Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hóa khảo sát qua thơ nôm truyền tụng của hồ xuân hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.17 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC

TRẦN THỊ HƢƠNG

CẤM KỴ VÀ ĐỐI PHĨ VỚI CẤM KỴ NHÌN TỪ GĨC ĐỘ VĂN HỐ
(KHẢO SÁT QUA THƠ NƠM TRUYỀN TỤNG CỦA HỒ XUÂN HƢƠNG)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Ngành: Văn học, khoá 2004 – 2007
Người hướng dẫn: PGS.TS. TRẦN NHO THÌN
Học viên thực hiện: TRẦN THỊ HƢƠNG

Hà nội - 2008

1


ĐẶT VẤN ĐỀ

Lịch sử nghiên cứu tiểu sử, văn bản thơ Hồ Xuân Hương
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Nhƣ chúng ta đã biết xã hội phong kiến Việt Nam lấy Nho giáo làm ý
thức hệ chính thống. Văn hóa vốn có đặc điểm khắc phục cái bản năng. Nhƣng
con ngƣời lý tƣởng của Nho gia là nội thánh ngoại vương, tu kỷ trị nhân. Văn
hố Nho giáo khơng chỉ khắc phục mà cịn áp chế, kiểm sốt đời sống bản năng,
nhất là bản năng tình dục nên đề tài tình dục là hầu nhƣ là mảnh đất cấm kỵ đối
với văn học nhà Nho. Nói đến quan hệ tính giao, nói đến quan hệ tình ái nam nữ
trong văn chƣơng là một điều cần né tránh. Tất nhiên, khơng có đạo luật chính


thức nào qui định khơng đƣợc kể, tả quyền nam nữ đƣợc yêu đƣơng hay làm
tình trong văn chƣơng, song các áp lực của đời sống văn hóa xã hội phong kiến
buộc các văn nhân “tự kiểm duyệt” mà né tránh. Trong luận văn này, chúng tôi
gọi gọn lại là “cấm kỵ cái bản năng” để chỉ hiện tƣợng này. Một điều hiển nhiên
rằng, con ngƣời hiện thực phải cân bằng hài hoà cả bản năng lẫn văn hố. Nếu
con ngƣời chỉ có mặt văn hố, coi nhẹ bản năng là khơng tƣởng hoặc con ngƣời
chỉ có mặt bản năng thì khơng đƣợc. Hai điều ấy gắn kết với nhau nhƣ hai mặt
của một tờ giấy, để tạo nên một con ngƣời hiện thực, tồn tại trong cuộc sống
thực. Có thể cấm đốn bằng mệnh lệnh, bằng các tín điều đạo đức, thậm chí
bằng các hình phạt khắc nghiệt đối với phần bản năng nhƣng không thể tiêu diệt
đƣợc quyền sống bản năng. Freud đã chỉ ra, cái bản năng tính dục chỉ bị ý thức
đạo đức chèn ép, đẩy xuống hàng tiềm thức và sẽ hiện ra dƣới dạng vô thức. Về
phƣơng diện diễn ngôn, bản năng tính dục có thể đƣợc biểu đạt bằng những hình
thức ngụy trang che đậy nào đó, nhằm đối phó với các cấm đốn. Trong mỗi
truyền thống văn hóa, ở mỗi thời đại, đối với mỗi thể loại nghệ thuật, lại có
những cách thức đối phó với cấm kị khác nhau. Mảng thơ Nôm truyền tụng của
Hồ Xuân Hƣơng là một ví dụ sinh động về hình thức đối phó với cấm kị bản
năng trong văn hoá truyền thống Việt Nam bằng ngôn ngữ thi ca. Hẳn nhiên, bà
chúa thơ Nôm khơng đơn độc trên con đƣờng chống lại văn hố bản năng, bà đã
2


kế thừa tinh hoa văn hoá dân gian, văn học dân gian, phát huy cao độ tài năng
vốn có của bản thân để tạo nên tiếng thơ độc nhất vô nhị trên diễn đàn văn học
nƣớc nhà.
Từ trƣớc đến nay, thái độ và cách lí giải đối với vấn đề tục, dâm trong thơ
Hồ Xuân Hƣơng rất khác nhau, thậm chí trái ngƣợc nhau. Trƣớc cách mạng
tháng Tám, nhiều nhà nghiên cứu cho đó là ẩn ức tính dục nhƣ Trƣơng Tửu,
Nguyễn Văn Hanh… Sau cách mạng, Nguyễn Đức Bính, Chế Lan Viên, Nguyễn
Lộc, Lê Trí Viễn và một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng Hồ Xuân Hƣơng

dùng lối viết dung tục, dùng cái tục để chế giễu đạo đức phong kiến, hiền nhân
quân tử, hạ bệ giải thiêng. Gần đây, trong bối cảnh đổi mới nghiên cứu văn học,
Đỗ Đức Hiểu cho rằng đó là ca ngợi sự tự nhiên và Đỗ Lai Thuý lại nghĩ đó là
tín ngƣỡng phồn thực, khơng có dâm tục… Chúng tơi nhìn nhận những bài thơ
gọi là “dâm”, “tục” ấy dƣới một góc độ khác, đặt chúng vào hệ thống các đối
phó với cấm kỵ trong văn hố truyền thống.
Trong xã hội chun chế phƣơng Đơng, để duy trì quyền uy của giai cấp
thống trị, có nhiều hình thức cấm kỵ khác nhau. Cấm kỵ dễ thấy nhất là quy định
kiêng húy. Hình thức kiêng húy buộc ngƣời ta phải viết chữ Hán thiếu nét hoặc
có ký hiệu nhƣ dấu nháy và đọc chệch để tỏ rõ có ý thức tơn trọng chữ húy.
Trong văn hóa dân gian, để đối phó với những cấm đoán khắt khe áp đặt cho
quan hệ nam nữ, ngƣời xƣa đã che dấu cho quan hệ tự do của nam nữ bằng
những kiểu không gian lễ hội khác nhau (không gian đêm rã đám làng La, hang
động tối tăm); để đối phó với can thiệp của triều đình phong kiến Nho giáo hóa
muốn cấm làng xã thờ các loại “dâm thần” vốn là “hèm” của làng xã, ngƣời dân
đã đối phó bằng các hình thức che giấu khác nhau nhƣ hành lễ vào đêm khuya,
nhƣ bịa ra các thần phả đáp ứng đúng yêu cầu triều đình.
Luận văn này đặt những bài thơ Nơm đề vịnh của Hồ Xuân Hƣơng vào
ngữ cảnh cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ trong xã hội chuyên chế phƣơng Đông
nhƣ thế.

3


Tất nhiên, là một kiểu nghệ thuật ngôn từ, thơ đề vịnh của Hồ Xuân
Hƣơng có phƣơng cách đối phó với cấm kỵ riêng của nó. Nếu trong văn chƣơng
chính thống của Nho gia, việc miêu tả các cơ quan sinh dục hay quan hệ tính
giao bị xem là cấm kỵ, cần né tránh thì Hồ Xuân Hƣơng đã trực diện đƣơng đầu
với các cấm kỵ đó. Thơ Nơm truyền tụng Hồ Xuân Hƣơng là sản phẩm đặc biệt
của văn chƣơng trung đại; khi mà các vấn đề của đời sống bản năng bị xem là

vùng đất cấm, các tác phẩm này đã sử dụng những phƣơng tiện kỹ thuật riêng để
xâm nhập vào vùng đất cấm ấy mà vẫn có thể biện minh. Luận văn của chúng
tơi sẽ phân tích cụ thể các kỹ thuật này, xem nhƣ ở đây hàm chứa một đặc trƣng
quan trọng của thơ Hồ Xuân Hƣơng.
II. TIỂU SỬ HỒ XUÂN HƢƠNG.
Hiện nay, giới ngiên cứu vẫn chƣa tìm đƣợc tài liệu gốc xác thực nào ghi
rõ ràng tên tuổi, địa chỉ quê quán, năm sinh, năm mất, sáng tác thi ca, phần
mộ… của Hồ Xuân Hƣơng. Do vậy, khi bàn về tiểu sử Hồ Xuân Hƣơng, nhiều
tranh luận diễn ra, có những ý kiến trái ngƣợc nhau. Hồng Tú Hồng, Lữ
Hồ…cho rằng khơng có nữ sĩ Hồ Xuân Hƣơng, những tác phẩm mà lâu nay gọi
là của Hồ Xuân Hƣơng thực ra là sáng tác tập thể của tầng lớp nho sĩ. Trong khi,
Trần Thanh Mại, Hồng Xn Hãn, Đào Thái Tơn, Lê Trí Viễn, Nguyễn Lộc,
Nam Trân, Lê Xuân Sơn, Ngô Cƣờng, Hoa Bằng, Trƣơng Tửu, Nguyễn Văn
Hanh, Xuân Diệu, Đỗ Lai Thuý, Trần Đình Sử, Đặng Thanh Lê, Nguyễn Hữu
Sơn, Vũ Thanh,…khẳng định có một nhà thơ Hồ Xuân Hƣơng bằng da bằng thịt
nhƣng chân dung nữ sĩ hiện lên vô cùng rắc rối, và các nhà nghiên cứu đƣa ra
nhiều giả thiết khác nhau về cuộc đời của bà.
Tổng hợp các tài liệu thu thập đƣợc, chúng tôi tạm đƣa ra một “lý lịch
trích ngang” của nữ sĩ họ Hồ: nguyên quán thuộc xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh
Lƣu, tỉnh Nghệ An; là con của Hồ Sĩ Danh (1706 - 1783) với ngƣời thiếp họ Hà
thuộc tỉnh Bắc Ninh. Chẳng may bố mất sớm, Xuân Hƣơng theo mẹ ra đất
Thăng Long sinh sống. Tƣơng truyền, họ ngụ cƣ tại phƣờng Khán Xuân, huyện

4


Vĩnh Thuận gần Hồ Tây (Hà Nội bây giờ), sau đó chuyển đến thơn Tiên Thị,
tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xƣơng (nay là phố Lí Quốc Sƣ, Hà Nội).
Hồ Xuân Hƣơng đƣợc đi học nhƣng khơng nhiều, song có tài năng làm
thơ chữ Hán lẫn chữ Nôm. Xuân Hƣơng giao lƣu với các tao nhân mặc khách

nhƣ: Mai Sơn Phủ, Tốn Phong Thị, Cƣ Đình, Thạch Đình, Chí Hiên, Thanh
Hiên, Hiệp trấn Sơn Nam thƣợng Trần Ngọc Quán, Hiệp trấn Sơn Nam hạ Trần
Quang Tĩnh, Hiệp trấn Trần hầu Trần Phúc Hiển… và họ đều in dấu ấn trong
các bài thơ đối đáp, xƣớng hoạ với chủ nhân “Cổ Nguyệt Đƣờng”. Đặc biệt phải
kể đến ông Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu, ngƣời Tiên Điền, (có ngƣời đốn là
nhà thơ Nguyễn Du) từng là “ngƣời xƣa” của Hồ Xuân Hƣơng. Chƣa kể Chiêu
Hổ (nhƣng khó có thể là Phạm Đình Hổ, tác giả Vũ trung tuỳ bút và Đông Dã
học ngôn thi tập) là bạn trai tri ân cùng ngƣời Cổ Nguyệt đối đáp, để lại nhiều
tứ thơ.
Đƣờng chồng con của nữ sĩ đa tài này thật trắc trở, truân chuyên. Tình
duyên hẩm hiu, muộn mằn, đến khi lấy chồng thì “cố đấm ăn xơi, xơi lại hẩm”,
hai lần lấy chồng nhƣng đều lỡ dở. Hồ Xuân Hƣơng lấy Trần Phúc Hiển đã phải
cảnh vợ lẽ và tiếng thơ khóc chồng của ngƣời phụ nữ bạc mệnh vang lên văng
vẳng “Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ôi!”. Tiếp đến, bà lại làm lẽ tổng Cóc rồi
cũng phải khóc chồng: “Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!”.
Điều chúng tơi muốn nói thêm về cuộc đời của nữ sĩ là ý kiến của Đào
Thái Tôn trong bài viết: Phải chăng Hồ Xuân Hương trong Xuân Đường đàm
thoại là một kĩ nữ?. Tác giả chỉ đƣa ra ý kiến tham khảo chứ không khẳng định
Hồ Xuân Hƣơng là một kĩ nữ. Nàng xuất hiện trong Xuân Đường đàm thoại là
một tài nữ thông thạo “nào đàn, nào cờ, nào rượu, nào thơ” và cuộc đời riêng
chung có thể viết thành một thiên “phong tình tân lục”. Ngƣời tài nữ chẳng thể
giữ nổi tấm thân trinh bạch trong mơi trƣờng mà mình ln phải làm kẻ mua
vui, nên phải làm cái việc “cởi đai ngọc, nâng chén vàng”. Hơn nữa, loạt từ “bạc
mệnh”, “phù hoa”, “yêu hoa”, “tài hoa”, “tình lang”, “tình khách”… trong tác
phẩm trên đều dùng để miêu tả về Hồ Xuân Hƣơng, loại từ ngữ này thƣờng
5


dùng chỉ ngƣời ca kỹ. Xuân Đường đàm thoại còn trích dẫn câu thơ trong Ca
trù để ca vịnh kĩ nữ:“Nhi nữ hữu duyên lân bạc phận/Anh hùng vô lệ diệc tâm

bi”. Đặc biệt, ngƣời đọc dễ dàng nhận thấy phẩm cách ngƣời tài nữ này qua lời
nhận xét các nhân vật khác của truyện: “Của lạ gái đẹp đau khổ/Ả mà khơng
chết, ai người khơng vương luỵ/Ả mà cịn sống, ai là người vơ tình cho được”…
Đào Thái Tơn băn khoăn: “Như thế là: Nếu không kể đến nàng Xuân Hương mà
Miên Thẩm đã ngậm ngùi thương cảm trong “Long Biên trúc chi từ” (trong bộ
Thương sơn thi tập), cho đến nay chúng ta đã có: một Hồ Xuân Hương - bà
chúa thơ Nôm; một Hồ Xuân Hương trong những bài thơ, tư liệu chữ Hán; một
Hồ Xuân Hương trong Xuân Đường đàm thoại và một Hồ Xuân Hương ở Đại
An. Đâu là Hồ Xuân Hương – thi sĩ? Và đâu là Hồ Xuân Hương - ca kỹ? Tại sao
những ca kĩ trong Xuân Đường đàm thoại và Ca trù lại mang tên Hồ Xuân
Hương? Ý nghĩa, giá trị của Xuân Đường đàm thoại?”.
Liên quan đến vấn đề này, Trần Nho Thìn có ý kiến: “Nếu rà lại tất cả
sáng tác kể cả thơ Nôm truyền tụng lẫn thơ Lưu hương kí và các giai thoại lưu
truyền về Hồ Xuân Hương, chúng ta dễ thấy những dấu hiệu của một người ả
đào, dẫu là một ả đào thượng thặng” [106, 297]. Ngƣời phụ nữ trong xã hội
Nho giáo nam quyền, phải thực hiện theo tam tịng tứ đức, cơng dung ngơn hạnh
khó có thể đi đây đi đó tự do, khó có thể đƣợc phép quan hệ tự do với bạn trai,
khó có thể uống rƣợu nhƣ Hồ Xuân Hƣơng trong thơ và giai thoại. Trái lại, nhân
vật Hồ Xuân Hƣơng trong thơ ca, trong giai thoại lại giao tiếp khá rộng rãi, kết
giao với nhiều trí thức văn chƣơng cùng thời và điều này đƣợc minh chứng ở
nhiều bài thơ tràn đầy ý tình do nữ sĩ xƣớng hoạ cùng các bạn trai nhƣ ông Mai
Sơn Phủ, ông Tốn Phong Thị, ông Cần chánh học sĩ Nguyễn hầu, ông Chiêu Hổ,
Tổng Cóc, ông Phủ Vĩnh Tƣờng… Không gian địa lý hoạt động của nhân vật
này cũng khá rộng. Thêm vào đó, ngƣời phụ nữ trong thơ cịn một cái thú “Chén
rượu hương đưa say lại tỉnh”. Bài thơ Bánh trơi có câu viết “Rắn nát mặc dầu
tay kẻ nặn/Mà em vẫn giữ tấm lòng son”, khiến ta liên tƣởng đến thân phận kỹ
nữ bị đàn ơng giày vị. Song cái điều đáng quý ở cô gái đấy là tấm hồn cô luôn
6



giữ đƣợc “lịng son”, khơng bị vẩn đục. Tóm lại, “đó là những dấu hiệu khơng
bình thường so với người phụ nữ theo tiêu chí Nho giáo, nhưng lại rất tiêu biểu
cho một kĩ nữ ả đào” [106, 298].
III. VĂN BẢN THƠ HỒ XUÂN HƢƠNG
1. VĂN BẢN THƠ CHỮ NÔM
Hiện có trên 100 văn bản chép thơ Nơm của Hồ Xuân Hƣơng, bao gồm
các bản chép tay, khắc ván chữ Nơm và các bản in chữ quốc ngữ. Trong đó,
đáng chú ý nhất là những văn bản: Âm ca tập, Bách liêu thi tập, Bảo hán châu
liên, Đào Nương thi hiếu ca, Đăng Khoa lục sưu giảng, Kỳ quan thi, Liệt
truyện thi ngâm, Tạp thảo tập, Lĩnh Nam quần hiền văn thi diễn âm tập,
Nam âm thảo, Quốc âm thi tuyển, Quốc văn tùng ký, Song thất lục bát quốc
âm ca, Thi ca đối liễn tạp lục, Thi ca quốc âm tạp lục, Thi từ ca đối sách, Liên
Hương thi sao, Việt Tuý tham khảo, Quế Sơn Tam nguyên thi tập (văn bản
chép tay); Quốc âm thi tuyển, Xuân Hương thi tập - 1921, Xuân Hương thi
tập - 1992 (văn bản khắc ván chữ Nôm); Hồ Xuân Hương thi tập (văn bản in
chữ Quốc ngữ). Có nhiều ý kiến khác nhau về thời gian ra đời của các văn bản
trên, trong đó Kiều Thu Hoạch cho rằng, tính đến nay, văn bản Quốc văn tùng
ký đƣợc xem là xuất hiện sớm nhất.
Về số lƣợng văn bản thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng cũng có một số ý kiến
khác nhau. Đào Thái Tơn cho rằng thơ truyền tụng của bà có 139 bài. Trần
Thanh Mại cơng nhận thơ của nữ sĩ có quãng 40 bài. Đỗ Lai Thuý dựa chủ yếu
dựa vào hai cuốn Thơ Hồ Xuân Hương của Nguyễn Lộc và L’oeuvres de la
poétesse vietnamienne của M. Durand chọn lựa đƣợc 50 bài thơ. Kiều Thu
Hoạch dựa trên 3 tiêu chí: phải là thơ đƣợc in hoặc chép tay bằng chữ Nôm; nội
dung hoặc phản ánh tâm trạng của ngƣời phụ nữ về số phận long đong, về tình
duyên lỡ làng hoặc châm biếm, trào tiếu những hiện tƣợng khơng bình thƣờng
của xã hội và tự nhiên - trữ tính chứ khơng phải là thứ trào phúng tục nhảm;
hình thức thƣờng sử sụng lối nói lấp lửng (ambivalent), hoặc dùng lối nói song
quan ngữ (mot équivoque), hoặc sử các biểu tƣợng hai mặt (symbole équivoque)
7



để chọn ra trong 10 văn bản thơ viết bằng chữ Nôm (Xuân Hương di cảo, Xuân
Hương thi tập - bản khắc năm 1921, Xuân Hương thi tập - bản khắc năm 1922,
Quốc văn tùng ký, Xuân Hương thi sao, Tạp thảo tập, Quế Sơn thi tập, Xuân
Hương thi vịnh, Liệt truyện thi ngâm, Lĩnh Nam quần hiền văn thi diễn âm
tập) 84 bài thơ của Hồ Xuân Hƣơng.
Chúng tôi lập bảng so sánh sự lựa chọn những bài thơ Nôm truyền tụng
Hồ Xuân Hƣơng của hai nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch và Đỗ Lai Thuý (tác
phẩm đƣợc tác giả nào lựa chọn thì đánh dấu x).

STT

Tên bài thơ (Kiều Thu
Hoạch)

Tên

bài thơ (Đỗ

Lai Thuý)

Đỗ Lai

Kiều Thu

Thuý

Hoạch


1

Ngắm Tây Hồ nhớ bạn

X

2

Hồ Trúc Bạch

X

Vịnh Thăng Long hồi

X

3

cổ

4

Chơi Khán Đài

5

Tức cảnh sơng Nhĩ Hà

X


Giong

X

6

thuyền

Chơi đền Khán Đài X
chơi

X

trăng
Tự tình (II)

7

Canh khuya

8

Vịnh đời người

9

Thơ tự tình

Tự tình (I)


X

X

10

Lấy chồng chung

Làm lẽ

X

X

Khơng chồng mà chửa

Không chồng mà X

X

11
12

X

X
X

chửa
Thương thay phận gái


X

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Arixtốt, Nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn Hoá - Nghệ Thuật, Hà Nội, 1964.
2.
G.I. A-rốt-la-vơ-xép và Nhi-cu-lin, Hồ Xuân Hương trong thư viện nước
Nga, (Nguyễn Thế Phiệt dịch), Nhân dân chủ nhật, số 33 ra ngày 14/8/1994.
3.
Thái Bạch, Thơ Hồ Xuân Hương, Nhà sách Khai Trí, Nxb Sài Gịn ,
1967.
4.
M.Bakh-tin, Những vẫn đề thi pháp Đơttơiépxki, Trần Đình Sử, Lại
Ngun Ân, Vƣơng Trí Nhàn dịch, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1993.
5.
M.Bakh-tin, Sáng tác của Francois Rabelais và nền văn hoá dân gian
Trung cổ và Phục Hưng, Từ Thị Loan dịch, Hồng Ngọc Hiếu hiệu đính, Nxb
Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 2006.
6.
Nhan Bảo, Phát hiện mới về Hồ Xuân Hương, Nxb Khoa Học Xã Hội,
Hà Nội, 2000.
7.
Hoa Bằng, Hồ Xuân Hương, nhà thơ cách mạng, Nxb Bốn Phƣơng - Sài
Gịn, 1950.
8.
Vũ Bình, Thơ Hồ Xn Hương, Nxb Sống Mới, Sài Gòn, 1958.

9.
Câu đố Việt Nam, Nxb Văn Hố Thơng Tin, Hà Nội, 2003.
10.
Nguyễn Đức Bính, Người cổ nguyệt, chuyện Xuân Hương, Tạp chí Văn
Nghệ, tháng 10/1962.
11.
Phạm Tú Châu, Vài suy nghĩ về tiểu thuyết tình dục chữ Hán của Việt
Nam, Tạp chí Hán Nơm, số 3/1999.
12.
Nguyễn Huệ Chi, Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam thời kỳ cổ - cận đại, Nxb
Tác Phẩm Mới, Hà Nội, 1983.
13.
Nguyễn Huệ Chi, Mấy vấn đề phân kỳ văn học sử Việt Nam, Tạp chí
Văn học, số 3/1985.
14.
Nguyễn Đình Chú, Vấn đề “ngã” và “phi ngã” trong văn học Việt Nam
trung - cận đại, Tạp chí Văn học, số 5/1995.
15.
Mai Ngọc Chú, Thần nữ và liệt nữ Việt Nam, Nxb Văn Hố Thơng Tin,
Hà Nội, 2005.
16.
Phan Dan, Chuyện cái dâm trong văn chương, (Trả lời bài Phỏng vấn
Hồ Xuân Hương của Phạm Thị Hoài).
17.
Nguyễn Duy Diễn, Luận về Hồ Xuân Hương, Nxb Thăng Long, Sài
Gòn, 1956.

9



18.
Xuân Diệu, Tính tư tưởng trong ba bài thơ Hồ Xuân Hương, Tạp chí
Văn Học, số 3/1980.
19.
Xuân Diệu, Các nhà thơ cổ diển Việt Nam, Nxb Văn Học, Hà Nội, 1982.
20.
Nguyễn Đức Đàn, Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học Việt
Nam thế kỷ XVIII, Tạp chí Văn học, số 1/1961.
21.
Phạm Văn Đang, Văn học Tây Sơn, Nxb Lửa Thiêng, Sài Gịn, 1973.
22.
Đại Việt sử kí tồn thư, Cao Huy Giu dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, in
lần hai, Nxb Văn Hố Thơng Tin, 2004.
23.
S. Freud, Nguồn gốc của Văn hố và Tơn giáo (vật tổ và cấm kỵ),
Lƣơng Văn Kế dịch, Nxb Đại Học Quốc Gia, Hà Nội, 2001.
24.
S. Freud, Phân tâm học và văn học nghệ thuật, Đỗ Lai Th biên soạn,
Nxb Văn Hố Thơng Tin, Hà Nội, 2004.
25.
Lê Sĩ Giáo (chủ biên), Hoàng Lƣơng, Lâm Bá Nam, Lê Ngọc Thắng,
Dân tộc học đại cương, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, năm 1990.
26.
N. Gulaíep, Lý luận văn học, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp,
Hà Nội, 1982.
27.
A. Gurêvích, Các phạm trù văn hố trung cổ, Nxb Giáo Dục, Hà Nội,
1996.
28.
Đàm Gia Kiện (chủ biên), Trƣơng Chính… (dịch), Lịch sử văn học

Trung Quốc, Nxb Khoa Học Xã Hội, 1993.
29.
Konrat, Phương Đông và Phương Tây, Trịnh Bá Đĩnh dịch, Nxb Giáo
Dục, Hà Nội, 1997.
30.
Siêu Hải, Về mối quan hệ giữa Hồ Xn Hương và Phạm Đình Hổ,
Tạp chí Văn học, số 5/1991.
31.
Hoàng Xuân Hãn, Hồ Xuân Hương với vịnh Hạ Long, Tập san Khoa
học xã hội, số 10-11/1983.
32.
Hoàng Xuân Hãn, Hồ Xuân Hương – Thiên tình sử, Nxb Văn Học, Hà
Nội 1995.
33.
Nguyễn Văn Hanh, Hồ Xuân Hương, Tác phẩm, thân thế và văn tài, in
lần thứ hai, Nxb Aspas, Sài Gòn, 1957.
34.
Lý Trạch Hậu, Bốn bài giảng mỹ học, Trần Đình Sử, Lê Tẩm dịch, Nxb
Đại Học Quốc Gia, Hà Nội, 1999.
35.
Đỗ Đức Hiểu, Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Tạp chí Văn học, số
5/1990.
36.
Đỗ Đức Hiểu, “Mời Trầu” giữa lễ hội dân gian, Báo Văn nghệ, số 34,
ngày 30 /8 /1994.
10


37.
Nguyễn Duy Hinh, Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nxb Hội Nhà Văn,

Hà Nội, 1999.
38.
Kiều Thu Hoạch, Thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Nxb Văn Học, Hà Nội,
2007.
39.
Phạm Thị Hoài, Phỏng vấn Hồ Xuân Hương, Báo Lao động chủ nhật, số
2/1990.
40.
Cao Xn Huy, Tư tưởng phương Đơng gợi những điểm nhìn tham
chiếu, Nxb Văn Học, Hà Nội, 1995.
41.
Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm, Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh,
Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2003.
42.
Hồ Xuân Hương thi tập, Nhà in Vũ Hùng, Hà Nội, 1949.
43.
Hồ Xuân Hƣơng - Thơ và đời, Nxb Văn Học, Hà Nội, 1996.
44.
Trần Đình Hƣợu, Nho giáo và văn học nghệ thuật, Tạp chí Nghiên cứu
nghệ thuật, số 2/1981.
45.
Trần Đình Hƣợu, Nho giáo và văn học trung cận đại Việt Nam, Nxb
Văn Hố Thơng Tin, Hà Nội, 1995.
46.
John Bowker, Các tôn giáo trên thế giới, Nguyễn Đức Tƣ dịch, Nxb Văn
Hố Thơng Tin, Hà Nội, 2003.
47.
M.B. Khrapchenko, Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn
học, Nxb Tác Phẩm Mới, Hà Nội, 1978.
48.

M.B. Khrapchenko, Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người, hai tập,
Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1985.
49.
Trần Khuê, Hào hoa và ngạo nghễ một Hồ Xuân Hương trác tuyệt,
Nghiên cứu và tranh luận, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1996.
50.
Đặng Thanh Lê - Nguyễn Đức Dũng, Góp thêm một tiếng nói trong việc
đánh giá thơ Hồ Xuân Hương, Tạp chí Văn học, số 3/1976.
51.
Đặng Thanh Lê, Hồ Xuân Hương - Bài thơ “Mời trầu”, cộng đồng
truyền thống và cá tính sáng tạo trong mối quan hệ văn học dân gian - văn
học viết, Tạp chí Văn học, số 5/1983.
52.
Đặng Thanh Lê, Phạm Luận, Hoàng Hữu Yên: Văn học Việt Nam nửa
cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1991.
53.
I. Li-xê-vích, Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc, Nxb Giáo Dục, Hà Nội,
1994.
54.
Nguyễn Lộc, Hoàng Hữu Yên, Văn học Việt Nam thế kỷ XVII - nửa đầu
thế kỷ XIX, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1962.

11


55.
Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ
XIX, Tái bản lần thứ ba, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1999.
56.
Phƣơng Lựu, Lê Bá Hán, Cơ sở lý luận văn học, 3 tập, Nxb Đại Học &

Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội, 1983.
57.
Phƣơng Lựu, Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học trung đại
Việt Nam, Nxb Thanh Hoá, Thanh |Hoá, 1950.
58.
Mác & Ăng ghen, Về văn học và nghệ thuật, Nxb Sự Thật, Hà Nội,
1958.
59.
Mác, Ăng ghen, Lênin, Bàn về văn học, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1970.
60.
Trần Thanh Mại, Thử bàn lại vấn đề dâm và tục trong thơ Hồ Xuân
Hương, Tạp chí Văn học, số 4/1961.
61.
Trần Thanh Mại, Phải chăng Hồ Xuân Hương còn là một nhà thơ chữ
Hán, Tạp chí Văn học, số 3/1963.
62.
Trần Thanh Mại, Trở lại vấn đề Hồ Xuân Hương, Tạp chí Văn học, số
10/1964.
63.
Trần Thanh Mại, Bản “Lưu hương ký” và lai lịch phát hiện ra nó, Tạp
chí Văn học, số 11/1964.
64.
Nguyễn Đăng Na, Thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân gian Việt
Nam, Tạp chí Văn học, số 2/1991.
65.
Nguyễn Đăng Na, Văn xi tự sự Việt Nam thời trung đại, Tập 1, Nxb
Giáo Dục, Hà Nội, 1998.
66.
Vũ Dƣơng Ninh (chủ biên), Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Lịch
sử văn minh thế giới, Nxb Giáo Dục, 1999.

67.
Nguyễn Thị Ngọc, Hồ Xuân Hương và nền văn hố dân gian Việt
Nam, Luận án Phó tiến sĩ Ngữ Văn, 2004.
68.
Nguyễn Nghiệp, Trƣơng Quang Kiển, Thử tìm hiểu ý thức chủ đạo
trong thơ Hồ Xuân Hương, Nghiên cứu Văn học, số 9/1961.
69.
Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức, Thơ ca Việt Nam: Hình thức và thể
loại, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1968.
70.
Nguyễn Tôn Nhan (biên dịch và chú giải), Kinh lễ, Nxb Văn Học, Hà
Nội, 1999.
71.
Vƣơng Trí Nhàn, Hồ Xn Hương với Rabơle Vilơng và Đơtxtơiépki,
Tạp chí Văn học, số 1/1985.
72.
Nhiều tác giả, Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà
Nội, 1962.
73.
Nhiều tác giả, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1996.
12


74.
Nhiều tác giả, Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Nxb
Giáo Dục, 1997.
75.
N.I. Niculin, Văn học Việt Nam sơ khảo, Lê Xuân Vĩnh dịch, Tƣ liệu
thƣ viện Viện Văn Học, 1968.
76.

Hồ Tuấn Niêm, Bàn lại một đơi điểm về tiểu sử Hồ Xn Hương, Tạp
chí Văn học số 1/1972.
77.
Đái Xuân Ninh, Về chủ nghĩa nhân đạo trong thơ Hồ Xuân Hương,
Tập san Văn Sử Địa, số 12/1965.
78.
Trần Phị, Người xưa với văn hố dục tính, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội, 2007.
79.
Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử, Về thi pháp thơ Đường, Nxb Đã Nẵng,
Đà Nẵng, 1997.
80.
Vũ Đức Phúc, Chung quanh vấn đề “Thơ Hồ Xuân Hương”: ông
Nguyễn Đức Bính và thơ Hồ Xuân Hương, Tạp chí Văn học, số 6/1963.
81.
La Văn Quán, Đại cương lịch sử tư tưởng Trung Quốc, Nxb Giáo Dục,
Hà Nội, 1997.
82.
Nguyễn Hữu Sơn, Tâm lý sáng tạo trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương,
Tạp chí Văn học, số 2/1991.
83.
Trần Xuân Sinh (biên soạn), Nguyễn Hào Hùng, Ngơ Đăng Lợi… (hiệu
đính), Việt sử kỷ yếu, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng, 2004.
84.
Lê Văn Siêu, Việt Nam văn minh sử, Nxb Cơng ty Văn hố Minh Trí,
Hà Nội, 2006.
85.
Trần Đình Sử, Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1995.
86.
Trần Đình Sử, Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo Dục, Hà Nội,
1995.

87.
Trần Đình Sử, Thời trung đại, cái tôi trong các học thuyết, trong đời
sống và trong văn học, Tạp chí Văn học, số 7/1995.
88.
Trần Đình Sử, Mấy vấn đề thi pháp trong văn học trung đại Việt Nam,
Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1999.
89.
Vũ Minh Tâm, Mỹ học Mác - Lênin, Nxb Đại Học Sƣ Phạm Hà Nội, Hà
Nội, 1991.
90.
Văn Tân, Hồ Xuân Hương với các giới phụ nữ, văn học và giáo dục,
Nxb Sông Lô, in lần thứ hai, Hà Nội, 1957.
91.
Bùi Duy Tân, Văn học chữ Nôm: tinh hoa sáng tạo của văn học cổ điển
Việt Nam thời trung đại, Tạp chí Văn học, số 8/1998.
92.
Bùi Duy Tân, Khảo và luận một số tác gia, tác phẩm văn học trung đại
Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1999.
13


93.
Trƣơng Xuân Tiếu, Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Nôm truyền tụng
Hồ Xuân Hương, Nxb Văn Học, Hà Nội, 2004.
94.
E.Đ. Tylor, Văn hoá nguyên thuỷ, Huyền Giang dịch, Nxb Văn Hoá
Nghệ Thuật, Hà Nội, 2000.
95.
Trần Thị Băng Thanh, Những suy nghĩ từ văn học trung đại, Nxb Khoa
Học Xã Hội, Hà Nội, 1999.

96.
Thanh Thanh, Truyện cười dân gian Việt Nam, trạng cười, Nxb Thanh
Niên, Hà Nội, 2004.
97.
Nguyễn Thị Thảo, Bạch Hào, Đôi điểm về tài liệu liên quan đến năm
mất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, Tạp chí Văn học, số 6/1980.
98.
Trần Đức Thảo (dịch), Tìm nguồn gốc của ngơn ngữ và ý thức, Nxb
Văn Hố Thơng Tin, Hà Nội, 1996.
99.
Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb Thuận Hố, Huế,
1999.
100. Trần Ngọc Thêm, Tìm hiểu bản sắc văn hố Việt Nam, Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh, 1997.
101. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1998.
102. Nhƣ Thiết, Góp thêm với ơng Nguyễn Đức Bính một số vấn đề về Hồ
Xuân Hương, Tạp chí Văn học, số 3/1963.
103. Trần Nho Thìn, Bài phú vể ngã ba Hạc, một dự báo về hiện tượng thơ Hồ
Xuân Hương, Báo Văn Nghệ, số 41/1985.
104. Trần Nho Thìn, Sáng tác thơ ca thời cổ và sự thể hiện cái tơi tác giả, Tạp
chí Văn học, số 6/1993.
105. Trần Nho Thìn, Mối quan hệ giữa cái tôi nhà nho và thực tại trong văn
chương cổ, Tạp chí Văn học, số 2/1994.
106. Trần Nho Thìn, Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hố, Nxb
Giáo Dục, Hà nội, 2008.
106. Trúc Thông, Âm hưởng thơ, cảm thụ qua một bài thơ của Hồ Xuân
Hương, Báo Văn Nghệ, số 41/1985.
107. Đỗ Ngọc Thống, Một cách xem Hồ Xuân Hương “Mời trầu”, Báo Văn
Nghệ, số 21/11/1992.
108. Thơ Hồ Xuân Hương, Nxb Bình Dân thƣ quán, Hà Nội, 1957.

109. Thơ Hồ Xuân Hương, (Nguyễn Lộc tuyển chọn và giới thiệu), Nxb Giáo
Dục, Hà Nội, 1982.
110. Thơ Hồ Xuân Hương, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1987.
112. Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb Văn Học, Hà Nội, 1983.
14


113. Nguyễn Bách Khoa, Kinh thi Việt Nam, Nxb Văn Hố Thơng Tin, Hà
Nội, 2000.
114. Thơ văn Nguyễn Khuyến, Nxb Văn Học, Hà Nội, 1979.
115. Thơ văn Trần Tế Xương, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1984.
116. Nguyễn Đăng Thục, Thiền học Việt Nam, Nxb Thuận Hoá, Huế, 1997.
117. Đỗ Lai Thuý, Tiếp cận Hồ Xuân Hương từ “nguyên lý hội hố trang”
của M. Bakhtin, Tạp chí Văn hố Dân gian, số 2/1985.
118. Đỗ Lai Thuý, Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực, Nxb Văn Hố
Thơng Tin, Hà Nội, 1999.
119. Timơphêép, Nguyên lý lí luận văn học, 2 tập, Nxb Văn Hố, Hà Nội,
1962.
120. Đào Thái Tơn, Hồ Xn Hương có họ hàng gì với Nguyễn Huệ khơng?
Tạp chí Văn học, số 4/1971.
121. Đào Thái Tôn, Về bài thơ “Đánh đu” được xem là của Hồ Xuân Hương,
Báo Văn Nghệ, số 25/1978.
122. Đào Thái Tôn, Từ cội nguồn vào thế tục, Nxb Văn Học, Hà Nội, 1993.
123. Đào Thái Tôn, Hồ Xuân Hương, tiểu sử, văn bản, tiến trình huyền thoại
dân gian hố, Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội, 1999.
124. Hồng Ngọc Tuấn, Văn học hiện đại và hậu hiện đại qua thực tiễn sáng
tác và góc nhìn lý thuyết, Nxb Văn Nghệ, Hà Nội, 2002.
125. Trƣơng Tửu, Kinh thi Việt Nam, Nxb Hàn Thuyên, Hà Nội, 1940.
126. Tranh dân gian Việt Nam, Nxb Văn Hoá Dân Tộc, Hà Nội, 1996.
127. Hoàng Trinh, Bàn về chủ nghĩa tự nhiên trong văn học, Tạp chí Văn học,

số 3/1962.
128. Nguyễn Văn Trung, Ca tụng thân xác, Nxb Văn Nghệ, Hà Nội, 1998.
129. Nguyễn Văn Trung, Câu đố Việt Nam, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh,
1999.
130. Tạ Chí Đại Trƣờng, Sử Việt đọc vài cuốn, Nxb Văn Mới, 2004.
131. Tạ Chí Đại Trƣờng, Thần, Người, đất Việt, Nxb Văn Hố Thơng Tin, Hà
Nội, 2006.
132. Tam Vị, Tinh thần phục hưng trong thơ Hồ Xuân Hương, Tạp chí Văn
học, số 3/1991.
133. Chế Lan Viên, Một bức thư, Tạp chí Văn nghệ, tháng 11/1962.
134. Trần Trung Viên, Văn đàn bảo giám, Nxb Văn Học, Hà Nội, 1998.
135. Lê Trí Viễn, Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, Nxb Khoa Học Xã
Hội, Hà Nội, 1996.
15


136. Lê Trí Viễn, Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, in lần
thứ hai, 1999.
137. Ngô Gia Võ, Nghệ thuật với ý nghĩa khẳng định khát vọng nhân văn
trong thơ Nơm Hồ Xn Hương, Tạp chí Văn học, số 2/2000.
138. Ngô Gia Võ, Hồ Xuân Hương với dịng thơ Nơm Đường luật trào phúng,
Luận án tiến sĩ ngữ văn, 2002.
139. A.P. Vôn-ghin, Lược thảo các tư tưởng xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự Thật,
Hà Nội, 1979.
140. Việt sử thông giám cương mục, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội, 1959.
141. Trần Ngọc Vƣơng, Nhà nho tài tử Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội,
1995.
142. Trần Ngọc Vƣơng, Văn học Việt nam dòng riêng giữa nguồn chung, Nxb
Giáo Dục, Hà Nội, 1999.
143. Trần Quốc Vƣợng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội,

1997.
144. Trần Quốc Vƣợng, Văn hố Việt Nam tìm tịi và suy ngẫm, Nxb Văn Học,
Hà Nội, 2003.

16



×