Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Lý luận chung về phương thức thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.51 KB, 28 trang )

Lý luận chung về phơng thức thanh toán quốc tế theo
phơng thức TDCT
1.1.Tổng quan về thanh toán quốc tế
1.1.1.Cơ sở hình thành hoạt đông thanh toán quốc tế.
Thật hiếm khi một quốc gia lại tự sản xuất mọi thứ mình cần, điều kiện tự
nhiên, địa lý, trình độ phát triển và các yếu tố khác của mỗi nớc xác định phạm vi
và năng lực sản xuất của nớc đó. Điều này nói lên rằng, các quốc gia luôn phụ
thuộc lẫn nhau về rất nhiều loại hàng hoá cần thiết cho sản xuất và tiêu dùng.
Kết quả là, một nớc sẽ nhập khẩu những hàng hoá với giá rẻ, đồng thời xuất
khẩu những hàng hoá có u thế về năng suất lao động, nhằm tận dụng những lợi
thế so sánh trong ngoại thơng. Sự di chuyển hàng hoá giữa các nớc tạo nên hoạt
động xuất nhập khẩu của một quốc gia, từ đó hình thành nên chuyên ngành: Quan
hệ kinh tế quốc tê và Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại th ơng .
Hàng hoá xuất nhập khẩu đợc chuyên chở từ nớc này sang nớc khác bằng các
phơng thức vận tải khác nhau, từ đó hình thành nên chuyên ngành:Vận tải hàng
hoá trong ngoại thơng .
Việc chuyên chở hàng hoá từ nớc này sang nớc khác có thể gặp rủi ro bất trắc
trong quá trình chuyên chở, do đó có thể đảm bảo an toàn và tạo sự ổn định trong
kinh doanh cho các nhà xuất nhập khẩu, thì hàng hoá xuất nhập khẩu phải đợc
bảo hiểm, từ đó hình thành nên chuyên ngành: Bảo hiểm hàng hoá trong ngoại
thơng .
Thông thờng, một thơng vụ đợc kết thúc bằng việc bên mua thanh toán, nhận
hàng và bên bán giao hàng, nhận tiền theo các điều kiện quy định trong hợp đồng
mua bán. Và ngời mua và ngời bán không thanh toán trực tiếp cho nhau, mà thông
qua sự trợ giúp của ngân hàng, từ đó hình thành nên chuyên ngành: Kỹ thuật
nghiệp vụ thanh toán quốc tế .
Trong hoạt động ngoại thơng, đối với nhà xuất khẩu từ khi nhận đợc đơn đặt
hàng cho đến khi nhận đợc tiền hàng xuất khẩu thờng phải mất một thời gian khá
dài, do đó, ngoài nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng nh thông báo, mua bán
ngoại tệ... nhà xuất khẩu còn có nhu cầu đợc tài trợ cho hoạt động xuất khẩu trớc
và sau khi giao hàng. Tơng tự, nhà nhập khẩu sau khi ký kết hợp đồng ngoại th-


ơng cũng có nhu cầu tài trợ, nh tài trợ ký quỹ mở L/C, tài trợ trên cơ sở thế chấp
bộ chứng từ và hàng hoá nhập khẩu, bảo lãnh hối phiếu nhờ thu... Từ đó hình
thành nên chuyên ngành: Tài trợ xuất nhập khẩu .
Vì tiền tệ sử dụng trong hợp đồng mua bán quốc tế có thể là đồng tiền của n-
ớc ngời mua, của nớc ngời bán hoặc đồng tiền của nớc thứ ba, từ đó hình thành
nên: Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ .
Hoạt động kinh tế đối ngoại nêu trên liên quan đến các bên ở các nớc có vị
trí địa lý và tập quán khác nhau, nguồn luật điều chỉnh vừa mang tính địa phơng
vừa mang tính quốc tế, do đó các tranh chấp cũng thờng phát sinh, từ đó hình
thành nên chuyên ngành: Luật kinh tế quốc tế .
Vậy cơ sở hình thành hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động ngoại thơng.
Ngày nay, nói đến hoạt động ngoại thơng là nói đến thanh toán quốc tế; và ngợc
lai, nói đến thanh toán quốc tế thì chủ yếu là nói đến ngoại thơng, nhng hoạt động
ngoại thơng là hoạt động cơ sở, còn hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động
phái sinh. Vì hoạt động thanh toán quốc tế đợc thực hiện qua hệ thống ngân hàng,
cho nên khi nói đến hoạt động thanh toán quốc tế là nói đến hoạt động thanh toán
quốc tế của NHTM, và không một ngân hàng nào lại không muốn phát triển
nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, trong đó lấy hoạt động thanh toán quốc tế làm trọng
tâm phát triển.
1.1.2. Khái niệm về thanh toán quốc tế.
Quan hệ quốc tế giữa các nớc bao gồm nhiều lĩnh vực, nh kinh tế, chính trị,
ngoại giao, văn hoá, khoa học kỹ thuật... trong đó quan hệ kinh tế (mà chủ yếu là
ngoại thơng) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác tồn tại và
phát triển. Qúa tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến những nhu cầu chi trả,
thanh toán giữa các chủ thể ở các nớc khác nhau, từ đó hình thành và phát triển
hoạt động thanh toán quốc tế, trong đó, ngân hàng là cầu nối trung gian giữa các
bên.
Từ đó, ta có khái niệm: Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ
chi trả và quyền hởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và
phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nớc này với tổ chức, cá nhân nớc khác,

hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân
hàng của các nớc liên quan.
Và trong các quy chế về thanh toán và thực tế tại các NHTM, ngời ta thờng
phân hoạt động thanh toán quốc tế thành hai lĩnh vực rõ ràng là: Thanh toán
trong ngoại thơng và Thanh toán phi ngoại thơng.
+ Thanh toán quốc t trong ngoại thơng: là việc thực hiện thanh toán trên
cơ sở hàng hoá xuất nhập khẩu và các dịch vụ thơng mại cung ứng cho nớc ngoài
theo giá cả thị trờng quốc tế. Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán
cho nhau là hợp đồng ngoại thơng.
+ Thanh toán quốc tế phi ngoại thơng: là việc thực hiện thanh toán không
liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu cũng nh cung ứng dịch vụ cho nớc ngoài,
nghĩa là thanh toán cho các hoạt động không mang tính thơng mại nh: chi phí của
các cơ quan ngoại giao ở nớc ngoài, các chi phí đi lại ăn ở của các đoàn khách nhà
nớc, tổ chức và cá nhân, các nguồn tiền quà biếu, trợ cấp của cá nhân ngời nớc
ngoài cho cá nhân ngời trong nớc, các nguồn trợ cấp của một tổ chức từ thiện nớc
ngoài cho tổ chức, đoàn thể trong nớc...
1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế
1.2.1. Đối với nền kinh tế.
Trớc xu thế kinh tế thế giới ngày càng đợc quốc tế hoá, các quốc gia đang ra
sức phát triển kinh tế thị trờng, mở cửa, hợp tác và hội nhập; trong bối cảnh đó,
thanh toán quốc tế nổi lên nh là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nớc với phần kinh
tế thế giới bên ngoài, có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hoá và dịch vụ, đầu t nớc ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín
dụng quốc tế khác. Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng đợc khẳng định trong
hoạt động kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng.
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối
ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đờng tất yếu trong
chiến lợc phát triển kinh tế của mỗi nớc.
Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hoá,
dịch vụ giữa các tổ chức, các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu hoạt

động thanh toán quốc tế đợc nhanh chóng, an toàn, chính xác sẽ giải quyết đợc
mối quan hệ lu thông hàng hóa - tiền tệ giữa ngời mua và ngời bán một cách trôi
chảy và hiệu quả. Về giác độ kinh doanh, ngời mua thanh toán, ngời bán giao
hàng thể hiện chất lợng của một chu kỳ kinh doanh, phản ánh hiệu quả kinh tế và
tài chính trong hoạt động của các doanh nghiệp.
1.2.2. Ngân hàng thơng mại với hoạt động thanh toán quốc tế
Trong thơng mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà xuất nhập khẩu cũng
có thể thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà thờng phải thông qua ngân
hàng thơng mại với mạng lới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp
toàn cầu. Khi thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế, các ngân
hàng trở thành cầu nối trung gian thanh toán giữa hai bên mua bán.
Với vai trò là trung gian thanh toán, các ngân hàng tiến hành thanh toán theo
yêu cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh
toán, t vấn, hớng dẫn khách hàng những biện pháp kỹ thuật kỹ thuật nghiệp vụ
TTQT nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tởng cho khách hàng trong quan hệ giao
dịch mua bán với nớc ngoài. Mặt khác trong quá trình thực hiện TTQT, khách
hàng không đủ năng lực về vốn sẽ cần đến sự tài trợ của ngân hàng, ngân hàng sẽ
thực hiện tài trợ xuất nhập khẩu cho khách hàng một cách chủ động và tích cực.
Tóm lại trong dây truyền hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia, hệ thống
ngân hàng tham gia và đóng vai trò trung tâm trong hầu hết các giai đoạn nh:
Thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng
trong ngoại thơng... Thanh toán giữa các nớc sẽ đợc thực hiện thông qua ngân
hang và vai trò của ngân hàng trong TTQT chính là chât xúc tác, là cầu nối, là
điều kiện để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho các bên tham gia hoạt động xuất
nhập khẩu, đồng thời tài trợ cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh
doanh xuất nhập khẩu.
1.2.3.Thanh toán quốc tế- Hoạt động sinh lời của NHTM
Một thực tế là hầu hết các NHTM mới chỉ tập trung chủ yếu vào khâu làm
thế nào để mở rộng và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, mà cha chú trọng
đến khâu phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động này.

Ngày nay, hoạt động thanh toán quốc tế là một dịch vụ trở nên quan trọng
đối với các NHTM, nó đem lại nguồn thu đáng kể không những về số lợng tuyệt
đối mà cả về tỷ trọng. Thanh toán quốc tế còn là một mắt xích quan trọng trong
việc chắp nối và thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng
nh kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại th-
ơng, tăng cờng nguồn vốn huy động, đặc biệt là vốn ngoại tệ...
Thông qua cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng, ngân hàng
thu một khoản phí để bù đắp cho các chi phí của ngân hàng và tạo ra lợi nhuận
kinh doanh cần thiết. Việc hoàn thiện và phát triển hoạt động TTQT có vai trò hết
sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng, nó không chỉ là một dịch vụ thanh
toán thuần tuý mà còn là khâu trung tâm không thể thiếu trong dây truyền hoạt
động kinh doanh, bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân
hàng.
1.3. Các phơng thức thanh toán quốc tế chủ yếu.
Phơng thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình điều kiện quy định để ng-
ời mua trả tiền và nhận hàng, còn ngời bán nhận tiền và giao hàng trong thơng
mại quốc tế. Trên thực tế, có nhiều phơng thức thanh toán khác nhau nhng các
ngân hàng thơng mại Việt Nam hiện nay chủ yếu đang áp dụng các phơng thức
thanh toán quốc tế nh sau:
1.3.1.Phơng thức ứng trớc - Ađvanced Payment
*Khái niệm: Ngời mua chấp nhận giá hàng của ngời bán và chuyển tiền
thanh toán cùng với đơn đặt hàng chắc chắn (không huỷ ngang), nghía là việc
thanh toán xảy ra trớc khi hàng hoá đợc ngời bán gửi đi.
* Ưu điểm đối với các bên:
Đối với nhà nhập khẩu:
+ Khả năng chắc chắn nhận đợc hàng hoá ngay cả khi nhà xuất khẩu vì một
lý do nào đó không còn muốn giao hàng.
+ Do thanh toán trớc, nên ngời nhập khẩu có thể thơng lợng với nhà xuất
khẩu để đợc giảm giá.
Đối với nhà xuất khẩu:

+ Do đợc thanh toán trớc, nên nhà xuất khẩu tránh đợc rủi ro vỡ nợ từ phía
nhà nhập khẩu.
+ Tiết kiệm đợc chi phí quản lý và kiểm soát tín dụng.
+ Do nhậnh đợc tiền thanh toán trớc, nên trạng thái tiền tệ của nhà xuất khẩu
đợc tăng cờng.
* Rủi ro đối với các bên:
Đối với nhà nhập khẩu:
Uy tín và khả năng của ngời bán: sau khi nhận tiền, nhà xuất khẩu có thể
chủ tâm không giao hàng, giao hàng thiếu, không có khả năng giao hàng nh thoả
thuận, hoặc thậm chí bị phá sản .
Đối với nhà xuất khẩu:
Sau khi đặt hàng, nhà nhập khẩu không thực hiện chuyển tiền trớc, trong khi
đó hàng hoá đã đợc nhà xuất khẩu thu mua, nên nhà xuất khẩu có thể phải chịu
chi phí quản lý, chi phí lu kho, tiền bảo hiểm, hoặc nếu nh hàng đã gửi đi, thì phải
chở hàng quay trở về và phải tìm khách hàng mua khác rất tốn kém hay phải giảm
giá bán.
1.3.2.Phơng thức ghi sổ - Open Account
*Khái niệm: Là phơng thức thanh toán, trong đó nhà xuất khẩu sau khi
hoàn thành giao hàng thì ghi Nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ
theo dõi và việc thanh toán các khoản nợ này đợc thực hiện thông thờng theo
định kỳ nh đã thoả thuận
*Ưu điểm đối với các bên tham gia:
Đối với nhà nhập khẩu:
+ Cha phải trả tiền cho đến khi nhận đợc tiền hàng hoá và chấp nhận hàng
hoá.
+ Giảm đợc áp lực tài chính do đợc thanh toán chậm
Đối với nhà xuất khẩu:
+ Là phơng thức bán hàng đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp, thờng đợc
thực hiện giữa các đối tác không có sự hoài nghi về độ tín nhiệm và các rủi ro
trong thanh toán không phát sinh.

+ Do chi phí bán hàng thấp nên nhà xuất khẩu có thể giảm giá bán nhằm
tăng khả năng cạnh tranh, thu hút thêm đơn đặt hàng mới với số lợng lớn, tăng đ-
ợc doanh thu và lợi nhuận.
+ Ưu điểm cho cả ngời mua và ngời bán là không có sự tham gia của ngân
hàng trong khâu xử lý bộ chứng từ, nên giảm đợc công việc giấy tờ, từ đó giảm đ-
ợc phí giao dịch.
* Rủi ro đối với các bên tham gia:
Đối vời nhà nhập khẩu:
Nhà xuất khẩu có thể không giao hàng, hoặc giao hàng không đúng thời
gian, không đúng chủng loại và chất lợng.
Đối với nhà xuất khẩu:
Sau khi nhận hàng hóa, nhà nhập khẩu có thể không thanh toán, hoặc không
thể thanh toán hoặc chủ tâm trì hoãn kéo dài thời gian thanh toán. Về lý thuyết,
cho dù quyền sở hữu hàng hoá có thể đợc bảo lu, nhng thực tế nhà xuất khẩu khó
lòng ma kiểm soát đợc hàng hóa một khi đã chuyển cho nhà nhập khẩu. Ngoài ra,
nhà nhập khẩu có thể dàn dựng tranh chấp về chất lợng hoặc khiếu nại về sự
khiếm khuyết hay thiếu hụt hàng hoá nh là những nguyên cớ để yêu cầu giảm giá.
1.3.3.Phơng thức chuyển tiền- Remittance
*Khái niệm
Chuyển tiền là phơng thức thanh toán, trong đó khách hàng (ngời chuyển
tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một ng-
ời khác (ngời hởng lợi) theo một địa chỉ nhất định va trong một thời gian nhất
định.
*Có hai hình thức chuyển tiền là :
Chuyển tiền bằng th (Mail Transfer -M/T): là hình thức chuyển tiền, trong
đó lệnh thanh toán (bank draft) của ngân hàng chuyển tiền đợc chuyển bằng th
cho ngân hàng trả tiền.
Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer - T/T): là hình thức chuyển
tiền, trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền đợc thể hiện trong nội
dung một bức điện gửi cho ngân hàng trả tiền bằng fax, telex hay mạng swift.

Có thể nói trong thanh toán chuyển tiền, việc có trả tiền hay không phụ thuộc
vào thiện chí của ngời mua. Ngời mua sau khi nhận hàng có thể không tiến hành
chuyển tiền, hoặc cố tình dây da, kéo dài thời hạn chuyển tìên nhằm chiếm dụng
vốn của ngời bán, do đó, làm cho quyền lợi của ngời bán không đợc đảm bảo.
Chính vì nhợc điểm này mà trong ngoại thơng chuyển tiền thờng chỉ áp dụng
trong các trờng hợp các bên mua bán có uy tín và tin cậy lẫn nhau.
1.3.4.Phơng thức nhờ thu - Payment Collection
* Khái niệm:
Nhờ thu là phơng thức thanh toán, trong đó, bên bán (nhà xuất khẩu) sau
khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất
trình bộ chứng từ thông qua Ngân hàng thu hộ cho bên mua (nhà nhập khẩu) để
đợc thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều
khoản khác.
Trong phơng thức này, các ngân hàng tham gia vào quá trình thanh toán sâu
rộng và toàn diện hơn các phơng thức trên, mức độ tham gia của ngân hàng vào
quá trình nhờ thu phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung các chỉ thị và những gì mà
ngời bán uỷ quyền cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ.
*Ưu điểm của nhờ thu:
Đối với ngời bán: là ngân hàng phục vụ mình tham gia với vai trò là ngân
hàng đại lý cho mình. Hơn nữa, ngân hàng phục vụ ngời bán có thể chọn ngân
hàng ở nớc ngời mua làm ngân hàng đại lý thu hộ tiền từ ngời mua. Điều này hàm
ý, ngời bán có đợc các đại lý uy tín và đợc thừa nhận là các ngân hàng, ngay cả tại
nớc ngời mua. Hơn nữa, toàn bộ quy trình nhờ thu đợc xử lý theo một quy tắc và
tập quán thực hành ngân hàng quốc tế thống nhất (URC), trong đó, các ngân hàng
tham gia với vai trò trung gian. Chính vì thế mà ngời bán có đợc vị thế và điều
kiện tốt hơn trong việc xử lý các tình huống khi mà ngời mua không thanh toán
hoặc không chấp nhận thanh toán.
Đối với ngời mua: nếu không tính đến các điều kiện thanh toán đặc biệt khác
(D/OT), thì thông thờng việc trả tiền chỉ xảy ra sau khi hàng hoá đã tới đích nớc
ngời mua, hơn nữa, việc nhận hàng thờng diễn ra không muộn hơn thời điểm phải

trả tiền.
Cho dù ngân hàng tham gia quá trình nhờ thu, nhng nếu không có sự đồng ý
rõ ràng, thì trong tất cả các loại nhờ thu, NH không có bất kỳ bảo lãnh thanh toán
nào cho ngời mua và bảo lãnh thực hiện hợp đồng nào cho ngời bán, sự tham gia
của NH nhằm trợ giúp cho thơng mại quốc tế có đợc một trật tự cần thiết và giúp
cho nhờ thu trở thành phơng thức thanh toán hiệu quả hơn so với trờng hợp không
có NH tham gia.
1.3.5.Phơng thức tín dụng chứng từ
Trong phơng thức ứng trớc và ghi sổ, ngân hàng đơn thuần chỉ thực hiện
chức năng chuyển tiền trên danh nghĩa ngời mua và nhận tiền trên danh nghĩa ng-
ời bán. Trong nhờ thu, các ngân hàng tham gia xử lý chứng từ do ngời bán gửi đến
và hành động với vai trò là đại lý của ngời bán. Ngoại trừ vai trò là đại lý và chức
năng giám sát, trong cả ba phơng thức thanh toán nêu trên, các ngân hàng không
có bất kỳ cam kết, trách nhiệm hay nghĩa vụ nào. Tuy nhiên, trong phơng thức tín
dụng chứng từ, các ngân hàng đã tham gia chủ động và tích cực hơn nhiều, theo
đó các ngân hàng thực hiện trả tiền theo cam kết của mình.Và sau đây chuyên đề
sẽ làm rõ về phơng thức TDCT.
1.4. Phơng thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C)
1.4.1.Khái niệm về th tín dụng
Một cách khái quát, Phơng thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận,
trong đó, theo yêu cầu của khách hàng (ngời yêu cầu mở L/C), một ngân hàng
(ngân hàng phát hành L/C) sẽ phát hành một bức th, gọi là L/C (Letter of
Credit), theo đó, NHPH cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên
thứ ba (ngời thụ hởng L/C) khi ngời này xuât trình cho NHPH bộ chứng từ
thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định của L/C.
Bằng ngôn ngữ luật, định nghĩa về Tín dụng chứng từ đợc nêu tai Điều 2,
UCP 600, nh sau: Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận bất kỳ, cho dù đợc
mô tả hoặc gọi tên nh thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không huỷ
ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp .
1.4.2.Đặc điểm của th tín dụng L/C

1.4.2.1. L/C là hợp đồng kinh tế hai bên
Thực tế, L/C là hợp đồng kinh tế độc lập chỉ của hai bên là NHPH và ngời
thụ hởng, mọi yêu cầu và chỉ thị của ngời xin mở L/C đã do NHPH đại diện, do
đó, tiếng nói chính thức của ngời xin mở L/C không đợc thể hiện trong L/C. Và
bất kỳ một sự sửa đổi L/C đã đợc ngời XK và ngời NK đồng ý, nhng nếu NHPH
không chấp nhận thì sửa đổi đó sẽ không bao giờ trở nên có giá trị.
1.4.2.2.L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa
L/C có tính chất rất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại
thơng, nhng sau khi đợc thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này. Một
khi L/C đã đợc mở và đã đợc các bên chấp nhận, thì cho dù nội dung của L/C có
đúng với hợp đồng ngoại thơng hay không, cũng không làm thay đổi quyền lợi và
nghĩa vụ của các bên có liên quan đến L/C.
1.4.2.3.L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ
Các ngân hàng, chỉ trên cơ sở chứng từ, kiểm tra việc xuất trình để quyết
định xem trên bề mặt của chứng từ có tạo thành một xuất trình phù hợp hay
không. Việc nhà xuất khẩu có thu đợc tiền hay không, phụ thuộc duy nhất vào
xuất trình chứng từ có phù hợp; đồng thời, ngân hàng cũng chi trả tiền khi bộ
chứng từ xuất trình phù hợp, nghĩa là ngân hàng không chịu trách nhiệm về sự
thật của hàng hoá mà bất kỳ chứng từ nào đại diện.
Khi chứng từ xuất trình là phù hợp, thì NHPH phải thanh toán vô điều kiện
cho nhà xuất khẩu, mặc dù trên thực tế hàng hoá có thể không đợc giao hoặc đợc
giao không hoàn toàn đúng nh ghi trên chứng từ. Nh vậy, việc thanh toán L/C
không hề căn cứ vào tình hình thực tế của hàng hoá, nếu hàng hoá không khớp với
chứng từ, thì hai bên mua bán trực tiếp giải quyết với nhau trên cơ sở hợp đồng
mua bán, không liên quan đến ngân hàng.
1.4.2.4.L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ
Vì giao dịch chỉ bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ, nên
yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của chứng từ là nguyên tắc cơ bản của giao dịch L/C.
Để đợc thanh toán, ngời xuất khẩu phải lập đợc bộ chứng từ phù hợp, tuân thủ
chặt chẽ các điều khoản và điều kiện của L/C, bao gồm số loại, số lợng mỗi loại

và nội dung chứng từ phải đáp ứng đợc chức năng của chứng từ yêu cầu.
1.4.3.Phân loại L/C cơ bản.
* L/C có thể huỷ ngang (Revocable L/C):
Là loại L/C mà ngời mở có quyền đề nghị NHPH sửa đổi, bổ sung, hoặc huỷ
bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự chấp thuận và thông báo trớc của ngời thụ
hởng.
Tuy nhiên, khi hàng hóa đã đợc giao, ngân hàng mới thông báo lệnh huỷ bỏ
hoặc sửa đổi bổ sung thì lệnh này không có giá trị: nghĩa là khi đó NHPH L/C vẫn
phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán nh đã cam kết, coi nh không có việc huỷ bỏ
xảy ra.
Vì tình trạng thanh toán bấp bênh, đặc biệt là quyền lợi ngời xuất khẩu không
đợc đảm bảo, do đó, loại L/C này hầu nh không đợc sử dụng trong thực tế mà chỉ
tồn tại trên lý thuyết.
* L/C không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C):
Là loại L/C mà sau khi đã mở, thì NHPH không sửa đổi, bổ sung hay huỷ
bỏ trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu không có sự đồng thuận của ngời thụ hởng
và NHXN (nếu có).
Do quyền lợi của ngời xuất khẩu đợc đảm bảo, do đó, loại L/C này đợc sử
dụng phổ biến nhất hiện nay trong thanh toán quốc tế.
Một L/C không ghi chữ Irrevocable thì vẫn đợc coi là không huỷ ngang, trừ khi
nó nói rõ là có thể huỷ ngang.
* L/C không huỷ ngang có xác nhận (Congirmed Irrevocable L/C):

×