Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

đề cương ôn tập học kì 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.03 KB, 11 trang )

Họ và tên: Phạm Hoàng Phương Anh
Lớp: 7B Trường THCS Thăng Long
SƯU TẦM NHỮNG MẨU CHUYỆN VÀ BÀI HÁT
VỀ BÁC HỒ VỚI THIẾU NHI
Tấm lòng chân thành từ những món quà nhỏ
Lúc nào Bác cũng sống giản dị, chắt chiu từng đồng của nhân dân, của đất
nước. Ngoài vài lần dẫn đầu các đoàn đại biểu đi thăm chính thức nước ngoài, còn
hầu hết các chuyến thăm và làm việc khác của Người, không bao giờ Bác dùng
chuyên cơ.
Bác chỉ đi máy bay dân hàng. Đi theo người cũng chỉ có vài ba người, anh Vũ
Kỳ là thư ký của Bác kiêm luôn cần vụ. Trong va li của Bác chỉ có độc một bộ quần
áo dạ, còn hàng ngày Bác vẫn mặc quần áo ka ki bạc mầu như chúng ta thường thấy.
Thường thường, trong mỗi chuyến thăm, Bác chuẩn bị quà biếu lãnh đạo nước bạn là
hoa quả trồng trong vườn Bác như cam, nhãn, bưởi.
Tôi nhớ có lần trước khi rời nhà khách của bạn, Bác bảo tôi biếu các cô phục vụ
những hộp thuốc lá Bác đã hút hết bằng bìa cứng rất đẹp để các cô đựng kim chỉ.
Tôi buột miệng thưa với Bác, ở nước bạn thiếu gì hộp kim chỉ, Bác ôn tồn rằng, Bác
cũng biết vậy nhưng đây là tấm lòng của Bác, giá trị của những hộp thuốc lá là ở chỗ
đó. Điều đặc biệt trong những chuyến làm việc tại nước ngoài là quà của các địa
phương nước sở tại biếu Bác nhưng khi rời sân bay biên giới, Bác nhờ chuyển lại cho
lãnh đạo nước bạn chứ không mang về. Bác thường bao giờ cũng nghĩ tới người khác
trước mà ít khi lo cho mình. Khi ở nhà khách chúng tôi cứ thấy Bác tự giặt quần áo
lót, khăn mùi xoa. Anh em đi cùng xin với Bác để họ giặt hoặc gửi lại phục vụ nhà
khách nhưng Bác không chịu. Có một chuyện in dấu ấn trong tôi tới tận bây giờ. Ở
nhà khách của bạn, tới bữa ăn họ bày la liệt đồ ăn, thức uống trên bàn. Vốn còn trẻ,
ăn khỏe, tôi gắp hết món này đến món kia để ăn. Bác liền khẽ nhắc: “Cháu ăn món
nào thì ăn hết món ấy, đừng để thừa cho người khác”. Từ đó tôi cứ chọn những món
mình ưa thích, ăn hết rồi mới chuyển sang món khác. Trong những bữa tiệc đứng,
không bao giờ Bác để cho nhân viên nhà khách phục vụ đồ nóng mà yêu cầu để trên
mặt bàn, ai ăn tự ra lấy và khi ăn xong tự mang bát đĩa xuống bếp. Cách hành xử của
Bác rất tự nhiên, thấy vậy, ngay các nhà lãnh đạo cấp cao của nước bạn cũng vui vẻ


làm theo.
NHỮNG MẪU CHUYỆN BÁC HỒ VỚI THIẾU NHI
1. Đến thăm trường thiếu nhi miền Nam
Nghe tin Bác đến thăm trường thiếu nhi miền Nam, các cô chú phụ trách
trường tíu tít chuẩn bị, trang hoàng hội trường đón Bác. Khi Bác đến, tất cả mọi
người ùa ra đón Bác và đưa Bác đến hội trường đã được chuẩn bị cờ, hoa lộng lẫy.
Nhưng Bác đề nghị dẫn Bác đến nhà bếp và phòng ngủ xem các cháu có được ăn no,
ngủ ấm và chăm sóc chu đáo không. Sau đó Bác lấy ra một gói kẹo lớn chia đều cho
các cháu. Đang nhìn các cháu ăn kẹo, Bác chợt nhận ra có 1 cháu đang đứng ở góc
phòng, nét mặt buồn xo. Bác gọi lại hỏi:
-Cháu tên là gì? Vì sao lại đứng ở đây?
- Cháu tên là Tộ. Vì cháu phạm lỗi, tay bẩn không rửa nên các cô chú phạt,
không cho nhận kẹo của Bác.
Bác cười bảo bạn Tộ đi rửa tay rồi chia kẹo cho Tộ, sau đó Bác dạy:
- Từ nay, cháu phải luôn giữ gìn đôi tay cho sạch nhé. Bàn tay con người rất
đáng quý.
Bạn Tộ rất cảm động trước sự chăm sóc ân cần của Bác. Từ đấy, bạn luôn giữ
đôi tay sạch sẽ và rửa tay sạch trước khi ăn.
2. Thiếu nhi Tiệp Khắc với Bác Hồ
Trong một lần đến thăm nước Tiệp Khắc, Bác Hồ được tiếp một đoàn thiếu
nhi Tiệp Khắc đến thăm Bác. Cháu nào cũng muốn đứng cạnh Bác nên đã chen chúc,
tranh giành nhau rất dữ. Để ổn định trật tự, Bác đã nẩy ra sáng kiến hỏi các cháu:
-Các cháu thấy Bác gầy hay mập? Các cháu trả lời:
-Bác gầy lắm ạ. Bác lại hỏi:
-Vậy các cháu có muốn Bác gầy không? Các cháu đồng thanh trả lời:
-Không ạ Bác nói tiếp:
- Vậy các cháu đừng chen nhau hôn Bác nữa. Hãy cử 1 đại biểu đến hôn Bác
thôi.
Sau câu nói của Bác, tất cả đều trật tự và cử bạn đội trưởng thay mặt tất cả
đến hôn Bác. Bác ôm hôn bạn đội trưởng và cảm ơn các bạn thiếu nhi Tiệp Khắc.

Còn các chú bảo vệ thì lại cảm ơn Bác vì Bác đã có sáng kiến duy trì được trật tự mà
vẫn giữ được tình cảm yêu quý của thiếu nhi Tiệp Khắc với Bác Hồ.
3. Bể cá vàng dành cho các cháu.
Các bạn đều biết ngôi nhà sàn của Bác ở Phủ Chủ tịch rất đơn sơ nhưng khi
thiết kế, Bác đã đề nghị các đồng chí xây cho Bác một hàng ghế ximăng bao quanh
để các cháu thiếu nhi đến thăm Bác có chỗ ngồi. Thấy các cháu co chỗ ngồi nhưng lại
không có gì để chơi, Bác lại đề nghị kiếm 1 bể cá để nuôi cá vàng cho các cháu đến
thăm Bác có cá để xem. Thấy các cháu xúm xít xem cá trong bể, Bác rất vui. Hàng
ngày, sau giờ làm việc, Bác thường cho cá vàng ăn. Bác để dành những mẩu bánh mì
ăn sáng làm thức ăn nuôi cá. Được Bác chăm sóc, mấy con cá vàng trong bể ngày
2
một lớn và phát triển thành cả một đàn cá. Mùa đông trời lạnh, Bác nhờ mấy chú làm
một chiếc nắp đậy bể để bảo đảm độ ấm cho cá. Mỗi lần đến thăm nhà sàn của Bác,
khách thường thích thú ngắm bể cá, nhất là khách thiếu nhi.
4. Hãy để các cháu được làm chủ
Trong năm 1961, có 1 sự kiện đáng nhớ của các cháu thiếu nhi. Bác Hồ cho
2000 cháu lần lượt đến vui chơi trong Phủ Chủ tịch. Bác dành phòng khách long
trọng nhất trong Phủ Chủ tịch làm nơi cho các cháu triển lãm tranh ảnh của mình.
Bác cho trang trí vườn hoa và mắc âm thanh tốt nhất cho các cháu ca hát, liên hoan
văn nghệ. Các cháu đến Phủ Chủ tịch rất thích, được ca hát nhảy múa, nằm lăn ra bãi
cỏ xanh mượt mát rượi.
5. Bác Hồ rất thương trẻ con
Có lần đang ngủ đến gần sáng, lạnh quá Bác thức dậy. Gió vun vút đập vào
cửa kính. Chợt Bác nghe thấy có tiếng trẻ em rao hàng dưới đường, Bác mở cửa ngó
xuống nhìn em bé, nhìn mãi cho đến khi em bé đi khuất mới từ từ khép của lại.
Một lần khác, Bác cùng xem phim với cán bộ đồng bào sau Đại hội Chiến sĩ thi đua
năm 1952. Buổi chiếu phim tan, mọi người lục đục kéo nhau đứng dậy ra về, Bác vội
đứng lên đưa tay ra lệnh trật tự và nói to:
-Xin hãy để các cháu bé ra trước kẻo lộn xộn các cháu sẽ lạc đấy.
Thế là những người lớn lại ngồi xuống chờ các cháu nhỏ ra hết mới đứng lên về.

Có lần Bác bảo đồng chí phục vụ Bác mang cháu nhỏ 5 tuổi đến chơi với Bác. Đồng
chí phục vụ dẫn con đến, lúc ấy Bác bận nên đã bảo đồng chí cho cháu ngồi chơi ăn
kẹo. Khi Bác trở vào vẫn thấy 2 cha con ngồi chờ và không dám lấy kẹo ăn. Bác tỏ
vẻ không bằng lòng, phê bình đồng chí:
- Ở nhà, cháu là con của cô chú, nhưng đến đây, cháu là khách của Bác. Chú
phải có nhiệm vụ giúp Bác đãi khách chứ, ai lại để cháu bé ngồi chơi suông hay sao?
6. Quả táo Bác Hồ
Năm 1946, Bác sang Pháp để đàm phán với Chính phủ Pháp về những vấn đề
có liên quan đến vận mệnh đất nước. Thị trưởnh thành phố Pari mở tiệc long trọng
thiết đãi Bác Hồ. Khi ra về, Người lấy trên bàn một quả táo bỏ vào túi. Mọi người
ngạc nhiên, tò mò trước cử chỉ ấy của Bác.
Ra đến cửa, Bác nhìn thấy rất đông bà con Việt Kiều và người Pháp đứng đón
mừng Bác. Trông thấy một bà mẹ bế trên tay một cháu bé, Bác tiến lại gần, giơ tay bế
cháu bé. Lúc ấy, Bác rút trong túi ra quả táo đưa cho cháu bé. Mẹ cháu bé và những
người cùng đi rất cảm động trước tấm lòng yêu trẻ của Bác Hồ.
Bác Hồ với tấm lòng yêu thương thiếu nhi
3
(ĐCSVN)- Chúng ta đều biết rằng: Sinh thời Bác Hồ rất yêu thương trẻ em. Bác từng
nói: Tất cả trẻ em Việt Nam đều là con của tôi. Dù luôn bận bịu với những công việc
quốc gia đại sự, nhưng Bác Hồ vẫn dành nhiều thời gian để yêu thương và chăm sóc
cho các thế hệ mặng non của đất nước, bởi theo Bác, chính thế hệ măng non sẽ là
những chủ nhân của đất nước sau này, như Bác từng nói: “Một năm khởi đầu bằng
mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ”...
Ngay từ những ngày tháng hoạt động cách mạng tiền khởi nghĩa gian khổ nhất, Bác
Hồ cũng đã có nhiều bài thơ viết về lòng yêu thương trẻ em Việt Nam. Vô cùng
thương xót trước những hoàn cảnh đói rét, khổ cực của trẻ em nước nhà, trong bối
cảnh nước mất nhà tan, phải chịu sự áp bức, bóc lột của bè lũ đế quốc, thực dân, Bác
từng ao ước:
Bao giờ đánh đuổi Nhật Tây
Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng.

Và rồi cái ngày mong đợi đó cũng đã đến. Cách mạng mùa thu tháng Tám năm 1945
đã đánh đổ sự áp bức, bóc lột của bè lũ phong kiến, thực dân. Đất nước ta đã được
độc lập. Mùa thu năm đó, trong bức thư gửi trẻ em Việt Nam nhân ngày tết trung thu
độc lập đầu tiên của đất nước. Bác chúc trẻ em cả nước ăn một cái tết trung thu độc
lập đầu tiên thật vui vẻ, phấn khởi. Phần tiếp theo của bức thư thật cảm động, khi Bác
nói nên nỗi lòng của mình đối với thiếu nhi, bằng lời lẽ rất giản dị “Các em vui cười
hớn hở. Già Hồ cũng vui cười hớn hở với các em. Vậy đố các em biết vì sao? bởi vì
Già Hồ rất yêu mến các em”.
Trong báo “Cứu quốc” số 49 (ngày 22-9-1945) Bác gửi gắm muôn vàn tình yêu
thương đối với thiếu nhi trong bài viết: “trẻ em Việt Nam sung sướng. Việt Nam độc
lập muôn năm”. Tiếp theo đó, ngày 1-10-1945, tờ báo “Thiếu sinh” - tờ báo đầu tiên
viết về chủ đề trẻ em ra số đầu tiên theo sự chỉ đạo của Bác, Bác nhắn nhủ: “Báo trẻ
em đã ra đời. Báo này là của trẻ em, vậy các em nên giúp báo phát triển, các em gửi
tin tức, tranh vẽ và bài viết cho báo. Người lớn thì nên đọc cho trẻ em chưa biết chữ
nghe. Tất cả mọi người nên làm cho tờ báo ngày càng phát triển hơn”.
Luôn cánh cánh bên lòng tình thương yêu vô cùng to lớn đối với thế hệ trẻ, Bác ân
cần dặn dò từng li từng tí: “Các em phải ngoan, ở nhà phải vâng lời bố mẹ, đi học
phải siêng năng. đối với bạn bầu phải yêu mến”. Với việc động viên, nhắc nhở thế hệ
trẻ cố gắng vươn lên trong cuộc sống mới, cuộc sống của người dân độc lập, tự do,
Bác viết: “Thanh, thiếu nhi cần thực hành đời sống mới. Phải cương quyết, không sợ
khó, không sợ khổ, phải siêng học, siêng làm”.
Luôn theo sát từng bước trưởng thành, chú ý đến vai trò của thiếu nhi, Bác phát biểu
trước Hội nghị Văn hoá toàn quốc tại Hà Nội ngày 24-11-1946: “Hãy chú ý đặc biệt
đến thiếu nhi, thiếu niên nhi đồng Việt Nam đã tiến bộ rất nhiều về văn hoá, cứ xem
mỗi khi có công việc thích hợp để làm, các em đã làm rất tài tình” Bác lấy luôn ví dụ:
“Như khi cần tuyên truyền về đời sống mới, cần chống nạn mù chữ, các em đã có
những vở diễn ngắn, vui mà khéo biết bao”.
Trong kháng chiến chống Thực dân Pháp, Bác thường theo dõi sát sao, viết thư khen
ngợi, động viên những tấm gương người tốt việc tốt, gương chiến đấu dũng cảm của
thiếu nhi trong kháng chiến. Bác viết thư khen ngợi cháu gái Nguyễn Thị Lương, xã

4
Minh Quang, huyện Bất Bạt, tỉnh Hà Tây, bởi vì: “Cháu đã chịu khó đi mót lúa, bán
lấy tiền giúp bộ đội, thế là yêu nước” (Báo Cứu quốc số 1892, ngày 27-8-1951). Bác
viết thơ khen ngợi và động viên các cháu thiếu nhi, làm liên lạc trong chiến khu II, đã
có công trong chiến đấu. Trường hợp cháu Phạm Đỗ Hải, Bác viết thành một bài thơ:
“Bác được tin rằng, Cháu làm liên lạc, Bị giặc bắt được, Lại trốn thoát ngay, Mang
hai lính Tây, Theo về bộ đội. Thế là cháu giỏi, Biết cách tuyên truyền, Bác gửi thư
khen, Khuyên cháu gắng sức”. Đối với trường hợp cháu thứ hai là Lê Văn Thức, Bác
cũng viết thành một bài thơ khen ngợi tấm gương dũng cảm của Thức, với những câu
thơ sau: “Cháu có can đảm, Giơ súng doạ Tây, Bắt nó hàng ngày, Lấy được súng
nó...”.
Giữa lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang hồi ác liệt nhất, bác vẫn nhớ
thương canh cánh bên lòng các cháu thiếu nhi. Mỗi khi trung thu tới, bác vẫn dành
cho các cháu những lời lẽ yêu thương nhất. Tết Trung Thu năm 1951, Bác viết gửi
các cháu một bài thơ với những lời lẽ thật cảm dộng: “Trung thu trăng sáng như
gương, Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng, Sau đây Bác viết mấy dòng, Gửi
cho các cháu tỏ lòng nhớ thương”
Tết trung thu năm 1952 tiếp theo, Bác Hồ lại viết thư gửi tới tất cả các cháu thiếu nhi
trong và ngoài nước. Cuối thư Bác làm thơ, một bài thơ mà tất cả chúng ta đều không
thể nào quên: “Ai yêu các nhi đồng, Bằng Bác Hồ Chí Minh, Tính các cháu ngoan
ngoãn, Mặt các cháu xinh xinh. Mong các cháu cố gắng, Thi đua học và hành, Tuổi
nhỏ làm việc nhỏ, Tuỳ theo sức của mình, Các cháu hãy xứng đáng, Cháu Bác Hồ
Chí Minh”.
Tết trung thu năm 1953, vui sướng về những chiến thắng vang dội của quân dân cả
nước trong sự nghiệp kháng chiến của dân tộc, trong đó có sự đóng góp rất tích cực
của trẻ em, bác lại làm thơ: “Chín tết trung thu, Tám năm kháng chiến, Các cháu
khôn lớn, Bác rất vui lòng, Thu này Bác gửi thư chung, Bác hôn các cháu khắp vùng
gần xa, Thu này hơn những thu qua, Kháng chiến thắng lợi gấp ba bốn lần”...Và Bác
kết luận: “Các cháu vui thay, Bác cũng vui thay, Thu sau so với thu này vui hơn”.
Chiến thắng Điện Biên Phủ mở ra cho dân tộc Việt Nam một trang sử mới. Nhưng

đất nước vẫn bị chia cắt hai miền. Nỗi thương nhớ các cháu thiếu nhi miền Nam càng
cồn cào trong tấm lòng của Bác Hồ. Bác ao ước:
“Đến ngày Nam bắc một nhà
Các cháu xúm xít thì ta vui lòng.”
“Bắc Nam sẽ xum họp một nhà
Bác cháu ta gặp mặt, trẻ già vui chung
Nhớ thương các cháu vô cùng
Mong sao mỗi cháu là một anh hùng thiếu nhi”
(Gửi các cháu miền Nam, 1965)
Tấm lòng của Bác Hồ đối với thiếu nhi Việt Nam ví như trời biển. Nỗi thương nhớ
của Bác đối với các cháu không bao giờ vơi cạn. Cho đến ngày Bác phải đi xa, trong
di chúc của mình, Bác còn gửi gắm: Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu
cho các cháu thiếu niên và nhi đồng...”
Nhớ ơn Bác, toàn thể thiếu nhi Việt Nam nguyện cố gắng học tập, tu dưỡng và rèn
5

×