Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Giải pháp tăng doanh thu của công ty phát hành báo chí Đông Đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.39 KB, 16 trang )

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG DOANH THU CỦA CÔNG TY PHÁT HÀNH
BÁO CHÍ ĐÔNG ĐÔ
3.1. Định hướng của công ty phát hành báo chí Đông Đô.
3.1.1. Định hướng phát triển của ngành.
Ở nước ta hiện nay có rất nhiều công ty phát hành báo chí với các hệ thống
phát hành khác nhau. Do chính sách chiết khấu hoa hồng hợp lý, lại cơ động trong
các phương thức vận chuyển nên hệ thống phát hành báo chí tư nhân đã giành thị
phần vượt trội hơn hệ thống phát hành của Nhà nước. Các tờ báo càng có cách
chiết khấu hoa hồng và các chính sách hỗ trợ tốt, càng khiến các hệ thống phân
phối cạnh tranh ngặt nghèo, gây nên tình trạng nhiều tờ báo có nội dung tốt hơn
nhưng lại không ăn khách và không phát hành được, trong khi những tờ mang tính
thương mại hóa thì lại bán rất chạy. Cũng vì lợi nhuận trước mắt, các công ty, đại
lý phát hành báo chỉ tìm những tờ báo mạnh, và những địa bàn thuận lợi để làm ăn.
Vì vậy phát hành báo chí mới chỉ đến được các đô thị là chính. Một số tờ chỉ phát
hành đến lãnh đạo cấp xã, còn nhiều vùng nông thôn, miền núi, khu công nghiệp
chưa được phát hành đến. Do đó cần đẩy mạnh công tác phát hành báo chí ở vùng
sâu vùng xa để đảm bảo mọi người dân đều có thể tiếp cận với các thông tin hàng
ngày.
Trong nền kinh tế thị trường, để cạnh tranh, trong hoạt động phát hành báo
chí xuất hiện những mánh khoé để hạn chế nhau, để giành thị phần. Tình trạng gian
dối trong việc trả lại báo, như mua lại báo cũ để chuyển thành báo trả lại làm thiệt
hại cho các toà soạn, rồi tình trạng người bán báo rong chiếm dụng vốn, không
thanh toán cũng đã xuất hiện và là một vấn nạn rất cần chấn chỉnh.
Lực lượng làm công tác phát hành trước đây chỉ có một thì giờ đây có hàng
trăm đơn vị, các toà soạn tổ chức phát hành, đại lý tư nhân... Chính vì thế nảy sinh
tình trạng cạnh tranh không bình đẳng. Sản lượng phát hành báo chí qua hệ thống
bưu điện đến vùng sâu, vùng xa, đến các đối tượng cần thụ hưởng để nắm được
thông tin của Đảng, Nhà nước thì rất ít mà phần lớn tập trung ở các thành phố, thị
xã. Tỷ lệ phí phát hành (phí bồi dưỡng cho người làm công tác phát hành) không
đồng nhất. Tỷ lệ phí phát hành của các báo chiếm tới 22%. Đó cũng là một điều bất
cập. Chưa xác định đây là một nghề, nên đội ngũ lao động chưa có tính chuyên


nghiệp, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, hiểu biết chưa cao. Xã hội cũng chưa
đánh giá đúng vai trò của công tác phát hành, nên các cơ quan quản lý Nhà nước
chưa có chủ trương chính sách phù hợp để thúc đẩy. Vì vậy, cần chuyên nghiệp
hóa đội ngũ phát hành, phát triển nghề phát hành báo chí.
Tính chuyên nghiệp, tính văn hoá trong phát hành báo chí với vấn đề văn
minh đô thị, văn minh công cộng cũng cần được chú trọng. Nhiều cơ sở phát hành
còn quá lạc hậu. Phương tiện phát hành đa số rất thô sơ. Lực lượng phát hành nhìn
chung không được đào tạo. Hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực phát hành
báo chí còn lỏng lẻo. Việc hợp tác phát hành báo chí của Việt Nam với các nước
trên thế giới còn hạn chế.
Trong hơn 20 năm sau đổi mới, lực lượng phát hành báo chí đã phát triển
tương đối tốt, cả Nhà nước và tư nhân đều có nhiều đóng góp tích cực trong sự
phát triển nghề phát hành. Hội phát hành báo chí ra đời là nơi để tập hợp, đoàn kết
những người làm phát hành, tuyên truyền cho họ về đường lối, chủ trương, pháp
luật của Nhà nước về công tác phát hành; tập hợp, bồi dưỡng để nâng cao trình độ
nghiệp vụ; tổ chức, liên kết họ với nhau và liên kết với các tập đoàn phát hành
nước ngoài để mở rộng mạng lưới phát hành. Khi có sự đoàn kết rồi, hội sẽ tạo môi
trường, điều kiện để các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, hoạt động có hiệu
quả và thúc đẩy hoạt động báo chí.
3.1.2. Định hướng phát triển của công ty phát hành báo chí Đông Đô.
Từ khi thành lập đến nay đã hơn 10 năm hoạt động, công ty phát hành báo
chí Đông Đô đã không ngừng phấn đấu vươn lên để mở rộng và khẳng định vị thế
của mình trên thị trường phân phối báo chí. Sản phẩm của công ty được nhiều
người tiêu dùng biết đến với chất lượng tốt, đa dạng chủng loại, đội ngũ nhân viên
có trách nhiệm trong công việc.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay đối đầu với việc cạnh tranh giữa các
đơn vị phát hành được coi là nhiệm vụ hàng đầu phải làm thường xuyên để đứng
vững và phát triển hơn nữa. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này ban lãnh đạo công ty
cần vạch ra các kế hoạch, mục tiêu cho tương lai.
Mục tiêu tổng quát cho những năm sắp tới:

- Về quản lý:
+ Hoàn thiện bộ máy quản lý, áp dụng phương pháp khoa học vào quản lý
giúp nâng cao chất lượng quản lý.
+ Tổ chức đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên của tất cả các phòng
ban. Đặc biệt phải đào tạo nâng cao trình độ marketing cho nhân viên kinh doanh
để phục vụ cho công tác giới thiệu sản phẩm, giúp cho công tác phân phối sản
phẩm ngày càng phát triển.
+ Chú trọng vào nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý tài chính doanh
nghiệp.
+ Tăng cường thu thập thông tin về thị trường để xử lý kịp thời những biến
động diễn ra liên tục.
+ Đầu tư trang thiết bị phần mềm ứng dụng hiện đại phục vụ cho công tác
quản lý.
- Về hoạt động kinh doanh:
+ Nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo lòng tin với mọi khách hàng, tạo nhiều
mối quan hệ để thêm nhiều bạn hàng.
+ Đề ra các chỉ tiêu, kế hoạch cho từng giai đoạn; từng bước hoàn thành
các kế hoạch, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
+ Khuyến khích nhân viên ký kết nhiều hợp đồng mới bằng nhiều hình
thức khen thưởng.
+ Mở thêm các đại lý phát hành, các quầy bán lẻ tại các khu đô thị mới để
mở rộng thị trường.
+ Nâng cao đời sống của nhân viên về vật chất lẫn tinh thần, phấn đấu mức
lương của nhân viên tối thiểu là 1,5 triệu đồng. Để thực hiện tốt mục tiêu này công
ty đã đề ra các chính sách nhằm tăng doanh thu một cách hiệu quả.
3.2. Giải pháp tăng doanh thu của công ty.
Doanh thu là yếu tố rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Để có thể tăng
doanh thu thì doanh nghiệp phải tăng giá bán hoặc tăng sản lượng tiêu thụ. Tuy
nhiên thực hiện việc tăng giá bán có thể làm doanh thu không những không tăng
mà còn giảm đi do mặt hàng bán ra là loại hàng hóa có thể thay thế bằng các sản

phẩm tin tức đang rất phát triển trên mạng internet. Do đó để tăng doanh thu doanh
nghiệp cần tăng sản lượng tiêu thụ hàng hóa. Để thực hiện được điều này doanh
nghiệp cần thực hiện các giảp pháp :
3.2.1. Xây dựng kế hoạch chiếm lĩnh thị trường.
Tiến hành nghiên cứu thị trường về nhu cầu sản phẩm. Việc nghiên cứu thị
trường rất quan trọng trong việc xác định phương hướng bán hàng của công ty.
Đồng thời giúp cho quá trình phân phối của công ty diễn ra một cách đồng bộ, nhịp
nhàng. Muốn phân phối sản phẩm thì doanh nghiệp phải xuất phát từ nhu cầu của
thị trường để quyết định quy mô chủng loại, giá bán sản phẩm và dịch vụ. Như vậy
mới đảm bảo phân phối sản phẩm có hiệu quả. Để đáp ứng tốt nhu cầu của thị
trường thì công ty cần vận dụng tốt các phương pháp các chính sách Marketing.
Công ty cần tổ chức một bộ phận chuyên tìm hiểu các vấn đề, các thông tin chính
xác đầy dủ của thị trường để từ đó có thể đưa ra thay thế kịp thời các phương án
kinh doanh, phương án sản phẩm dịch vụ của mình.
Phải xây dựng kế hoạch chiếm lĩnh thị trường và xâm nhập thị trường mang
tính chiến lược vận dụng từ Maketing trong việc tìm hiểu nghiên cứu thị trường.
Đặc biệt là những thị trường tiềm năng, với mục đích đó công ty nắm được những
thông tin chính xác với độ tin cậy cao, từ đó giới thiệu và quảng cáo với khách
hàng về sản phẩm của mình. Từ đó rút ngắn được thời gian đưa sản phẩm bán ra
thị trường.
Thực hiện các trương trình quảng cáo sản phẩm, xây dựng một chiến lược
quảng cáo tổng hợp nhiều hình thức nhưng tránh lãng phí.Hiện nay, với điều kiện
về vốn còn hạn chế thì việc quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin dại
chúng là không cần thiết và tốn kém. Công ty có thể lựac họn quảng cáo trên báo
chí, thông qua các trang web miễn phí, phát tờ rơi nhằm giúp bạn đọc tìm đến nhà
phân phối dễ dàng hơn, đồng thời cũng giúp hình ảnh của công ty được truyền bá
rộng hơn.
3.2.2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
Việc lập kế hoạch tiêu thụ là một công việc rất quan trọng, do vậy công ty
phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch tiêu thụ. Việc

lập kế hoạch tiêu thụ phải sát thực với tình hình tiêu thụ, tránh việc để sản phẩm bị
ứ đọng tồn kho. Để công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được tốt, công ty phải
quan tâm đến chất lượng người làm công tác lập kế hoạch, luôn nâng cao trình độ
của cán bộ làm công tác lập kế hoạch, phải lựa chọn người có đủ trình độ, năng
lực.

3.2.3. Chính sách giá bán sản phẩm linh hoạt
Giá cả phản ánh giá trị của sản phẩm, giá cả có vai trò quan trọng đối với
quyết định của khách hàng.
Việc xác định giá bán một cách hợp lý là công việc cực kỳ khó khăn đối với
tất cả các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay. Thời gian qua công ty đã
áp dụng chính sách giá bán quá cứng nhắc, hầu như không thay đổi mấy. Do vậy
công ty nên sử dụng linh hoạt một chút về giá. Ví dụ có thể bán hàng theo giá cũ
nhưng kèm theo các chương trình khuyến mại.
Tâm lý chung của các khách hàng là khi mua bất kỳ sản phẩm gì cũng muốn
được hưởng chiết khấu hoặc được tham gia các chương trình khuyến mại của
doanh nghiệp. Vì vậy, việc tổ chức các chương trình khuyến mại, tặng quà cho các
bạn đọc đặt báo dài hạn là rất cần thiết để thu hút đông lượng khách đặt báo. Thực
hiện việc chiết khấu đối với những khách hàng mua hàng với số lượng lớn.
Thực hiện việc chăm sóc khách hàng như thăm hỏi, tặng quà; mặc dù giá trị
của gói quà không lớn song nó cũng góp phần giúp cho doanh nghiệp đảm bảo
được lượng khách hàng tiềm năng.

×