Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận cầu giấy, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 131 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ MẠNH CƯỜNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành:
Quản lý đất đai
Mã số:
60.85.01.03
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Vịng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng: mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Mạnh Cường


i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình đào tạo Cao học tại Học viện Nông Nghiệp Việt
Nam, gắn đào tạo với thực tiễn sản xuất, tôi thực hiện luận văn “Đánh giá tình hình
thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà
Nội”.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam,
Viện đào tạo sau Đại học và các thầy cô giáo Khoa Quản lý đất đai, đặc biệt là PGS. TS.
Nguyễn Thị Vòng là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ tơi trong
thời gian học tập cũng như trong q trình hồn thành luận văn.
Nhân dịp này, tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn tới lãnh đạo UBND quận Cầu
Giấy, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Cầu Giấy đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong thời gian thu thập thông tin, tài liệu, nghiên cứu làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Mạnh Cường

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ............................................................................................................. v
Danh mục hình, biểu đồ, ảnh ........................................................................................ vi
Danh mục chữ viết tắt..................................................................................................vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................viii
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2

1.3.

Yêu cầu .......................................................................................................... 2

1.4.

Ý nghĩa khoa học ............................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ................................................................. 3
2.1.

Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất ......................................................... 3


2.1.1.

Vai trò của quy hoạch sử dụng đất ................................................................... 6

2.1.2.

Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các loại hình quy hoạch khác ............ 6

2.1.3.

Phân loại quy hoạch sử dụng đất ...................................................................... 8

2.1.4.

Nội dung và nhiệm vụ lập quy hoạch sử dụng đất .......................................... 11

2.2.

Một số vấn đề lý luận cơ bản về tính khả thi và hiệu quả sử dụng đất ............. 13

2.2.1.

Một số lý luận về sử dụng đất hợp lý ............................................................. 13

2.1.2.

Tính khả thi và hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất....................................... 17

2.3.


Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong và ngoài nước .................... 19

2.3.1.

Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên thế giới ............................... 19

2.3.2 .

Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong nước .................................. 23

2.4.

Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố Hà Nội........................ 25

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 28
3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 28

3.2.

Nội dụng nghiên cứu...................................................................................... 28

3.2.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Quận Cầu Giấy ........................... 28

3.2.2.


Tình hình quản lý sử dụng đất Quận Cầu Giấy ............................................... 29

iii


3.2.3.

Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất quận
Cầu Giấy ....................................................................................................... 29

3.3.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 30

3.3.1.

Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu ................................................ 30

3.3.2.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 30

3.3.3.

Phương pháp, thống kê so sánh

................................................................. 30

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 31
4.1 .


Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ................................................. 31

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường .................................................... 31

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................................. 35

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường.............. 39

4.2.

Tình hình quản lý sử dụng đất ........................................................................ 40

4.2.1.

Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận ................................ 40

4.2.2.

Hiện trạng sử dụng đất ................................................................................... 45

4.2.3.

Tình hình biến động sử dụng đất đai qua các giai đoạn (2010 – 2015) ............ 47


4.3.

Đánh giá tình hình thực hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội ........................................... 54

4.3.1.

Khái quát chỉ tiêu theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 ....... 54

4.3.2.

Đánh giá tình thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai theo phương án quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận Cầu Giấy. .......................................... 56

4.3.3.

Đánh giá chung về tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất. ...................... 84

4.4.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện phương án quy
hoạch sử dụng đất .......................................................................................... 85

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 89
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 89

5.2.


Kiến nghị ....................................................................................................... 91

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 92
Phụ lục ...................................................................................................................... 94

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Số cơ sở và lao động ngành cơng nghiệp khu vực kinh tế ngồi nhà
nước qua các năm...................................................................................... 37
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 quận Cầu Giấy ...................................... 45
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2015 quận Cầu Giấy .................. 45
Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2015 của quận Cầu Giấy ...... 46
Bảng 4.5. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2015 ........................................... 48
Bảng 4.6.
Bảng 4.7.
Bảng 4.8.
Bảng 4.9.

Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2015 ....................... 48
Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2015 ................. 49
Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận Cầu Giấy ................... 55
Kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn
2011 – 2015 .............................................................................................. 56
Bảng 4.10. Kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn
2011 – 2015 .............................................................................................. 57
Bảng 4.11. Kết quả thực hiện các cơng trình, dự án giao thông theo phương án quy
hoạch sử dụng đất...................................................................................... 63

Bảng 4.12. Kết quả thực hiện các cơng trình, dự án văn hóa theo phương án quy
hoạch sử dụng đất...................................................................................... 66
Bảng 4.13. Kết quả thực hiện các cơng trình, dự án thể thao theo phương án quy
hoạch sử dụng đất...................................................................................... 69
Bảng 4.14. Kết quả thực hiện các cơng trình, dự án y tế theo phương án quy hoạch
sử dụng đất ................................................................................................ 70
Bảng 4.15. Kết quả thực hiện các cơng trình, dự án giáo dục theo phương án quy
hoạch sử dụng đất...................................................................................... 71
Bảng 4.16. Kết quả thực hiện các cơng trình, dự án xây dựng trụ sở cơ quan, cơng
trình sự nghiệp theo phương án quy hoạch sử dụng đất.............................. 73
Bảng 4.17. Kết quả thực hiện các cơng trình, dự án an ninh, quốc phòng theo
phương án quy hoạch sử dụng đất ............................................................. 75
Bảng 4.18. Kết quả thực hiện các cơng trình, dự án phục vụ mục đích đất ở theo
phương án quy hoạch sử dụng đất ............................................................. 76
Bảng 4.19. Các công trình, dự án giao thơng phát sinh, khơng có trong phương án
quy hoạch sử dụng đất ............................................................................... 80
Bảng 4.20. Một số cơng trình, dự án khác phát sinh, khơng có trong phương án quy
hoạch sử dụng đất...................................................................................... 82

v


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, ẢNH
Ảnh 4.1.

Vị trí hành chính quận Cầu Giấy ............................................................. 31

Ảnh 4.2.

Chùa Cót n Hịa .................................................................................. 34


Ảnh 4.3.

Làng Cốm Vòng, phường Dịch Vọng Hậu .............................................. 34

Ảnh 4.4.

Đình – Chùa Hà phường Dịch Vọng ....................................................... 34

Biểu đồ 4.5. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế ............................................................ 35
Biểu đồ 4.6. Số cơ sở và lao động ngành thương mại – dịch vụ (2011-2015)............... 37
Ảnh 4.7.

Nghĩa trang Mai Dịch ............................................................................. 47

Ảnh 4.8.

Nhà tang lễ quận Cầu Giấy...................................................................... 47

Ảnh 4.9.

Đường Qua nhà thi đấu quận Cầu Giấy kéo dài ....................................... 60

Ảnh 4.10.

Đường nối từ Bảo tàng dân tộc học đến đường 32 ................................... 60

Ảnh 4.11.

Đường nối từ trường Cao Đẳng nghề Cơ điện Hà Nội đến đường Lê

Đức Thọ kéo dài (nay là đường Trần Vỹ)………………………. .......... 60

Ảnh 4.12.

Bệnh viện Hoa Kỳ (dự án: Cải tạo thảm cỏ xanh).................................... 78

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATTP

An toàn thực phẩm

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CĐ ĐTĐL

Cao đẳng Điện tử điện lạnh

CP

Chính phủ


ĐH

Đại học

DTTN

Diện tích tự nhiên

DA

Dự án

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HTX

Hợp tác xã

KĐT

Khu đô thị

KĐTM

Khu đô thị mới

KHSDĐ


Kế hoạch sử dụng đất



Nghị định



Quyết định

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

TP

Thành phố

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

TDP

Tổ dân phố

TDTT

Thể dục – thể thao


THCS

Trung học sơ sở

TM

Thương mại

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TT

Thông tư

UBND

Uỷ ban nhân dân

VP

Văn phòng

XD

Xây dựng

vii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Mạnh Cường
Tên luận văn: “Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội”
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60 85 01 03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất của Quận Cầu
Giấy- TP Hà Nội đến năm 2020 để tìm ra những yếu tố tích cực, bất cập, hạn chế trong
quá tình tổ chức thực hiện.
Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường việc thực hiện phương án quy hoạch sử
dụng đất.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn đã sử dụng các phương pháp:
Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu
Số liệu thứ cấp: tài liệu về bản đồ, các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội, thông tin về hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất và các
yếu tố khác liên quan đến đề tài được thu thập từ các phòng ban của Sở, các sở, viện
nghiên cứu; các phịng Tài Ngun và Mơi trường, phịng Thống kê, Ban Giải phóng
mặt bằng, Chi nhánh Văn phịng Đăng Ký đất đai quận Cầu Giấy và từ các các phường
trên địa bàn quận.
Số liệu sơ cấp được điều tra bổ sung từ thực địa và phỏng vấn những người sử
dụng đất bị chuyển mục đích sử dụng đất nằm trong phương án quy hoạch sử dụng đất,
những người có trách nhiệm về tổ chức thực hiện, quản lý quy hoạch, giám sát thực hiện
quy hoạch của địa phương.
Các cơng trình, dự án thực hiện khơng đúng với phương án quy hoạch sử dụng đất

sẽ được kiểm tra tại thực địa.
Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp thống kê, so sánh và phân tích: trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu
thập được, tiến hành phân nhóm, thống kê diện tích các cơng trình, dự án đã thực hiện
theo quy hoạch hoặc chưa thực hiện theo quy hoạch; tổng hợp, so sánh và phân tích các
yếu tố tác động đến việc thực hiện phương án QHSD đất. Các số liệu trên được tổng
hợp và xử lý bằng Excel.
Số liệu không gian được xử lý bằng Micro staion, Mapinfo,....

viii


Kết quả chính và kết luận
Quận Cầu Giấy là một quận nội thành của thủ đô Hà Nội với hệ thống giao
thơng khá phát triển Cầu Giấy có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phịng an ninh của Thủ đơ - cửa ngõ phía Tây của Thành phố. Cầu Giấy
thuộc khu vực phát triển của Thành phố trung tâm, đây là một trong những điều kiện
đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực vốn tài chính, nguồn nhân lực và khoa học
công nghệ để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của quận nói riêng và của
Hà Nội nói chung.
So với các quận nội thành cũ, quận Cầu Giấy còn một phần tiềm năng về quỹ đất
cho chỉnh trang và phát triển đô thị (đất nông nghiệp và đất đã được thu hồi, giải phóng
mặt bằng thu hút đầu tư).
Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư phát triển khá đồng bộ và ngày càng
hồn thiện cùng với tốc độ đơ thị hóa nhanh và nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn lớn là
những điều kiện đặc biệt thuận lợi để quận phát triển nhanh kinh tế xã hội, đặc biệt là
dịch vụ, du lịch cao cấp.
Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn quận Cầu Giấy đã dần đi vào nề nếp,
đất đai được sử dụng tiết kiệm, hợp lý, tiềm năng đất đai của quận được khai thác có
hiệu quả.

Tổng diện tích tự nhiên của quận Cầu Giấy năm 2015 là: 1.231,70 ha, chia làm 3
nhóm đất chính: Đất nơng nghiệp có diện tích 16,08 ha chiếm 1,36 %; đất phi nơng
nghiệp có diện tích tích 1134,04 ha chiếm 92,07%; đất chưa sử dụng có diện tích 80,86
ha chếm 6,56 % tổng diện tích đất tự nhiên.
Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2010 -2015: Đến năm 2015 diện tích đất
nơng nghiệp của quận giảm 39,07 ha so với năm 2010, diện tích đất phi nơng nghiệp
giảm 12,45 ha so với năm 2010, diện tích đất chưa sử dụng của quận tăng 51,52 ha so
với 2010.Nhìn chung biến động đất đai giai đoạn 2010 -2015 trên địa bàn quận ngồi
ngun nhân do chuyển mục đích sử dụng giữa các loại đất thì phần chênh lệch diện
tích đất đai giữa thời kỳ 2010-2015 là do ha do thay đổi chỉ tiêu sử dụng đất giữa Thông
tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 với Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày
02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và kết hợp với rà sốt, tính tốn lại diện
tích các loại đất theo bản đồ
Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất quận Cầu Giấy đã được triển khai
trên diện rộng và khá đồng bộ từ các phường đến toàn quận. Việc thực hiện quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn quận đạt được những kết quả nhất định, quá
trình sử dụng đất đã cơ bản dựa trên những quan điểm khai thác sử dụng triệt để quỹ đất
đai, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

ix


Hầu hết các chỉ tiêu quy hoạch đất dành cho phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng
đều đang thực hiện trên địa bàn khá tốt, diện tích đất phi nông nghiệp trên địa bàn quận
thực hiện đến năm 2015 đạt 91,67 % so với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt.
Việc thực hiện theo sát theo Quyết định số 2267/QĐ-UBND ngày 26/4/2014 về
việc xét duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ
đầu (2011- 2015) quận Cầu Giấy và đã đạt được những thành quả, đảm bảo tính thống
nhất trong cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai từ quận tới các phường.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, đảm bảo đúng tiến độ về mặt thời

gian cũng như các nội dung quy hoạch đề ra thì việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất
của quận cũng còn tồn tại một số vấn đề bất cập.
Đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác quy hoạch và thực
hiện quy hoạch trong những năm tiếp theo, các giải pháp chính gồm: giải pháp về kinh
tế, giải pháp về kỹ thuật, giải pháp về cơ chế chính sách, giải pháp về quản lý thực hiện
quy hoạch.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Vu Manh Cuong
Thesis title: “Evaluation of the implementation of the land use planning till
2020 in Cau Giay district, Hanoi”
Major: Land management

Code: 60.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture.
Study objectives:
Evaluation of the implementation of the land use planning in Cau Giay district,
Hanoi till 2020 in order to find out the positive factors and shortcomings, in the land use
planning’s implementation.
Propose solutions to strengthen the implementation of land use planning.
Methods:
Following methods were used in thesis:
Method of investigation, collection document, data
Secondary data: maps, information about natural, economic social condition,
land use current situation, results of land use planning implementation and other factors
related to the thesis is collected from divisions of town’s departments, departments,

research institutions; division of Natural resources and environment, division of
Statistics, Land Clearance Committee, branch of Office for Registration of Land Use
Right of Cau Giay and from the district’s wards.
The works and projects done improperly with the land use plan will be
tested in the field. Method of data processing
- Method of statistics, comparision and analysis: base on collected data,
document, we divide in to groups, do statistics for the area of carried out or uncarried
out works, project as in plan; aggregate, compare and analyze the factors affecting the
implementation of land use planning. These data are aggregated and processed by
Excel.
Main findings and discussions
Cau Giay is an urban district of Hanoi with quite developed transport system.
Cau Giay has particularly important position in economic social development, security
and defense of the capital - the West gateway of the city. Cau Giay belongs to
developing area of the city center. This is one of the particularly favorable conditions to

xi


attract financial capital resources, human resources, science and technology to
accelerate economic social growth of the district in particular and of Hanoi in general.
The urban infrastructure was invested and developed quite uniform and everimproving together with rapid urbanization and great consumer demand are the
favorable conditions for rapid socioeconomic development, especially for luxury service
and tourism.
The situation of land management and use in Cau Giay district has gradually put
into place, the land is used save and reasonable, the district's land potential is exploited
effectively.
The total natural area of Cau Giay district in 2015 was 1,231.70 hectares,
divided into 3 major land groups: Agricultural land with an area of 16.08 hectares,
accounting for 1.36%; Non-agricultural land with an area of 1,134.04 ha, accounted

for 92.07%; Unused land with an area of 80.86 ha, accounted for 6.56% of total
natural area.
The fluctuation of land use in period 2010 -2015: till 2015, district’s agricultural
land area decreased 39.07 hectares compared to 2010, non-agricultural land area
decreased 12.45 ha compared to 2010, the unused land area increased 51.52 ha,
compared to 2010. In general, the fluctuation of land use in period 2010 -2015 in the
district, beside the reason of changing between land uses, the difference of land area in
period 2010-2015 due to changes of land use criteria between Circular 28/2014/TTBTNMT on 02/6/2014 with Circular 08/2007/ TT-BTNMT on 02/8/2007 of Ministry of
Natural Resources and Environment and in conjunction with the review, recalculation
land area on maps.
The implementation of land use planning in Cau Giay district has been deployed
on a large scale and quite synchronous from the wards to the whole district. The
implementation of land use planning until 2020 in the district achieved certain results,
land use process based on thorough utilization perspective of land fund, meet the
demand of social economic development.
Most land use planning criteria for economic development and infrastructure are
being quite well implemented in the district, non-agricultural land area in the district
implemented by 2015 accounted for 91.67% of approved planning targets.
The implementation follow up under Decision No. 2267/QD-UBND on
26/4/2014 regarding the approvement of land use planning till 2020, the early 5 years
land use plan (2011- 2015) in Cau Giay and had achieved results, ensure consistency in
the State’s land management from district to the wards.

xii


However, besides these results, ensuring timely in terms of time as well as the
contents of the projection, the implementation of district’s land use planning also had
some shortcomings.
Introduce a solution system to implement the planning and implementation of

planning in the following years, major solutions were: economic solutions, technical
solutions, the mechanism-policy solutions and solutions for management of planning
implementation.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai có vai trị quan trọng đối với mỗi quốc gia vì nó là nền tảng, mơi
trường sống của con người. Với sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất
khơng thể thay thế được, khơng có đất thì khơng có sản xuất nơng nghiệp. Chính
vì vậy, sử dụng đất là một phần hợp thành của chiến lược nơng nghiệp sinh thái
và phát triển bền vững.
Vì vậy, việc khai thác tiềm năng đất đai sao cho hợp lý, đạt hiệu quả cao
nhất là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển của
sản xuất nông nghiệp cũng như sự phát triển chung của nền kinh tế của cả nước.
Tuy nhiên, quá trình triển khai lập và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất còn nhiều hạn chế bất cập. Việc tổ chức thực hiện phương án
quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt còn thiếu đồng bộ, thiếu cơ chế kiểm tra,
giám sát dẫn đến tình trạng “dự án treo”. Việc bố trí quỹ đất cho các thành phần
kinh tế nhiều khi không sát với nhu cầu thực tế, dẫn đến quá trình thực hiện các
phương án quy hoạch phải điều chỉnh bổ sung nhiều lần.
Cầu Giấy là một quận nội thành của Thành phố Hà Nội, được thành lập
theo Nghị định số 74/CP ngày 21/11/1996 của Chính Phủ và đi vào hoạt động
ngày 1 tháng 9 năm 1997. Quận có diện tích 1237,1 ha bao gồm gồm 8 phường:
Quan Hoa, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Yên Hòa, Trung
Hòa, Mai Dịch.
Với lợi thế là Quận nằm ở cửa ngõ phía Tây nhưng liền kề với quận trung
tâm, một trong những khu phát triển chính của thành phố Hà Nội, cách trung tâm

thành phố chừng 6 km. Trong quận có sơng Tơ Lịch chạy dọc theo chiều dài phía
Đơng của quận, có các trục đường giao thông vành đai nối thủ đô Hà Nội với
sân bay quốc tế Nội Bài và trục đường chính nối trung tâm Hà Nội với chuỗi đơ
thị vệ tinh Hịa Lạc - Sơn Tây - Xuân Mai (đường Trần Duy Hưng, đường Cầu
Giấy - Xuân Thủy - 32). Có thể nói, Quận có vị trí rất quan trọng ở phía Tây-Tây
Bắc thủ đơ Hà Nội, lại là nơi đang có tốc độ đơ thị hóa nhanh với nhiều dự án lớn
trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và xa hơn nữa, với vị thế là cửa ngõ
phía Tây của thủ đơ và có vị trí liền kề với vực trung tâm của Thành phố Hà Nội,
nên Quận có định hướng phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ, đòi hỏi nhu cầu
đất đai rất lớn. Để đáp ứng được nhu cầu đó, Quận cần phải sắp xếp quỹ đất sao

1


cho vừa đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế, vừa đảm bảo mục tiêu phát triển xã
hội và môi trường.
Do vậy, UBND quận Cầu Giấy đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020, kế hoạch sử dụng 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của Quận Cầu Giấy trình
UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 2267/QĐ - UBND tỉnh Hà Nội
ngày ngày 26 tháng 04 năm 2014.
Đây là hành lang pháp lý quan trọng cho việc quản lý và sử dụng đất; cụ
thể hóa các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của thành phố; tạo điều kiện thuận lợi
thúc đẩy các dự án đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Với mục tiêu nhìn nhận
đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử đụng đến năm 2020, phân
tích, đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại bất cập trong quá trình
thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015; đề xuất những giải
pháp tăng cường việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất; khắc phục
những nội dung sử dụng đất chưa hợp lý, không cịn phù hợp. Vì vậy, Tơi lựa
chọn đề tài nghiên cứu là “ Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch

sử dụng đất đến năm 2020 Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đánh giá việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất của Quận Cầu
Giấy- TP Hà Nội đến năm 2020 để tìm ra những yếu tố tích cực, những bất cập
hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện phương án quy hoạch.
Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường việc thực hiện phương án quy
hoạch sử dụng đất.
1.3. YÊU CẦU
Đánh giá được tình hình thực hiện quy hoạch của quận Cầu Giấy.
Chỉ ra được nhưng mặt đã làm được, mặt chưa làm được, nhưng hạn chế
bất cập trong việc thực hiện quy hoạch.
Đưa ra được các giải pháp, và hương hướng thực hiện quy hoạch đạt hiệu
quả định hướng cho việc sử dụng đất.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần làm cơ sở thực tiễn và lý
luận để phát triển kinh tế - xã hội quận Cầu Giấy theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
Là cơ sở khoa học để địnsh hướng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 theo hướng tập trung, tích cực.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Theo Đoàn Công Quỳ và CS. (2006): “Đất đai là một vùng lãnh thổ nhất
định (vùng đất, khoanh đất, vạt đất, mảnh đất, miếng đất ...) có vị trí, hình thể,
diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành (đặc tính, thổ nhưỡng,
điều kiện địa hình, điạ chất, thuỷ văn, chế độ nước, nhiệt độ, ánh sáng, thảm thực
vật, các tính chất lý hố tính ...) tạo ra điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo

các mục đích khác nhau. Như vậy, để sử dụng đất cần phải làm quy hoạch – đây
là quá trình nghiên cứu, lao động sáng tạo nhằm phân định ý nghĩa, mục đích của
từng phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự sử dụng đất nhất định”.
Về bản chất: Đất đai là đối tượng của mối quan hệ sản xuất trong lĩnh vực
sử dụng đất (gọi là mối quan hệ đất đai) và tổ chức sử dụng đất như “tư liệu sản
xuất đặc biệt” gắn chặt với phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, Quy hoạch sử
dụng đất sẽ là một hiện tượng kinh tế - xã hội thể hiện đồng thời ba tính chất:
kinh tế, kỹ thuật và pháp chế. Trong đó cần hiểu:
- Tính kinh tế: Thể hiện ở hiệu quả sử dụng đất đai.
- Tính kỹ thuật: Bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều
tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu . . .
- Tính pháp chế: Xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất
theo quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng đất đai đúng pháp luật.
Từ đó, có thể đưa ra khái niệm: quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các
biện pháp của Nhà nước về quản lý và tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, hiệu
quả, khoa học thông qua việc phân bổ đất đai cho các mục đích sử dụng và định
hướng tổ chức sử dụng đất cho các cấp lãnh thổ, các ngành, tổ chức và người sử
dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, thực hiện đường lối kinh tế
của Nhà nước trên cơ sở dự báo theo quan điểm sinh thái bền vững.
Như vậy, về thực chất quy hoạch sử dụng đất là quá trình hình thành các
quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích
cao nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và
tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản
xuất của xã hội, kết hợp với bảo vệ đất và môi trường.

3


Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất, theo Nguyễn Quang Học (2010):
“Quy hoạch sử dụng đất thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử - xã hội, tính khống

chế vĩ mơ, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành
quan trọng của của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân”.
Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất:
Tính lịch sử - xã hội: Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát
triển của quy hoạch sử dụng đất. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một
phương thức sản xuất xã hội thể hiện theo hai mặt: lực lượng sản xuất (mối quan
hệ giữa người với sức hoặc vật tự nhiên trong quá trình sản xuất) và quan hệ sản
xuất (quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất). Theo Nguyễn
Quang Học và Nguyễn Thị Vòng (2010): “Trong quy hoạch sử dụng đất luôn nảy
sinh mối quan hệ giữa người với đất đai là sức tự nhiên (như điều tra, đo đạc,
khoanh định, thiết kế ...) cũng như quan hệ giữa người với người xác nhận bằng
văn bằng về sở hữu và quyền sử dụng đất giữa người với chủ sử dụng đất
(GCNQSDĐ)”. Quy hoạch sử dụng đất thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy phát
triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy mối quan hệ sản xuất, vì vậy nó
ln là một bộ phận của phương thức sản xuất xã hội
Tính tổng hợp: Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất thể hiện ở hai
mặt: Đối tượng của quy hoạch là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ tài nguyên
đất đai cho nhu cầu toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Quy hoạch sử dụng đất đề cập
đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội như khoa học tự nhiên, khoa
học xã hội, dân số và đất đai, sản xuất nông, công nghiệp, môi trường sinh thái.
Với đặc điểm này, quy hoạch lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng
đất; Điều hoà các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực; xác định và điều
phối phương hướng, phương thức phân bổ sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh
tế - xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững, đạt tốc
độ cao và ổn định.
Tính dài hạn: Thể hiện ở việc xác định nhu cầu sử dụng đất để phát triển
kinh tế - xã hội lâu dài. Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để phát
triển lâu dài kinh tế - xã hội. Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh
từng bước trong thời gian dài (cùng với phát triển dài hạn kinh tế - xã hội) cho
đến khi đạt được mục tiêu dự kiến. Thời hạn (xác định phương hướng, chính sách

và sử dụng đất để phát triển kinh tế và hoạt động xã hội) của quy hoạch sử dụng
đất thường từ trên 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn.

4


Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mơ: Với đặc tính trung và dài hạn, quy
hoạch sử dụng đất đai chỉ dự kiến được các xu thế thay đổi phương hướng, mục
tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất (mang tính đại thể, khơng dự kiến được các
hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi). Vì vậy, quy hoạch sử dụng
đất là quy hoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ
đạo vĩ mơ, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất của các ngành như:
- Phương hướng, mục tiêu và trọng điểm chiến lược của việc sử dụng đất
trong vùng;
- Cân đối nhu cầu sử dụng đất của các ngành;
- Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và phân bổ đất đai trong vùng;
- Phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng đất đai
trong vùng;
- Đề xuất các biện pháp, các chính sách lớn để đạt được mục tiêu của
phương hướng sử dụng đất.
Tính chính sách: Quy hoạch sử dụng đất thể hiện rất mạnh đặc tính chính
trị và chính sách xã hội. Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách
và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thể hiện cụ
thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển kinh tế quốc dân, phát triển ổn
định kế hoạch kinh tế - xã hội; Tuân thủ các quy định, chỉ tiêu khống chế về dân
số và môi trường sinh thái.
Tính khả biến: Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đốn trước,
theo nhiều phương diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất chỉ là một trong
những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp
cho việc phát triển kinh tế trong thời kỳ nhất định. Khi xã hội phát triển, khoa

học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự
kiến của quy hoạch sử dụng đất khơng cịn phù hợp. Việc chỉnh sửa, bổ sung,
hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện là cần thiết. Điều này thể
hiện tính khả biến của quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất luôn là quy hoạch
động, một quá trình lặp lại theo chiều xoắn ốc “quy hoạch - thực hiện - quy
hoạch lại hoặc chỉnh lý - tiếp tục thực hiện ...” với chất lượng, mức độ hồn thiện
và tính phù hợp ngày càng cao.
Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và
pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao
thơng qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất

5


như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ mơi trường.
2.1.1. Vai trị của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những công cụ hữu hiệu để
Nhà nước quản lý đất đai được thống nhất, hiệu quả và đảm bảo cho đất đai được
sử dụng hợp lý, tiết kiệm. Trong những năm qua, các quy định của pháp luật về
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không ngừng được bổ sung, hoàn thiện. Luật đất
đai năm 2013 vẫn tiếp tục kế thừa những những quy định về quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất còn phù hợp của Luật đất đai 2003 đồng thời đã sửa đổi, bổ sung một
số quy định mới nhằm tạo hành lang pháp lý ngày càng đầy đủ, hoàn thiện hơn về
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định trong Luật Đất đai 2013.
Nhiệm vụ quan trọng của quy hoạch sử dụng đất là phải tổ chức phân bố
hợp lý lực lượng sản xuất trong từng vùng và trên phạm vi cả nước. Đối với
những quy hoạch sử dụng đất phải tiến hành trên quy mô lớn như phạm vi một
quận, một tỉnh, một vùng kinh tế hay một quốc gia, thì quy hoạch sử dụng đất
phải giải quyết vấn đề phân chia lại lãnh thổ, tổ chức sản xuất và lao động, bố trí

lại mạng lưới điểm dân cư, tổ chức lại các đơn vị sử dụng đất. Ngoài ra, quy
hoạch sử dụng đất có thể giải quyết vấn đề di chuyển dân cư, khai hoang xây
dựng vùng kinh tế mới, bố trí lại các xã, nơng trường, lâm trường, thậm chí phải
bố trí lại các quận, tỉnh.
Thơng qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Nhà nước tiến hành phân bổ
đất đai đáp ứng nhu cầu đất cho các ngành, các chủ sử dụng đất, tổ chức sử dụng
đất một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao.
2.1.2. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các loại hình quy hoạch khác
2.1.2.1. Quan hệ giữa các loại hình quy hoạch sử dụng đất đai
QHSDĐ cả nước và QHSDĐ các cấp lãnh thổ hành chính địa phương
cùng hợp thành hệ thống QHSDĐ hoàn chỉnh. Quy hoạch của cấp trên là cơ sở
và chỗ dựa cho quy hoạch sử dụng đất đai của cấp dưới; quy hoạch của cấp dưới
là phần tiếp theo, cụ thể hoá quy hoạch của cấp trên và là căn cứ để điều chỉnh
các quy hoạch vĩ mơ.
QHSDĐ tồn quốc và quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là quy hoạch chiến
lược, dùng để khống chế vĩ mô và quản lý kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch cấp
huyện phải phù hợp và hài hoà với quy hoạch cấp tỉnh. Quy hoạch cấp huyện là

6


giao điểm giữa quy hoạch quản lý vĩ mô và vi mô, quy hoạch cấp xã là quy hoạch
vi mô và làm cơ sở để thực hiện quy hoạch thiết kế chi tiết.
2.1.2.2. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với dự báo chiến lược dài hạn
sử dụng tài ngun đất
Theo Đồn Cơng Quỳ và cs. (2006): “Để xây dựng phương án QHSDĐ
các cấp vi mô (xã, huyện) cho một thời gian, trước hết phải xác định được định
hướng và nhu cầu sử dụng đất dài hạn (dự báo cho 15 - 20 năm) trên phạm vi
lãnh thổ lớn hơn (vĩ mô: tỉnh, vùng, cả nước). Khi lập dự báo có thể sử dụng các
phương án có độ chính xác khơng cao, kết quả được thể hiện ở dạng khái lược.

Việc thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai được thực hiện trên cơ sở thống kê
đầy đủ và chính xác đất đai về mặt số lượng và chất lượng. Dựa vào các số liệu
thống kê đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành sẽ lập dự báo sử dụng đất,
sau đó sẽ xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch phân bổ, sử dụng và bảo vệ
quỹ đất cho thời gian trước mắt cũng như lâu dài trên phạm vi cả nước, theo đối
tượng và mục đích sử dụng đất”.
Dự báo sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dự báo tài nguyên đất
và các dự báo khoa học kỹ thuật khác cũng như các số liệu về quản lý đất đai là
cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch và thiết kế cơng trình. Tuy nhiên cần hạn chế
sự chồng chéo các biện pháp khi lập dự báo, xây dựng quy hoạch, kế hoạch cũng
như trong công tác điều tra khảo sát. Việc phức tạp hoá vấn đề sẽ làm nảy sinh
các chi phí khơng cần thiết về lao động và vật tư, đồng thời gây cản trở cho việc
thực hiện các dự án quan trọng và bức xúc hơn trong cuộc sống.
2.1.2.3 Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là tài liệu mang tính khoa
học, sau khi được phê duyệt sẽ mang tính chiến lược chỉ đạo vĩ mơ sự phát triển
kinh tế - xã hội, được luận chứng bằng nhiều phương án kinh tế - xã hội về phát
triển và phân bố lực lượng sản xuất theo không gian (lãnh thổ) có tính đến
chun mơn hố và phát triển tổng hợp sản xuất của các vùng và các đơn vị lãnh
thổ cấp dưới.
2.1.2.4. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành
a, Quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch phát triển nông nghiệp
Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ chủ yếu của

7


quy hoạch sử dụng đất đai. Quy hoạch sử dụng đất đai tuy dựa trên quy hoạch và
dự báo yêu cầu sử dụng đất của các ngành trong nông nghiệp, nhưng chỉ có tác

dụng chỉ đạo vĩ mơ, khống chế và điều hồ quy hoạch phát triển nơng nghiệp.
Hai loại quy hoạch này có mối quan hệ qua lại vơ cùng mật thiết và không thể
thay thế lẫn nhau [10].
b, Quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch đô thị
Căn cứ vào yêu cầu của kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế - xã hội và
phát triển của đô thị, quy hoạch đơ thị sẽ định ra tính chất, quy mô, phương châm
xây dựng đô thị, các bộ phận hợp thành của đô thị, sắp xếp một cách hợp lý tồn
diện, bảo đảm cho sự phát triển đơ thị được hài hồ và có trật tự, tạo ra những
điều kiện có lợi cho cuộc sống và sản xuất. Tuy nhiên, trong quy hoạch đơ thị
cùng với việc bố trí cụ thể khoảnh đất dùng cho các dự án, sẽ giải quyết cả vấn
đề tổ chức và sắp xếp các nội dung xây dựng. Quy hoạch sử dụng đất đai được
tiến hành nhằm xác định chiến lược dài hạn về vị trí, quy mơ và cơ cấu sử dụng
tồn bộ đất đai cũng như bố cục không gian (hệ thống đô thị) trong khu vực quy
hoạch đô thị.
c, Quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch các ngành sử dụng đất phi nông
nghiệp khác
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch các ngành là
quan hệ tương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau. Quy hoạch các ngành là
cơ sở và bộ phận hợp thành của quy hoạch sử dụng đất đai, nhưng lại chịu sự
chỉ đạo và khống chế của quy hoạch sử dụng đất đai. Quan hệ giữa chúng là
quan hệ cá thể và tổng thể, cục bộ và tồn bộ, khơng có sự sai khác về quy
hoạch theo không gian và thời gian ở cùng một khu vực cụ thể (có cả quy
hoạch ngắn hạn và dài hạn). Tuy nhiên chúng có sự khác nhau rất rõ về tư
tưởng chỉ đạo và nội dung: Một bên là sự sắp xếp chiến thuật, cụ thể, cục bộ
(quy hoạch ngành); Một bên là sự định hướng chiến lược có tính tồn diện và
tồn cục (quy hoạch sử dụng đất đai).
2.1.3. Phân loại quy hoạch sử dụng đất
Tại điều 36 Luật đất đai 2013 quy định hệ thống quy hoạch sử dụng đất
theo lãnh thổ hành chính của nước ta gồm 3 cấp.
- Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước;

- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh (bao gồm các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương);

8


- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp quận.
Mục đích chung của quy hoạch sử dụng đất đai theo các cấp lãnh thổ
hành chính bao gồm: đáp ứng nhu cầu đất đai cho hiện tại và tương lai để phát
triển các ngành kinh tế quốc dân; cụ thể hóa một bước quy hoạch sử dụng đất đai
của các ngành và đơn vị hành chính cấp cao hơn; Làm căn cứ, cơ sở để các
ngành, các đơn vị hành chính cấp dưới triển khai quy hoạch sử dụng đất đai của
ngành và địa phương mình; làm cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng
năm (căn cứ để giao cấp đất, thu hồi đất theo thẩm quyền được quy định trong
luật đất đai); phục vụ cho công tác thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai.
Quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành bao gồm các dạng sau:
- Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp;
- Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp;
- Quy hoạch sử dụng đất các khu dân cư nông thôn;
- Quy hoạch sử dụng đất đô thị;
- Quy hoạch sử dụng đất chuyên dùng.
Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành là diện tích đất đai
thuộc quyền sử dụng và diện tích dự kiến cấp thêm cho ngành (trong phạm vi
ranh giới đã được xác định rõ mục đích cho từng ngành ở các cấp lãnh thổ tương
ứng). Quy hoạch sử dụng đất đai giữa các ngành có quan hệ chặt chẽ với sự phát
triển của lực lượng sản xuất, với kế hoạch sử dụng đất và phân vùng của cả nước.
Khi tiến hành cần phải có sự phối hợp chung của nhiều ngành.
Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ và theo ngành có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Trước tiên, Nhà nước căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội của cả nước và hệ thống thông tin tư liệu về điều kiện đất đai hiện có để

xây dựng quy hoạch tổng thể sử dụng các loại đất. Các ngành chức năng căn cứ
vào quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai để xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai
cụ thể cho từng ngành phù hợp với yêu cầu và nội dung sử dụng đất của ngành.
Như vậy, quy hoạch tổng thể đất đai phải đi trước và có tính định hướng cho quy
hoạch sử dụng đất theo ngành. Nói khác đi, quy hoạch ngành là một bộ phận cấu
thành trong quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ.
Trong nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành bao gồm quy
hoạch sử dụng đất các vùng sản xuất chuyên môn hóa và quy hoạch sử dụng đất

9


các xí nghiệp. Quy hoạch sử dụng đất đai cho các vùng chun mơn hóa - sản
xuất hàng hóa có thể nằm gọn trong cấp vị lãnh thổ hoặc không trọn vẹn ở một
đơn vị hành chính. Do tính đặc thù của sản xuất nơng nghiệp, ngồi sản phẩm
chun mơn hóa phải kết hợp phát triển tổng hợp để sử dụng đầy đủ và hợp lý
đất đai. Quy hoạch sử dụng đất của xí nghiệp là hệ thống biện pháp về tổ chức,
kinh tế và kỹ thuật nhằm bố trí, sắp xếp, sử dụng các loại đất như tư liệu sản xuất
một cách hợp lý để tạo ra nhiều nông sản hàng hóa, đem lại nguồn thu nhập lớn.
Nội dung quy hoạch sử dụng đất đai của xí nghiệp rất đa dạng và phong phú, bao
gồm: Quy hoạch ranh giới địa lý; Quy hoạch khu trung tâm; Quy hoạch đất trồng
trọt; Quy hoạch thuỷ lợi; Quy hoạch giao thông; Quy hoạch rừng phịng hộ…
Quy hoạch sử dụng đất của xí nghiệp có thể tiến hành trong các vùng sản xuất
chuyên mơn hóa hoặc có thể độc lập ở ngồi vùng.
Quy hoạch sử dụng đất đai được phân kỳ thực hiện theo kế hoạch 5 năm
và hàng năm. Kế hoạch sử dụng đất đai cũng được lập theo các cấp lãnh thổ hành
chính và theo ngành, nhưng phải có sự kết hợp chặt chẽ và phải đáp ứng được
những yêu cầu sau:
- Bao quát được toàn bộ đất đai phục vụ cho nền kinh tế quốc dân (không
phụ thuộc vào cơ cấu quản lý cũng như hình thức trực thuộc);

- Phát triển có kế hoạch tất cả các ngành kinh tế trên một địa bàn
nhất định;
- Thiết lập được cơ cấu sử dụng đất đai hợp lý trên địa bàn cả nước, trong
các ngành và trên từng địa bàn lãnh thổ;
- Đạt hiệu quả đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường.
Kế hoạch sử dụng đất đai theo ngành và cả nước phải đảm bảo thực hiện
được các mục tiêu vĩ mô như: an ninh lương thực, bảo vệ mơi trường, cơng bằng
xã hội… Cịn kế hoạch theo lãnh thổ hành chính phải cụ thể hóa các mục tiêu vĩ
mô, cùng với việc xử lý các mục tiêu cụ thể của địa phương và các vấn đề cụ thể
của từng chủ sử dụng đất trên địa bàn.
Kế hoạch sử dụng đất đai phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
dựa trên mục tiêu chung nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhân dân về tinh thần và vật
chất. Tuy nhiên, cần lưu ý điểm khác biệt: Kế hoạch sử dụng đất đai chú trọng
phát triển hình thức thời gian, nhưng nội dung lại được triển khai với hình thức
thời gian, nhưng nội dung lại được triển khai với hình thức khơng gian nhất định.

10


Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là tiền đề của kế hoạch sử dụng đất đai, kế
hoạch sử dụng đất đai là sự hiện thực hóa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
nhằm bố trí không gian thống nhất đối với các hạng mục liên quan đến đất đai
(xây dựng, khai hoang, chuyển mục đích sử dụng đất …) trong thời kỳ kế hoạch.
Thời hạn lập kế hoạch sử dụng đất đai thống nhất với thời hạn lập kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành và các cấp lãnh thổ hành chính,
gồm kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm.
Vậy quy hoạch sử dụng đất là một loại quy hoạch ngành mang tính tổng
hợp chung trong hệ thống quy hoạch của nhà nước.
2.1.4. Nội dung và nhiệm vụ lập quy hoạch sử dụng đất
- Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã

hội trên địa bàn thực hiện quy hoạch;
- Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất trong kỳ quy hoạch trước
theo các mục đích sử dụng;
- Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so
với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ;
- Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đã được
quyết định, xét duyệt của kỳ quy hoạch trước;
- Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch và
định hướng cho kỳ tiếp theo phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các ngành và các địa phương;
- Xây dựng các phương án phân bổ diện tích các loại đất cho nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong kỳ quy hoạch;
- Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, mơi trường của từng phương án phân
bổ quỹ đất;
- Lựa chọn phương án phân bổ quỹ đất hợp lý căn cứ vào kết quả phân tích
hiệu quả kinh tế, xã hội, mơi trường;
- Thể hiện phương án quy hoạch sử dụng đất được lựa chọn trên bản đồ quy
hoạch sử dụng đất;
- Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường
cần phải áp dụng đối với từng loại đất, phù hợp với địa bàn quy hoạch;

11


×