Tải bản đầy đủ (.pdf) (243 trang)

Nghiên cứu quản lý sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch huyện điện biên, tỉnh điện biên luận án tiến sĩ quản lý đất đai 62 85 01 03

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.07 MB, 243 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ KIM YẾN

NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN

Chuyên ngành:
Quản lý đất đai
Mã số:
62 85 01 03
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Đỗ Nguyên Hải
2. PGS.TS. Nguyễn Quang Học

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các kết quả nghiên
cứu trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy
bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Kim Yến


i


LỜI CẢM ƠN

Trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến Lãnh đạo và tập thể các thầy, cô giáo Bộ môn Khoa học đất, Khoa Quản lý
đất đai, Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi
trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án này.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Đỗ Nguyên Hải,
PGS.TS. Nguyễn Quang Học - người thầy đã tận tình hướng dẫn, trực tiếp chỉ ra những
ý kiến quý báu, định hướng và giúp tôi trưởng thành trong công tác nghiên cứu và thực
hiện luận án.
Luận án này được thực hiện với sự hỗ trợ từ lãnh đạo các Phòng, Ban, người dân
địa phương huyện Điện Biên; Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Điện Biên; Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nơng thơn tỉnh Điện Biên; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên
đã tạo điều kiện và giúp đỡ để tôi điều tra, thu thập số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ quý báu đó.
Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ và giúp
đỡ tận tình từ lãnh đạo và đồng nghiệp Bộ mơn Địa chính, Khoa Trắc địa – Bản đồ và
Quản lý đất đai, Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian
và động viên tinh thần giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận án. Tôi
xin trân trọng cảm ơn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các tập thể, cá nhân, các nhà khoa học,
bạn bè và người thân đã luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện giúp đỡ tơi
trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận án.
Một lần nữa tơi xin bày tỏ lịng biết ơn gia đình và người thân đã động viên,
khích lệ và giúp đỡ tơi hồn thành luận án này.


Tác giả luận án

` Nguyễn Thị Kim Yến

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ...................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ......................................................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................................. vi
Danh mục bảng .............................................................................................................................. viii
Danh mục biểu đồ ............................................................................................................................ x
Danh mục hình ................................................................................................................................. xi
Trích yếu luận án ............................................................................................................................ xii
Thesis abstract ................................................................................................................................ xiv
Phần 1 Mở đầu............................................................................................................................... 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................................... 1

1.2

Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................... 2

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2


1.4

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................................... 3

1.5

Những đóng góp mới của luận án .................................................................................... 3

Phần 2 Tổng quan tài liệu .......................................................................................................... 4
2.1

Cơ sở khoa học về quản lý sử dụng đất nông nghiệp ..................................................... 4

2.1.1

Một số khái niệm về quản lý sử dụng đất nông nghiệp.................................................. 4

2.1.2

Cơ sở lý luận về sử dụng đất nông nghiệp....................................................................... 7

2.1.3

Cơ sở đánh giá đất phục vụ phát triển du lịch ............................................................... 12

2.2

Sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch miền núi .................................... 17


2.2.1

Khát quát về du lịch ......................................................................................................... 17

2.2.2

Mối quan hệ giữa quản lý sử dụng đất nông nghiệp và phát triển du lịch ................. 23

2.2.3

Một số mơ hình quản lý sử dụng đất nông nghiệp phát triển du lịch.......................... 28

2.3

Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch trên thế giới và Việt Nam ...... 32

2.3.1

Trên thế giới...................................................................................................................... 32

2.3.2

Ở Việt Nam....................................................................................................................... 35

2.3.3

Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý sử dụng đất nông
nghiệp phục vụ phát triển du lịch trên thế giới và Việt Nam ....................................... 39

2.4


Nhận xét chung và định hướng nghiên cứu của đề tài ................................................. 41

2.4.1

Nhận xét chung................................................................................................................. 41

2.4.2

Định hướng nghiên cứu của đề tài.................................................................................. 42
iii


Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu .................................................................. 44
3.1

Nội dung nghiên cứu ....................................................................................................... 44

3.1.1

Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất trên địa bàn
huyện Điện Biên - Tỉnh Điện Biên ................................................................................ 44

3.1.2

Thực trạng quản lý sử dụng đất nông nghiệp huyện Điện Biên ................................. 44

3.1.3

Thực trạng và tiềm năng du lịch huyện Điện Biên....................................................... 44


3.1.4

Đánh giá tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp phục vụ du lịch ở huyện Điện
Biên ................................................................................................................................... 44

3.1.5

Định hướng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch
huyện Điện Biên .............................................................................................................. 44

3.2

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 45

3.2.1

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp ............................................................. 45

3.2.2

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.............................................................................. 45

3.2.3

Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất ................................................................ 46

3.2.4

Phương pháp thống kê, so sánh ...................................................................................... 48


3.2.5

Phương pháp sử dụng công nghệ GIS thành lập bản đồ.............................................. 49

3.2.6

Phương pháp đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp phục vụ du lịch ........................... 49

3.2.7

Phương pháp tham vấn chuyên gia ................................................................................ 52

3.2.8

Phương pháp phân tích SWOT ...................................................................................... 52

3.2.9

Phương pháp dự báo ........................................................................................................ 53

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận ............................................................................ 54
4.1

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến quản lý sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Điện Biên............................................................................. 54

4.1.1

Điều kiện tự nhiên............................................................................................................ 54


4.1.2

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên .................................................................................. 58

4.1.3

Tài nguyên nhân văn ....................................................................................................... 62

4.1.4

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................................ 63

4.1.5

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện liên quan
đến nông nghiệp phục vụ du lịch ................................................................................... 70

4.2

Thực trạng quản lý sử dụng đất nơng nghiệp huyện Điện Biên ................................. 72

4.2.1

Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Điện Biên ............................................. 72

4.2.2

Hiện trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Điện Biên giai đoạn
2005-2014 ......................................................................................................................... 75


4.2.3

Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Điện Biên ............................ 79

4.3

Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch huyện Điện Biên ..................................... 93

4.3.1

Hiện trạng sử dụng đất khu du lịch huyện Điện Biên .................................................. 93

iv


4.3.2

Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch huyện Điện Biên...................................... 93

4.3.3

Thực trạng và nhu cầu cung cấp các sản phẩm nông nghiệp phục vụ du lịch
huyện Điện Biên............................................................................................................... 99

4.4

Đánh giá tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp phục vụ du lịch huyện Điện Biên ...... 102

4.4.1


Tiềm năng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch huyện Điện Biên ................ 102

4.4.2

Đánh giá nhu cầu của khách du lịch đến thăm quan huyện Điện Biên .................... 103

4.4.3

Đánh giá tiềm năng sử dụng đất nơng nghiệp thích hợp cho các sản phẩm
phục vụ phát triển du lịch huyện Điện Biên ................................................................ 105

4.4.4

Phân tích SWOT về quản lý sử dụng đất nông nghiệp phục vụ du lịch huyện
Điện Biên ........................................................................................................................ 127

4.5

Định hướng và các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du
lịch huyện Điện Biên ..................................................................................................... 130

4.5.1

Quan điểm phát triển...................................................................................................... 130

4.5.2

Cơ sở đề xuất sử dụng đất nông nghiệp ....................................................................... 131


4.5.3

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch huyện Điện
Biên.................................................................................................................................. 136

4.5.4

Các giải pháp quản lý sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch
huyện Điện Biên............................................................................................................. 143

Phần 5 Kết luận và kiến nghị ................................................................................................ 147
5.1

Kết luận ........................................................................................................................... 147

5.2

Kiến nghị ......................................................................................................................... 148

Danh mục các cơng trình đã cơng bố liên quan đến luận án ............................................... 150
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................................ 151
Phụ lục .......................................................................................................................................... 160

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


ACIAR

Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Australian
(Australian Centre for International Agricultural Research)
Tổ chức phi chính phủ (ActionAid )
Phương pháp phân tích cấp bậc (Analytic Hierarchy Process)
Cộng hịa dân chủ nhân dân
Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Cơng nghiệp hố – hiện đại hố
Chi phí bình qn trên sản phẩm
Tỷ số nhất quán (Consistency Ratio)
Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch
(Danish International Development Agency)
Du lịch bền vững
Du lịch sinh thái
Diện tích tự nhiên
Dân tộc thiểu số
Liên minh châu Âu (European Union)
Đánh giá đất cho quản lý sử dụng đất bền vững
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
(Food and Agriculture Organization)
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic information system)
Giá trị ngày công
Hiệu quả đồng vốn
Hội nghị quốc tế bảo vệ thiên nhiên và Tài nguyên môi trường
(International Union for Conservation of Nature)
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

(Japan International Cooperation Agency)
Khu bảo tồn thiên nhiên
Ngân hàng tái thiết Đức
Kinh tế xã hội
Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit)

ACTIONAID
AHP
CHDCND
CHXHCN
CNH – HĐH
CPBQ/SP
CR
DANIDA
DLBV
DLST
DTTN
DTTS
EU
ESLM
FAO
GCNQSDĐ
GDP
GIS
GTNC
HQĐV
IUCN
JICA
KBTTN
KFW

KTXH
LMU
vi


LUT
MCE

NLKH
NN&PTNT
NNCNC
NTTS
PAM
PTNT
QT
RI
TCVN
TDMNPB
TNBQ/SP
TNHH
TPCG
UBND
UNEP
UNESCO
VAC
WCED
WCS
XDCB

Loại sử dụng đất (Land Use Type)

Đánh giá đa chỉ tiêu (Multi Criteria Evaluation)
Nội địa
Nông lâm kết hợp
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nông nghiệp công nghệ cao
Nuôi trồng thuỷ sản
Sổ tay hướng dẫn quản lý dự án
Phát triển nông thôn
Quốc tế
Chỉ số ngẫu nhiên (Ramdom Index)
Tiêu chuẩn Việt Nam
Trung du miền núi phía Bắc
Thu nhập bình qn/sản phẩm
Thu nhập hỗn hợp
Thành phần cơ giới
Ủy ban nhân dân
Chương trình mơi trường Liên hợp quốc
(United Nations Environment Programme)
Tổ chức văn hóa khoa học và giáo dục Liên hợp quốc
(United Nations Educational Scientific and Cultural Organization)
Vườn ao chuồng
Ủy ban quốc tế về môi trường và phát triển
(World Commission on Environment and Development)
Chiến lược tồn cầu về mơi trường (World Conservation Strategy)
Xây dựng cơ bản

vii


DANH MỤC BẢNG

STT
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8
4.9
4.10
4.11
4.12
4.13
4.14
4.15
4.16
4.17
4.18
4.19
4.20
viii

Tên bảng


Trang

Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế................................................ 47
Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội ................................................. 47
Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường......................................... 48
Ma trận so sánh mức độ quan trọng của các chỉ tiêu ........................................ 51
Giá trị RI ứng với từng số lượng chỉ tiêu n ....................................................... 51
Đặc điểm 2 tiểu vùng huyện Điện Biên ............................................................ 55
Các nhóm đất trên địa bàn huyện Điện Biên .................................................... 58
Tình hình thực hiện các chương trình hỗ trợ đất ở và đất sản xuất cho hộ
đồng bào dân tộc thiểu số huyện Điện Biên...................................................... 73
Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ đồng bào dân
tộc thiểu số huyện Điện Biên ............................................................................ 75
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Điện Biên năm 2014 .................... 76
Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2005-2014 ............................................. 78
Một số mơ hình sử dụng đất vùng cao của đồng bào dân tộc huyện Điện Biên ...... 80
Hiện trạng các loại sử dụng đất huyện Điên Biên............................................. 83
Hiệu quả kinh tế sử dụng đất của các loại sử dụng đất trồng trọt chính
tính trên 1ha ...................................................................................................... 85
Hiệu quả kinh tế của loại hình chăn ni gia súc.............................................. 86
Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại sử dụng đất huyện Điện Biên ................... 87
Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường của các loại sử dụng
đất huyện Điện Biên .......................................................................................... 89
So sánh mức đầu tư phân bón với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý
huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên ...................................................................... 91
Kết quả đánh giá tổng hợp kinh tế, xã hội và môi trường của các loại sử
dụng đất nông nghiệp huyện Điện Biên ............................................................ 92
Biến động sử dụng đất khu du lịch huyện Điện Biên ....................................... 93
Các loại hình du lịch chính và hệ thống sử dụng đất nông nghiệp phục vụ
du lịch ở huyện Điện Biên ................................................................................ 94

Số lượng khách du lịch đến huyện Điện Biên qua một số năm ........................ 99
Tổng hợp nhu cầu sản phẩm nông nghiệp phục vụ du lịch huyện Điện
Biên năm 2014 ................................................................................................ 100
Ý kiến của khách du lịch về việc mua các sản phẩm nông nghiệp ................. 101
Nhu cầu của khách du lịch tới điểm du lịch sinh thái huyện Điện Biên ......... 104


4.21
4.22
4.23
4.24
4.25
4.26
4.27
4.28
4.29
4.30
4.31
4.32
4.33
4.34
4.35
4.36
4.37
4.38
4.39
4.40
4.41

Nhu cầu về dịch vụ và ẩm thực của khách du lịch ......................................... 105

Các yếu tố chỉ tiêu phân cấp bản đồ đơn vị đất đai tiểu vùng lòng chảo
huyện Điện Biên ............................................................................................. 106
Các yếu tố chỉ tiêu phân cấp bản đồ đơn vị đất đai tiểu vùng đất dốc
huyện Điện Biên ............................................................................................. 108
Thống kê đặc tính và diện tích đơn vị bản đồ đất đai huyện Điện Biên ......... 109
Hiệu quả kinh tế mơ hình chun lúa huyện Điện Biên giai đoạn
2012-2014 ....................................................................................................... 112
Hiệu quả xã hội mơ hình chuyên lúa huyện Điện Biên giai đoạn 20122014 ................................................................................................................ 113
Hiệu quả kinh tế mơ hình lúa ruộng bậc thang huyện Điện Biên giai đoạn
2012-2014 ....................................................................................................... 114
Hiệu quả xã hội của mơ hình lúa ruộng bậc thang huyện Điện Biên giai
đoạn 2012-2014 .............................................................................................. 114
Hiệu quả kinh tế mơ hình nơng lâm kết hợp huyện Điện Biên giai đoạn
2012-2014 ....................................................................................................... 116
Hiệu quả xã hội của mơ hình nơng lâm kết hợp huyện Điện Biên giai
đoạn 2012-2014 .............................................................................................. 117
Các loại sử dụng đất có triển vọng phục vụ du lịch huyện Điện Biên, tỉnh
Điện Biên ........................................................................................................ 118
Yêu cầu sử dụng đất của các LUT lựa chọn của huyện Điện Biên ................ 120
Diện tích phân hạng thích hợp đất đai các LUT phổ biến huyện
Điện Biên ........................................................................................................ 121
Phân hạng thích hợp đất đai tổng hợp các LUT nông nghiệp phổ biến
huyện Điện Biên ............................................................................................. 124
Diện tích đất nơng nghiệp của huyện Điện Biên quy hoạch đến năm
2020, tầm nhìn 2030 ....................................................................................... 131
Diện tích phân hạng thích hợp đất đai các LUT huyện Điện Biên ................. 132
Dự báo khách du lịch đến huyện Điện Biên ................................................... 133
Dự báo nhu cầu sản phẩm nông nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030................................................................. 134
Nhu cầu sử dụng đất phục vụ phát triển du lịch huyện Điện Biên ................. 135

Đề xuất các loại sử dụng đất phục vụ trực tiếp phát triển du lịch huyện
Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ........................................ 137
Đề xuất các loại sử dụng đất phục vụ phát triển du lịch huyện Điện Biên
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 .......................................................... 139

ix


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT

Tên biểu đồ

Trang

4.1

Lượng mưa và nhiệt độ trung bình các tháng trong năm .................................. 56

4.2

Độ ẩm khơng khí trung bình các tháng trong năm ............................................ 57

4.3

Cơ cấu kinh tế huyện Điện Biên từ năm 2005 đến năm 2014 .......................... 63

4.4


Biến động dân số huyện Điện Biên qua các năm .............................................. 66

4.5

Cơ cấu thành phần dân tộc huyện Điện Biên năm 2014 ................................... 67

4.6

Cơ cấu sử dụng đất năm 2014 của huyện Điện Biên ........................................ 76

x


DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

2.1

Đồi chè Mộc Châu ............................................................................................ 31

2.2

Hoa tam giác mạch ở Hà Giang ........................................................................ 31

2.3


Vườn dâu tây công nghệ cao ở Đà Lạt ............................................................. 39

4.1

Sơ đồ hành chính huyện Điện Biên .................................................................. 54

4.2

Sơ đồ du lịch huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên ............................................... 95

4.3

Tuyến - Điểm du lịch huyện Điện Biên ............................................................ 98

4.4

Sơ đồ đơn vị đất đai huyện Điện Biên ............................................................ 110

4.5

Mơ hình trồng lúa đặc sản trên cánh đồng Mường Thanh.............................. 111

4.6

Mơ hình lúa ruộng bậc thang .......................................................................... 114

4.7

Mơ hình nơng lâm kết hợp.............................................................................. 115


4.8

Phân hạng thích hợp sử dụng đất nơng nghiệp huyện Điện Biên ................... 126

4.9

Sơ đồ định hướng sử dụng đất nông nghiệp phục vụ du lịch huyện Điện
Biên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 .................................................. 141

xi


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Kim Yến
Tên Luận án: Nghiên cứu quản lý sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch
huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 62 85 01 03
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phục vụ du lịch ở
huyện Điện Biên.
- Đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch
của huyện Điện Biên theo quan điểm sử dụng đất bền vững.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra số liệu: thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp, khảo sát thực
địa, đánh giá sử dụng đất thích hợp (FAO) để lựa chọn các loại sử dụng đất thích hợp
cho phát triển du lịch trong vùng nghiên cứu.
- Phương pháp đánh giá áp dụng các phương pháp phân tích thống kê, dự báo

tiềm năng du khách và nhu cầu sản phẩm nông nghiệp phục vụ du lịch, dự báo tiềm
năng đất nông nghiệp cho đề xuất phát triển du lịch, phương pháp SWOT; Áp dụng
phần mềm Microsoft Excel, MicroStation và ArcGis cho đánh giá và xây dựng bản đồ.
Kết quả chính và kết luận
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Điện Biên và xác định
ảnh hưởng của chúng tới quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu. Kết
quả đánh giá đã cho thấy huyện Điện Biên có những mặt thuận lợi về tài nguyên thiên
nhiên của vùng đồi núi và thung lũng lịng chảo: đất đai, khí hậu, thủy văn của vùng tạo ra
lợi thế rất lớn cho phát triển kinh tế xã hội và phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch.
Huyện Điện Biên có tổng diện tích tự nhiên là 163.926,03 ha; Diện tích đất nơng nghiệp
là 138.010,60 ha (chiếm 84,18% tổng diện tích tự nhiên); diện tích đất sản xuất nông
nghiệp là 27.433,83 ha (chiếm 16,74% diện tích tự nhiên). Huyện Điện Biên có nhiều di
tích lịch sử trong đó đặc biệt là di tích chiến thắng Điện Biên Phủ và có tiềm năng phát
triển nhiều loại hình du lịch về sinh thái, cảnh quan, văn hóa...
- Đánh giá quản lý sử dụng đất đai, phân tích thực trạng và biến động sử dụng đất
nông nghiệp huyện giai đoạn 2005-2014 ở huyện Điện Biên. Đánh giá hiệu quả sử dụng
đất theo các tiêu chí kinh tế, xã hội, môi trường của các loại sử dụng đất huyện Điện Biên.
- Đánh giá được hiện trạng và tiềm năng phát triển du lịch tại huyện Điện Biên:
Kết quả nghiên cứu đã xác định tiềm năng phát triển 5 loại hình du lịch. Trong đó gồm
loại hình du lịch lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch lễ hội tâm linh, về
nguồn; du lịch thăm quan biên giới và mua sắm tại cửa khẩu (Tây Trang và Huổi Puốc).
Điểm nhấn quan trọng về du lịch của huyện là quần thể di tích chiến thắng Điện Biên
xii


Phủ và khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang. Mỗi năm huyện Điện Biên
đón khoảng hơn 300 nghìn lượt khách đến tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm... Tiêu thụ
một lượng lớn sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, điển hình là các nơng sản (gạo tám
Điện Biên, gạo nếp nương...); các sản vật (măng, mật ong rừng, sâu chít, các sản phẩm
lâm sản… khai thác từ rừng) và các sản phẩm thủ công truyền thống mang đậm những

đặc trưng riêng của cộng đồng dân tộc (thêu dệt thổ cẩm, mây tre đan…).
- Kết quả đánh giá tiềm năng quản lý sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát
triển du lịch còn được xác định, lựa chọn 8 loại sử dụng đất (LUT) có triển vọng và các
mơ hình thực tiễn sử dụng đất nơng nghiệp trong vùng phục vụ du lịch. Kết quả phân
hạng thích hợp đất đai của huyện cũng đã xác định tiềm năng thích hợp của LUT
chuyên lúa đặc sản có 5.860,88 ha; LUT 2 lúa màu có diện tích 5.860,88 ha, LUT
Chun rau - màu có diện tích 4.484,36 ha, LUT cây ăn quả có diện tích 65.327,75 ha;
LUT ruộng bậc thang có 27.205,96 ha; LUT nương rẫy có diện tích 53.741,1 ha; LUT
nơng lâm kết hợp có 47.469,11 ha và LUT rừng trồng cảnh quan có diện tích
110.457,41 ha.
- Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Điện Biên đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 trên cơ sở phát huy thế mạnh phát triển trồng lúa đặc sản ở tiểu
vùng lòng chảo; chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng phát triển các loại sử dụng
theo hướng sản xuất hàng hóa (sản xuất rau, hoa quả, thực phẩm) phục vụ du lịch tập
trung ở tiểu vùng lòng chảo là 5.860,88 ha; mở rộng diện tích đất lâm nghiệp kết hợp
chăn ni gia súc phát triển rừng sản xuất ở tiểu vùng đất dốc, phát triển diện tích đất
rừng đến năm 2030 đạt khoảng 86.504 ha. Đẩy mạnh mơ hình kinh tế nông lâm kết
hợp đưa các cây trồng bản địa (cây hoa ban, đào, mận, phong lan và một số cây dược
liệu...) với diện khoảng 350 ha vào năm 2030 bảo vệ môi trường sinh thái phục vụ
phát triển du lịch.
- Để thực hiện định hướng phát triển nông nghiệp phục vụ du lịch 6 nhóm giải pháp
chủ yếu để quản lý sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Điện Biên, đó là các giải pháp về cơ
chế chính sách; giải pháp quy hoạch; giải pháp về tài chính tín dụng; giải pháp khoa học
công nghệ; giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực và giải pháp phát triển thị
trường tiêu thụ sản phẩm.
Kết quả nghiên cứu đã đóng góp về cơ sở lý luận, thực tiễn cho sử dụng hợp lý
tài nguyên đất đai trên cơ sở kết hợp giữa mục đích sản xuất đất nơng nghiệp và du lịch
nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất đai đồng thời bảo vệ cảnh quan sinh thái, duy trì truyền
thống, văn hóa dân tộc đặc trưng của vùng đồi núi Tây Bắc, Việt Nam; kết quả nghiên
cứu đã xây dựng được cơ sở dữ liệu tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông

nghiệp cho phát triển du lịch trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

xiii


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Nguyen Thi Kim Yen
Thesis title: “Study on management of agricultural land utilization in development of
tourism in Dien Bien district, Dien Bien province”
Major:
Land Management
Code: 62 85 01 03
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA).
Research Objectives:
- To evaluate the potential of agricultural land use on trend for service of tourism in
Dien Bien district.
- To propose solutions of agricultural management to serve tourism development
following concept of sustainable land use in Dien Bien district.
Materials and Methods
- Surveying methods: collection second and primary datas, field trip surveys,
suitable land evaluation (FAO) in order to choose the suitable land use types of agriculture
for tourism development in the researching area.
- Data evaluation: applying statistical data, forecasting data of tourist potential and
agricultural product requirement, evaluation of land agricultural land use potential for
propose of tourist development. SWOT method; Applying software of Microsoft Excel,
MicroStation for data treatment and ArcGis for map making.
Main results and conclusions
- To evaluate the natural and social- economy conditions of Dien Bien district and to
identify their impacts to agricultural land management in studied area, researching results
shows that Dien Bien district has advantages of natural resources alternately between basin

and mountainous area to create advantages of climate, land, hydrology to develop socioeconomic and development of agriculture to combine with tourist development. Dien Bien
district has a total natural land area of 163,926.03 hectares, in which the agricultural land area
is 138,010.60 hectares (occupy 84.18 % total natural area). In which, area of agricultural
production is 27433.83 hectares (occupy 16.74% of the natural area). In Dien Bien district
especially there is vestiges of Dien Bien historical victory and potential of ecological,
landscape and cultural tourism...
- Evaluation of land management, to analyse the changing of agricultural land use
in Dien Bien district at period of 2005 - 2014. To evaluate the effective land use in the norm
of economic, social and environmental aspects of land use types in Dien Bien district.
- Assessment of the present situation and potential for development of tourism
in Dien Bien district: The studied results has identifyed the potential to develop 5
types of tourism, they consist historical forms of tourism, ecotourism, community
tourism, spiritual tourism festival, border crossing tourism associated with
xiv


sightseeing, shopping and transit at the border (Tay Trang and Huoi Puoc). The
important accent of this tour that is the Dien Bien Phu victory and the national tourist
zone of Dien Bien Phu– Pa Khoang compartment. Dien Bien district annually receives
around 300 thousand visitors domestically and internatioally to visit, to learn and
experience... They consume a large quantities of agricultural products, typically
agricultural products such as (special common rice Dien Bien, hilly sticky rice...);
agricultural speciality (bamboo shot, forest honey, deep chit, forest products...
extraction from the forests). The traditional craft products bearing its own
characteristics of ethnic communities (embroidered brocade , rattan products…).
- The results to evaluate potential of agricultural land use in service of tourism
development that identified and selected 8 land use types ( LUT ) with agricultural modern
for land use in basin and mountainous sub- ecological area . Results of land evaluation
pointed out the suitable land use for LUT special common rice around 5860.88 ha; LUT2
2rice- winter crops with 5860.88 ha area, LUT3 specialist vegetable and upland crops of

4484.36 ha , LUT4 - fruit trees with area of 65327.75 hectares; LUT5 – rice terraces with
27205.96 ha; LUT6 - Shifting cultivation has an area of 53,741.1 ha; LUT7 - Agroforestry
has 47469.11 hectares and LUT8 – landscape forest planting has 110,457.41 hectares.
- The trend of agricultural land use by 2020 in Dien Bien district, and a vision to
2030 that based on bring in to play strong point and advantage of special common rice
and upland crops and structural change in the direction of commercial crops
(vegestable, fruits, food goods) to serve tourism for the whole sub-basin is 5860.88
hectares; expand the area of forest land with livestock combined in sloping land towards
the development of productive forests that is estimated at 86.504 ha in 2030; promoting
economic model of agroforestry; Develop hilly forest native plants (Ban flowers, peach,
plum, orchid and medicinal herbs...) with an area of about 350 hectares in 2030 to
combine with ecological forest regeneration for environmental protection to serve
tourism development.
- In order to implement the trends of agricultural development to serve tourism
development in Dien Bien district there are 6 solutions primarily to offer, namely:
Solutions related policy mechanisms; Solutions of land use planning; Solutions related
to credit financing; Solutions of science and technology; Solutions of education and
training for development of human resources and Developing solutions of marketing.
The research results contribute basis and practices for suitable use of land
resources that base on a combination of agricultural production purposes and tourism in
order to increase efficiency of land use and concomitant protecting the ecological
landscape and maintaining typical traditional cultural characteristics of ethnic groups in
the northern west of Vietnam; Research results have built a database of potential land
use and orientation of agricultural land for tourism development in the area of Dien
Bien district, Dien Bien province.
xv


xvi



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tây Bắc luôn là những đề tài bất tận thu hút các ống kính và quảng cáo
du lịch với hình ảnh ruộng lúa bậc thang, đồi chè, rừng hoa… trải dài trên
những triền đồi. Trong những năm gần đây xu thế phát triển nông nghiệp gắn
kết với du lịch là một hướng đi mới đã và đang được nhiều địa phương triển
khai thực hiện như mơ hình du lịch kết hợp nông nghiệp ở Sa Pa (Lào Cai),
Mộc Châu (Sơn La), Hà Giang, Yên Bái… Tuy nhiên, việc phát triển các mơ
hình sử dụng đất nơng nghiệp kết hợp phát triển du lịch tại các địa phương cịn
mang tính riêng lẻ, tự phát chưa có quy hoạch và quan tâm nghiên cứu. Bên
cạnh nhu cầu về lương thực, thực phẩm của con người ngày càng tăng, cùng với
tốc độ tăng dân số cao đã gây sức ép rất lớn lên nguồn tài ngun đất đai có
hạn. Mặt khác diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do chuyển sang
các mục đích sử dụng phi nơng nghiệp và do thối hóa đất. Vấn đề đặt ra là
quản lý sử dụng đất nơng nghiệp như thế nào cho các mục đích sử dụng khác
nhau một cách hiệu quả và bền vững, trong đó có mục đích du lịch. Để sử dụng
đất nông nghiệp bền vững phục vụ phát triển du lịch chúng ta không chỉ quan
tâm đến sản lượng và thu nhập mà cịn phải nhìn nhận chúng ở các góc độ bảo
vệ cảnh quan, sinh thái, gìn giữ truyền thống dân tộc bản địa, tính đến tác động
với yêu cầu xã hội và môi trường sinh thái tự nhiên đặc trưng của vùng du lịch.
Vì vậy, đổi mới phương pháp tiếp cận và tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp kết hợp du lịch ở các tỉnh miền núi là vấn đề rất cần
quan tâm nghiên cứu.
Huyện Điện Biên nằm ở phía Nam tỉnh Điện Biên, tiếp giáp với Thành phố
Điện Biên Phủ, có đường biên giới chung với nước bạn Lào. Huyện có diện tích tự
nhiên là 163.926,03 ha, có vị trí quan trọng về mặt chiến lược quốc phòng, an
ninh, đồng thời đây cũng là địa danh du lịch hấp dẫn nhất của vùng Tây Bắc không
chỉ về cảnh sắc thiên nhiên mà còn về ý nghĩa lịch sử với Chiến thắng Điện Biên
Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Điện Biên là đầu mối giao thông quan

trọng nối với nước Cộng hịa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào nên có nhiều điều
kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội và có tiềm năng phát triển
du lịch xuyên quốc gia; đặc biệt là du lịch sinh thái gắn liền với di tích lịch sử, do
có địa hình đa dạng, cảnh quan đẹp với nhiều cộng đồng dân cư sinh sống, giàu
bản sắc văn hóa và có nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống.
1


Sản xuất nông nghiệp trong những năm gần đây ở huyện Điện Biên đã có
những bước đổi thay, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất
hàng hóa đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội trên cơ sở phát huy thế mạnh tiềm năng
đất đai. Bên cạnh đó huyện Điện Biên có nhiều thế mạnh cho phát triển nông
nghiệp kết hợp du lịch nhưng cũng đang phải đối mặt với những khó khăn trong
xác định chiến lược phát triển. Việc quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
đất cho phát triển nông nghiệp phục vụ du lịch còn những bất cập do thiếu cơ sở
bền vững và mang tính tự phát chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội đồng thời
chưa khai thác hết tiềm năng đất đai và điều kiện sinh thái, cảnh quan cho du lịch
của vùng. Đề tài được thực hiện với mong muốn đi sâu tìm hiểu, đóng góp cho
thực tiễn phát triển nông nghiệp huyện Điện Biên phục vụ cho sự phát triển ở vùng
du lịch giàu tiềm năng cảnh quan, con người và lịch sử theo hướng bền vững.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phục vụ du lịch
ở huyện Điện Biên.
- Đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du
lịch của địa bàn nghiên cứu theo quan điểm sử dụng đất bền vững.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đất nông nghiệp và các loại sử dụng đất nông nghiệp trong mối quan hệ
với du lịch trên địa bàn huyện Điện Biên.
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp và khách du lịch.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Quỹ đất nơng nghiệp có khả năng khai thác, sử dụng
phục vụ phát triển du lịch trong địa giới hành chính huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên.
- Phạm vi thời gian: từ 2010 đến 2014, trong đó:
+ Số liệu điều tra thứ cấp: 2005-2014.
+ Số liệu điều tra sơ cấp: 2014.
1.3.3. Một số câu hỏi nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội huyện Điện Biên có những đặc điểm gì?
- Hiện trạng quản lý và biến động sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn
2005-2014 như thế nào?
2


- Thực trạng sử dụng đất và tiềm năng phát triển du lịch huyện Điện Biên
như thế nào?
- Tiềm năng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch được đánh giá ra sao?
- Định hướng và giải pháp nào cần được triển khai để quản lý sử dụng đất
nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch hiệu quả và hợp lý ở huyện Điện Biên
trong thời gian tới?
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn về quản lý sử
dụng hợp lý đất nông nghiệp kết hợp du lịch ở vùng đồi núi Tây Bắc, Việt Nam.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được các loại sử dụng đất nơng nghiệp thích hợp theo hướng bền
vững phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
- Đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, hiệu quả
phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn huyện Điện Biên.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đã đánh giá được tiềm năng và đề xuất được định hướng sử dụng đất

nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Một số khái niệm về quản lý sử dụng đất nông nghiệp
* Đất đai
Theo FAO (1976), đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái. Với
khái niệm này, đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề
mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất
đai bao gồm: khí hậu, dáng đất, địa hình địa mạo, thổ nhưỡng, thủy văn, thảm
thực vật tự nhiên bao gồm cả rừng, cỏ dại trên đồng ruộng, động vật tự nhiên,
những biến đổi của đất do các hoạt động của con người.
Trong Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil năm 1992,
đất đai được hiểu theo nghĩa rộng là “diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao
gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó,
bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (hồ, sơng, suối,
đầm lầy), các lớp trầm tích sát bề mặt, cùng với nước ngầm và khống sản trong
lịng đất, tập đồn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những
kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước,
hay hệ thống thoát nước, đường xá, nhà cửa...) (FAO, 1993).
* Đất nông nghiệp: là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, ni trồng thủy sản,
làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm các loại đất
như: đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; đất
trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất
nuôi trồng thủy sản; đất làm muối và đất nông nghiệp khác (Quốc hội, 2013).
* Quản lý đất đai là một hệ thống các biện pháp hoạt động theo pháp luật

về đất đai bao gồm Luật đất đai và những quyết định của các tổ chức Nhà nước
trong việc sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài ngun đất, bảo vệ mơi trường và
giữ gìn cảnh quan sinh thái.
- Theo định nghĩa của Liên hợp quốc: Quản lý đất đai là quá trình lưu giữ
và cập nhật những thông tin về sở hữu, giá trị, sử dụng đất và những thông tin
khác liên quan đến đất (United Nations, 1996).
4


- Quản lý Nhà nước đối với đất đai được sử dụng tại các nước khác nhau với
nhiều nghĩa khác nhau. Quản lý Nhà nước về đất đai có thể đồng nghĩa với quản lý
hành chính đất đai, tập trung vào cách thức Chính phủ xây dựng và thực hiện chính
sách đất đai và quản lý đất đai cho tất cả các loại đất không phân biệt quyền sử dụng
đất. Cụ thể hơn, đây là quá trình Nhà nước quản lý đất đai thuộc sở hữu của Nhà
nước và giao đất cho các mục đích sử dụng khác nhau (Tommy, 2011).
* Sử dụng đất đai, là toàn bộ hoạt động của con người tác động vào đất
đai nhằm thu lại lợi ích cao nhất, với nhiều mục đích khác nhau (mục đích phi
nơng nghiệp, mục đích nơng nghiệp, du lịch…). Sử dụng đất đai đạt kết quả cao
hay thấp còn tùy thuộc vào trình độ nhận thức con người, thể chế chính sách của
nhà nước và kỹ thuật cơng nghệ được áp dụng.
- Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệ
giữa người và đất đai. Theo Lal and Miller (1993), con người cần phải sử dụng đất
khoa học và hợp lý. Trong sử dụng đất, vai trò quản lý tài nguyên đất bền vững có
nghĩa là sự duy trì sức sản xuất cao trên mỗi đơn vị diện tích trên một cơ sở liên
tục, với sự tăng cường chất lượng đất và cải thiện các đặc trưng của mơi trường.
Các thuộc tính chính của sử dụng đất bền vững là: sử dụng các tài nguyên đất đai
trên một cơ sở dài hạn; đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không hủy hoại tiềm năng
tương lai; tăng cường sản xuất trên đầu người; duy trì/tăng cường chất lượng mơi
trường; phục hồi sức sản xuất và khả năng điều hịa mơi trường của các hệ sinh
thái bị suy thoái và nghèo nàn (dẫn theo Hoàng Hữu Cải, 2008).

- Sử dụng đất là cách con người khai thác đất và các tài nguyên gắn liền
với đất phục vụ cho các lợi ích của mình (Meyer and Turner, 1996).
Đất đai là nguồn tài nguyên cơ bản cho nhiều kiểu sử dụng:
Sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp (cây trồng, đồng cỏ và gỗ rừng).
Sử dụng trên cơ sở sản xuất thứ yếu/ gián tiếp (chăn ni).
Sử dụng vì mục đích bảo vệ (chống suy thối đất, bảo tồn đa dạng hóa lồi
sinh vật, bảo vệ các loài quý hiếm).
Sử dụng đất theo các chức năng đặc biệt như đường sá, dân cư, công
nghiệp, du lịch, an dưỡng… (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998).
Trong sử dụng đất có các loại sử dụng đất chính và loại sử dụng đất.
- Loại sử dụng đất chính: Theo FAO (1976) loại sử dụng đất chính là một
5


phân cấp (nhánh) lớn của sử dụng đất nông thôn như nơng nghiệp nhờ nước trời,
nơng nghiệp có tưới, đồng cỏ, lâm nghiệp hoặc sử dụng đất phục vụ giải trí. Loại
sử dụng đất chính thường được xem xét trong các nghiên cứu đánh giá đất đai
định tính hoặc khảo sát.
- Loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất đai (Land Use Type - LUT): Loại sử
dụng đất đai là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng với những
phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và kỹ
thuật được xác định (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 2002): Các thuộc tính loại
sử dụng đất bao gồm quy trình sản xuất, các đặc tính về quản lý đất đai như kỹ thuật
canh tác, sức kéo trong làm đất, đầu tư kỹ thuật và các đặc tính về kinh tế - xã hội
như định hướng thị trường, vốn, lao động, vấn đề sở hữu đất đai...
Có thể liệt kê một số loại sử dụng đất đai trong nông nghiệp khá phổ biến
hiện nay như: chuyên để trồng lúa; chuyên để trồng màu; canh tác lúa - màu;
dùng để trồng cây lâu năm; sử dụng đất để làm đồng cỏ; làm đất lâm nghiệp;
nuôi trồng thuỷ sản, du lịch cảnh quan (giải trí)...
Quản lý đất đai và sử dụng đất đai là một cụm từ dùng để chỉ hai mặt của

một vấn đề quản lý khai thác nguồn lực đất đai trong hoạt động kinh tế - xã hội.
Nó ln gắn liền với nhau, khơng thể tách rời kể cả trong lý luận cũng như trong
hoạt động thực tiễn. Nếu tách bạch chỉ nghiên cứu quản lý riêng không đề cập
đến cách thức sử dụng, kết quả sử dụng thế nào, thì khó đánh giá được hiệu quả
quản lý và ngược lại, khi nghiên cứu vấn đề sử dụng lại thoát ly nghiên cứu quản
lý đất đai, các yếu tố quản lý thì khơng thể rút ra được nguyên nhân ảnh hưởng
đến sử dụng đất thuộc về cơ chế, chính sách để đưa ra được những giải pháp sử
dụng đất mang lại hiệu quả (Nguyễn Quốc Ngữ, 2004).
Quản lý sử dụng đất là sự kết hợp của tất cả các công cụ và kỹ thuật được
sử dụng bởi chính quyền để quản lý phương thức sử dụng và phát triển gồm:
chính sách pháp luật đất đai, quy hoạch và tài chính đất đai. Quản lý sử dụng đất
bền vững quan hệ đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và mơi trường, hiện
tại và tương lai, hạn chế suy thối đất, nước và giảm chi phí sản xuất. Quản lý sử
dụng đất tập trung vào loại đất và cách thức đất được sử dụng cho mục đích sản
xuất, bảo tồn và thẩm mỹ (Verheye, 2010).
Quản lý sử dụng đất đai: bao gồm các quy trình để sử dụng tài nguyên đất
có hiệu quả. Đây chủ yếu là trách nhiệm của chủ sở hữu đất. Chính phủ cũng có
6


mục tiêu tăng cường quản lý đất đai hiệu quả như là một phần của mục tiêu thúc
đẩy phát triển KTXH bền vững (Tommy, 2011).
2.1.2. Cơ sở lý luận về sử dụng đất nông nghiệp
2.1.2.1. Sử dụng đất nông nghiệp và các nguyên tắc sử dụng
* Sử dụng đất nông nghiệp
Nơng nghiệp là một ngành sản xuất mà lồi người sử dụng đất để có sản
phẩm động vật và thực vật (Vương Quang Viễn, 2002). Đó là hành vi tạo ra lợi
ích từ sản xuất nơng nghiệp thơng qua việc sử dụng đất đai, lao động và vốn. Khi
nói đến nông nghiệp là đề cập đến cả 4 lĩnh vực: nông, lâm, ngư và chăn nuôi
(Nhan Ái Tĩnh, 2002).

Sử dụng đất nông nghiệp là hoạt động của con người tác động vào đất đai
thông qua lao động và công cụ sản xuất để tạo ra sản phẩm nông nghiệp theo
mong muốn. Sử dụng đất nông nghiệp đạt kết quả cao hay thấp tùy thuộc vào
trình độ con người, cơ chế chính sách của nhà nước và kỹ thuật cơng nghệ được
áp dụng vào sản xuất. Với tư cách là nhân tố của sức sản xuất, nhiệm vụ và nội
dung của việc sử dụng đất nông nghiệp bao gồm 4 mặt sau:
+ Sử dụng đất nông nghiệp hợp lý về thời gian và khơng gian, hình thành
hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất.
+ Phân phối hợp lý vào các mục đích dùng đất trên diện tích đất nơng
nghiệp được sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế được lựa chọn.
+ Quy mô sử dụng đất nông nghiệp với sự tập trung thích hợp, hình thành
nên quy mơ kinh tế sử dụng đất.
+ Giữ mật độ sử dụng đất nông nghiệp thích hợp, hình thành việc sử dụng
đất một cách kinh tế, tập trung, thâm canh.
* Các nguyên tắc sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp
- Đất đai trong sản xuất nông nghiệp được sử dụng theo nguyên tắc đầy đủ,
hợp lý. Sử dụng đầy đủ và hợp lý đất nơng nghiệp có nghĩa là đất đai cần được sử
dụng hết vào sản xuất và được bố trí sử dụng phù hợp với tính chất tự nhiên của
từng loại đất để vừa nâng cao năng suất cây trồng, vật ni và vừa giữ gìn bảo vệ
độ phì nhiêu của đất, môi trường sinh thái và đáp ứng yêu cầu của thị trường.
- Sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả cao. Đó là kết quả của nguyên tắc
thứ nhất về yêu cầu sử dụng đất đai. Muốn biết được về hiệu quả sử dụng đất đai
cần phải tính năng suất đất đai và giá cả của đất đai. Để nâng cao năng suất đất
7


×