Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một sô điều của Luật thi đua, khen thưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.29 KB, 89 trang )

CHÍNH PHỦ

Số:

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

/2014/NĐ-CP

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014

Dự thảo ngày 04/11/2013
NGHỊ ĐỊNH
Quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật sửa đổi, bổ sung một sô điều của Luật thi đua, khen thưởng
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một sô điều của Luật thi đua, khen thưởng
sửa đổi ngày tháng năm
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ


sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng bao gồm: thi đua và danh hiệu
thi đua; hình thức, đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng; Hội đồng Thi đua - Khen
thưởng các cấp; thẩm quyền quyết định, trao tặng; thủ tục, hồ sơ đề nghị khen
thưởng; quỹ thi đua, khen thưởng; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tập thể được
khen thưởng; hành vi vi phạm và xử lý hành vi vi phạm; khiếu nại, tố cáo và giải
quyết khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng; tước và phục hồi danh hiệu.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Công dân Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngồi.
2. Các cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội; tổ
chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã


hội; tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế; đơn vị lực lượng vũ trang
nhân dân.
3. Cơ quan, tổ chức nước ngoài và các cơ quan, tổ chức quốc tế ở Việt Nam.
Điều 3. Nguyên tắc thi đua và căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua
1. Nguyên tắc thi đua được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6
của Luật thi đua, khen thưởng. Đối với nữ giới thời gian nghỉ thai sản theo qui
định được tính là thời gian để bình xét danh hiệu thi đua.
2. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua
và kết quả tham gia phong trào thi đua. Cá nhân, tập thể tham gia phong trào
thi đua đều phải đăng ký thi đua, trên cơ sở xác định mục tiêu, chỉ tiêu, nội
dung, biện pháp thi đua và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua.
Điều 4. Nguyên tắc khen thưởng và căn cứ khen thưởng
1. Nguyên tắc khen thưởng theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng được thực hiện như
sau: tiêu chuẩn cho thời gian giữ chức vụ được tính để xét khen thưởng q
trình cống hiến đối với nữ giới bằng 2/3 thời gian giữ chức vụ so với quy định
chung (trừ đối tượng do Trung ương quản lý).
2. Khen thưởng phải đảm bảo chính xác, hình thức khen thưởng phải

tương xứng và phù hợp với thành tích đạt được, đảm bảo thành tích đến đâu
khen thưởng đến đó. Khơng nhất thiết phải khen thưởng theo trình tự có hình
thức khen thưởng mức thấp rồi mới được khen thưởng mức cao hơn. Thành
tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn thì được
khen thưởng với mức cao hơn; không khen nhiều lần cho cùng một thành tích
của một đối tượng. Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ và cá nhân trực tiếp
lao động, sản xuất, công tác, chiến đấu.
3. Quy định mốc thời gian để đề nghị khen thưởng cho lần tiếp theo được
tính từ khi có quyết định khen thưởng lần trước đến thời điểm trình khen
thưởng lần sau phải đủ thời gian theo qui định của mỗi hình thức khen
thưởng.
4. Khi xét khen thưởng đối với người dứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức
phải xem xét dến thành tích, kết quả khen thưởng của tập thể do người đứng
đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức đó phụ trách.
Điều 5. Giải thích một số từ ngữ
Một số từ ngữ sử dụng trong Nghị định này được hiểu như sau:
1. Công trạng là công lao đối với đất nước, đối với dân tộc.

2


2. Khen thưởng cống hiến là hình thức khen thưởng cho những người có
chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị có nhiều đóng góp vào sự
nghiệp chung.
3. Cơ sở là cơ quan, tổ chức được thành lập theo pháp luật, có thể nhân
danh chính mình tham gia quan hệ pháp luật dân sự một cách độc lập.
4. Phạm vi ảnh hưởng của thành tích là giới hạn về không gian tác động
đối với kết quả một hoạt động cụ thể mang lại.
5. Danh hiệu là tên gọi nêu lên phẩm chất tốt đẹp, cao quý dành riêng
cho cá nhân, tập thể có nhiều thành tích xuất sắc.

6. Phong trào thi đua là hoạt động chính trị, văn hố, xã hội có tổ chức,
có mục tiêu và nội dung cụ thể, lôi cuốn được đông đảo quần chúng nhân dân tham
gia.
7. Tiêu chí là tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại kết
quả tham gia hoạt động thi đua của tập thể, cá nhân.
8. Thủ tục là việc cụ thể phải làm theo một trật tự qui định để tiến hành
một cơng việc có tính chất chính thức.
ChươngII
THI ĐUA VÀ DANH HIỆU THI ĐUA
Mục 1
HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG THI ĐUA
Điều 6. Hình thức tổ chức thi đua
1. Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua được phát động và tổ chức
theo năm kế hoạch, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên
môn của cơ quan, đơn vị và tổ chức. Thi đua thường xun chính là việc thực
hiện có hiệu quả những công việc và nhiệm vụ chuyên môn hàng ngày.
Đối tượng tham gia thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập
thể, các tập thể trong cùng một cơ quan, đơn vị và tổ chức; hoặc giữa các cơ
quan, đơn vị và tổ chức có chức năng, nhiệm vụ, tính chất cơng việc tương đồng.
Cơ quan, đơn vị và tổ chức chỉ phát động các phong trào thi đua thường
xuyên khi đã xác định rõ mục đích, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và các nội dung,
biện pháp tổ chức thực hiện.
Kết thúc năm công tác, người đứng đầu cơ quan, đơn vị và tổ chức tiến
hành tổng kết và bình xét các danh hiệu thi đua, đề xuất hình thức khen
thưởng các tập thể, cá nhân có cơng trạng và tích cực tham gia có hiệu quả
các phong trào thi đua thường xuyên.
3


2. Thi đua theo đợt (hoặc theo chuyên đề) là hình thức thi đua nhằm thực

hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất trong khoảng thời gian nhất định. Thi
đua theo đợt (hoặc theo chuyên đề) được phát động khi đã xác định rõ chỉ
tiêu, tiêu chí, nội dung, biện pháp và thời gian thực hiện.
Thi đua theo đợt (theo chun đề) có thể tổ chức với quy mơ rộng lớn
(trong phạm vi một địa phương, một ngành hoặc cả nước). Khi tiến hành sơ,
tổng kết thi đua theo đợt (theo chuyên đề) chủ yếu thực hiện hình thức khen
thưởng của cấp phát động thi đua.
Trường hợp thi đua theo đợt (theo chuyên đề) có thời gian từ 05 năm trở
lên, cơ quan, đơn vị, tổ chức chủ trì phát động thi đua lựa chọn những tập thể,
cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu đề nghị Thủ tướng Chính phủ xét tặng
Bằng khen. Trường hợp thành tích đặc biệt xuất sắc mới đề nghị Chủ tịch
nước xét tặng Huân chương Lao động hạng Ba (Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
hạng Ba) và chủ yếu khen thưởng cho cá nhân trực tiếp lao động, sản xuất,
công tác, chiến đấu.
Điều 7. Nội dung tổ chức phong trào thi đua.
1. Phong trào thi đua phải bám sát nhiệm vụ chính trị để đề ra các mục
tiêu, phạm vi, đối tượng, nội dung và biện pháp thi đua cụ thể; tập trung phấn
đấu hoàn thành toàn diện, vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ; đảm bảo thiết
thực, phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị và tổ chức; khả năng
tham gia của quần chúng, người lao động.
2. Phong trào thi đua cần hướng về cơ sở và người lao động trực tiếp, cần có
chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ tuyên truyền, dễ thực hiện. Chú trọng làm tốt công tác
thông tin, tuyên truyền về nội dung và ý nghĩa của phong trào thi đua; cổ vũ, động
viên, phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác tham gia của mỗi cá nhân.
3. Coi trọng công tác chỉ đạo điểm, đôn đốc, hướng dẫn, sơ kết rút kinh
nghiệm trước khi nhân rộng với các phong trào thi đua có qui mơ lớn, tầm ảnh
hưởng rộng, nhiều đối tượng tham gia.
4. Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện phong trào
thi đua. Chú trọng xây dựng, bồi dưỡng, phát hiện, nhân rộng điển hình tiên
tiến, nhân tố mới, cách làm hay trong phong trào thi đua.

5. Định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả phong trào thi đua; xem
xét, đề xuất khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong
phong trào thi đua.
6. Đa dạng hố các hình thức tổ chức phong trào thi đua; chống mọi biểu
hiện phô trương, hình thức, lãng phí trong tổ chức phong trào thi đua.

4


Điều 8. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong
triển khai tổ chức phong trào thi đua
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phịng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch
nước, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Tổng giám đốc các Tập đồn kinh tế và
Tổng cơng ty nhà nước được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính
phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ
chức chủ trì, phối hợp với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội
cùng cấp để tổ chức phát động, hưởng ứng các phong trào thi đua do Chủ tịch
nước, Thủ tướng Chính phủ phát động; tổ chức phát động, triển khai các
phong trào thi đua trong phạm vi mình quản lý; chủ động phát hiện, lựa chọn
các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng hoặc đề nghị khen
thưởng; tổ chức bồi dưỡng, phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng các điển hình
tiên tiến, giữ vững và phát huy tác dụng của các điển hình tiên tiến trong hoạt
động thực tiễn.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ
chức xã hội, nghề nghiệp khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của mình có trách nhiệm:
a) Tổ chức và phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức để phát động,

triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua; trao đổi, phổ biến kinh
nghiệm, nhân rộng các điển hình tiên tiến;
b) Phối hợp, thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, tham gia
với các cơ quan chức năng để tuyên truyền, động viên đoàn viên, hội viên, các
tầng lớp nhân dân tham gia phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen
thưởng;
c) Giám sát việc thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng; kịp thời
phản ánh, đề xuất các giải pháp để thực hiện các quy định của Luật Thi đua,
Khen thưởng và của Nghị định này.
Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan làm công tác thi
đua, khen thưởng
1. Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) có trách nhiệm
tham mưu cho Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ các nội dung phát động,
chỉ đạo và tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi toàn quốc; làm nhiệm vụ
thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, hướng dẫn triển
khai thực hiện các phong trào thi đua cho các ngành, các cấp.
5


2. Cơ quan chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng các cấp căn cứ
vào các phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động,
căn cứ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh hàng năm, 5
năm và các nhiệm vụ chính trị đột xuất, quan trọng khác để tham mưu, đề
xuất với lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp về chủ trương, chương trình, kế
hoạch, mục tiêu, nội dung, biện pháp tổ chức thi đua; đặc biệt coi trọng công
tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào thi đua;
chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
trong việc hướng dẫn, đôn đốc, tổ chức, kiểm tra các phong trào thi đua; tham
mưu sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến;
kịp thời đề xuất khen thưởng và đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thi

đua, khen thưởng.
Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan thông tin đại chúng
1. Thường xuyên, kịp thời tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng.
2. Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền, tăng cường các
chuyên trang chuyên mục để định hướng dư luận, lấy ý kiến nhân dân về công
tác thi đua, khen thưởng.
3. Phát hiện, cổ vũ, phổ biến, nêu gương các điển hình tiên tiến, gương
người tốt, việc tốt, các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong các phong
trào thi đua.
4. Đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen
thưởng, góp phần hạn chế, đẩy lùi các mặt tiêu cực trong xã hội.
Mục 2
DANH HIỆU THI ĐUA
VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA
Điều 11. Các danh hiệu thi đua
1. Các danh hiệu thi đua đối với cá nhân: “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”,
“Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương”, “Chiến sỹ thi
đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ tiên tiến”.
2. Các danh hiệu thi đua đối với tập thể: “Cờ thi đua của Chính phủ”,
“Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đồn thể trung ương”, “Tập thể lao động
xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên
tiến”; ''Thơn văn hóa'', ''Bản văn hóa'', ''Làng văn hóa'', ''Ấp văn hóa'', ''Tổ dân
phố văn hóa'', Cờ thi đua cấp tổng cục, quân khu, quân chủng, quân đoàn,
binh chủng và tương đương thuộc Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an.
3. Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình: “Gia đình văn hóa”.
6


4. Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng

dẫn thực hiệu danh hiệu và tiêu chuẩn thi đua đối với tập thể, cá nhân trong
lực lượng dân quân tự vệ, bảo vệ dân phố, công an xã, thị trấn.
Điều 12. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ tiên tiến”
1. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ
quan, đơn vị hành chính Nhà nước, các cơ quan, đơn vị sự nghiệp Nhà nước
đạt các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật thi đua, khen thưởng được xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sỹ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân
thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn quy định tại
Khoản 1 Điều 24 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen
thưởng được xét tặng danh hiệu "Chiến sĩ tiên tiến”.
3. Công nhân, nông dân, người lao động không thuộc đối tượng Khoản 1,
2 Điều 24 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng
làm việc ở các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế quốc doanh và ngồi quốc doanh,
xã viên hợp tác xã nơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và trong các
lĩnh vực khác đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng thì đơn vị trực tiếp quản lý
có tư cách pháp nhân theo qui định xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
4. Những người có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản, những
người trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu do bị thương tích cần điều trị, điều
dưỡng theo kết luận của cơ quan y tế, thì thời gian nghỉ vẫn được tính để xem
xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ tiên tiến” .
Cá nhân đi học, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, chấp hành tốt quy
định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì kết hợp với thời gian cơng tác tại cơ
quan, đơn vị để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ tiên tiến”.
Các trường hợp đi đào tạo từ 01 năm trở lên, chấp hành tốt quy định của cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng, có kết quả học tập từ loại khá trở lên thì năm đó được xét
tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ tiên tiến”.
Đối với cá nhân thun chuyển cơng tác thì đơn vị mới có trách nhiệm
xem xét, bình bầu danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ tiên tiến” (đối

với trường hợp có thời gian công tác ở đơn vị cũ từ 6 tháng trở lên phải có ý
kiến nhận xét của đơn vị cũ).
5. Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ tiên tiến”
cho các trường hợp: Mới tuyển dụng dưới 10 tháng; nghỉ việc từ 40 ngày làm
việc trở lên; bị xử phạt hành chính; bị kỷ luật từ khiển trách trở lên.
Điều 13. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”
7


1. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” được xét tặng mỗi năm một lần
vào dịp tổng kết năm công tác của cơ quan, đơn vị, tổ chức cho cá nhân đạt
các tiêu chuẩn quy định tại Điều 23 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật thi đua, khen thưởng.
2. Sáng kiến là các giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác
nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đáp ứng đầy đủ các điều
kiện: có tính mới trong phạm vi cơ sở đó ; đã được áp dụng hoặc áp dụng thử
tại cơ sở đó và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực.
Giải pháp khoa học được coi là có khả năng mang lại lợi ích thiết thực
nếu việc áp dụng giải pháp đó có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế (nâng
cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm,
dịch vụ…) hoặc lợi ích xã hội (cải thiện điều kiện sống, bảo vệ môi trường,
sức khỏe con người…).
3. Sáng kiến phải được Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp cơ sở công
nhận; giải pháp, đề tài khoa học phải được Hội đồng Khoa học cấp cơ sở
nghiệm thu và được áp dụng trong thực tế.
Trường hợp mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu phải
có xác nhận của Thủ trưởng, người đứng đầu tổ chức, đơn vị.
Trường hợp ứng dụng sáng kiến, giải pháp khoa học kỹ thuật vào lao
động, sản xuất phải làm lợi cho tổ chức, đơn vị hoặc tạo ra lợi ích xã hội;
được tập thể suy tôn và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị công nhận.

4. Người đứng đầu cơ sở xét công nhận sáng kiến thành lập Hội đồng sáng
kiến để quyết định việc công nhận sáng kiến, làm căn cứ xét công nhận danh
hiệu “Chiến sĩ thi ua c s.
Thành phần Hội đồng xột cụng nhn sỏng kin gồm những
thành viên có trình độ chuyên môn về lĩnh vực có liên quan đến
nội dung sáng kiến, đại diện tổ chức cơng đồn nơi tác giả là cơng đồn viên
và các thành phần khác theo quyết định của người đứng đầu cơ sở xét công
nhận sáng kiến.
Đối với người lao động làm việc ở các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế ngoài
quốc doanh, xã viên hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và
trong các lĩnh vực khác, Hội đồng xét công nhận sáng kiến do người đứng đầu
tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở kinh tế, hợp tác xã có tư cách pháp nhân theo qui
định, thành lập.

8


Điều 14. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể
trung ương”
Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương”
được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số các cá
nhân 3 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”. Cá nhân đó phải có
thành tích, sáng kiến, đề tài khoa học mang lại hiệu quả, có tác dụng, ảnh hưởng
tích cực trong Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương và do Hội đồng Khoa học,
sáng kiến cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương xem xét, công nhận.
Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương
do Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương quyết định thành lập. Thành phần
Hội đồng gồm những thành viên có trình độ chun mơn, quản lý, có năng lực
đánh giá, thẩm định các sáng kiến trong thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành,
tỉnh, đoàn thể trung ương.

Điều 15. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”
1. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua tồn quốc” được xét tặng cho cá nhân có
thành tích tiêu biểu xuất sắc nhất được lựa chọn trong số những cá nhân có
hai lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể
trung ương” và thành tích, sáng kiến, đề tài khoa học của cá nhân đó đem lại
hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc.
2. Mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài khoa học do Hội đồng Khoa
học, sáng kiến cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương xem xét, công nhận.
Hiệu quả của sáng kiến, đề tài khoa học được đánh giá trên cơ sở so sánh thực
tế kết quả công việc sau khi áp dụng sáng kiến, đề tài so với thời điểm chưa
áp dụng sáng kiến, đề tài đó.
Điều 16. “Cờ thi đua của Chính phủ”; “Cờ thi đua cấp Bộ, ngành,
tỉnh, đồn thể trung ương"; “Cờ thi đua cấp tổng cục, quân khu, quân
chủng, quân đoàn, binh chủng và tương đương” thuộc Bộ
Quốc phịng, Bộ Cơng an.
1. “Cờ thi đua của Chính phủ” được xét tặng hàng năm cho những tập
thể đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 25 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật thi đua, khen thưởng.
“Cờ thi đua của Chính phủ” tặng các tập thể xuất sắc nhất được lựa chọn
trong số những tập thể tiêu biểu được tặng “Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh,
đoàn thể trung ương"; những tập thể xuất sắc nhất trong từng lĩnh vực, ngành
nghề toàn quốc; những tập thể xuất sắc nhất trong phong trào thi đua toàn
quốc của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt được tiêu chuẩn tại
Khoản 1 Điều 25 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen
9


thưởng và tập thể tiêu biểu nhất trong hoạt động của các cụm, khối thi đua do
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức.
2. “Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương” được xét tặng

hàng năm cho những tập thể đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 26 Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.
Tập thể tiêu biểu xuất sắc được xét tặng danh hiệu “Cờ thi đua cấp Bộ,
ngành, tỉnh, đồn thể trung ương” phải được bình xét, đánh giá, so sánh theo
các khối, cụm thi đua do Bộ, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương tổ chức.
3. Cờ thi đua cấp tổng cục, quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh
chủng và tương đương thuộc Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an được xét tặng hàng
năm. Tiêu chuẩn, quy trình, hồ sơ thủ tục xét tặng do Bộ Quốc phịng, Bộ
Cơng an quy định sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ.
Điều 17. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Tập thể lao động
tiên tiến”, “Đơn vị quyết thắng”, “Đơn vị tiên tiến”
Các danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Tập thể lao động tiên tiến”;
“Đơn vị quyết thắng”, “Đơn vị tiên tiến” (đối với lực lượng vũ trang nhân
dân) được thực hiện theo quy định tại các Điều 27, 28 Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và được xét tặng vào dịp tổng kết hàng
năm.
1. “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” là tập thể đạt tiêu
chuẩn quy định tại Khoản 1, 2 Điều 28 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật thi đua, khen thưởng.
2. “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng” là tập thể tiêu biểu,
được lựa chọn trong số các tập thể đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”,
“Đơn vị tiên tiến” đạt tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, 2 Điều 27 Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.
Điều 18. Danh hiệu “Gia đình văn hóa”, danh hiệu thơn, bản, làng,
ấp, tổ dân phố văn hóa và tương đương
1. Việc tặng các danh hiệu ''Gia đình văn hóa'', ''Thơn văn hóa'', ''Bản văn
hóa'', ''Làng văn hóa'', ''Ấp văn hóa'', ''Tổ dân phố văn hóa'' và tương đương
được thực hiện theo quy định tại các Điều 29, 30 Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật thi đua, khen thưởng.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tặng danh hiệu “Gia đình
văn hố”; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tặng danh hiệu
''Thơn văn hóa'', ''Bản văn hóa'', ''Làng văn hóa'', ''Ấp văn hóa'', ''Tổ dân phố
văn hóa'' và tương đương.
10


Điều 19. Danh hiệu, tiêu chuẩn thi đua của tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, nghề nghiệp
Danh hiệu thi đua, tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua của tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp do cơ
quan Trung ương của các tổ chức này quy định sau khi được sự đồng ý của cơ
quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở Trung ương.
Chương III
HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG
VÀ TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG
Mục 1
HUÂN CHƯƠNG
Điều 20. “Huân chương Sao vàng”
1. ''Huân chương Sao vàng'' là huân chương cao quý nhất của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. ''Huân chương Sao vàng'' để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt được
một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Tham gia cách mạng từ năm 1935 về trước, hoạt động liên tục, có cơng
lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc,
không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Tổng Bí
thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước,
Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung
ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính

phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Bí thư
Trung ương Cục, Thường vụ xứ ủy, Bí thư khu ủy, Trưởng ban của Đảng ở
Trung ương, Bộ trưởng và các chức vụ tương đương, Thượng tướng lực lượng
vũ trang nhân dân;
b) Tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945 (từ ngày 31 tháng 12
năm 1944 trở về trước hoặc được kết nạp Đảng trước ngày 19 tháng 8 năm
1945, được cơ quan có thẩm quyền cơng nhận), hoạt động liên tục, có cơng
lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc,
không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Tổng Bí
thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước,
Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung
ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính
phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đại tướng lực
lượng vũ trang nhân dân;
c) Có q trình tham gia liên tục trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ (trong thời gian từ năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975), có
11


công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của
dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch
nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Đại tướng lực lượng vũ trang
nhân dân trước ngày 30 tháng 4 năm 1975;
d) Có q trình cơng tác liên tục trong kháng chiến chống Mỹ (sau ngày
20 tháng 7 năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) hoặc thời kỳ xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc (từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay), có công lao to
lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc,
không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Tổng Bí
thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước,

Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, 2 nhiệm kỳ (từ 08 đến 10 năm);
đ) Có cơng lao to lớn, có cơng trình, tác phẩm đặc biệt xuất sắc, có tác
động sâu rộng, tạo ra sự chuyển biến tích cực, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển
ở một trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và các
lĩnh vực khác của đất nước, được Nhà nước thừa nhận, tôn vinh;
3. ''Huân chương Sao vàng'' để tặng cho tập thể : Bộ, ban, ngành, đoàn
thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cấp quân khu, quân
đoàn, quân chủng, binh chủng, Tổng cục thuộc Bộ, Tập đồn kinh tế, Tổng
cơng ty nhà nước (do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập) và tương
đương, có bề dày truyền thống, có công lao, cống hiến to lớn trong sự nghiệp
cách mạng của Đảng và của dân tộc, thành tích có phạm vi ảnh hưởng rộng
hoặc tập thể có chức năng, nhiệm vụ đặc biệt, nội bộ đoàn kết, tổ chức đảng,
đoàn thể trong sạch, vững mạnh, đạt tiêu chuẩn sau:
Đã được tặng thưởng "Huân chương Hồ Chí Minh" từ 25 năm trở lên,
trong thời gian đó liên tục lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, có nhân tố
mới, mơ hình mới tiêu biểu cho cả nước học tập và có 5 lần được công nhận là
tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong tồn quốc.
Điều 21. “Hn chương Hồ Chí Minh”
1. "Huân chương Hồ Chí Minh" để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có
cơng lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1935 về trước, hoạt động liên
tục, có cơng lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp cách
mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm
một trong các chức vụ: Bí thư, Phó Bí thư tỉnh uỷ, Phó Trưởng ban của Đảng
ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Trung tướng lực lượng vũ
trang nhân dân;
b) Tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945 (từ ngày 31 tháng 12
năm 1944 trở về trước hoặc được kết nạp Đảng trước ngày 19 tháng 8 năm
1945, được cơ quan có thẩm quyền cơng nhận), hoạt động liên tục, có cơng
lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng,

12


của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức
vụ: Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Xứ ủy viên, Khu ủy viên, Bộ trưởng
hoặc chức vụ tương đương; Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân ;
c) Có q trình tham gia liên tục trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ (trong thời gian từ năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) có
cơng lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của
Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các
chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước,
Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc chức vụ tương đương 1 nhiệm kỳ (từ 3 đến 5
năm); Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân;
d) Có q trình công tác liên tục trong kháng chiến chống Mỹ (sau ngày 20
tháng 7 năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) hoặc thời kỳ xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc (từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay), có cơng lao to lớn,
có nhiều thành tích xuất sắc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một
trong các chức vụ:
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ
tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ 1 nhiệm kỳ (từ 3
đến 5 năm);
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó
Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc các chức vụ tương đương liên tục 2 nhiệm
kỳ (từ 8 đến 10 năm), Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân từ 10 năm trở lên;
đ) Có cơng lao to lớn, có cơng trình, tác phẩm đặc biệt xuất sắc có tác
động sâu rộng, thúc đẩy sự phát triển một trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế,
xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học, cơng nghệ, quốc phịng, an ninh, ngoại
giao và các lĩnh vực khác được Nhà nước thừa nhận, tôn vinh.

2. "Huân chương Hồ Chí Minh" để tặng cho tập thể: Bộ, ban, ngành,
đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cấp quân khu,
quân đoàn, quân chủng, binh chủng, Tổng cục thuộc Bộ, Tập đoàn kinh tế,
Tổng cơng ty nhà nước (do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập) và
tương đương có bề dày truyền thống, có cơng lao, cống hiến to lớn trong sự
nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, thành tích có phạm vi ảnh hưởng
rộng hoặc tập thể có chức năng, nhiệm vụ đặc biệt, lập được thành tích xuất
sắc, nội bộ đoàn kết, tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh, đạt tiêu
chuẩn sau:
Đã được tặng thưởng "Huân chương Độc lập hạng Nhất" hoặc “Huân
chương Quân công hạng Nhất” từ 10 năm trở lên, trong thời gian đó liên tục
hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, có nhân tố mới, mơ hình mới tiêu biểu cho cả
nước học tập và có 3 lần được cơng nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất
trong toàn quốc.
13


3. Tập thể đã được tặng thưởng "Huân chương Hồ Chí Minh" lần thứ
nhất và 15 năm tiếp theo liên tục hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong đó có 4
lần được công nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong tồn quốc thì được
xét tặng thưởng "Hn chương Hồ Chí Minh" lần thứ hai.
4. Cá nhân, tập thể người nước ngồi có cơng lao đặc biệt to lớn đối với
Nhà nước Việt Nam, được Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thừa nhận, tơn vinh, được xét tặng thưởng “Huân chương Hồ Chí Minh”.
Điều 22. “Huân chương Độc lập hạng Nhất”
1. “Huân chương Độc lập hạng Nhất” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân
có thành tích đặc biệt xuất sắc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945 (từ ngày 31 tháng 12
năm 1944 trở về trước hoặc được kết nạp Đảng trước ngày 19 tháng 8 năm
1945, được cơ quan có thẩm quyền cơng nhận), hoạt động liên tục, có thành

tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc,
không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó
Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung
ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương; Trung tướng lực lượng vũ trang
nhân dân ;
b) Tham gia hoạt động liên tục trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ (trong thời gian từ năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975), có
thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Trưởng
ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng và chức vụ tương đương; Khu uỷ
viên, Bí thư tỉnh ủy, thành uỷ trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội,
Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương, liên tục 2 nhiệm kỳ (từ 8 đến
10 năm); Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân ;
c) Tham gia hoạt động liên tục trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (sau
ngày 20 tháng 7 năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) hoặc thời kỳ xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc (từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay), đã có
nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, khơng phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm
một trong các chức vụ:
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó
Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, liên tục 1 nhiệm kỳ (từ 3 đến 5 năm); Đại tướng
lực lượng vũ trang nhân dân;
Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng và chức vụ tương
đương, Bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội,
Trưởng đồn thể chính trị - xã hội ở Trung ương, 3 nhiệm kỳ (từ 13 đến 15
năm); Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân từ 10 năm trở lên;
d) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu
gương trong toàn quốc ở một trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, văn
14



học, nghệ thuật, khoa học, cơng nghệ, quốc phịng, an ninh, ngoại giao và các
lĩnh vực khác được Nhà nước công nhận, tôn vinh.
2. “Huân chương Độc lập hạng Nhất” để tặng cho tập thể: Tổng cục, cục
thuộc Bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương và tương đương trở lên; cấp sở,
cấp huyện thuộc tỉnh và tương đương trở lên, đã được tặng thưởng "Huân
chương Độc lập hạng Nhì" từ 10 năm trở lên, trong thời gian đó liên tục hồn
thành xuất sắc nhiệm vụ, có nhân tố mới, mơ hình mới tiêu biểu cho cả nước
học tập và đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có 3 lần được công nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong tồn quốc.
b) Có 2 lần được cơng nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong toàn
quốc và 1 lần được tặng thưởng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”.
c) Có 2 lần được cơng nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong toàn
quốc và 3 lần được công nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất cấp Bộ, ngành,
tỉnh, đoàn thể trung ương.
3. Người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, tập thể nước ngồi
có thành tích đặc biệt xuất sắc đối với Nhà nước Việt Nam, được Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận, tôn vinh, được xét tặng
thưởng “Huân chương Độc lập hạng Nhất”.
Điều 23. “Huân chương Độc lập hạng Nhì”
1. “Huân chương Độc lập hạng Nhì” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân
có nhiều thành tích xuất sắc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa (tham gia cách mạng từ
ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày 19 tháng 8 năm 1945, được cơ quan có
thẩm quyền cơng nhận), có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một
trong các chức vụ: Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng và
chức vụ tương đương, Phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương,
Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó

trưởng đồn thể chính trị - xã hội ở Trung ương 1 nhiệm kỳ (từ 3 đến 5
năm);
b) Tham gia hoạt động liên tục trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ (trong thời gian từ năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975), có
nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không
phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng và chức vụ tương đương,
Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng
đồn thể chính trị - xã hội ở Trung ương, 1 nhiệm kỳ (từ 3 đến 5 năm);
Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng và chức vụ tương
đương, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng
15


nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó Chủ tịch
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đồn thể chính trị xã hội ở Trung ương, liên tục 2 nhiệm kỳ (từ 8 đến 10 năm);
c) Tham gia hoạt động liên tục trong thời kỳ chống Mỹ (sau ngày 20
tháng 7 năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) hoặc thời kỳ xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc (từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay), đã có nhiều thành
tích xuất sắc, khơng phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức
vụ:
Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng và chức vụ tương đương,
Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng
đồn thể chính trị - xã hội ở Trung ương, 2 nhiệm kỳ (từ 8 đến 10 năm); hoặc
được phong quân hàm Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân từ 5 năm
trở lên;
Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng và chức vụ tương
đương, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó trưởng đồn thể

chính trị - xã hội ở Trung ương, 3 nhiệm kỳ (từ 13 đến 15 năm) ;
d) Lập được nhiều thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu
gương trong toàn quốc ở một trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, văn
học, nghệ thuật, khoa học, cơng nghệ, quốc phịng, an ninh, ngoại giao và các
lĩnh vực khác, được cấp có thẩm quyền cơng nhận, đề nghị;
2. “Hn chương Độc lập hạng Nhì” để tặng cho tập thể: Tổng cục, cục
thuộc Bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương và tương đương trở lên; cấp sở,
cấp huyện thuộc tỉnh và tương đương trở lên, đã được tặng thưởng "Huân
chương Độc lập hạng Ba" từ 10 năm trở lên, trong thời gian đó liên tục hồn
thành xuất sắc nhiệm vụ, có nhân tố mới, mơ hình mới tiêu biểu cho cả nước
học tập và đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có 2 lần được công nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong tồn quốc.
b) Có 1 lần được cơng nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong toàn
quốc và 1 lần được tặng thưởng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”.
c) Có 1 lần được cơng nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong toàn
quốc và 3 lần được công nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất cấp Bộ, ngành,
tỉnh, đoàn thể trung ương.
3. Người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, tập thể nước ngồi
có nhiều thành tích xuất sắc đối với Nhà nước Việt Nam được Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận, tôn vinh, được xét tặng
thưởng “Huân chương Độc lập hạng Nhì”.

16


Điều 24. “Huân chương Độc lập hạng Ba”
1. “Huân chương Độc lập hạng Ba” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân
có thành tích xuất sắc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Tham gia cách mạng từ năm 1935 về trước, hoạt động liên tục, không
phạm sai lầm khuyết điểm lớn.

b) Tham gia cách mạng trước năm 1945 (từ ngày 31 tháng 12 năm 1944
trở về trước hoặc được kết nạp Đảng trước ngày 19 tháng 8 năm 1945, được
cơ quan có thẩm quyền cơng nhận) có thành tích xuất sắc, không phạm khuyết
điểm lớn, đã giữ một trong các chức vụ: Cục trưởng, Vụ trưởng ở Trung ương,
Tỉnh ủy viên, Thành uỷ viên, Trưởng ban, ngành cấp tỉnh (và chức vụ tương
đương).
c) Được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa (là người tham gia cách
mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước ngày 19 tháng 8 năm 1945,
được cơ quan có thẩm quyền cơng nhận), có thành tích xuất sắc, khơng phạm
khuyết điểm lớn, đã giữ một trong các chức vụ: Cục trưởng, Vụ trưởng ở
Trung ương, Tỉnh ủy viên, Thành uỷ viên, Trưởng ban, ngành cấp tỉnh (và
chức vụ tương đương) hoặc người tham gia hoạt động liên tục ở chiến trường
miền Nam thời kỳ chống Mỹ từ 1964 đến 1975, đã đảm nhiệm chức vụ Huyện
uỷ viên hoặc chức vụ tương đương trước ngày 30 tháng 4 năm 1975;
d) Tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ (trong thời gian
từ năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975), có thành tích xuất sắc trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm
nhiệm một trong các chức vụ: Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ
trưởng và chức vụ tương đương, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, Chủ tịch Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đồn
thể chính trị - xã hội ở Trung ương 1 nhiệm kỳ (từ 3 đến 5 năm);
đ) Tham gia trong thời kỳ chống Mỹ (sau ngày 20 tháng 7 năm 1954 đến ngày
30 tháng 4 năm 1975) hoặc thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (từ sau ngày 30
tháng 4 năm 1975 đến nay), có thành tích xuất sắc, khơng phạm khuyết điểm
lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng và chức vụ tương đương,
Bí thư tỉnh uỷ, thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng
đồn thể chính trị - xã hội ở Trung ương, 1 nhiệm kỳ (từ 3 đến 5 năm); hoặc
được phong quân hàm Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân;

Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng và chức vụ tương
đương, Phó Bí thư tỉnh uỷ, thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó trưởng đồn thể
chính trị - xã hội ở Trung ương, 2 nhiệm kỳ (từ 8 đến 10 năm);
17


e) Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương
trong toàn quốc ở một trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, văn học,
nghệ thuật, khoa học, cơng nghệ, quốc phịng, an ninh, ngoại giao hoặc các
lĩnh vực khác được cấp có thẩm quyền công nhận, đề nghị;
2. “Huân chương Độc lập hạng Ba” để tặng cho tập thể: Tổng cục, cục
thuộc Bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương và tương đương trở lên; cấp sở,
cấp huyện thuộc tỉnh và tương đương trở lên, đã được tặng thưởng "Huân
chương Lao động hạng Nhất" từ 10 năm trở lên, trong thời gian đó liên tục
hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, có nhân tố mới, mơ hình mới và đạt một trong các
tiêu chuẩn sau:
a) Có 1 lần được cơng nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong toàn
quốc và 1 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”.
b) Có 1 lần được công nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong tồn
quốc và 2 lần được cơng nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất cấp Bộ, ngành,
tỉnh, đồn thể trung ương.
c) Có 1 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và 2 lần
được công nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể
trung ương.
3. Người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, tập thể nước ngoài có
thành tích xuất sắc đối với Nhà nước Việt Nam, được Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận, tôn vinh được xét tặng “Huân chương Độc
lập hạng Ba”.

Điều 25. “Huân chương Quân công hạng Nhất”
1. “Huân chương Quân công hạng Nhất” để tặng hoặc truy tặng cho cán
bộ, sĩ quan, chiến sĩ công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân, chấp
hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một
trong các tiêu chuẩn sau:
a) Cán bộ, sĩ quan qn đội nhân dân, cơng an nhân dân có thời gian phục
vụ từ 35 năm trở lên, hoàn thành nhiệm vụ trên cương vị công tác được giao,
đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Bộ trưởng, Thứ trưởng, Tổng tham mưu
trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị hoặc chức vụ tương đương, Đại tướng,
Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân, từ 5 năm trở lên.
b) Lập được chiến công xuất sắc, quả cảm trong chiến đấu, phục vụ chiến
đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phịng tồn dân và an
ninh nhân dân hoặc hy sinh anh dũng, được nhà nước ghi nhận và nêu gương
trong tồn quốc.
2. “Hn chương Qn cơng hạng Nhất” để tặng cho tập thể từ cấp trung
đoàn và tương đương trở lên trong quân đội nhân dân, công an nhân dân, đã
được tặng thưởng "Hn chương Qn cơng hạng Nhì" từ 10 năm trở lên,
18


trong thời gian đó liên tục hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, có nhân tố mới, mơ
hình mới tiêu biểu cho cả nước học tập và đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có 3 lần được cơng nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong toàn quốc.
b) Có 2 lần được cơng nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong toàn
quốc và 1 lần được tặng thưởng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”.
c) Có 2 lần được công nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong tồn
quốc và 3 lần được cơng nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất cấp bộ.
Điều 26. “Hn chương Qn cơng hạng Nhì”
1. “Hn chương Qn cơng hạng Nhì” để tặng hoặc truy tặng cho cán
bộ, sĩ quan, chiến sĩ trong quân đội nhân dân, cơng an nhân dân, chấp hành tốt

chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các
tiêu chuẩn sau:
a) Có thời gian phục vụ từ 35 năm trở lên, hoàn thành nhiệm vụ, đã đảm
nhiệm một trong các chức vụ: Tư lệnh Quân khu, Tổng cục trưởng thuộc Bộ
Công an, hoặc chức danh tương đương được xếp cùng nhóm chức vụ có cùng
hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, từ 5 năm trở lên.
b) Lập được chiến công xuất sắc, quả cảm trong chiến đấu, phục vụ chiến
đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phịng tồn dân và an
ninh nhân dân hoặc hy sinh anh dũng, được nhà nước ghi nhận và nêu gương
trong tồn qn, tồn lực lượng cơng an nhân dân.
2. “Hn chương Qn cơng hạng Nhì” để tặng cho tập thể từ cấp trung
đoàn và tương đương trở lên trong quân đội nhân dân, công an nhân dân, đã
được tặng thưởng "Huân chương Quân công hạng Ba" từ 10 năm trở lên, trong
thời gian đó liên tục hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, có nhân tố mới, mơ hình
mới tiêu biểu cho cả nước học tập và đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có 2 lần được công nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong tồn quốc.
b) Có 1 lần được cơng nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong toàn
quốc và 1 lần được tặng thưởng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”.
c) Có 1 lần được cơng nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong toàn
quốc và 3 lần được công nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất cấp bộ.
Điều 27. “Huân chương Quân công hạng Ba”
1. “Huân chương Quân công hạng Ba” để tặng hoặc truy tặng cho cán bộ,
sĩ quan, chiến sĩ trong quân đội nhân dân, công an nhân dân, chấp hành tốt chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu
chuẩn sau:
a) Có thời gian phục vụ quân đội nhân dân, công an nhân dân từ 35 năm
trở lên, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, khơng vi phạm khuyết điểm lớn, đã
từng đảm nhiệm một trong các chức vụ: Tư lệnh Qn đồn, Phó Tổng cục
19



trưởng thuộc Bộ Công an, hoặc chức danh tương đương được xếp cùng nhóm
chức vụ có cùng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, từ 5 năm trở lên.
b) Lập được chiến công xuất sắc, quả cảm trong chiến đấu, phục vụ chiến
đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phịng tồn dân và an
ninh nhân dân hoặc hy sinh anh dũng, được nhà nước ghi nhận và nêu gương
trong toàn quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, tổng cục và tương
đương.
2. “Huân chương Quân công hạng Ba” để tặng cho tập thể từ cấp trung
đoàn và tương đương trở lên trong quân đội nhân dân, công an nhân dân, đã
được tặng thưởng "Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Nhất" từ 10 năm trở lên,
trong thời gian đó liên tục hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, có nhân tố mới, mơ
hình mới và đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có 1 lần được cơng nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong toàn
quốc và 1 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”.
b) Có 1 lần được cơng nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong toàn
quốc và 2 lần được công nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất cấp Bộ.
c) Có 1 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và 2 lần
được công nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất cấp Bộ.
Điều 28. “Huân chương Lao động hạng Nhất”
1. “Huân chương Lao động hạng Nhất” để tặng hoặc truy tặng cho cá
nhân có thành tích xuất sắc trong lao động, sáng tạo, xây dựng Tổ quốc,
gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc đột xuất hoặc có phát minh, sáng chế, sáng kiến
được ứng dụng mang lại hiệu quả cao trong tồn quốc hoặc có cơng trình khoa
học hay tác phẩm xuất sắc cấp Nhà nước.
b) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động hạng Nhì” và 5 năm
tiếp theo trở lên liên tục lập được thành tích xuất sắc, trong thời gian đó có 4
lần được cơng nhận sáng kiến áp dụng hiệu quả trong cấp bộ, ngành, tỉnh,

đoàn thể trung ương .
2. "Huân chương Lao động hạng Nhất" để tặng cho công nhân, nông dân,
người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 42 Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật thi đua, khen thưởng, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn
sau:
a) Có thành tích xuất sắc đột xuất hoặc có phát minh, sáng chế, sáng kiến
được ứng dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả cao, ảnh hưởng rộng trong
toàn quốc và được cấp bộ, ngành, đồn thể trung ương cơng nhận.

20


b) Là người được bình chọn trong số những cá nhân xuất sắc tiêu biểu
nhất của cấp tỉnh, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương trong việc phát triển kinh
tế, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ
thuật, công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh đạt năng suất, chất lượng, hiệu
quả kinh tế cao, tham gia có hiệu quả vào việc phát triển kinh tế, làm giàu
chính đáng, giúp xóa đói cho ít nhất 15% hộ gia đình hoặc xóa nghèo cho ít
nhất 12% hộ gia đình (đối với khu vực đồng bằng) và 6% hộ gia đình hoặc
xóa nghèo cho ít nhất 7% hộ gia đình (đối với khu vực miền núi, vùng khó
khăn) và tạo việc làm cho các lao động đó để có việc làm, thu nhập ổn định từ 10
năm trở lên được cấp có thẩm quyền cơng nhận.
3. Tiêu chuẩn về quá trình cống hiến lâu dài trong các cơ quan, tổ chức,
đoàn thể quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 42 Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật thi đua, khen thưởng, cụ thể là:
a) Được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa (là người tham gia cách
mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày 19 tháng 8 năm 1945, được cơ
quan có thẩm quyền cơng nhận), có thành tích xuất sắc, không phạm khuyết
điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Cục trưởng, Phó Vụ

trưởng ở trung ương, Phó Trưởng ban, ngành cấp tỉnh và chức vụ tương
đương;
b) Tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (trong thời
gian từ năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975), hoạt động liên tục, có
nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không
phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng và chức vụ tương
đương, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đồn thể chính trị - xã hội ở Trung ương và
tương đương.
Vụ trưởng, Thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, từ 10 năm trở lên.
c) Tham gia thời kỳ chống Mỹ (sau ngày 20 tháng 7 năm 1954 đến ngày
30 tháng 4 năm 1975) hoặc thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc (từ sau ngày 30
tháng 4 năm 1975 đến nay), có nhiều thành tích xuất sắc, khơng phạm khuyết
điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng và chức vụ tương đương,
Bí thư tỉnh uỷ, thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng
đồn thể chính trị - xã hội ở Trung ương;
Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng và chức vụ tương
đương, Phó Bí thư tỉnh uỷ, thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó
21


Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó trưởng đồn thể
chính trị - xã hội ở Trung ương, từ 5 năm trở lên;
Vụ trưởng, Thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân

dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, từ 15 năm trở lên.
3. Người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngồi có nhiều thành tích
xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước Việt Nam
được Bộ, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
công nhận, đề nghị.
4. “Huân chương Lao động hạng Nhất” để tặng cho tập thể gương mẫu
chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội
bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương
trong toàn quốc.
b) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động hạng Nhì” và 5 năm
tiếp theo trở lên liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 1
lần được cơng nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong toàn quốc và 1 lần
được công nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất cấp bộ, ngành, tỉnh, đồn thể
trung ương hoặc có 1 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và
1 lần được công nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất cấp bộ, ngành, tỉnh,
đoàn thể trung ương.
Điều 29. “Huân chương Lao động hạng Nhì”
1. “Huân chương Lao động hạng Nhì” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân
có thành tích xuất sắc trong lao động, sáng tạo, xây dựng Tổ quốc, gương mẫu
chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt
một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc đột xuất hoặc có phát minh, sáng chế, sáng kiến
được ứng dụng mang lại hiệu quả cao trong bộ, ngành, địa phương hoặc có
cơng trình khoa học hay tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn
thể trung ương.
b) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động hạng Ba” và 5 năm tiếp
theo trở lên liên tục lập được thành tích xuất sắc, trong thời gian đó có 3 lần
được công nhận sáng kiến áp dụng hiệu quả trong cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể

trung ương .
2. "Huân chương Lao động hạng Nhì" để tặng cho cơng nhân, nông dân,
người lao động quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 43 Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật thi đua, khen thưởng, gương mẫu chấp hành tốt chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu
chuẩn sau:
22


a) Có thành tích xuất sắc đột xuất hoặc có phát minh, sáng chế, sáng kiến
được ứng dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả có phạm vi ảnh hưởng rộng
trong tỉnh và được cấp tỉnh công nhận;
b) Là người được lựa chọn trong số những cá nhân tiêu biểu xuất sắc nhất
của cấp tỉnh trong việc phát triển kinh tế, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám
làm, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, kinh
doanh đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao hoặc tham gia có hiệu
quả vào việc phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng, giúp xóa đói cho ít nhất
7% hộ gia đình hoặc xóa nghèo cho ít nhất 9% hộ gia đình (đối với khu vực
đồng bằng) và 4% hộ gia đình hoặc xóa nghèo cho ít nhất 5% hộ gia đình(đối
với khu vực miền núi, vùng khó khăn) và tạo việc làm cho các lao động đó để
có việc làm, thu nhập ổn định từ 7 năm trở lên, được cấp có thẩm quyền cơng
nhận.
3. Tiêu chuẩn về q trình cống hiến lâu dài trong các cơ quan, tổ chức,
đoàn thể quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 43 Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật thi đua, khen thưởng, cụ thể là:
a) Tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (trong thời
gian từ 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975), hoạt động liên tục, có nhiều
thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không phạm
khuyết điểm lớn, đã từng giữ một trong các chức vụ:
Vụ trưởng, Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, Phó Chủ

tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (thời gian giữ chức vụ từ 6 năm đến
dưới 10 năm);
Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện,
thị xã, Phó Vụ trưởng và các chức vụ tương đương, từ 10 năm trở lên;
b) Tham gia thời kỳ chống Mỹ (sau ngày 20 tháng 7 năm 1954 đến ngày
30 tháng 4 năm 1975) hoặc thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (từ sau ngày
30 tháng 4 năm 1975 đến nay), đạt nhiều thành tích xuất sắc, khơng phạm
khuyết điểm lớn, đã từng giữ một trong các chức vụ:
Vụ trưởng, Thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương, Phó Chủ
tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thời gian giữ các chức vụ từ 10 năm
đến dưới 15 năm;
Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
cấp tỉnh, Trưởng đồn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Phó Vụ trưởng và các
chức vụ tương đương, từ 15 năm trở lên.

23


4. Người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngồi có nhiều thành tích
xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước Việt
Nam, được các Bộ, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương công nhận, đề nghị.
5. “Huân chương Lao động hạng Nhì” để tặng cho tập thể gương mẫu
chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội
bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương

trong bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
b) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động hạng Ba” và 5 năm tiếp
theo trở lên liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 1 lần
được cơng nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong toàn quốc và 2 lần
được tặng Bằng khen cấp Bộ, ngành, tỉnh, đồn thể trung ương hoặc 3 lần
được cơng nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể
trung ương và 2 lần được tặng Bằng khen cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung
ương.
Điều 30. “Huân chương Lao động hạng Ba”
1. “Huân chương Lao động hạng Ba” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân
có thành tích xuất sắc trong lao động, sáng tạo, xây dựng Tổ quốc, gương mẫu
chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt
một trong các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có thành tích xuất sắc đột xuất hoặc có cơng trình khoa học, nghệ
thuật hoặc có sáng kiến, giải pháp hữu ích được Hội đồng khoa học cấp bộ,
cấp tỉnh đánh giá xuất sắc, được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao,
thiết thực.
b) Đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và 5 năm tiếp
theo trở lên liên tục lập được thành tích xuất sắc, trong thời gian đó có 2 lần
được cơng nhận sáng kiến áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp Bộ, ngành,
tỉnh, đoàn thể Trung ương.
2. "Huân chương Lao động hạng Ba" để tặng cho công nhân, nông dân,
người lao động quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 44 Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật thi đua, khen thưởng, gương mẫu chấp hành tốt chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu
chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc đột xuất hoặc có phát minh, sáng chế, sáng kiến
đã được ứng dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả có phạm vi ảnh hưởng
trong cấp huyện và tương đương, được cấp huyện và tương đương công nhận.
b) Là người được lựa chon trong số những cá nhân xuất sắc tiêu biểu nhất

cấp tỉnh trong việc phát triển kinh tế, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm,
mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, kinh
24


doanh đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao hoặc tham gia có hiệu
quả vào việc phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng, giúp xóa đói cho ít nhất
5% hộ gia đình hoặc xóa nghèo cho ít nhất 7% hộ gia đình (đối với khu vực
đồng bằng) và 2% hộ gia đình hoặc xóa nghèo cho ít nhất 3% hộ gia đình(đối
với khu vực miền núi, vùng khó khăn) và tạo việc làm cho các lao động đó để
có việc làm, thu nhập ổn định từ 7 năm trở lên, được cấp có thẩm quyền cơng
nhận.
3. Tiêu chuẩn về quá trình cống hiến lâu dài trong các cơ quan, tổ chức,
đoàn thể quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 44 Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật thi đua, khen thưởng, cụ thể là:
a) Tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (trong thời
gian từ 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975), hoạt động liên tục, có thành tích
xuất sắc, không phạm khuyết điểm lớn, đã từng giữ các chức vụ:
Vụ trưởng, Thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương, Phó Chủ
tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thời gian giữ chức vụ 5 năm;
Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận và
Trưởng đồn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Phó Vụ trưởng và chức vụ tương
đương từ 6 năm đến dưới 10 năm;
b) Tham gia thời kỳ chống Mỹ (sau ngày 20 tháng 7 năm 1954 đến ngày
30 tháng 4 năm 1975) hoặc thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
quốc (từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay), đạt thành tích xuất sắc,
không vi phạm khuyết điểm lớn, đã giữ các chức vụ:
Vụ trưởng, Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, Phó Chủ

tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thời gian giữ chức vụ từ 6 năm đến
dưới 10 năm;
Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận và
Trưởng đồn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Phó Vụ trưởng và chức vụ tương
đương từ 10 năm đến dưới 15 năm.
3. Người nước ngồi và người Việt Nam ở nước ngồi có nhiều thành tích
xuất sắc đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nước Việt Nam, được
Bộ, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công
nhận, đề nghị.
4. “Huân chương Lao động hạng Ba” để tặng cho tập thể gương mẫu
chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội
bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

25


×