể là trẻ em Nam SDD nhẹ cân cao hơn Nữ là 0,4%, SDD thấp còi là 0,6%. Theo nghiên cứu của Lương Tuấn Dũng (2013) tại huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang, năm 2012 , tỷ lệ SDD nhẹ cân trẻ nam cao hơn trẻ nữ cùng độ tuổi là 1,1% và SDD.
<span class='text_page_counter'>(58)</span> 48 thấp còi trẻ em nam cao hơn trẻ em nữ là 1,2%, điều đó chứng tỏ rằng trẻ em nam dưới 5 tuổi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao hơn trẻ em nữ có cùng độ tuổi. Theo tài liệu của Nguyễn Thành Trung (2013), thì trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển như trong khu vực Châu á và Đông nam Á, tỷ lệ trẻ nam bị suy dinh dưỡng thấp còi cao hơn tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em nữ từ 0,3% đến 0,7%, điều đó cũng chưa thực hoàn toàn có ý nghĩa thống kê, nhưng cũng nói lên một điều rằng trẻ em nữ trong gia đoạn phát triển từ 0- 60 tháng tuổi có thể lực tốt hơn trẻ em nam cùng độ tuổi. Theo nghiên cứu của chúng tôi thì tỷ lệ chênh SDD giữa hai nhóm tuổi không nhiều, nhưng cũng nói nên rằng trẻ em nam dưới 5 tuổi có tỷ lệ SDD cao hơn trẻ em nữ trong cùng độ tuổi. 4.1.5. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: Nhẹ cân là một đặc tính chung của thiếu dinh dưỡng nhưng không biết được cụ thể đó là loại suy dinh dưỡng vừa mới xảy ra hay tích lũy từ lâu. Tuy nhiên theo dõi cân nặng là việc tương đối dễ ở cộng đồng do đó tỷ lệ thiếu cân theo tuổi vẫn được sử dụng như là tỷ lệ chung của thiếu dinh dưỡng 13, 37. Bảng 3.8 cho thấy: tỷ lệ SDD thể nhẹ cân chung 23,7%; trong đó SDD độ I là 13,9%, SDD độ II là 7,5%, SDD độ III là 2,4%. Kết quả này tương đương mặt bằng chung toàn quốc (16,2%, 14,5%, 1,6%, và 0,1%). Theo phân loại mức độ suy dinh dưỡng tại cộng đồng trên cả nước thì tỷ lệ trẻ SDD trong nghiên cứu ở mức thấp hơn. Trong thống kê của tình hình suy dinh dưỡng của nước ta năm 2018, trong đó tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi là 13,8% tương đương với khoảng 1,4 triệu trẻ em bị SDD nhẹ cân theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Trung ương năm 2018 37. Tỷ lệ SDD nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi có sự chênh lệnh khá cao giữa các vùng nông thôn, miền núi và thành thị, chẳng hạn như theo nghiên cứu của Lê Thị Dung ( 2014).Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu một số dân tộc khác như Dân tộc Pakoh – Quảng Trị 52,8% [58]; Các dân tộc tiểu số ở Quảng Bình 68,3% [12].. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(59)</span> 49 Dân tộc Vân Kiều, dân tộc Chứt ở Quảng Bình là một trong những dân tộc còn nhiều tập tục lạc hậu, chuyên làm rẫy khai thác lâm thổ sản và săn bắt thú rừng là chính, không chịu canh tác, là một trong những dân tộc nghèo nhất của cả nước sinh sống nhờ vào trợ cấp của Nhà nước thì tỷ lệ SDD trên có thể lý giải được. Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở nghiên cứu của chúng tôi tương đương dân tộc Thái 20,23%; Thổ 31,2% ở Thanh Hóa [86]; và một số nghiên cứu Bùi Việt Anh ở Quảng Ninh 20,0% [1]; Nguyễn Khắc Bửu ở Hải Lăng – Quảng Trị 16,5% [3]; Dân tộc Vân Kiều, dân tộc Chứt ở Quảng Bình là một trong những dân tộc còn nhiều tập tục lạc hậu, chuyên làm rẫy khai thác lâm thổ sản và săn bắt thú rừng là chính, không chịu canh tác, là một trong những dân tộc nghèo nhất của cả nước sinh sống nhờ vào trợ cấp của Nhà nước thì tỷ lệ SDD trên có thể lý giải được. Đồng bào dân tộc Chứt và dân tộc Vân kiều thực phẩm chủ yếu là ngô, khoai, sắn, gạo có được là nhờ sự trợ cấp của nhà nước, các thực phẩm khác như thịt cá...trông chờ vào việc săn bắt. Do đó việc đảm bảo đủ thực phẩm đầy đủ thịt, cá, trứng, sữa trong bữa ăn là vô cùng khó khăn. SDD thể nhẹ cân ở mẫu nghiên cứu cho thấy: SDD độ I chủ yếu 13,9%; SDD độ II có tỷ lệ thấp 7,5% và SDD độ III 2,4%. Kết quả này thấp hơn các nghiên cứu của Hoàng Thị Liên ở Thừa Thiên Huế [48]; Đặng Hoàng Khôi ở Long Mỹ - Hậu Giang [38]; Trần Huy Minh ở Cai Lậy – Tiền Giang [51]; Mai Văn Quang ở Cẩm Thủy – Thanh Hóa [67]… Sự can thiệp nhằm hạ thấp tỷ lệ SDD là hết sức khó khăn, đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức và đầu tư toàn diện của xã hội. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là tỷ lệ SDD độ I và độ II đang chiếm ưu thế, điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng vì nếu không can thiệp mạnh vào nhóm này để giảm tỷ lệ mắc thì nguy cơ làm cho trẻ dễ bị nhiễm khuẩn, kéo theo tình trạng SDD ngày càng nặng thêm. Bảng 3.9 và biểu đồ 3.1 cho kết quả: Tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi từ 25-36 tháng (29,5%), kế đến là nhóm 49-60 tháng(25%).
<span class='text_page_counter'>(60)</span> 50 và nhóm 0 – 12 tháng (21%). Có sự khác biệt về tình trạng SDD ở các nhóm tuổi (p>0,05). Kết quả nghiên cứu này tương đồng với các nghiên cứu của Nguyễn Khắc Bửu ở Hải Lăng – Quảng Trị [3]; Đây là hậu quả của việc nuôi dưỡng trẻ còn nhiều hạn chế của các bà mẹ dân tộc thiểu số. Tuổi thứ hai trở đi là giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời của một đứa trẻ vì chúng dần thôi bú mẹ, bắt đầu tập ăn các thức ăn của người lớn và bị đe dọa của các yếu tố môi trường bên ngoài, nhất là các vi sinh vật gây bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa... Tỷ lệ SDD ở các nhóm tuổi nhỏ tăng dần đã cộng dồn lên nhóm tuổi lớn hơn, cho nên nhóm trẻ 36-47 tháng tuổi có tỷ lệ SDD cao nhất. Sang nhóm tuổi thứ 5 (từ 48-59 tháng), tỷ lệ SDD có giảm xuống , một phần nhờ nhóm tuổi này đã lớn hơn, tự phục vụ bản thân tốt hơn; mặt khác có thể đây là kết quả của chương trình quốc gia phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em và các chương trình kinh tế xã hội của Chính phủ hỗ trợ cho các huyện nghèo đặc biệt khó khăn trên toàn quốc, trong đó có Huyện Bố Trạch. 4.1.6.Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi: Chiều cao theo tuổi được khẳng định là chỉ tiêu dinh dưỡng quan trọng nhất và các điều kiện môi trường là các yếu tố chính quyết định sự khác biệt về tang trưởng của trẻ em. Từ năm 1993 WHO đã khuyến cáo trẻ em từ 0 – 5 tuổi được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và ăn bổ sung hợp lý đều có tăng trưởng tương tự nhau không phân biệt màu da chủng tộc. Như vậy chiều cao theo tuổi là quan trọng và các điều kiện môi trường chứ không phải yếu tố di truyền là yếu tố quyết định chính đến sự khác biệt về tăng trưởng ở trẻ em [30], [39], [104]. Do vậy, Việc giảm SDD thể thấp còi đang trở thành mục tiêu quan trọng nhất của các chương trình PCSDD của trẻ em, tiến tới sự gia tăng tăng trưởng của con người hiện đại, bởi sự gia tăng tăng trưởng là bằng chứng thuyết phục về sự cải thiện chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi [41]. Tỷ lệ SDD thể thấp còi ở trẻ em nước ta hiện nay đang giảm nhanh và bền vững. Mức giảm nhanh hơn so với dự báo của các chuyện gia. Tốc độ giảm hằng năm 1,4% [81].. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(61)</span> 51 Kết quả bảng 3.11 cho thấy: Tỷ lệ trẻ SDD chung cho thể thấp còi là 31,5%, trong đó SDD độ I chiếm tỷ lệ 17,3%, SDD độ II là 11,7% và độ III là 2,7%. Kết quả này tương đương kết quả điều tra tại Quảng Bình được viện dinh dưỡng Quốc gia công bố (SDD 29,7%, độ I 22,3%, độ II 7,3%) cao hơn khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (SDD 26,6%, độ I 18,3%, độ II 8,3%). Cao hơn mặt bằng chung toàn quốc (SDD 23,8%, độ I 16,9%, độ II 6,9%). Nhưng thấp hơn dân tộc Hmông ở Yên Bái 48,4%, thấp hơn dân tộc Mường ở Hòa Bình 52,2% [19]; Dân tộc Pakoh ở Quảng Trị 57,0% [58]; Dân tộc Rục ở Quảng Bình 68,3% [12]. Cao hơn dân tộc B’hnoong ở Quảng Nam 42,9% [19]; Nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với các nghiên cứu: Đinh Thanh Huề ở Hải Lăng – Quảng Trị [32]; Cao Thị Hồng Hà ở Sơn La [23]; Võ Thị Ánh Loan ở Kom Tum [42]; Mai Văn Ngọc ở Tuy Phước – Bình Định [59]… Ngân hàng thế giới ước tính, SDD thấp còi giảm 5% GDP [19], hằng năm của Việt nam. Rõ ràng SDD thấp còi gây thiệt hại về kinh tế, kìm hãm sự phát triển, ảnh hưởng đến nguồn nhân lực và nòi giống. Các cộng đồng có tỷ lệ SDD cao thường dễ bị nghèo đói và nghèo đói – SDD là một vòng lẩn quẩn khó tìm được chìa khóa để mở, các nghiên cứu trên thế giới gần đây đã đưa ra kết luận “thấp còi” là chỉ tiêu đánh giá dinh dưỡng kém trong giai đoạn bào thai và giai đoạn 2 – 5 năm đầu tiên của cuộc đời [37]. Theo kết quả nghiên cứu của viện dinh dưỡng quốc gia: Những vùng có tỷ lệ SDD nhẹ cân cao thì SDD thấp còi cũng cao và ngược lại. Tỷ lệ SDD thấp còi ngày càng được quan tâm vì ý nghĩa nquan trọng của nó đối với chất lượng sinh học của cộng đồng. Ngày nay, SDD thấp còi đang là chủ đề được tập trung nghiên cứu và người ta coi đó là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của xã hội. Quan sát hiện tượng quốc gia tốc tang trưởng chiều cao ở nhiều nước (bắt đầu từ thế kỷ XX), người ta nhận thấy giai đoạn phát triển của trẻ em trước tuổi học đường có ý nghĩa quyết định, dù những trẻ SDD thấp còi thường có giai đoạn phát triển bù sau đó, nhưng có những nơi tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ em càng cao thì chiều.
<span class='text_page_counter'>(62)</span> 52 cao trung bình đạt được ở người trưởng thành thấp hơn so với những nơi có mức SDD thể thấp còi thấp [30], [35], [70]… Theo biểu đồ 3.2: tỷ lệ SDD thể thấp còi xuất hiện ít nhất ở nhóm trẻ 49 đến 60 tháng tuổi là 26,7%, tăng dần từ nhóm trẻ 13 – 14 tháng là 28,3%, nhóm trẻ từ 25 - 36 tháng là 36,4%, nhóm trẻ từ 37 – 48 tháng là 37% .Sự khác biệt về tỷ lệ SDD giữa các nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với một số tác giả khác như: Nguyễn Khắc Bửu ở Hải Lăng – Quảng Trị [3]; Trần Văn Điển ở Kiến Thụy – Hải Phòng [14]; Tại địa bàn Tân Thượng Trạch thuộc huyện Bố Trạch, Tỷ lệ SDD trẻ thấp còi chiếm 31,5% điều này đòi hỏi các ban ngành địa phương tiếp tục khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đã đề ra; quan tâm hơn nữa đến công tác bảo vệ môi trường, phát triển rừng, chú trọng đầu tư xây dựng các nhà sinh hoạt cộng đồng, khắc phục kinh tế chậm phát triển, tập quán sản xuất lạc hậu, trình độ dân trí thấp, chất lượng nguồn nhân lực còn thiếu và yếu; tỷ lệ hộ nghèo cao; kết cấu hạ tầng thấp, chưa đồng bộ, nhất là giao thông; nhiều hộ dân còn thiếu nhà ở hoặc nhà ở xuống cấp; chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo và chăm sóc sức khỏe còn nhiều hạn chế…nhằm giảm tỷ lệ SDD trẻ em thấp còi xuống. 4.1.7.Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm: Bảng 3.11 cho thấy: Tỷ lệ SDD thể gầy còm của trẻ em dưới 5 tuổi là 8,8%. Kết quả này là khá cao so với điều tra của Viện dinh dưỡng quốc gia 6,7% [90], cao hơn so với mặt bằng chung cả khu vực Bắc Trung Bộ và duyên Hải miền Trung 7,5% và Quảng Bình 7,1% [88]. cao hơn Dân tộc B’hnong ở Quảng Nam 2,9% [10]; Dân tộc Mường ở Hòa Bình 6,9% [19] nhưng thấp hơn so với Dân tộc Pakoh ở Quảng Trị 12,4% [58]. Suy dinh dưỡng thể gầy còm phản ánh SDD cấp tính mới xảy ra hay đang xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, cần có biện pháp can thiệp kịp thời. Tại địa bàn nghiên cứu, trẻ bị tiêu chảy trong 2 tuần qua là 82 trẻ trong đó 40,2% trẻ bị SDD ( bảng 3). 100% Đồng bào Vân kiều, và Đồng bào Chứt tại địa bàn nghiên. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(63)</span> 53 cứu đều sống trong nhà gỗ hoặc nhà sàn, gia súc, gia cầm sống ngay dưới nhà sàn hoặc thả rông xung quanh nhà, Dù đã có nhà tiêu do nhà nước xây dựng, nhưng đồng bào dân tộc ở đây vẫn chưa bỏ được thói quen đi vệ sinh ngay dưới sàn hoặc các cồn đất quanh nhà. 50% các bà mẹ được phỏng vấn không rửa tay trước khi cho trẻ ăn hoặc trước khi chế biến thức ăn cho trẻ. Theo số liệu cung cấp của trạm y tế xã Tân Trạch, Thượng trạch trong 6 tháng đầu năm rải rác ở các bản trong xã đều có trẻ tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp nguyên nhân do điều kiện vệ sinh kém và thời tiết năm nay ở vùng miền núi mưa nhiều hơn các năm trước, độ ẩm cao do đó tiêu chảy và viêm hô hấp cấp xuất hiện sớm và kéo dài, thêm vào đó các bà mẹ thường để trẻ ở ốm ở nhà, khi bệnh nặng mới cho đến trạm xá nên ảnh hưởng đến sức khỏe và sự hồi phục sau khi mắc bệnh của trẻ. Yếu tố này đã làm cho tỷ lệ SDD gầy còm ở nghiên cứu khá cao 8,8% cao hơn mức chung của tỉnh Quảng Bình 7,6%[47]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Thương (2014),Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ dưới 5 tuổi dân tộc ít người tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái năm 2013, Luận văn thạc sĩ y học Đại học Y Hà Nội, thì thực trạng SDD thấp còi của trẻ bị tiêu chảy là 28,8%, trong khi đó nhóm trẻ không bị tiêu chảy trong hai tuần trước nghiên cứu là 27,3%, theo đánh giá của Viện dinh dưỡng ( 2017), Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2011-2017, Hà Nội, thì tỷ lệ trẻ SDD thấp còi của Việt Nam có liên quan đến yếu tố tiêu chảy là 26,7%, còn không liên quan đến tiêu chảy là 25,3%. Điều đó chứng tỏ rằng trẻ bị tiêu chảy có nguy cơ SDD thấp còi cao hơn trẻ không bị tiêu chảy, yếu tố trẻ bị tiêu chảy trong hai tuần trước điều tra nói chung là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng SDD thấp còi của trẻ, SDD thể gầy còm phản ánh tình trạng SDD thời điểm hiện tại, mới xảy ra làm cho trẻ ngừng lên cân hoặc tụt cân. Như vậy, ngoài các yếu tố kinh tế - xã hội chi phối tình trạng SDD thì các yếu tố bệnh lý như trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, tiêu chảy, thiên tai thảm họa…là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng SDD. Do đó, cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục.
<span class='text_page_counter'>(64)</span> 54 cho các bà mẹ và gia đình biết cách chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ khi mắc bệnh và sau khi khỏi bệnh, kết quả lồng ghép, triển khai hậu quả các chương trình phòng chống tiêu chảy và viêm hô hấp cấp tính.. So sánh với ngưỡng đánh giá mức độ SDD thấp còi của quần thể với 5 mức độ Tỷ lệ % hiện mắc thấp còi 2,5 - < 10,0 10,0 - < 20,0 20,0 - < 30,0 ≥ 30,0. Mức độ Thấp Trung bình Cao Rất cao. Tỷ lệ % hiện mắc gầy còm <5 5-10 10-15 >15. Mức độ Thấp Trung bình Cao Rất cao. Tỷ lệ SDD thể thấp còi và thể gầy còm xã Tân Trạch đang ở mức rất cao, Tập trung ở dân tộc Chứt và Dân tộc Vân Kiều tập trung ở xã Thượng Trạch và một bản thuộc xã Sơn Trạch lại có tỷ lệ SDD thấp còi ở mức trung bình và SDD gầy còm mức thấp. Điều này cho thấy trẻ em dân tộc Chứt không đủ dinh dưỡng cho bữa ăn, nguyên nhân do ở đây 98% là hộ nghèo và cận nghèo, sống dựa vào trợ cấp của nhà nước, các ông bố thường xuyên uống rượu và không đóng góp công sức và tài chính vào việc chăm sóc gia đình. Kinh tế phụ thuộc vào bà mẹ do vậy tình trạng thiếu ăn ở đây thường xuyên diễn ra. ảnh hưởng dến tỷ lệ SDD của trẻ. 4.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SUY DINH DƯỠNG CỦA TRẺ 4.2.1.Các yếu tố từ phía trẻ. * Sốt rét: Trẻ bị mắc bệnh sốt rét có tỷ lệ SDD 65,0% cao hơn trẻ không mắc bệnh sốt rét (21,4%) có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Các trẻ sống ở các vùng núi này. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(65)</span> 55 phần lớn bị sốt rét 1 – 2 trong đời sống của trẻ, nhưng vận động cho trẻ nằm màn chưa đạt hiệu quả cao do thói quen sinh hoạt của người dân tộc Vân kiều, Chứt chủ yếu ngủ trong hang đá hoặc ngủ giữa rừng. Do đó họ không nằm ngủ màn. Dân tộc Vân Kiều và dân tộc Chứt dựa vào bếp lửa giữa nhà để xua đuổi côn trùng trong đó có các loài muỗi. Tại 2 xã Tân Trạch và Thượng Trạch, tỷ lệ mắc Sốt rét cao nhất toàn tỉnh. Hiện nay công tác Phòng chống Sốt rét đã được triển khai hiệu quả, làm giảm các quan niệm cũ như nguyên nhân sốt rét là do ma làm, hoặc muốn điều trị sốt rét thì mời các thầy mo đến cũng bái. Năm 2018 số BN sốt rét trong toàn tỉnh còn 34 BN trong đó tải các xã Tân trạch và Thượng Trạch là 25BN, giảm 50% so với năm 2015 và không còn bệnh nhân tử vong do sốt rét. Các bệnh nhiễm ký sinh trùng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Trẻ bị SDD khả năng miễn dịch giảm do đó làm tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Mặt khác khi trẻ ốm các bà mẹ hay kiêng cử, trẻ ít ăn sẽ làm tăng nguy cơ SDD. * Viêm hô hấp cấp,Tiêu chảy trong 2 tuần qua. Bảng 3.12 cũng cho thấy đối với SDD thể nhẹ cân thì những trẻ bị mắc bệnh tiêu chảy có tỷ lệ SDD 40,2% cao hơn so với trẻ không mắc bệnh tiêu chảy (p<0,05); Viêm đường hô hấp có tỷ lệ SDD 36,1% so với không bị viêm hô hấp cấp(19,4) (p<0,05), cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa bệnh tật và SDD trẻ em. Trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp sẽ là cho thể lực của trẻ giảm sút, trẻ không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng, đồng thời trong quá trình bị nhiễm khuẩn hô hấp trẻ phải tiêu hao năng lượng lớn do tăng và rối loạn quá trình chuyển hóa trong cơ thể, còn ngược lại trẻ bị SDD thì khả năng hấp thu của trẻ kém, gây ra thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, trẻ bị suy giảm miễn dịch sẽ dễ bị nhiễm các bệnh đường hô hấp, cho nên trẻ có một thể lực tốt đó là không bị suy dinh dưỡng thì tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp càng hạn chế. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp là bệnh lý trẻ thường xuyên bị mắc, có những trẻ trong 1 tháng có thể mắc từ 1-2 lần, lên rất ảnh hưởng đến sự phát triển và thể chất của trẻ. Có rất nhiều nguyên.
<span class='text_page_counter'>(66)</span> 56 nhân dẫn đến trẻ em dưới 5 tuổi hay bị các bệnh lý về hô hấp có thể là do điệu kiện khí hậu, môi trường ô nhiễm, lạm dụng kháng sinh.. nhưng cũng có một nguyên nhân chính đó là SDD, suy dinh dưỡng làm cho trẻ kém hấp thu các chất dinh dưỡng do đó làm giảm khả năng miễn dịch của trẻ, lên khả năng nhiễm các bệnh lý về hô hấp cao hơn. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Bảo (2007), Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi ở nông thôn, Tạp chí thông tin Y Dược số 4/2007, Tr.4, thì tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng do mắc các bệnh hô hấp là 36,4%, trong khi tỷ lệ trẻ không bị mắc các bệnh hô hấp trước hai tuần điều tra là 32,1%, điều đó chứng tỏ rằng khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp thì đó là một trong những nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của: Phan Thị Bích Ngọc và cộng sự ở TP Huế [57]; Lê Thị Hợp ở Viện dinh dưỡng [25]; Đinh Thanh Huề ở Hải Lăng – Quảng Trị [32]. Yếu tố trẻ bị tiêu chảy trong hai tuần trước điều tra là nguyên nhân dẫn đến tình trạng SDD của trẻ, bởi vì khi trẻ bị tiêu chảy, thì trẻ sẽ bị mất nước, mất các chất dinh dưỡng, chất khoáng, đồng thời không hấp thu được các chất cần thiết cho cơ thể. Tiêu chảy gây ra mất nước cấp tính có thể dẫn đến mất tính mạng nếu không chăm sóc tốt và bù nước kíp thời, đối với một trẻ bị tiêu chảy thì hệ thống tiêu hóa của trẻ tổn thương rất nặng nề, cho nên khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng hạn chế, hoặc không hấp thu được nên dễ dẫn đến tình trạng SDD nặng nề cho trẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất tinh thần của trẻ + Nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu chảy trong 2 tuần trước điều tra là yếu tố liên quan chặt chẽ đến tình trạng SDD của trẻ %, 15, 28. Theo nghiên cứu của Lương Tuấn Dũng (2013), Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ dưới 5 tuổi xã Phúc Thịnh vã Xã Chiêm Quang tại huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang, năm 2012, 32, tỷ lệ trẻ SDD rất cao khi trẻ mắc tiêu chảy và viêm hô hấp cấp, 18,3% SDD khi mắc tiêu chảy và 17,6% SDD khi bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Để giảm tỷ lệ SDD trẻ cần được nâng cao thể lực, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật 4. SDD và nhiễm khuẩn hô hấp có mối liên quan. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(67)</span> 57 tương hỗ đó là trẻ bị mắc viêm hô hấp cấp dễ bị suy dinh dưỡng, ngược lại trẻ bị SDD sẽ bị giảm sức đề kháng đối với tác nhân gây bệnh lên dễ bị bệnh hơn và khi bị viêm hô hấp cấp thì càng làm cho trẻ SDD nặng lên. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với một số nghiên cứu của Trần Chí Liêm (2008), “Một sống nguyên nhân và yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại một số địa điểm thuộc Bắc Cạn”, Tạp chí Y học TP. HồChí Minh, tập 12 Đối với trẻ bị tiêu chảy trong hai tuần qua, thực tế nghiên cứu cho thấy SDD có liên quan đặc biệt đến tiêu chảy đó là mối liên quan tương đồng trẻ bị tiêu chảy nguy cơ cao bị SDD và ngược lại trẻ bị SDD có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuấn trong đó có tiêu chảy * Cân nặng sơ sinh: Trẻ có cân nặng lúc sinh thấp hơn 2500 gam, có nguy cơ bị suy dinh dưỡng nhẹ cân cao hơn trẻ có cân nặng lúc sinh > 2500 gam.Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ trẻ có cân nặng lúc sinh thấp hơn 2500 gam SDD là 54,9%, còn trẻ có cân nặng lúc sinh lớn hơn 2500 gam tỷ lệ SDD là 14,4%, còn theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Thương (2014),Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ dưới 5 tuổi dân tộc ít người tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái năm 2013, thì tỷ lệ tỷ lệ trẻ có cân nặng lúc sinh thấp hơn 2500 gam SDD là 17,9%, còn trẻ có cân nặng lúc sinh lớn hơn 2500 gam tỷ lệ SDD là 16,1%. Như vậy trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ SDD sơ sinh cao hơn rất nhiều. Cân nặng lúc sinh trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những trẻ có cân nặng dưới 2500gam có nghĩa là trẻ đã bị SDD ngay từ trong bụng mẹ do đó tiềm ẩn ngay từ ban đầu là trẻ có thể lực yếu dễ bị nhiễm bệnh hơn các trẻ khác, 14. Do đặc trưng Dân tộc Vân Kiều và Dân tộc Chứt, phụ nữ là lao động chính, ngay cả khi mang thai vẫn phải lên rẫy làm nương, thường chỉ ăn bữa sáng, nhịn bữa trưa và về nhà ăn bữa tối, đây là một trong những nguyên nhân gây SDD của trẻ ngay từ trong bụng mẹ. Nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của Lê Văn Cư năm 2012 4 Vậy cân nặng lúc sinh dưới 2500 gam trẻ có nguy cơ bị suy dưỡng dưỡng cao hơn trẻ có cân nặng lúc sinh lớn hơn 2500.
<span class='text_page_counter'>(68)</span> 58 gam. Tỷ lệ SDD giảm nhiều là do kinh tế phát triển và có nền y học hiện đại hơn nên trẻ được bổ sung nhiều dinh dưỡng cần thiết phù hợp hơn. 4.2.2. Các yếu tố từ phía người nuôi dưỡng 4.2.2.1. Yếu tố liên quan đến bà mẹ. * Trình độ học vấn: Mối liên quan đến trình độ học vấn và SDD trẻ em rất rõ ràng. Nhóm có trình độ từ Tiểu học trở xuống bị SDD thể nhẹ cân 35.9%, nhóm từ THCS trở lên 21.2% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Liên quan giữa trình độ học vấn và SDD đã được nhiều tác giả nghiên cứu, Trần Quang Trung chỉ ra rằng tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi càng tăng khi trình độ học vấn càng thấp[42]. Tác giả Lê Danh Tuyên cũng cho thấy có mối liên quan rõ rệt giữa trình độ học vấn của bố mẹ với tỷ lệ SDD thể thấp còi của trẻ[39]. Lýdo có sự liên quan này được giải thích do các bà mẹ có trình độ học vấn cao thường có việc làm ổn định, đời sống, thu nhập tốt hơn và có kiến thức chăm sóc con tốt hơn do được tiếp cận về kiến thức dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đây cũng là một yếu tố liên quan gián tiếp. Trên thực tế có những bà mẹ có trình độ học vấn cao song vẫn có thu thập không cao hoặc có vị trí cao lại không có thời gian chăm sóc con. Nhữngtác giả khác cũng ghi nhận trình độ học vấn mẹ không liên quan có ý nghĩa thống kê đến SDD trẻ em như nghiên cứucủa Nguyễn Thị Thanh Thuấn, Phạm Văn Phú ở trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc Tày tại huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang năm 2009[37]. Chúng tôi cho rằng có kết quả khác nhau có thể do đối tượng nghiên cứu ở các nhóm tuổi khác nhau. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu khác: Bùi Việt Anh ở Quảng Ninh [1]; Lê Thị Thu Hà ở Gia Lai [21]; * Nghề nghiệp của mẹ: Kết quả nghiên cứu đã nói lên được nghề nghiệp của mẹ cũng có những tác động nhất định đến SDD của trẻ. Những bà mẹ làm rẫy có tỷ lệ con bị SDD 29,7% cao hơn so với con của những bà mẹ là cán bộ công chức, viên chức hoặc buôn bán 8,8% (P<0,05). Điều này khẳng định có sự liên quan nhất định đến nghề nghiệp của mẹ với SDD trẻ. Các bà mẹ làm rẫy không có nhiều thời gian chăm sóc con, đồng thời với vai trò là lao động chính. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(69)</span> 59 trong gia đình, các bà mẹ làm rẫy, làm ruộng tận dụng thời gian để làm việc tăng thu nhập, thời gian chăm sóc sức khỏe và chăm sóc trẻ ít hơn các bà mẹ viên chức, buôn bán. Về mặt kinh tế, các bà mẹ viên chức, buôn bán, làm việc ở thôn, bản có điều kiện kinh tế tốt hơn, nhiều thời gian để chăm sóc trẻ hơn. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu Phan Thị Bích Ngọc và cộng sự ở TP Huế [57] cũng cho rằng Nghề nghiệp của các bà mẹ ảnh hưởng đến tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ; Trong nghiên cứu của Đặng Hoàng khôi ở Mỹ Long – Hậu Giang [38]; cũng cho thấy các bà mẹ làm ruộng, hoặc không có công việc ổn định có con suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ (18,8%) cao hơn các bà mẹ là viên chức, cán bộ (7,2%); * Tuổi mẹ: tuổi của mẹ có liên quan đến SDD của trẻ. Mẹ 35 tuổi trở xuống có con SDD 16,1%, trên 35 tuổi là 29,4%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).Các bà mẹ quá lớn tuổi sinh con có nhiều nguy cơ SDD nhiều hơn. Kết quả của chúng tôi tương tự với nghiên cứu Bùi Việt Anh ở Quảng Ninh [1]; nghiên cứu của Trần Văn Điển ở Kiến Thủy – Hải Phòng [14]của Trương Thanh Hiền ở Bến Tre [20] cho rằng Bà mẹ sinh con quá muộn lúc này bà mẹ sức khỏe đã qua thời kỳ tốt nhất để mang thai, đồng thời những bà mẹ sinh con muộn là những bà mẹ sinh nhiều con hoặc có vấn đề về sức khỏe về cuộc sống hôn nhân gia đình do đó ảnh hưởng đến tâm sinh lý cũng như điều kiện để chăm sóc trẻ . Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu Tình hình suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Hải chánh – Hải Lăng – Quảng Trị của Đinh Thanh Huề ở Hải Lăng – Quảng Trị [32]; * Kinh tế gia đình và suy dinh dưỡng - Trong nghiên cứu tỷ lệ SDD của trẻ dưới 5 tuổi gia đình có kinh tế nghèo là 28,2% cao hơn tỷ lệ SDD nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi có gia đình kinh tế không nghèo là 24,6%. Điều đó chứng tỏ rằng kinh tế gia đình quyết định một phần nào đó đến sự phát triển về thể lực của trẻ, kinh tế gia đình nghèo thì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, học tập của trẻ sẽ bị thiệt thòi hơn các trẻ khác, khi gia đình kinh tế nghèo trẻ sẽ thiếu thốn về vật chất cho sự phát triển thể lực. Yếu tố.
<span class='text_page_counter'>(70)</span> 60 kinh tế gia đình phản ánh sự đáp ứng đủ hay không dinh dưỡng của trẻ và các nhu cầu khác. Kinh tế gia đình trẻ em trong gia đình nghèo còn nhiều thiện thòi do kinh tế eo hẹp, trẻ không được chăm sóc trong những điều kiện tốt nhất, nên tỷ lệ SDD nhẹ cân của trẻ sẽ ở mức cao hơn trẻ trong gia đình có kinh tế không nghèo. Theo nghiên cứu Lương Tuấn Dũng (2013), Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ dưới 5 tuổi xã Phúc Thịnh vã Xã Chiêm Quang tại huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang, năm 2012, thì tỷ lệ SDD nhẹ cân của các gia đình nghèo lên tới 26,5%, trong khi đó các gia đình có kinh tế khá thì tỷ lệ SDD nhẹ cân chỉ có 21,2%.32, Thực tế cho thấy khẩu phần ăn của trẻ phụ thuộc vào khẩu phầu ăn của gia đình cho nền hộ gia đình có kinh tế nghèo thiếu ăn thì tỷ lệ SDD của trẻ sẽ cao. Như vậy chương trình phòng chống SDD phải được toàn xã hội quan tâm, gắn liền với chương trình xóa đói giảm nghèo, xây dựng kinh tế hộ gia đình theo phát triển của xã hội. 4.2.2.2. Mối liên quan các yếu tố của bà mẹ đến SDD. + Tổng số lần sinh: Tổng số lần sinh có liên quan đến tình trạng SDD của trẻ. Mẹ có dưới 3 lần sinh có con SDD 13,9% cao hơn bà mẹ sinh con từ 3 lần trở lên có con bị SDD(42,3%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trong nghiên cứu của Nguyễn Út ở Cẩm Lệ - Đà Nẵng [87] cũng cho rằng số lần sinh càng nhiều, sức khỏe mẹ càng giảm. Sinh càng nhiều con càng đông dẫn đến kinh tế nghèo, không có thời gian chăm sóc con, nuôi con dẫn đến SDD. Muốn giảm tỷ lệ SDD cần vận động thực hiện tốt công tác KHHGĐ. + Khoảng cách sinh: Khoảng cách sinh con có liên quan đến tình trạng SDD của trẻ. Khoảng cách dưới 3 năm 36,4%, 3 năm trở lên 16,2%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với nghiên cứu: Nguyễn Út ở Cẩm Lệ - Đà Nẵng [87]…sinh con càng dày bà mẹ không đủ điều kiện chăm trẻ làm cho trẻ bị SDD. Vậy muốn giảm tỷ lệ SDD cần vận động đẻ thưa để có điều kiện chăm sóc trẻ. + Tổng số con trong gia đình: Tổng số con có liên quan đến tình trạng SDD của trẻ. Mẹ có 2con trở xuống tỷ lệ SDD con 17,0%, mẹ có 3 con trở lên tỷ. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(71)</span> 61 lệ SDD 34,2%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với các nghiên cứu: Phan Thị Bích Ngọc và cộng sự TP Huế [57]; Từ các nhận xét trên chúng tôi cho rằng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông dân số và kế hoạch hoá gia đình để nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc sinh con nhiều sẽ không đảm bảo điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và dạy dỗ trẻ và như vậy sẽ góp phần giảm tỷ lệ SDD ở trẻ em. + Thứ tự của trẻ: Bảng 3.14. Thứ tự của trẻ có liên quan đến tình trạng SDD của trẻ. Trẻ là con đầu tỷ lệ SDD con 15,9%, trẻ là con thứ 2 trở lên tỷ lệ SDD 29,9%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với các nghiên cứu: Phan Thị Bích Ngọc và cộng sự TP Huế [57]; Trong nghiên cứu của Trần Văn Điển ở Kiến Thụy – Hải Phòng cũng cho rằng những đứa trẻ là con thứ nhất có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp hơn những đứa trẻ là con thứ 2 và con thứ 3 [14]; Trong quá trình mang thai đứa con đầu tiên, hàm lượng dinh dưỡng và các loại vitamin từ cơ thể mẹ trong quá trình mang thai và chế độ chăm sóc đầy đủ hơn, đồng thời đứa trẻ thứ nhất sẽ nhận được nhiều sự qua tâm hơn về phía gia đình, thời gian chăm sóc, theo dõi sự tăng trưởng của trẻ đầu tư nhiều hơn, điều này làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ. Nghiên cứu này cũng tương tự nghiên cứu của Trương Thanh Hiền ở Ba Tri – Bến Tre [20]; Lê Thị Thu Hà ở Ia Pa – Gia Lai [21]. 4.2.3. Liên quan giữa kiến thức, thực hành của mẹ về nôi dưỡng và chăm sóc trẻ với SDD của trẻ + Kiến thức chung của bà mẹ. Có sự liên quan giữa kiến thức của mẹ về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ với Tỷ lệ SDD của trẻ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Các bà mẹ có kiến thức về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ tốt và khá có tỷ lệ SDD thấp hơn nhóm bà mẹ có kiến thức trung bình. Nhóm các bà mẹ có kiến thức xếp loại tốt khá có con SDD chỉ 10,4%, các mẹ có kiến thức Trung bình có con SDD chiếm 50,4%..
<span class='text_page_counter'>(72)</span> 62 Sự hiểu biết của mẹ về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ càng cao thì trẻ càng ít bị SDD và ngược lại. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định của Hà Huy Khôi, công bố trong tài liệu [11] cho biết kiến thức của người mẹ đóng góp 43% đối với tỷ lệ SDD. Và kết quả này cũng không khác với kết quả nghiên cứu trong những công trình nghiên cứu [7], [8] + Thời gian cai sữa cũng liên quan đến tình trạng SDD, trẻ được cai sữa trước 12 tháng tuổi tỷ lệ SDD là 41,9%, cai sữa sau 12 tháng là 14,2%, cũng theo nghiên cứu của Lê Danh Tuyên ( 2012), Tình trạng dinh dưỡng trẻ em và một số yếu tố liên quan tại huyện Lạc Sơn,tỉnh Hòa Bình năm 2011 ,Tạp trí Y học dự phòng, Nguyễn Thị Hoài Thương (2014),Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ dưới 5 tuổi dân tộc ít người tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái năm 2013 , thì trẻ em tỷ lệ trẻ bị SDD ở trẻ được bú sữa mẹ trong vòng 18-24 tháng là 21,2% -22,1%, trong khi đó trẻ cai sữa không đúng tỷ lệ SDD là 22,8%- 23%. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ dưới 5 tuổi dân tộc ít người tại huyện Lục Khóa, tỉnh Yên Bái, thì trẻ được cai sữa đúng có tỷ lệ SDD thấp còi là 27,4% còn trẻ cai sữa sớm hơn 12 tháng tỷ lệ SDD nhẹ cân là 28,6%, điều đó cho thấy sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng trong sữa phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ, sữa mẹ làm nguồn dinh dưỡng sạch nhất ,đầy đủ các chất nhất cho trẻ. + Cho ăn bổ sung đúng cách: có sự chênh lệch về SDD của trẻ được ăn bổ đúng cách(17,3%) và ăn bổ sung không đúng cách(38,3), điều đó chứng tỏ có sự liên quan giữa SDD và cho ăn bổ sung. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với các nghiên cứu: Phan Thị Bích Ngọc và cộng sự TP Huế [57]; Trong nghiên cứu của Trần Văn Điển ở Kiến Thụy – Hải Phòng [14]; Trương Thanh Hiền ở Ba Tri – Bến Tre [20] về tỷ lệ trẻ thấp còi ở nhóm bà mẹ có kiến thức nuôi dưỡng trẻ không đúng 33.5%, cao hơn 24.4% ở nhóm bà mẹ có kiến thức đúng(p<0.05). + Thời gian cho bú sau sinh: Có sự liên quan giữa thời gian cho con bú sau sinh với tình trạng SDD của trẻ. Tỷ lệ SDD bú sau 6h là 50,6%. và trước 6h. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(73)</span> 63 là 16,8%. Tỷ lệ này phù hợp với các nghiên cứu Lữ Văn Quân ở Quan sơn Thanh hóa[47] và Đỗ Đức Nhuận ở Như xuân - Thanh hóa [55]. Lý giải điều này là do tập quán của đồng bào Vân Kiều và Đồng bào Chứt không sinh tại trạm xá mà sinh tại nhà hoặc ở chòi nhỏ bên ngoài nhà; sau khi sinh xong bà mẹ ra suối tắm rửa sạch sẽ mới vào cho trẻ bú nên thời gian bú rất muộn. Để khắc phục tình trạng này cần vận động bà con bãi bỏ tập tục lạc hậu này..
<span class='text_page_counter'>(74)</span> 64. KẾT LUẬN 1.Thực trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Chứt và dân tộc Vân Kiều tại 3 xã miền núi Sơn Trạch, Tân Trạch và Thượng Trạch huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình năm 2019. Qua nghiên cứu tình hình SDD trẻ em < 5 tuổi người dân tộc Chứt và Vân Kiều ở 3 xã: Tân Trạch, Sơn Trạch, Thượng Trạch - Bố Trạch – Quảng Bình chúng tôi thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng ở 3 xã trên ở mức cao theo nhận định mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. - Tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Vân kiều, dân tộc Chứt tại 3 xã Tân trạch, Thượng trạch, Sơn Trạch cao hơn tỷ lệ SDD trung bình trong cả nước. Dân tộc Chứt Tỷ lệ SDD trẻ dưới 5 Tuổi chiếm 38,3%; Dân tộc Vân kiều chiếm 21,0%; Cao hơn so với tỷ lệ SDD tỷ lệ suy dinh dưỡng Trung bình toàn quốc.Tỷ lệ SDD thấp còi (chiều cao/tuổi): 31,5 ở mức cao. - Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm (CN/CC) tới 8,8% ở ngưỡng vấn đề dinh dưỡng có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng mức cao, trong đó trẻ em dân tộc chứt chiếm tỷ lệ rất cao. - Tỷ lệ SDD nhẹ cân cao nhất ở nhóm tuổi 25-36 tháng tuổi chiếm 29,5%. Thể thấp còi cao nhất ở nhóm tuổi 37- 48 tháng tuổi chiếm 37%. 2. Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng - Trẻ sau sinh có cân nặng dưới 2500 gam có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn trẻ đẻ ra có cân nặng trên 2500 gam. - Thời gian bú sữa, cai sữa là yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ, trẻ được cai sữa đúng thời gian có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp hơn. - Trẻ được bú mẹ sớm trước 6 giờ có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp hơn trẻ được bú mẹ sau 6 giờ. - Kinh tế gia đình nghèo là yếu tố ảnh hưởng đến tình trang suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi .. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(75)</span> 65 - Trình độ văn hóa cũng là tố ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng của trẻ, bà mẹ có trình độ văn hóa từ tiểu học trở xuống thì tỷ lệ con bị suy dinh dưỡng cao hơn các bà mẹ có trình độ văn hóa từ trung học cơ sở trở lên. - Nhiễm khuẩn hô hấp cấp trong 2 tuần trước điều tra có liên quan trực tiếp đến SDD cả hai thể nhẹ cân và thấp còi, khi bị SDD thì trẻ dễ bị mắc các bệnh cấp tính về hô hấp như viêm họng, viêm VA, viêm phổi cấp. Tỷ lệ trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao hơn trẻ không bị nhiếm khuẩn hô hấp trong hai tuần trước điều tra. Tiêu chảy trong 2 tuần trước điều tra cho thấy trẻ bị tiêu chảy có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao hơn trẻ không bị tiêu chảy ..
<span class='text_page_counter'>(76)</span> 66. KHUYẾN NGHỊ Qua nghiên cứu của chúng tôi dể góp phần làm giảm tỷ lệ SDD ở 3 xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Sơn Trạch chúng tôi xin có một số kiến nghị: 1. Tập trung tập huấn hướng dẫn các kiến thức về cho trẻ ăn dặm, cai sữa cho các bà mẹ có con dưới 5 tuổi bằng cách lồng ghép vào cáo buổi họp thôn, họp bản và qua cán bộ y tế thôn bản. 2. Tăng cường tập huấn kiến thức nuôi con cho các bà mẹ thông qua nhiều kênh thông tin phù hợp với tập tục, văn hóa và chế độ sinh hoạt của từng Dân tộc. 3. Trong qúa trình các bà mẹ đến khám thai tại trạm y tế, tập trung truyền thông về chế độ dinh dưỡng của bà mẹ mang thai, hướng dẫn cho trẻ bú ngay sau sinh trước 6h và đến sinh con tại Trạm Y tế xã để được cán bộ Y tế chăm sóc.. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(77)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bùi Việt Anh, Nguyễn Ngọc Sáng (2010), “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tỉnh Quảng Ninh”, Tạp chí Thông tin Y học 9, tr. 19-24. 2. Bộ Y tế (2012), Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2010- 2020, tầm nhìn đến 2030, Ban hành kèm theo Quyết định số 226/QĐ/Ttg, ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội, tr. 18-28. 3. Bộ Y tế - Viện Dinh Dưỡng (2019). Thống kê về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em qua các năm, Viện Dinh dưỡng, Hà Nội. 4. Lê Văn Cư (2012) “Nghiên cứu Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở dân tộc Vân Kiều huyện Lệ Thủy – Quảng Bình”, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Huế. 5. Nguyễn Khắc Bửu (2011), “Nghiên cứu Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở hai xã Hải Tân, Hải sơn – Hải Lăng – Quảng Trị”, Luận văn chuyên khoa cấp I, Đại học Y Dược Huế. 6. Nguyễn Hoàng Linh Chi (2011), Tình trạng dinh dưỡng, nhiễm giun và một số yếu tố liên quan của trẻ em 12-36 tháng tuổi tại huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị, Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ khoa, Đại học Y Hà Nội, tr. 68-69. 7. Nguyễn Thị Cự (2011), “Nghiên cứu tác động của bổ sung kẽm đến tình trạng mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp và tiêu chảy của trẻ dưới 5 tuổi bị SDD tại xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Y Dược học, số 02/2011, Huế, tr. 91-98. 8. Lương Tuấn Dũng và cs, Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại 2 xã Phúc Thịnh, Xuân Quang huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang năm 2008. Tạp chí Y học thực hành, 2013. 12(899): tr. 2225. 9. Đinh Đạo(2014), “Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi và thực hành nuôi con của các bà mẹ người dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Trà My,.
<span class='text_page_counter'>(78)</span> tỉnh Quảng Nam năm 2014”, Luận Án Tiến sỹ Y học – Đại học Y Dược Huế. 10. Trương Đình Định, Nguyễn Tăng Ba, Phan Thị Thủy (2004)” Tình Trạng về dinh dưỡng, tiêm chủng trẻ em dưới 5 tuổi và nhiếm ký sinh trùng đường ruột của cộng đồng người Rục xã Thượng Hóa, Minh hóa – Quảng Bình.” Tạp chí Y học dự phòng 2004,tập XIV số 5 (69), tr. 73-75. 11. Nguyễn Thanh Hà (2011). Hiệu quả bổ sung kẽm và sprinkles đa vi chất trên trẻ 6-36 tháng tuổi SDD thấp còi tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ Dinh dưỡng cộng đồng, Viện Dinh dưỡng, Hà Nội 12. Nguyễn Thị Như Hoa (2011), Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình, Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ y khoa, Đại học Y Hà Nội, tr. 57. 13. Phạm Văn Hoan (2008), “Cải thiện kiến thức, thực hành của người chăm sóc và tình trạng dinh dưỡng trẻ em thông qua can thiệp khả thi tại vùng khó khăn tỉnh Quảng Bình”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 4(2), tr. 33-39. 14. Lê Thị Hương, Nguyễn Anh Vũ (2011). Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi vùng dân tộc Mường tại huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình. Tạp chí Y học thực hành, (6). 287 – 290. 15. Phạm Văn Hoan, Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Xuân Ninh (2010), “Sử dụng Sprinkles trong phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng trẻ em”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 6(2), tr. 1-9. 16. Lê Thị Hợp, Hà Huy Khôi (2010), “Xu hướng tăng trưởng thế tục của người Việt Nam và định hướng của Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng trong giai đoạn 2011-2020”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 6, số 2+4, tr. 5-6. 17. Lê Thị Hợp, Trần Thị Lụa, Hà Huy Tuệ, Đỗ Thị Phương Hà và cộng sự (2011), “Hiệu quả của bổ sung sữa giàu năng lượng PediaPlus đến tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ em 36-72 tháng tuổi vùng nông thôn”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 7, số 2, tr. 48-51. 18. Vũ Thị Thanh Hương (2010), Đặc điểm tăng trưởng và hiệu quả bổ sung sản phẩm giàu dinh dưỡng trên trẻ từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi tại huyện. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(79)</span> Sóc Sơn, Hà Nội, Tóm tắt luận án tiến sĩ dinh dưỡng cộng đồng, VDD, Hà Nội, tr. 23-25. 19. Nguyễn Công Khẩn, Lê Danh Tuyên, Hà Huy Khôi, Phạm Văn Hoan và cs (2007), “Tiến triển suy dinh dưỡng trẻ em từ năm 1990-2004”, Tạp chí Y học Việt Nam, (337), tr. 16-22. 20. Hà Huy Khôi, Nguyễn Công Khẩn (2008), “Tính thời sự của suy dinh dưỡng thể thấp còi và hỗ trợ gia tăng tăng trưởng ở người Việt Nam”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 4, số 1, tr. 03-07. 21. Phạm Huy Khôi (2005), Nhận xét tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa năm 2005, Luận án chuyên khoa cấp II, chuyên ngành quản lý y tế, Đại học Y Dược Huế, tr. 89-90. 22. Phạm Trung Kiên, Hoàng Tân Dân (2010), “Hiệu quả một số biện pháp tác động đến bệnh giun truyền qua đất ở trẻ em từ 3-60 tháng tuổi tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam”, Tạp chí Y học thực hành, số 5 (715), tr. 29-31. 23. Phạm Trung Kiên, Lê Thị Nga (2010), “Nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em dân tộc Sán Dìu và H’Mông tại 2 xã miền núi phía Bắc Việt Nam”, Tạp chí Y học thực hành, số 3 (708), tr. 31-33. 24. Trần Thị Lan (2013), Hiệu quả của bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và tẩy giun ở trẻ em 12-36 tháng tuổi suy dinh dưỡng thấp còi người dân tộc Vân Kiều và Pakoh huyện Đakrong, tỉnh Quảng Trị, Luận án tiến sĩ dinh dưỡng cộng đồng, VDD, Hà Nội, tr. 136-137. 25. Võ Thị Ánh Loan (2009), “Nghiên cứu tình trạng suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại tỉnh Kontum năm 2008”, Luận văn chuyên khoa cấp I, Đại học Y Dược Huế, tr. 83-84 26. Phan Thị Loan (2009), “Nghiên cứu tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi và hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng của cộng đồng tại một số xã miền núi tỉnh Quảng Bình”, Luận án Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Thái Bình. 27. Phạm Văn Lào (2010), “Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Ea Drông, xã Buôn Hồ tỉnh Đăklak năm.
<span class='text_page_counter'>(80)</span> 2010”, Luận văn chuyên khoa cấp I, Đại học Y Dược Huế. 28. Công Minh và cộng sự (2010), “Hiệu quả của mô hình thử nghiệm can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi tại một xã thuộc thành phố Hồ Chí Minh (từ tháng 9/2008 đến tháng 10/2009)”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 6 (3+4), tr. 117-124. 29. Phan Bích Nga (2012), Thiếu vi chất dinh dưỡng ở mẹ và con và hiệu quả bổ sung đa vi chất trên trẻ suy dinh dưỡng bào thai tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, Luận án tiến sĩ dinh dưỡng cộng đồng, VDD, Hà Nội, tr. 119-120. 30. Nông Văn Ngọ, Phạm Trung Kiên, Trịnh Hoàng Hà (2012), “Kết quả bổ sung dinh dưỡng bằng sữa đậu nành cho trẻ em tại huyện Yên Sơn, Tuyên Quang”, Tạp chí Y học thực hành, số 2 (806), tr. 48-50. 31. Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Thanh Hương, Phạm Thị Ngần, Nguyễn Anh Tuấn, Đặng Trường Duy, Lê Danh Tuyên (2010), “Thiếu vitamin A tiền lâm sàng, thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam-năm 2008”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 6 (3+4), tr. 65-71. 32. Lê Phán (2008), Đánh giá kết quả phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc thiểu số tại 4 xã đặc biệt khó khăn huyện Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hòa, Luận án chuyên khoa cấp II, chuyên ngành quản lý y tế, Đại học Y Dược Huế, tr. 93-94. 33. Nguyễn Thị Thanh Thuấn, Phạm Văn Phú (2010), “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng ở trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc Tày tại huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang”, Tạp chí Y học thực hành, số 9 (732), tr. 105-107. 34. Trương Đức Tú (2006), Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi huyện Dakrong, Quảng Trị 2005. Luận án chuyên khoa cấp II, chuyên ngành quản lý y tế, Đại học Y Dược Huế, tr. 7576. 35. Nguyễn Minh Tuấn (2009), Huy động nguồn lực cộng đồng chăm sóc dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc Sán Chay tại Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ y học, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội, tr. 48-49, 123-124. 36. Lê Danh Tuyên, Lê Thị Hợp, Nguyễn Công Khẩn, Hà Huy Khôi (2010),. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(81)</span> “Xu hướng tiến triển suy dinh dưỡng thấp còi và các giải pháp can thiệp trong giai đoạn mới 2011-2020”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 6, số 3+4-2010, tr. 15-24. 37. Lê Danh Tuyên, Lê Thị Hợp, Nguyễn Hồng Trường (2012), “Ảnh hưởng của lũ lụt đến tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn trẻ em tỉnh Quảng Bình”, Tạp chí Y học thực hành, số 4 (815), tr. 15-18. 38. Trần Văn Tuyến, Phạm Trung Kiên, Trịnh Hoàng Hà (2012), “Công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí Y học thực hành, số 2 (806), tr. 53-55. 39. Phạm Duy Tường (2010), Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 40-46, 75-82. 40. Lê Hữu Uyển, Nguyễn Văn Tập (2009), “Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở TE<5T đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí nghiên cứu Y học, tập 63, số 4, tr. 116-120. 41. Viện Dinh dưỡng-UNICEF (2011), Tình hình dinh dưỡng Việt Nam năm 2009-2010, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 6-7, 15-25. 42. Viện Dinh dưỡng, Tổng cục Thống kê (2017), “Số liệu suy dinh dưỡng trẻ em năm 2017”, 2017, tr.1-12. 43. Nguyễn Xuân Ninh và CS (2010). Đánh giá tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng tại 6 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên năm 2009, Báo cáo đề tài cấp Viện, Viện Dinh Dưỡng. 44. Nguyễn Công Khẩn, Nguyễn Xuân Ninh (2006). Tình hình thiếu vi chất dinh dưỡng và kế hoạch hành động tăng cường vi chất dinh dưỡng vào bột mì ở Việt Nam. Tạp chí thông tin Y dược số 6, tr 6-11. 45. Viện Dinh Dưỡng (2015). Thống kê về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em qua các năm, Viện Dinh dưỡng, Hà Nội. 46. Viện Dinh Dưỡng, Tổng cục Thống kê (2010). Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009 – Điều tra giám sát dinh dưỡng và điều tra điểm 2010, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội..
<span class='text_page_counter'>(82)</span> 47. Nguyễn Xuân Ninh, Hoàn Khải Lập và Cao Thị Thu Hương (2004), Tình trạng vi chất dinh dưỡng (vitamin A, sắt, kẽm) của trẻ 5-8 tháng tuổi, tại một huyện miền núi phía bắc, Đề tài cấp nhà nước KC-10.05 giai đoạn 20022004, Hà Nội. 48. Nguyễn Minh Tuấn (2009), Huy động nguồn lực cộng đồng chăm sóc dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc Sán Chay tại Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ y học, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội. 49. Trần Quang Trung (2014). Thực trạng SDD thấp còi và hiệu quả can thiệp cải thiện khẩu phần ăn cho trẻ em dưới 5 tuổi vùng ven biển Tiền Hải, Thái Bình. Luận án tiến sĩ Y học, Trường đại học Y Thái Bình. 50. Đinh Đạo (2014). Nghiên cứu thực trạng và kết quả can thiệp phòng chống SDD trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược Huế, Đại học Y Huế. 51. Vũ Kim Hoa (2017), Hiệu quả của sản phẩm dinh dưỡng có bổ sung PROBIOTIC, PREBIOTIC đến tình trạng dinh dưỡng, miễn dịch, nhiễm khuẩn ở trẻ em 25-36 tháng tuổi. Luận án tiến sĩ Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng: Hà Nội. 52. Lê Hữu Uyển, Nguyễn Văn Tập, Nghiên cứu tình hình Suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 2009. 63(4): tr. 116121. 53. Nguyễn Thị Thi Thơ va cs, Tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc thiểu số xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2011. Tạp chí Y học dự phòng, 2013. XXII(11(147)): tr. 106-112. 54. Trần Thanh Tú, Phạm Thị Lan Liên, Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến suy dinh đưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc thiểu số tại hai huyện thuộc tỉnh Hòa Bình và Nghệ An năm 2012. Tạp chí Y học dự phòng, 2014. XXIV(4(153)): tr. 59-67. 55. Trương Tấn Minh và cs, Nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi và để xuất các giải pháp làm. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(83)</span> giảm tỉ lệ trẻ em suy đỉnh dưỡng tại tỉnh Khánh Hòa, Đề tài NCKH cấp tỉnh. 2014, Sở KHCN tỉnh Khánh Hòa. tr. 82. 56. Nguyễn Minh Tuấn, Hoàng Khải Lập (2010) “Bữa ăn Thị Phạm” giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại khu vực miền núi, TC.DD&TP6(3+4), tr. 72-77. 57. Nguyễn Út (2010), nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở trẻ dưới 5 tuổi tại Quận Cẩm Lệ - Tp Đà Nẵng năm 2009, luận án chuyên khoa cấp II Đại học Y Dược Huế. 58. Huỳnh Thị Tuyết Xuân (2011). Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi tại xã Bình Tân, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận năm 2011 sau can thiệp. Luận án chuyên khoa cấp I Đại học Y Dược Huế. Tiếng Anh 59. Abel H. I., Mwate M., Veronica M. (2011), “Diarrhea is a Major killer of Children with Severe Acute Malnutrition Admitted to Inpatient Set- up in Lusaka, Zambia”, Nutrition Journal, Oxford, United Kingdom, 10:110, pp. 1-2, 9-10. 60. Alcaraz G., et al (2008), “Nutritional status and living conditions in children in an urban area of Turbo, Antioquia, Colombia”, Biomedica, 28(1), pp. 8788. 61. Batool A., et al (2009), “The effect of therapeutic zinc supplementation among young children with selected infection: a review of the evidence”, Food and nutrition bulletin, vol. 30, No 1 (supplement), pp. 41-42. 62. Cheng H., et al. (2011), Social Marketing for Public Health: An Introduction, Cheng H., Kotler P. and Lee N.R. Subbury, M.A., Jones and Barlett Publishers, LLC., pp. 18-27. 63. Deboarch D. (2010), “The vicious cycle of malnutrition and infectious diseases: A global challenge”, Journal of Food and Nutrition Sciences, Volume 6, No. 3+4, pp. 12-13. 64. FAO/WHO (1992), Final Report of the Conference, International Conference on Nutrition, Rome, December, pp. 42, 55..
<span class='text_page_counter'>(84)</span> 65. General Statistics Office (2011), Viet Nam Multiple Indicator Cluster Survey 2010-2011, Final Report, 2011, Ha Noi, Viet Nam, pp. 49-64. 66. Girma A., et al (2010), “The effectiveness of quality protein maize in improving the nutritional status of young children in the Ethiopian highlands”, Food and Nutrition Bulletin, vol. 31, 2010, pp. 418-430. 67. Green L.W. (1999), Health education's contributions to public health in the twentieth century: a glimpse through health promotion's rearview mirror, Annu. Rev. Public Health, 20: 67-71. 68. Hatlebakk M. (2012), Malnutrition in South-Asia Poverty, diet or lack of female empowerment?, Chr. Michelsen Institute, pp. 8-13. 69. Hirose M. (2011), Integrated corporate social initiatives in Japan: from product development to health care information. Social Marketing for Public Health: Global Trends and Success Stories. Cheng H., Kotler P., and Lee N.R. Subbury, M.A., Jones and Barlett Publishers, LLC., pp. 38-42. 70. Pasricha S.R, et al (2013), “Efect of daily iron supplementation on health in children aged 4-23 months: a systematic review and meta- analysis of randomised controlled trials”, The Lancet, 1: e77-8. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(85)</span> PHỤ LỤC 1 PHIẾU PHỎNG VẤN BÀ MẸ Thôn: ...................Xã:................................... Huyện Bố Trạch. Tỉnh Quảng Bình Mã số:……… Họ và tên. Nghề. Tuổi. Học vấn. Dân tộc. Mẹ trẻ Bố trẻ 1. Họ tên trẻ:........................................... 2. Ngày sinh trẻ (dương lịch): / / 20.....(Từ 01/06/2014-01/06/2019) 3. Giới tính trẻ:. (1) Trai. (2) Gái. 4. Cân nặng trẻ khi sinh: ................. Kg (lấy 1 số lẻ) 5. Cân nặng trẻ hiện tại:............... Kg (lấy 1 số lẻ) 6. Chiều cao trẻ hiện tại: ..............Cm (lấy 1 số lẻ) 7. Khi sinh cháu cân nặng bao nhiêu? (1) Trên 2500g (2) Dưới 2500g. (3)Không nhớ. 8. Cháu có bị sốt rét không? (1) Có. (2) Không. 9. Sau đẻ bao lâu chị cho con bú? (1) trong 6 giờ đầu. (2) > 6 giờ. 10. Theo chị, sau đẻ bao lâu cho con bú là tốt nhất? (1) trong giờ đầu. (2) > 1 giờ. (8) Không biết. 11. Chị cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong bao lâu? (1) <12 tháng. (2) > 12tháng. 12. Hiện tại trẻ còn bú mẹ không. (1) Có. (2) Không.
<span class='text_page_counter'>(86)</span> 13. Nếu trẻ không còn bú, thì chị cai sữa cho trẻ từ khi nào? (1) Dưới 12 tháng. (3) Không nhớ. (2) sau 12 tháng. 14. Theo chị, cai sữa cho trẻ từ khi nào là tốt nhất? (1) Dưới 18 tháng (2) 18-24 tháng (8) Không biết 15. Ngoài sữa mẹ, chị cho con ăn bổ sung (ăn dặm) từ khi nào? (1) <6 tháng tuổi (2) 6-7 tháng. (3) > 7. tháng(4) Chưa, còn bé 16. Theo chị, ngoài sữa mẹ, cho con ăn bổ sung từ khi nào là tốt nhất? (1) <6 tháng tuổi. (2) 6-7 tháng. (3) > 7. tháng(9) Không biết 17. Chị vui lòng kể tên một vài thực phẩm ở từng nhóm sau đây mà chị biết? Tên thực phẩm. Nhóm. Đúng. Nhóm tinh bột. Gạo, ngũ cốc khác. Nhóm thực phẩm sẵn có giàu đạm. Đậu (đỗ), nấm, cá các loại, tép, tôm, trứng, ốc, hến, ghẹ, cua đồng, sò, nhái, ếch, con vật tự kiếm được. Nhóm chất béo. Lạc (đậu phụng), vừng (mè), dầu, mỡ. Nhóm rau, quả. Rau các loại, trái cây các loại. Sai. 18. Nếu cháu ăn bổ sung, chị dùng từng nhóm thực phẩm sau đây để nấu cho trẻ ăn trong tuần qua như thế nào?. Nhóm. Tên thực phẩm. Nhóm tinh bột. Gạo, ngũ cốc khác. Nhóm thực phẩm sẵn có giàu đạm. Đậu (đỗ), nấm, cá các loại, tép, tôm, trứng, ốc, hến, ghẹ, cua đồng, sò, nhái, ếch, con vật tự kiếm được. Nhóm chất béo. Lạc (đậu phụng), vừng (mè), dầu, mỡ. Nhóm rau, quả. Rau các loại, trái cây các loại. Tần suất Hàng ngày. Thang Long University Library. Khác.
<span class='text_page_counter'>(87)</span> 19. Trẻ được tiêm chủng đầy đủ theo lịch không? (1) có. (2 ) không. (3) Không nhớ. 20. Trong nửa tháng qua, trẻ có bị ỉa chảy không (1) có. (2 ) không. Khi trẻ bị ỉa chảy, chị làm gì ở nhà? (1) Vệ sinh trẻ, cho uống nước pha ORESOL, bú mẹ và ăn bình thường (2) Cho trẻ uống kháng sinh hoặc lá cây cầm ỉa; kiêng ăn chất tanh (3) Không biết, không trả lời 21. Chị cho biết cách pha và dùng nước cháo muối, ORESOL (hỏi; nhận xét) Cách pha. (1) đúng. Cách dùng. (1) đúng. (2) sai (2) sai. 22. Trong nửa tháng qua, con chị có bị sốt, ho? (1) có. (2 ) không. 23. Chị cho biết, mỗi khi cân trẻ, cộng tác viên dinh dưỡng có dặn dò chị? (1) Cần cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm sẵn có hàng ngày (2 ) không dặn dò. ( 1) có dặn. 24. Cộng tác viên dinh dưỡng sử dụng 4 nhóm thực phẩm sẵn có khi thực hành dinh dưỡng? (1) có. (2 ) không. 28. Trong năm qua, kinh tế gia đình chị thuộc hộ gia đình nào sau đây? (1) Khá giả, hoặc đủ ăn. (2) Hộ cận nghèo, hộ nghèo. Xin cảm ơn chị đã giúp đỡ chúng tôi! ............ngày. tháng. năm 201. Họ và tên người điều tra.
<span class='text_page_counter'>(88)</span> Phụ lục 3 Công thức tính cân nặng với bé trai của Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) X = 9,5kg + 2(N-1) Trong đó: 9,5kg là cân nặng trung bình lúc 1 tuổi, 2 là số cân nặng tăng trung bình 1 năm, N là số tuổi. Ví dụ: Nếu con bạn 3 tuổi, ta tính như sau X = 9,5kg + 2(3-1) = 13,5kg. Vậy cân nặng của trẻ 3 tuổi là 13,5kg. Theo tiêu chuẩn năm 2007 của WHO thì có khác một chút cách mẹ nhé Công thức tính chiều cao, cân nặng của trẻ trên 1 tuổi: Công thức tính cân nặng trẻ em: Đối với bé gái: X = 9kg + 2(N-1) Trong đó: N là số năm. Ví dụ: Nếu con bạn 3 tuổi ta tính như sau: X = 9kg + 2(3-1) = 13kg Vậy cân nặng của trẻ 3 tuổi là 13kg. Công thức tính chiều cao trẻ em: Chiều cao mỗi năm tăng trung bình khoảng 5cm. Công thức tính chiều cao như sau: X = 75 + 5(N-1) Trong đó: N là số năm. Ví dụ: Nếu con bạn 3 tuổi: X = 75 + 5(3-1) = 85 cm. DANH SÁCH Đối tượng điều tra bà mẹ và trẻ em trong nghiên cứu ( Thởi gian điều tra 1/4 đến 30/7/2019) Họ và tên Stt Tuổi mẹ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12. Y Ang Y Bơ Y Noi Y Tửi Y Sung Y Ngôn Y My Y Tất Y Na Y Liếc Y Hương Y Mêu. 1992 1990 1995 1991 1990 1993 1991 1986 1990 1995 1990 1992. Địa chỉ Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch. Tên trẻ Y Lành Y Nhi Đinh Hân Y Niêm Đinh Thân Y Hồng Đinh Bân Đinh Trọng Y Ân Y Bé Y Thuật Đinh Xuân. Giới tính Nữ Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nam Nữ Nữ Nữ Nam. Tháng tuổi 4/2016 8/2016 10/2014 11/2016 4/2013 6/2015 3/2015 2/2014 12/2017 5/2017 9/2017 4/2018. Cân nặng ( kg) 10,5 11,5 15,0 11,2 16,5 12,8 14,5 18,0 7,0 8,7 8,1 3.7. Thang Long University Library. Chiều cao (cm) 80 85 89 78 104 82 88 110 58 72 70 50.
<span class='text_page_counter'>(89)</span> 13 14 15 16. Y Bơ Y Ra Y Nốt Y Mun. 1995 1993 1987 1988. Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch. 17 Y Lúy. 1990 Tân Trạch. 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28. 1994 1991 1990 1990 1983 1979 1988 1985 1991 1992 1990. Y Thi Y Băng Y Mật Y Xi Da Y Rum Y Chim Y Lúy Y Da Y Ne Y Liếc Y Hương. Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch. 29 Y Mật. 1995 Tân Trạch. 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49. 1992 1990 1985 1987 1990 1978 1991 1993 1992 1997 1997 1990 1983 1992 1988 1995 1998 1995 1997 1993. Y Giang Y Vẹt Y Ang Y Cứu Y Niêu Y Thiên Y Ri Y Ang Y Đan Y Băng Y Mẹt Y Bu Ly Y In Y Dịp Y Mâu Y Vốn Y Dịp Y Múi Y Túi Y Múi. 50 Y Hận 51 52 53 54 55. Y Tửi Y Chửi Y Tởi Y Giếng Y Cắt. Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch. 1985 Tân Trạch 1995 1983 1981 1999 1997. Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch Tân Trạch. Đinh Linh Y Nô Đinh Khân Đinh Nghị Đinh Duy Khánh Y Cô Cô Y Khi Y Bé Y Bé Đinh Cu Đinh Vưa Đinh Cu Đinh Ngao Đinh Cu Đinh Su A Y Lê Phạm Thị Duyên Đinh Luyện Y Cân Y Vanh Y Nhân Y Xinh Y Trang Y Sinh Đinh Mạnh Đinh Lân Y Thương Y Cao. Đinh Liên Đinh Cu Đinh Cu Y Bé Y Hương Y Bé Đinh Nghĩa Đinh Nhú Đinh Ngựa Đinh Tuấn Anh Đinh Đường Y Nhiên Y Nguyên Y Sao Đinh Chăn. Nam Nữ Nam Nam. 8/2015 12/2014 3/2017 6/2014. 12,6 14,5 8,9 15,5. 85 95 70 100. Nam. 7/2016. 10,0. 78. Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nữ. 2/2015 5/2016 8/2017 1/2018 3/2015 4/2016 11/2015 10/2013 2/2014 7/2015 4/2014. 20,0 11,0 8,0 6,0 15,6 11,5 12,5 14,5 16,0 12,5 16,0. 100 8,5 64 55 95 85 85 100 105 85 98. Nữ. 8/2016. 10,0. 87. Nam Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nam Nữ Nữ. 12/2017 5/2013 2/2018 2/2016 6/2015 12/2014 12/2013 11/2013 7/2016 6/2016 7/2016 7/2016 7/2016 6/2016 6/2016 9/2105 2/2018 8/2103 6/2016 5/2017. 7,0 19,1 5,5 12,5 14,5 16,5 17,0 21,0 10.5 11,0 11,0 11,0 12,0 11,0 12,0 14,0 5,5,0 17,0 10,5 9,3. 60 100 55 92 90 100 115 100 87 87 90 80 87 90 88 95 56 110 86 75. Nam 11/2016. 10,3. 79. Nam 12/2014 3/2017 Nữ 7/2017 Nữ 9/2017 Nữ Nam 5/2014. 16,0 8,5 9,2 8,5 14,5. 98 76 79 77 95. Nam Nam Nam Nữ Nữ Nữ Nam Nam Nam.
<span class='text_page_counter'>(90)</span> 56 Y Xun 57 Y Nhi 58 Y Kha. 1995 Tân Trạch 1995 Tân Trạch 1990 Tân Trạch. 59 Y Móm. 1990 Tân Trạch. 60 Y Dũng. 1987 Tân Trạch Thượng 1992 Trạch Thượng 1998 Trạch Thượng 1998 Trạch. 61 Y Tựt 62 Y Nóng 63 Y Eng 64 Y Nhẹ. 1995. 65 Y Máy. 1990. 66 Y Náy. 1995. 67 Y Do. 1993. 68 Y Máy. 1993. 69 Y Nhung. 1990. 70 Y Tang. 1998. 71 Y Ngang. 1993. 72 Y Múp. 1992. 73 Hồ Sử. 1992. 74 Y Vu. 1981. 75 Y Mầm. 1983. 75 Y Bu. 1987. 76 Y Mắc. 1990. 77 Y Pủn. 2000. 78 Y Tắc. 1993. Đinh Tân Đinh Thiên Y Beo Đinh Kháng Chiến Đinh Bu. Nam 8/2017 Nam 3/2017 Nữ 12/2016. 8,0 10,0 10,0. 65 82 83. Nam. 4/2017. 8,8. 78. Nam. 7/2015. 11,0. 87. Đinh Nhỏ. Nam. 2/2015. 10.5. 85. 5/2014. 14,4. 90. 7/2014. 16,0. 93. Đinh Quang Nam Nam Đinh Đài Nam Phong. Thượng Trạch. Đinh Hoàng Nam Liết. 7/2014. 17,0. 101. Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch. Đinh Kỹ Thuật. Nam. 8/2015. 12,3. 92. Y Bé. Nữ. 10/2015. 12,5. 90. Y Thùy Linh. Nữ. 5/2013. 15,9. 97. Y Tuất. Nữ. 4/2016. 13,0. 90. Y Bé. Nữ. 6/2016. 11,4. 85. Y Hao. Nữ. 9/2016. 11,0. 87. Y Nong. Nữ. 5/2107. 9,0. 76. Đinh Đậu. Nam. 8/2017. 8,2. 71. Đinh Minh. Nam. 6/2105. 11,5. 92. Đinh Hoàng Nam. 8/2015. 11,0. 87. Đinh Thiết. Nam 11/2013. 17,0. 99. Đinh Lễ. Nam 10/2014. 13,5. 88. Phạm Khánh Lâm. Nam 11/2017. 6,0. 64. Đinh Cu. Nam. 9/2014. 14,5. 95. Đinh Cu. Nam. 1/2016. 11.5. 85. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(91)</span> 79 Y Pơn. 1998. 80 Y Khăn. 1995. 81 Y Bu. 1988. 82 Y Hắc. 1995. 83 Y Vũ. 1981. 84 Y Đen. 1985. 84 Y Chửi. 1882. 85 Y Rô. 1989. 86 Y Móng. 1995. 87 Y Chửi. 1987. 88 Y Hằng. 1984. 89 Y Móm. 1992. 90 Y Kíp. 1992. 91 Y Thơm. 1985. 92 Y Doan. 1986. 93 Y Viên. 1996. 94 Y Hứa. 1982. 95 Y Móm. 1983. 96 Y Tơ. 1988. 97 Y Hằng. 1992. 98 Y Khơm. 1995. 99 Y Man. 1992. 100 Y Khưu. 1989. Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch. Y Loàng. Nữ. 2/2018. 5,3. 54. Y Thanh Trúc. Nữ. 12/2013. 16,0. 99. Y Liểu. Nữ. 6/2017. 8,0. 65. Y Bạch Linh. Nữ. 8/2015. 12,5. 90. Y Hảo. Nữ. 9/2016. 13,1. 92. Đinh Cu. Nam 12/2017. 6,5. 56. Đinh Cu. Nam. 2/2017. 9,8. 75. Y Dưa. Nữ. 4/2015. 12.7. 90. Y Thiên. Nữ. 9/2015. 12,5. 88. Y Duyên. Nữ. 6/2014. 17,0. 108. Đinh Cu. Nam. 1/2014. 15,4. 100. Đinh Mai Đức. Nam. 8/2013. 15,8. 99. Đinh Thông. Nam. 7/2016. 10.5. 85. Nam 12/2017. 6,5. 56. Nam. 9/2015. 13,7. 94. Đinh Huyên Nam. 2/2018. 4,5. 55. Nam 10/2014. 16,0. 93. Nam. 6/2013. 15,5. 97. Đinh Chiến. Nam. 3/2016. 12,2. 90. Đinh Thế. Nam. 4/2015. 13,5. 92. Đinh Pa. Nam. 2/1016. 11,5. 86. Đinh Già Huy. Nam 10/2014. 14,7. 95. Đinh Nhất. Nam. 8,5. 81. Đinh Thành Phong Đinh Tứ Quý Đinh Thuyên Đinh Cu May. 9/2016.
<span class='text_page_counter'>(92)</span> 101 Đinh Két. 1984. 102 Y Đuân. 1987. 103 Y Thương. 1997. 104 Y Dương. 1990. 105 Y Nuy. 1990. 106 Y Xay. 1985. 107 Y Nhạc. 1988. 108 Y Náng. 1992. 109 Y Cắt. 1991. 110 Y Khùy. 1988. 111 Y Na. 1992. 112 Y Duân. 1986. 113 Y Dặp. 1995. 114 Y Thấu. 1995. 115 Y Zét. 1985. 116 Y Yếng. 1992. 117 Y Vanh. 1984. 118 Y Khương 1986 119 Y Nôn. 1987. 120 Y Mũi. 1988. 121 Y Cả. 1990. 122 Y Đeng. 1991. 123 Y Nuy. 1992. Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch. Đinh Ngoạn Nam. 8/2016. 11,5. 80. Y Nhuân. Nữ. 8/1996. 12,0. 87. Y Thảo. Nữ. 5/2016. 12,5. 83. Y Như. Nữ. 9/2017. 7,0. 75. Y Dêm. Nữ. 8/2013. 15,0. 102. Y Đoạt. Nữ. 4/2013. 15,5. 106. Y Thái. Nữ. 7/2103. 16,0. 120. Y Mơ. Nữ. 6/2013. 13,5. 101. Y Lung. Nữ. 8/2013. 14,8. 102. Y Bảo Minh. Nữ. 3/2016. 11,0. 86. Y Thạnh. Nữ. 1/2016. 12,0. 85. Y Huyên. Nữ. 8/2015. 12,0. 90. Y Thuyết. Nữ. 2/2018. 6,8. 55. Y Bé. Nữ. 3/2018. 5.0. 52. Đinh Quách. Nam. 1/2018. 7,0. 60. Đinh Xu. Nam. 4/2013. 21,0. 100. Đinh Nhất. Nam 11/2016. 10,0. 83. Đinh Hùng. Nam. 4/2015. 16,0. 98. Hồ Văn Phúc. Nam. 6/2016. 10,0. 87. Đinh Duy. Nam. 3/2016. 8,0. 72. Y Quỳnh. Nữ. 6/2013. 12,8. 95. Y Phương. Nữ. 6/2103. 15,0. 90. Y Ngọc Huyên. Nữ. 6/2014. 11,8. 90. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(93)</span> 124 Y Zét 125. Hồ Thị Thính. 1989 1993. 126 Y Xiêng. 1988. 127 Y Chay. 1996. 128 Y Chấp. 1985. Hồ Thị Thiên. 1978. 130 Y Cun. 1990. 131 Y Rương. 1988. 132 Y Thiên. 1994. 133 Y Rắc. 1994. 134 Y Thơm. 1986. 135 Y Bắc. 1997. 136 Y Rương. 1984. 137 Y Xu Lay. 1992. 138 Y Mì. 1995. 139 Y Bu Ly. 1991. 140 Y In. 1992. 141 Y Sét. 1978. 142 Y Tít. 1987. 143 Y Dìn. 1992. 144 Y Bẩm. 1991. 145 Y Tên. 1991. 146 Y Chủi B. 1983. 129. Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch. Quách Thảo My Quách Hà Ân Y Khách Chi. Nữ. 4/2014. 17,0. 90. Nữ. 3/2014. 14,0. 91. Nữ. 11/2013. 16,0. 96. Y Ngọc Yến. Nữ. 3/2016. 10,0. 80. Y Uyên. Nữ. 5/2016. 14,0. 80. Quách Thị Kim Ánh. Nữ. 10/2017. 7,5. 60. Đinh Bẹp. Nam. 5/2016. 14,0. 80. Đinh Minh. Nam. 1/2018. 6,0. 54. Đinh Cúp. Nam 10/2015. 12,0. 98. 5/2013. 12,5. 105. Đinh Mét Xi Nam Y Nhi. Nữ. 5/2014. 15,0. 108. Y Kim Loan. Nữ. 11/2015. 12,0. 88. Y Nguyệt. Nữ. 5/2013. 15,4. 105. Đinh Phi Pa. Nam. 8/2013. 14,0. 102. Đinh Lơi. Nam. 1/2018. 7,5. 56. Đinh Liên. Nam. 4/2017. 8,0. 75. Đinh Cu. Nam 12/2016. 13,5. 80. Đinh Nam. Nam. 4/2016. 12,5. 85. Đinh Gần. Nam. 1/ 2018. 7,2. 56. Đinh Cu. Nam. 7/2016. 13.1. 95. Đinh Trường. Nam. 4/2013. 25,0. 110. Đinh Cu. Nam. 1/2015. 20,0. 85. Đinh Cu. Nam. 11/2017. 8,0. 72.
<span class='text_page_counter'>(94)</span> 147 Y Đuôn. 1981. 148 Y Ơn. 1989. 149 Y Thửi. 1988. 150 Y Miêng. 1988. 151 Y Tôn. 1993. 152 Y Nghét. 1992. 153 Y Thửi. 1988. Hờ Thị Hiền. 1997. 154. 155 Y Lương. 1991. 156 Y Nghét. 1988. 157 Y Diêm. 1987. 158 Y Na. 1982. 159 Đinh Củi. 1984. 160 Y PHơ. 1991. 161 Y Tử. 1998. 162 Y Thoan. 1990. 163 Y Nút. 1988. 164 Y Khư. 1997. 165 Y Tiên. 1991. 166 Y Liếng. 1984. 167 Y Noi. 1990. 168 Y Vẹt. 1998. 169 Y Bấm. 1985. Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch. Đinh Cu Hảo. Nam. 4/2013. 25,0. 100. Y Thúy. Nữ. 5/2013. 30,0. 110. Y Lê. Nữ. 8/2014. 20.0. 95. Y Hà. Nữ. 1/2018. 5,6. 54. Y Khuyên. Nữ. 3/2018. 5,5. 56. Y Lự. Nữ. 3/2016. 16,0. 100. Y Hạnh. Nữ. 11/2016. 10,0. 84. Y Bé. Nữ. 12/2014. 11,5. 85. Y Bé. Nữ. 9/2016. 11,0. 80. Y Tuyên. Nữ. 2/2015. 13,0. 85. Đinh Hưởng. Nam. 7/2015. 12,0. 80. Đinh Quang. Nam. 8/2016. 13,0. 90. Đinh Biến. Nam. 4/2013. 13,0. 90. Đinh Bảo Ninh. Nam. 10/2013. 17,0. 100. Đinh Tình. Nam. 2/2018. 7,0. 60. Y Nhanh. Nữ. 12/2014. 12,5. 85. Y Bé. Nữ. 3/2018. 5,3. 56. Y Bé. Nữ. 4/2017. 9.0. 80. Y Bé. Nữ. 4/2017. 8,0. 78. Y Bé. Nữ. 10/2017. 7,0. 60. Y Bé. Nữ. 9/2016. 10,0. 80. Đinh Khanh. Nam. 9/2016. 11,5. 76. Đinh Lâm. Nam. 6/2016. 9,5. 80. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(95)</span> 170 Y Tý. 1991. 171 Y Sét. 1990. 172 Y Thiên. 1982. 173 Y Khay. 1986. 174 Y Tới. 1988. 175 Y Tủi. 1989. 176 Y Cội. 1988. 177 Y Vẹt. 1985. 178 Y Bẩm. 1985. 179 Y Quyết. 1982. 180 Y Quý. 1992. 181 Y Niêng. 1995. 182 Y Vũ. 1984. 183 Y Bốn. 1983. 184 Y Ham. 1994. 185 Y Ran. 1989. 186 Y Cướp. 1985. 187 Y Mon. 1985. 188 Y Thó. 1986. Hồ Thị Thanh. 1993. 190 Y Nga. 1996. 191 Y Vật. 1983. 192 Y Vừ. 1998. 189. Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch. Đinh Khương Nam. 10/2017. 7,0. 60. Đinh Nam. 12/2017. 7,0. 60. Nam. Nam. Nam. 12/2017. 8.0. 60. Nam. Nam. 11/2013. 18,5. 100. Nam. Nam. 11/2013. 14,5. 90. Nữ. Nữ. 3/2016. 11,0. 85. Nữ. Nữ. 2/2015. 13,0. 90. Nữ. Nữ. 2/2015. 12,5. 89. Nữ. Nữ. 2/2015. 11,9. 90. Nam. Nam. 6/2016. 11,0. 78. Nam. Nam. 1/2015. 12,5. 88. Nam. Nam. 6/2015. 14,5. 90. Nam. Nam. 1/2018. 6,0. 54. Nam. Nam. 3/2017. 9,5. 68. Nam. Nam. 12/2017. 12,0. 80. Nam. Nam. 7/2014. 15,0. 100. Nam. Nam. 5/2014. 16,0. 98. Nam. Nam. 8/2104. 16,5. 98. Nam. Nam. 11/2017. 6,5. 56. Nam. Nam. 6/2015. 12,5. 87. Nam. Nam. 6/2016. 16,0. 85. Nam. Nam. 2/2015. 11,5. 89. Nam. Nam. 6/2015. 12,5. 90.
<span class='text_page_counter'>(96)</span> 193. 1982. 194 Y Lan. 1995. 195 Y Vật. 1990. 196 Y Buy. 1998. 197 Y Ương. 1986. 198. Nguyễn Y Nương. Nam. Nam. 3/2018. 4,6. 51. Nữ. Nữ. 3/2018. 4,0. 51. Nữ. Nữ. 3/2018. 3,6. 49. Nữ. Nữ. 3/2018. 4,5. 52. Nữ. Nữ. 2/2018. 4,3. 50. Nữ. Nữ. 1/2016. 11,5. 95. Nữ. Nữ. 1/2018. 4,5. 50. Nữ. Nữ. 1/2018. 4,9. 52. Nữ. Nữ. 12/2107. 6,5. 57. Nữ. Nữ. 11/2017. 7,0. 65. Nữ. Nữ. 1/2018. 5,0. 54. Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nữ. Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nữ. 2/2018 12/2017 1/2018 2/2018 11/2017 2/2018 3/2018 5/2017 3/2017 10/2017 4/2017 5/2017 1/2017 1/2017 11/2017 2/2017 2/2017 3/2017 3/2017 6/2017 8/2016. 5,0 5,6 4,7 5,6 7,0 5,8 4,0 9,5 8,2 11,0 9,0 9,2 8,1 8,5 7,0 9,0 9,7 10,0 10,0 15,2 14,0. 54 57 52 56 60 55 51 72 72 80 75 73 73 75 70 80 72 77 75 80 82. 1990 Sơn Trạch. Nữ. Nữ. 7/2016. 15,0. 8,0. 1996 Sơn Trạch. Nữ. Nữ. 8/2016. 14,5. 81. 1991. 199 Y Tên. 1988. 200 Y Khịt. 1989. 201 Y Ham. 1978. 202 Y Súy. 1980. 203 Y Song. 1987. 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224. 1988 1988 1981 1987 1983 1987 1984 1996 1997 1996 1998 1990 1989 1993 1994 1981 1990 1987 1984 1985 1998. Y Lan Y Su Rin Y Mó Y Cướp Y Khôp Y Khịt Y Quyết Y Minh Y Rai Y Bốn Y Loan Y Thái Đinh Mỳ Y chán Y Duân Y Tha Y Zét Y Sưng Y Liên Y Thức Y Ngọ Cao Thị 225 Núi 226 Y Tím. Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Thượng Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(97)</span> 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245 246 247 248 249 250 251 252 253 254 255 256 257 258 259 260 261 262 263 264 265 266 267 268 269 270 271 272. Y Man Y Vu Y Chun Y Vu Y Mun YU Y Vun Y Buốt Hồ Thị Nua Đinh Thương Y Lân Y Đạt Y Diêm YU Y Vun Y Thun Y Lương Y Ngoan Y Pụt Y Thiệt Y Hiền Y Hội Y Quạt Y Mảy Y Phe Y Bia Y Mô Y Nát Y Tôn Y Biên Y Ngoan Y Noại Y Túy Y Máy Y Hoạt Y Khét Y Năm Y Bỉn Y Dì Y Thớ Y Tuất Y Ết Y Muy Y Khuôn Y Nhưn Y Dụy. 1991 1984 1981 1992 1981 1994 1978 1985 1988. Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch. 1986 Sơn Trạch 1990 1984 1992 1989 1992 1988 1994 1987 1994 1985 1993 1994 1988 1992 1978 1986 1980 1994 1991 1997 1965 1995 1982 1987 1987 1989 1978 1995 1984 1989 1987 1986 1988 1989 1986 1983. Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch. Nữ Nam Nam Nam Nam Nữ Nữ Nữ Nữ. Nữ Nam Nam Nam Nam Nữ Nữ Nữ Nữ. 11/2016 9/2016 12/2106 4/2016 11/2016 10/2016 1/2017 1/2017 7/2016. 13,0 14,0 15,0 14,2 15.0 13,3 8,5 9,0 13,0. 79 83 81 80 78 80 75 75 79. Nữ. Nữ. 2/2108. 4,2. 50. Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam. Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam. 2/2018 12/2107 3/2018 12/2107 3/2018 3/2018 6/2015 7/2105 12/2015 11/2014 4/2015 5/2013 8/2105 6/2015 1/2016 4/2016 3/2016 2/2016 12/2016 3/2016 6/2013 7/2015 12/2013 11/2014 1/2014 9/2015 9/2013 8/2016 1/2017 4/2014 3/2014 12/2017 4/2014 2103 6/2014 8/2015. 5,0 5,8 3,8 5,8 4,0 4,5 11,5 10,5 14,5 14,0 13,4 13,6 15,0 13,2 13,5 11,4 9,5 12,0 11,6 11,5 14,5 12,0 15,0 16,0 17,0 13,0 16,0 12,0 10,5 18,0 17,5 6,0 16,0 14,5 14,6 14,5. 51 56 50 55 52 53 75 75 78 80 82 87 90 85 89 87 82 89 87 85 98 86 97 103 100 90 104 84 75 90 96 58 100 90 90 91.
<span class='text_page_counter'>(98)</span> 273 274 275 276 277 278 279 280 281 282 283 284 285 286 287 288 289 290 291 292 293 294 295 296 297 298 299 300 301 302 303 304 305 306 307 308 309 310 311 312 313 314 315 316 317. Y Vi Y Mương Y Mi Y Thét Y Xu Ni Y Thờ Y Uên Y Dụy Y Khùy Y Na Y Duân Y Dặp Y Tuất Y Vang Y Móm Y Đan Y Giảng Y Vụng Y Móm Y Búp Y Khuyên Y Thiên Y Khay Y Tới Y Cội Y Quyết Y Quý Y Niêng Y Vũ Y Ham Y Cướp Y Mon Y Thó Y Nga Y Lan Y Ương Nguyễn Y Nương Y Tên Y Súy Y Song Y Mó Y Cướp Y Khôp Y Quyết Y Minh. 1987 1983 1989 1987 1983 1995 1998 1979 1993 1987 1996 1989 1986 1994 1989 1991 1996 1990 1991 1985 1991 1995 1986 1985 1998 1993 1990 1981 1995 1982 1989 1991 1996 1998 1985 1992. Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch. Nam Nam Nam Nam Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nam Nam Nam Nữ Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nữ. Nam Nam Nam Nam Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nam Nam Nam Nữ Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nữ. 3/2016 1/2016 3/2018 3/2018 4/2108 12/2017 4/2018 2/2018 12/2017 2/2018 3/2018 3/2018 2/2016 2/2018 1/2018 12/2017 3/2018 2/2018 1/2018 2/2018 1/2018 2/2108 3/2018 1/2018 1/2018 1/2018 9/2016 4/2016 10/2016 6/2017 2/2017 4/2017 5/2017 10/2016 4/2017 5/2016. 10,0 15,0 3,5 6,3 5,4 6,8 4,7 5,5 6,8 5,8 58 4,0 9,0 6,7 6,8 7,2 5,1 6,5 6,3 5,8 6,5 6,7 5,6 6,3 6,5 6,8 11,8 11,0 11,5 9,5 10,0 9,0 15,3 14,0 9,0 11,0. 83 91 49 52 56 65 56 59 65 61 53 55 81 62 56 60 57 61 59 58 59 60 60 56 57 57 80 79 100 75 79 76 91 82 76 80. 1998 Sơn Trạch. Nữ. Nữ. 4/2017. 9,5. 76. Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch. Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ. Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ. 11/2017 8/2017 10/2017 11/2017 9/2016 9/2017 9/2016 6/2016. 6,5 8,0 9,0 7,0 11,0 8,5 10,0 12,5. 60 72 70 65 89 75 79 80. 1997 1991 1988 1984 1992 1991 1987 1997. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(99)</span> 318 319 320 321 322 323 324 325 326 327 328 329 330 331 332 333 334 335 336 337 338 339 340 341 342 343 344 345 346 347 348 349 350 351 352 353 354 355 356 357 358 359 360 361. Y Rai Y Loan Y Tha Y Zét Y Sưng Y Liên Cao Thị Núi Y Man Y Chun Y Mun Y Buốt Hồ Thị Nua Y Quyết Y Quý Y Niêng Y Vũ Y Ham Y Cướp Y Mon Y Thó Y Nga Y Lan Y Ương Nguyễn Y Nương Y Tên Y Súy Y Song Y Mó Y Cướp Y Khôp Y Quyết Y Minh Y Rai Y Loan Y Tha Y Zét Y Sưng Y Liên Cao Thị Núi Y Man Y Chun Y Mun Y Buốt Hồ Thị Nua. 1978 1990 1993 1992 1996 1999. Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch. 1991 Sơn Trạch 1982 1986 1994 1991 1992 1996 1994 1994 1993 1982 1990 1984 1983 1992 1989 1988. Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch. 1989 Sơn Trạch 1983 1991 1993 1993 1991 1987 1990 1992 1988 1991 1982 1987 1989 1994. Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch. 1984 Sơn Trạch 1991 1980 1990 1994 1980. Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch. Nữ Nữ Nam Nam Nam Nam. Nữ Nữ Nam Nam Nam Nam. 11/2017 11/2017 4/2017 3/2017 3/2017 11/2017. 8,5 7,0 9,8 9,7 10,0 8,7. 69 65 71 77 78 70. Nữ. Nữ. 2/2015. 14,5. 100. Nữ Nam Nam Nữ Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nữ. Nữ Nam Nam Nữ Nữ Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nữ. 7/2014 7/2015 1/2015 3/2015 8/2015 3/2016 11/2015 1/2016 10/2017 8/2016 5/2015 10/2014 12/2013 4/2014 11/2014 8/2013. 13.8 12,0 14,0 13,5 14,0 11,8 9,7 10,3 6,5 10,0 11,3 15,6 13,5 14,5 13,0 14,5. 90 95 98 98 97 78 84 83 62 88 90 98 100 90 90 100. Nữ. Nữ. 10/2017. 6,8. 60. Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nam Nam Nam. Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Nam Nam Nam Nam. 3/2014 12/2016 6/2013 4/2014 10/2014 7/2014 11/14 11/2013 8/2015 4/2016 1/2016 4/2014 10/2014 7/2017. 15,0 11,0 14,7 15,0 15,0 15,5 15,0 16,0 15,7 11,5 10,5 16,0 14,5 7,0. 96 85 100 105 106 102 98 110 100 79 90 96 92 64. Nữ. Nữ. 1/2015. 13,0. 97. Nữ Nam Nam Nữ Nữ. Nữ Nam Nam Nữ Nữ. 1.2015 11/2013 10/2013 11/2015 12/2013. 14,0 14,0 15,0 12,5 14,0. 100 95 99 87 101.
<span class='text_page_counter'>(100)</span> Y Quyết Y Quý Y Niêng Y Vũ Y Ham Y Cướp Y Mon Y Thó Y Nga Y Lan Y Ương Nguyễn Y 373 Nương 374 Y Tên 375 Y Súy 362 363 364 365 366 367 368 369 370 371 372. 1981 1984 1994 1991 1987 1990 1994 1990 1996 1998 1992. Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch Sơn Trạch. Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nữ. Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nữ. 1/2014 8/2014 2/2014 2/2014 9/2014 10/2013 7/2013 10/2013 7/2014 6/2014 10/2013. 14,5 15,0 14,0 13,5 15,0 15,2 15,0 15,4 14,3 14,0 15,8. 105 99 98 90 96 98 105 98 97 101 112. 1983 Sơn Trạch. Nữ. Nữ. 3/2014. 14,2. 96. 1995 Sơn Trạch 2000 Sơn Trạch. Nữ Nữ. Nữ Nữ. 8/2013 4/2016. 15,0 10,5. 105 80. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(101)</span>