Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện giao thủy, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.14 MB, 138 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LẠI THỊ HÀ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Chính

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn



Lại Thị Hà

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS Trần Văn Chính đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều
cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện
đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Trắc địa bản đồ, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức phịng Tài ngun
và mơi trường, phịng Nơng nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Giao Thủy và Ủy
ban nhân dân các xã đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện
đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


Tác giả luận văn

Lại Thị Hà

ii

năm 2016


MỤC LỤC

Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình .......................................................................................................... viii
Danh mục hình .......................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.3.


Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................2

Phần 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu .................................................................3
2.1.

Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp ...........................................3

2.1.1.

Đất nơng nghiệp và tình hình sử dụng đất nơng nghiệp ....................................3

2.1.2.

Sự cần thiết của nền sản xuất nông nghiệp bền vững ........................................4

2.1.3.

Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp bền vững ................................................5

2.1.4.

Tiêu chí đánh giá tính bền vững .......................................................................6

2.2.


Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp.......................................................................................7

2.2.1.

Quan điểm về hiệu quả ....................................................................................7

2.2.2.

Phân loại hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.....................................................8

2.3.

Tình hình sử dụng nơng nghiệp trên thế giới và Việt Nam .............................12

2.3.1.

Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp trên thế giới ............................................12

2.3.2.

Tình hình sử dụng nơng nghiệp ở Việt Nam ...................................................13

2.4.

Xu hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam...........................16

2.4.1.

Những xu hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới ....................................16


2.4.2.

Định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam đến năm 2020 .........................19

iii


2.5.

Những cơng trình nghiên cứu đánh giá về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ........24

2.5.1.

Các nghiên cứu về đánh giá đất đai trên thế giới ............................................24

2.5.2.

Những nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam.............25

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................30
3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................30

3.1.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................30

3.1.2.


Phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài ............................................................30

3.2.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................30

3.2.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Giao Thủy ................30

3.2.2.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Giao Thủy ...................................30

3.2.3.

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .................................................................30

3.2.4.

Định hướng sử dụng đất và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp tại huyện Giao Thủy ...........................................................................31

3.3.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................31

3.3.1.


Thu thập số liệu .............................................................................................31

3.3.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..............................................................31

3.3.3.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất.....................................................32

3.3.4.

Xử lý số liệu ..................................................................................................34

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................35
4.1.

Đánh giá về điều kiện tự nhiên .......................................................................35

4.1.1.

Vị trí địa lý ....................................................................................................35

4.1.2.

Địa hình, địa mạo ..........................................................................................36

4.1.3.

Khí hậu ..........................................................................................................36


4.1.4.

Thủy văn .......................................................................................................38

4.1.5.

Tài nguyên thiên nhiên ..................................................................................39

4.1.6.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho phát triển kinh tế
xã hội của huyện ............................................................................................42

4.2.

Đánh giá về điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................43

4.2.1.

Thực trạng phát triển kinh tế huyện Giao Thủy ..............................................43

4.2.2.

Dân số, lao động và việc làm .........................................................................44

4.2.3.

Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ................................................................45


4.2.4.

Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội ...................................48

iv


4.3.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Giao Thủy ...................................49

4.3.1.

Hiện trạng sử dụng đất ...................................................................................49

4.4.

Hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp .................................................................53

4.4.1.

Các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp huyện Giao Thủy năm 2015 ..............53

4.4.2.

Hiệu quả kinh tế.............................................................................................55

4.4.3.

Hiệu quả xã hội..............................................................................................67


4.4.3.

Hiệu quả môi trường ......................................................................................72

4.4.4.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất tổng hợp của các kiểu sử dụng đất..................80

4.5.

Định hướng sử dụng đất và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp tại huyện Giao Thủy ...........................................................................84

4.5.1.

Định hướng sử dụng đất .................................................................................84

4.5.2.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ........................87

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................90
5.1.

Kết luận .........................................................................................................90

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................91


Tài liệu tham khảo .......................................................................................................92
Phụ lục ......................................................................................................................95

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Bộ NN& PTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

BVTV

Bảo vệ thực vật

CLĐ

Công lao động

CN- TTCN

Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp

CNH-HĐH


Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

CPTG

Chi phí trung gian

GTSX

Giá trị sản xuất

GTNC

Giá trị ngày cơng

HQĐV

Hiệu quả đồng vốn

LUT

Loại hình sử dụng đất

NTTS

Ni trồng thủy sản

PTDH

Phịng trừ dịch hại


SXKD

Sản xuất kinh doanh

TB

Trung bình

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

TNT

Thu nhập thuần

UBND

Ủy ban nhân dân

CPSX

Chi phí sản xuất

vi


DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên cả nước từ năm 2000 - 2010 .......13
Bảng 2.2. Diện tích các nhóm đất Việt Nam ..............................................................14
Bảng 3.1. Phân cấp hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp ...................................33
Bảng 3.2. Phân cấp hiệu quả xã hội sử dụng đất nông nghiệp ....................................33
Bảng 4.1. Đặc trưng các yếu tố khí tượng ở Nam Định..............................................37
Bảng 4.2. Các loại đất chính của huyện Giao Thủy ...................................................39
Bảng 4.3. Chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2010 - 2015 .......................43
Bảng 4.4. Dân số và lao động huyện Giao Thủy giai đoạn 2010 - 2015 .....................44
Bảng 4.5.

Hệ thống giao thông đường bộ huyện Giao Thủy......................................45

Bảng 4.6. Diện tích, cơ cấu các loại đất chính năm 2015 ...........................................49
Bảng 4.7. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện Giao Thủy ..................................50
Bảng 4.8.

Hiện trạng diện tích, cơ cấu sử dụng đất nơng nghiệp năm 2015
huyện Giao Thủy.......................................................................................51

Bảng 4.9.

Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy
sản huyện Giao Thủy năm 2015 ................................................................53

Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính, vật ni chính tiểu vùng 1 ..... 56
Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính tiểu vùng 2 ...........................58
Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính tiểu vùng 3 ...........................59
Bảng 4.13. Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 ................61
Bảng 4.14. Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2 ................63
Bảng 4.15. Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 3 ................65

Bảng 4.16. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 .........................68
Bảng 4.17. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2 .........................70
Bảng 4.18. Hiệu quả xã hội của các LUTs tiểu vùng 3.................................................71
Bảng 4.19. Mức độ bón phân của một số cây trồng chính huyện Giao Thủy ................73
Bảng 4.20. Mức sử dụng phân bón cho các loại hình sử dụng đất ................................74
Bảng 4.21. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho một số cây trồng chính
huyện Giao Thủy.......................................................................................76

vii


Bảng 4.22. Đánh giá hiệu quả môi trường qua lượng thuốc BVTV sử dụng.................77
Bảng 4.23. Đánh giá tổng hợp hiệu quả môi trường của các LUT ở Giao Thủy ..........78
Bảng 4.24. Một số chỉ tiêu nguồn nước cấp tại khu vực nuôi tôm xã Giao Phong,
Giao Thủy, Nam Định (25/ 9/ 2015). .........................................................79
Bảng 4.25. Hiệu quả sử dụng đất của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 1........................80
Bảng 4.26. Hiệu quả sử dụng đất của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 2........................81
Bảng 4.27. Hiệu quả sử dụng đất của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 3........................82
Bảng 4.28. Diện tích đề xuất các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp huyện Giao
Thủy đến năm 2020 ...................................................................................85

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1. Bản đồ hành chính huyện Giao Thủy .........................................................35
Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2015 huyện Giao Thủy....................52

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Lại Thị Hà
Tên Luận văn: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định”
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp chính trên địa
bàn huyện Giao Thủy.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của
địa phương.
Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện các nội dung của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu thứ cấp; phương
pháp thu thập số liệu sơ cấp; phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu; phương pháp
đánh giá hiệu quả sử dụng đất.
- Dựa vào sự khác biệt về địa hình, loại hình sử dụng đất để phân chia thành 3
tiểu vùng trên địa bàn nghiên cứu.
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại chi cục Thống kê
huyện Giao Thủy. Số liệu cơ cấu hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp huyện Giao Thủy
được thu thập tại Phịng Tài nguyên và Môi trường huyện Giao Thủy.
- Điều tra phỏng vấn nông hộ thông qua phiếu điều tra soạn sẵn. Số lượng phiếu
điều tra là 90 phiếu. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có phân tổ cho mỗi tiểu vùng
30 phiếu.
- Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2007 để
tổng hợp các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hệ thống sử dụng đất, tính
tốn hiệu quả các loại sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất (LUT).
Kết quả chính và kết luận:

1. Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng tới sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Giao Thủy. Qua nghiên cứu cho thấy Giao Thủy được
thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện khí hậu, thủy văn, vị trí địa lý,

ix


con người của huyện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội tồn diện. Tổng diện tích
đất tự nhiên là 23.775,62 ha, quy mô dân số năm 2015 là 189.936 người, cơ sở hạ tầng
khá tốt, có khả năng đáp ứng cho phát triển toàn diện ngành sản xuất nơng nghiệp trên
địa bàn huyện.
2. Giao Thủy có 4 loại hình sử dụng đất với 19 kiểu sử dụng đất với hệ thống
cây trồng tương đối phong phú. Tiểu vùng 1 có 4 loại hình sử dụng đất; trong đó loại
hình ni trồng thủy sản cho GTSX/ha cao nhất, cụ thể nuôi trồng thủy sản nước mặn –
lợ cho GTSX/ha là 666,25 triệu đồng, GTGT/ha đạt 403,54 triệu đồng, tiểu vùng 2 có 3
loại hình sử dụng đất; trong đó loại hình sử dụng đất 2 lúa – 1 màu cho hiệu quả kinh tế
cao nhất với kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa – bắp cải đông có GTSX/ha đạt
191,27 triệu đồng, GTGT/ha đạt 140,82 triệu đồng, tiểu vùng 3 có 3 loại hình sử dụng
đất, loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao nhất là chuyên rau màu với kiểu sử
dụng đất bí xanh xn – bí xanh mùa – bắp cải đơng đạt GTSX/ha là 264,31 triệu đồng,
GTGT/ha là 210,28 triệu đồng.
Hiệu quả xã hội kiểu sử dụng đất thu hút nhiều lao động nhất là kiểu sử dụng
đất đỗ xanh xuân – đỗ xanh mùa – bắp cải đông, ngô xuân – đậu tương mùa – ngơ đơng,
bí xanh xn – bí xanh mùa – bắp cải đơng.
Tất cả các kiểu sử dụng đất do việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV đều ảnh
hưởng xấu tới môi trường, mức sử dụng các loại phân bón và thuốc BVTV ở Giao Thủy
còn chưa cân đối và hợp lý.
3. Cần đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm: chú trọng xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (hệ thống giao thông, thủy lợi...) áp dụng khoa học kỹ
thuật tiên tiến để phục vụ sản xuất theo hướng hàng hóa, nghiên cứu đưa ra các giống

cây trồng, vật nuôi mới có ưu thế vào sản xuất. Mở các lớp tập huấn về khoa học kỹ
thuật và kiến thức sản xuất cho người nơng dân, từ đó ứng dụng thực tế vào sản xuất
nâng cao hiệu quả.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Lại Thị Hà
Thesis title: "Evaluating the effectiveness of agricultural land use in Giao Thuy
district - Nam Dinh province "
Major:Land Management

Code: 60.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
- Assessing the effectiveness of the types of agricultural land use in terms of
economy, society and environment.
- Proposing some solutions to improve the efficiency of agricultural land use in
study area.
Methods:
Study methodologies carried out include: method of selecting study sites,
method of investigating, collecting of secondary data; method of selecting the study
sites; method of investigating, collecting of primary data; method of statistics,
aggregation and analyzation of data; method of comparison.
- Based on the differences in topography, cropping systems the research area is
divided into two sub - zones.
- Collecting the data on socio- economic and natural conditions from the Branch
of statistit board and division of natural resource and environment of Giao Thuy

district.
- Direct survey, randomly through printed questionnaires interviewing farmers,
Quantity survey of 90 votes. 30 votes were surveyed in each sulzone
- Data collected is processed using Microsoft Office Excel 2007 software the
data on socio. Economic and natural conditions land use systems and land utilization
types were compiled.
Main results and conclusions:
1. Assessing the impract of socio- economic and natural condition on
agricultural

production in Giao Thuy district, Nam Dinh province. The research

results showed that the natural resonrea, climatic conditions, hydrology, geography
and human bring are favorable of overal socio- economic development. The total
natural area is 9560.26 hectares of which, with a population of 189 936 people in 2015

xi


was, quite good infrastructure, able to meet the comprehensive development of
agriculture sector in the district.
2. Giao Thuy has 4 types with 19 types of land use land use system is relatively
abundant crops. Subregion 1 with 4 types of land use; which type of aquaculture for
production value / ha highest, namely aquaculture seawater - Brackish for production
value / ha was 666.25 million, VAT / ha reached 403.54 million, subregional 2 3 type of
land use; including land use type 2 rice - one color for highest economic efficiency with
land use spring wheat - paddy seasons - winter cabbage with production value / ha
reached 191.27 million, VAT / ha reached 140, 82 million, the sub-region 3 has 3 types
of land use, land use type for maximum economic efficiency are specialized crops for
land use spring squash - zucchini season - winter cabbage achieve production value / ha

was 264.31 million,VAT/ha is 210.28million.
Effective land use society attracted many workers especially land use spring
green beans - green beans seasons - winter cabbage, corn spring - the season soybean winter corn, zucchini spring - green pumpkin season - winter cabbage.
All types of land use due to the use of fertilizers and pesticides have adverse
impacts on the environment, the use of fertilizers and pesticides in Giao Thuy has not
balanced and reasonable.
3. Enhancing the intensive investment to increase productivity and product
quality : focus on building technical infrastructure (transport systems, irrigation ...)
applying advanced science and technology to serve commodity production. Selecting
newand ontilmal verities and species of cropsand animal for produation development.
Opening training courses on science and technology and production knowledge to
farmers, which in fact contributing to improve the efficiency production.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng an ninh. Đất đai, đặc
biệt là đất nơng nghiệp có giới hạn về diện tích, có nguy cơ bị suy thối dưới
tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong sử dụng.
Trong những thập kỷ gần đây dân số tăng nhanh, nhất là ở các nước đang phát
triển, đã thúc đẩy nhanh nhu cầu lương thực, thực phẩm, gây sức ép đối với
đất đai, đặc biệt là những diện tích đất có khả năng sản xuất nơng nghiệp.
Việc sử dụng đất không hợp lý của con người đã dẫn đến hậu quả phá hủy đất
đai tự nhiên, làm ảnh hưởng đến điều kiện sinh thái môi trường.
Khai thác tiềm năng đất đai để đạt hiệu quả cao nhất là việc làm hết sức
quan trọng và cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp cũng

như của sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Việc đánh giá tiềm năng đất
đai nhằm phát hiện ra các yếu tố tích cực và hạn chế, làm cơ sở để định hướng phát
triển sản xuất nông nghiệp bền vững là một việc làm hết sức cần thiết.
Huyện Giao Thuỷ là một trong 3 huyện ven biển của tỉnh Nam Định, nằm
trong hành lang trọng điểm của vùng đồng bằng châu thổ sơng Hồng. Giao Thủy
nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Nam Định, cách thành phố Nam Định 45 km.
Huyện có 2 con sơng lớn chảy qua là sơng Hồng và sơng Sị với tổng chiều dài
26km với 2 cửa sông lớn là cửa Ba Lạt (sông Hồng) và cửa Hà Lạn (sơng Sị)
cùng với hệ thống sông, kênh mương nội đồng... đã đáp ứng tương đối tốt nhu
cầu sản xuất của nhân dân trong huyện. Địa hình Giao Thủy mang đặc điểm địa
hình đồng bằng ven biển, khá bằng phẳng có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống
Nam, đất đai của huyện nhìn chung màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp.
Trong phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là trong ngành sản xuất nông nghiệp,
huyện Giao Thủy cũng đã đạt được một số thành tựu nhất định, nhưng vẫn chưa
khai thác hết tiềm năng và lợi thế của ngành, nông nghiệp chủ đạo hiện nay vẫn
là sản xuất lương thực lúa gạo và chiếm tỷ trọng rất lớn trong sản xuất nông
nghiệp của huyện. Một số vùng đất ven biển người dân đã chuyển đổi một phần
diện tích đất làm muối, đất mặt nước, đất bằng chưa sử dụng sang mục đích ni
trồng thuỷ sản mặn - lợ và bước đầu đã thu được hiệu quả nhất định. Tuy nhiên,
để góp phần nâng cao giá trị trong sử dụng đất, từng bước cải thiện đời sống

1


người dân thì việc đánh giá đúng tiềm năng và lợi thế so sánh của đất đai trên địa
bàn huyện là rất cần thiết nhằm xác định được hướng bố trí, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật ni trên địa bàn huyện đạt hiệu quả cao và bền vững là mục tiêu
quan trọng.
Xuất phát từ yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh
giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp chính tại
huyện Giao Thủy.
- Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp của địa phương.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian:
+ Đề tài được tiến hành tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
+ Đề tài tập trung vào các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp và ni trồng
thủy sản.
- Phạm vi thời gian: Hệ thống số liệu, tài liệu phục vụ đề tài được nghiên
cứu từ năm 2010 trở lại đây.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
- Lựa chọn được các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả cao tại
huyện Giao Thủy.
- Là cơ sở đề xuất sử dụng đất tại huyện Giao Thủy.
- Các kết quả nghiên cứu có thể góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất,
góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất nơng nghiệp, thúc đẩy sự phát triển
kinh tế xã hội huyện Giao Thủy.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Đất nơng nghiệp và tình hình sử dụng đất nơng nghiệp
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến những khái niệm, định
nghĩa về đất. Có quan điểm cho rằng: “Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc
lập lâu đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất

đó là: sinh vật, đá mẹ, khí hậu, địa hình và thời gian” (Đỗ Nguyên Hải, 2001).
Tuy vậy, khái niệm này chưa đề cập đến khả năng sử dụng và tác động của các
yếu tố khác tồn tại trong môi trường xung quanh. Do đó, sau này một số học giả
khác đã bổ sung các yếu tố: nước của đất, nước ngầm và đặc biệt là vai trò của
con người để hoàn chỉnh khái niệm về đất nêu trên.
Như vậy, đất đai là một khoảng khơng gian có giới hạn gồm: khí hậu, lớp
đất bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, nước ngầm và khống sản
trong lịng đất. Trên bề mặt đất đai là sự kết hợp giữa các yếu tố thổ nhưỡng, địa
hình, thủy văn, thảm thực vật cùng các thành phần khác có vai trị quan trọng và có
ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất và cuộc sống của xã hội loại người
(FAO, 1976).
Đất đai đóng vai trị quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
người, là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Theo luật đất đai
2013, đất nơng nghiệp được chia thành các nhóm đất chính sau: Đất trồng cây
hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu
năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất nuôi trồng
thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
Đất đai vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động trong quá trình
sản xuất. Đất đai là đối tượng lao động bởi lẽ nó là nơi để con người thực hiện
các hoạt động của mình tác động vào cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm. Bên
cạnh đó, đất đai cịn là tư liệu lao động trong q trình sản xuất thơng qua việc
cong người đã biết lợi dụng một cách ý thực các đặc tính tự nhiên của đất như lý
học, hóa học, sinh vật học và các tính chất khác để tác động và giúp cây trồng tạo
nên sản phẩm.
Theo Nguyễn Đình Bồng (2002), đất sản xuất nông nghiệp của chúng ta
chỉ chiếm 28,38% và gần tương đương với diện tích đất này là diện tích đất chưa
sử dụng. Đây là tỉ lệ cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể

3



khai thác được diện tích đất nói trên phục vụ cho các mục đích khác nhau. So với
một số nước trên thế giới, nước ta có tỉ lệ đất dùng vào mục đích nơng nghiệp rất
thấp. Là một nước có đa phần dân số làm nghề nơng thì bình qn diện tích đất
canh tác trên đầu người nơng dân rất thấp và manh mún là một trở ngại to lớn. Để
phát triển một nền nông nghiệp đủ sức cung cấp lương thực, thực phẩm cho toàn
dân và cung cấp xuất khẩu cần biết cách khai thác hợp lý đất đai, cần triệt để tiết
kiệm đất, sử dụng đất có hiệu quả cao trên cơ sở phát triển một nền nông nghiệp
bền vững.
2.1.2. Sự cần thiết của nền sản xuất nông nghiệp bền vững
Ý tưởng xây dựng nền nông nghiệp bền vững đã xuất hiện ở các nước
đang phát triển từ những thập kỷ 80-90 của thế kỷ 20 và ngày càng được nhiều
quốc gia có nền sản xuất nơng nghiệp là chính trên thế giới ủng hộ và quan tâm.
Đó là một nền sản xuất nông nghiệp phát huy tối đa các nguồn tài nguyên và
kiến thức bản địa sẵn có kết hợp với việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật hiện đại.
Như vậy có thể nói phát triển nông nghiệp bền vững là hướng nghiên cứu phát
triển sản xuất nông nghiệp hiện đại.
Theo Lê Thái Bạt (2009), tài nguyên đất vô cùng quý giá, bất kể nước nào
đất đều là tư liệu sản xuất nông – lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố
các ngành kinh tế quốc dân. Nói đến tầm quan trọng của đất từ xa xưa, người Ấn
Độ, người Ả Rập và người Mỹ đều coi “đất đai là tài sản vay mượn của con
cháu”, người Mỹ cịn nhấn mạnh “đất khơng phải là tài sản thừa kế của tổ tiên”.
Người Es-tô-ni-a, người Thổ Nhĩ Kỳ coi “có một chút đất quý hơn vàng”, người
Hà Lan coi “mất đất còn tệ hơn phá sản”. Gần đây trong báo cáo về suy thoái đất
toàn cầu, UNEP khẳng định “mặc cho những tiến bộ kĩ thuật vĩ đại, con người
hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất”. Đối với Việt Nam một đất nước với “tam
sơn, tứ hải nhất phần điền” đất càng đặc biệt quý giá.
Theo Nguyễn Đình Bồng (2013), tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng
canh tác càng ít ỏi. Trái đất có diện tích 51 tỷ ha, diện tích và đại dương chiếm 36
tỷ ha (chiếm 70,58% diện tích trái đất) diện tích đất liền là 15 tỷ ha (29,42% diện

tích trái đất, trong đó phần lớn có nhiều hạn chế cho sản xuất do quá lạnh, khô,
dốc, nghèo dinh dưỡng hoặc quá mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị hủy hoại do hoạt
động sản xuất hoặc do bom đạn chiến tranh. Diện tích có khả năng phát triển
nơng nghiệp có khoảng 3,3 tỷ ha, chiếm 22% diện tích đất liền. Hiện nhân loại
mới khai thác được khoảng 1,500 tỷ ha đất canh tác.

4


Diện tích đất tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do
áp lực tăng dân số lên dẫn đến nhu cầu lương thực tăng lên, trong khi diện tích
đất nơng nghiệp giảm do nền khoa học kỹ thuật tiên tiến đã tác động vào sản xuất
nông nghiệp (nơng nghiệp hóa học, hóa thạch), phá vỡ cân bằng sinh thái, dẫn
đến môi trường sản xuất nông nghiệp bị suy thối; chất lượng sản phẩm nơng
nghiệp giảm. Đất nơng nghiệp cịn bị chuyển sang các mục đích sử dụng khác
như đất đô thị, dân cư, sản xuất công nghiệp và các hạ tầng kỹ thuật. Bình qn
diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay chỉ còn 0,23 ha, ở
nhiều Quốc gia khu vực châu Á, Thái Bình Dương là dưới 0,15 ha, ở Việt Nam
chỉ cịn 0,11 ha. Theo tính tốn của tổ chức lương thực thế giới (FAO), với trình
độ sản xuất trung bình hiện nay trên thế giới, để có đủ lương thực, thực phẩm,
mỗi người cần có 0,4 ha đất canh tác, ước tính ở nước ta hàng năm giảm 5m2 đất
canh tác/người (Lê Thái Bạt, 2009).
Do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả của
chiến tranh nên diện tích đất đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ cịn bị thối hóa,
hoặc ơ nhiễm dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả
nghiêm trọng khác (Lê Thái Bạt, 2009).
Do điều kiện khí hậu tồn cầu và tiểu khí hậu từng khu vực biến đổi lớn
đã gây nên những hiểm họa thiên tai tác động trực tiếp đến sản xuất nơng nghiệp
của các Quốc gia trên tồn cầu: Mất đất sản xuất nông nghiệp, đất bị mất khả
năng trồng trọt, cây trồng và vật nuôi bị tổn thương, hủy diệt và phá vỡ các dịch

vụ cho sản xuất nông nghiệp, hao tổn lực lượng sản xuất nông nghiệp ,v,v… Ở
nhiều nước đang phát triển và chậm phát triển, tập quán canh tác lạc hậu đã dẫn
đến một nền sản xuất nông nghiệp không bền vững (Đào Châu Thu, 2009).
2.1.3. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Sử dụng đất bền vững là sử dụng đất với tất cả những đặc trưng vật lý, hóa
học, sinh học có ảnh hưởng đến khả năng của đất. Tổ chức Nông Lương Liên
Hiệp quốc (FAO) sử dụng thuật ngữ “chất lượng đất đai” trong sử dụng bền vững
bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến sự bền vững của tự nhiên của đất khi sử
dụng cho các mục đích nhất định, chất lượng đất có thể khác nhau trên nhiều
phương diện như khả năng cung cấp nước tưới, khả năng cung cấp dinh dưỡng
cho mục đích sản xuất nơng nghiệp, khả năng chống chịu xói mịn, sức sản xuất
của tự nhiên và phân bố địa hình ảnh hưởng đến khả năng cơ giới hóa (Nguyễn
Đình Bồng, 2012).

5


Trong sản xuất nông nghiệp đất đai được coi là sử dụng bền vững phải
dựa trên cơ sở đảm bảo khả năng hoạt động sản xuất ổn định của cây trồng, chất
lượng tài nguyên đất không bị suy giảm theo thời gian và việc sử dụng đất không
ảnh hưởng xấu tới con người và mơi trường sinh thái (Nguyễn Đình Bồng, 2012).
2.1.4. Tiêu chí đánh giá tính bền vững
Theo FAO,1976 tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững bao gồm: Bền
vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt xã hội và bền vững về mặt môi trường.
+ Bền vững về mặt kinh tế:
Tổng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng của hiệu
quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Tổng giá trị trong một giai đoạn
hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đó thì nguy cơ
người sử dụng sẽ khơng có lãi, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi suất tiền vay
vốn ngân hàng.

Tổng giá trị xuất khẩu, thu nhập hỗn hợp, hiệu quả đồng vốn và giá trị
ngày công lao động là các chỉ tiêu cơ bản trong đánh giá hiệu quả kinh tế của các
loại hình sử dụng đất. Các loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế cao phải
mang lại giá trị cao cho người sản xuất thông qua các chỉ tiêu trên.
Giảm rủi ro về sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
+ Bền vững về mặt xã hội
- Hệ thống sử dụng đất hải thu hút được lao động, đảm bảo đời sống và
phát triển xã hộ. Đáp ứng như cầu của nông hộ là điều quan tâm trước, nếu muộn
họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường…). Sản phẩm thu được
cần thỏa mãn cái ăn, cái mặc và nhu cầy cuộc sống hằng ngày của người dân.
- Hệ thống sử dụng đất phải được tổ chức trên đất mà nơng dân có quyền
thụ hưởng lâu dài, đất đã được giao và rừng đã được khoản với lợi ích các bên cụ
thể. Loại hình sử dụng đất phải phù hợp với năng lực của nông hộ về đất đai,
nhân lực, vỗn, kỹ năng, có khả năng cung cấp sản phầm hàng hóa, phù hợp với
mục tiêu phát triển của địa phương khu vực.
- Hệ thống sử dụng đất phải phù hợp với pháp luật hiện hành, phù hợp với
nền văn hóa dân tộc và tập quán địa phương, tăng cường khả năng tham gia của
người dân, đạt được sự hồng thuận của cộng đồng.
+ Bền vững về mặt môi trường

6


- Hệ thống sử dụng đất phải đảm bảo hạn chế ơ nhiễm mơi trường đất,
nước, khơng khí.
- Hệ thống sử dụng đất phải đảm bảo hạn chế các quá trình thối hóa đất do
tác động tự nhiên: xói mịn, rửa trơi, hoang mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa, lầy hóa.
- Hệ thống sử dụng đất phải đảm bảo ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm
do hoạt động của con người: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân vô cơ
hợp lý.

Giảm mức độ ô nhiễm, nhiễm mặn, nhiễm phèn đất, nước, hạn chế cát
bay, giảm thiểu xói mịn, thối hóa đến mức cho phép, bảo vệ nguồn nước, bảo
vệ và nâng cao đa dạng sinh học, tăng độ che phủ, bảo vệ nguồn nước (Vũ Thị
Bình, 2012).
Các tiêu chí đánh giá sử dụng bền vững là căn cứ để xem xét đánh giá các
loại hình sử dụng đất bền vững hiện tại và tương lai, xác định các loại hình sử
dụng đất phù hợp, đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông
nghiệp bền vững.
2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐÁNH
GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.2.1. Quan điểm về hiệu quả
Trong thực tế, các thuật ngữ “sản xuất có hiệu quả”, “sản xuất khơng có
hiệu quả” hay là “sản xuất kém hiệu quả” thường được sử dụng phổ biến trong
sản xuất. Vậy hiệu quả là gì? Đến nay, các nhà nghiên cứu xuất phát từ nhiều góc
độ khác nhau, đã đưa ra nhiều quan điểm về hiệu quả, có thể khái quát như sau:
Hiệu quả theo quan điểm của C.Mác đó là việc “Tiết kiệm và phân phối
một cách hợp lý”, các nhà khoa học Xơ Viết cho rằng đó là sư tăng trưởng kinh
tế thông qua tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao
nhằm đá ứng được yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội (
trích theo Nguyễn Văn Bích, 2007).
Có quan điểm cho rằng: “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể
tăng một loại hàng hóa mà khơng cắt giảm một loại hàng hóa khác. Một nền kinh
tế có hiệu quả, một doanh nghiệp có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên
một đường giới hạn khả năng sản xuất của nó”, hoặc “khi sản xuất có hiệu quả,
chúng ta nói rằng nền kinh tế đang sản xuất trên giới hạn khả năng sản xuất”
(Nguyễn Văn Bích, 2007).

7



Quan điểm khác lại khẳng định “Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối quan
hệ tương quan so sánh giữa kết quả sản xuất đạt được và chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó” (Ngơ Đức Cát, 2000). Kết quả sản xuất ở đây được hiểu là giá
trị sản xuất đầu ra, cịn lượng chi phí bỏ ra là giá trị của các nguồn lực đầu vào.
Hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng: Vấn đề đánh giá hiệu quả sử
dụng đất không chỉ xem xét đơn thuần ở một mặt hay một khía cạnh nào đó mà
phải xem xét trên tổng thể các mặt bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và
hiệu quả môi trường.
Ý nghĩa của hiệu quả sử dụng đất:
- Tạo điều kiện sử dụng đất đai ngày càng tốt hơn, lâu dài hơn, phục vụ
cho các mục tiêu phát triển nền kinh tế xã hội.
- Nâng cao thu nhập, tạo ra nhiều lợi ích cho người sử dụng đất.
- Bảo đảm nguồn lực và động lực cho đầu tư bảo vệ, bồi dưỡng và cải
tạo đất.
- Làm nền tảng nâng cao hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường, bảo đảm
sử dụng đất bền vững.
- Thưc hiện phân bổ sử dụng đất hợp lý cho các mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội của đất nước.
2.2.2. Phân loại hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Sản xuất muốn phát triển phải quan tâm tới cả ba loại hiệu quả: hiệu quả
kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường. Trong đó, hiệu quả kinh tế là trọng
tâm, khơng có hiệu quả kinh tế khơng có điều kiện nguồn lực để thực thi hiệu quả
xã hội và môi trường, ngược lại, khơng có hiệu quả xã hội và mơi trường thì hiệu
quả kinh tế sẽ khơng vững chắc.
*) Hiệu quả kinh tế
Theo C.Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là
quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động theo các
ngành sản xuất khác nhau (trích theo Phạm Văn Sinh, 2009).
Hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm của tất cả các loại hiệu quả và nó có
vai trị quyết định đối với các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế là loại hiệu

quả có khả năng lượng hóa, được tính tốn tương đối chính xác và biểu hiện
thông qua các chỉ tiêu.

8


Theo Vũ Thị Phương Thụy (2000) cho rằng hiệu quả kinh tế là phạm trù
chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hoá với tất cả các phạm
trù và các quy luật kinh tế khác nhau. Vì thế hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được
3 vấn đề:
- Một là mọi hoạt động của con người đều phải quan tâm và tuân theo quy
luật “tiết kiệm thời gian”;
- Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý
thuyết hệ thống;
- Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt động kinh tế bằng q trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ các
lợi ích của con người .
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được
là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của
nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xem xét cả về phần so sánh tuyệt đối và
tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó.
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh tế
sử dụng đất là “với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng
của cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội.
*) Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội
và tổng chi phí bỏ ra (Vũ Thị Phương Thụy, 2000). Hiệu quả kinh tế và hiệu quả
xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau và là một phạm trù thống nhất (Nguyễn

Thị Vịng và cs, 2001). Nó thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người,
việc lượng hóa các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà
chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính định tính như tạo cơng ăn việc làm
cho lao động, xóa đói giảm nghèo, định canh định cư, cơng bằng xã hội, nâng cao
mức sống của tồn dân.
Hiệu quả xã hội hiện nay phải thu hút nhiều lao động, đảm bảo đời sống
nhân dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực và nguồn lực của địa
phương được phát huy, đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân về việc ăn mặc và nhu
cầu sống khác. Sử dụng đất phải phù hợp với tập quán, nền văn hố của địa
phương thì việc sử dụng đất bền vững hơn.

9


Theo Nguyễn Duy Tính (1995), hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất
nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị
diện tích đất nơng nghiệp. Hiện nay, việc đánh giá hiệu quả xã hội của các loại
hình sử dụng đất nông nghiệp là vấn đề đang được nhiều nhà khoa học quan tâm.
*)Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường là một vấn đề mang tính tồn cầu, ngày nay đang
được chú trọng quan tâm và không thể bỏ qua khi đánh giá hiệu quả. Điều này có
ý nghĩa là mọi hoạt động sản xuất, mọi biện pháp khoa học kỹ thuật, mọi giải
pháp về quản lý...được coi là có hiệu quả khi chúng khơng gây tổn hại hay có
những tác động xấu đến môi trường đất, môi trường nước và mơi trường khơng
khí cũng như khơng làm ảnh hưởng xấu đến mơi sinh và đa dạng sinh học. Có
được điều đó mới đảm bảo cho một sự phát triển bền vững cho mỗi vùng lãnh
thổ, mỗi quốc gia cũng như cả cộng động quốc tế.
Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: Loại hình sử dụng đất phải bảo
vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thối hố đất bảo vệ mơi
trường sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%)

đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần lồi (Hội khoa học Đất, 2000).
Trong sản xuất nơng nghiệp, hiệu quả mơi trường là hiệu quả mang tính
lâu dài, vừa đảm bảo lợi ích của hiện tại mà khơng làm ảnh hưởng xấu đến tương
lai, nó gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi
trường sinh thái.
Trong thực tế, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và
theo chiều hướng khác nhau. Cây trồng được phát triển tốt khi phát triển phù hợp
với đặc tính, tính chất của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác động
của các hoạt động sản xuất, quản lý của con người hệ thống cây trồng sẽ tạo nên
những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường. Hiệu quả môi trường được phân
ra theo nguyên nhân gây nên, gồm: Hiệu quả hố học mơi trường, hiệu quả vật lý
mơi trường và hiệu quả sinh học môi trường (Đỗ Nguyên Hải, 1999).
Trong mọi quá trình sản xuất của xã hội, việc nâng cao hiệu quả là một
mục tiêu chung, chủ yếu, xun suốt và cũng tùy theo những mơ hình xã hội
trong các điều kiện cụ thể mà có những tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả khác nhau.
Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả là một vấn đề phức tạp và có nhiều ý kiến khác
nhau. Tuy nhiên đa số các nhà kinh tế đều cho rằng tiêu chuẩn cơ bản và tổng
quát khi đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn
nhất về chi phí và tiêu hao các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của hiệu quả.

10


Trên cơ sở đó, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp có thể xem
xét ở các mặt sau:
- Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả đối với toàn xã hội là khả năng thỏa mãn
nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng cho xã hội bằng của cải vật chất sản xuất ra.
Đối với nông nghiệp, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả là mức đạt được các mục
tiêu kinh tế, xã hội và môi trường do xã hội đặt ra như tăng năng suất cây trồng,
vật nuôi, tăng chất lượng và tổng sản phẩm, hướng tới thỏa mãn tốt nhu cầu

nông sản cho thị trường trong nước và tăng xuất khẩu, đồng thời đáp ứng yêu
cầu về bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp bền vững (Đào Châu Thu và Nguyễn
Khang, 1998).
- Theo Bùi Huy Hiền và Nguyễn Văn Bộ (2001), đánh giá hiệu quả sử
dụng đất phải theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào 3 tiêu chuẩn
chung sau:
+ Bền vững về mặt kinh tế: Loại cây trồng nào cho hiệu quả kinh tế cao,
phát triển ổn định và đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân trong vùng thì sẽ được thị
trường chấp nhận. Do đó, phát triển sản xuất nơng nghiệp cần được thực hiện tập
trung, chuyên canh kết hợp với đa dạng hóa sản phẩm. Một hệ thống nơng nghiệp
bền vững phải có năng suất trên mức bình qn vùng, nếu không sẽ không cạnh
tranh được trong cơ chế thị trường. Mặt khác, chất lượng sản phẩm phải đạt tiêu
chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong nước và hướng tới xuất khẩu tuỳ theo mục
tiêu của từng vùng. Tóm lại, bền vững về mặt kinh tế thỏa mãn các tiêu chí: nâng
cao năng suất, chất lượng sản phẩm tốt, giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích cao
và giảm rủi ro về sản xuất, về thị trường.
+ Bền vững về mặt xã hội: Là đáp ứng được nhu cầu lao động, thu hút
được nguồn lao động trong nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân trong
vùng, đảm bảo đời sống xã hội. Thỏa mãn được các nhu cầu của nông hộ là điều
cần quan tâm trước tiên nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích chung của tồn xã hội
(bảo vệ đất, môi trường...). Sản phẩm thu được phải thỏa mãn cái ăn, cái mặc và
nhu cầu hàng ngày của người nông dân. Đảm bảo sự hợp tác trong sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm, trong cung cấp tư liệu sản xuất, xử lý chất thải có hiệu quả.
+ Bền vững về mơi trường: Loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ phì
của đất, ngăn chặn được sự thối hóa đất, giảm thiểu xói mịn, bảo vệ môi trường
sinh thái. Tăng độ che phủ, bảo vệ nguồn nước, nâng cao đa dạng sinh học của hệ
sinh thái tỷ lệ. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%) đa
dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài.

11



Các tiêu chí và chỉ tiêu phải phản ánh hết được các mặt bền vững (và
không bền vững) của một hệ thống sử dụng đất. Nếu thỏa mãn hết các chỉ tiêu thì
tính bền vững của một hệ sẽ đạt mức tối đa. Tuy nhiên trong thực tế sẽ không có
một hệ lý tưởng như vậy, mỗi hệ chỉ đạt được một số mặt nào đó ở mức độ nhất
định. Tùy theo từng đặc tính và mục tiêu của mỗi kiểu sử dụng đất, các tiêu chí
và chỉ tiêu cũng có ý nghĩa khác nhau, cấp độ quan trọng khác nhau và nhận các
trọng số khác nhau khi xem xét cho từng trường hợp.
2.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NƠNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
2.3.1. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp trên thế giới
Theo Nguyễn Từ và Phí Văn Kỷ (2006), đất nông nghiệp là nhân tố vô
cùng quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Trên thế giới, mặc dù nền sản
xuất nông nghiệp của các nước phát triển không giống nhau nhưng tầm quan
trọng đối với đời sống con người thì quốc gia nào cũng thừa nhận. Hầu hết các
nước coi sản xuất nông nghiệp là cơ sở nên tảng của sự phát triển. Tuy nhiên, khi
dân số ngày một tăng nhanh thì nhu cầu lương thực, thực phẩm là một sức ép rất
lớn. Để đảm bảo an ninh lương thực loài người phải tăng cường các biện pháp
khai hoang đất đai. Do đó, đã phá vỡ cân bằng sinh thái của nhiều vùng, đất đai
bị khai thác triệt để và khơng cịn thời gian nghỉ, các biện pháp gìn giữ độ phì
nhiêu cho đất chưa được coi trọng. Kết quả là hàng loạt diện tích đất bị thối hố
trên phạm vi tồn thế giới qua các hình thức bị mất chất dinh dưỡng và chất hữu
cơ, bị xói mịn, bị nhiễm mặn và bị phá hoại cấu trúc của tầng đất... Người ta ước
tính có tới 15% tổng diện tích đất trên trái đất bị thối hoá do những hành động
bất cẩn của con người gây ra. P.Buringh cho biết, tồn bộ đất có khả năng nông
nghiệp của thế giới chừng 3,3 tỷ ha (chiếm 22% tổng diện tích đất liền); khoảng
78% (xấp xỉ 11,7 tỷ ha) không dùng được vào nông nghiệp. Đất trồng trọt là đất
đang sử dụng, cũng có loại đất hiện tại chưa sử dụng nhưng có khả năng trồng
trọt. Đất đang trồng trọt của thế giới có khoảng 1,5 tỷ ha (chiếm xấp xỉ 10,8%

tổng diện tích đất đai và 46% đất có khả năng trồng trọt). Như vậy, cịn 54% đất
có khả năng trồng trọt chưa được khai thác (Vũ Ngọc Tuyên, 1994).
Đất đai trên thế giới phân bố ở các châu lục khơng đều. Tuy có diện tích
đất nơng nghiệp khá cao so với các Châu lục khác nhưng Châu á lại có tỷ lệ diện
tích đất nơng nghiệp trên tổng diện tích đất tự nhiên thấp. Mặt khác, Châu Á là
nơi tập trung phần lớn dân số thế giới, ở đây có các quốc gia dân số đơng nhất

12


×