Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.77 KB, 5 trang )
Chương 7:
PHẦN ỨNG DỤNG KHẢ NĂNG GIAO
DỊCH – TCAP
CCITT đã định nghĩa khái niệm khả năng giao dịch, viết tắt là TC
để cung cấp một số lượng lớn các dịch vụ khác nhau mà trong đó các
ứng dụng không bị ràng buộc lẫn nhau. TCAP là thủ tục ứng dụng của
hệ thống báo hiệu số 7. TCAP cung cấp khả năng chuyển giao thông
tin không liên quan đến kênh trung kế và các dịch vụ của lớp ứng
dụng.
Các dịch vụ của TCAP dựa trên nền dịch vụ không đấu nối. Hiện
nay lớp phiên, lớp trình bày, lớp vận chuyển chưa cung cấp một dịch
vụ nào.TCAP giao tiếp trực tiếp với SCCP để tạo khả năng sử dụng
dịch vụ không đấu nối của SCCP để chuyển thông tin giữa các TCAP
(Hình 2.8).
Hình 2.8. Vị trí của TCAP trong hệ thống báo hiệu số 7
2.6.1. Cấu trúc của TCAP
TCAP được chia thành 2 phân lớp: Phân lớp giao dịch và phân
lớp thành phần (Hình 2.9).
Phân lớp thành phần có nhiệm vụ nhận các thành phần từ các
người sử dụng TC và phân chia các thành phần này đến các người sử
dụng TC phía đối phương.
Phân lớp giao dịch có nhiệm vụ quản trị sự trao đổi các bản tin
gồm các thành phần giữa các thực thể của 2 TCAP. Sự trao đổi này
của các phần tử để thực hiện một ứng dụng được gọi là hội thoại.
Hình 2.9. Cấu trúc của TCAP
a. Phân lớp thành phần (Component Sublayer – CSL)
Phân lớp thành phần cung cấp cho TC – user khả năng gửi các
yêu cầu thực hiện cho phía đối phương và nhận trả lời. Phân lớp thành
phần lại được chia thành 2 chức năng nhỏ là: Chức năng xử lý hội
thoại (DHA) và chức năng xử lý thành phần (CHA). Hai chức năng
này liên lạc với TC – user bằng cách gửi và nhận các bản tin, được gọi