Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.81 KB, 20 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>90 Nguyễn Thị Thu Huyền. 2011 - 2012. Lop6.net.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> TUẦN 6. NGỮ VĂN - BÀI 6 Kết quả cần đạt. - Bước đầu nắm được định nghĩa truyện cổ tích. Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện Thạch Sanh và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật người dũng sĩ. Kể được truyện. - Có ý thức tránh mắc lỗi và biết chữa lỗi: Lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm. Ngày soạn:…./09/2011. Ngày dạy :. 6A:…./09/2011 6B:…./09/2011. Tiết 21 - 22 Văn bản: THẠCH SANH (Truyện cổ tích) 1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh: a. Kiến thức - Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ. - Niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch Sanh. b. Kỹ năng: - Bước đầu biết cách đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại. - Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện. - Kể lại một câu chuyện cổ tích. - Rèn kĩ năng sống : + Tự nhận thức giá trị của lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống. + Suy nghĩ sáng tạo và trình bày suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái, sự công bằng. + Giao tiếp: trình bày suy nghĩ / ý tưởng, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm. c. Thái độ : - Yêu mến người tốt, Biết phẫn nộ với cái xấu. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : a. Chuẩn bị của giáo viên - Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV soạn giáo án. b. Chuẩn bị của học sinh - Học bài và chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên (soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu trong SGK, T.66, 67). 3. Tiến trình bài dạy. a. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). Nguyễn Thị Thu Huyền. Lop6.net. 2011 - 2012. 91.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> * Câu hỏi: Tóm tắt sự việc chính của truyện Sự tích Hồ Gươm và cho biết ý nghĩa của truyện? * Đáp án - biểu điểm: - Truyện gồm những sự việc chính sau: 1. Long Quân quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm đánh giặc Minh. 2. Lê Thận thả lưới ba lần thu được lưỡi gươm. 3. Lê Lợi tìm thấy chuôi gươm ở ngọn cây. 4. Cả hai hợp lại thành gươm báu giúp nghĩa quân Lê Lợi đánh thắng giặc Minh. 5. Sau khi thắng giặc, Lê Lợi du ngoạn trên hồ Tả Vọng, nhân dịp đó Long Quân sai Rùa Vàng nổi lên đòi gươm. - Ý nghĩa: Truyện Sự tích Hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc. * Giới thiệu bài: (1phút) Thạch Sanh là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu của kho tàng truyện cổ Việt Nam, được nhân dân ta rất yêu thích. Đây là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa, chống quân xâm lược,...Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ, niềm tin và đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân ta. Cuộc đời và những chiến công của Thạch Sanh cùng với sự hấp dẫn của cốt truyện và của nhiều chi tiết thần kì đã làm xúc động, say mê rất nhiều thế hệ người đọc, người nghe. b. Dạy nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG. I. Đọc và tìm hiểu chung. ( 20 phút) Hs ?Tb Hs Gv. - Đọc chú thích * trong sách giáo khoa (T.53). Em hiểu thế nào là truyện cổ tích? - Trình bày theo ý hiểu. - Bổ sung: Truyện cổ tích là một loại truyện dân gian phản ánh cuộc sống hằng ngày của nhân dân ta. Trong truyện có một số kiểu nhân vật bất hạnh (mồ côi, con riêng, em út, người có hình dạng xấu xí,...), nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ; nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch; nhân vật là động vật (các con vật biết nói năng, có hoạt động, có tính cách như con người,...). Truyện cổ tích được chia làm ba loại: - Truyện cổ tích về loài vật: Nhân vật chính là con vật. Từ việc giải thích những đặc điểm, thói quen, quan hệ của các con vật, tác giả dân gian đúc kết những kinh nghiệm về thế giới loài vật và các vấn đề đạo đức,. 92 Nguyễn Thị Thu Huyền. 2011 - 2012. Lop6.net. 1. Khái niệm về truyện cổ tích: - Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số nhân vật quen thuộc: + Nhân vật bất hạnh (như: người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,...); + Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ; + Nhân vật thông.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> kinh nghiệm sống trong xã hội loài người. - Truyện cổ tích thần kì: Có nhiều yếu tố thần kì, kể về các nhân vật như em út, người mồ côi, người có tài năng kì lạ,... - Truyện cổ tích sinh hoạt: Kể về sự thông minh, sắc sảo, tài phân xử của các nhân vật gần với đời thực, ít có hoặc không có yếu tố thần kì.. Gv. Gv Hs ?K. ?Tb. Hướng dẫn đọc và kể: Đọc chậm rãi, sâu lắng, gợi được không khí cổ tích, phân biệt giữa các giọng kể và giọng nhân vật, nhất là giọng Lí Thông. - Đọc mẫu một đoạn (từ đầu đến dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông). - Đọc (có nhận xét uốn nắn). Câu chuyện có những sự việc chính nào? - Câu chuyện Thạch Sanh gồm những sự việc chính sau: 1. Kể về nguồn gốc lại lịch nhân vật Thạch Sanh. 2. Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông. 3. Thạch Sanh diệt chằn tinh bị Lí Thông cướp công. 4. Thạch Sanh đánh bại đại bàng cứu công chúa, lại bị cướp công. 5. Thạch Sanh cứu được thái tử con vua Thuỷ Tề, được vua Thuỷ Tề tặng cho mộ cây đàn thần. 6. Thạch Sanh bị vu oan vào tù. 7. Thạch Sanh gảy đàn chữa khỏi bệnh cho công chúa và được giải oan. 8 Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Chàng dùng tiếng đàn và niêu cơm để lui quân của 18 nước chư hầu. 9. Nhà vua nhường ngôi cho Thạch Sanh. Căn cứ vào các sự việc chính trên, hãy kể lại câu chuyện Thạch Sanh?. Nguyễn Thị Thu Huyền. Lop6.net. 2011 - 2012. minh và nhân vật ngốc nghếch; + Nhân vật là động vật(con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người). - Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. 2. Đọc và tìm hiểu bố cục văn bản:. 93.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Hs1 Hs2 Hs3 Hs4 ?K. ?Tb. ?K Hs Gv. ?Tb ?Tb. - Kể từ đầu đến “dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông”. - Kể tiếp đến “hắn được vua khen, phong cho làm quận công”. - Kể tiếp từ “Vua có cô công chúa đến chàng lại trở về gốc đa”. - Kể phần còn lại. - Theo dõi, nhận xét cách kể của bạn. - Theo dõi cách kể, nhận xét, uốn nắn. Căn cứ vào nội dung các sự việc trong truyện, văn bản có thể chia thành mấy phần? Cho biết nội dung chính của từng phần? - Văn bản chia làm 2 phần: Đoạn 1: Từ đầu đến “dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông”→ Kể về sự ra đời của Thạch Sanh. Đoạn 2: Còn lại → Kể về các chiến công của Thạch sanh. Trong phần kể về các chiến công của Thạch Sanh gồm có những sự việc nào? - Các sự việc chính trong phần kể về chiến công của Thạch Sanh gồm có: 1. Thạch Sanh chém chằn tinh. 2. Thạch Sanh đánh đại bàng cứu công chúa. 3. Thạch Sanh gảy đàn chữa khỏi bệnh cho công chúa. 4. Thạch Sanh dùng tiếng đàn và niêu cơm để lui quân của 18 nước chư hầu. Hãy giải nghĩa các từ Đầu thai, gia tài, tứ cố vô thân, chằn tinh, động binh. - Giải nghĩa theo SGK, T.66. - Lưu ý thêm một số từ khó. Chuyển: Để thấy rõ nội dung ý nghĩa của truyện, chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể trong phần phân tích văn bản → II. Phân tích văn bản. Đọc đoạn đầu của văn bản và nhắc lại nội dung (18 phút) chính của đoạn? Sự ra đời của Thạch Sanh được giới thiệu qua những 1. Sự ra đời của chi tiết nào? Thạch Sanh. - Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng già mà chưa có con [...] nhà nghèo[...] Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con[...] người vợ có mang[...] mấy năm mới sinh được cậu con trai. - Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết, cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi. 94 Nguyễn Thị Thu Huyền. 2011 - 2012. Lop6.net.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> ?Tb. Gv ?K. Gv. búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh [...] Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ, mọi phép thuật. Sự ra đời của Thạch Sanh có gì đáng chú ý? - Sự ra đời vừa khác thường, vừa bình thường: Sự ra đời của + Khác thường: Ra đời do ý định của Ngọc Thạch Sanh vừa bình Hoàng: Sai thái tử xuống đầu thai làm con; bà mẹ thường, vừa khác mang thai nhiều năm mới sinh Thạch Sanh; Thạch thường. Sanh được thiên thần dạy võ và các phép thần thông. + Bình thường: Là con của một gia đình nông dân tốt bụng; sống nghèo khổ, cô đơn trong túp lều dưới gốc đa, kiếm củi để sinh sống - Nhận xét, khái quát → nội dung Kể về sự ra đời của Thạch Sanh như vậy, nhân dân muốn thể hiện quan niệm gì về người anh hùng dũng sĩ? - Người dũng sĩ là người có tài phi thường từ khi mới được sinh ra, có thể diệt trừ được ác, lập được chiến công. - Người dũng sĩ rất gần gũi với nhân dân, có cội nguồn từ nhân dân lao động. - Cách giới thiệu đó chuẩn bị cho những chiến công sau này của Thạch Sanh. Vậy những chiến công đó được kể như thế nào? Tiết sau chúng ta tìm hiểu tiếp.. c. Củng cố ( 1' ) : - GV khái quát kiến thức toàn bài. d. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút) - Học bài, nắm chắc nội dung bài. - Về nhà tập kể diễn cảm câu chuyện và phân tích nội dung (chú ý những chi tiết thần kì) - Đọc và chuẩn bị tiếp phần còn lại của văn bản, tiết sau học tiếp.. Nguyễn Thị Thu Huyền. Lop6.net. 2011 - 2012. 95.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Ngày soạn:…./09/2011. Ngày dạy :. 6A:…./09/2011 6B:…./09/2011. Tiết 22. Văn bản: THẠCH SANH (Truyện cổ tích) 1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh: a. Kiến thức - Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ. - Niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch Sanh. b. Kỹ năng: - Bước đầu biết cách đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại. - Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện. - Kể lại một câu chuyện cổ tích. - Rèn kĩ năng sống : + Tự nhận thức giá trị của lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống. + Suy nghĩ sáng tạo và trình bày suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái, sự công bằng. + Giao tiếp: trình bày suy nghĩ / ý tưởng, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm. c. Thái độ : - Yêu mến người tốt, Biết phẫn nộ với cái xấu. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : a. Chuẩn bị của giáo viên - Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV soạn giáo án. b. Chuẩn bị của học sinh - Học bài và chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên (soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu trong SGK, T.66, 67). 3. Tiến trình bài dạy. a. Kiểm tra bài cũ: (10 phút) (Viết) * Câu hỏi: Hãy nêu những sự việc chính trong truyện Thạch Sanh? Sự ra đời của Thạch Sanh có gì đáng chú ý? Ý nghĩa của sự ra đời đó là gì? * Đáp án - biểu điểm: (4 điểm)- Kể lại truyện theo yêu cầu, đảm bảo những sự việc chính sau: 1. Kể về nguồn gốc lai lịch nhân vật Thạch Sanh. 2. Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông. 3. Thạch Sanh diệt chằn tinh bị Lí Thông cướp công. 4. Thạch Sanh đánh bại đại bàng cứu công chúa, lại bị cướp công. 5. Thạch Sanh cứu được thái tử con vua Thuỷ Tề, được vua Thuỷ Tề tặng cho một cây đàn thần. 6. Thạch Sanh bị vu oan vào tù. 96 Nguyễn Thị Thu Huyền. 2011 - 2012. Lop6.net.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> 7. Thạch Sanh gảy đàn chữa khỏi bệnh cho công chúa và được giải oan. 8. Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Chàng dùng tiếng đàn và niêu cơm để lui quân của 18 nước chư hầu. 9. Nhà vua nhường ngôi cho Thạch Sanh. (2 điểm)- Sự ra đời của Thạch Sanh vừa khác thường, vừa bình thường: + Khác thường: Ra đời do ý định của Ngọc Hoàng: Sai thái tử xuống đầu thai làm con; bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh Thạch Sanh; Thạch Sanh được thiên thần dạy võ và các phép thần thông. + Bình thường: Là con của một gia đình nông dân tốt bụng; sống nghèo khổ, cô đơn trong túp lều dưới gốc đa, kiếm củi để sinh sống. (4 điểm)- Kể về sự ra đời của Thạch Sanh như vậy, nhân dân muốn thể hiện quan niệm về người dũng sĩ là người có tài phi thường từ khi mới được sinh ra, có thể diệt trừ được ác, lập được chiến công. Người dũng sĩ cũng rất gần gũi với nhân dân, có cội nguồn từ nhân dân lao động. * Giới thiệu bài: (1phút) Trong tiết học trước, các em đã được tìm hiểu về sự ra đời của Thạch Sanh. Sự ra đời ấy phần nào đã chuẩn bị cho những chiến công của Thạch Sanh sau này. Vậy những chiến công đó được dân gian kể như thế nào? Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu tiếp. b. Dạy nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. Gv. - Ghi những đề mục đã tìm hiểu lên bảng (1 phút).. NỘI DUNG. I. Đọc và tìm hiểu chung. 1. Khái niệm về truyện cổ tích. 2. Đọc và tìm hiểu bố cục văn bản. II. Phân tích văn bản. 1. Sự ra đời của Thạch Sanh.. Hs - Đọc lại phần hai của văn bản (3 phút). ?Tb Nội dung chính của phần hai là gì? 2. Những chiến ?Tb Trong suốt câu chuyện, Thạch Sanh đã trải qua công của Thạch những thử thách nào? Sanh. - Thạch Sanh đã trải qua nhiều lần thử thách: (23 phút) 1. Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu có chằn tinh ăn thịt người. 2. Bị Lí Thông lừa xuống hang cứu công chúa rồi chèn chặt cửa hang không cho lên. 3. Bị hồn chằn tinh báo thù, Thạch Sanh bị hạ ngục. 4. Bị 18 nước chư hầu đem quân đánh. Nguyễn Thị Thu Huyền. Lop6.net. 2011 - 2012. 97.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> ?K. Em có nhận xét gì về những thử thách đó? - Đều là những thử thách lớn, khó khăn, đòi hỏi sự dũng cảm mưu trí, mới có thể vượt qua được. Gv - Trong truyện cổ tích, khó khăn, trắc trở do các lực lượng đối kháng gây ra cho nhân vật lí tưởng cứ tăng dần và do vậy, thử thách sau thường bao giờ cũng khó khăn hơn thử thách trước. Nhưng nhân vật lí tưởng ở truyện này là Thạch Sanh, đã vượt qua tất cả nhờ tài năng, phẩm chất và sự giúp đỡ của các phương tiện thần kì. ?Tb Trước mỗi lần thử thách, Thạch Sanh đã vượt qua bằng cách nào? - Ở lần thứ nhất, tin lời mẹ con Lí Thông, Thạch Sanh đến canh miếu, bị chằn tinh vồ, chàng đã dùng búa và võ thuật đánh nhau với chằn tinh, cuối cùng xả được xác chằn tinh, chặt đầu mang về. - Ở lần thứ hai, tuy đã từng bị Lí Thông lừa, nhưng Thạch Sanh vẫn không nề nguy hiểm, xuống hang sâu giết đại bàng cứu được công chúa và chàng một làm nữa lại bị Lí Thông hại, lấp của hang không cho lên, trong hang sâu Thạch Sanh đã cứu được con trai vua Thuỷ Tề và được giải thoát trở về với gốc đa. - Lần thứ ba, bị oan, hạ ngục, với tiếng đàn, Thạch Sanh chữa khỏi bệnh cho công chúa, một lần nữa, chàng đã tự giải thoát cho mình bằng tiếng đàn thần kì. - Cũng bằng tiếng đàn thần kì ấy, Thạch Sanh đã bình tĩnh lui được quân của 18 nước chư hầu, rồi thiết đãi họ bằng niêu cơm thần kì. ?G Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của những chi tiết đó? - Tiếng đàn thần kì với bao tác dụng, khi thì vạch mặt kẻ thù nham hiểm, bất nhân, vạch mặt Lí Thông giải câm cho công chúa; khi thì làm nhụt chí quân đội 18 nước chư hầu xâm lược. Đó là tiếng đàn giãi bày tình yêu, đòi hỏi công lí, tiếng đàn nhân đạo, hoà bình. Nhưng cây đàn chỉ tác dụng trong tay Thạch Sanh. Với cây đàn Thạch Sanh đã trở thành người anh hùng nghệ sĩ đấu tranh cho tình yêu và công lí, cho cuộc sống hoà bình và hạnh phúc của nhân dân. - Niêu cơm của Thạch Sanh, cũng là vũ khí, phương tiện kì diệu lạ lùng. Niêu cơm nhỏ xíu mà cứ ăn hết lại đầy, quân tướng 18 nước chư hầu ăn mãi mà không hết niêu cơm của chàng. 98 Nguyễn Thị Thu Huyền. 2011 - 2012. Lop6.net.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Gv. → Cùng với tiếng đàn thức tỉnh nỗi nhớ quê hương, tiếng đàn kêu gọi hoà bình, đây chính là miếng cơm ấm lòng mát dạ. Phải chăng đó là niêu cơm của tình thương, lòng nhân ái, của ước vọng đoàn kết để các dân tộc sinh sống hoà bình, yên ổn làm ăn. ?K Qua việc phân tích trên, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất gì đáng quý? Hs - Phát biểu tự do. Gv - Khái quát: Thạch Sanh - Người dũng sĩ dân gian bách chiến bách thắng bởi mục đích chiến đấu của chàng luôn sáng ngời chính nghĩa: cứu người bị hại, cứu dân bảo vệ đất nước; có sức khoẻ vô địch, có trong tay những vũ khí, phương tiện chiến đấu kì diệu, một con - Thạch Sanh - Một dũng sĩ dân gian, thật người thật thà, giàu lòng nhân ái. thà, tình nghĩa, dũng cảm, mưu trí đã vượt qua mọi thử thách khó khăn, chiến Gv - Để tôn vinh người dũng sĩ Thạch Sanh, nhân dân đã thắng được cái tà, cái tạo thêm một nhân vật có chức năng đối lập với Thạch ác. Sanh, đó là Lí Thông. ?Tb Trong truyện, Lí Thông đã mấy lần hại Thạch Sanh, * NV Lí Thông: đó là những lần nào? - Trong truyện, Lí Thông đã 4 lần hại Thạch Sanh, đó là: + Lừa Thạch Sanh đi canh miếu thờ để chết thay mình. + Lừa chốn đi để cướp công diệt chằn tinh, + Lừa Thạch Sanh xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa để cướp công làm phò mã. + Không can thiệp khi Thạch Sanh bị hạ ngục. ?K Những sự việc ấy cho thấy Lí Thông là người như thế nào? - Xảo trá, lừa lọc, phản bội, độc ác, bất nhân, bất nghĩa,... ?Tb Trong truyện cổ tích, những nhân vật như Thạch Sanh tượng trưng cho điều thiện, còn các nhân vật như Lí Thông tượng trưng cho điều gì? - Lí Thông tượng trưng cho điều ác. ? K Truyện kể rằng, sau khi được Thạch Sanh tha mạng, mẹ con Lí Thông về đến nửa đường thì bị sét đánh chết hoá kiếp thành bọ hung. Còn Thạch Sanh bao gian truân được hưởng hạnh phúc lâu bền. Kết cuộc này đã biểu hiện quan niệm nào của nhân dân về công lí xã hội? - Cái ác nhất định bị trừng trị, chiến thắng cuối cùng Nguyễn Thị Thu Huyền. Lop6.net. 2011 - 2012. 99.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> thuộc về cái thiện, đó là ước mơ, là niềm tin của nhân dân về lẽ công bằng. - Khái quát và và chốt nội dung.. - Lí Thông - kẻ xảo trá, lừa lọc, bất nhân, bất nghĩa bị trừng trị thích đáng. III. Tổng kết – ghi ?K Dựa vào những điều đã tìm hiểu trong hai tiết học, em nhớ. hãy nêu ý nghĩa về hình thức và nội dung của truyện cổ (5 phút) tích Thạch Sanh? - Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì giàu ý nghĩa như cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần kì. - Thạch Sanh thể hiện niềm tin của nhân dân về đạo - Truyện Thạch Sanh đức và công lí xã hội; thể hiện ước mơ nhân đạo và hoà có nhiều chi tiết bình của nhân dân ta. tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý → Khái quát và chốt nội dung. nghĩa (như sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần,...). - Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân ta. * Ghi nhớ: Hs - Đọc Ghi nhớ: (SGK, T.67). (SGK, T.67). - Kể diễn cảm truyện Thạch Sanh. IV. Luyện tập. ?Tb Em có thích cách kết thúc truyện Thạch Sanh không? (5 phút). Vì sao? - Cách kết thúc truyện Thạch Sanh là một kết thúc hợp lí, có hậu: “ác giả, ác báo”; “ở hiền gặp lành”. Gv. 100Nguyễn Thị Thu Huyền. 2011 - 2012. Lop6.net.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> c. Củng cố: Nguyễn Thị Thu Huyền. Lop6.net. 2011 - 2012. 101.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Gv khái quát kiến thức toàn bài d. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút). - Xem lại nội dung bài học, học thuộc ghi nhớ (SGK, T.67). - Đọc thêm (SGK, T.67). - Đọc kĩ và chuẩn bị bài chữa lỗi dùng từ (theo yêu cầu trong sách giáo khoa, T.68,69). Ngày soạn:…./09/2011. Ngày dạy :. 6A:…./09/2011 6B:…./09/2011. Tiết 23. Tiếng Việt:. CHỮA LỖI DÙNG TỪ 1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh: a. Kiến thức - Các lỗi dùng từ: lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm. - Cách chữa lỗi lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm. b. Kỹ năng: - Bước đầu có kĩ năng phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ. - Dùng từ chính xác khi nói, viết. c. Thái độ: - Có ý thức hơn khi sử dụng từ ngữ; tự sửa chữa lỗi của mình hay mắc phải; tránh mắc lỗi dùng từ. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên : - Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên; đọc thêm tài liệu tham khảo; soạn giáo án. b. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Đọc kĩ bài ở nhà, chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên (trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa). 3. Tiến trình bài dạy. a. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) *Câu hỏi: Thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Cho ví dụ? * Đáp án - biểu điểm: - Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Ví dụ: Từ xe đạp chỉ có một nghĩa Từ chân có nhiều nghĩa: Chân người, chân bàn, chân ghế, chân trời, chân mây,... - Chuyển Nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa. Ví dụ: từ tay - bộ phận hoạt động → Chuyển: tay ghế, tay vịn, tay cày, tay súng,... * Giới thiệu bài: (1phút). Trong thực tế chúng ta hay mắc một số lỗi thông thường. Vậy làm thế nào để tránh được những lỗi thường mắc đó và chữa lỗi mắc phải như thế nào? Mời chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học này. 102Nguyễn Thị Thu Huyền. 2011 - 2012. Lop6.net.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> b. Dạy nội dungbài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. Gv. - Dùng bảng phụ có ghi ví dụ (a), (b) (Mục I SGK,T.68): a) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ iàng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! (Thép Mới) b) Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian. Hs - Đứng tại chỗ đọc ví dụ trên bảng. ?Tb (lên bảng) Gạch chân những từ ngữ giống nhau trong 2 ví dụ trên? Hs - Lên bảng gạch chân. Gv - Nhận xét, bổ sung: ?Tb Như vậy trong 2 ví dụ trên, có những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại? Và lặp mấy lần. - Các từ lặp đi, lặp lại: Ví dụ a: - Từ: “Tre” lặp 7 lần, từ “Anh hùng” lặp 2 lần. Ví dụ b: - Ngữ: Truyện dân gian lặp 2 lần. ?K Cùng là hiện tượng lặp, nhưng tác dung việc lặp ở ví dụ (a) có giống lặp ở ví dụ (b) không? Vì sao? - Cùng là hiện tượng lặp nhưng lặp ở ví dụ (a) được dùng với mục đích nhấn mạnh, tạo ra nhịp điệu hài hoà trong câu văn. Đây chính là một trong những biện pháp tu từ trong văn bản nghệ thuật có tên là điệp ngữ, sau này chúng ta sẽ được tìm hiểu cụ thể về phép tu từ này. Còn ở ví dụ (b) là lỗi lặp từ (dùng từ sai).. NỘI DUNG. I. Lặp từ (12 phút) 1) Ví dụ:. - Ví dụ (a): Từ: “Tre” lặp 7 lần, từ “Anh hùng” lặp 2 lần có mục đích nhấn mạnh, tạo ra nhịp điệu hài hoà trong câu văn. (Điệp từ, điệp ngữ). - Ví dụ b: Ngữ: Truyện dân gian lặp 2 lần. Là lỗi lặp từ, làm cho câu văn ?K Vì sao em phát hiện được ở câu (b) là lỗi lặp từ? (Phân nặng nề, dài dòng. tích biểu hiện và chỉ ra nguyên nhân sai ở ví dụ b?) - Biểu hiện: Ngữ Truyện dân gian mắc lỗi về lặp từ, làm cho câu văn trở nên nặng nề, dài dòng. Thừa từ. - Nguyên nhân mắc lỗi: Do nghèo nàn về vốn từ nên người viết diễn đạt kém. ?Tb Vậy với lỗi lặp từ như ở ví dụ (b) ta nên chữa lại như 2. chữa lỗi: thế nào cho hợp lí? Nguyễn Thị Thu Huyền. Lop6.net. 2011 - 2012. 103.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Với câu văn trên ta chỉ cần lược bỏ ngữ không cần Bỏ ngữ Truyện dân thiết: Truyện dân gian ở cuối câu. gian ở cuối câu: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc II. Lẫn lộn các từ gần âm. (11 phút) Gv - Ghi ví dụ lên bảng: 1. Ví dụ: Ví dụ: a) Ngày mai chúng em sẽ đi thăm quan viện bảo tàng của tỉnh. b) Ông hoạ sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc. Hs - Đọc ví dụ. ?Tb Trong các câu trên, những từ nào dùng không đúng? - Dùng từ không đúng: + Ví dụ a: Từ: thăm quan. + Ví dụ b: Từ nhấp nháy. ?K Theo em, nguyên nhân mắc lỗi trên là gì? - Vì không nhớ chính xác hình thức ngữ âm của từ, còn nhầm lẫn giữa thăm quan với tham quan; nhấp nháy với mấp máy. ?K * Em hãy giải nghĩa những từ dùng sai? Hs - Từ: thăm quan: Trong tiếng Việt không có từ thăm quan mà chỉ có từ tham quan, thăm hỏi, Thăm nom, thăm viếng, ... - Từ nhấp nháy: (đg) Chỉ ánh sáng khi loé ra, khi tắt liên tiếp. Hoặc chỉ hoạt động của mắt: mở ra, nhắm lại liên tiếp. ?Tb Vậy từ Tham quan, từ mấp máy có nghĩa là gì? - tham quan: có nghĩa là xem tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc học tập kinh nghiệm. - mấp máy: Cử động rất khẽ và liên tiếp. Gv → Như vậy, từ luôn có hai mặt: nội dung và hình thức (đã học ở bài 3). Hai mặt này luôn gắn kết với nhau. Vì vậy, sai về hình thức sẽ dẫn tới sai cả về nội dung. Do đó chúng ta cần phải chú ý khi dùng từ. ?Tb Căn cứ vào nghĩa của các từ đã giải, theo em trong 2. Chữa lỗi: ngữ cảnh từng câu trên nên dùng từ nào thì mới hợp - Câu (a) thay từ lí? thăm quan bằng từ Hs - Câu (a) thay từ thăm quan bằng từ tham quan. tham quan: - Câu (b) thay từ nhấp nháy bằng từ mấp máy. a) Ngày mai chúng em sẽ đi tham quan viện bảo tàng của tỉnh. 104Nguyễn Thị Thu Huyền. 2011 - 2012. Lop6.net.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Câu (b) thay từ nhấp nháy bằng từ mấp máy: b) Ông hoạ sĩ già mấp máy bộ ria mép quen thuộc. III. Luyện tập. H - Đọc yêu cầu bài tập 1 (SGK, T.68): (15 phút) ?Tb * Hãy lược bỏ những từ ngữ trùng lặp trong các câu? 1. Bài tập 1: - Suy nghĩ cá nhân sau đó trình bày kết quả (có nhận xét (SGK, T.68). a) Bỏ từ Lan ở cuối bổ sung). Gv - Nhận xét, chữa bổ sung. câu. b) - Bỏ: Câu chuyện ấy. - Thay câu chuyện này bằng Câu chuyện ấy. - Thay Những nhân vật ấy bằng đại từ họ. - Thay những nhân vật bằng những người. c) Bỏ từ lớn lên (Lặp với trưởng thành) ? Xác định từ dùng sai trong các câu dưới đây và thay 2. Bài tập 2. (SGK, T.69). bằng những từ khác. Theo em, nguyên nhân chủ yếu của việc dùng sai từ đó là gì? a) Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trang thái tình cảm của con người. b) Có một số bạn còn bàng quang với lớp. c) Vùng này có khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái. Hs - Suy nghĩ cá nhân sau đó trình bày kết quả (có nhận xét, - Những từ dùng sai : a) Linh động. Thay bổ sung) Gv → Nhận xét, sửa bổ sung. bằng từ sinh động - Nguyên nhân chủ yếu trong việc dùng sai từ trong các b) bàng quang. Thay ví dụ trên là do người viết đã nhầm lẫn với từ gần âm, bằng từ bàng quan. c) thủ tục.Thay bằng nhớ không chính xác: + Linh động: Không dập khuôn, máy móc. từ hủ tục. + Sinh động: có khả năng gợi ra những hình ảnh hợp - Nguyên nhân chủ với hiện thực của đời sống → dùng từ sinh động là đúng yếu trong việc dùng + Bàng quang: Bọc chứa nước tiểu. sai từ trong các ví dụ + Bàng quan: dửng dưng, thờ ơ, đứng ngoài cuộc → trên là do người viết dùng từ bàng quan là đúng. đã nhầm lẫn với từ + Thủ tục: Nhưng việc cụ thể phải làm theo một trật tự gần âm, nhớ không Nguyễn Thị Thu Huyền. Lop6.net. 2011 - 2012. 105.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> quy định,để tiến hành một công việc có tính chất hình chính xác. thức (thủ tục đăng kí hộ khẩu,...). + Hủ tục: Phong tục đã lỗi thời → dùng từ Hủ tục là đúng. c. Củng cố ( 1' ) : - Gv khái quát nội dung bài học. d. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút) - Về nhà xem lại bài, nắm chắc những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc mắc lỗi dùng từ để sử dụng từ cho chính xác khi nói và viết. - Đọc kĩ và soạn bài Em bé thông minh theo câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu trong sách giáo khoa (Đọc kĩ truyện, xem phần chú thích, nắm và hiểu nghĩa các từ khó). ========================= Ngày soạn:…./09/2011. Ngày dạy :. 6A:…./09/2011 6B:…./09/2011. Tiết 24. Tập làm văn:. TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh: a. Kiến thức: - Nhận ra được những ưu, nhược điểm của bài viết số 1, rút kinh nghiệm cho bài viết sau. - Củng cố cách xây dựng cốt truyện, nhân vật, tình tiết, lời văn, bố cục một câu chuyện. b. Kĩ năng : - Rèn cho học sinh kỹ năng nhận diện, phát hiện lỗi trong bài viết; biết cách chữa lỗi (lỗi chính tả; dùng từ, ngữ; cách diễn đạt). c. Thái độ: - Nghiêm túc học bộ môn. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên : - Nghiên cứu kĩ đề - chấm bài; chuẩn bị nội dung trả bài (Soạn giáo án) b. Chuẩn bị của học sinh: - Ôn lại lí thuyết, đọc kĩ và lập dàn ý cho đề bài viết số 1. 3. Tiến trình bài dạy. a. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà. * Giới thiệu bài: (1phút).. 106Nguyễn Thị Thu Huyền. 2011 - 2012. Lop6.net.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> Các em đã viết bài tập làm văn số 1. Vậy qua bài viết, các em đã đạt được những yêu cầu gì? Còn những điểm gì cần phải rút kinh nghiệm? Trong tiết trả bài hôm nay chúng ta cùng xem xét lại bài viết đó. b. Dạy nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. Gv. - Ghi đề lên bảng.. Hs ?Tb Hs Gv. - Đọc lại đề. Hãy xác định yêu cầu của đề bài trên? - Xác định yêu cầu của đề. - Ghi tóm tắt những yêu cầu chính lên bảng.. Gv. - Sau khi đã xác định được yêu cầu của đề, chúng ta tiến hành lập dàn ý theo bố cục ba phần của bài văn tự sự.. NỘI DUNG. I. Tìm hiểu đề. (3 phút) 1. Đề bài: Hãy kể lại truyện Sự tích Hồ Gươm bằng lời văn của em. 2. Yêu cầu: - Thể loại: Văn tự sự (kể chuyện). - Nội dung: Truyện Sự tích Hồ Gươm. - Giới hạn: Kể bằng lời văn của em.. II. Lập dàn ý. (10 phút) ?Tb Hãy cho biết yêu cầu phần mở bài của bài văn tự 1. Mở bài: (Giới thiệu nhân vật và sự? Hs - Trình bày. sự việc). Gv - Ghi tóm tắt lên bảng. ?Tb * Với đề này, ta nên mở bài như thế nào? - Giới thiệu Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: + Giặc Minh đặt ách đô hộ trên đất nước ta, giết người, cướp của vô cùng tàn bạo. Lê Lợi Khởi nghĩa ở vùng núi Lam Sơn - Thanh Hoá. + Thế giặc mạnh, nghĩa quân trải qua muôn vàn khó khăn, thường xuyên phải rút lui để bảo toàn lực lượng. - Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần. ?K Hãy xác định những nội dung cần kể trong phần b) Thân bài: (Kể diễn thân bài? biến câu chuyện) Hs - Đứng tại chỗ trình bày. Gv - Tóm tắt, ghi lên bảng. - Lê Thận thả lưới ở ba quãng sông khác nhau, Nguyễn Thị Thu Huyền. Lop6.net. 2011 - 2012. 107.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> đều bắt dược duy nhất một lưỡi gươm, sau đó, Lê Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn, chiến đấu rất dũng cảm. - Một hôm, Lê Lợi cùng bộ tướng đến nhà Lê Thận. Thanh gươm ở xó nhà bỗng sáng rực lên. Lê Lợi cầm lên xem thì thấy hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. - Một lần, Lê Lợi cùng các tướng sĩ rút lui vào rừng sâu. Trong lúc nguy kịch, Lê Lợi bỗng nhìn thấy một vật sáng rất lạ trên ngọn cây. Đó chính là một chuôi gươm nạm ngọc. - Hai thứ đó ghép lại với nhau thành một thanh gươm báu, giúp nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng giặc Minh. - Đất nước hoà bình, một hôm Lê Lợi du thuyền trên hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm báu. Lê Lợi đã trả lại gươm cho Long Quân. ?Tb * Phần kết thúc cần đảm được những ý nào? c) Kết bài: (Kể kết thúc Từ đó hồ Tả Vọng được đổi tên là hồ Hoàn Kiếm, dân câu chuyện). gian gọi là Hồ Gươm. III. Thông qua biểu Gv - Thông qua biểu điểm: điểm. (2 phút) * Biểu điểm: a) Hình thức:(2 Điểm). - Bố cục đầy đủ ba phần, rõ ràng, mạch lạc; diễn đạt lưu loát. - Chữ viết đẹp, đúng chính tả, sử dụng câu đúng ngữ pháp. b) Nội dung: - Mở bài (2 điểm, đảm bảo đủ hai ý - mỗi ý: 1 điểm): + Giới thiệu Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. + Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần. - Thân bài: (5 điểm) + Đảm bảo đủ các ý như đáp án. + Kể được diễn biến câu chuyện. - Kết bài: Kể được kết thúc câu chuyện. (1 điểm) Hồ Tả Vọng được đổi tên là hồ Hoàn Kiếm, dân gian gọi là Hồ Gươm. Gv. → Nhận xét bài viết của học sinh: IV. Nhận xét. Ưu điểm: (3 phút) - Nhìn chung cả lớp, đa số các em đều nắm vững thể. 108Nguyễn Thị Thu Huyền. 2011 - 2012. Lop6.net.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> loại, xác định được nội dung yêu cầu của đề; biết chọn ngôi kể và kể bằng lời văn của mình, đảm bảo đủ ý cơ bản như dàn bài; kể theo đúng trình tự câu chuyện. - Một số bài viết trình bày tương đối khoa học, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng: Thành, Hậu, Thưởng. Nhược điểm: - Một số em còn lười học, thể hiện: nắm các sự việc chính còn thiếu, bài viết sơ sài; chữ viết cẩu thả, còn mắc lỗi chính tả; một số em viết chữ xấu không đọc được, một số em còn viết hoa tự do. (Cô giáo đã phê ở từng bài). V. Lỗi sai và sửa lỗi. (13 phút) ?K * Hãy xác định xem trong đoạn sau, bạn đã mắc phải lỗi gì? - Vào thời giặc Minh nước ta bị giặc đô hộ từ đó nói lên nghĩa quân nan Sơn bắt đầu thế lực còn yếu lén lút Lê Lợi cũng tua rồi chạy vào rừng thấy như vậy quyết định của Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần. - Lần thứ ba lấy ra gần đống nữa và kêu Ha Ha đó là một lưỡi gươm. → Lỗi diễn đạt, dùng từ sai và lỗi chính tả. - Một lần giặc đóng quân. Nghĩa quân Lam Sơn dã nổi lên vùng dạy đánh quân Minh rồi rút quân về. ?Tb * Chữa lại cho đúng? Hs - Chữa. Gv - Nhận xét, bổ sung cách chữa lỗi: - Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ trên đất nước ta. Chúng bóc lột nhân dân dân ta đến tận xượng tuỷ. Đời sống của người dân cực khổ trăm đường. Vì vậy, Lê Lợi đã dựng cờ khỏi nghĩa ở vùng đất Lam Sơn Thanh Hoá. Mới đầu, thế lực còn non yếu nên nghĩa quân thường lui quân để bảo toàn lực lượng. Thấy vậy Lông Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc. - Lần thứ ba, vẫn là thanh sắt đó mắc vào lưới, tò mò VI. Đọc bài mẫu. (5 phút) Thận đưa gần mồi lửa xem cho rõ thì ra đó là một lưỡi gươm, Thận đem về. Gv. - Đọc bài viết tốt: + Lớp 6A: Thành, Hậu - Thông báo kết quả bài viết sau đó trả bài cho học sinh: - Giỏi: 0 - Khá: 6. Nguyễn Thị Thu Huyền. Lop6.net. 2011 - 2012. 109.
<span class='text_page_counter'>(21)</span>